You are on page 1of 20

KHOA CNSH – CNTP ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

LỚP 40 CÔNG NGHỆ SINH HỌC -------------------------------------

KỸ THUẬT GENE TRONG CHĂN NUÔI


TẠO ĐỘNG VẬT CHUYỂN GENE NHƯ THẾ NÀO?

Giảng viên: Hồ Thị Bích Ngọc


Nhóm thực hiện: nhóm 7
1. Hoàng Mạnh Thắng (manhthang.yb@gmail.com)
2. Trần Xuân Thạch
3. Nguyễn Văn Đạt
4. Nguyễn Văn Thông
5. Nguyễn Xuân Linh
6. Nguyễn Trung Thành
7. Lê Anh Dũng

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2010


KỸ THUẬT GENE TRONG CHĂN NUÔI
TẠO ĐỘNG VẬT CHUYỂN GENE NHƯ THẾ NÀO?

1. Kỹ thuật gene, khái niệm cơ bản và lịch sử hình thành


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kỹ thuật gene ( Kĩ thuật di truyền - Genetic engineering) là các thao tác
tác động lên DNA để chuyển đoạn DNA mang một gene hoặc cụm gene
từ tế bào cho đến tế bào nhận thông qua thể truyền.
1.1.2. Công Nghệ gene là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gene.
1.1.3. Công nghệ sinh học (Biotechnology) là ngành công nghệ sử dụng tế bào
sống và các quá trình sinh học (nhân tạo và tự nhiên) để tạo ra những sản
phẩm cần thiết cho con người( thuốc, Gene, nhân bản vô tính, trồng trọt
& chăn nuôi, kháng sinh, DNA, virus, các chất hữu cơ, protein,
enzyme…)
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1953, sau khi James D. Watson và Francis Crick công bố mô hình cấu
trúc của phân tử DNA, công nghệ sinh học đã có những bước tiến vượt bậc, bước
vào giai đoạn công nghệ sinh học hiện đại. Ứng dụng rộng lớn trên nhiều phương
diện: Nông nghiệp, công nghiệp, môi trường… Trong những năm 70 của thế kỷ
XX, những thành công lớn đã đến với công nghệ sinh học, đó là sự ra đời của
công nghệ gene:
1972 Paul Berg là người đầu tiên tạo ra DNA tái tổ hợp kết hợp từ virus ở
khỉ SV40 với các virus lambda .
1973 Herbert Boyer và Stanley Cohen là người đầu tiên tạo ra sinh vật biến
đổi gene bằng cách chèn các gene kháng kháng sinh vào plasmid của E.coli
1974 Rudolf Jaenisch đã tạo ra một con chuột biến đổi gene bằng cách chuyển
DNA ngoại lai vào phôi thai. Đánh dấu thành công đầu tiên trên thế giới ở động
vật chuyển gene
Cho đến nay, công nghệ gene đã có vô vàn thành tựu và ứng dụng trên mọi
mặt đời sống, đó là chọn tạo giống cây trồng – vật nuôi, sản xuất các chế phẩm
phục vụ mục đích con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
Trong phạm vi bài tập, chúng tôi tập chung vào quy trình và ứng dụng
của công nghệ gene đối với chăn nuôi, bao gồm: cải tạo giống cũ, chọn tạo giống
mới và các vấn đề khác.

2. Kỹ thuật chọn tạo giống vật nuôi


2.1. Khái niệm
Chọn lọc và nhân giống vật nuôi (Animal breeding) là môn khoa học ứng dụng
các kỹ thuật di truyền để cải tiến về mặt di truyền đối với việc nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm của vật nuôi.

-2-
2.2. Cổ điển
Từ xã hội chiếm hữu nô lệ, con người đã có những kiến thức cơ bản về chọn tạo
giống. Theo sự phát triển của xã hội, kiến thức tích lũy được ngày càng nhiều.
Công tác chọn tạo giống ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên chọn giống cổ điển chủ
yếu dựa vào cảm nhận của con người (thị giác, xúc giác) và kinh nghiệm, không
chịu ảnh hưởng của bất kỳ một lý thuyết sinh vật nào, có thể tóm tắt kỹ thuật
chọn tạo giống qua các kiểu nhà nước như sau:
Công xã nguyên thủy: Chưa có vật nuôi
Chiếm hữu nô lệ: thuần hóa thú hoang làm vật nuôi: chó, cừu, lợn, ngựa…
Phong kiến: có những tiến bộ đầu tiên về chọn giống vật nuôi, hình thành một
hệ thống các tài liệu hướng dẫn chọn giống ở khắp các quốc gia như Hy Lạp, A-
rập, Trung Quốc…
Tư bản: nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hàng hóa sản xuất
ra ngày càng nhiều và nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng. Lần đầu tiên
tạo giống vật nuôi được thừa nhận khi Robert bakewell tạo thành công giống
ngựa Shire, giống bò Longhorn và giống cừu Leicester.
Năm 1800. các quốc gia châu Âu bắt đầu phát hành sổ giống như một tài liệu
chọn tạo giống chính thức, khởi đầu ở Anh, Đức và Hà Lan. Những sổ giống
quốc gia này ghi nguồn gốc con vật, các phương pháp đo đạc, đánh giá về ngoại
hình, thể chất và sức sản xuất.
2.3. Hiện đại
Năm 1865, Mendel công bố 3 định luật di truyền, đặt nền móng cho công tác
chọn tạo giống hiện đại, dựa trên các quy luật về sinh học
Năm 1900, các định luật của Mendel được tái khẳng định bởi Hugo Marie De
Vries (Hà Lan) Erich Karl Correns (Đức) và Erich Von Tschermark (Áo) Đánh
dấu sự ra đời của ngành chọn tạo giống hiện đại dựa trên nền tảng lý luận khoa
học về di truyền học.
Sau đó, di truyền học tiến bộ vượt bậc với những phát hiện mới như Di truyền
nhiễm sắc thể (Morgan – 1910); mô hình DNA (James D. Watson, Francis Crick
- 1953); mật mã di truyền (Niremberg - 1968)… và cho đến nay là sinh học phân
tử và công nghệ gene, mở ra một kỷ nguyên chọn tạo giống hiện đại dựa trên
những mục đích cực kỳ rõ ràng và chi tiết của con người về năng suất, chất lượng
hay loại sản phẩm mong muốn ở vật nuôi.
3. Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi
3.1. Sử dụng DNA marker trong chọn giống vật nuôi
3.1.1. DNA marker là gì?
Khái niệm: DNA marker là các trình tự đánh dấu các gene trong cơ thể
sinh vật
Trong phương pháp chọn giống cổ điển, các chỉ tiêu lựa chọn thuộc về kiểu
hình, chủ yếu là chỉ tiêu hình thái và một số chỉ tiêu sinh hóa (Chiều cao, vòng
ngực, cân nặng, chất lượng sản phẩm, khả năng thích nghi…) các chỉ tiêu này
thường không ổn định và chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố môi trường.

-3-
Sử dụng các thành phần của kiểu gene có chức năng đánh dấu, gọi là
DNA marker để chọn giống sẽ cho phép bỏ qua các biến động không di
truyền; đồng thời theo dõi được các biến động di truyền không biểu hiện hoặc
chưa được biểu hiện ra kiểu hình. Tăng hiệu quả cho công tác chọn giống.
3.1.2. Sử dụng DNA marker như thế nào?
Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều DNA
marker đánh dấu những tính trạng mong muốn ở vật nuôi. Khi cần nghiên cứu
một giống vật nuôi bất kì, chỉ cần tìm hiểu bộ gene có hay không có DNA
marker đánh dấu cho gene mong muốn là nhà khoa học có thể quyết định có
nên hay không tiếp tục nghiên cứu của mình. Rút ngắn thời gian, tiền bạc và
công sức thí nghiệm.
3.1.3. Các tác dụng chính của DNA marker
- Dùng đánh giá mức độ biến động di truyền trong một quần thể vật nuôi.
Nếu mức biến động di truyền này còn cao thì cần tiếp tục quá trình chọn
lọc nhằm ổn định dòng.
- Cho phép đánh giá sự khác biệt di truyền giữa hai cá thể bố mẹ. Sự khác
biệt này càng lớn thì tính dị hợp tử ở thế hệ con càng cao.
- Theo dõi hiệu quả của một chương trình chọn giống định hướng với một
alen đặc biệt.
- Xác định các marker ở các locus có liên kết chặt chẽ với các tính trạng
mong muốn, dùng trong chọn giống số lượng (mass selection) đặc biệt đối
với các tính trạng khó chọn lọc, ít biểu hiện.
- Đánh dấu các gene quý dùng trong lai tạo giống ở gia súc gia cầm, thường
các gene này liên quan đến tính trạng năng suất: chất lượng thịt, sức sống,
sức kháng bệnh.

MỘT SỐ DNA MARKER THƯƠNG MẠI

DNA marker theo bp DNA marker protein Điện di các DNA marker

-4-
3.2. Cải tạo giống cũ
Dựa vào DNA marker, sinh học phân tử, sinh học tế bào… đã thay đổi các
phương pháp cải tạo giống cũ. Ngày nay nhà chọn giống có thể theo dõi, chọn
lựa, kích thích các đặc tính di truyền tốt, quý trong giống cũ. Ngăn cản sự thoái
hóa giống, tích cực tìm kiếm những nguồn gene quý để lưu trữ và sử dụng
3.3. Tạo giống mới – động vật chuyển gene (Transgenic animals )
3.3.1. khái niệm

Ðộng vật chuyển gene là động vật có gene ngoại lai (gene chuyển) xen vào
trong hệ gene của nó. Gene ngoại lai này phải được truyền lại cho tất cả mọi
tế bào, kể cả các tế bào mầm. Việc chuyển gene ngoại lai vào động vật chỉ
thành công khi các gene này di truyền lại cho thế hệ sau.

3.3.2. Nguyên nhân phát sinh của động vật chuyển gene
Với nhu cầu ngày càng tăng của con người, chọn giống thuần túy sẽ dần mất
khả năng đáp ứng, khi đó, con người buộc phải hướng tới những nguồn cung
cấp khác.
Sinh học phân tử với sự phát triển kì diệu của nó đã cho thế giới vô vàn thành
tựu, một trong số đó là động vật chuyển gene.
Động vật chuyển gene có nhiều ưu điểm vượt trội như có thể điều khiển, điều
chỉnh mọi hoạt động sống nhờ việc chuyển gene vào bộ gene gốc, sản xuất
theo hướng cố định, điều khiển được chất lượng, số lượng sản phẩm… chắc
chắn sẽ là hướng giải quyết mới cho nhu cầu của con người.
3.3.3. Quá trình phát triển của động vật chuyển gene.
Vào thập kỷ 1970, các thí nghiệm nghiên cứu đã được thực hiện với các tế
bào ung thư biểu bì phôi và các tế bào ung thư quái thai để tạo nên chuột thể
khảm (Brinster,1974; Mintz và Illmensee, 1975; Bradley, 1984). Trong các
động vật thể khảm này, các tế bào nuôi cấy lấy từ một dòng chuột được đưa
vào phôi của một dòng chuột khác bằng quần tụ phôi trực tiếp (direct embryo
aggregation) hoặc bằng cách tiêm vào phôi ở giai đoạn phôi nang (blastocyst).
Chuột thể khảm trưởng thành có thể được sinh ra bằng sự đóng góp tế bào từ
các bố mẹ khác nhau và sẽ biểu hiện tính trạng của mỗi dòng.
Một kiểu chuyển gene khác ở động vật là chuyển nhân từ một phôi vào tế bào
trứng chưa thụ tinh của một dòng nhận khác một cách trực tiếp (Mc Grath và
Solter,1983). Những động vật biến đổi gene bằng chuyển nhân này được tạo
ra mà không cần một kỹ thuật tái tổ hợp DNA nào và chúng là sự kiện quan
trọng trong việc làm sáng tỏ các cơ chế điều hoà di truyền ở động vật có vú.
Bước phát triển tiếp theo của kỹ thuật chuyển gene được thực hiện bằng cách
tiêm retrovirus vào các phôi chuột đã được nuôi cấy trước (Jeanish và Mintz,
1974; Jeanish, 1976). Thông tin di truyền của virus được chuyển một cách
hiệu quả vào hệ gene của động vật nhận và sau đó ít lâu kỹ thuật sử dụng
retrovirus làm vector cho các đoạn DNA ngoại lai đặc biệt đã được phát triển
(Stuhmann, 1984). Sử dụng retrovirus như là vật truyền trung gian đối với

-5-
việc chuyển gene đã tạo nên hiện tượng khảm ở mức độ cao. Tuy nhiên kích
thước của gene chuyển bị giới hạn và các trình tự của virus có thể làm nhiễu
sự biểu hiện của gene chuyển. Sự đính các bản sao đơn của gene chuyển nằm
bên cạnh DNA của virus có thể là có lợi nếu có yêu cầu tách dòng các locus
đính vào.
Trong những năm gần đây, một số kỹ thuật tạo động vật chuyển gene khác đã
được công bố: phương pháp chuyển gene bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi
(Grossler,1986), phương pháp chuyển các đoạn nhiễm sắc thể nguyên (ví dụ
như chuột “transomic“, Richa và Lo, 1988), chuyển gene trực tiếp vào tinh
trùng kết hợp với thụ tinh in vitro (Lavitrano, 1989). Tuy nhiên, phương pháp
vi tiêm DNA vào tiền nhân của hợp tử là phương pháp có hiệu quả nhất, được
sử dụng rộng rãi nhất để tạo động vật chuyển gene. Sử dụng phương pháp
này, các gene chuyển có chiều dài trên 50 kb của virus, sinh vật tiền nhân,
thực vật, động vật không xương sống hoặc động vật có xương sống có thể
được chuyển vào hệ gene của động vật có vú và chúng có thể được biểu hiện
ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản.
4. Quy trình tạo giống vật nuôi chuyển gene
Công nghệ tạo động vật chuyển gene là một quá trình phức tạp và ở những loài khác
nhau có thể khác nhau ít nhiều nhưng nội dung cơ bản gồm các bước chính sau:
 Tách chiết, phân lập gene mong muốn.
 Tạo tổ hợp gene biểu hiện trong tế bào động vật.
 Tạo cơ sở vật liệu biến nạp gene.
 Biến nạp gene vào phôi động vật.
 Nuôi cấy phôi và cấy truyền hợp tử (đối với động vật bậc cao)
 Phân tích đánh giá tính ổn định và sự biểu hiện của gene lạ và tạo ra dòng động
vật chuyển gene gốc một cách liên tục.
 Sản xuất động vật chuyển gene.
SƠ ĐỒ TẠO ĐỘNG VẬT CHUYỂN GENE BẰNG VI TIÊM

-6-
4.1. Tách chiết, phân lập gene mong muốn và tạo tổ hợp gene biểu hiện trong
tế bào động vật

4.1.1. Tách chiết, phân lập gene mong muốn


Một gene ngoại lai trước khi được chuyển vào hệ gene của tế bào vật chủ
để tạo ra động vật chuyển gene phải được phân lập và tinh chế hay nói cách
khác là nó phải được tạo dòng. Các công cụ sử dụng để tạo dòng bao gồm các
enzyme đặc biệt có hoạt tính cắt và nối gene (enzyme hạn chế và ligase), các
mẫu dò (probe), vector và tế bào vật chủ. Vector thường được sử dụng là
plasmid.
Việc tách chiết một gene riêng lẻ là rất phức tạp bởi vì DNA mẫu chứa
hàng triệu gene. Do đó để thực hiện điều này, DNA mẫu chứa gene mong
muốn và vector plasmid phải được cắt bởi cùng một loại enzyme hạn chế. Các
đoạn DNA mẫu sau khi được cắt có mang gene mong muốn sẽ được xen vào
vector plasmid, được nối với nhau nhờ ligase tạo thành plasmid tái tổ hợp. Sau
đó các plasmid tái tổ hợp được biến nạp vào các tế bào vi khuẩn E.coli và các
tế bào vi khuẩn tiến hành sinh trưởng. Vào thời điểm này, các tế bào vi khuẩn
chứa plasmid mang gene mong muốn sẽ được phát hiện bằng mẫu dò. Chúng
được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để sinh trưởng phát triển tạo ra
hàng triệu bản sao của vector chứa gene này. Vector chứa gene này sẽ được
tách ra khỏi tế bào vi khuẩn và gene mong muốn sẽ được tách chiết. Phương
pháp này có thể tạo ra hàng triệu bản sao của gene mong muốn mà không bị
nhiễm bởi các gene khác. Gene chuyển có nguồn gốc từ genome này chứa các
đoạn exon mã hoá và các đoạn intron không mã hoá.
Người ta cũng có thể phân lập được gene mong muốn từ sản phẩm biểu
hiện của nó như mRNA hoặc protein. Từ mRNA dưới tác động của enzyme
sao chép ngược sẽ tổng hợp ra DNA bổ sung mạch đơn (single strand
complement DNA- ss cDNA), tiếp theo là DNA bổ sung mạch kép (double
strand complement DNA- ds cDNA). DNA bổ sung (complement DNA-
cDNA) này khác với DNA gốc là không chứa các intron (Đoạn không mang
thông tin di truyền) mà chỉ bao gồm các exon (đoạn mang thông tin di truyền)
. Ngoài ra, từ sản phẩm protein, có thể suy ra trình tự nucleotid của gen cấu
trúc trên cơ sở trình tự các acid amin trong phân tử protein. Sau đó có thể thiết
kế cặp mồi (primer) để dò tìm đoạn gen mong muốn.

So sánh hai dạng gen chuyển

-7-
4.1.2. Tạo tổ hợp gene chuyển biểu hiện trong tế bào động vật
Ðể tạo tổ hợp gene chuyển biểu hiện trong tế bào động vật, các vùng chức
năng khác nhau của gene có nguồn gốc từ các loài khác nhau có thể được kết
hợp lại với nhau trong ống nghiệm bằng cách sử dụng enzyme hạn chế và
ligase. Tất cả các thành phần của gene có thể được tách chiết và tái tổ hợp để
tạo thành một cấu trúc gen chuyển biểu hiện.
Ở các đầu của cấu trúc đầy đủ này có thể được sửa đổi bằng cách bổ sung
các trình tự polylinker (Trình tự nối) chứa một số vị trí nhận biết các enzyme
hạn chế khác nhau. Trình tự polylinker cho phép có thể xen vào cấu trúc này
một vector để kiểm tra và tạo dòng.

Sơ đồ cấu trúc gen chuyển biểu hiện


enhancer: gene tăng cường SIG: trình tự tín hiệu
ATG: vị trí khởi đầu phiên mã AAA: đuôi polyA
Gene chuyển được đi kèm với các trình tự không mã hoá có vai trò điều
hoà sự biểu hiện của gene. Các yếu tố điều hoà cũng có thể nằm ở trong đoạn
intron. Yếu tố điều hoà ở gần đầu 5’ của gen là promoter, có vai trò quyết định
trong việc điều hoà sự biểu hiện của gene. Sự biểu hiện của gene có thể xảy ra
trong tất cả các mô của cơ thể (không đặc hiệu) hoặc chỉ ở các mô đặc biệt.
Hay nói cách khác gene cấu trúc muốn hoạt động để biểu hiện ra protein mà
nó qui định trong hệ thống tế bào nhất định thì phải có promoter thích hợp với
hệ thống mà nó hoạt động. Promoter ở tế bào động vật có nguồn gốc hoặc từ
động vật như methallothionein (MT), thymidine kinase, ß-actin, amylase,
insulin, ß-lactoglobulin, adiposite P2 ... hoặc từ virus động vật như Simian
virus (SV40), Rous sarcoma virus (RSV)...
Một yếu tố điều hoà khác là yếu tố tăng cường (enhancer), có chức năng
tăng cường sự biểu hiện của gene, không phụ thuộc vào vị trí và sự định
hướng đối với gene. Ðầu 3’ của gene cũng phải mang một trình tự poly-A để
đảm bảo thích hợp cho quá trình phiên mã và dịch mã, cũng như bảo vệ đoạn
gene mong muốn khỏi các enzyme phân hủy của tế bào chủ.

4.2. Tạo cơ sở vật liệu biến nạp gene


Ở động vật nói chung, giai đoạn biến nạp gene thích hợp nhất là trứng ở
giai đoạn tiền nhân (pronucleus), giai đoạn mà nhân của tinh trùng và trứng
chưa dung hợp với nhau. Ở giai đoạn này tổ hợp gene lạ có cơ hội xâm nhập

-8-
vào hệ gene của động vật nhờ sự tái tổ hợp DNA của tinh trùng và của trứng.
Do tế bào phôi chưa phân chia và phân hoá nên tổ hợp gene lạ được biến nạp
vào giai đoạn này sẽ có mặt ở tất cả các tế bào kể cả tế bào sinh sản của động
vật trưởng thành sau này.
Ðối với động vật có vú, trứng chín được thu nhận bằng phương pháp sử
dụng kích dục tố theo chương trình đã được xây dựng cho mỗi loài hoặc bằng
phương pháp nuôi cấy trứng trong ống nghiệm. Sau đó thụ tinh nhân tạo để
tạo ra trứng tiền nhân.
Các phương pháp sử dụng hiện nay để chuyển gene vào tế bào chủ nói
chung là hiệu quả không cao. Ðể tạo ra một động vật chuyển gen, yêu cầu cần
phải sử dụng hàng trăm thậm chí hàng ngàn trứng thụ tinh. Ở bò để đạt được
một lượng phôi lớn như thế, nó phải được kích thích để rụng một lượng lớn
trứng (siêu rụng trứng) thành thục và được thụ tinh nhân tạo. Sự hiểu biết về
sự kiểm soát chức năng buồng trứng tăng lên đang cải tiến hiệu quả để có đủ
số lượng trứng thụ tinh. Việc kích thích gây siêu rụng trứng đòi hỏi sự hiểu
biết một cách chi tiết các yếu tố hormone kiểm soát sự phát triển của trứng ở
trong buồng trứng. Quá trình phát triển của trứng đã được nghiên cứu mạnh
mẽ và đã đạt được một số kết quả trong những năm qua. Các nghiên cứu đã
tập trung khảo sát các cơ chế cơ bản kiểm soát sự sinh trưởng và thành thục
của trứng và chức năng của thể vàng. Chúng mở đường cho sự phát triển các
phương pháp điều hoà chu trình động dục để gây siêu rụng trứng một cách tỉ
mỉ và chính xác hơn.
Sự phát triển quan trọng nhất trong sinh lý học buồng trứng trong những
năm mới đây là sự khám phá ra hormone inhibin. Inhibin là hormone ức chế
sự rụng trứng, nó làm giảm tỉ lệ rụng trứng. Một vài giống động vật có tốc độ
rụng trứng cao hiếm thấy như dòng Booroola của cừu Merino ở Úc có mức
inhibin trong máu thấp. Trâu bò miễn dịch với inhibin có mức inhibin trong
máu thấp và tăng tỉ lệ rụng trứng. Các gene kiểm tra sự sản xuất inhibin đã
được tạo dòng và khả năng tạo ra động vật chuyển gene mà trong đó các gene
này bị ức chế hoặc bị loại bỏ là hoàn toàn có thể.
Một quá trình nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện để tìm hiểu các cơ
chế kiểm soát điều hoà chức năng của thể vàng và sự sản xuất hormone
progesterone của nó. Hormone này điều hoà thời gian chu kỳ động dục và
giúp duy trì sự thụ thai. Sự hiểu biết này mở đường cho sự phát triển các
phương pháp điều hoà chu kỳ động dục cho khớp với con mẹ thay thế và gây
siêu rụng trứng. Quá trình xử lý gây siêu rụng trứng được bắt đầu khi hai
buồng trứng chịu ảnh hưởng của progesterone. Hiện nay các xử lý gây siêu
rụng trứng sử dụng các hormone có độ tinh khiết cao đựơc sản xuất bằng kỹ
thuật DNA tái tổ hợp và đã tạo ra trung bình khoảng 10 trứng có thể phát triển
đối với một lần xử lý (trong khi đó một con bò bình thường mỗi lần rụng
trứng tạo ra 1 trứng có thể phát triển). Khi sự hiểu biết mới về các yếu tố kiểm
soát sự phát triển của trứng và hoạt động chức năng của thể vàng được áp

-9-
dụng, số lượng phôi có thể phát triển tạo ra sau một lần xử lý sẽ tăng lên như
mong muốn.
Sự thành thục và thụ tinh nhân tạo của trứng đã tăng lên nhờ sự gây siêu
rụng trứng, cung cấp một phương tiện khắc phục vấn đề sinh sản ít hiệu quả
của vật nuôi. Thông thường một buồng trứng bò chứa khoảng 50.000 trứng
chưa thành thục. Tuy nhiên, trung bình chỉ 3-4 trong số trứng này sẽ có kết
quả trong việc sinh sản ra các bê con trong suốt thời gian sống của một bò mẹ.
Sự sử dụng các phương pháp gây siêu rụng trứng hiện nay, từ một con bò đã
xử lý có thể thu nhận được 10 trứng trên một lần rụng và một nửa số trứng
này phát triển thành phôi thích hợp cho chuyển gene. Kỹ thuật siêu rụng trứng
cải tiến có thể dẫn đến sự tăng số lượng trứng thích hợp cho thụ tinh nhân tạo.
Như thế số con sinh ra từ một động vật có thể hoàn toàn cao.
Sự thụ tinh nhân tạo chỉ xảy ra khi một tinh trùng đã chuẩn bị một cách đặc
biệt để xâm nhập vào tế bào trứng gặp một trứng ở trạng thái thành thục tối
ưu.
Ðối với cá, giai đoạn biến nạp thích hợp là phôi ở giai đoạn 1-4 tế bào.
Giai đọan này được tạo ra bằng thu nhận trứng, tinh dịch bằng phương pháp
sử dụng kích dục tố (kích thích tố trong nhau thai của người (HCG) hoặc não
thuỳ thể cá chép...).

4.3. Chuyển gene tế bào phôi động vật


Việc đạt được mục đích của việc tạo ra động vật chuyển gene đòi hỏi sự
phát triển của các phương pháp có hiệu quả để chuyển gene mong muốn vào
phôi. Hiện nay có nhiều phương pháp khác chuyển gene nhau đang được sử
dụng để tạo động vật chuyển gene: vi tiêm, chuyển gene bằng cách sử dụng
các tế bào gốc phôi, chuyển gene bằng cách sử dụng vector virus
Có hai hình thức chuyển gene chủ yếu là chuyển gene trực tiếp (vào phôi) và
chuyển gene gián tiếp.
- Chuyển gene trực tiếp là đưa thẳng đoạn gene mong muốn vào phôi động vật
chủ, bao gồm các phương pháp sau:
 Kỹ thuật siêu âm
 Kỹ thuật điện xung
 Kỹ thuật PEG
 Kỹ thuật vi tiêm
 Kỹ thuật bắn gen
 Kỹ thuật chuyển gen bằng sốc nhiệt
- Chuyển gen gián tiếp, sử dụng một vector trung gian để xâm nhiễm vào phôi
động vật chủ, gồm có:
 Chuyển gen nhờ Agrobacterium
 Chuyển gen nhờ virus và phage
Trong phạm vi bài làm xin giới thiệu một số kĩ thuật tiêu biểu,mới và được
thực hiện nhiều trên thế giới.

-10-
Vi tiêm (microinjection), là một phương pháp sử dụng các thiết bị vi thao
tác cực nhạy với vi kim được thực hiện dưới kính hiển vi để tiêm một đoạn
DNA trong dịch tiêm vào phôi non của động vật.

Chuyển gen bằng sử dụng tế bào gốc(stem cell). Các tế bào phôi ở giai
đoạn 16-32 tế bào là các tế bào đa năng (totipotent) nghĩa là có thể phân hóa
thành bất kỳ loại mô nào. Người ta đã tiến hành nuôi cấy và biến nạp gene vào
những tế bào này bằng cách nhiễm với vector virus. Sau khi chọn ra những tế
bào đã được biến nạp gene lạ người ta đưa nó vào phôi khác ở giai đoạn phôi
nang để tạo ra động vật chuyển gene thể khảm. Tỉ lệ các phôi sống sót sau
thao tác là khá cao (80%), trong số đó 90% biểu hiện tính trạng mới. Tiếp
theo, người ta lai tạo qua các đời để thu được động vật đồng hợp tử về các tính
trạng mà ta chuyển vào.

Chuyển gen bằng súng bắn gene (gene gun), là biện pháp chuyển gene
xuất hiện cuối những năm 1980. Biện pháp này sử dụng các hạt bụi volfram
hoặc bụi vàng trộn lẫn DNA (tổ hợp gene cần chuyển) và bắn vào khối mô, tổ
chức cần nhận nhờ áp lực khí helium (3500 psi). Đây là biện pháp chuyển
gene có nhiều ưu điểm và hiệu quả, ở Việt Nam đã có một số cơ quan nghiên
cứu áp dụng kỹ thuật này như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Công nghệ
sinh học…

Phương pháp xung điện (electroporation). Phương pháp này tạo cho các
màng sinh học dễ thấm và dễ dung hợp nhờ sự kích thích của điện trường,
Một yếu tố khác đó là, xung điện tạo ra những lỗ thủng nhỏ trên bề mặt của
màng tế bào, nhờ vậy rất nhiều loại plasmid có thể chuyển qua được. Phương
pháp này có hiệu quả cao, phù hợp cho việc biến nạp với số lượng lớn tế bào.
Tuy nhiên tỷ lệ tế bào chết cũng khá nhiều và mỗi một loại tế bào cũng cần
đòi hỏi biện pháp tiền xử lý thích hợp.

-11-
Qua trung gian virus(virus mediated), là biện pháp chuyển gene khá đặc
hiệu để chuyển gene vào đối tượng nhận. Nguyên lý của phương pháp này khá
đơn giản. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, virus thường chuyển một đoạn
gene của nó vào tế bào chủ và bắt tế bào chủ phải tổng hợp nguyên vật liệu
cho nó. Phương pháp này mở ra một triển vọng cũng như là một thách thức
đối với khoa học để điều khiển và lợi dụng các đặc điểm có lợi để sửa chữa
khuyết tật di truyền trong liệu pháp gene. Chuyển gene sử dụng trung gian
virus (retrovirus- là loại virus không gây bệnh) có lợi thế là không làm thay
đổi hoạt động của gene cũ của cơ thể nhưng gây nên mối nghi ngại việc tạo ra
virus mới, lan truyền các thành phần của virus để tạo ra một loại virus mạnh
hơn, nguy hiểm hơn.

Chuyển qua trung gian tinh trùng (sperm mediated), là một phương pháp
chuyển gene sử dụng tinh trùng ủ với liposome có chứa DNA plasmide và
dùng thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện khá thành công ở
thỏ. Phương pháp này cũng đang được nghiên cứu và áp dụng đối với chuyển
gene ở lợn, nhằm tạo ra nguồn cơ quan, tổ chức phục vụ cho cấy ghép.

4.4. Nuôi cấy phôi trong ống nghiệm


Tế bào trứng tiền nhân sau khi chuyển gene được nuôi cấy trong ống
nghiệm để phát triển đến giai đoạn phôi dâu (morula) hoặc túi phôi
(blastocyst). Ở giai đoạn này màng trong (pellucida) bị bong ra và phôi có thể
làm tổ được ở dạ con. Những phôi này được cấy chuyển vào con nhận đã
được gây chửa giả (pseudopregnant) để phát triển thành cá thể con.
Ðối với động vật bậc thấp như cá không cần giai đoạn này. Tuy nhiên ở cá,
trứng sau khi thụ tinh màng thứ cấp (chorion) dày lên, rất dai và dính gây trở
ngại cho đưa DNA vào trứng. Mặt khác giai đoạn phôi một tế bào ở cá rất
ngắn trong khi đó việc chuyển gene đòi hỏi nhiều thao tác tỉ mỉ và chính xác.
Ðể khắc phục các nhược điểm này, người ta có thể tiến hành loại màng thứ
cấp, kéo dài giai đoạn phôi 1-4 tế bào và ấp nhân tạo phôi trần để tạo cá bột.

A B

Trứng cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) trước và sau khi khử màng


thứ cấp (chorion)

-12-
A. Trứng cá chạch chưa khử màng thứ cấp
B. Trứng cá chạch đã được khử màng thứ cấp

4.5. Kiểm tra, đánh giá động vật được sinh ra từ phôi chuyển gene

Để khẳng định động vật có được chuyển gen lạ vào hay không người ta phải
kiểm tra xem gen lạ có xâm nhập vào được bộ máy di truyền của động vật và
có biểu hiện được hay không. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và
công sức, gene chuyển được đánh giá ở hai mức độ, có mặt trong hệ gene và
phiên mã hay không và có biểu hiện ra kiểu hình hay không? Từ đó các
phương pháp xác định bao gồm:

Các phương pháp phát hiện mRNA.

Để xác định gene chuyển có được hoạt động không, người ta có thể xác nhận
sự biểu hiện của gene thông qua sự có mặt của mRNA bằng Northem blot,
RNA dot blot (kỹ thuật lai phân tử mà đối tượng là mRNA), RT-PCR (PCR
ngược) . . . Trong các phương pháp trên thì RT-PCR là phương pháp nhạy và
nhanh hơn cả. Chỉ cần một lượng RNA khuôn rất nhỏ để tổng hợp nên sợi
cDNA đầu tiên bằng enzyme phiên mã ngược. Sợi cDNA sau đó được khuếch
đại lên nhờ PCR với cặp mồi đặc hiệu cho gen ngoại lai đó.

Các phương pháp phát hiện protein

Một cách khác để theo dõi thế hệ sau của động vật chuyển gen có gene lạ xuất
hiện không, tức là có tổng hợp ra protein mới hay không, trong trường hợp có
sẵn kháng thể kháng protein, kỹ thuật lai thấm protein (Westem blotting) có
thể được sử dụng để phát hiện sự biểu hiện của gen đó.

Nội dung của phương pháp này có thể tóm tắt như sau: Điện di protein tổng
số trên gel SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate - Polyacrylamide Gel
Electrophoresis) để tách các protein theo trọng lượng phân tử khác nhau.
Chuyển protein sang màng lai (nitrocellulose). Lai với kháng thể đơn dòng
(monoclonal antibody) có đánh dấu phóng xạ. Phản ứng dương tính nói lên
protein của gen lạ đã được tổng hợp.

Người ta có thể sử dụng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA) hoặc kỹ thuật
miễn dịch phóng xạ (RIA) để phát hiện protein lạ trong động vật.

Theo dõi các thế hệ sau của động vật chuyển gene (F1, F2, F3, ...) để xác
định gene lạ có di truyền hay không.

-13-
4.6. Tạo nguồn động vật chuyển gen một cách liên tục
Sau khi kiểm tra thấy gene ngoại lai đã được di truyền ổn định, tiến hành
lai tạo và chọn lọc để tạo dòng động vật chuyển gene.

5. Thành tựu đạt được


5.1. Quốc tế
Nhiều vật nuôi đã được cải tạo nhờ công nghệ gene, dưới đây liệt kê các thành
tựu điển hình trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1990 trở lại đây, chủ
yếu về các giống vật nuôi đã được ứng dụng trong sản xuất (không tính đến các
động vật chuyển gene phục vụ nghiên cứu)
5.1.1. Cá
Trung Quốc rất thành công trong việc nghiên cứu chuyển gene ở cá. Ngay
từ những năm đầu 1984, giáo sư Zuoyan Zhu và cộng sự tại viện khoa học
sinh học thuỷ sản Quốc gia (Institute of Aquabiological CAS) đã tạo ra con
cá chép nước ngọt chuyển gene đầu tiên trên thế giới. Sau đó họ tiếp tục
chuyển gene hooc môn sinh trưởng người ( GH ) bằng cách vi tiêm vào các
trứng được thụ tinh của cá chạch và cá chép nước ngọt và họ đã thấy rằng
hormone sinh trưởng này đã có thể làm tăng tỷ lệ sinh trưởng của cá chuyển
gene. Để tránh những khả năng rủi ro đối với việc sử dụng cá chuyển gene
cùng với các gene lạ khác được chuyển vào làm thức ăn họ đã tiến hành xây
dựng thư viện gene từ cá chép và cá chép cỏ. Từ 1996 gene hormone sinh
trưởng của cá chép cỏ (grass carp) gene kích thích actin của cá chép và yếu tố
kích thích gene MT của cá chép đã được tách chiết. Shen và cộng sự tại viện
động vật học (Institute of Zoology CAS) đã tách dòng và phân tích gene
hormone sinh trưởng của cá hồi. Đến bây giờ có hơn 1000 cá chuyển gene bao
gồm cá chép đỏ, cá chép bạc, cá chép gương, cá chép nước ngọt, cá chép trắng
nước ngọt, cá hồi Bắc Mỹ đã được tạo ra. Tỷ lệ tăng trưởng của cá chuyển
gene đã tăng từ 10-50%. Hơn 100000 cá thể cá chuyển gene đã được tạo ra từ
thế hệ F1-F5. Tính biểu hiện di truyền của các gene được chuyển ở mức độ ổn
định lớn hơn 80% và tỷ lệ tăng trưởng được tăng lên 21%.

Cá chép chuyển gene hormone sinh trưởng Cá hồi chuyển gene hormone sinh trưởng

-14-
5.1.2. Chuyển gene ở động vật cho sữa
Theo các tác giả Lathe, Clark, Notariannohi thì từ 1986 lĩnh vực sản xuất ra những
protein công nghiệp hay những chất thuốc men chữa bệnh ở những động vật cho sữa
đã trở nên rất sôi động. Tuyến vú đã sản xuất những protein có hoạt tính sinh học
mặc dù quá trình biểu hiện protein sau dịch mã ở cơ quan đó còn chưa biết
rõ ràng.
Bằng cách chuyển gene người ta thu được sữa có thay đổi tỷ lệ thành phần (lactose,
mỡ) hoặc sữa có những protein chống khuẩn, chống viêm vú
Chuyển gene kích thích làm sản lượng sữa tăng từ 20 – 30%.

5.2. Việt Nam


Việt Nam hiện chưa có thành tựu nào về động vật chuyển gene đưa được ra sản xuất,
các nghiên cứu tập chung vào việc hoàn thành đặc tính tốt cho động vật hoặc thêm
gene quy định tính trạng mới... đang dừng ở mức độ phòng thí nghiệm.

6. Ý nghĩa, thuận lợi và khó khăn


6.1. Ý nghĩa
6.1.1. Trong ngiên cứu
Việc tạo thành công động vật chuyển gene nói chung và vật nuôi chuyển gene
nói riêng đã chứng minh khả năng kỳ diệu của công nghệ gene. Tạo niềm tin
vững chắc cho khoa học sự sống, cho các nhà khoa học đang nghiên cứu
những sản phẩm phục vụ con người.
Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống đã đem lại một cái nhìn mới
mẻ cho công tác nghiên cứu cải tạo giống cũ và tạo giống mới. Thay cho
phương pháp cổ điển, chỉ chú trọng các yếu tố kiểu hình, phương pháp nghiên
cứu kiểu gene có thể thu được những thành tựu rõ nét, bền vững.
6.1.2. Trong sản xuất
Việc tạo thành công vật nuôi chuyển gene đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
nền chăn nuôi trên thế giới, chưa bao giờ vật nuôi có thể sinh trưởng nhanh,
cho chất lượng sản phẩm tốt và số lượng dồi dào như ngày nay
Với những thành công to lớn, công nghệ gene và ứng dụng của nó trong chọn
tạo giống vật nuôi đã đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của con
người, cả về số lượng và chất lượng. Các nhà khoa học có thể chuyển bất kỳ
gene quy định bất kỳ tính trạng nào mà con người mong muốn. Từ đó đem lại
nguồn thu nhập khổng lồ cho người nông dân từ chăn nuôi (sản lượng thịt,
trứng, sữa… tăng, hàm lượng các chất cần thiết tăng, thêm nhiều chất quý… )
6.2. Thuận lợi
Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ sinh học, do đó, các quốc gia trên toàn thế giới
đều nhận rõ tính quan trọng, cấp thiết của việc đầu tư cho nghiên cứu về CNSH,
chưa bao giờ ngành công nghệ sinh học được quan tâm và đầu tư nhiều như ngày
nay.

-15-
Kiến thức về kỹ thuật di truyền và công nghệ gene ngày càng phong phú, đầy đủ,
sự giao lưu khoa học quốc tế giúp các nhà nghiên cứu tiết kiệm được thời gian,
công sức và tiền bạc, đồng thời thu được hiệu quả thành công cao hơn
6.3. Khó khăn
Mỗi cơ thể sinh vật đều có tính ổn định, do đó việc chuyển những gene mong
muốn là không hề đơn giản, các nhà khoa học vẫn chưa bằng lòng với những gì
đã có được vì chủ yếu chúng vẫn nằm trong điều kiện phòng thí nghiệm, khó ứng
dụng đuợc ra sản xuất.

7. An toàn sinh học – những vấn đề chưa có lời giải đáp!

Sinh vật biến đổi di truyền cho năng suất cao, đem lại lợi ích cho người sản xuất là
điều được khẳng định. Thế nhưng chất lượng, dư lượng chất hóa học để lại trong sản
phẩm và đặc biệt những ảnh hưởng của sản phẩm này đến sức khỏe con người và
môi trường đến nay còn chưa được làm rõ. ở nước ta, tuy sản phẩm của sinh vật biến
đổi di truyền chưa nhiều. Nhưng từ năm 1995-1996, một số công ty chăn nuôi liên
doanh đã nhập hàng chục ngàn tấn ngô từ Mỹ. Không ai có thể trả lời ngô đó có phải
được biến đổi di truyền hay không... Điều chắc chắn chỉ một thời gian ngắn có nhiều
vật nuôi biến đổi gene được đưa vào sản xuất ở nước ta. Và cũng có nhiều thức ăn
chín được nhập từ nước ngoài (thịt, trứng, sữa...) cũng rất có thể là sản phẩm của
sinh vật biến đổi di truyền. Vấn đề đặt ra là chúng ta tiếp nhận và triển khai ứng
dụng công nghệ này như thế nào và có chính sách kiểm soát sinh vật chuyển gene
cũng như sản phẩm của nó, dưới đây chúng tôi tổng hợp và giới thiệu tác hại và
quan điểm của các nước, các tổ chức quốc tế và của giới khoa học để các bạn tham
khảo.

7.1. Độc tố và chất độc.

Các sản phẩm biến đổi di truyền hoàn toàn có khả năng là chất độc và đe dọa tới
sức khỏe của con người. Năm 1999 sự biến đổi di truyền của L-Tryptohan (một
chất phụ trợ phổ biến trong thức ăn) đã làm chết 37 người ở Mỹ và làm tàn tật
vĩnh viễn hơn 5000 người khác. Shower Denko là một công ty hóa chất lớn thứ 3
ở Nhật lần đầu tiên (1988-1989) đã sử dụng việc biến đổi di truyền trong vi
khuẩn để đẩy mạnh quá trình sản xuất. Công ty này đã phải bồi thường hơn 2 tỷ
USD cho các nạn nhân nhiễm phải hội chứng EMS. Tiến sĩ Pad Pusztai (1999)
nhận thấy rằng sự biến đổi di truyền ở khoai tây ghép với DNA từ cây hoa điểm
tuyết (snowdrop) và sử dụng gene khởi động (promoter) của virus sẽ làm hại tới
động vật có vú, các củ khoai tây biến đổi di truyền đã xuất hiện một số chất độc
hóa học khác có hại cho hệ thống miễn dịch của các con chuột thí nghiệm.

7.2. Làm hư hại tới chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Năm 1999 một nghiên cứu của tiến sĩ Marclappe được xuất bản trên Tạp chí
Journal of Medical Food chỉ ra lợi ích của nồng độ hỗn hợp phytoestrogen đối

-16-
với việc bảo vệ, chống lại bệnh tim mạch và ung thư ở đậu tương biến đổi di
truyền thấp hơn so với các giống đậu tương thường (không biến đổi di truyền).
Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chất lượng và giá trị
dinh dưỡng của các thực phẩm biến đổi di truyền thường thấp hơn các thực phẩm
thông thường.

7.3. Dị ứng thực phẩm.

Năm 1996 một tai họa lớn về biến đổi di truyền được ngăn chặn. Khi các nghiên
cứu viên của Học viện Nebraska nối gene từ quả hạnh nhân Brazil vào đậu tương
đã gây ra khả năng dị ứng ở người. Người bị dị ứng với thức ăn biến đổi di truyền
với các triệu chứng từ cảm giác khó chịu nhẹ đến chết đột ngột. Có lẽ bị tác động
bởi sự có mặt của các protein lạ được liên kết với các thực phẩm thông thường.

7.4 Tăng nguy cơ gây ung thư.

Năm 1994, Cục Thực dược phẩm Mỹ tán thành với sự tranh cãi của công ty
Monsanto về biến đổi di truyền, hoocmone sinh trưởng bò tái tổ hợp được tiêm
vào bò sữa để thúc đẩy chúng sản xuất sữa nhiều hơn, mặc dù các nhà khoa học
đã cảnh cáo nồng độ cao của các hooc môn tổng hợp (insulin - like grơth factor -
IGF-1) trong sữa và các sản phẩm của sữa do tác động của việc kích thích này đã
tạo nên mối nguy hiểm cho con người, gây ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,
ruột kết. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người có nồng độ IGF -1
cao rất dễ bị mắc ung thư. Năm 1998 theo tài liệu của Cục thực dược phẩm Mỹ,
các nhà khoa học ở Canada đã chỉ ra rằng: Hoocmone sinh trưởng bò tái tổ hợp
có ảnh hưởng tới chuột thí nghiệm. Kế tiếp sau đó Chính phủ Canada đã cấm sử
dụng vào đầu năm 1999 ở một vài nơi. Liên minh châu Âu cũng đã cấm như vậy
từ năm 1994. Mặc dù vậy hoocmone sinh trưởng bò tái tổ hợp vẫn được sử dụng
trong tổng số 4 - 5% bò sữa ở Mỹ.

7.5 Sự kháng thuốc của mầm bệnh.

Với kỹ thuật gene, ghép nối một gene lạ vào thực vật, vi sinh vật chúng thường
liên kết với các gene khác được gọi là gene đánh dấu (marker) kháng thuốc kháng
sinh. Một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những gene đánh dấu kháng thuốc
kháng sinh này có thể bất ngờ tổ hợp với các gene gây bệnh của vi khuẩn biến
đổi di truyền hoặc ở vật nuôi hay người sử dụng thực phẩm biến đổi di truyền gây
nên mối nguy hiểm tới sức khỏe của cộng đồng do hiện tượng kháng thuốc kháng
sinh này. Khi bị nhiễm các loại vi khuẩn này thì các loại thuốc kháng sinh thông
thường không còn tác dụng, ví dụ đối với một số chủng mới của Salmonella, E.
coli, Campylo bacter. Các nhà chức trách châu Âu đang xem xét việc cấm hoàn
toàn các loại thực phẩm biến đổi di truyền có chứa gene đánh dấu kháng thuốc
kháng sinh.

-17-
7.6 Ô nhiễm gene.

"Ô nhiễm gene" và những thiệt hại liên quan đến ô nhiễm gene từ những cánh
đồng có sử dụng biến đổi di truyền đã bắt đầu tàn phá môi trường. Gió, mưa, côn
trùng thụ phấn mang những hạt phấn bị biến đổi gene sang các cánh đồng bên
cạnh, gây ô nhiễm DNA ở các trang trại không sử dụng kỹ thuật biến đổi di
truyền.Các qui định của EU yêu cầu cần phải có một giới hạn cho phép đối với sự
ô nhiễm gene của lương thực có sử dụng biến đổi di truyền, do khả năng không
kiểm soát được. Khi các sản phẩm sử dụng kỹ thuật biến đổi di truyền thoát ra
ngoài thì khó có khả năng đưa các sản phẩm này quay trở lại phòng thí nghiệm.

7.7 Thiệt hại đối với côn trùng có ích và độ phì nhiêu của đất.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Cornell đã
nhận thấy rằng các hạt phấn lúa mỳ đã được chuyển gen Bt gây độc cho loài
bướm Monarch. Những thí nghiệm sâu hơn đã cho thấy các vụ mùa có sử dụng
biến đổi di truyền đều gây ra những tác hại cho các côn trùng có ích bao gồm bọ
rùa và bọ cánh có gân mạng và cả các sinh vật có ích cho đất, ong và có thể cả
chim nữa.

7.8 Nguy cơ xuất hiện các siêu cỏ dại và các siêu sâu bọ của công nghệ gene.

Những cây lương thực sử dụng kỹ thuật biến đổi di truyền có khả năng kháng lại
thuốc diệt cỏ hoặc tự chúng sinh ra các loại chất diệt côn trùng nguy hiểm. Sâu
bọ và cỏ dại mới kháng với những khả năng này chắc chắn sẽ xuất hiện, như vậy
phải tạo ra các loại thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh mới mạnh hơn rất nhiều
các loại thuốc đang dùng để diệt được chúng. Các thí nghiệm cho thấy sâu trên
cây bông sống dưới áp lực của các kỹ thuật biến đổi di truyền sẽ phát triển thành
các "siêu sâu bọ" hoàn toàn miễn dịch với việc phun Bt và các thuốc trừ sâu sinh
học khác. Điều này sẽ rất nguy hiểm với kinh tế trang trại, vì nông dân sẽ phải
đương đầu với số lượng lớn các "siêu sâu bọ" và siêu cỏ dại trong tương lai.

7.9 Tạo ra nhiều virus gây bệnh mới.

Ghép nối gene là hậu quả của nhiều kết quả không thể dự đoán trước được và
điều này có thể gây ra hậu quả cho môi trường. Những thí nghiệm ở Trường đại
học bang Michigan vài năm trước đây cho thấy việc biến đổi di truyền để đề
kháng virus có thể là nguyên nhân gây đột biến thành nhiều dạng sinh vật mới
hơn và có khả năng gây bệnh nhiều hơn.

Những sáng chế về thực phẩm chuyển gene được công nhận và sản xuất các thực
phẩm bằng công nghệ sinh học phổ biến rộng rãi đã đe dọa việc loại bỏ các
phương thức canh tác đã có từ hàng ngàn năm nay. Các sáng chế về chuyển gene
sẽ tạo ra các loại hạt giống mới và buộc hàng trăm nghìn nông dân (những người

-18-
đang tiết kiệm hạt giống) phải mua hạt đã được chuyển gene với giá đắt. Nếu
khuynh hướng này không dừng lại thì sáng chế về thực vật và động vật chuyển
gene sẽ dẫn đến "chế độ nông nô sinh học". Cũng cần lưu ý rằng, chính từ sự biến
đổi di truyền này mà hiện nay hàng trăm động vật chuyển gene bất thường đang
chờ bằng công nhận sáng chế. Như vậy cũng có thể đặt ra câu hỏi là liệu sau
những bằng sáng chế này có dẫn đến sự biến đổi gene để tạo ra những đứa trẻ hay
không?

8. Các quan điểm trên thế giới


8.1. Quan điểm của các chính phủ

Ngày 29/1/2000 tại Montre (Canada) nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học
đã được 130 nước ký và cần có thêm 50 nước nữa ký để có thể có hiệu lực. Theo
Hiệp định này, cây trồng, gia súc và các thực phẩm chuyển gene cần phải tuân
theo các qui định rất cụ thể và chặt chẽ về thương mại. Chính phủ các nước: Mỹ,
Canada không hài lòng về hiệp định đã ký, song EU lại chào mừng hiệp định này.

ở Mỹ, mặc dù có nhiều ý kiến phản đối, Tổng thống Mỹ Bill Clinton vẫn hối thúc
Thủ tướng Tony Blair (Anh) cho tiếp tục trồng các loại cây là sản phẩm chuyển
gene tại Anh. Chính phủ Mỹ cho rằng việc cấm toàn bộ hoặc một phần các sản
phẩm chuyển gene là một sai lầm vì các sản phẩm này vô hại và việc cấm buôn
bán sẽ gây thiệt hại lớn cho kinh tế của Mỹ, Canada. ở Mỹ hiện nay 25% các
giống ngô và 40% các giống đậu tương là các giống chuyển gene. Theo Bộ nông
nghiệp Mỹ, buôn bán ngô chuyển giene của Mỹ sẽ giảm 25% vì qui định của EU
và các nước khác.

Canada, Argentina, Chile, Uruguay và Úc ủng hộ Mỹ. Riêng Úc đề ra qui định là


các thực phẩm sản xuất từ cây trồng và gia súc chuyển gene phải dán nhãn.

Các nước EU cho rằng trong khi chưa có được các bằng chứng xác định về tính
an toàn của các sản phẩm biến đổi gene từ Mỹ, tạm thời cấm trồng, nuôi gia súc
và cây trồng chuyển gene trên lãnh thổ châu Âu. Mức độ phản ứng của các chính
phủ EU rất khác nhau. Ví dụ Pháp, Đức tạm thời cấm nhập khẩu, trong khi Anh
mới đang xem xét một thời hạn cấm nhập khẩu trong 3 năm.

Nhật Bản đã đã kiểm tra các loại hạt được nhập khẩu từ Mỹ và loại bỏ toàn bộ lô
hàng nhập khi phát hiện có các sản phẩm chuyển gene. Thái Lan cấm nhập khẩu
các sản phẩm chuyển gene...

8.2. Quan điểm của các công ty thương mại

Rất nhiều công ty thương mại, dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp đã lên tiếng
ủng hộ việc ban hành một lệnh cấm buôn bán các sản phẩm, thức ăn, thực phẩm

-19-
chuyển gene trước khi có các thông tin chính xác và đầy đủ về tính an toàn của
các sản phẩm này.

Tập đoàn Carefour là tập đoàn siêu thị lớn nhất nước Pháp đã cấm các sản phẩm
thức ăn, thực phẩm chuyển gen trong siêu thị của mình. Lãnh đạo tập đoàn này
cho rằng đây là lần đầu tiên loài người bước qua ranh giới giữa các loài và loài
người hoàn toàn chưa biết hậu quả sẽ thế nào và vì thế cần tiếp tục nghiên cứu
trước khi chính chức đưa vào sử dụng.

Công ty thực phẩm Frio Lay của Mỹ cũng đề nghị nông dân không trồng các cây
chuyển gene.

Công ty đậu tương lớn nhất Nhật Bản Fuji Oil Co, Ltd đã cấm nhập vào công ty
đậu tương chuyển gene..

Ngân hàng Đức dự báo rằng các nhà đầu tư và dân chúng sẽ từ chối các sản phẩm
của công nghệ gene và các loại thực phẩm bình thường không biến đổi gene sẽ
tăng mạnh trên thị trường. Theo dự báo, thực phẩm truyền thống ở Anh sẽ tăng
40%/năm mặc dù giá thành sẽ cao.

8.3. Quan điểm của các tổ chức vì môi trường

Các tổ chức vì hoà bình xanh cho rằng cần tiếp tục một lệnh cấm từ 3 đến 4 năm
nữa đối với các sản phẩm chuyển gene để có thể hoàn thành các nghiên cứu dài
hơn và chắc chắn hơn đối với loại sản phẩm này. Theo họ, các phương pháp đánh
giá hiện nay chưa đủ độ chính xác và tin cậy cần thiết để khẳng định một cách
chắc chắn là các sản phẩm của công nghệ gene không gây hại đến sức khoẻ và
môi trường.

8.4. Quan điểm của các nhà khoa học

Kỹ thuật chuyển gene đã tạo ra các sản phẩm khác biệt hẳn so với các kỹ thuật
truyền thống. Bằng các phương pháp và các phương tiện hiện có, chúng ta không
thể khẳng định một cách chắc chắn là các sản phẩm này có vô hại hay không. Các
nhà khoa học đề nghị triệt để cấm việc buôn bán các dòng tế bào, gene và các cơ
thể sống đã chuyển gene. Tiến hành các nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu để có
được kết luận chính xác.

9. Tương lai của vật nuôi chuyển gene

Không thể phủ nhận những thành tựu của sinh vật biến đổi gene, cũng như các nguy
cơ tiềm ẩn. Theo xu hướng tiến lên của khoa học, tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu
thành công hơn, cho ra những vật nuôi chuyển gene an toàn, năng suất cao, ổn định.
Giải quyết được những nhu cầu bức thiết của con người, giảm gánh nặng cho trái
đất./

-20-

You might also like