You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


__________________
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 2405/QĐ-ĐHKT-QLKH-HTQT ngày 23/12/2009 của Hiệu
trưởng Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM)

Quy định này thay thế cho “Quy định tạm thời về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM” ban hành theo Quyết định 680/QĐ-ĐHKT/QLKH-
HTQT ngày 14/12/2004 của Hiệu trưởng, và được thiết lập căn cứ vào “Quy định chế độ làm
việc đối với giảng viên” ban hành theo Quyết định số 64//2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quyết định 64).

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Tất cả các giảng viên, bao gồm giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên (ngạch
công chức: 15.100, 15.110 và 15.111). Các giảng viên tập sự, thử việc không thuộc đối tượng
bắt buộc phải thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Hoạt động KHCN của giảng viên được định nghĩa trong Quyết định 64 và được cụ thể hóa
thành các hoạt động sau đây:

1/ Thực hiện các đề tài NCKH các cấp:

 Đề tài cấp nhà nước: bao gồm đề tài trong khuôn khổ các chương trình khoa học
trọng điểm của Nhà nước và đề tài độc lập cấp nhà nước.

 Đề tài cấp bộ và tương đương:

­ Đề tài trọng điểm ưu tiên, trọng điểm cấp bộ;

­ Đề tài cấp bộ.

­ Đề tài nhánh cấp nhà nước;

­ Đề tài hợp đồng với các cơ quan trung ương, địa phương, các doanh nghiệp có
giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên.

 Đề tài cấp cơ sở và tương đương:

­ Đề tài cấp Trường;


1
­ Đề tài hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các cơ quan
trung ương, địa phương, các doanh nghiệp có giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng
đến dưới 100 triệu đồng.

2/ Tổ chức và tham gia thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo

 Thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo

 Viết đề cương chi tiết (syllabus) cho môn học

3/ Biên soạn tài liệu giảng dạy, học tập:

 Dịch sách;

 Viết sách chuyên khảo

 Biên soạn giáo trình (tài liệu học tập đối với các môn học Mác - Lênin);

 Biên soạn tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng, bài tập, ngân hàng đề thi (gọi chung
là tài liệu tham khảo).

Các tài liệu này đã được xuất bản và được xem xét dùng tham khảo cho 1 môn học nhất định
trong chương trình đào tạo của nhà trường.

4/ Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước

5/ Viết bài tham luận, báo cáo chuyên đề khoa học tại các hội thảo khoa học trong và ngoài
nước.

6/ Tham gia các hội đồng khoa học:

 Hội đồng nghiệm thu các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở;

 Hội đồng thẩm định tài liệu giảng dạy, học tập;

 Hội đồng Khoa học – Đào tạo Trường, các hội đồng khoa học Trường, hội đồng tư vấn
tuyển chọn đề tài NCKH, tuyển chọn cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, chủ trì đề tài
NCKH;

 Hội đồng khoa học của khoa, ban.

7/ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: chỉ xét những công trình nghiên cứu khoa
học của sinh viên đã hoàn thành và được Hội đồng đánh giá của Trường cho điểm từ 7,0 trở
lên.

8/ Tư vấn về kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên cho các cơ
quan, doanh nghiệp, địa phương.

9/ Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN

2
10/ Tham gia các cuộc thi học thuật

11/ Sinh họat khoa học của bộ môn, khoa (có nghiên cứu sinh tham gia)

III. ĐỊNH MỨC THỜI GIAN DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG KHCN

 Giáo sư: 700 giờ hoạt động (tương đương 140 tiết chuẩn)1
 Phó giáo sư: 600 giờ hoạt động (tương đương 120 tiết chuẩn)
 Giảng viên chính: 600 giờ hoạt động (tương đương 120 tiết chuẩn)
 Giảng viên: 500 giờ hoạt động (tương đương 100 tiết chuẩn)
 Các giảng viên kiêm nhiệm lãnh đạo, quản lý phải thực hiện định mức KHCN theo tỷ
lệ tương đương với định mức giảng dạy (quy định tại Điều 12 – Chương 3 - Quyết định
64).
 Giảng viên sau khi được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo nếu không còn giữ chức danh
giảng viên thì không phải thực hiện định mức giờ chuẩn giảng dạy (quy định Điều 14 –
Chương IV – Quyết định 64) và không phải thực hiện định mức hoạt động KHCN theo
quy định..
 Giảng viên đang học sau đại học:

­ Nghiên cứu sinh, học viên cao học ở nước ngoài: được miễn toàn bộ định mức
KHCN;
­ Học viên cao học trong nước: được giảm 50% định mức KHCN;
­ Nghiên cứu sinh trong nước: không được miễn, giảm định mức KHCN;
­ GV ñöôïc cöû ñi hoïc sau ñaïi hoïc khoâng ñöôïc mieãn, giảm ñònh möùc KHCN trong
thôøi gian họ c quaù haïn (caên cöù theo quyeát ñònh cử đ i học cuûa Phoøng Tổ chức –
Hành chính).
IV. QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG KHCN THÀNH SỐ GIỜ HOẠT ĐỘNG KHCN

1/ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:

 Đề tài cấp nhà nước: 4.500 giờ (được tính trong 3 năm theo hợp đồng)

 Đề tài cấp Bộ và tương đương (được tính trong 2 năm theo hợp đồng):

­ Đề tài trọng điểm cấp bộ: 2.400 giờ/đề tài

­ Đề tài cấp bộ: 1.800 giờ/đề tài

­ Đề tài tương đương cấp bộ: 1.800 giờ/đề tài

 Đề tài cấp cơ sở và tương đương (được tính 1 năm theo hợp đồng): 600 giờ/đề tài

2/ Tổ chức và tham gia thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo

 Thiết kế chương trình đào tạo đại học

1
Quy đổi giờ hoạt động KHCN thành tiết chuẩn: 5 giờ hoạt động KHCN = 1 tiết chuẩn
3
­ Thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo khối kiến thức đại cương:
50 giờ/thành viên hội đồng

­ Thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo khối kiến thức ngành:
50giờ/thành viên hội đồng

­ Thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo khối kiến thức chuyên
ngành: 60 giờ/thành viên hội đồng

 Thiết kế chương trình đào tạo cao học

­ Thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo khối kiến thức cơ sở: 80
giờ/thành viên hội đồng (chương trình tiếng Việt), 150 giờ/thành viên hội đồng
(chương trình tiếng Anh).

­ Thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo khối kiến thức chuyên
ngành: 80 giờ/thành viên hội đồng (chương trình tiếng Việt), 150 giờ/thành viên
hội đồng (chương trình tiếng Anh)

 Thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo và chuyên đề nghiên cứu sinh: 100 giờ/thành
viên hội đồng

 Viết đề cương chi tiết (syllabus) môn học: 50 giờ/môn học bậc đại học, 100 giờ/môn
học bậc cao học.

3/ Biên soạn tài liệu giảng dạy, học tập:

 Dịch sách: 16 giờ/1 trang tác giả (500 từ tiếng Việt)

 Biên soạn sách chuyên khảo: 16 giờ/1 trang tác giả (500 từ)

 Biên soạn giáo trình đã được nhà trường thẩm định (tương ứng với môn học thuộc
chuyên ngành): 1.200 giờ/tín chỉ

 Biên soạn tài liệu học tập (được thẩm định) cho học viên cao học, nghiên cứu sinh:
1500 giờ / tín chỉ.

 Biên soạn tài liệu tham khảo cho tất cả các bậc đào tạo: 600 giờ/tín chỉ

Giáo trình, tài liệu tham khảo cần phải được chấp thuận ở cấp bộ môn và được xác nhận
của Khoa trước khi thẩm định.

4/ Viết bài đăng các tạp chí khoa học chuyên ngành, viết bài tham luận tại các hội thảo khoa
học, báo cáo chuyên đề khoa học.

Mức quy đổi sau đây tính cho các bài báo có từ 2 trang tác giả (1000 từ) trở lên.

4
 Bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế: 1.500 giờ/bài
 Bài viết đăng trên sách chuyên khảo của nhà xuất bản nước ngoài: 1.000 giờ/bài
 Bài viết đăng trên tạp chí khoa học cấp trung ương (có phản biện): 500 giờ/bài
 Bài viết đăng trên tạp chí khoa học cấp địa phương, ngành: 300 giờ/bài
 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia có xuất bản: 300 giờ/bài
 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo ngành hoặc tương đương có xuất bản: 200 giờ/bài
 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo của Trường: 100 giờ/bài (không xuất bản), 150
giờ/bài (có xuất bản).
 Phản biện bài báo cho Tạp chí “Kinh tế Phát triển”: 100 giờ / bài báo
5/ Tham gia các hội đồng khoa học:

 Hội đồng nghiệm thu các đề tài NCKH:

­ Chủ tịch hội đồng và các phản biện (bao gồm đọc, viết nhận xét phản biện, dự
phiên họp):

o Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước (gồm hội đồng cấp cơ sở, hội đồng
cấp nhà nước): 60 giờ/phiên họp hội đồng cấp cơ sở; 80 giờ/phiên họp hội
đồng cấp nhà nước.

o Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp bộ (gồm hội đồng cấp cơ sở, hội đồng cấp bộ):
40 giờ/phiên họp hội đồng cấp cơ sở; 60 giờ/phiên họp hội đồng cấp bộ.

o Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở: 40 giờ/phiên họp hội đồng

­ Các ủy viên hội đồng: 20 giờ/phiên họp hội đồng

 Hội đồng thẩm định giáo trình

­ Chủ tịch hội đồng và các phản biện: bao gồm đọc, viết nhận xét phản biện, họp
hội đồng): 50 giờ/ phiên họp hội đồng.

­ Các ủy viên hội đồng: 20 giờ/phiên họp hội đồng

 Hội đồng thẩm định sách biên dịch: 100 giờ/1 lần tham gia hội đồng (áp dụng cho
mỗi thành viên hội đồng, gồm chủ tịch, các phản biện, thư ký, và các ủy viên khác).

 Tham gia hội đồng tư vấn tuyển chọn đề tài NCKH, tuyển chọn cá nhân hoặc tổ chức
thực hiện, chủ trì đề tài NCKH:

­ Phản biện: 40 giờ/phiên họp hội đồng (gồm viết bài phản biện và họp hội đồng).

­ Các thành viên khác: 20 giờ/phiên họp hội đồng.

5
6/ Hướng dẫn sinh viên NCKH:

 Công trình đạt giải 1, 2, 3 cấp Bộ: 100 giờ/công trình


 Công trình đạt giải 1, 2, 3 giải EURÉKA: 80 giờ/công trình
 Công trình đạt giải khuyến khích (cấp Bộ, EURÉKA): 60 giờ/công trình
 Công trình đạt giải A, B, C “Nhà Kinh tế trẻ”: 40 giờ/công trình
 Công trình được Hội đồng đánh giá của Trường chấm điểm từ 7,0 trở lên: 20 giờ/công
trình
Trong trường hợp 1 công trình NCKH của sinh viên đạt nhiều giải thì GV hướng dẫn
được tính giờ NCKH tương ứng với giải cao nhất của công trình đó. Nếu nhiều giảng viên
cùng hướng dẫn 1 công trình thì số giờ hướng dẫn NCKH chia đều cho các giảng viên.
7/ Sinh hoạt khoa học khoa và bộ môn (bao gồm cả sinh hoạt khoa học của NCS tại bộ
môn, khoa): 50 giờ / bài báo cáo.

8/ Số giờ NCKH tương ứng với các hoạt động khác sau đây sẽ được Phòng QLKH-HTQT
đề xuất, Ban Giám Hiệu xem xét từng trường hợp cụ thể hàng năm:

­ Tư vấn về kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.

­ Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.

­ Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công
nghệ.

­ Tham gia Ban chuyên môn các cuộc thi sáng tạo (các cuộc thi học thuật) và các hoạt
động khác về khoa học và công nghệ.

­ Biên dịch, phiên dịch phục vụ hội thảo khoa học quốc tế, huấn luyện sinh viên thi đấu
thể thao đạt giải các cấp, … (dành riêng các đơn vị đặc thù ít có hoạt động NCKH như
Ban Ngoại ngữ, Ban Giáo dục Thể chất).
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1/ Hàng năm, giảng viên có trách nhiệm kê khai (theo mẫu của Phòng QLKH-HTQT) các
hoạt động NCKH đã thực hiện, nộp bản kê khai (có xác nhận của Khoa, Ban) và minh chứng
kèm theo (photocopy bản thanh lý hợp đồng nghiên cứu/tư vấn, công trình NCKH, …) cho
Phòng QLKH-HTQT.

2/ Phòng QLKH-HTQT kiểm tra và tổng hợp các bảng kê khai của giảng viên (có xác nhận
của Khoa, Ban) trình Ban Giám Hiệu duyệt.

3/ Nếu nhiệm vụ KHCN do nhóm tác giả thực hiện thì số giờ hoạt động KHCN tương ứng
với nhiệm vụ đó (tạm gọi vắn tắt là số giờ) được phân chia như sau:

­ Nhóm tác giả trên 3 người: chủ nhiệm đề tài (chủ biên) hưởng 1/3 số giờ, 2/3 số giờ chia
đều cho các thành viên khác.
6
­ Nếu nhóm tác giả gồm 3 người, chủ nhiệm (chủ biên) hưởng 1/2 số giờ, 1/2 số giờ chia
đều cho các thành viên khác.

­ Nếu nhóm tác giả gồm 2 người, chủ nhiệm (chủ biên) hưởng 2/3 số giờ, thành viên còn
lại hưởng 1/3 số giờ.
4/ Số giờ NCKH vượt định mức trong năm sẽ được bảo lưu cho các năm tiếp theo.
Riêng số tiết chuẩn NCKH vượt định mức trước năm 2010 chuyển sang năm 2010 được
quy đổi như sau: 1 tiết chuẩn NCKH của các năm trước = 1,5 tiết chuẩn NCKH của năm
2010. Ví dụ: giảng viên vượt định mức NCKH năm 2009: 50 tiết chuẩn; số tiết chuẩn này
chuyển sang năm 2010 thành 75 tiết chuẩn (tương đương 375 giờ NCKH của năm 2010).

5/ Giảng viên không thực hiện đủ định mức thời gian dành cho hoạt động KHCN trong năm
sẽ được chuyển số giờ hoạt động KHCN còn thiếu sang định mức giảng dạy đồng thời sẽ
không được xét các danh hiệu thi đua của năm đó.

Số tiết định mức giảng dạy tăng thêm = 1/5 x số giờ định mức hoạt động KHCN còn thiếu
Ví dụ: giảng viên thực hiện 200 giờ hoạt động KHCN trong khi định mức là 500 giờ, số giờ
hoạt động KHCN còn thiếu là 300 giờ, do vậy, số tiết định mức giảng dạy tăng thêm sẽ là:
300 x 1/5 = 60 tiết.
6/ Các đề tài, công trình NCKH được nghiệm thu quá thời hạn so với hợp đồng đã ký kết chỉ
được tính 80% số giờ hoạt động KHCN (nếu trễ hạn trong vòng 12 tháng), được tính 50% số
giờ hoạt động KHCN (nếu trễ hạn hơn 12 tháng) tương ứng với đề tài, công trình theo quy
định cho tác giả/nhóm tác giả.

7/ Các giảng viên Ban Ngoại ngữ, ban Giáo dục thể chất, do điều kiện đặc thù, được áp dụng
½ định mức thời gian hoạt động KHCN tương đương với mỗi chức danh.

8/ Quy định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Văn Năng

You might also like