You are on page 1of 12

Khi các rào cản quan thuế được dỡ bỏ theo quy định của WTO để tiến tới một

thị trường
cạnh tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế thì trên thực tế nhiều quốc gia trên thế
giới không ngừng dựng lên những rào cản phi thuế quan nhằm ngăn chặn dòng nông
phẩm từ các nườc đang phát triển đổ vào thị trường của các quốc gia phát triển; từ các
nước đang phát triển qua các quốc gia đang phát triển và giữa các quốc gia phát triển với
nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Đặc biệt với lợi thế
về khoa học kỹ thuật và công nghệ các nước phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra
những rào cản phi thuế quan gây bất lợi cho thương mại của các quốc gia nghèo, tạo ra sự
bất bình đẳng trong thương mại quốc tế hiện nay. Đơn cử một số trường hợp:
1. Mỹ :
Là một cường quốc mạnh về kinh tế và thương mại, nhưng trong quan hệ thương mại
quốc tế Mỹ cũng phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các nước thành
viên trong WTO. Hiện nay Mỹ đang áp dụng những rào cản phi thuế quan đối với nông
phẩm nhập khẩu nhằm bảo hộ hàng nông sản nội địa như:
a. Hạn ngạch thuế quan (Tarriff–rate quota): Là loại hạn ngạch không hạn chế số lượng
nhập khẩu mà quy định số lượng để phân biệt thuế. Phần lượng trong hạn ngạch quy định
sẽ có thuế nhập khẩu thấp, phần lượng vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế nhập khẩu cao. Các
mặt hàng nông sản khi vào thị trường Mỹ phải chịu hạn ngạch có thuế là: Sữa và kem
không đặc hoặc không đường hay các chất ngọt khác với chất béo theo trong lượng từ 1%
đến 6%; cá ngừ, bông vải, lúa mì, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Mỹ – Israel.
b. Hạn ngạch tuyệt đối - hạn ngạch cứng (Absolute quota). Đây là hạn ngạch giới hạn về
lượng nhập khẩu; phần lượng vượt hạn ngạch không được làm thủ tục hải quan vào Mỹ.
Hàng nhập vượt quá số lượng trong hạn ngạch phải tái xuất hoặc lưu kho chờ hạn ngạch
năm sau. Các mặt hàng nông sản chịu hạn ngạch tuyệt đối là:
- Thức ăn gia súc có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa;
- Bơ pha trộn trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo;
- Pho mát làm từ sữa chưa thanh trùng có thời gian chưa quá 9 tháng;
- Thịt từ Australia và New Zealand;
-vv…
c. Các quy định về vệ sinh dịch tễ. Mỹ có bốn cơ quan phụ trách về vệ sinh dịch tễ:
(1) Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration - FDA). FDA
chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm ngoại trừ thịt, gia cầm và một số sản phẩm
trứng do FSIS quy định.
(2) Cục kiểm định an toàn thực phẩm (Food Safety and Inspection Service - FSIS) của Bộ
Nông nghiệp.
(3) Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency - EPA). EPA có
nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường thông qua việc ngăn cản
những tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng tác hại đến môi trường.
(4) Cục kiểm định y tế động thực vật (Animal and Plant Heath Inspection Service -
APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp. APHIS đưa ra những quy định nhằm bảo đảm an toàn
cho người tiêu dùng và động vật khỏi những bệnh tật từ bên ngoài.
Tùy nhóm nông phẩm nhập khẩu mà các cơ quan vệ sinh dịch tễ sẽ cấp giấy phép cho
phù hợp với nhóm hàng.
2. Nhật :
Với đặc trưng là quốc gia đất chật người đông. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp (đất,
nước, khí hậu, địa hình vv..) không thuận lợi. Để bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước
ngoài các biện pháp phổ biến như: Cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập
khẩu vv… Nhật còn dùng một số rào cản phi thuế quan đối với nông phẩm sau đây:
a. Dấu chứng nhận chất lượng. Luật tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật ban hành năm 1970
quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản phẩm nông
lâm thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural
Standard - JAS” (dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật). Việc giám định và cấp
dấu chất lượng “JAS” được thực hiện bởi các tổ chức sau:
+ Các tổ chức giám định thuộc Bộ nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Các tổ chức giám định của chính quyền địa phương.
+ Các tổ chức giám định khác.
b. Luật vệ sinh thực phẩm. Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật ra đời và có hiệu lực từ năm
1947. Luật này áp dụng cho tất cả các hàng hóa có liên quan đến thực phẩm, các loại gia
vị, dụng cụ chứa thực phẩm, máy móc chế biến thực phẩm. Cơ quan thực thi Luật vệ sinh
thực phẩm của Nhật là Bộ y tế và phúc lợi. Các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa có liên
quan đến thực phẩm vào thị trường Nhật gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm. Ví dụ: để xuất khẩu được đồ uống, chân giò heo, xúc xích, thịt heo và
thịt bò nuôi các quốc gia phải khử trùng theo nhiệt độ được quy định tại Nhật . Hay đối
với mặt hàng tôm của VN xuất qua thị trường Nhật phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong bảo quản, sơ chế.
c. Luật chống các bệnh truyền nhiễm. Để tránh sự lây lan các bệnh truyền nhiễm cho
người và động vật do virút từ bên ngoài, Nhật ban hành Luật chống các bệnh truyền
nhiễm. Luật này quy định những sản phẩm nhập khẩu thuộc các nhóm sau khi vào Nhật
phải được kiểm dịch chặt chẽ.
+ Súc vật móng chẻ (gia súc, heo, cừu, hươu cao cổ, hà mã vv…).
+ Ngựa (ngựa vằn, lừa, ngựa vv..).
+ Gia cầm và trứng (gà, chim cút, vịt, ngỗng, gà tây).
+ Thỏ và ong mật.
+ Xương, thịt, mỡ, máu, da thú, lông chim, móng, gân, các cơ quan nội tạng, sữa tươi,
tinh dịch, bào thai, bột máu vv…
+ Xúc xích, chân giò và thịt muối.
+ Các sản phẩm gây bệnh truyền nhiễm súc vật, súc vật móng chẻ từ bất cứ quốc gia nào
trừ các sản phẩm được Bộ trưởng nông - lâm- ngư cho phép nhập khẩu để phục vụ nghiên
cứu khoa học.
d. Luật kiểm dịch thực vật. Luật kiểm dịch thực vật quy định các mặt hàng cấm nhập
khẩu, các đối tượng bị kiểm tra và tổ chức việc kiểm tra thực vật khi nhập khẩu vào
Nhật . Khi phát hiện có hàng hóa bị nhiễm bệnh hay sâu hại thì hàng hóa đó bị hủy hoặc
tái xuất. Đồng thời việc nhập khẩu thực vật từ quốc gia có nguồn bệnh sẽ bị cấm cho đến
khi tìm ra nguồn gốc bệnh và sâu hại và các biện pháp ngăn chặn bệnh và sâu hại lây
lan.
3. Liên minh châu Âu :
Sau ngày 1.5.2005 thị trường của Liên minh châu Âu được mở rộng với 25 thành viên
nhằm hướng tới mục tiêu chung là:
+ Tạo lập một liên minh thuế quan bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong
thương mại giữa các thành viên.
+ Hình thành thị trường chung tự do về thương mại hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư
vốn giữa các thành viên.
+ Thực hiện chính sách nông nghiệp chung và ổn định thị trường, đảm bảo lợi ích cho
người nông dân khi cung ứng lương thực, thực phẩm thông qua trợ giá.
Để bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp tại 25 nước thành viên trong điều kiện sản xuất nông
nghiệp không có nhiều thuận lợi, EU đã liên tục dựng lên các hàng rào phi thuế quan đối
với nông phẩm nhập khẩu; cụ thể:
a. Cấm nhập khẩu. EU thường dựa vào lý do bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, động
thực vật để áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu. EU cấm nhập khẩu thịt bò từ Mỹ vì lo
ngại bệnh bò điên và thức ăn có hormone kích thích tăng trưởng. Pháp cấm nhập khẩu gia
cầm từ Mỹ vì Pháp không chấp nhận tập quán chăn nuôi gia cầm của Mỹ.
b. Giấy phép nhập khẩu. Những mặt hàng nông phẩm khi xuất khẩu vào thị trưòng EU
phải có giấy phép nhập khẩu là: ngũ cốc, gạo, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê, sữa và các
sản phẩm sữa, đường, rau quả chế biến, chuối, dâu tây, dầu ăn. Giấy phép nhập khẩu đối
với những sản phẩm này là giấy phép tự động.
c. Hạn ngạch nhập khẩu. EU là thành viên của WTO do vậy biện pháp bảo hộ bằng hạn
ngạch dần được thay thế bằng thuế. Tuy nhiên EU vẫn giữ hạn ngạch thuế quan đối với
sản phẩm cà phê và gạo. Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 150.000 tấn gạo, trong đó
khoảng 100.000 tấn với mức thuế 28 euro/tấn, 50.000 tấn còn lại mức thuế là 418
euro/tấn đối với gạo 100%, gạo gẫy là 128 euro/tấn.
d. Rào cản kỹ thuật. Thị trường châu Âu được coi là một trong những thị trường có hàng
rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả sản phẩm nhập khẩu
vào EU phải thỏa mãn điều kiện của “Hệ thống tiêu chuẩn hóa châu Âu”. Việc xây dựng
tiêu chuẩn kỹ thuật của EU do ba cơ quan đảm nhiệm: Ủy ban Tiêu chuẩn hóa kỹ thuật
điện tử châu Âu (European Institute for Electrotechnical Standardisation – CENELEC),
Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu (European Committee for Standardisation – CEN), Viện
tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (European Telecommunicative Standardisation Institute –
ETSI). Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật làm rào cản thương mại phi thuế quan của EU được
chia thành năm nhóm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an
toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Tóm lại rào cản phi thuế quan của các quốc gia phát triển đang là một thách thức lớn đối
với nông phẩm của các quốc gia đang phát triển. Việc thắng hay thua trên thị trường thế
giới phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của chính phủ và các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu nông sản tại các quốc gia đang phát triển. Trong khi tự do hóa, thuận lợi hóa thương
mại và đầu tư luôn là những nội dung được bàn thảo tại các vòng đàm phán của WTO,
như vòng đàm phán Doha bắt đầu từ 2001 với mục tiêu cắt giảm các rào cản thương mại
quốc tế (thuế quan, phi thuế quan) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển tự
do hàng hóa trên toàn cầu. Sau sáu vòng đàm phán, thương lượng với nhiều bất đồng từ
EU, Mỹ và một số nước đang phát triển. Vòng đàm phán Doha bị ngưng trệ do có những
bất đồng lớn tập trung chủ yếu vào những chính sách thuế quan và phi thuế quan mà các
quốc gia phát triển đang sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình. Việc sử dụng các
biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa – nhất là các biện pháp phi thuế quan – đã gây ra
những mâu thuẫn gay gắt giữa EU và Mỹ, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển;
điều này gây tổn hại lớn đến nền kinh tế các quốc gia, khu vực cũng như làm kìm hãm
thương mại toàn cầu.

Biện pháp phi thuế quan – Giải pháp dài hạn để giảm
nhập siêu
22:09 23/7/2008

small_17783.jpg

small_17783.jpg

Bộ Công Thương nhấn mạnh nhiệm vụ trong những tháng cuối năm là phải đẩy mạnh
xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đảm bảo thực hiện được
mục tiêu tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu khoảng 30% như năm 2007.

Theo bà Mai Thu Vân, Trưởng phòng thuế suất XNK, Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài
Chính, trong 6 tháng đầu năm 2008, Bộ Tài Chính đã ban hành 7 quyết định tăng thuế
nhập khẩu đối với một số mặt hàng, như ô tô nguyên chiếc tăng từ 60% lên 83%, linh
kiện phụ tùng ô tô đều tăng thuế từ mức 10% đến 15% tùy theo từng loại phụ tùng ô tô.

Việc tăng thuế đã phần nào giúp hạn chế nhập siêu và trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tài
Chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương xem xét và rà soát các mặt hàng, nếu như mặt
hàng nào còn nằm trong cam kết trần của WTO và có thể nâng thuế được thì sẽ nghiên
cứu các biện pháp tăng thuế.

Tuy nhiên, Bà Mai Thu Vân cũng nhấn mạnh, biện pháp tăng thuế không thể thực hiện
trong dài hạn được vì hiện nay ngoài việc thực hiện cắt giảm thuế suất nhập khẩu một số
mặt hàng theo lộ trình WTO, Việt Nam còn phải thực hiện các cam kết trong khu vực,
như các cam kết ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản…

Thay vào đó, các cơ quan chức năng nên tập trung vào các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật
và phi thuế quan trong dài hạn để thực hiện mục tiêu giảm nhập siêu khi Việt Nam phải
cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.

Trao đổi về vấn đề này tại buổi Tọa đàm xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương tổ chức
ngày 21/7 tại Hà Nội, ông Noritaka Akamatsu, Giám đốc chương trình Tài chính và Phát
triển khu vực Tư nhân tại Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, để giải quyết
vấn đề cán cân thương mại như hiện nay, Việt Nam cần phải huy động tiết kiệm trong dài
hạn, đặc biệt là thị trường chứng khoán và trái phiếu.

(Ảnh minh họa)


Theo lý thuyết kinh tế, xét trên bình diện tổng thể nền kinh tế, cán cân thương mại (lượng
xuất khẩu – lượng nhập khẩu) sẽ bằng tổng tiết kiệm – tổng đầu tư. Như vậy, trong dài
hạn, để giảm vấn đề thâm hụt cán cân thương mại, việc tăng tổng tiết kiệm, cụ thể ở đây
là huy động tiết kiệm trong dài hạn là một trong nhiều giải pháp cần được thực hiện.

Trong khi đó, theo quan điểm của ông Benedict Bingham, Đại diện thường trú cao cấp
của IMF ở Việt Nam thì trong thời gian tới cần củng cố và gia tăng niềm tin của các nhà
đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Theo ông Benedict Bingham, nên chú ý đến
các biện pháp định lượng(đẩy mạnh các hoạt động sản xuất) để tăng tính thanh khoản hơn
là sử dụng các biện pháp về giá.

Cũng liên quan đến vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, ông Nguyễn Quang
Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết ngay từ
đầu năm, ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh tỷ trọng vốn
cho vay và tính đến ngày 30/6/2008, vốn cho vay sản xuất tăng 20,6% và cho vay xuất
khẩu tăng 31% so với đầu năm.

Trong thời gian 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục điều hành
linh hoạt lượng tiền cung ứng nhằm kiếm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và
tín dụng hợp lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
Tiếp tục chỉ đạo các NHTM điều chỉnh mạnh cơ cấu tín dụng để đáp ứng được nhu cầu
vay vốn lưu động trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và
nông thôn nhằm hỗ trợ và duy trì đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối,
theo dõi chặt diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt
phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các công cụ
phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để các doanh nghiệp có thể sử dụng trong sản xuất
kinh doanh.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Huy, các doanh nghiệp nên chủ động phòng ngừa các
rủi ro tỷ giá thông qua điều chỉnh cơ cấu thanh toán ngoại tệ hợp lý. Đa dạng linh hoạt
trong việc sử dụng các đồng tiền trong thanh toán, không quá lệ thuộc vào USD. Đồng
thời chủ động tiếp cận, sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Đánh giá các biện pháp phi thuế hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp theo
các tiêu chuẩn của WTO

Body
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực nhằm ban hành các chính
sách thương mại và đầu tư thông thoáng và phù hợp hơn với các quy định quốc tế. Tuy nhiên,
hiện nay Việt Nam vẫn còn sử dụng nhiều biện pháp phi thuế. Phần viết này tập trung đánh giá
các biện pháp phi thuế hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp theo các tiêu chuẩn
của WTO mới được ban hành gần đây.
Các chính sách liên quan đến quản lý những nhóm mặt hàng cụ thể

Trong những năm trước, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về quản lý hàng hoá xuất
nhập khẩu trong năm vào đầu mỗi năm. Từ ngày 1/5/2001, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam
được quản lý, điều hành trong giai đoạn 5 năm (2001-2005) theo quyết định số 46/2001/QĐ-TTg.
Đây là một bước tiến mới nhằm khắc phục tình trạng bất ổn định trong việc ban hành chính sách.
Cơ cấu điều hành xuất nhập khẩu dài hạn hơn trong 5 năm sẽ giúp các doanh nghiệp có thể chủ
động bố trí kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong một thời gian dài. Mặt khác, quyết định này
cũng tạo ra hành lang thông thoáng hơn nhằm tháo gỡ những vướng mắc lâu nay các doanh
nghiệp thường gặp theo cơ chế “xin - cho”; giảm các biện pháp phi thuế quan, tăng các công cụ
kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg, hàng hoá xuất nhập khẩu được quản lý theo các biện pháp
phi thuế sau:
Hạn chế định lượng
Cấm xuất, nhập khẩu:
Trong danh mục hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005, chỉ có một mặt
hàng nông sản bị cấm nhập khẩu - đó là thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm
khác. Việc cấm nhập khẩu thuốc lá có thể biện minh theo khoản (b) điều XX của GATT 1994 vì lý
do bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ khó có thể chứng minh được việc cấm
này không vi phạm điều III của GATT 1994 về không phân biệt đối xử khi mà ngành sản xuất
thuốc lá của chúng ta hiện nay khá phát triển với sự có mặt của cả một số liên doanh với nước
ngoài. Vì thế, việc cấm này có thể bị coi là một chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Hạn ngạch:
Theo điều 6, quyết định 46/2001/QĐ-TTg, Chính phủ bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu
gạo. Trước đây quota xuất khẩu gạo thường được phân bổ vào đầu năm và vào tháng 9 hàng
năm trên cơ sở cân đối nhu cầu trong nước, điều kiện sản xuất từng mùa vụ cũng như nhu cầu
và giá quốc tế. Việc xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo là một bước tiến lớn trong cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu của Việt Nam để giúp người sản xuất nội địa tiếp cận với thị trường thế
giới.
Tuy nhiên, điều 6.4 của quyết định này cũng nêu rõ rằng “Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết
định các biện pháp cần thiết nhằm can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo”. Việc lưu ý về
các biện pháp kiểm soát trong trường hợp đặc biệt phản ánh mối quan tâm của chính phủ đối với
một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và tầm quan trọng của vấn
đề an ninh lương thực.
Giấy phép nhập khẩu:
Hai mặt hàng nông sản phải nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại là:
- Một số loại dầu thực vật tinh chế dạng lỏng:
Trong năm 2000, một số loại dầu thực vật tinh chế (dầu cọ, vừng, lạc, đậu tương) thuộc danh
mục mặt hàng chịu quản lý của giấy phép nhập khẩu không tự động. Việc chuyển mặt hàng này
vào danh mục các mặt hàng phải nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại trong năm 2001
là không có thay đổi gì vì trên thực tế Bộ thương mại không cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng
này. Do vậy, lộ trình xoá bỏ giấy phép nhập khẩu cho mặt hàng này từ 31/12/2001 (như quy định
của Quyết định 46/2001/QĐ-TTg) chính là một biện pháp dỡ bỏ hàng rào phi thuế.
- Đường thô và đường tinh luyện:
Trong năm 1997, hạn ngạch nhập khẩu đường là 10.000 tấn. Từ năm 2000, mặt hàng đường thô
và đường tinh luyện chuyển vào danh mục hàng xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương
mại. Theo quyết định 46, mặt hàng này cũng thuộc danh mục quản lý theo giấy phép nhập khẩu
của Bộ Thương mại trong suốt thời kỳ 2001-2005. Trên thực tế, các mặt hàng áp dụng biện pháp
giấy phép nhập khẩu này không hề được cấp phép. Vì vậy, so với mức hạn ngạch năm 1997,
biện pháp quản lý định lượng đối với mặt hàng này, trên thực tế còn áp dụng chặt chẽ hơn nhiều
trong 5 năm tới.
Theo quy định của WTO, các hàng rào phi thuế kể trên áp dụng cho mặt hàng đường nhằm hỗ
trợ cho sản xuất trong nước đều phải bị cắt giảm.
Giấy phép của Bộ chuyên ngành:
Trong Quyết định 46, một số nhóm hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc vào danh mục quản lý
chuyên ngành. Các bộ liên quan sẽ hướng dẫn việc nhập khẩu và xuất khẩu dựa trên nguyên tắc
không ban hành giấy phép mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính sử dụng của hàng
hoá. Những mặt hàng nông sản trong nhóm này thuộc quyền quản lý của Bộ NN và PTNT. Theo
đó, giống cây trồng, giống vật nuôi và côn trùng các loại phải qua khảo nghiệm. Căn cứ trên kết
quả khảo nghiệm Bộ NN và PTNT sẽ quyết định cho phép hay không cho phép các hàng hoá đó
được nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu được phép, hàng hoá sẽ được nhập khẩu theo nhu cầu,
không hạn chế số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.
Riêng đối với các nguồn gen, ngoài việc phải xin giấy phép của Bộ chuyên ngành mặt hàng này
còn phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ NN và PTNT. Ngoài ra, Bộ NN và PTNT cũng chịu
trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu cho một số động thực vật quý hiếm, giống cây trồng và vật
nuôi quý hiếm.
Tuy nhiên rất khó có thể xác định được các biện pháp quản lý theo Bộ chuyên ngành này thực
sự là một hàng rào phi thuế hay chỉ đơn thuần là một chính sách kiểm tra kỹ thuật cần thiết nhằm
bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường....
Các biện pháp quản lý về giá
Trị giá tính thuế tối thiểu
Việc dùng giá tính thuế tối thiểu để tính thuế cho hàng nhập khẩu bị coi là một biện pháp bóp
méo thương mại. Hàng năm, Bộ Tài chính sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Thương mại và Tổng
cục Hải quan đã ban hành danh mục các nhóm mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế và bảng
gía tối thiểu các mặt hàng thuộc danh mục này để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. So sánh
số liệu qua các năm, dễ dàng nhận thấy số lượng của các nhóm hàng thuộc loại này đã giảm
dần từ 34 nhóm mặt hàng (năm 1996) đến 21 nhóm mặt hàng (năm 1997), 15 nhóm (năm 1999).
Theo quyết định 164/2000/QĐ-BTC, ngày 10/10/2000, hiện nay số nhóm hàng thuộc danh mục
này là 7 nhóm và chỉ có duy nhất một nhóm hàng thuộc loại nông sản là đồ uống các loại (trong
chương 22 của Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành). Như vậy, so với quyết định 68/1999/QĐ-
BTC (01/07/1999), mặt hàng đường đã bị loại khỏi danh mục này. Nhưng như trên đã phân tích,
việc nhập khẩu đường là hầu như không thể trong 5 năm tới nên việc không quy định đường
thuộc danh mục giá tính thuế tối thiểu, trên thực tế cũng không có ảnh hưởng gì.
Phương pháp dùng giá tính thuế tối thiểu để tính thuế đối với hàng nhập khẩu là vi phạm điều VII
(về Trị giá tính thuế Hải quan) trong GATT 1994. Trong GATT 1994 quy định rõ trị giá tính thuế
quan đối với hàng nhập khẩu phải dựa trên giá trị thực của hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế,
hoặc dựa trên giá trị thực của hàng tương tự, chứ không được căn cứ vào trị giá của hàng có
xuất xứ nội hay trị giá áp đặt hoặc đưa ra một cách vô căn cứ. Hơn thế nữa, phương pháp và cơ
sở xác định trị giá của sản phẩm chịu thuế quan phải ổn định và được công bố rộng rãi. Tuy
nhiên, theo Luật Hải Quan (ban hành ngày 12/07/2001) chính phủ sẽ xem xét sử dụng các công
cụ hợp pháp nhằm chuyển hệ thống định giá hiện tại mà Việt Nam đang sử dụng sang hệ thống
định giá dựa trên tiêu chuẩn GATT/WTO từ 01/01/2002. Đây là một bước đi tích cực nhằm cải
cách khung pháp lý phù hợp với tiến trình hội nhập.
Các chính sách liên quan đến doanh nghiệp
Từ 31/07/1998 (theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP), tất cả các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp
chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đều được phép xuất khẩu nhập
khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy
nhiên, việc quy định các đầu mối nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhất định vẫn còn tồn tại
như một biện pháp phi thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, ngăn cản tự do hoá thương mại.
Trong thời kỳ 2001-2005, nhìn chung nhà nước không quy định đầu mối xuất nhập khẩu đối với
bất cứ một mặt hàng nông sản nào. Điều 6 Quyết định 46 nêu rõ bãi bỏ việc quy định các doanh
nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu gạo. Thêm vào đó, Nghị định 44/2001/NĐ-CP ban
hành 02/08/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/1998/NĐ-CP đã cho
phép các thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá (trừ hàng hoá
thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu) không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có nghĩa là từ nay, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế được phép xuất khẩu gạo không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng đã đăng ký miễn là
họ có đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, đối với các thị trường xuất khẩu gạo có sự can thiệp hoặc có sự thoả thuận của chính
phủ, Bộ Thương mại sẽ chỉ định doanh nghiệp thực hiện và chỉ đạo việc giao dịch (kể cả việc
tham gia đấu thầu) với các đối tác được chính phủ nước mua hàng chỉ định. Số lượng gạo xuất
khẩu thuộc Hợp đồng chính phủ sẽ được phân cho các tỉnh trên cơ sở sản lượng lúa hàng hoá
của địa phương, để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh trực tiếp giao cho doanh nghiệp thuộc
tỉnh thực hiện; có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký hợp đồng.
Xu hướng xoá bỏ các doanh nghiệp đầu mối trong xuất khẩu nông sản là một xu hướng tự do
hoá thương mại đúng đắn theo quy định của WTO về các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Xu hướng này đã đem lại tác động mới để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
việc thu mua và xuất khẩu nông phẩm theo hướng có lợi cho cả người nông dân và nhà xuất
khẩu.
Các chính sách mang tính kỹ thuật
Vì còn ở trình độ phát triển thấp, hiện tại Việt Nam hầu như chưa sử dụng các hàng rào kỹ thuật
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Biện pháp kỹ thuật chủ yếu hiện nay được nhiều nước áp dụng đối với hàng nông sản là các tiêu
chuẩn về Kiểm dịch động thực vật thì nước ta lại chưa xây dựng được khung pháp lý chuẩn hoá,
bao trùm về các tiêu chuẩn này.
Hiện nay, ở Việt Nam có hai quy định liên quan đến kiểm dịch động thực vật đó là Nghị định
92/CP ngày 27/11/1993 về hoạt động kiểm dịch thực vật và Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 về
hoạt động thú y; trong đó quy định rằng mọi động vật và sản phẩm động vật chỉ được phép
chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, được xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh vào Việt
Nam sau khi đã được kiểm tra bởi cơ quan thú y có thẩm quyền. Các sản phẩm nguồn gốc động
vật và các tác nhân sinh học có thể gây nguy hiểm cho hệ thống sinh học khi nhập khẩu vào Việt
Nam phải trải qua công tác kiểm dịch thực vật. Thực vật hoặc vật liệu thực vật nhập khẩu và vận
chuyển vào Việt Nam phải được kiểm tra theo các tiêu chuẩn mà Bộ NN và PTNT đã thống nhất
trong cả nước theo quy trình sau:
- Nhà nhập khẩu phải đăng ký với Bộ NN và PTNT ít nhất 10 ngày trước khi hàng hoá đến cửa
khẩu đầu tiên;
- Khai báo với Cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất trước khi hàng hoá đến cửa khẩu đầu tiên ít
nhất 24 giờ;
- Cơ quan kiểm dịch thực vật phải kiểm tra các phương tiện vận chuyển và hàng hóa, lấy mẫu và
giám định, sau đó cấp chứng chỉ kiểm dịch thực vật trong vòng 24 giờ nếu thấy đạt các tiêu
chuẩn kiểm dịch.
Hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Phòng chống dịch bệnh quốc tế (OIE)
và Tổ chức bảo vệ thực vật Châu á Thái Bình Dương (APPPC). Theo một số chuyên gia , hệ
thống các tiêu chuẩn hiện có của Việt Nam về kiểm dịch động thực vật khá phù hợp với các quy
định của WTO về nội dung và tính minh bạch của các quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
thực thi các quy định còn kém hiệu quả cả trên phương diện bảo vệ sức khoẻ con người và tạo
hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Các chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản
Hiện tại, hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam đều nằm trong hộp xanh lá cây
liên quan tới nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các vùng khó khăn. Chỉ xét riêng trong năm
2001, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phi thuế để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông
sản.
Các biện pháp hỗ trợ theo mặt hàng
Nghị quyết 05/2001/NQ-CP của Chính phủ ban hành 24/5/2001 về Bổ sung giải pháp điều hành
kế hoạch kinh tế 2001 đã quy định nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng như sau:
- Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (1);
- Kéo dài thêm 6 tháng thời gian tạm trữ 1 triệu tấn gạo (2);
- Bổ sung chế độ thưởng hạn ngạch xuất khẩu (3)...
Như vậy, biện pháp (1) có thể biện minh theo các biện pháp đặc biệt và ưu đãi, cho phép hỗ trợ
trong nước cho người sản xuất có thu nhập thấp và thiếu nguồn lực tại các nước đang phát triển.
Biện pháp (2) có thể gắn với yêu cầu về an ninh lương thực. Tuy nhiên, biện pháp thứ (3) khó có
thể biện minh được theo các ngoại lệ của Hiệp định nông nghiệp.
Cụ thể hoá Nghị quyết trên, ngày 26/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 908/QĐ-
TTg nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu với nhiều quy định liên quan đến nông
sản như điều chỉnh tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản, miễn thu lệ phí hải quan, lệ
phí hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu. Các biện pháp thuế và phi thuế kể trên tuy mang tính tạm
thời nhưng rõ ràng đã hỗ trợ sản xuất trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản - vi phạm các
quy định của WTO.
Tháng 5/2001, Bộ Thương mại đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chính phủ cho phép áp dụng
một số giải pháp cấp bách hỗ trợ 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, cà phê, rau quả hộp, thịt
lợn, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ) như tăng cường hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ giá, bù
lỗ); giải toả lượng tạm trữ... Trong giai đoạn đầu, chỉ có 4 mặt hàng nông sản trong số 7 mặt
hàng đó được hưởng mức thưởng theo hạn ngạch (QĐ 65/2001/QĐ - BTC ngày 29/06/2001).
Ngày 29/6/2001 Tổng cục Hải quan có công văn số 2677/TCHQ-VP hướng dẫn tạo điều kiện ưu
đãi cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
Riêng về mặt hàng gạo, ngoài việc quyết định mua tạm trữ một triệu tấn gạo và kéo dài thời gian
tạm trữ mặt hàng này như nêu trên, Thủ tướng chính phủ còn ban hành các giải pháp hỗ trợ mặt
hàng này theo quyết định 397/QĐ-TTg (10/4/2001) trong đó cho phép trợ cấp trực tiếp thông qua
bù lỗ và doanh nghiệp được quyền chi trả hoa hồng không hạn chế cho môi giới xuất khẩu gạo.
Các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với sản xuất, xuất khẩu nông sản:
- Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập, sử dụng và quản lý theo quyết định 195/1999/QĐ-TTg
(27/09/1999) nhằm hỗ trợ khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường
xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bằng các biện pháp như hỗ trợ lãi
suất vay vốn ngân hàng để mua nông sản xuất khẩu, hỗ trợ tài chính đối với những mặt hàng
xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro, thưởng về tìm kiếm thị trường xuất khẩu,
mặt hàng xuất khẩu mới... Tổng chi hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đến ngày 04/12/2000 là 124
tỷ đồng, tương đương khoảng 8,5 triệu USD, trong đó có rất nhiều mặt hàng nông sản đã được
hỗ trợ như cà phê, lương thực, rau quả...

Bên cạnh đó, trong tháng 6/2001, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài Chính đã thống nhất với Bộ
Thương Mại điều chỉnh bổ sung Hướng dẫn sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quy chế chi hoa
hồng trong môi giới thương mại theo hướng mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh
nghiệp nhà nước trong việc quyết định các hình thức và mức chi hoa hồng, đối tượng được
thưởng hoa hồng, hình thức hạch toán các khoản chi hoa hồng cho phù hợp với đặc điểm từng
đối tác giao dịch và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tài Chính cũng đã xem xét sớm hoàn chỉnh Quy chế hoạt động của Quỹ Tín dụng hỗ trợ xuất
khẩu trong tháng 6/2001 để làm căn cứ cho vay và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (kể cả tín dụng
xuất khẩu trả chậm đến 720 ngày).
- Hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển dưới hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi đối với các dự
án sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành nghề được
ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có tỷ trọng hàng xuất khẩu từ
30% trở lên (Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 02/01/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ
phát triển có hiệu lực ngày 17/01/2001).
Các biện pháp khác
- Kiểm soát ngoại hối:
Hiện nay việc giao dịch trực tiếp bằng ngoại tệ vẫn bị kiểm soát khá chặt. Giao dịch tiền mặt
bằng ngoại tệ chỉ được phép nếu người chi trả và người nhận được cho phép thực hiện giao
dịch này. Nếu không, việc thanh toán sẽ phải chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ. Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hiện cũng đang phàn nàn nhiều về các kiểm soát liên quan đến việc
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu một số hàng hoá.
Tuy nhiên, sự quản lý ngoại tệ gần đây cũng được nới lỏng phần nào. Nếu trước kia, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tự đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ thì nay theo Luật Đầu tư
trực tiếp nước ngoài sửa đổi (tháng 5/2000) các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài được quyền mua ngoại tệ tại ngân hàng có thẩm quyền để trang trải cho các giao dịch về
vốn hiện tại và một số loại giao dịch khác. Ngân hàng nhà nước cũng hỗ trợ một phần nhu cầu
ngoại tệ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất với quy định phải xuất khẩu sản phẩm
trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh. Đôi khi, Ngân hàng nhà nước cũng ban
hành một số biện pháp tạm thời kiểm soát ngoại hối nhằm giải quyết các khó khăn về cán cân
thanh toán.
Tuy trong Hiệp định nông nghiệp nói riêng và GATT 1994 nói chung có dành ngoại lệ cho các
nước vận dụng điều khoản về cán cân thanh toán nhưng trên thực tế các nước ngày càng ít áp
dụng biện pháp này. Người ta ngày càng chú ý áp dụng các biện pháp để bổ sung lượng tiền tệ
thiếu hụt (nhằm giải quyết nguyên nhân sâu xa của việc khan hiếm ngoại tệ, thâm hụt cán cân
thanh toán) thay vì áp đặt các rào cản đối với tự do thương mại.
- Yêu cầu một số dự án nước ngoài phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước:
Hiện nay các dự án chế biến sữa, dầu thực vật, đường mía, nước trái cây, phải gắn với phát
triển nguồn nguyên liệu trong nước. Theo các hiệp định của WTO (đặc biệt là Hiệp định TRIMs)
biện pháp này bị coi là một trong các hàng rào phi thuế - phân biệt đối xử nhằm định hướng phát
triển và tạo các điều kiện ưu đãi hơn cho một số ngành trong nước.
- Ngoài hai biện pháp kể trên, trong Điều 12 Nghị định 46/2001/QĐ-TTg quy định rõ: “Trong thời
kỳ 2001-2005, nhà nước sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá,
thuế chống trợ cấp, phí môi trường và các biện pháp chống chuyển giá đối với một số loại hàng
hoá nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ môi
trường”. Tuy chưa có văn bản cụ thể ban hành chi tiết về các biện pháp kể trên, song việc đề cập
đến các biện pháp này trong cơ cấu điều hành quản lý XNK 2001-2005 đã cho thấy định hướng
rõ ràng của Chính phủ dần dần tạo lập khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn của thương
mại thế giới.

Nguồn: Vụ CSTM Đa biên

You might also like