You are on page 1of 6

Cơ thể được cấu tạo bởi các tế bào rất nhỏ thường xuyên phát triển và chết đi.

Tuy nhiên nếu có


một số tế bào tiếp tục phân chia và phát triển không kềm chế được, số tế bào này gây nên sự
phát triển bất thường gọi là khối u hoặc bướu. Bướu có 2 loại: bướu lành là bướu khi bị cắt bỏ sẽ
không phát triển trở lại và không lây lan tới các phần khác của thân thể. Ngược lại, các tế bào
ung thư xâm nhập các mô, lan đến nhiều nơi khác trong cơ thể là bướu độc, tức ung thư.

Ung thư thường xảy ra đối với những người lớn tuổi như 50 tuổi trở lên. Những loại ung thư dễ
gặp phải ở nam giới là ung thư da, tuyến tiền liệt, phổi và ruột già. Ung thư vú và ung thư tử
cung thường hay xảy ra đối với nữ giới.
Ung thư phát triển do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phối hợp như môi trường, cách sinh
hoạt, di truyền, thức ăn uống và mức độ tiếp xúc chất quang tuyến hay hoá chất tại môi trường
làm việc. Theo các nhà nghiên cứu, các nguyên nhân dễ dàng gây bệnh ung thư như sau:

1. Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây ung
thư. Hút thuốc có thể bị ung thư phổi, còn có nguy có ung thư miệng, thanh quản, thực quản, tuỵ
tạng, túi mật, thận và cổ tử cung.
2. Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm tổn thương da và gây ung thư
da. Khả năng dễ bị ung thư da khi phơi nắng nhiều trong một thời gian dài, nhất là từ 11 giờ trưa
đến 3 giờ chiều. Nên đội nón có vành, mặc áo dài tay và mang kiếng mát hoặc bôi kem chống
nắng để bảo vệ da.

3. Chế độ ăn uống: Theo các tài liệu nghiên cứu, các chất mỡ và chất béo như trứng, sữa, bơ,
phô mai dễ gây ra các loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột già, tuỵ tạng, tử cung, buồng
trứng. Nên ăn nhiều trái cây, rau cải mỗi ngày, năng vận động, tập thể dục đều đặn, giữ mức
trọng lượng thân thể bình thường để được khoẻ mạnh.

4. Rượu: Thói quen uống rượu sẽ dễ dẫn đến ung thư miệng, thực quản và thanh quản. Nguy cơ
mắc bệnh ung thư càng cao hơn đối với người nghiện hút thuốc lá và nghiện rượu. Ngoài ra,
rượu còn làm cho bị ung thư gan và ung thư vú.

5. Tia quang tuyến: Chụp phim quang tuyến X nhiều có thể gây ung thư. Vì vậy để chẩn bệnh,
việc chụp quang tuyến thường được thực hiện trong một thời gian ngắn khoảng 1 giây và không
nên chụp quang tuyến thường xuyên trừ khi cần thiết.

6. Sử dụng hormone thay thế: Nhiều phụ nữ dùng hormone thay thế trị chứng bốc hoả, khô âm
đạo và loãng xương lúc mãn kinh. Nhiều khảo cứu cho thấy estrogen tăng nguy cơ ung thư tử
cung, ung thư vú khi dùng estrogen liều cao và sử dụng lâu dài.

7. Chất hoá học nơi làm việc: Tiếp xúc thường xuyên với kim loại, bụi, chất hoá học, thuốc trừ
sâu nơi làm việc gia tăng nguy cơ ung thư.

8. Yếu tố di truyền: Có nhiều loại ung thư di truyền từ trong gia đình; đó cũng là một trong
những nguyên nhân gây bệnh.

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện ung thư sớm (ở gian đoạn đầu), tỷ lệ bệnh nhân được chữa trị
khỏi là 40%. Tuy nhiên, để phát hiện sớm, bản thân mỗi người phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ,
đến các cơ sở y tế khám khi có dấu hiệu bất thường. Các triệu chứng sớm của ung thư có thể có
một vài biểu hiện kết hợp như vết loéùt lâu lành, thiếu máu, gầy sút cân, rối loạn tiêu hoá dài
ngày, hành kinh kéo dài, khó thở, v.v.
Ngoài ra, việc thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt cũng góp phần đề phòng hoặc giảm các
tác nhân gây ung thư. Chẳng hạn: không hút thuốc lá để phòng ung thư phổi; phòng ung thư dạ
dày, thực quản bằng việc tránh sử dụng thực phẩm bảo quản muối; vệ sinh và an toàn tình dục đề
phòng ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật; tự khám nhũ hoa hàng tháng để phát hiện khối u
lạ.

Các công trình nghiên cứu đã xác định một số bệnh lý nếu không được điều trị sớm có thể phát
triển thành ung thư. Trong khi đó, nếu điều trị khỏi những bệnh lý này từ sớm sẽ loại bỏ được
nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nhiều người dân còn hiểu sai về bệnh ung thư


Tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều người còn hiểu sai về
bệnh, gần 35% số người được hỏi cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và
chóng chết.

Thông in được Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam cho
biết trong buổi hội thảo quốc gia phòng chống ung thư sáng 7/10 tại Hà Nội.

Chỉ riêng trong năm 2010, cả nước có ít nhất hơn 126.000 ca mắc ung thư mới. Tỷ lệ mới mắc
ung thư ở cả nam và nữ đều tăng.

Cụ thể, trong năm nay, ước tính tỷ lệ mới mắc ung thư ở nam giới là 181,3 người trên 100.000
dân, cao hơn nhiều so với cách đây 10 năm chỉ có 141,6.

Những loại ung thư có tỷ lệ mới mắc tăng nhiều ở nam giới là ung thư phổi, thực quản, đại trực
tràng và tiền liệt tuyến, còn nữ giới là ung thư vú, dạ dày, phổi...

"Có thể nói, hiện nay bệnh ung thư đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Cũng vì thế từ năm 2008, bệnh ung thư được đưa vào trong
Chương tình mục tiêu quốc gia", giáo sư Đức nói.

Trong khi đó theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, một phần ba số trường hợp mắc ung
thư có thể dự phòng được, một phần ba có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm, điều trị kịp
thời và một phần ba có thể kéo dài sự sống.

Thế nhưng, nhiều người bệnh lại cho rằng đã bị bệnh ung thư thì chỉ có chờ chết, giáo sư Đức
cho biết.

Kết quả khảo sát kiến thức về một số bệnh ung thư phổ biến trong cộng đồng tại 10 tỉnh, thành
trong năm 2008 với hơn 8.000 người được hỏi cũng cho thấy, người dân còn rất thiếu hiểu biết
về căn bệnh này.

Trong 8 câu hỏi về kiến thức phòng chống ung thư cơ bản thì tỷ lệ trả lời đúng chỉ đạt 35%.
Điều đáng nói là vẫn có đến hơn 67% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y, việc
phát hiện sớm hay muộn cũng thế thôi. Đặc biệt, hơn một phần ba số người được hỏi cho rằng
ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết.
Chính vì sự kém hiểu biết này mà bệnh nhân thường đến bệnh viện khi đã quá muộn làm tăng tỷ
lệ tử vong. Chẳng hạn với căn bệnh ung thư vú, chị em hoàn toàn có thể tự khám và phát hiện
sớm bệnh. Thế nhưng, có đến 53% số người được hỏi chưa từng nghe nói về tự khám vú để phát
hiện ung thư (trong số này có một nửa là phụ nữ). Tỷ lệ ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn
sớm chỉ chiếm gần 36%.

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Ung Thư?


Bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gien chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế
bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gien và các tác
nhân bên ngoài, và chúng có thể được phân loại như sau:

• Tác Nhân Vật Lý Gây Ung Thư như Tia Cực Tím (UV) và Tia Phóng Xạ
• Tác Nhân Hóa Học Gây Ung Thư như khói Thuốc Lá và A-mi-ăng
• Tác Nhân Sinh Học Gây Ung Thư như
o Nhiễm Virus (Virus Viêm Gan Siêu Vi B và Ung Thư Gan, Virus Human
Papilloma (HPV) và Ung Thư Cổ Tử Cung) và Tế Bào (Helicobacter Pylori và
Ung Thư Dạ Dày) và Vật Ký Sinh (Schistosomes và Ung Thư Bàng Quang)
o Ngộ độc thực phẩm do các độc tố Mycotoxin như Aflatoxin (làm từ Aspergillus
Fungi) gây Ung Thư Gan.

Việc dùng thuốc lá được xem là yếu tố rủi ro chính dẫn đến ung thư và gây ra nhiều loại bệnh
ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, dạ dày, bàng quang, vòm hầu và các bệnh ung
thư khác. Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải, người ta vẫn có những bằng chứng
đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư. Tự bản thân yếu tố này
trở thành yếu tố rủi ro kết hợp với chứng béo phì cùng với sự áp dụng chế độ ăn uống thiếu rau
quả và trái cây và có liều lượng muối cao. Việc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng
là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đang có những chứng cứ hiển nhiên về việc thức uống
có cồn gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư thực quản, vòm họng, thanh quản, gan, ung
thư vú, và các loại bệnh ung thư khác.

Ung thư phổi


Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ lớp lót tế bào túi khí. Có hai loại
chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư tế bào phổi không phải tế bào nhỏ. Những loại này
được chẩn đoán dựa trên việc quan sát tế bào dưới kính hiển vi.

Hơn 80% ung thư phổi thuộc loại ung thư không phải tế bào nhỏ. Trong đó được chia thành ba
loại nhỏ, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vẩy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào
lớn.
Nguyên Nhân Gây Bệnh là gì?

Khói thuốc là một nguy cơ quan trọng nhất và nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư phổi.
Đây là nguyên nhân gây ra 80% số trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. Những hợp chất
nguy hại trong thuốc lá phá hủy các tế bào phổi. Qua thời gian, những tế bào bị phá hủy đó bị
ung thư. Đó là lý do tại sao hút thuốc điếu, thuốc tẩu, hoặc xì-gà có thể gây ung thư phổi và
những người không hút thuốc hít phải những chất trên cũng bị mắc ung thư. Một người hít càng
nhiều khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.

Những nguyên nhân khác có thể gây ung thư phổi bao gồm chất rađon (khí ga hoạt tính),
amiăng, thạch tín, crom, ni-ken và ô nhiễm không khí. Những người có thành viên trong gia đình
bị ung thư phổi cũng có khả năng bị nhiễm bệnh trên. Những người bị ung thư phổi có nguy cơ
phát triển ung bướu phổi lần hai. Những người trên 65 tuổi khi chẩn đoán thường mắc bệnh ung
thư phổi.

Triệu chứng

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Nhưng khi bệnh phát triển,
thường có những dấu hiệu sau:

- Ho không khỏi, ngày càng nặng hơn


- Hô hấp có vấn đề, chẳng hạn như thở dốc
- Đau ngực kéo dài
- Ho ra máu
- Khàn giọng
- Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi, như bị viêm phổi
- Luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân

Thường thì các triệu chứng này không phải do ung thư. Các vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể
gây ra các triệu chứng này. Ai có những triệu chứng như trên nên đến gặp bác sĩ để được chẩn
đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi là bỏ, hoặc không bao giờ hút thuốc lại nữa!
Nếu quý vị có những dấu hiệu bị ung thư phổi, các bác sĩ sẽ tìm ra liệu nó bắt nguồn từ ung thư
hay do tình trạng sức khỏe khác. Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu và làm một số chẩn
đoán:

- Kiểm Tra Thể Trạng


- Chụp X-quang Vùng Ngực
- Chụp Cắt Lớp Điện Toán (CT)

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số xét nghiệm sau để lấy bệnh phẩm:

- Xét nghiệm đờm


- Chọc dịch màng phổi
- Nội soi phế quản
- Chọc hút bằng kim
- Mở lồng ngực
Chẩn Đoán Ung Thư Phổi Bằng Cách Nào?

Để có kế hoạch điều trị tốt nhất, bác sĩ cần xác định được loại ung thư phổi và giai đoạn phát
triển của bệnh. Việc xác định thời kỳ của bệnh được tiến hành rất cẩn thận để tìm rõ xem bệnh đã
lan ra đến những phần nào trên cơ thể. Ung thư phổi lan nhanh nhất đến các hạch bạch huyết,
não, xương, gan, và tuyến thượng thận.

Các Giai Đoạn Của Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ

Các bác sĩ mô tả ung thư phổi tế bào nhỏ có hai giai đoạn:

- Giai đoạn hạn chế: Ung thư được phát hiện ở một lá phổi và những mô gần kề.

- Giai đoạn mở rộng: Ung thư được phát hiện tại những mô ở vùng ngực bên ngoài phổi. Hoặc
ung thư được phát hiện ở những cơ quan xa hơn.

Các Giai Đoạn của Ung Thư Phổi Không Phải Tế Bào Nhỏ

* Giai đoạn chưa phát triển rõ ràng: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong
mẫu nước thu được từ nội soi phế quản, nhưng không thể nhìn thấy những khối u trong phổi.

* Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp đệm gần phổi nhất. Khối u không phát
triển thông qua lớp đệm này. Khối u ở giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô. Khối u không
phải là ung thư lây lan.

* Giai đoạn I: Khối u phổi không phải là ung thư lây lan. Khối u phát triển thông qua lớp đệm
gần nhất của phổi, dần đi vào sâu những mô phổi bên trong. Các tế bào ung thư không được tìm
thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.

* Giai đoạn II: U phổi có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng sẽ không lây lan sang những bộ phận
xung quanh. Các tế bào ung thư không được tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.

* Giai đoạn III: U phổi có thể lan đến những cơ quan gần kề, lồng ngực, cơ hoành, các mạch lớn
hoặc các u huyết cùng phía hoặc đối diện với khối u.

* Giai đoạn IV: Các khối u ác tính sản sinh được tìm thấy tại các thùy phổi hoặc tại lá phổi khác.
Các tế bào ung thư được tìm thấy tại những bộ phận khác của cơ thể như não, tuyến thượng thận,
gan, hoặc xương.

Điều Trị Ung Thư Phổi

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ xác định mục tiêu của việc điều trị là chữa
trị, kiềm chế bệnh để kéo dài sự sống hoặc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tật nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống. Phương thức chữa trị có thể được tiến hành đơn lập hoặc kết hợp
giữa Phẫu thuật, Xạ trị Hóa Trị, và Chữa bệnh bằng thuốc theo mục tiêu.
Rất nhiều người luôn lo vì cho rằng tác nhân gây ung thư là từ môi trường sống trong khi không
nghĩ đến nguyên nhân là từ thói quen sống.

Đa số dân chúng ở tất cả các quốc gia đều cho rằng yếu tố môi
trường (như tình trạng ô nhiễm) là nguyên nhân chính gây ung
thư chứ không phải là vấn đề thừa cân.

Đây là kết quả thu được sau khi phỏng vấn 29.925 người ở 29
quốc gia trên khắp thế giới trong vòng 1 năm. Đây cũng là nghiên
cứu đầu tiên cung cấp dữ liệu về những hiểu biết đối với nguy cơ
gây ung thư.

Theo khảo sát, 42% những người sống ở đất nước có thu nhập
cao thường ít nghĩ rằng uống rượu là một trong những nguyên
Việc kiểm soát hành vi của bản thân là yếu nhân gây ung thư. Trong khi chỉ có 26% những người sống ở đất
tố giúp giảm nguy cơ ung thư tốt nhất nước có thu nhập trung bình và 15% những người có thu nhập
thấp nghĩ rằng rượu không phải là nguyên nhân gây ung thư.

Ở nước phát triển, stress (57%) và ô nhiễm không khí (78%) được xếp vào những nguyên nhân hàng
đầu dẫn tới ung thư chứ không phải là chất cồn. Thực tế thì stress không được xem là một yếu tố gây
ung thư và ô nhiễm không khí cũng được coi là yếu tố gây ung thư tương đương với chứng nghiện rượu.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy ở những nước có thu nhập trung bình và thấp, người dân cũng bi quan về
giải pháp trong điều trị ung thư hơn. 48% người dân ở những nước nghèo nhất cho biết họ không hy
vọng sẽ chữa được bệnh nếu mắc ung thư. Tỉ lệ này ở các nước có thu nhập trung bình là 39% trong khi
ở nước giàu nhất, tỉ lệ này chỉ là 17%.

Tuy nhiên, các yếu tố môi trường thực ra rất ít tác động mà việc kiểm soát hành vi của bản thân (như tình
trạng thừa cân hay rượu chè) mới được xem là yếu tố giúp giảm nguy cơ ung thư tốt nhất

You might also like