You are on page 1of 20

Câu 13: Chiến lược kinh doanh option chứng khoán

Trả lời:

1. Chiến lược spread

Chiến lược kinh doanh spread liên quan đến việc nắm giữ vị thế (người mua xem là nhà đầu tư
có vị thế dài hạn, người bán ở vị thế ngắn hạn trên hợp đồng) trên 2 hay nhiều option cùng kiểu
(nghĩa là, 2 hoặc nhiều call option, hay 2 hoặc nhiều put option).

1.1 Chiến lược bull spread

Là chiến lược trong đó mua những quyền chọn có giá thực hiện thấp hơn và bán những quyền
chọn có giá thực hiện cao hơn. Chiến lược này sử dụng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn
bán. Những quyền chọn phải có cùng ngày đáo hạn của cùng loại chứng khoán. Lợi nhuận tối đa
đạt được nếu giá chứng khoán cơ sở tăng. Và chúng ta có thể mất tất cả nếu chúng không tăng.

a. Bull call spread

Được tạo ra bằng cách mua một call option về chứng khoán với giá thực hiện nhất định và
bán call option trên cùng loại chứng khoán với giá thực hiện cao hơn. Cả 2 option cùng ngày đáo
hạn.

Có 3 kiểu bull call spread:

- Mua out of the money call option và bán further out of the money call option.

- Mua in the money/at the money call option và bán out of the money call option.

- Mua further in the money call option và bán in the money call option.

Các nhà đầu tư thường thực hiện kiểu thứ 2 mua in the money/at the money call option và bán
out of money call option.

Vì giá call option luôn luôn giảm khi giá thực hiện tăng, giá trị của option bán luôn thấp hơn
giá trị của option mua. Vì vậy, chiến lược bull call spread cần có một số vốn đầu tư ban đầu.

Gọi X1,a lần lượt là giá thực hiện và phí của call option mua; X2,b lần lượt là giá thực hiện
và phí của call option bán và St là giá chứng khoán vào ngày đáo hạn. Bảng 1 cho thấy tổng thu
hồi từ chiến lược bull call spread trong những tình huống khác nhau. Lợi nhuận được tính bằng
cách loại trừ phần đầu tư ban đầu (hay chi phí chiến lược (a-b)) ra khỏi phần thu hồi.
Bảng 1. Thu hồi từ chiến lược Bull call spread

Giá chứng khoán Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi Lợi nhuận
call option call option

St ≥ X2 St-X1 X2-St X2-X1 X2-X1-(a-b)


X1 < St < X2 St-X1 0 St-X1 St-X1-(a-b)
St ≤ X1 0 0 0 -(a-b)

Nếu giá chứng khoán tăng tốt và cao hơn mức cao trong hai giá thực hiện, thì số thu hồi là
khoản chênh lệch giữa hai giá thực hiện (X2-X1). Nếu giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm
giữa hai giá thực hiện, khoản thu hồi bằng (St-X1). Nếu giá chứng khoán vào ngày đáo hạn thấp
hơn mức thấp trong hai giá thực hiện, số thu hồi là zero. Nhưng nhà đầu tư phải trả khoản chi phí
ban đầu (a-b) cho chiến lược nên xem như nhà đầu tư bị lỗ 1 khoản (a-b). Tuy nhiên, nhờ kết hợp
bán quyền chọn mua nên khoản lỗ phí chỉ là (a-b) thay vì là a thông qua việc thu phí bán quyền
chọn mua b.

Dựa vào bảng 1 và biểu đồ, ta thấy

- Điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) của chiến lược này là khi thu hồi từ chênh lệch
giữa giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St và giá thực hiện của call option mua X1 vừa
đủ bù đắp cho chi phí của chiến lươc (a-b). Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của call
option mua X1 cộng với chi phí ban đầu của chiến lược.

- Lợi nhuận tối đa đạt được đã bị giới hạn là phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện
(X2–X1) trừ đi chi phí ban đầu của chiến lược (a-b) khi giá chứng khoán tăng cao hơn
mức giá hực hiện của call option bán.

- Lỗ tối đa là chi phí ban đầu của chiến lược (a-b) khi giá chứng khoán thấp hơn mức giá
thực hiện của call option mua.
Nhà đầu tư sử dụng chiến lược này khi kỳ vọng giá tăng đến một mức nhất định gọi là giá
mục tiêu. Vì vậy anh ta sẵn sàng nhượng lại phần lợi nhuận tăng thêm nếu giá có chiều hướng đi
lên trên giá mục tiêu bằng cách bằng cách bán call option với giá thực hiện X2 cao hơn X1.
Đồng thời, việc làm này cũng nhằm hướng tới việc giảm chi phí của call option mua từ a xuống
còn (a-b).

Như vậy, chiến lược bull call option giới hạn cả tiềm năng khi giá chứng khoán cơ sở có
chiều hướng đi lên cũng như rủi ro khi giá có chiều tiếp tục đi xuống của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nếu trước ngày đáo hạn mà giá chứng khoán tăng và được kỳ vọng tăng mạnh
vượt quá giá thực hiện của call option bán X2 thì nhà đầu tư có thể thực hiện tiếp các bước sau:

- Mua cùng mức giá thực hiện để trung hoà vị thế của call option bán, sau đó bán 1 call
option với mức giá thực hiện lớn hơn.

- Hoặc đơn giản chỉ mua cùng mức giá thực hiện để trung hòa vị thế call option bán, rồi
sao đó chờ đến khi call option mua đáo hạn.

Ví dụ:

Giá chứng khoán trên thị trường hiện tại là 62$. Một nhà đầu tư mua call option (có giá thực hiện
là 60$) với giá 3$, và bán call option (có giá thực hiện là 65$) với giá 1$. Thu hồi từ chiến lược
bull call spread là 5$ nếu giá chứng khoán lớn hơn 65$ và bằng zero nếu giá chứng khoán ở
dưới mức 60$. Nếu giá chứng khoán nằm trong khoản 60$ đến 65$, thì thu hồi bằng chênh lệch
giá chứng khoán trừ 60$. Chí phí của chiến lược này là 3-1 = 2$. Do đó, lợi nhuận có thể đạt
được như sau:

Giá chứng khoán Lợi nhuận


St ≤ 60 -2
60 < St <65 St - 62
St ≥ 65 3

b. Bull put spread

Tương tự bull call spread, được tạo ra bằng cách mua put option với giá thực hiện thấp và
bán put option với giá thực hiện cao. Trong đó, nhà đầu tư thường sẽ mua out of the money put
option và bán in the money/at the money put option. Không giống như bull spread được tạo ra
call option, bull spread được tạo ra từ put option làm phát sinh khoản thu tiền mặt ban đầu (bỏ
qua yêu cầu ký quỹ) vì put option bán cao hơn giá put option mua (khoản thu là b-a). Do đó,
chúng ta có thể sử dụng chiến lược này thay cho chiến lược bull call spread khi không muốn bỏ
ra khoản chi phí cho chiến lược ban đầu mà thay vào đó là được thu vào khoản phí ròng ban đầu.
Bảng 2. Thu hồi từ chiến lược Bull put spread

Giá chứng khoán Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi Lợi nhuận
put option put option

St ≥ X2 0 0 0 b-a
X1 < St < X2 0 St-X2 St-X2 St-X2+(b-a)
St ≤ X1 X1-St St-X2 X1-X2 X1-X2+(b-a)

Dựa vào bảng 2, ta thấy

- Điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) của chiến lược này là khi phần thu phí tiền mặt
ban đầu (b-a) vừa đủ bù đắp khoản lỗ từ chênh lệch giữa giá chứng khoán đến ngày đáo
hạn St và giá thực hiện của put option bán X2. Hay điểm hóa vốn bằng giá thực hiện của
put option bán trừ đi cho khỏan thu tiền mặt ban đầu.

- Lợi nhuận tối đa đạt được đã bị giới hạn là khoảng thu phí tiền mặt ban đầu (b-a) khi giá
chứng khoán tăng cao hơn mức giá hực hiện của put option bán.

- Lỗ tối đa là phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện trừ đi khoản thu phí tiền mặt ban
đầu (b-a) khi giá chứng khoán thấp hơn mức giá thực hiện của put option mua.

Như vậy, với chiến lược bull spread dù sử dụng call hay put option đều giới hạn đều giới hạn
cả tiềm năng và rủi ro của nhà đầu tư.
1.2 Chiến lược bear option

Nếu như nhà đầu tư tham gia chiến lược bull spread với hy vọng giá tăng, ngược lại, nhà đầu tư
tham gia chiến lược bear spread mong giá chứng khoán giảm. Cũng giống như chiến lược bull
spread, chiến lược bear spread có thể được tạo ra bằng cách mua call option với một mức giá
thực hiện và bán call option với giá thực hiện khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bear spread, giá
thực hiện của option mua cao hơn giá thực hiện của option bán.

Tương tự ta cũng có chiến lược Bear call option và Bear put option. Tuy nhiên, Bear spread
thường được thiết lập với put option.

Trong đó, chiến lược Bear put option giống Bull call spread vì phải tốn khoản đầu tư ban đầu
cho chi phí của chiến lược. Còn Bear call option giống Bull put spread làm phát sinh khoản thu
tiền mặt ròng ban đầu.

Bảng 3. Thu hồi từ chiến lược Bear call spread

Giá chứng khoán Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi Lợi nhuận
call option call option
St ≥ X2 St-X2 X1-St -(X2-X1) -(X2-X1)+(b-a)
X1 < St < X2 0 X1-St X1-St X1-St+(b-a)
St ≤ X1 0 0 0 b-a

Bảng 4. Thu hồi chiến lược Bear put spread

Giá chứng khoán Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi Lợi nhuận
put option put option
St ≥ X2 0 0 0 -(a-b)
X1 < St < X2 X2-St 0 St-X2 St-X2-(a-b)
St ≤ X1 X2-St St-X1 X2-X1 (X2-X1)-(a-b)
1.3 Chiến lược Butterfly Spread

Chiến lược butterfly spread là sự kết hợp giữa bull spread và bear spread liên quan đến các vị
thế option với 3 mức giá thực hiện khác nhau. Sử dụng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn
bán. Đây cũng là chiến lược mà cả rủi ro và lợi nhuận đều được giới hạn. Lưu ý, đây là chiến
lược dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

1.3.1 Long butterfly

a. Long call butterfly

Được tạo ra bằng cách mua một in the money call option với giá thực hiện X1 tương đối thấp,
mua một out ot the money call option với giá thực hiện tương đối cao X3 và bán hai at the money
call option với giá thực hiện X2 nằm giữa X1 và X3.

Long call butterfly = mua 1 ITM call + bán 2 ATM call + mua 1 OTM call

Ta nhận thấy ngay rằng Long call butterfly là sự kết hợp của Bull call spread (mua 1 ITM
call + bán 1 ATM call) và Bear call spread (bán 1 ATM call + mua 1 OTM call).

Bảng 5. Thu hồi từ chiến lược long call butterfly spread

Giá chứng Thu hồi từ mua Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi
khoán call option thứ call option thứ hai call option
nhất hai
St ≤ X1 0 0 0 0
X1 < St ≤ X2 St-X1 0 0 St-X1
X2 < St < X3 St-X1 0 -2(St-X2) X3-St
St ≥ X3 St-X1 St-X3 -2(St-X2) 0
Những số thu hồi này được tính khi sử dụng công thức X2 = 0,5(X1+X3).

Chiến lược butterfly spread sẽ có lợi nhuận nếu giá chứng khoán gần với X2 nhưng sẽ phát
sinh lỗ nhẹ nếu có sự dịch chuyển đáng kể của giá chứng khoán theo cả hai hướng. Vì vậy nó là
chiến lược cho nhà đầu tư dự đáo rằng giá chứng khoán dịch chuyển nhẹ trong thời hạn của hợp
đồng quyền chọn. Và chiến lược yêu cầu phải có một số vốn đầu tư nhỏ ban đầu.

Dựa vào bảng 5 và biểu đồ, ta thấy

- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là

+ Khi thu hồi từ chênh lệch giữa giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St và giá thực hiện
của in the money call option mua X1 vừa đủ bù đắp cho chi phí của chiến lược. Hay điểm
hòa vốn bằng giá thực hiện của in the money call option mua X1 cộng với chi phí ban đầu
của chiến lược.
+ Khi thu hồi từ chênh lệch giữa giá thực hiện của out of the money call option mua X3
và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St vừa đủ bù đắp cho chi phí của chiến lươc. Hay
điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của out of the money call option mua X3 trừ đi chi phí
ban đầu của chiến lược.

- Lợi nhuận tối đa đạt được phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện của at the money
call option bán và in the money call option mua trừ đi chi phí ban đầu của chiến lược khi
giá chứng khoán bằng với mức giá thực hiện của at the money call option bán.

- Lỗ tối đa là chi phí ban đầu của chiến lược khi giá chứng khoán thấp hơn mức giá thực
hiện của in the money call option mua hoặc cao hơn mức giá thực hiện của out of the
money call option mua.

Chiến lược Long butterfly chỉ kiếm được 1 khoảng lợi nhuận khiêm tốn nhưng đồng thời rủi
ro cũng được giới hạn.

Nếu có những thông tin bất ngờ về vi mô lẫn vĩ mô làm cho giá chứng khoán được kỳ vọng
sẽ dịch chuyển mạnh thì ta có thể thực hiện tiếp những hành động sau:

- Trường hợp giá chứng khoán tăng và được kỳ vọng tăng mạnh, nhà đầu tư có thể mua lại
để trung hòa vị thế của call option bán và giữ call option mua chờ đến ngày đáo hạn.

- Nếu giá chứng khoán giảm và được kỳ vọng tiếp tục giảm mạnh, nhà đầu tư có thể bán
call option mua và giữ lại call option bán.

Ví dụ: Giả sử rằng giá chứng khoán hiện tại là 61$, nhà đầu tư cảm thấy giá chứng khoán sẽ
không giao động nhiều trong vòng 6 tháng tới và giá thị trường của call option 6 tháng như sau:

Giá thực hiện($) Giá call option($)


55 10
60 7
65 5
Nhà đầu tư có thể tạo ra chiến lược butterfly spread bằng cách mua một call option với giá thực
hiện 55$, mua một call option khác với giá thực hiện là 65$ và bán hai call option với giá thực
hiện là 60$. Chi phí cho chiến lược này là 10 + 5 – (2x7) = 1$. Nếu giá chứng khoán sau 6 tháng
cao hơn 65$ hoặc thấp hơn 55$, thì sẽ không thu hồi và nhà đầu tư chịu lỗ 1$. Nếu giá chứng
khoán nằm trong khoảng 56$ đến 64$, nhà đầu tư sẽ có lời. Lợi nhuận đạt được tối đa là 4$ khi
giá chứng khoán sau 6 tháng là 60$.

b. Long put butterfly

Tương tự long call butterfly, ở đây ta sẽ thực hiện long butterfly bằng put thay vì call option.

Long put butterfly = mua 1 ITM put + bán 2 ATM put + mua 1 OTM put

Long put butterfly là sự kết hợp của Bull put spread (mua 1 ITM put + bán 1 ATM put) và Bear
put spread (bán 1 ATM put + mua 1 OTM put).

Điểm hòa vốn, lợi nhuận và lỗ tối đa giống như long call butterfly.

Bảng 6. Thu hồi từ chiến lược long put butterfly spread

Giá chứng Thu hồi từ mua Thu hồi từ mua Thu hồi từ bán Tổng thu hồi
khoán put option thứ put option thứ hai put option
nhất hai
St ≤ X1 X1-St X3-St -2(X2-St) 0
X1 < St ≤ X2 0 X3-St -2(X2-St) St-X1
X2 < St < X3 0 X3-St 0 X3-St
St ≥ X3 0 0 0 0
Những số thu hồi này được tính khi sử dụng công thức X2 = 0,5(X1+X3).

Long Put Butterfly Payoff Diagram


1.3.2 Short butterfly

Ngược với chiến lược long butterfly là short butterfly. Short butterfly cũng được thực hiện với
call option hoặc put option. Có hai điểm khác biệt cơ bản giữa long butterfly và short butterfly là:
Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia chiến lược short butterfly với hy vọng giá chứng khoán sẽ dịch
chuyển mạnh dù tăng hay giảm đều được; Thứ hai, sẽ thu được khoản phí tiền mặt ban đầu. Sau
đây sẽ trình bày về short call butterfly. Với short put option tương tự.

Short call butterfly được tạo ra bằng cách bán một in the money call option với giá thực hiện X1
tương đối thấp, bán một out ot the money call option với giá thực hiện tương đối cao X3 và mua
hai at the money call option với giá thực hiện X2 nằm giữa X1 và X3.

Short call butterfly = bán 1 ITM call +mua 2 ATM call + bán 1 OTM call

Short call butterfly là sự kết hợp của Lower Bear call spread (bán 1 ITM call + mua 1 ATM call)
và Higher Bull call spread (mua 1 ATM call + bán 1 OTM call).

Bảng 7. Thu hồi từ chiến lược short call butterfly spread

Giá chứng Thu hồi từ bán Thu hồi từ bán Thu hồi từ mua Tổng thu hồi
khoán call option thứ call option thứ hai call option
nhất hai
St ≤ X1 0 0 0 0
X1 < St ≤ X2 X1-St 0 0 X1-St
X2 < St < X3 X1-St 0 2(St-X2) St-X3
St ≥ X3 X1-St X3-St 2(St-X2) 0
Những số thu hồi này được tính khi sử dụng công thức X2 = 0,5(X1+X3).

Chiến lược Short butterfly sẽ phát sinh lỗ nếu giá chứng khoán gần với X2 nhưng sẽ có lợi nhuận
nếu có sự dịch chuyển đáng kể của giá chứng khoán theo cả hai hướng. Vì vậy nó là chiến lược
cho nhà đầu tư dự đáo rằng giá chứng khoán dịch chuyển nhiều trong thời hạn của hợp đồng
quyền chọn. Ngược lại với long butterfly, với short butterfly nhà đầu tư sẽ thu được khoản phí
tiền mặt ban đầu.
Dựa vào bảng 7 và biểu đồ, ta thấy

- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là

+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá thực hiện của in the
money call option mua X1 và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St. Hay điểm hòa vốn
bằng giá thực hiện của in the money call option mua X1 cộng với khoản thu tiền mặt ban
đầu của chiến lược.

+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá chứng khoán đến
ngày đáo hạn St và giá thực hiện của at the money call option mua X3. Hay điểm hòa vốn
bằng giá thực hiện của out of the money call option mua X3 trừ đi khoản thu tiền mặt ban
đầu của chiến lược.

- Lỗ tối đa đạt được phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện của at the money call
option mua và in the money call option bán trừ đi khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến
lược khi giá chứng khoán bằng với mức giá thực hiện của at the money call option bán.

- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi giá chứng khoán thấp
hơn mức giá thực hiện của in the money call option bán hoặc cao hơn mức giá thực hiện
của out of the money call option bán.

1.4 Chiến lược Calendar Spread

Các chiến lược spread trên đây đều sử dụng các option đáo hạn cùng lúc. Bây giờ, chúng ta
sẽ chuyển sang chiến lược calendar spread, trong đó các option có cùng mức giá thực hiện
nhưng ngày đáo hạn khác nhau. Tương tự chiến lược này cũng sử dụng cho cả quyền chọn mua
và quyền chọn bán.

Calendar spread sử dụng hai call option được tạo ra bằng cách bán một call option với mức
giá thực hiện nhất định và mua call option có cùng mức giá thực hiện nhưng với thời hạn dài
hơn.

Sell 1 Near-Term Call + Buy 1 Long-Term Call

Option có thời hạn dài hơn thì sẽ đắt hơn.Vì vậy chiến lược calendar spread yêu cầu phải có
một số vốn đầu tư ban đầu. Giả sử option có thời hạn dài sẽ được bán khi option có thời hạn
ngắn đáo hạn. Nhà đầu tư sẽ có lời nếu giá chứng khoán vào ngày đáo hạn của option có thời
hạn ngắn gần với giá thực hiện của opion có thời hạn ngắn. Tuy nhiên, sẽ bị lỗ khi giá chứng
khoán dao động ở trên hoặc ở dưới giá thực hiện này.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều gì sẽ xảy ra khi option có thời hạn ngắn đến hạn.

- Nếu giá chứng khoán cơ sở trên thị trường rất thấp thì lúc này option có thời hạn ngắn
không còn giá trị và giá trị của option trời hạn thì gần với zero. Do vậy nhà đầu tư phải
chịu lỗ nhưng chỉ một mức nhỏ so với chi phí tạo chiến lược spread ban đầu.

- Nếu giá chứng khoán St rất cao khi option thời hạn ngắn đến hạn. Chi phí cho option thời
hạn ngắn của ngà đầu tư là St-X, và option có thời hạn dài có giá trị lớn hơn St-X một
chút (với giả định việc thực hiện sớm không tối ưu), trong đó X là giá thực hiện của
option. Một lần nữa, nhà đầu tư phải chịu lỗ (một mức nhỏ so với chi phí tạo chiến lược
spread ban đầu).

- Nếu St gần với X, chi phí cho option thời hạn ngắn của nhà đầu tư sẽ chỉ là một khoảng
nhỏ, hoặc gần như không. Tuy nhiên, option có thời hạn dài vẫn có giá trị khá lớn. Trong
trường hợp này sẽ có lời ròng đáng kể.

Đối với chiến lược reserve calendar spread thì ngược lại với mô hình ở trên. Nhà đầu tư mua
option có thời hạn ngắn và bán call option có thời hạn dài. Một khoảng lợi nhuận sẽ phát sinh
nếu giá chứng khoán lúc đáo hạn của option thời hạn ngắn ở trên hoặc dưới giá thực hện của
option thời hạn ngắn. Tuy nhiên, sẽ bị lỗ đáng kể nếu nó gần với giá thực hiện.

Tùy theo giá thực hiện lúc chọn mua option so với giá chứng khoán hiện hành, calendar
spread được phân loại như sau:

- Neutral calendar spread: giá thực hiện được chọn gần với giá chứng khoán hiện hành

- Bullish calendar spread: giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán hiện hành

- Bearish calendar spread: giá thực hiện thấp hơn giá chứng khoán hiện hành
2. Chiến lược phối hợp (Combination)

Đây là chiến lược kinh doanh option phối hợp nắm giữ cùng một vị thế (cùng mua hoặc cùng
bán) cả trên put và call option của cùng một loại chứng khoán.

2.1 Chiến lược Straddle

a. Long straddle (Bottom straddle)

Long straddle kết hợp cả bullish và bearish. Mua với số lượng như nhau một call option và
một put option có cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn của cùng một loại chứng khoán. Giá thực
hiện ở đây có thể bằng hoặc gần với giá thị trường hiện hành của chứng khoán. Như vậy nhà đầu
tư cần chi phí ban đầu đẻ xây dựng chiến lược.

Long straddle = Buy 1 at the money/near money Call +Buy 1 at the money/near money Put

Bảng 8. Thu hồi chiến lược long straddle

Giá chứng khoán Thu hồi từ call Thu hồi từ put Tổng thu hồi
option mua option mua
St ≤ X 0 X - St X - St
St > X St-X 0 St - X

Khi option đáo hạn nếu giá chứng khoán gần với giá thực hiện, chiến lược straddle dẫn đến
lỗ. Tuy nhiên, nếu giá dịch chuyển rộng cả về hai phía thì sẽ có lợi nhuận đáng kể. Vì vậy, chiến
lược này sẽ có lợi khi nhà đầu tư cho rằng giá chứng khoán biến động mạnh trong tương lai
nhưng không dự đoán được chiều hướng của sự biến động. Cho nên, chiến lược này được sử
dụng khi nhà đầu tư tin rằng sắp có những thông tin được công bố làm ảnh hưởng mạnh dến giá
chứng khoán của doanh nghiệp dù là tích cực hay tiêu cực.
Dựa vào bảng 8 và biểu đồ, ta thấy

- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là

+ Khi chênh lệch giữa giá thực hiện của call option mua và giá chứng khoán đến ngày
đáo hạn St vừa đủ bù đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của
call option mua cộng với chi phí chiến lược.

+ Khi chênh lệch giữa giá thực hiện của put option mua và giá chứng khoán đến ngày
đáo hạn St vừa đủ bù đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của
put option mua trừ đi chi phí chiến lược.

- Lợi nhuận tối đa là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm ngoài 2
điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lời càng nhiều. Tuy nhiên sự không giới
hạn này chỉ là một phần vì giá chứng khoán không thể giao dịch thấp hơn 0. Dó đó, nếu
nhìn về phía giảm của đồ thị thì lợi nhuận bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.

- Lỗ tối đa cho chiến lược hoàn toàn biết trước chính là chi phí ban đầu để xây dựng chiến
lược khi giá chứng khoán bằng mức giá thực hiện vì lúc này cả call và put option đều
không còn giá trị. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược rủi ro thấp vì nhà đầu tư phải
tốn mức phí để mua cả call và put option.

Cần lưu ý là để có một chiến lược long straddle hiệu quả tức là sự dịch chuyển giá chứng
khoán phải đủ mạnh để đủ bù đắp cho chi phí không hề nhỏ của chiến lược, những hiểu biết về
chứng khoán của nhà đầu tư phải khác so với phần lớn những người tham gia thị trường khác. Vì
nếu quan điểm chung của thị trường cho rằng sẽ có sự nhảy vọt về giá, thì nó đã được phản ánh
trong giá option rồi. Nhà đầu tư sẽ tìm option trên loại chứng khoán đó đắt hơn nhiều so với
những chứng khoán tương tự mà thị trường không mong đợi có sự nhảy vọt về giá.

Ví dụ:
Chứng khoán đang được giao dịch với giá 40$. Giá của call option 3 tháng với giá thực hiện
40$ là 3$, trong khi giá của put option 3 tháng cùng mức giá thực hiện là 2$. Nhà đầu tư cho
rằng giá chứng khoán sẽ dao động mạnh trong vòng 3 tháng tới và quyết định thực hiện chiến
lược long straddle mua cả call và put option. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi giá chứng khoán
vẫn là 40$ sau 3 tháng, lúc này cả call và put option không còn giá trị, nhà đầu tư bị mất trắng
khoản chi phí ban đầu là 7$. Hai điểm hòa vốn của chiến lược là 33$ và 47$. Nếu giá chứng
khoán nằm trong khoảng 33$ và 47$, nhà đầu tư vẫn lỗ. Giá chứng khoán càng cách xa hai điểm
hoà vốn thì lợi nhuận càng nhiều.

b. Short straddle (Top straddle)

Ngược lại với long straddle, Short straddle được tạo nên bằng cách bán call option và put
option với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Và nhà đầu tư thu được một khoản phí tiền mặt
ban đầu đây được xem như là ưu điểm của chiến lược này. Nếu giá chứng khoán vào ngày đáo
hạn gần với giá thực hiện, thì sẽ có lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên, lỗ phát sinh càng lớn khi giá
dao động nhiều.

Điểm khác nhau duy nhất giữa long và short straddle là lợi nhuận chuyển thành lỗ và ngược
lại.

Short straddle = Sell 1 Call +Sell 1 Put


Bảng 9. Thu hồi chiến lược short straddle

Giá chứng khoán Thu hồi từ call Thu hồi từ put Tổng thu hồi
option bán option bán
St ≤ X 0 St-X St-X
St > X X-St 0 X-St
Dựa vào bảng 9 và biểu đồ, ta thấy

- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là

+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá thực hiện của call
option bán và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực
hiện của call option bán cộng với khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược.

+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá chứng khoán đến
ngày đáo hạn St và giá thực hiện của put option bán. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực
hiện của put option bán trừ đi khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược.

Nhà đầu tư sẽ có lời nếu giá nằm giữa hai điểm hòa vốn. Nhưng càng xa mức giá thực
hiện thì khoản lời càng giảm.

- Lỗ cho chiến lược này là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm
ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lỗ càng nhiều. Tuy nhiên, nếu
nhìn về phía giảm của đồ thị thì khoản lỗ sẽ bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.

- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi giá chứng khoán bằng
mức giá thực hiện vì lúc này cả call và put option đều không còn giá trị.

Lưu ý, đây là chiến lược rủi ro cao. Lỗ cho chiến lược này là không có giới hạn khi giá chứng
khoán dịch chuyển mạnh và xa so với giá thực hiện. Trong khi lợi nhuận tối đa chỉ là khoản thu
tiền mặt ban đầu. Do đó mức yêu cầu ký quỹ cho chiến lược này cũng khá cao. Nhà đầu tư cần
cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Nếu giá chứng khoán trước ngày đáo hạn dịch chuyển mạnh theo hướng tăng hoặc giảm và
được kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng đó, nhà đầu tư nên nhanh chóng mua lại in the money
optoin để giới hạn lỗ.

2.2 Chiến lược Strangle

Chiến lược Strangle bao gồm cùng vị thế trên một call option và một put option cùng ngày đáo
hạn và khác giá thực hiện. Chiến lược strangle tương tự như chiến lược straddle trừ giá thực hiện
của call và put option là khác nhau.

a. Long strangle

Được tạo ra bằng cách nhà đầu tư mua một call option và một put option cùng ngày chứng
khoán cơ sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện của put option X1 thấp hơn giá thực hiện
của call option X2.
Long strangle = Buy 1 OTM Call X2 + Buy 1 OTM Put X1

Chiến lược long strangle tương tự như chiến lược long straddle ngoại trừ chi phí nhìn chung
thấp hơn. Do nhà đầu tư mua call option với mức phí quyền chọn thấp tại mức giá thực hiện cao
hơn, mua put option với mức phí quyền chọn thấp tại mức giá thực hiện thấp. Hay nói cách khác,
nhà đầu tư mua hai option dều là out of the money.

Bảng 10. Thu hồi từ chiến lược long strangle

Giá chứng Thu hồi từ mua call Thu hồi từ mua put Tổng thu hồi
khoán option option
St ≤ X1 0 X1-St X1-St
X1 < St < X2 0 0 0
St ≥ X2 St-X2 0 St-X2

Nhìn vào đồ thị ta thấy, giống như ở chiến lược long straddle, nhà đầu tư đánh cuộc rằng có
sự biến động lớn về giá nhưng không chắc là tăng hay giảm.

Tuy nhiên, đổi lại với chiến lược long straddle nhà đầu tư chỉ bị lỗ lớn nhất khi giá chứng
khoán bằng với giá thực hiện, còn với chiến lược long strangle bị lỗ lớn nhất khi giá chứng
khoán bằng hoặc nằm giữa hai mức giá thực hiện. Như vậy, ở chiến lược long strangle phạm vi
biến động của giá chứng khoán nhiều hơn cho mức thua lỗ lớn nhất.

Để thu được lợi, trong chiến lược long strange giá chứng khoán phải dịch chuyển xa hơn
trong chiến lược bottom straddle. Tuy nhiên, rủi ro do giá có chiều đi xuống khi giá chứng khoán
dừng ở giá trị trung tâm của chiến lược strangle lại ít hơn. Từ đó cho thấy, cả rủi ro và lợi nhuận
của long strangle đều “khiêm tốn” hơn so với long straddle.
Dựa vào bảng 10 và biểu đồ, ta thấy

- Có hai điểm hóa vốn (B.E.P) cho chiến lược này là:

+Khoảng chênh lệch của giá chứng khoán và giá thực hiện call option mua X2 vừa đủ để
bù đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện call option mua X2 cộng
với chi phí của chiến lược.

+Khoảng chên lệch của giá thực hiện put option mua X1và giá chứng khoán vứa đủ để bù
đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện call option bán X1 cộng với
chi phí của chiến lược.

- Lỗ tối đa của chiến lược này là chi phí mua call và put option khi giá chứng khoán bằng
hoặc nằm giữa hai mức giá thực hiện. Vì lúc này cả hai option đều không còn giá trị. Một
rủi ro khác đối với nhà đầu tư là giá chứng khoán tuy dịch chuyển nhưng vẫn không bù
đắp đủ cho chi phí của chiến lược nên nhà đầu tư vẫn lỗ dù không lớn nhất.

- Lợi nhuận tối đa là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm ngoài 2
điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lời càng nhiều. Tuy nhiên sự không giới
hạn này chỉ là một phần vì giá chứng khoán không thể giao dịch thấp hơn 0. Dó đó, nếu
nhìn về phía giảm của đồ thị thì lợi nhuận bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.

Nếu trước ngày đáo hạn, giá chứng khoán tăng hoặc giảm mạnh và được kỳ vọng tiếp tục
duy trì xu thế đó, nhà đầu tư có thể bán out of the money option để thu hồi phần nào khoản phí từ
nó. Rồi giữ và chờ in the money option đến ngày đáo hạn, hoặc dùng tiền bán out of the money
option để mua thêm in the money option.

b. Short strangle
Ngược lại với long strangle, short strangle được tạo ra bằng cách nhà đầu tư bán một call
option và một put option cùng ngày chứng khoán cơ sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện
của put option thấp hơn giá thực hiện của call option.

Short strangle = Sell 1 OTM Call X2 + Sell 1 OTM Put X1

Chiến lược này thích hợp cho nhà đầu tư nào cảm thấy cảm thấy sự dao động của giá chứng
khoán không chác xảy ra với biến độ lớn. Tuy nhiên, giống như chiến lược short straddle, short
strangle cũng là một chiến lược có nhiều rủi ro, có thể gây ra lỗ tiềm tàng không giới hạn cho
nhà đầu tư.

Bảng 11. Thu hồi từ chiến lược short strangle

Giá chứng Thu hồi từ bán call Thu hồi từ bán put Tổng thu hồi
khoán option option
St ≤ X1 0 St-X1 St-X1
X1 < St < X2 0 0 0
St ≥ X2 X2-St 0 X2-St

Tương tự chiến lược long strangle, ta thấy:

- Có hai điểm hòa vốn cho chiến lược

+Điểm hòa vốn = giá thực hiện call option bán + chi phí chiến lược

+Điểm hòa vốn = giá thực hiện put option bán –chi phí chiến lược
- Lỗ cho chiến lược này là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm
ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lỗ càng nhiều. Tuy nhiên, nếu
nhìn về phía giảm của đồ thị thì khoản lỗ sẽ bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.

- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi giá chứng khoán bằng
mức giá thực hiện vì lúc này cả call và put option đều không còn giá trị.

2.3 Chiến lược Strip và Strap

Chiến lược strip (strip strangle) được tạo nên bằng cách mua một out of the money call option và
hai out of the money put option với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Như vậy, strip strangle
chỉ khác long strangle là mua put option nhiều hơn call option. Làm cho nhánh đồ thị về phía
giảm dốc hơn phía tăng. Với chiến lược này nhà đầu tư đánh cuộc rằng sẽ có sự biến động lớn về
giá và nghĩ rằng giá sẽ giảm hơn là tăng.

Chiến lược strap (strap strangle) được tạo nên bằng cách mua hai call option và một put option
với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. trong chiến lược này, nhà đầu tư cũng đánh cuộc rằng có
sự biến động lớn về giá, tuy nhiên lại cho rằng giá sẽ tăng hơn là giảm.

You might also like