You are on page 1of 4

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NHỮNG NĂM TRƯỚC KHI GIA

NHẬP WTO

1/Thời kỳ 1976-1982

Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của
Đảng cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
năm 1976. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ
nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã
hội chủ nghĩa và lao động khác), xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu.

_Để thực hiện điều này, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống kinh tế trong
đó

• Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển,


• Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát
triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến
khích tham gia sản xuất tập thể,
• Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
• Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các
nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khôr Hội đồng Tương
trợ Kinh tế từ năm 1978.

_Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị
kiểm soát bằng chế độ tem phiếu. Chế độ phân phối này chấm dứt vào năm
1994 khi chính sách tiền tệ hóa được hoàn tất

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm
của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo
và quản lý kinh tế, quản lý xã hội” dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những
nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những
chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng,
dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; ... rất bảo thủ, trì trệ trong việc
chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong
việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo
dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng
nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa
phương và ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề mà
Trung ương cần và phải quản lý... duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế
không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách
mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động ... chưa nhạy bén
trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện pháp có hiệu quả".
Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực
thi "đánh tư sản mại bản", tiêu diệt tiết kiệm vốn liếng của người dân và làm
xáo trộn kinh tế trầm trọng.

2/ Thời kỳ 1982-1986

Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế
Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng
với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế
vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội
trong khi dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn
định, đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn". Vì thế, từ năm
1982, Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông
nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng
tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân
cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế
quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến
khích. Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.

Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được
mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh
tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá-lương-
tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới.
Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Siêu lạm phát xuất
hiện và kéo dài.

Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt
Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà
thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12
năm 1986. Và, giai đoạn Đổi Mới bắt đầu từ năm 1987.
3/ Chuyển theo kinh tế thị trường

Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh
tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình
thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh
tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được
tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song
Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các
thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành
chính dần dần giảm đi

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập
khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn
xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn
quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng
tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt
thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem
lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là
"Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội".
Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp
của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp
theo. Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng
nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “gắn liền với phát triển
một nền nông nghiệp toàn diện”. Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết
lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình
thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước" và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa".

Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm
phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng
chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000,
nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm
2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số.
* MỘT SỐ SỐ LIỆU NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY THEO CỤC TÌNH BÁO
TRUNG ƯƠNG HOA KÌ (CIA)

_Nợ nước ngoài


(% GDP, cuối 2005) 35,5%. Bộ Tài chính dự kiến mức này cho năm
2006 là 34%. Theo Nhóm Ngân hàng Thế giới, nợ nước ngoài của
Việt Nam chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ
thực.
_Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển đổi (2005)

• Xuất khẩu (f.o.b): 32,23 tỉ USD, tăng 21,6% so với 2004


• Nhập khẩu (c.i.f): 36,88 tỉ USD, tăng 15,4% so với 2004
• Thâm hụt thương mại: 4,65 tỉ USD (giảm từ mức thâm hụt 5,45 tỷ
USD năm 2004)

_Các mặt hàng xuất khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)

_Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện
tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê (2,2%).

_Các mặt hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)

_Máy móc, thiết bị (14,2%), xăng dầu (13,5%), thép (8%), vải (6,5%),
nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%), điện tử máy tính (4,6%), phân bón
(1,8%).

_Các thị trường xuất khẩu chính (2003)


Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore
(5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các
nước khác (29%).

Tài liệu than khảo:


http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam

You might also like