You are on page 1of 158

Lêi nãi ®Çu

Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, việc đổi mới phương
pháp học đối với học sinh là một trong những vấn đề cơ bản.
Để đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh về tư liệu, câu
hỏi trắc nghiệp dùng cho ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững kiến
thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho các kì thi năm nay và những năm tới,
chúng tôi biên soạn cuốn sách “Bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ
trung học phổ thông”.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần :
Phần I : Câu hỏi và bài tập
Phần II : Hướng dẫn – Bài giải – Đáp số
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được trình bày có nội dung bám sát
chương trình sách giáo khoa hoá học 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao.
Dạng câu hỏi này được sử dụng trong các kì thi Tốt nghiệp trung học phổ
thông, bổ túc trung học phổ thông và Tuyển sinh Đại học và Cao đẳng.
Cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình
dạy học và ra đề kiểm tra trắc nghiệm, thiết thực cho giáo viên thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đây cũng là tài liệu để các em
học sinh ôn tập, luyện tập, củng cố và nắm vững những kiến thức, kĩ
năng cơ bản, tự đánh giá năng lực học tập môn Hoá học.
Tuy rất cố gắng song cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, các tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các em học sinh
và bạn đọc.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2009


Các tác giả

3
PhÇn I
c©u hái vµ bµi tËp

Chuyªn ®Ò 1
§¹i c¬ng vÒ ho¸ häc H÷u c¬

1.1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về liên kết hoá học trong phân
tử của các hợp chất hữu cơ ?
A. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết ion.
B. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cho –
nhận.
C. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ thường là liên
kết cộng hoá trị.
D. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng
hoá trị phân cực.
1.2. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tính chất vật lí của các hợp
chất hữu cơ nói chung ?
A. Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
B. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước.
C. Các hợp chất hữu cơ thường tan tốt trong các dung môi hữu cơ như
benzen, hexan.
D. Các hợp chất hữu cơ thường có tính chất vật lí rất giống nhau.
1.3. Cho những chất sau : NaHCO3 (1) ; CH3COONa (2) ; H2C2O4 (3) ; CaC2 (4),
Al4C3 (5) ; C2H5OH (6) ; C2H5Cl (7).
Những chất hữu cơ là

4
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (4), (5) và (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6) và (7). D. (2), (3), (6) và (7).
1.4. Mục đích của việc phân tích định tính nguyên tố là nhằm xác định
A. các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.
B. tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
C. công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.
D. công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
1.5. Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các hợp chất hữu cơ là
A. chuyển các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết.
B. đốt cháy chất hữu cơ để tìm C dưới dạng muội đen.
C. đốt cháy chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét giống mùi tóc cháy.
D. đốt cháy chất hữu cơ để tìm hiđro dưới dạng hơi nước.
1.6. Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần
lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau thí
nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi thành màu xanh ; mẫu Y chỉ tạo kết
tủa trắng ở bình chứa nước vôi ; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn
mẫu T không có hiện tượng gì. Kết luận đúng cho phép phân tích này là
A. X chỉ chứa nguyên tố cacbon. B. Y chỉ chứa nguyên tố hiđro.
C. Z là một hiđrocacbon. D. T là chất vô cơ.
1.7. Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử
liên kết với nhau theo
A. đúng hoá trị.
B. một thứ tự nhất định.
C. đúng số oxi hoá.
D. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
1.8. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác ?
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá
học.

5
B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
C. Các chất có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ , sự xen phủ bên tạo thành liên kết π.
1.9. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ là do
A. trong hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hoá trị 4.
B. sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. cacbon không những liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn
liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (không nhánh, nhánh, vòng).
D. một lí do khác.
1.10. Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại lớn là
A. hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no.
B. hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ.
C. hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
D. phương án khác.
1.11. Công thức nào sau đây cho biết đầy đủ các thông tin về hợp chất hữu cơ ?
A. Công thức tổng quát
B. B. Công thức đơn giản nhất
C. Công thức cấu tạo
D. D. Công thức phân tử
1.12. Để xác nhận trong phân tử hợp chất có nguyên tố C, người ta thường
chuyển nguyên tố đó thành hợp chất nào sau đây ?
A. CO B. Na2CO3
C. CO 2 D. CH4
1.13. Để xác nhận trong phân tử hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố
hiđro, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Đốt cháy thấy có hơi nước thoát ra
B. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5
C. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua CuSO4 khan màu trắng

6
D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc
1.14. Công thức đơn giản trong hoá học hữu cơ có ý nghĩa nào sau đây ?
A. Cho biết tỉ lệ kết hợp đơn giản nhất của các nguyên tố trong phân tử
B. Cho biết thành phần nguyên tố tạo ra nguyên tử
C. Cho biết phân tử khối của chất
D. Cho biết công thức phân tử của chất
1.15. Một chất hữu cơ X khi ở trạng thái hơi có tỉ khối hơi so với chất hữu cơ Y là
2. Biết 2,2 g chất Y có thể tích bằng thể tích của 1,6 g oxi trong cùng điều kiện
nhiệt độ, áp suất. Tỉ khối của X đối với CH4 là
A. 11. B. 10.
C. 6. D. 5,5.
1.16. Đốt cháy hoàn toàn 200 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1200 ml
khí O2 (lấy dư). Sau phản ứng thể tích khí còn 1700 ml, sau khi qua dung dịch
H2SO4 đặc còn 900 ml và sau khi qua KOH còn 100 ml. Biết các thể tích khí
đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2. B. C3H8O.
C. C3H6O2. D. C4H8O.
1.17. Đốt cháy m gam mỗi chất hữu cơ X, Y đều thu được hỗn hợp chỉ gồm x gam
CO2 và y gam H2O. Phát biểu đúng là :
A. X và Y phải là các chất đồng đẳng.
B. X và Y phải là các chất đồng phân.
C. X và Y phải có cùng khối lượng phân tử.
D. X và Y phải có cùng công thức đơn giản nhất.
1.18. Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ cho các sản phẩm là CO 2, H2O. Dãy chất
nào sau đây được dùng chỉ để hấp thụ nước ?
A. CaCl2, Ca(OH)2 B. H2SO4 đặc, K2O, KOH
C. P2O5, NaOH, Ba(OH)2 D. CaCl2, H2SO4 đặc, P2O5

7
1.19. Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ cho các sản phẩm là CO2, H2O. Dãy gồm
những hoá chất nào sau đây được dùng chỉ để hấp thụ CO2 ?
A. NaOH, KOH, CuCl2
B. B. P2O5, NaOH, Ba(OH)2
C. Ba(OH)2, CaCl2, K2O
D. D. NaOH, KOH, Ba(OH)2
1.20. Tiến hành 2 thí nghiệm sau với hiđrocacbon X.
Đốt cháy m gam X. Sản phẩm cháy lần lượt cho qua bình I chứa H 2SO4 đặc,
dư rồi qua bình II chứa NaOH đặc, dư.
Đốt cháy m gam X. Sản phẩm cháy lần lượt cho qua bình III chứa KOH đặc,
dư rồi qua bình IV chứa P2O5 khan, dư.
Phát biểu đúng là :
A. Bình I và bình III cùng tăng một khối lượng như nhau.
B. Bình II và bình IV cùng tăng một khối lượng như nhau.
C. Khối lượng bình III tăng ít hơn so với khối lượng của bình I tăng.
D. Khối lượng bình III tăng bằng tổng khối lượng của bình I và bình II tăng.
1.21. Đốt cháy hoàn toàn 2,79 g hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm cháy đi qua
các bình đựng CaCl2 khan và dung dịch KOH, thấy bình đựng CaCl2 tăng
thêm 1,89 g, bình đựng dung dịch KOH tăng thêm 7,92 g. Mặt khác, khi đốt
0,186 g Y thì thu được 22,4 ml khí nitơ (đktc). Biết Y chỉ chứa 1 nguyên tử
nitơ. Công thức phân tử của Y là
A. C6H7ON. B. C6H7N.
C. C5H9N. D. C5H7N.
1.22. Nicotin có trong thuốc lá là một hợp chất rất độc, có thể gây ung thư phổi.
Đốt cháy 16,2 g nicotin bằng oxi vừa đủ thu được 44 g CO2, 12,6 g nước và
2,24 lít khí N2 (đktc). Cho 85 g/mol < Mnicotin < 230 g/mol. Công thức phân tử
của nicotin là

8
A. C5H7NO. B. C5H7NO2.
C. C10H14N2. D. C10H14N3.
1.23. Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 g hợp chất hữu cơ X thu được 0,3318 g CO2 và
0,2714 g nước. Đun nóng 0,3682 g chất X với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ
trong X thành NH3 rồi dẫn lượng amoniac này vào 20 ml dung dịch H 2SO4
0,5M. Để trung hòa lượng axit còn dư cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M.
Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 30. Công thức phân tử của X là
A. CH4O2N. B. CH4ON2.
C. C2H6ON. D. C3H10N.
1.24. Công thức phân tử của chất có chứa 88,89% C, 11,11% H về khối
lượng và có M < 60 g/mol là
A. C4H8. B. C4H6.
C. C8H12. D. C3H4.
1.25. Khi tiến hành phân tích định lượng một hợp chất hữu cơ Y, người
ta thu được kết quả như sau : 32,000% C ; 6,944% H ; 42,667% O ;
18,667% N về khối lượng. Biết phân tử Y chỉ chứa một nguyên tử nitơ.
Công thức phân tử của Y là
A. C2H5O2N. B. C4H7O2N.
C. C3H7O2N. D. C4H9O2N.
1.26. Chất Z có thành phần về khối lượng như sau : 54,5% C, 9,1% H,
36,4% O. Biết 0,88 g hơi chất Z chiếm thể tích 224 ml (đktc). Công thức
phân tử của Z là
A. C4H8O. B. C4H8O3.
C. C4H8O2. D. C5H12O.
1.27. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 g hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy lần lượt
qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối
lượng bình (1) tăng 1,8 g, bình (2) thu được 15 g kết tủa. Thể tích của 10,4 g X

9
bằng thể tích của 3,2 g oxi trong cùng điều kiện nhiệt. Công thức phân tử của
X là
A. C5H12O2. B. C3H4O4.
C. C7H4O6. D. C4H8O3.
1.28. Khi đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất Y cần 250 ml oxi, tạo ra 200 ml CO 2
và 200 ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O2. B. C3H4O4.
C. C2H4O. D. C3H6O.
1.29. Một hợp chất hữu cơ X có chứa 53,33% oxi về khối lượng, biết M X = 180
g/mol. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là
A. 2. B. 4.
C. 6. D. 8.
1.30. Đốt cháy hoàn toàn 3,5 g một hiđrocacbon Z thu được 10,68 g khí cacbonic
và 5,25 g nước. Khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy Z là
A. 6,21 g. B. 11,04 g.
C. 12,43 g. D. 12,73 g.
1.31. Đốt cháy hoàn toàn 0,366 g chất hữu cơ X thu được 0,792 g CO2 và 0,234 g
H2O. Mặt khác, phân hủy 0,549 g X thu được 37,42 cm 3 nitơ (đo ở 27oC và
750 mmHg), biết trong phân tử của X chỉ có 1 nguyên tử nitơ. Công thức phân tử
của X là
A. C9H13O3N. B. C9H15O2N.
C. C9H13O3N2. D. C8H12O3N.
1.32. Đốt cháy 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và hiđrocacbon Y ở thể khí bằng
900 ml khí oxi (dư). Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi
ngưng tụ hơi nước thì thể tích hỗn hợp còn 800 ml, tiếp tục dẫn qua dung dịch
KOH thấy còn 400 ml khí. Biết rằng các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6. B. C3H4.

10
C. C2H4. D. C4H8.
1.33. Cho các chất sau :
(1) CH3–O–CH3 (2) C2H5OH (3) CH3CH2CH2OH
(4) CH3CHO (5) CH3CH(OH)CH2CH3 (6) CH3OH
Những chất đồng đẳng của nhau là
A. (2), (4) và (6). B. (1), (3) và (4).
C. (4) và (5). D. (2), (3), (5) và (6).
1.34. Những hợp chất giống nhau về thành phần và cấu tạo hoá học nhưng hơn
kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 được gọi là
A. đồng đẳng. B. đồng phân.
C. đồng vị. D. đồng hình.
1.35. Phát biểu nào sau đây không chính xác ?
A. Liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
B. Hoá trị của C trong hợp chất hữu cơ có giá trị không đổi là 4.
C. Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt và dễ cháy hơn
hợp chất vô cơ.
D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2 và muối cacbonat.
1.36. Đồng phân là những chất có
A. cùng thành phần nguyên tố và phân tử khối bằng nhau.
B. cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau.
C. cùng tính chất hoá học.
D. cùng khối lượng phân tử.
1.37. Số các chất đồng phân có CTPT C4H10 và C4H9Cl lần lượt là
A. 2 và 2. B. 2 và 3.
C. 2 và 4. D. 2 và 5.
1.38. Số các chất đồng phân có CTPT C3H8O và C3H9N lần lượt là
A. 2 và 2. B. 2 và 3.

11
C. 3 và 3. D. 3 và 4.
1.39. Số các chất đồng phân có CTPT C4H11N là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
1.40. Số các chất đồng phân có CTPT C5H12 là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 7.
1.41. Số các chất đồng phân có CTPT C5H10 là
A. 5. B. 7.
C. 8. D. 10.
1.42. Số các chất đồng phân có CTPT C4H10O là
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 7.
1.43. Số các chất đồng phân có CTPT C3H9N là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
1.44. Trong số các chất đồng phân có CTPT C6H14, số đồng phân chứa cacbon
bậc III là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
1.45. Trong số các chất đồng phân có CTPT C5H12O, số đồng phân chứa nhóm
OH gắn với cacbon bậc II là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
1.46. Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C3H7Cl có bao nhiêu đồng phân ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4

12
1.47. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 g hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O thu được 1,32 g
CO2 và 0,54 g H2O. Tỉ khối hơi của Y so với hiđro là 90. Y có công thức phân
tử là
A. C6H12O6. B. C10H12O3.
C. C8H20O4. D. C7H16O5.
1.48. Khi đốt cháy 1 lít chất hữu cơ X cần 5 lít khí oxi, sau phản ứng thu được
3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Biết các khí được đo ở cùng điều kiện. Công thức
phân tử của X là
A. C3H6. B. C3H8.
C. C3H8O. D. C3H6O2.
1.49. Phân tử của hai chất là đồng đẳng kế tiếp hơn kém nhau
A. 1 nguyên tử H. B. 2 nguyên tử H.
C. 3 nguyên tử H. D. 4 nguyên tử H.
1.50. Cho các chất sau :
(1) CH3–O–CH3 (2) C2H5OH
(3) CH3CH2CH2OH (4) CH3CH(OH)CH3
(5) CH3CH(OH)CH2CH3 (6) CH3OH
Những cặp chất là đồng phân của nhau là
A. (1) và (2) ; (3) và (4). B. (1) và (3) ; (2) và (5).
C. (1) và (4) ; (3) và (5). D. (1) và (5) ; (2) và (4).
1.51. Hai chất là đồng phân của nhau thì
A. khác nhau về công thức phân tử.
B. khác nhau về công thức cấu tạo.
C. khác nhau về số nguyên tử cacbon.
D. khác nhau về phân tử khối.
1.52. Những chất có thành phần phân tử giống nhau nhưng khác nhau về cấu
tạo dẫn đến tính chất khác nhau được gọi là
A. thù hình. B. đồng vị.

13
C. đồng đẳng. D. đồng phân.
1.53. Kết luận nào sau đây sai ?
A. Đồng phân là những chất có thành phần phân tử giống nhau nên phân tử
khối bằng nhau.
B. Các chất có phân tử khối bằng nhau phải là đồng phân của nhau.
C. Các chất đồng phân của nhau phải có tính chất khác nhau.
D. Các chất đồng phân của nhau thì phải có chung công thức phân tử.
1.54. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 g của mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 0,9 g
H2O và 2,2 g CO2. Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Ba chất X, Y, Z là đồng phân của nhau.
B. Ba chất X, Y, Z là đồng đẳng của nhau.
C. Ba chất X, Y, Z có cùng công thức đơn giản nhất.
D. Chưa đủ giữ kiện.
1.55. Muốn biết hợp chất hữu cơ X thuộc dãy đồng đẳng gì thì phải dựa vào
công thức nào sau đây ?
A. Công thức đơn giản
B. Công thức cấu tạo
C. Công thức phân tử
D. Công thức tổng quát

14
Chuyªn ®Ò 2
hi®rocacbon

2.1. Phát biểu nào sau đây đúng ?


A. Những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết xichma (σ ) là
hiđrocacbon no.
B. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xichma (σ ) trong phân tử là hiđrocacbon
no.
C. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xichma (σ ) trong phân tử là ankan.
D. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xichma (σ ) trong phân tử là
hiđrocacbon no, mạch hở.
2.2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các ankan hợp thành dãy đồng đẳng của metan, có công thức chung là
CnH2n+2.
B. Các ankan có từ 4 nguyên tử cacbon trở lên có đồng phân cấu tạo về mạch
cacbon.
C. Ankan không chứa C bậc II và C bậc IV gọi là ankan không phân nhánh.
D. Nhóm ankyl có công thức chung là CnH2n+1.
2.3. Số đồng phân có CTPT C6H14 là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
2.4. Công thức biểu diễn chính xác nhất cấu trúc không gian mạch cacbon của
phân tử hexan là
H2 H2 H2
A. CH C C C
3 C C CH3
H2 H2
B. CH3 CH2 CH2 CH2 CH2 CH3

15
H2 H2
C. CH C C CH3
3 C C
H2 H2
D. CH3 CH2 CH2 CH2 CH3
2.5. Cấu dạng bền nhất của phân tử butan là
H
H H
H CH3
A. CH3 B.
H H H H

CH3 CH3
CH3
H CH3
H H
C. H D.
H H H H

CH3 CH3

2.6. Tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo CH3CH2C(CH3)2CH2CH3 là
A. 3,3–đimetylpentan.
B. 3,4–đimetylpentan.
C. 2,3–đimetylpentan.
D. 3,3–đimetylheptan.
2.7. Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hiđrocacbon X người ta thấy thể tích hơi nước
sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic trong cùng một điều kiện. Biết rằng
hiđrocacbon đó chỉ tạo thành một dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2,2–đimetylpropan. B. isobutan.
C. 2–metylbutan. D. etan.
2.8. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có phản ứng cộng hiđro.
B. Ankan là những hợp chất có công thức tổng quát là CnH2n+2.

16
C. Hiđrocacbon no là những hợp chất mà nguyên tử cacbon trong mạch chỉ
có lai hoá sp3.
D. Hiđrocacbon no là những hợp chất mà nguyên tử cacbon trong mạch có lai
hoá sp2 và sp3.
2.9. Số đồng phân xicloankan ứng với công thức C5H10 là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
2.10. Một xicloankan X có tỉ khối so với oxi bằng 2,625. Biết khi cho X tác dụng
với clo ngoài ánh sáng chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của
X là
A. xiclohexan. B. metylxiclopentan.
C. 1,2–đimetylxiclobutan. D. 1,3– đimetylxiclobutan.
2.11. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n là anken.
B. Anken là hiđrocacbon mà trong phân tử có nối đôi C=C.
C. Anken là những hiđrocacbon mạch hở mà phân tử chỉ chứa nguyên tử C lai
hoá sp2.
D. Anken là những hiđrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi
C=C.
2.12. Số đồng phân anken ứng với công thức C4H8 là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
2.13. Số đồng phân anken ứng với công thức C5H10 là
A. 2. B. 3.
C. 5. D. 6.
2.14. Đốt cháy m gam hiđrocacbon X (ở thể khí trong điều kiện thường) thu được
CO2 và m gam H2O. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 2. B. 4.
C. 6. D. 8.

17
2.15. Cho các chất sau :
CH3CH2C = CHCH3
(1) CH2 = CH – CH3 (2) |
CH3

CH3CH2C = CHCH3
(3) | (4) CH3 – CH = CH – CH3
CH2CH3
Những chất có đồng phân cis–trans là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3).
C. (2), (4). D. (2), (3), (4).
2.16. Hiđro hoá hoàn toàn một olefin Y cần dùng 448 ml H 2 (đkc) và thu được
một ankan phân nhánh. Khi cho cùng lượng olefin trên tác dụng với brom thì
thu được 4,32 g dẫn xuất đibrom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tên gọi
của Y là
A. 2–metylpropen. B. 2–metylbut–2–en.
C. but–2–en. D. 3– metylbut–1–en.
2.17. Khi cho ba anken X, Y, Z tác dụng với H 2 có xúc tác Ni, t o đều tạo thành
2–metylbutan. Tên gọi của X, Y và Z là
A. 2–metylpent–2–en, 2–metylpropen, 2–metylbut–3–en.
B. 2–metylbut–2–en, 2–metylbut–1–en, 2–metylbut–3–en.
C. 2–metylbut–2–en, 2–metylbut–1–en, 3–metylbut–1–en.
D. 2–metylpent–2–en, 2–metylbut–2–en, 2–metylbut–3–en.
2.18. Khi đốt 1 thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích
CO2 ; X có thể làm mất màu dung dịch brom và cộng hợp với hiđro tạo ra một
ankan có mạch phân nhánh. Tên gọi của X là
A. 2–metylbut–2–en. B. But–2–en.
C. 3–metylpropen. D. 2–metylpropen.
2.19. Hai hiđrocacbon X và Y đều ở thể khí. X có công thức C2xHy ; Y có công
thức CxH2x. Biết tỉ khối hơi của X so với không khí bằng 2. Tổng số đồng phân
của X và Y là

18
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
2.20. Cho 3,36 lít khí (đktc) hỗn hợp gồm một ankan và một anken lội qua nước
brom thấy có 8 g brom tham gia phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp
này là 13 g. Công thức phân tử của ankan và anken là
A. CH4 và C4H8. B. C2H6 và C5H10.
C. C3H8 và C3H6. D. C2H4và C4H8.
2.21. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp khí C3H8 và C3H6 là 13 g. Đốt cháy hoàn
toàn 3,36 lít hỗn hợp này thì thể tích CO2 (đktc) và khối lượng nước thu được là
A. 10,8 lít và 9 g. B. 10,08 lít và 9,9 g.
C. 11 lít và 18 g. D. 8,8 lít và 5,4 g.
2.22. Một hỗn hợp X gồm 2 olefin ở thể khí là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho
1,792 lít hỗn hợp X (ở 0oC, 2,5 atm) qua bình đựng dung dịch brom thì thấy
khối lượng của bình tăng lên 7 g. Công thức phân tử của 2 olefin là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8.
C. C3H8 và C3H6. D. C4H8 và C5H10.
2.23. Một hỗn hợp Y gồm 2 olefin ở thể khí là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho
0,896 lít hỗn hợp Y (ở 0oC, 5 atm) qua bình đựng dung dịch brom thì thấy khối
lượng của bình tăng lên 7 g. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 khí trong
hỗn hợp Y là
A. 50% và 50%. B. 60% và 40%.
C. 70% và 30%. D. 80% và 20%.
2.24. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với oxi
là 1,09375 rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 500 ml dung dịch NaOH 1,8M thì thu
được sản phẩm và nồng độ mol tương ứng là
A. NaHCO3 0,2M và Na2CO3 0,8M.
B. Na2CO3 0,6M và NaOH (dư) 0,1M.
C. NaHCO3 0,02M và Na2CO3 0,8M.
D. chỉ thu được Na2CO3 0,4M.

19
2.25. Sục 4,48 lít một hỗn hợp khí X (đktc) gồm etan, propan và propen qua bình
đựng dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình tăng lên 4,2 g. Đốt cháy hoàn
toàn lượng khí còn lại thu được 6,48 g sản phẩm. Thành phần % về thể tích các
khí etan, propan và propen trong hỗn hợp là
A. 20%, 30% và 50%. B. 30%, 20% và 50%.
C. 25%, 25% và 50%. D. 20%, 40% và 40%.
2.26. Sục 2,24 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm etan, propan và propen qua bình
đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 4,2 g. Đốt cháy hoàn
toàn lượng khí còn lại thu được 6,48 g sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm cháy
vào 400 ml dung dịch KOH 2,6M thì thu được sản phẩm và nồng độ mol tương
ứng là
A. KHCO3 0,2M và K2CO3 0,8M.

B. K2CO3 0,65M và KOH 1,3M.

C. KHCO3 0,04M và K2CO3 0,9M.

D. K2CO3 0,7M.
2.27. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Cl2 X Y
C2H4  → A → B → C 
→ PVC
A, B và C có thể là
A. đicloetan, axetilen và vinyl clorua.
B. điclometan, axetilen và vinyl clorua.
C. vinyl clorua, đicloetan và axetilen.
D. đicloetan, etilen và vinyl clorua.
2.28. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Cl2 X Y
C2H4  → A → B → C 
→ PVC
X, Y có thể là
A. dung dịch KOH loãng và HCl. B. KOH đặc/ancol và HCl.
C. NaOH và HBr. D. Br2 và HCl.

20
2.29. Đề hiđro hoá hỗn hợp etan và propan thu được hỗn hợp etilen và propilen.
Khối lượng trung bình của hỗn hợp etilen và propilen nhỏ hơn khối lượng
trung bình của hỗn hợp ban đầu là 6,55%. Thành phần % về thể tích của etan
và propan trong hỗn hợp ban đầu là
A. 96,18% và 3,82%. B. 98,3% và 1,7%.
C. 80% và 20%. D. 95,5% và 4,5%.
2.30. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng.
Hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, thấy khối lượng
bình tăng 1,276 g và thu được 2 g kết tủa. Hai hiđrocacbon trong X thuộc dãy
đồng đẳng
A. ankin. B. ankan.
C. aren. D. ankin hoặc ankađien.
2.31. Dưới đây là hình vẽ minh họa quá trình điều chế etilen trong phòng thí
nghiệm :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?


H SO ®Æ
c
A. Phản ứng xảy ra là : CH3CH2OH 
2 4
1700C
→ CH2=CH2 + H2O

B. Trong bình (B) chứa dung dịch NaOH loãng để loại khí SO2.

C. H2SO4 là chất xúc tác cho phản ứng.

21
D. Đun hỗn hợp trong bình cầu cho đến khi có màu vàng là lúc etilen đã sinh
ra.
2.32. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 g một hợp chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phẩm
hấp thụ vào dung dịch NaOH thấy khối lượng tăng thêm 12,4 g và thu được 19 g
hai muối với số mol bằng nhau. X thuộc dãy đồng đẳng
A. anken. B. ankin.
C. ankađien. D. aren.
2.33. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170oC thường có lẫn khí
SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ được SO2 ?
A. Dung dịch KMnO4 B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch KCl D. Dung dịch Na2SO4
2.34. Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột
Ni nung nóng (hiệu suất phản ứng hiđro hoá anken bằng 75%), được hỗn hợp
Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 là
A. 5,44. B. 5,23.
C. 5,67. D. 6,76.
2.35. Hỗn hợp khí nào sau đây không làm nhạt màu dung dịch brom và KMnO4 ?
A. SO2, CO2, H2 B. CO2, H2, CH4
C. C2H4, C2H6, C3H8 D. CH4, C2H4, N2
2.36. Sản phẩm chính thu được khi cho 2–metylbut–1–en tác dụng với HBr là
A. 2–brom–2–metylbutan. B. 1–brom–2–metylbutan.
C. 3–brom–2–metylbutan. D. 2–brom–3–metylbutan.
2.37. Tên gọi của hợp chất có công thức phân tử C3H6 là
A. propen. B. xiclopropan.
C. propin. D. propen hoặc xiclopropan.
2.38. Khi cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì thu được bao nhiêu
sản phẩm khác nhau ?

22
A. 2 B. 3
C. 4 D. 6
2.39. Khi cho but–1,3–đien tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1 :1 thì thu được bao
nhiêu sản phẩm khác nhau ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
2.40. Cho sơ đồ phản ứng sau :
H=35%
Xenlulozơ  H=80% H=60% H=100%
→ X  → Y  → Z → Cao su buna
X, Y và Z là
A. glucozơ, etanol và buta–1,3–đien.
B. glucozơ, etanol và buta–1,2–đien.
C. glucozơ, eten và buta–1,3–đien.
D. glucozơ, etan và buta–1,3–đien.
2.41. Để điều chế được 2 tấn cao su buna (theo sơ đồ phản ứng ở câu 2.40) thì
khối lượng xenlulozơ cần dùng là
A. 35,71 tấn. B. 39,66 tấn.
C. 20,56 tấn. D. 45,67 tấn.
2.42. Nhiệt phân nhựa cây gultapecha người ta thu được một chất lỏng X chứa
88,23% C và 11,77% H về khối lượng. Tỉ khối của X so với nitơ là 2,43. Cứ
0,340 g X phản ứng với brom dư thì cho 1,94 g chất lỏng nặng hơn nước và
không tan trong nước. Công thức phân tử của X là
A. C5H8. B. C5H10.
C. C5H12. D. C4H6.

2.43. Hiđrocacbon Y có công thức phân tử là C5H8. Cho Y phản ứng với H2 thì
thu được isopentan. Công thức cấu tạo của Y là
A. CH2 = C(CH3)CH = CH2.
B. CH3 – CH ≡ C – CH2CH3.

23
C. CH3CH(CH3)C ≡ CH.
D. CH2 = C(CH3)CH = CH2 hoặc CH3CH(CH3)C ≡ CH.

2.44. Đốt cháy hoàn toàn 6,8 g một ankađien liên hợp X thu được 2,2 g CO2. Tên
gọi của X là
A. buta–1,3–đien. B. penta–1,3–đien.
C. isopren. D. penta–1,3–đien hoặc isopren.
2.45. Cho các phát biểu sau :
(1) Ankađien là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có 2 liên kết đôi
trong phân tử.
(2) Những hiđrocacbon không no có 2 liên kết đôi trong phân tử là anka–1,3–
đien.
(3) Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro thuộc loại
ankađien.
(4) Những hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có 2 liên kết đôi
cách nhau một liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
2.46. Cho những phát biểu sau :
(1) Ankin là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
(2) Ankin là những hiđrocacbon mạch hở có một liên kết ba trong phân tử.
(3) Các ankin ít tan trong nước.
(4) Ankin không có đồng phân hình học.
(5) Liên kết ba gồm một liên kết π và 2 liên kết σ .
(6) Liên kết ba gồm 2 liên kết π và một liên kết σ .
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (4), (5).

24
2.47. Ankađien X chứa 88,23% C về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C5H8. B. C6H10.
C. C3H4. D. C4H6.
2.48. Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C5H8 ; X có thể cộng hợp với hiđro
tạo ra ankan mạch nhánh và có thể tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu
vàng. Tên gọi của X là
A. 2–metylbut–1–in. B. 3–metylbut–1–in.
C. pent–1–in. D. 2– metylbut–2–in.
2.49. Cho sơ đồ phản ứng sau :
CH4 → X → Y → Z → Cao su buna
X, Y và Z là
A. etin, but–1–in và buta–1,3–đien.
B. etin, vinylaxetilen và buta–1,3–đien.
C. butan, vinylaxetilen và buta–1,3–đien.
D. eten, vinylaxetilen và buta–1,3–đien.
2.50. Cho sơ đồ phản ứng sau :
H = 95% H = 95% H =15%
CH4  → X  → Y  → PVC
X và Y là
A. etin, vinylaxetilen.
B. etin, vinyl clorua.
C. etilen, axetilen.
D. propen, vinylaxetilen.
2.51. Thể tích khí thiên nhiên chứa 95% metan (đktc) cần dùng để sản xuất 1 tấn
PVC (theo sơ đồ phản ứng ở câu 2.50) là
A. 5667,5 m3. B. 5573,6 m3.
C. 5563,6 m3. D. 5473,6 m3.

25
2.52. Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được
hỗn hợp X gồm axetilen, hiđro và một phần metan chưa phản ứng. Tỉ khối của
hỗn hợp X so với hiđro bằng 5. Hiệu suất chuyển hoá metan thành axetilen là
A. 50%. B. 60%.
C. 70%. D. 80%.
2.53. Để tinh chế khí CH4 có lẫn SO2, C2H4 và C2H2 có thể dùng

A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch NaOH.


C. dung dịch K2SO4. D. nước Br2.

2.54. Để tinh chế khí C2H2 lẫn CH4, SO2, C2H4 và CO2 có thể dùng
A. dung dịch KOH, dung dịch HCl.
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl.

C. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch HCl.


D. dung dịch KMnO4.
2.55. Trong thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ dưới đây, vai trò của bình đựng
NaOH là

A. làm khô C2H2.


B. loại CaC2 lẫn trong C2H2.

C. loại các tạp chất khí lẫn với C2H2.

26
D. làm xúc tác cho phản ứng giữa C2H2 và nước tạo CH3–CHO.
2.56. Để tinh chế khí C2H4 có lẫn các khí là SO2, C2H2 và CO2 có thể dùng cách
nào sau đây ?
A. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom
B. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch AgNO3/NH3
C. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch HCl
D. Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch KOH sau đó qua dung dịch AgNO3/NH3
2.57. Trong phân tử propin, các nguyên tử liên kết với nhau bằng
A. 2 liên kết σ và 2 liên kết π . B. 6 liên kết σ và 2 liên kết π .
C. 2 liên kết σ và 3 liên kết π . D. 5 liên kết σ và 2 liên kết π .
2.58. Trong phân tử buta–1,3–đien, các nguyên tử liên kết với nhau bằng
A. 9 liên kết σ và 2 liên kết π . B. 6 liên kết σ và 2 liên kết π .
C. 2 liên kết σ và 3 liên kết π . D. 8 liên kết σ và 2 liên kết π .
2.59. Có 3 chất khí C2H6, C2H4 và C2H2. Nếu chỉ có dung dịch brom và các dụng
cụ thí nghiệm cần thiết thì có thể nhận biết được mấy chất ?
A. 1 chất B. 2 chất
C. 3 chất D. Không được chất nào
2.60. Hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và metan. Đốt 11 g hỗn hợp X thu được
12,6 g nước. 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) phản ứng vừa đủ với một lượng dung
dịch chứa 100 g brom. Thành phần phần trăm về thể tích của axetilen, propilen
và metan trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50%, 25% và 25%. B. 25%, 25% và 50%
C. 55%, 25% và 20%. D. 50%, 20% và 30%.
2.61. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hiđrocacbon X sau đó dẫn toàn bộ sản
phẩm qua nước vôi trong thu được 30 g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng
dung dịch Y thu được 10 g kết tủa nữa. Y không thể là
A. C2H4. B. C2H6.

27
C. C2H2. D. CH4.
2.62. Phát biểu nào dưới đây sai ?
Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở thu được a mol nước và b mol
khí cacbonic.
A. Nếu a > b thì hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng của metan.
B. Nếu a = b thì hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng của etilen.
C. Nếu a = b thì hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng của axetilen.
D. Nếu a < b thì hiđrocacbon có chứa ít nhất 2 liên kết đôi hoặc một liên kết
ba trong phân tử.
2.63. Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí gồm hiđrocacbon X và khí hiđro ;
nung nóng bình trong điều kiện có xúc tác thu được một khí Y duy nhất. Ở
cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất sau khi
nung nóng. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 g CO2 và 5,4 g H2O. Công
thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C2H2. C. C3H4. D. C4H4.
2.64. Bốn hiđrocacbon X, Y, Z, và G đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi
phân hủy mỗi chất trên thành cacbon và hiđro, thể tích khí thu được đều gấp 2
lần thể tích ban đầu. X, Y, Z và G là
A. đồng đẳng của nhau.
B. đồng phân của nhau.
C. những hiđrocacbon có 4 nguyên tử hiđro trong phân tử.
D. những hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử.
2.65. Một hỗn hợp gồm hiđro, ankan X và ankin Y. X và Y có cùng số nguyên tử
cacbon. Đốt 100 ml hỗn hợp trên thu được 210 ml khí CO2. Nếu đun nóng 100 ml
hỗn hợp trên với bột Ni thì chỉ còn 70 ml một hiđrocacbon duy nhất. Các thể
tích đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. X và Y có CTPT là
A. C2H6 và C3H8. B. C3H8 và C3H4.
C. C3H8 và C3H6. D. C4H10 và C4H6.

28
2.66. Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT với
hiệu suất 80% là
A. 0,53 tấn. B. 0,83 tấn. C. 1,04 tấn. D. 1,60 tấn.
2.67. Hỗn hợp gồm các hiđrocacbon có 6 đến 10 nguyên tử cacbon trong phân tử
được gọi là
A. dầu lửa. B. xăng.
C. dầu gozoin. D. ligroin.
2.68. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp gồm axetilen và một hiđrocacbon X thu
được 4 lít CO2 và 4 lít hơi nước (các thể tích đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).
CTPT và % về thể tích của X trong hỗn hợp là
A. CH4 và 40%. B. C2H6 và 50%.
C. C2H6 và 60%. D. C3H8 và 50%.
2.69. Cho 3 chất X, Y và Z đều có công thức phân tử là C6H6 ; X không làm mất
màu nước brom, Y và Z dễ dàng làm mất màu nước brom. Y và Z phản ứng
với dung dịch AgNO3/NH3 cho các sản phẩm có chứa lần lượt là 1 và 2 nguyên
tử Ag. Biết X, Y đều mạch hở. X, Y và Z là
A. benzen, hexa–1,5–điin vàhexa–1,4–đien.
B. benzen, hexa–1,5–điin và hexa–1,4–điin.
C. toluen, hexa–1,5–điin và hexa–1,4–đien.
D. benzen, hexa–1,3–điin và hexa–1,5–điin.
2.70. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức C8H10 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
2.71. Có thể dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết được benzen, toluen và stiren
?
A. Dung dịch brom B. Dung dịch KMnO4
C. Dung dịch KOH D. Khí clo
2.72. Thực hiện phản ứng thế brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 với những chất sau (dụng
cụ và các hoá chất có đủ) :

29
(1) C6H5 – CH3 (2) C6H5 – COOH
(3) C6H5 – SO3H (4) C6H5 – NH2
Những chất cho sản phẩm thế ở vị trí meta là
A. (1). B. (2).
C. (2) và (4). D. (2) và (3).
2.73. Thực hiện phản ứng thế brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 với những chất sau (dụng
cụ và các hoá chất có đủ) :
(1) C6H5 – CH3 (2) C6H5 – COOH

(3) C6H5 – SO3H (4) C6H5 – NH2


Những chất cho sản phẩm thế vào vị trí octo hoặc para là
A. (1). B. (3).
C. (1) và (4). D. (1) và (3).
2.74. Cho phản ứng sau :
+ Cl (1:1)
C6H5NH3Cl 
2
Fe
→ X + HCl

Tên gọi của X là


A. 3–clo–phenylamoni clorua. B. 2–clo–phenylamoni clorua.
C. 4–clo–phenylamoni clorua. D. 2–clo–benzenamoni clorua.
2.75. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+ NaOH
X  + CuO
→ X1 → X2
+ Cl (1:1)
C6H5 – CH2 – CH3  →
2
¸nh s¸ng

+O
→ Y1  → Y2
+ NaOH
Y  2
Cu,t0

Kết luận nào sau đây đúng ?


A. X là sản phẩm thế octo, Y là sản phẩm thế para.
B. X là sản phẩm thế para, Y là sản phẩm thế meta.

30
C. X là sản phẩm thế para, Y là sản phẩm thế octo.
D. X và Y đều là sản phẩm thế ở nhánh.
2.76. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+ NaOH
X  + CuO
→ X1 → X2
+ Cl (1:1)
C6H5 – CH2 – CH3  →
2
¸nh s¸ng

+O
→ Y1  → Y2
+ NaOH
Y  2
Cu,t0

Biết Y2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. X là


A. 1–clo–etylbenzen. B. 2–clo–etylbenzen.
C. 1,2–đicloetylbenzen. C. 3–cloetylbenzen.
2.77. Để điều chế m–nitrotoluen từ benzen người ta tiến hành theo cách nào sau
đây ?
A. Bước 1 : Ankyl hoá ; Bước 2 : Nitro hoá
B. Bước 1 : Nitro hoá ; Bước 2 : Ankyl hoá
C. Thực hiện cả 2 bước đồng thời
D. Bước 1 : Nitro hoá ; Bước 2 : khử nhóm NO2
2.78. Để điều chế p–nitrotoluen từ benzen, người ta tiến hành theo cách nào sau
đây ?
A. Bước 1 : Ankyl hoá ; Bước 2 : Nitro hoá
B. Bước 1 : Nitro hoá ; Bước 2 : Ankyl hoá
C. Thực hiện cả 2 bước đồng thời
D. Ankyl hoá ; Bước 2 : oxi hoá
2.79. Tiến hành thí nghiệm : Lấy 3 ống nghiệm đựng cùng một số mol ba chất
benzen (1), toluen (2) và etylbenzen (3). Cho vào cả 3 ống nghiệm cùng một
lượng dung dịch Br2 sau đó cho thêm bột sắt và đun nóng. Thứ tự làm mất màu
dung dịch brom lần lượt là
A. (1), (2), (3). B. (2), (1), (3).
C. (3), (2), (1). D. (3), (1), (2).

31
2.80. Số đồng phân của hợp chất thơm có công thức C9H12 là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
2.81. Thực hiện hai dãy chuyển hoá dưới đây :
HNO / H SOBr2 / Fe
C6H6  → ?  →X
3 2 4

CH3Cl / AlCl3 Br2 / Fe


C6H6  → ?  →Y
Biết rằng các chất tác dụng với nhau theo tỉ lệ mol 1 : 1. Tên gọi của X, Y là
(X) m–bromnitrobenzen ; (Y) o–bromtoluen và p–bromtoluen
A. (X) o–bromnitrobenzen, p–bromnitrobenzen ; (Y) m–bromtoluen
B. (X) m–bromnitrobenzen ; (Y) m–bromtoluen
C. (X) p–bromnitrobenzen ; (Y) o–bromtoluen và p–bromtoluen
2.82. Nitro hoá benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ X, Y hơn kém nhau
một nhóm NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,34 g hỗn hợp X và Y thu được CO2,
H2O và 255,8 ml N2 (đo ở 27 oC và 740 mmHg). Tên gọi của X và Y là
A. nitrobenzen và o–đinitrobenzen.
B. nitrobenzen và m–đinitrobenzen.
C. m–đinitrobenzen và 1,3,5–trinitrobenzen.
D. o–đinitrobenzen và 1,2,4–trinitrobenzen.
2.83. Hiđrocacbon X có công thức phân tử C8H10 ; X không làm mất màu dung
dịch brom ; khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 thu được hợp chất có
công thức C7H5KO2 (Y) ; cho Y tác dụng với dung dịch HCl thu được hợp
chất có công thức C7H6O2. Tên gọi của X là
A. etylbenzen. B. 1,2–đimetylbenzen.
C. 1,3–đimetylbenzen. D. 1,4–đimetylbenzen.
2.84. Hiđrocacbon T có công thức phân tử C9H12 ; T không làm mất màu dung
dịch brom ; khi đun nóng T trong dung dịch KMnO4 thu được hợp chất có công

32
thức C8H4O4K2 (Z). Cho Z tác dụng với dung dịch HCl thu được hợp chất có
công thức C8H6O4. Công thức cấu tạo của T không thể là

C2H5 C2H5 C2H5 C3H7


CH3
A. B. C. D.
CH3
CH3

2.85. Đốt cháy một thể tích hiđrocacbon X thu được 7 thể tích CO2 ở cùng điều
kiện. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,875. Số nguyên tử hiđro trong X là
A. 8. B. 9.
C. 10. D. 14.
2.86. Cho sơ đồ phản ứng sau :
KMnO / KOH
→ Z → C6H5O2K
4
CH4 
→ X 
→ Y  t0

X, Y, Z là
A. C2H4, C6H6, C6H5CH3. B. C2H2, C6H6, C6H5CH3.
C. C2H4, C6H6, C6H4(CH3)2. D. C2H2, C6H6, C6H4(CH3)2.
2.87. Một hiđrocacbon X tác dụng với H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3 tạo thành
hiđrocacbon no Y. Phân tích thành phần nguyên tố của Y thấy tỉ lệ khối lượng
mC : mH = 6 : 1. Tỉ khối của Y đối với hiđro là 42. CTPT của X và Y là
A. C2H2 và C2H6. B. C6H6 và C6H12.
C. C6H10 và C6H12. D. C6H6 và C6H14.
2.88. Trung hòa hoàn toàn 20,9 g hỗn hợp phenol và cresol cần 100 ml
dung dịch NaOH 2M. Phần trăm khối lượng của phenol trong hỗn hợp là
A. 4,7%. B. 22,5%.
C. 25,0%. D. 67,5%.
2.89. Cho sơ đồ phản ứng sau :

33
C2H5Cl Cl2 KOH
X  → Y  → Z 
ancol,t0
→ T 
→ Polistiren
t0 as

X, Y, Z là
A. benzen, etylbenzen và 2–clo–etylbenzen.
B. benzen, vinylbenzen và 2–clo–etylbenzen.
C. benzen, etylbenzen và 3–clo–etylbenzen.
D. benzen, stiren và 2–clo–etylbenzen.
2.90. Một hiđrocacbon X ở thể lỏng có phân tử khối nhỏ hơn 115. Đốt 1,3 g X thu
được 4,4 g CO2. 1 mol X tác dụng được với 4 mol H2 (xúc tác Ni, to) và với
brom trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. p–CH3–C6H4–CH3. B. C6H5–CH=CH2.

C. C6H5–CH2–CH=CH2. D. C6H5CH3.
2.91. Cho 5,2 g stiren đã bị trùng hợp một phần tác dụng với 100 ml dung dịch
brom 0,15M. Sau phản ứng cho thêm KI dư vào hỗn hợp thì thu được 0,635 g
iot. Phần trăm stiren đã trùng hợp là
A. 50%. B. 60%.
C. 70%. D. 75%.
2.92. Cho stiren lần lượt tham gia các phản ứng dưới đây, trường hợp nào đã viết
không đúng sản phẩm chính của phản ứng ?
CH CH3 CH CH2
+ HCl KMnO4
A. Cl B. OH OH
H2SO4

CH2 CH3 CH CH2


+ H2 + Br2
C. D. Br Br
Ni, t

2.93. Để đơn giản ta xem xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Vậy tỉ lệ thể
tích xăng và không khí là bao nhiêu để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động
cơ đốt trong ?
A. 1 : 50 B. 1 : 47,5

34
C. 1 : 45 D. 1 : 9,5
2.94. Từ một loại dầu mỏ, bằng cách chưng cất người ta thu được 16% etxăng và
59% dầu mazut (tính theo khối lượng). Đem crăckinh dầu mazut đó thì thu
thêm được 58% etxăng (tính theo dầu mazut). Khối lượng etxăng thu được từ
400 tấn dầu mỏ trên là
A. 200,88 tấn. B. 210,88 tấn.
C. 235,3 tấn. D. 213,3 tấn.
2.95. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y thể khí ở điều
kiện thường có khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 28 g. Sản phẩm tạo
thành cho qua lần lượt các bình đựng P2O5 (dư) và dung dịch Ca(OH)2 (dư).
Bình đựng P2O5 tăng thêm 9 g còn bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 13,2 g.
X và Y thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây ?
A. Ankan B. Anken C. Ankađien D. Aren
2.96. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon X và Y ở thể
khí ở điều kiện thường có khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 28 g. Sản
phẩm tạo thành cho qua lần lượt các bình đựng dung dịch H2SO4 (dư) và dung
dịch KOH (dư). Bình H2SO4 tăng thêm 9 g còn bình đựng dung dịch KOH tăng
thêm 13,2 g. CTPT của X và Y là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C4H10.
C. CH4 và C3H8. D. C3H8 và C5H12.
2.97. Hợp chất 1,3–đimetylbenzen còn có tên gọi khác là
A. m–xilen. B. m–crezol.
C. o–xilen. D. m–toluen.
2.98. Ba hợp chất X, Y và Z đều có chứa 92,3% C và 7,7% H theo khối lượng. Tỉ
lệ khối lượng mol phân tử của X, Y, Z là 1 : 2 : 3. Có thể chuyển hoá X thành
Y hoặc Z chỉ bằng một phản ứng, Z không làm mất màu dung dịch brom. Từ Y
có thể chuyển hoá thành cao su buna. Tên gọi của X, Y, Z là
A. eten, vinylaxetilen và benzen. B. etin, vinylaxetilen và toluen.
C. eten, benzen và vinylaxetilen. D. etin, vinylaxetilen và benzen.

35
2.99. Để sản xuất cumen (isopropylbenzen) người ta cho benzen phản ứng với
propen có xúc tác axit. Để thu được 2 tấn cumen cần dùng tối thiểu bao nhiêu
m3 (đktc) hỗn hợp chứa 60% propen và 40% propan về thể tích, biết hiệu suất
của phản ứng đạt 80% ?
A. 767 m3 B. 777,7 m3
C. 787 m3 D. 674 m3
2.100. Khi đốt cháy 4,6 g hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc) và
5,4 g nước. CTPT của X là
A. (CH3O)n. B. (CH3)n. C. (C2H6O)n. D. C2H6O.
2.101. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon Y có công thức phân tử là C3Hy thu
được CO2 và nước có số mol bằng nhau. CTPT của Y là

A. C3H3. B. C3H6.

C. C3H8. D. C3H4.
2.102. Cho các chất :
(1) Benzen (2) Axit (3) Ete (4) Nnước (5)
Xăng
Ankan có thể tan được trong các chất
A. (1), (2), (4) và (5). B. (1), (3) và (5).
C. (2), (4) và (5). D. (1) và (5).
2.103. Đốt cháy hoàn toàn 3 g hợp chất hữu cơ X thu được 6,6 g CO2 và 3,6 g
nước. Số đồng phân cấu tạo tối đa của X là
A. 2. B. 4.
C. 3. D. 6.
2.104. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X thu được 3 mol CO 2 và 4 mol
nước. Biết thể tích oxi cần dùng là 4,5 mol. CTPT của X là
A. C3H8O. B. C3H8.

C. C3H6. D. C3H8O3.

36
2.105. Cho hỗn hợp gồm hai olefin lội qua dung dịch brom thì thấy mất màu vừa
đủ 100 g dung dịch brom 8%. Tổng số mol của hai olefin là
A. 0,15 mol. B. 0,1 mol.
C. 0,05 mol. D. 0,2 mol.
2.106. Đốt cháy hoàn toàn 100 cm3 hợp chất hữu cơ Y cần 250 cm3 O2, thu được
200 cm3 CO2 và 200 cm3 hơi nước (các thể tích đo ở cùng nhiệt độ, áp suất).
Công thức phân tử của Y là
A. C2H4O. B. C2H4O2.

C. CH2O. D. C3H4O.
2.107. Khi hoá hơi 3 g hợp chất hữu cơ X thu được thể tích bằng thể tích của 0,2 g
khí heli trong cùng điều kiện. Tỉ khối hơi của X so với H2 là
A. 15. B. 30. C. 7,5 . D. 20.
2.108. Khi cho ankan X có chứa 83,72% C về khối lượng tác dụng với clo theo tỉ
số mol 1 : 1 thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên gọi của X là
A. 2–metylpropan. B. 2,3–đimetylbutan.
C. butan. D. 3–metylpentan.
2.109. Cho hỗn hợp Z gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với nước (có
H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm 2 ancol X và Y. Đốt cháy hoàn
toàn 1,06 g hỗn hợp Z rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch
NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,05M.
Công thức X và Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
2.110. Các dãy đồng đẳng nào sau đây có cùng công thức phân tử ?
A. Ankan, xicloankan B. Xicloankan, aren
C. Xicloankan, anken D. Anken, ankađien
2.111. X có công thức phân tử C6H14. Khi cho X tác dụng Cl2 (ánh sáng, to) thu
được tối đa 2 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của X là

37
A. hexan. B. 2–metylpentan.
C. 2,2–đimetylbutan. D. 2,3–đimetylbutan.
2.112. Tên gọi của hợp chất thơm có CTPT C6H5Cl là
A. clobenzen hoặc phenyl clorua. B. clorua benzen.
C. clophenyl. D. benzyl clorua.
2.113. Cho nitrobenzen phản ứng với Cl2 (xúc tác Fe bột, tỉ lệ mol 1 : 1), khả
năng phản ứng (so với benzen) và vị trí ưu tiên thế clo vào vòng benzen là
A. dễ hơn ; octo hoặc para. B. khó hơn ; octo hoặc para
C. dễ hơn ; meta. D. khó hơn ; meta.
2.114. Cho toluen phản ứng với Cl2 (xúc tác Fe bột, tỉ lệ mol 1 : 1), khả năng
phản ứng (so với benzen) và vị trí ưu tiên thế clo vào vòng benzen là
A. dễ hơn ; octo hoặc para. B. khó hơn ; octo hoặc para.
C. dễ hơn ; meta. D. khó hơn ; meta.
2.115. Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hiđrocacbon X, Y, Z thu được lượng
CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với X, Y, Z tương ứng là 0,5, 1
và 1,5. CTPT của X, Y, Z là
A. C3H8, C3H4, C2H4. B. C2H2, C2H4, C2H6.
C. C3H4, C3H6, C3H8. D. C2H4, C2H6, C3H4.
2.116. Hai xicloankan X và Y đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi
monoclo hoá (có chiếu sáng) thì X cho 4 sản phẩm, Y chỉ cho 1 sản phẩm duy
nhất. Tên gọi của X và Y là
A. xiclopentan và xiclobuten.
B. metylxiclobuten và xiclopentan.
C. metylxiclopentan và xiclohexan.
D. metylxiclopentan và etyl xiclobutan.
2.117. Một hỗn hợp T gồm 2 hiđrocacbon X, Y (đều có số nguyên tử C nhỏ
hơn 7). Tỉ lệ mol của X và Y trong hỗn hợp T là 1 : 2. Đốt cháy hoàn toàn 14,8
g hỗn hợp T bằng oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình (1) chứa H 2SO4 đặc

38
dư ; bình (2) chứa 890 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì khối lượng bình (1) tăng
14,4 g ; bình (2) thu được 133,96 g kết tủa trắng. X, Y thuộc dãy đồng đẳng
A. ankin. B. anken.
C. ankađien. D. ankan.
2.118. Hai hiđrocacbon X và Y đồng đẳng của nhau, MX = 2MY. Biết rằng tỉ khối
hơi của hỗn hợp đồng số mol X và Y so với khí C 2H6 bằng 2,1. Công thức
phân tử của X và Y là
A. C3H8, C6H14. B. C3H4, C6H6 .
C. C3H6, C6H12. D. C2H4, C4H8.

Chuyªn ®Ò 3
dÉn xuÊt halogen
ancol – phenol

3.1. Có bao nhiêu chất đồng phân mạch hở cùng có công thức phân tử C4H9Br ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
3.2. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro của hiđrocacbon bằng các
nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen.
B. Dẫn xuất halogen là các hợp chất có công thức phân tử dạng CxHyXz với
X là halogen, y ≥ 0, z ≥ 1.
C. Hợp chất có chứa nguyên tử halogen trong phân tử được gọi là dẫn xuất
halogen của hiđrocacbon.
D. Dẫn xuất halogen là hợp chất thu được khi thay nhóm OH của ancol bằng
nguyên tử halogen.

39
3.3. Khi cho pentan tác dụng với clo (theo tỉ lệ mol 1 : 1) thu được
A. hai dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau.
B. ba dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau.
C. bốn dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau.
D. năm dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau.
3.4. Có bao nhiêu đồng phân mạch hở có công thức phân tử C3H6Br2 ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
3.5. Khi cho buta–1,3–đien tác dụng với brom (trong CCl4) thu được mấy đồng
phân có công thức phân tử C4H6Br2 ?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.6. Khi cho penta–1,3–đien tác dụng với brom (trong CCl4) thu được mấy đồng
phân có công thức phân tử C4H6Br2 ?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.7. Khi cho KCN tác dụng với etyl clorua trong dung môi hữu cơ thu được
A. CH3CH2CN. B. CH3CHCNCl.

C. CH3CN CH3. D. CH3CH2CH2CH2CN.


3.8. Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là :
A. CH3CH2CH2Cl < CH3CH2Cl < CH3Cl < CH3CH2CH2CH2Cl.

B. CH3Cl < CH3CH2Cl < CH3CH2CH2Cl <CH3CH2CH2CH2Cl.

C. CH3CH2CH2CH2Cl < CH3Cl < CH3CH2Cl < CH3CH2CH2Cl.

D. CH3Cl < CH3CH2Cl < CH3CH2CH2Cl <CH3CH2CH2CH2Cl.


3.9. Khả năng phản ứng thế nguyên tử halogen của các chất giảm dần theo thứ tự :

40
A. CH3CH2CH2F > CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2Br >CH3CH2CH2I.

B. CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2Br > CH3CH2CH2I > CH3CH2CH2F.

C. CH3CH2CH2I > CH3CH2CH2Br > CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2F.

D. CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2Br > CH3CH2CH2I > CH3CH2CH2F.


3.10. Khi cho ankan X tác dụng với clo thu được dẫn xuất monoclo Y có phần
trăm khối lượng clo bằng 45,223%. Công thức phân tử của X và Y là
A. C4H8 và C4H7Cl. B. C2H6 và C2H5Cl.

C. C3H8 và C3H7Cl. D. C4H10 và C4H9Cl.


3.11. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là :
A. C2H5I < C2H5Br < CH3Br < CH3Cl.
B. CH3Cl < CH3Br < C2H5Br < C2H5I.
C. CH3Br < C2H5Br < CH3Cl < C2H5I.
D. CH3Cl < CH3Br < C2H5Br < C2H5I.

3.12. Khi cho 1,3–đimetylbenzen (còn gọi là m–xilen) tác dụng với brom có mặt
bột sắt theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được sản phẩm chính là
CH3 CH3
Br
A. B.

CH3 Br CH3
CH3
CH2Br

C. D.
CH3
CH3
Br

3.13. Khi cho sec–butylbenzen tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được sản
phẩm chính là

41
CH2Cl CHCH2CH3 CH3 CH CH2CH2Cl

A. B.

Cl Cl
CH3 CH CHCH3 CH3 C CH2CH3
C. D.

3.14. Đun sôi 6,45 g một dẫn xuất monoclo X trong dung dịch NaOH dư đến khi
phản ứng hoàn toàn sau đó axit hoá dung dịch bằng axit HNO 3 rồi thêm vào
dung dịch một lượng dư AgNO3 thấy có 14,35 g kết tủa. Công thức phân tử của
X là
A. CH3Cl. B. C2H3Cl.
C. C2H5Cl. D. C3H7Cl.
3.15. Cho các chất sau : CH3OH (X) ; CH3CH2OH (Y) ; CH3CH2CH2CH2OH (Z) ;
CH3CH2CH2OH (T). Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử H trong
nhóm hiđroxyl là
A. X, Y, Z, T. B. X, T, Z, Y.
C. X, Y, T, Z. D. Z, T, Y, X.
3.16. Trong dung dịch, ancol etylic có các kiểu liên kết H dưới đây :
(X) O H ... O H (Y) O H ... O H
H H C2H5 C2H5
(Z) O H ... O H (T) O H ... O H
H C2H5 C2H5 H
Kiểu liên kết H bền nhất là
A. X. B. Y.
C. Z . D. T.
3.17. Cho các hợp chất sau : F–CH2CH2OH (1) ; CH3CHF(OH) (2)

42
Cl–CH2CH2OH (3) ; CH3CH2OH (4)
Chiều tăng độ bền của liên kết hiđro liên phân tử là
A. 1 → 2→ 3→ 4 B. 2 → 1→ 3→ 4
C. 2 → 3→ 1→ 4 D. 4 → 3→ 1→ 2
3.18. Đun nóng hỗn hợp gồm 2 ancol ROH và R’OH với axit H2SO4 đặc thì có
thể thu được bao nhiêu ete ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
3.19. Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol ROH, R’OH và R”OH với axit H2SO4 đặc
thì có thể thu được bao nhiêu ete ?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
3.20. Khi đun nóng hỗn hợp gồm n ancol khác nhau với H2SO4 đặc thì số ete thu
được tối đa là
n(n + 1) n(2n + 1)
A. . B. .
2 2
n(n + 2) n(n + 1)
C. . D. .
2 3
3.21. Khi đun nóng hỗn hợp gồm 5 ancol khác nhau thì số ete thu được là
A. 16. B. 15.
C. 14. D. 18.
CH2 = CH − CH − CH − OH
3.22. Tên gọi của hợp chất có CTCT | | là
CH3 C2H5
A. 3– metyl–hex–6–en–3–ol. B. 4– metyl–hex–1–en–5–ol.
C. 3– metyl–hex–4–en–3–ol. D. 4– metyl–hex–6–en–3–ol.
3.23. Công thức tổng quát của ancol có một nối đôi, đơn chức là
A. CnH2n+2O. B. CnH2nO.

43
C. CnH2n–2O. D. CnH2n+2O2.
3.24. Công thức tổng quát của ancol no, 2 chức là
A. CnH2n+2O2. B. CnH2nO2.
C. CnH2n–2O2. D. CnH2n+2O.
3.25. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H12O. Số đồng phân của X có
thể tác dụng được với Na là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
3.26. Hợp chất hữu cơ Y có công thức phân tử C5H12O. Số đồng phân của Y khi
oxi hoá bằng CuO cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.27. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H12O. Số đồng phân của X khi
tách nước tạo ra olefin duy nhất (không có sản phẩm phụ) là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.28. Hợp chất hữu cơ Y có công thức phân tử C5H12O. Số đồng phân của Y khi
tách nước tạo ra olefin có đồng phân hình học là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.29. Cho sơ đồ phản ứng sau :
X 
→ Y  → Z  → Cao su buna
X, Y có thể là
A. axetilen, vinyl clorua. B. tinh bột, etanol.
C. metan, etanol. D. glucozơ, etanol.
3.30. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Cl2 + Cl2,H2O + NaOH,t 0+ HNO3
Propen → X  → Y  → Z  →
0
500 C H2SO4ñaëc Glixeryl trinitrat

44
X, Y, Z là
A. 2– clopropen, 1,3–điclopropen–2–ol, glixerol.
B. 3– clopropen, 1,3–điclopropen–2–ol, glixerol.
C. 3– clopropen, 1,3–điclopropen–1–ol, glixerol.
D. 2– clopropen, 1,2–điclopropen–2–ol, glixerol.
3.31. Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc)
và 7,2 g nước. Số mol của ancol đã đốt là
A. 0,2 mol. B. 0,1 mol.
C. 0,3 mol. D. 0,5 mol.
3.32. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H8O2. Biết X phản ứng với
Cu(OH)2 thu được được dung dịch xanh lam. Tên gọi của X là
A. propan–1,3–điol. B. propan–1,2–điol.
C. propen–1,2–điol. D. glixerol.
3.33. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ ứng với công thức C3H8Ox tác dụng được
với Na ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
3.34. Cho but–1–en tác dụng với HCl thu được chất X. Biết X tác dụng với NaOH
cho sản phẩm Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc, nóng ở 170oC thu được Z. Tên
gọi của X là
A. but–2–en. B. but–1–en.
C. 2–metylpropen. D. đietyl ete.
3.35. Cho 5,3 g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
tác dụng với K dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Công thức của 2 ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H8OH.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
3.36. Cho 10,6 g hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol
etylic tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Thành phần % về số mol
của 2 ancol trong hỗn hợp là

45
A. 50% và 50%. B. 40% và 60%.
C. 70% và 30%. D. 45% và 55%.
3.37. Cho 1,06 g hỗn hợp hai ancol đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp tác dụng hết
với Na thu được 224 ml H2 (đktc). Công thức của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C4H9OH và C5H10OH.
3.38. Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC
thu được 72 g hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau và 21,6 g nước. Công thức
của 2 ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
3.39. Đề hiđrat hoá ancol bậc II X thu được một olefin. Cho 3 g X tác dụng với
Na dư thu được 0,56 lít H2 (đktc). Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140oC thu
được sản phẩm là
A. propen. B. điisopropyl ete.
C. buten–2. D. đisecbutyl ete.
3.40. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức thu được 70,4 g
CO2 và 39,6 g nước. Giá trị của m là
A. 33,2. B. 34,5. C. 35,4. D. 32,1.
3.41. Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4
đặc ở 140oC. Khối lượng ete thu được là
A. 12,4 g. B. 6,4 g. C. 9,7 g. D. 7 g.
3.42. Thủy phân dẫn xuất 1,1–đicloetan bằng dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu
cơ bền thu được là
A. CH3CH(OH)2. B. CH3CHO.
C. CH2OH–CH2OH. D. CH3–CHCl(OH).
3.43. Cho các phản ứng sau :

46
CH ≡ CH + 2HCl → X
X + KOH dư → Y + KCl + H2O
Y là
A. CH3CH(OH)2. B. CH3CHO.
C. CH2OH–CH2OH. D. CH3–COOK.
3.44. Cho các dung dịch : CH3COOH, C2H5ONa và H2O. Chỉ dùng một hoá chất
nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 chất trên ?
A. Na B. Quỳ tím
C. HCl D. K
3.45. Công thức tổng quát của ancol no, đa chức mạch hở là
A. CnH2n+2–z(OH)z (z ≥ 1). B. CnH2n+2–z(OH)z (z ≥ 2).
C. CnH2n+1–z(OH)z (z ≥ 2). D. CnH2n+2–2z(OH)z (z ≥ 1).
3.46. Một ancol mạch hở có công thức tổng quát là C4H8Ox. x có thể nhận giá trị
A. 1 ; 2. B. 1 ; 2 ; 3.
C. 1 ; 2 ; 3 ; 4. D. 5.
3.47. Để xác định độ rượu của một dung dịch ancol etylic người ta lấy
10 ml dung dịch ancol etylic đó cho tác dụng hết với Na thu được 2,564
lít H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789 g/ml. Độ
rượu của dung dịch ancol etylic đó là
A. 87,5o. B. 91,0o. C. 85,7o. D. 92,5o.
3.48. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn 3 ancol no, đơn chức, mạch hở, là
đồng đẳng kế tiếp thu được 70,4 g CO2 và 43,2 g H2O. Giá trị của m và
các ancol trong hỗn hợp là
A. 113,6, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH.
B. 36,8, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH.
C. 36,8, CH3OH, C2H5OH, C3H7OH.
D. 43,2, CH3OH, C2H5OH, C3H7OH.

47
3.49. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%.
Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ca(OH)2 thu được 550 g kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu
thêm được 100 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 550. B. 810. C. 750. D. 650.
3.50. Cho 15,6 g hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 g Na, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 24,5 g chất rắn. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH. C. C3H5OH và C4H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH.
3.51. Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol
C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực
đại là 90% (tính theo axit) thì số mol C2H5OH cần dùng khi tiến hành
este hoá 1 mol CH3COOH là
A. 0,342 mol. B. 2,925 mol.
C. 0,456 mol. D. 2,412 mol.
3.52. Đun nóng một hỗn hợp gồm một ancol bậc I và một ancol bậc III
đều là ancol no, đơn chức với H2SO4 ở 140oC thu được 5,4 g H2O và
26,4 g hỗn hợp 3 ete. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3 ete trong
hỗn hợp có số mol bằng nhau. Hai ancol đó là
A. CH3OH và (CH3)3COH. B. C3H5OH và (CH3)3COH.
C. C2H5OH và (CH3)3COH. D. C3H7OH và (CH3)3COH.
3.53. Đốt cháy hoàn toàn 0,8 mol hỗn hợp gồm đimetyl ete và ancol etylic rồi cho
toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 80 g. B. 160 g. C. 170 g. D. 150 g.
3.54. Dãy hợp chất nào dưới đây có số mol bằng số mol khí H2 sinh ra khi cho tác
dụng với Na ?
A. C2H5OH, C2H4(OH)2, CH3COOH

48
B. C2H4(OH)2, HO–CH2–COOH, C3H6(OH)2
C. C3H5(OH)3, HO–CH2–COOH, C3H6(OH)2
D. C2H4(OH)2, CH3–COOH, C3H6(OH)2
3.55. Cho 4 chất X, Y, Z, T có phân tử khối tạo thành một cấp số cộng. Khi đốt
cháy mỗi chất chỉ thu được CO2 và nước. Khối lượng CO2 gấp 1,8333 lần khối
lượng nước. X, Y, Z và T là
A. C3H8, C3H8O3, C3H8O4 và C3H8O5.
B. C3H8O, C3H8O2 và C3H8O3 và C3H8O4.
C. C3H8, C3H8O, C3H8O2 và C3H8O3.
D. C3H6, C3H6O, C3H6O2 và C3H6O3.
3.56. X và Y là 2 chất đồng phân. Đốt cháy hoàn toàn 1,38 g X thu được 1,344 lít
CO2 (đktc) và 1,62 g nước. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 23. X tác dụng được
với Na, còn Y thì không. CTCT của X và Y là
A. CH3CH2CH2OH và CH3OC2H5.

B. C2H5OH và CH3OCH3.
C. CH3CH2CH2OH và CH3OC3H7.

D. CH3COOH và HCOOCH3.
3.57. Cho 12,8 g một dung dịch ancol X (trong nước) có nồng độ 71,875% tác
dụng với một lượng dư Na thu được 3,36 lít khí (đktc). Biết tỉ khối của X đối
với NO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C3H5(OH)3. B. C4H10(OH)2.

C. C4H8(OH)2. D. C4H6(OH)2.
3.58. Đốt cháy hiđrocacbon Y chỉ thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
Số mol oxi tiêu tốn gấp 3 lần số mol của X. Khi cho X cộng hợp với H 2O thu
được ancol đơn chức. CTCT của X là
A. CH2=CH2. B. CH3–CH=CH2.

49
C. CH3–CH=CH–CH3. D. CH2 =CH–CH–CH3.
3.59. X là ancol no, mạch hở có n nguyên tử cacbon và m nhóm OH trong phân
tử. Cho 7,6 g X phản ứng với lượng dư Na thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Biểu
thức liên hệ giữa n và m là
A. 7n + 2 = 11m. B. 7n + 2 = 12m.
C. 7n + 1 = 11m. D. 8n + 1 =11m.
3.60. Cho 2,84 g một hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp nhau
tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 4,6 g chất rắn và V lít khí H 2
(đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,896.
C. 1,12. D. 1,344.
3.61. Cho 1,42 g hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác
dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 2,3 g chất rắn. Công thức của 2 ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. CH3OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
3.62. Đốt cháy hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ về thể tích là VCO 2 : VH 2O = 7 :10 . Công
thức của hai ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. CH3OH và C3H7OH.
C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
3.63. Ancol nào dưới đây khi oxi hoá không hoàn toàn tạo sản phẩm là một
xeton ?
A. Butylic B. Isobutylic
C. Sec-butylic D. Tert-butylic
3.64. Oxi hoá không hoàn toàn các ancol metylic, isopropylic, benzylic, anlylic,
isobutylic và ancol tert–butylic. Số ancol có thể tạo thành anđehit là
A. 3 ancol. B. 4 ancol.

50
C. 5 ancol. D. 6 ancol.
3.65. Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X đơn chức, mạch hở thu được CO 2 và
H2O với số mol bằng nhau và số mol oxi tiêu tốn gấp 4 lần số mol của X. Biết
X làm mất màu dung dịch brom và khi cộng hợp H2 thì tạo ra ancol đơn chức.
CTCT của X là
A. CH2=CH–CH2OH. B. CH3–CH=CH–CHO.
C. CH2=CH–CH2–CH2OH. D. CH3–CH=CH–CH2OH.
3.66. Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được
chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y đối với X bằng 0,7. Công thức của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH.
C. C4H9OH. D. C3H5(OH)3.
3.67. Cho một ancol no, đơn chức X tác dụng với HBr thu được hợp chất Y có
chứa 58,4% Br về khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong X là
A. 8. B. 9.
C. 10. D. 11.
3.68. Cho một ancol no, đơn chức X tác dụng với HBr thu được hợp chất Y chứa
C, H và Br, trong đó Br chiếm 58,4% về khối lượng. Nếu đun nóng X với
H2SO4 đặc ở 180oC thì thu được 3 olefin. Tên gọi của X là
A. butan–1–ol. B. butan–2–ol.
C. 2–metylbutan–1–ol. D. 2–metylbutan–2–ol.
3.69. Thực hiện phản ứng tách nước với ancol đơn chức X ở điều kiện thích hợp,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y có tỉ khối hơi so với
X bằng 1,7. Công thức của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH.
C. C4H9OH. D. C4H7OH.
3.70. Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O và chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Nếu đốt
cháy X thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Còn cho X tác dụng với Na
thì số mol H2 thu được bằng 1/2 số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

51
A. CH3OH. B. C2H4(OH)2.
C. HCOOH. D. C3H7OH.
3.71. Trong công nghiệp, người ta điều chế metanol từ khí CO và H2 có xúc tác
ZnO, CrO3. Thể tích khí CO (ở 20oC, 1 atm) cần dùng để điều chế được 1 tấn
metanol (hiệu suất 80%) là
A. 934,123 m3. B. 983,245 m3.
C. 938,516 m3. D. 923,413 m3.
3.72. Biết hiệu suất lên men là 95% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng
riêng bằng 0,8 g/ml. Khối lượng gluczơ (có trong quả nho) cần dùng để sau khi
lên men thu được 100 lít rượu vang 10o là
A. 14562,4 g. B. 16475,97 g.
C. 14562,98 g. D. 156834,3 g.
3.73. Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên b gam và có c gam kết
a+b
tủa. Biết b = 0,71c và c = . Ancol X là
1, 02
A. etanol. B. etylen glicol. .
C. glixerol. D. propan–1,2–điol.
3.74. Ancol Y có chứa một liên kết đôi trong phân tử, tỉ khối hơi của Y đối với
nitơ nhỏ hơn 2,1. Tên gọi của Y là
A. propen–1–ol. B. prop–2–en–1–ol.
C. ancol etylic. D. but–2–en–1–ol.
3.75. Cho 14,5 g hỗn hợp gồm ancol no, đơn chức X và điancol no Y tác dụng
hoàn toàn với kim loại kali thu được 3,92 lít khí (đktc). Đem đốt cháy hoàn
toàn 29 g cũng hỗn hợp trên thu được 52,8 g khí CO2. Công thức của X và Y là
A. CH3OH và C2H4(OH)2. B. C2H5OH và C2H4(OH)2.
C. CH3OH và C3H6(OH)2. D. C2H5OH và C3H6(OH)2.

52
3.76. Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol có số mol bằng nhau thu được khí CO2 và hơi
nước có tỉ lệ số mol là 2 : 3. Công thức của 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C2H4(OH)2.
C. CH3OH và C3H7OH. D. C2H5OH và C3H6(OH)2.
3.77. Khi phân tích một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O thấy mC + mH = 3,5mO.
Công thức đơn giản nhất của X là
A. C4H8O. B. C3H6O. C. CH2O. D. C2H3O.
3.78. Hai chất hữu cơ X, Y chứa C, H, O, trong đó O chiếm 34,78% về khối
lượng. X có nhiệt độ sôi cao còn Y có nhiệt độ sôi rất thấp. Công thức của X,
Y là
A. C2H5OH và CH3CHO.
B. C2H5OH và CH3–O–CH3.
C. CH3–O–CH3 và C2H5OH.
D. CH3CH2CHO và CH2=CH–CH2OH.
3.79. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương
ứng là 3 : 4. Thể tích oxi cần dùng để đốt X bằng 1,5 lần thể tích CO 2 thu được
(trong cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O. B. C3H8O2.
C. C3H8O3. D. C3H4O.
3.80. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol ancol no, mạch hở X cần 5,6 g oxi và thu được
6,6 g CO2. Công thức của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH.
C. C2H4(OH)2. D. C3H5(OH)3.
3.81. X là ancol mạch hở, không là mất màu dung dịch brom. Để đốt cháy a lít hơi
X cần 2,5a lít khí oxi ở cùng điều kiện. X có công thức là
A. C2H5OH. B. C3H7OH.
C. C2H4(OH)2. D. C3H5(OH)3.

53
3.82. Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol no, cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau thu
được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol n CO2 : n H 2O = 3: 4 . Biết 1 ancol có
M = 62 g/mol. Công thức của 2 ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3 và C2H4(OH)2.
3.83. Một ankanol X có 26,67% O về khối lượng. Nếu cho 9 g X tác dụng với Na
thì thể tích H2 thu được (đktc) là
A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
3.84. Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol no thu được b mol CO 2 và c mol H2O. Biểu
thức liên hệ giữa a, b và c là :
A. a = c – b. B. b = a – c.
C. c = a – b. D. a = b + 2c.
3.85. Đốt cháy hoàn toàn a mol một hợp chất hữu cơ có CTPT CnH2n–2Oz thu
được b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa a, b và c là :
A. a = c – b. C. b = a – c.
C. c = a – b. D. a = b – c.
3.86. Ba ancol X, Y và Z có phân tử khối lập thành một cấp số cộng. Khi đốt cháy
mỗi chất đều cho tỉ lệ số mol n CO2 : n H 2O = 3: 4 . Công thức của X, Y và Z là

A. C2H5OH, C3H7OH và C4H9OH.


B. C2H5OH, C3H6(OH)2 và C4H9OH.
C. C3H7OH, C3H6(OH)2 và C4H9OH.
D. C3H7OH, C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3.
3.87. Khi đun nóng một ancol X với H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thu được một
chất hữu cơ có tỉ khối so với X là 1,4375. Công thức của X là
A. C2H5OH. B. CH3OH.
C. C3H7OH. D. C3H5(OH)3.

54
3.88. Đốt cháy hoàn toàn 13,4 g hỗn hợp 2 ankanol X và Y là đồng đẳng kế tiếp
nhau sau đó cho toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 137,9 g
kết tủa. Biết khi tách nước từ 2 ancol trên chỉ cho 4 olefin. Tên gọi của X và Y là
A. etanol và propan–1–ol. B. propan–1–ol và butan–2–ol.
C. propan–1–ol và butan–1–ol. D. propan–2–ol và butan–1–ol.
3.89. Khẳng định nào sau đây không chính xác ?
A. Phenol là loại hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hiđroxyl liên kết trực
tiếp với vòng benzen.
B. Phenol là loại hợp chất mà phân tử có vòng benzen và có nhóm OH.
C. Ancol thơm là loại hợp chất mà phân tử có nhóm OH gắn vào mạch nhánh
của nhân thơm.
D. Hợp chất có nhóm OH gắn trực tiếp vào vòng benzen thì tác dụng được
với dung dịch kiềm.
3.90. Ứng với công thức C7H8O có bao nhiêu chất có thể tác dụng được với Na ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
3.91. Ứng với công thức C7H8O có bao nhiêu chất có thể tác dụng được với dung
dịch NaOH ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
3.92. Cho một ít nước vào ống nghiệm chứa phenol sau đó cho thêm NaOH đến
dư vào ống nghiệm ; Tiếp theo sục CO2 cho đến bão hòa vào ống nghiệm. Hiện
tượng quan sát được là :
A. Cho nước vào thì dung dịch trong suốt, khi cho NaOH vào dung dịch tách
lớp, sục CO2 vào dung dịch lại trong trở lại.
B. Cho nước vào thì dung dịch tách lớp, khi cho NaOH vào dung dịch trở nên
trong suốt, sục CO2 vào dung dịch vẩn đục, nếu để yên thì sẽ tách lớp.
C. Cho nước vào thì dung dịch trong suốt, khi cho thêm NaOH thì dung dịch
vẫn trong, sục CO2 vào dung dịch lại vẩn đục.

55
D. Cho nước vào thì dung dịch trong suốt, khi cho NaOH vào dung dịch vẩn
đục, sục CO2 vào dung dịch lại trong trở lại.
3.93. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Br (1:1)
C6H5CH3 
2
as
→ X →
dd NaOH
Y

Tên gọi của X và Y là


A. 1– brom–4–metylbenzen và 4–metylphenol.
B. 1–brom–2–metylbenzen và 2–metylphenol.
C. brom–3–metylbenzen và 3–metylphenol.
D. benzyl bromua và ancol benzylic.
3.94. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Br (1: 2)
C6H5CH3 →
2
as
dd NaOH
X → Y

Tên gọi của X và Y là


A. brommetylbenzen và 4–metylphenol.
B. brommetylbenzen và 2–metylphenol.
C. đibrommetylbenzen và phenylmetanđiol.
D. đibrommetylbenzen và anđehit benzoic.
3.95. Cho phản ứng sau :
dd NaOH
p–BrC6H4CH2Br → X + NaBr
X có thể là
A. p–BrC6H4CH2OH. B. p–HOC6H4CH2Br.
C. p–HOC6H4CH2OH. D. C6H5CH2OH.
3.96. Cho phản ứng sau :
ddNaOH®
Æc
m–ClC6H4CH2Br 
t0,p

→ X (chất hữu cơ)

X có thể là
A. p–BrC6H4CH2OH. B. p–HOC6H4CH2Br.

56
C. p–HOC6H4CH2OH. D. C6H5CH2OH.
3.97. Một hỗn hợp gồm axit axetic và phenol làm mất màu vừa đủ 500 g dung
dịch brom 3,2%. Để trung hòa các chất sau phản ứng cần dùng vừa đủ 200 ml
dung dịch NaOH 10% (D = 1,1 g/ml). Thành phần % về khối lượng của axit
axetic trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,3%. B. 12,2%.
C. 11,1%. D. 14,3%.
3.98. Cho hợp chất có CTPT C7H8O2. Có bao nhiêu đồng phân của X khi oxi hoá
bởi CuO, to cho sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng bạc ?
A. 1 B. 3
C. 4 D. 5
3.99. Cho hợp chất có CTPT C7H8O. Có bao nhiêu đồng phân của X có 2 nhóm
OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C lai hoá sp2 ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
3.100. Để điều chế được m–nitrophenol từ benzen người ta tiến hành các giai
đoạn :
A. Nitro hoá → clo hoá → thủy phân bằng dung dịch NaOH đặc ở nhiệt độ và
áp suất cao.
B. Clo hoá → nitro hoá → thủy phân bằng dung dịch NaOH đặc ở nhiệt độ và
áp suất cao.
C. Nitro hoá → clo hoá → thủy phân bằng dung dịch NaOH ở nhiệt độ cao.
D. Clo hoá → nitro hoá → thủy phân bằng dung dịch NaOH ở nhiệt độ cao.
3.101. Nitro hoá hợp chất thơm có công thức C6H6–x(OH)x bằng HNO3 thu được
sản phẩm Y chứa 48,9% oxi về khối lượng. CTCT của Y là

57
OH
OH NO2
NO2
A. B.

NO2

OH OH
NO2 NO2 NO2 NO2
C. D.
OH
NO2 NO2

3.102. Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức CxHyO2 chứa 6,45% H về khối
lượng. Khi cho cùng một số mol X tác dụng với Na và NaOH thì số mol hiđro
bay ra bằng số mol NaOH phản ứng. Số đồng phân X thỏa điều kiện trên là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
3.103. Cho m gam một ancol no, đơn chức qua bình đựng CuO dư, nung nóng.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 g.
Hỗn hợp thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,62. D. 0,46.
3.104. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là chứa vòng
benzen) khi tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp thành polime và
không tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.105. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C7H8O (chứa vòng benzen) tác
dụng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

58
3.106. Khi đốt cháy 0,1 mol chất X (chứa vòng benzen) thu được CO2 có khối
lượng nhỏ hơn khối lượng của X là 35,5 g. Biết rằng 1 mol X chỉ tác dụng
được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5C6H4OH. B. HOCH2C6H4COOH.

C. HOC6H4CH2OH. D. C6H4(OH)2.
3.107. X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 g oxi
thu được hơi nước và 6,6 g CO2. Công thức của X là

A. C2H4(OH)2. B. C3H7OH.

C. C3H5(OH)3. D. C3H6(OH)2.
3.108. Cho các chất : phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số
cặp chất tác dụng được với nhau là
A. 3. B. 4.
C. 1. D. 2.
3.109. Khi thực hiện phản ứng tách nước với ancol X chỉ thu được anken duy
nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 g
nước. Số CTCT của X là
A. 2. B. 4.
C. 3. D. 5.
3.110. Đốt cháy một lượng ancol X mạch hở thu được 15,4 g CO2 và 6,3 g nước.
Mặt khác, 0,1 mol X tác dụng với Na dư thu được 0,1 mol H2. Số nguyên tử C
trong X ít nhất phải là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
3.111. Đốt cháy hoàn toàn a mol một ancol đơn chức, có 2 liên kết đôi trong phân
tử thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức nào sau đây đúng ?
A. a = b – 2c B. a = b – c
C. b = a – c D. b = 2a + c

59
3.112. Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc
và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hoá phenol.
B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6–trinitrophenol.
C. Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
D. Khối lượng axit picric tạo thành là 6,87 g.
3.113. Ba hợp chất thơm X, Y, Z đều có công thức phân tử C7H8O. X tác dụng
được với Na và NaOH ; Y tác dụng được với Na, không tác dụng được với
NaOH ; Z không tác dụng được với Na và NaOH. Công thức cấu tạo của X, Y,
Z là
A. C6H4(CH3)OH, C6H5OCH3, C6H5CH2OH.
B. C6H4(CH3)OH, C6H5CH2OH, C6H5OCH3.
C. C6H5OCH3, C6H5CH2OH, C6H4(CH3)OH.
D. C6H5CH2OH, C6H5OCH3, C6H4(CH3)OH.

Chuyªn ®Ò 4
an®ehit – xeton
axit cacboxylic

60
4.1. Cho các chất : CH3CH2CHO (1), CH3CH2COCH3 (2), HCHO (3), C2H5OH (4),
C6H5OH (5) và C2H4(OH)2 (6). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2/OH– là
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3).
C. (1), (3). D. (1), (3), (6).
4.2. Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát là
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2n+2CHO.
C. CnH2nCHO. D. CnH2n–1CHO.
4.3. Có các anđehit :
(X) HCH = O (Y) CH3CH = O
(Z) CH2 = CH – CH = O (T) OHC – CH2 – CHO
Các chất thuộc loại anđehit no, đơn chức, mạch hở là
A. (X) và (Y). B. (Y) và (T).
C. (Z) và (Y). D. (Z) và (T).
4.4. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm 2 anđehit là đồng đẳng của nhau thu
được số mol nước bằng số mol CO2. Hai anđehit đó thuộc dãy đồng đẳng
A. no, đơn chức. B. no, hai chức.
C. vòng no, đơn chức. D. không no, đơn chức.
4.5. Cho các chất : CH3CH2CHO (1) ; CH3CH2CH(OH)CH3 (2) ; HCHO (3) ;
C2H5OH (4) ; C6H5CHO (5) ; C2H4(OH)2 (6).
Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (5).
C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (6).
4.6. Cho sơ đồ phản ứng :
A + H / N i,t o Ancol isobutylic
  2   →

Chất A không thể là


A. metylpropenol. B. metylpropenal.

61
C. metylpropanal. D. metylpropanoic.
4.7. Oxi hoá 0,25 mol ancol đơn chức X bằng O 2 (xt, to) thu được 11,25 g hỗn Y
gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. CTCT của X là
A. CH3OH. B. C2H5OH.

C. CH2 = CH–CH2OH. D. CH3–CH2–CH2OH.


4.8. Xitral (trong tinh dầu xả) có tên gọi hệ thống là 3,7–đimetylocta–2,6–đienal.

Công thức cấu tạo của chất này là


H
A. CH3CH C [CH2]2 CH C C
CH3 CH3 O

H
B. CH3 C CH [CH2]2 C CH C
CH3 CH3 O

C. CH3 C CH [CH2]2 C CH CH2OH


CH3 CH3

C. CH3 C CH [CH2]2 C CH CH2OH


CH3 CH3
4.9. Cho các chất : propanal, propanol và glixerol. Có thể dùng hoá chất nào dưới
đây để nhận biết được 3 chất trên ?
A. Cu(OH)2/OH– B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. H2/Ni D. Dung dịch NaOH

4.10. Cho 2,9 g anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3
thu được 21,6 g Ag. Công thức cấu tạo của anđehit là
A. OHC–CH2–CHO. B. OHC–CHO.
C. CH3CH2CHO. D. CH2=CH–CHO.

62
4.11. Cho 10 g fomon tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất
hiện 54 g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch này là
A. 37,0%. B. 37,5%.
C. 39,5%. D. 75,0%.
4.12. Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 g kết tủa và 17,5 g muối của hai axit
hữu cơ. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 10,2. C. 10,9. D. 19,0.
4.13. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+H +O + AgNO / NH
CO 
2 → X  2 → Y 
3 3→ Z
xt,t 0 ,p xt,t 0 t0

Tên gọi của Z là


A. axit fomic. B. metanal.
C. amoni cacbonat. D. propanal.
4.14. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức CnH2nO. X không thể là
A. anđehit no, đơn chức. B. ancol không no, có 1 nối đôi.
C. xeton no, đơn chức. D. anđehit đơn chức, có 1 nối đôi.
4.15. Có bao nhiêu nhiêu đồng phân ứng với CTPT C5H10 có thể tham gia phản
ứng tráng bạc ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
4.16. Trong các chất dưới đây, chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. CH3CH2CH2CH2CH=O. B. CH3CH2COCH3.
C. CH3CH(CH3)CH2CH=O. D. CH3C(CH3)2CH=O.
4.17. Cho 4,2 g anđehit X mạch hở phản ứng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3/NH3 thu được hỗn hợp muối Y. Nếu cho lượng Ag tạo thành tác dụng
với HNO3 thu được 3,792 lít khí NO2 (27oC, 740 mm Hg). Tỉ khối của X so
với N2 nhỏ hơn 4. X có thể là

63
A. CH3CHO. B. HCHO.
C. HOC–CHO. D. CH2 =CH–CHO.
4.18. Cho 5,6 g X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 21,6 g Ag.
CTCT của X là
A. CH3CHO. B. CH2(CHO)2.
C. HOC–CHO. D. CH2 =CH–CHO.
4.19. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+ H O,H + + CuO Br ,CH COOH
C6H5CH = CH2 
2
0 → X 
0 → Y 
2 3 →Z
t t

Z là
A. C6H5CO–CH2Br. B. m–Br C6H4–CH2CH3.
C. C6H5–CHBr–CH2Br. D. C6H5CHBr–CH2OH.
4.20. Một anđehit đơn chức X có chứa 36,36% O về khối lượng. Tên gọi của X là
A. anđehit fomic. B. anđehit axetic.
C. anđehit oxalic. D. anđehit malonic.
4.21. Đốt cháy hoàn toàn 5,1 g hỗn hợp gồm 2 ankanal kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng. Dẫn toàn bộ sản qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25 g kết tủa.
Tên gọi của 2 ankanal là
A. metanal và etanal. B. etanal và propanal.
C. propanal và butanal. D. propanal và 2–metylpropanal.
4.22. Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH vào lượng dư dung
dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là
A. 21,6 g. B. 43,2 g. C. 64,8 g. D. 86,4 g.
4.23. Cho 1,78 g hỗn hợp fomanđehit và axetanđehit phản ứng hoàn toàn với
lượng dư Cu(OH)2/NaOH đun nóng, thu được 11,52 g kết tủa. Khối lượng của
fomanđehit trong hỗn hợp là
A. 0,45 g. B. 0,60 g. C. 0,88 g. D. 0,90 g.

64
4.24. Cho 1,74 g một ankanal phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu
được 6,48 g bạc. Tên gọi của ankanal là
A. etanal. B. propanal.
C. metanal. D. butanal.
4.25. Oxi hoá 4,6 g một ankanol Y bằng bột CuO, sau phản ứng thấy khối lượng
chất rắn giảm 1,6 g. Công thức của Y là
A. CH3OH. B. C2H5OH.

C. C4H9OH. D. C3H7OH.

4.26. Cho 140 cm3 (đktc) hỗn hợp gồm axetilen và etan lội qua bình đựng dung
dịch HgSO4 ở 80oC. Toàn bộ các chất khí và hơi ra khỏi bình được dẫn vào
bình chứa dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,54 g Ag. Thành phần % về thể
tích của axetilen trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50%. B. 60%. C. 40%. D. 30%.
4.27. Anđehit bị khử khi tác dụng với chất nào dưới đây ?
A. H2/Ni, to C. AgNO3/NH3

C. Br2 D. Cu(OH)2
4.28. Anđehit không bị oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây ?
A. Cu(OH)2 B. H2/Ni, to

C. AgNO3/NH3 D. Br2

4.29. Một anđehit X mạch hở có công thức (C2H3O)n. CTPT của X là

A. C2H3O. B. C4H6O2.

C. C3H9O3. D. C4H10O2.

4.30. Hợp chất hữu cơ Y có CTPT là CxH8O2. Giá trị của x để Y là anđehit no, 2
chức, mạch hở là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.

65
4.31. Một anđehit Z mạch hở, không phân nhánh có công thức là (C3H6O)n. Số
nhóm chức CHO của Z là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
4.32. Một đianđehit T có 41,37 % C về khối lượng. Tên gọi của T là
A. anđehit oxalic. B. anđehit malonic.
C. anđehit suxinic. D. anđehit fomic.
4.33. Từ propen có thể điều chế axeton bằng ít nhất bao nhiêu phản ứng ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
4.34. Oxi hoá hoàn toàn 4,4 g anđehit X bằng dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được
7,7 g muối hữu cơ. Công thức của X có thể là
A. HCHO. B. CH3CHO.
C. C2H5CHO. D. (CHO)2.
4.35. Đốt cháy hoàn toàn 2,9 g anđehit Y thu được 6,6 g CO2 và 2,7 g nước.
CTCT của Y có thể là
A. HCHO. B. CH3CHO.
C. C2H5CHO. D. (CHO)2.
4.36. Cho các phát biểu sau :
(1) a mol HCHO phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho 4a mol Ag.
(2) a mol CH3CHO phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho 4a mol Ag.
(3) a mol R(CHO)2 phản ứng hoàn toàn với H2/Ni, to thu được ancol. Cho toàn
bộ ancol thu được phản ứng với Na dư thì số mol H2 thu được là 2a mol.
(4) a mol R(CHO)2 phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư cho 4a mol Ag.
(5) Có thể nhận biết được anđehit bằng các phản ứng của nó với dung dịch
AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH–.
Các phát biểu đúng là

66
A. (1), (2) và (3). B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (5). D. (1), (3) và (5).
4.37. Oxi hoá hoàn toàn một anđehit mạch hở X thu được axit hữu cơ Y. Biết tỉ
khối của X so với Y là 0,7435. CTCT của X có thể là
A. HCHO. B. CH3CHO.
C. CH3CH2CHO. D. CH3CH2CH2CHO.
4.38. Một anđehit no, mạch hở có công thức CxHy–a(CHO)a. Biểu thức liên hệ giữa
x, y và a là :
A. y = 2x + 2 + a. B. y = 2x – 2.
C. y = 2x + 2. D. y + a = 2x + 2.
4.39. Khi điều chế nhựa phenol–fomanđehit trong môi trường axit hoặc bazơ
người thu được sản phẩm trung gian X. Biết X có thành phần về khối lượng như
sau : 67,75% C, 6,45% H còn lại là oxi ; Tỉ khối hơi của X so với oxi bằng
3,875 ; 0,1 mol X tác dụng với Na cho 0,1 mol H 2 và 0,2 mol X tác dụng được
với 200 ml KOH 0,5M. X có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HO–C6H4–CH3. B. C6H4(OH)2.
C. CH3O–C6H5. D. HO–C6H4–CH2–OH.
4.40. Từ hiđrocacbon Y có thể điều chế anđehit malonic (malonanđehit)
CH2(CHO)2 bằng 3 phản ứng. Tên gọi của Y là
A. propen. B. but–1–en.
C. xiclopropan. D. xiclobutan.
4.41. Hoá hơi hoàn toàn 2,9 g chất hữu cơ Z chứa C, H, O thu được thể tích bằng
thể tích của 2,2 g CO2 trong cùng điều kiện. Mặt khác, 2,9 g Z tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được 21,6 g Ag. Tên gọi của Z là
A. fomanđehit. B. axetanđehit.
C. anđehit oxalic. D. anđehit propionic.
4.42. Có 3 hợp chất hữu cơ X, Y và Z (khối lượng phân tử tăng dần). Lấy cùng số
mol mỗi chất cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được 2

67
muối A và B trong đó lượng Ag do X sinh ra gấp 2 lần lượng Ag do Y hoặc Z
sinh ra. Biết A tác dụng được với NaOH giải phóng 1 khí vô cơ, B tác dụng với
dung dịch NaOH hay H2SO4 cũng đều tạo khí vô cơ. X, Y và Z là

A. HCHO, CH3CHO và CH3COOH.


B. HCHO, HCOOH và HCOONH4.

C. HCHO, (CHO)2 và HCOOH.


D. HCOO, HCOOH và HCOONa.
4.43. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử
C tác dụng hoàn toàn với CuO thu được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác
dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 g Ag. Hai anđehit
trên là
A. CH3CHO và CH2=CH–CHO. B. HCHO và CH3CHO.
C. CH3CHO và C2H5CHO. D. CH2=CH–CHO và C3H7CHO.

4.44. Đốt cháy hoàn toàn 8,6 g anđehit X thu được 17,6 g CO2 và 5,4 g H2O.
Công thức của X là
A. C3H7CHO. B. C2H4(CHO)2.
C. CH3CHO. D. (CHO)2.
4.45. Hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở X và Y, biết số nguyên tử C của Y lớn
hơn X và nhỏ hơn 5. Mỗi thể tích X hoặc Y đều phản ứng vừa đủ với 2 thể tích
H2 trong cùng điều kiện. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 1,3 mol O2 thu
được 1,1 mol CO2. Công thức phân tử của X và Y là
A. C2H4O và C3H4O. B. C3H4O2 và C4H6O2.

C. C2H2O2 và C3H4O2. D. C3H6O2 và C4H6O2.


4.46. Cho 0,94 g hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 g Ag.
Công thức phân tử của 2 anđehit là
A. CH3CHO và HCHO. B. C2H5CHO và C3H7CHO.

68
C. CH3CHO và C2H5CHO. D. C3H7CHO và C4H9CHO.
4.47. Cho m gam hỗn hợp anđehit fomic và hiđro đi qua xúc tác Ni nung
nóng ở nhiệt độ thích hợp thu được hỗn hợp X. Hỗn hợp X được dẫn qua
bình đựng nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 11,8 g. Lấy dung dịch
trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo thành tối
đa 21,6 g Ag. Khối lượng ancol metylic thu được là
A. 8,3 g. B. 9,3 g.
C. 10,3 g. D. 11,3 g.
4.48. Hoà tan 1,5 g CaC2 tinh khiết vào nước dư, cho toàn bộ sản phẩm
khí tác dụng với nước có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp chất hữu cơ
Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24
g kết tủa. Công thức cấu tạo của Y và hiệu suất quá trình là
A. CH ≡ CH, H% = 57,6%.
B. CH3CHO, H% = 64,0%.
C. HCHO, H% = 32,0%.
D. CH2 = CH – OH, H% = 64,0%.
4.49. Số đồng phân xeton có CTPT C5H10O là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
+ H ,Ni,t 0

2
4.50. Cho sơ đồ chuyển hoá : Axeton ← → X
0 
+ Cu,t

Chất X là
A. propilen. B. ancol isopropylic.
C. anđehit propionic. D. axit propionic.
4.51. Không thể điều chế trực tiếp axeton từ chất nào dưới đây ?
A. Ancol isopropylic. B. Cumen.
C. Metylaxetilen. D. Anđehit propionic.

69
4.52. Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước,
người ta sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây ?
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cho dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cho dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
4.53. Cho các phát biểu sau :
(1) Axit cacboxylic là những hợp chất có công thức CnH2n+1COOH.
(2) Axit cacboxylic là những hợp chất mà trong phân tử có chứa nhóm
caboxyl (COOH).
(3) Lực axit của axit cacboxylic yếu hơn các phenol.
(4) Lực axit của axit R–COOH (R là gốc ankyl) giảm dần khi số nguyên tử
cacbon trong gốc R tăng.
(5) Trong dung dịch, các axit cacboxylic phân li hoàn toàn.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4). D. (2), (3) và (5).
4.54. Số đồng phân axit có CTPT C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
4.55. Công thức nào dưới đây có thể là CTPT của 2 axit cacboxylic và 4 este ?
A. C2H4O2 B. C3H6O2
C. C4H8O2 D. C5H10O2
4.56. Công thức tổng quát của axit no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n–2O4. B. CnH2nO4.
C. CnH2n–4O4. D. CnH2n+2O4.
4.57. Trong số các chất : ancol propylic, anđehit axetic, axit propionic và
axit butiric, chất tan trong nước kém nhất là
A. ancol propylic. B. anđehit axetic.

70
C. axit propionic. D. axit butiric.
4.58. Số đồng phân của axit no, đơn chức, mạch hở, có 10 nguyên tử H trong
phân tử là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
4.59. Cho các axit sau : HCOOH (1) ; (CH3)2CHCOOH (2) ; CH3COOH (3) ;
C2H5COOH (4) ; CH3CH2CH2COOH (5). Chiều tăng dần lực axit của các chất

A. 2→ 3→ 1→ 4→ 5. B. 2→5→ 4→ 3→ 1.
C. 5→ 2→ 3→ 4→1. D. 3→ 2→ 4→ 1→ 5.
4.60. Cho các chất : F–CH2–COOH (1), Cl–CH2–COOH (2), CH3COOH (3),

Br–CH2COOH (4), I–CH2–COOH (5).


Chiều giảm dần lực axit của các chất là
A. 1→ 3→ 2→ 4→ 5. B. 1→4→ 5→ 3→ 2.
C. 1→ 2→ 5→ 3→ 4. D. 1→ 2→ 4→ 5→ 3.
4.61. Cho bảng gồm các axit và các hằng số axit Ka được sắp xếp ngẫu nhiên.
Hãy chọn phương án đúng.

CH3COOH CH3CH2COOH HCOOH CH3[CH2]4COOH

A. 17,72.10–5 17,72.10–5 1,33.10–5 1,33.10–5


B. 1,29.10–5 1,75.10–5 1,75.10–5 17,72.10–5
C. 1,33.10–5 1,29.10–5 1,29.10–5 1,29.10–5
D. 1,75.10–5 1,33.10–5 17,72.10–5 1,29.10–5
4.62. Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn của anđehit, xeton và
ancol có cùng số nguyên tử C là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Axit cacboxylic chứa nhóm C = O và OH.
B. Axit cacboxylic có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử bền.

71
C. Axit cacboxylic có sự tạo thành liên kết hiđro.
D. Axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn.
4.63. Để điều chế được axit m–nitrobenzoic từ benzen, người ta tiến hành theo các
bước sau :
A. Bước 1 : Ankyl hoá ; Bước 2 : Nitro hoá ; Bước 3 : Oxi hoá bằng KMnO4
B. Bước 1 : Nitro hoá ; Bước 2 : Oxi hoá bằng KMnO4 ; Bước 3 : Ankyl hoá
C. Bước 1 : Ankyl hoá ; Bước 2 : Oxi hoá bằng KMnO4 ; Bước 3 : Nitro hoá
D. Bước 1 : Oxi hoá bằng KMnO4 ; Bước 2 : Nitro hoá ; Bước 3 : Ankyl hoá
4.64. Cho các chất : CH3COOH (1), HCHO (2), HCOONa (3), HCOOH (4),
CH3OH (5). Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra Ag là
A. (1), (2), (3) và (4). B. (2), (3) và (4).
C. (2) và (5). D. (2).
4.65. Để trung hòa 8,8 g một axit cacboxylic no, đơn chức X cần 100 ml dung
dịch NaOH 1M. Số đồng phân của axit X có thể có là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4.66. Để trung hòa 28,8 g hỗn hợp gồm axit axetic, ancol propylic và p–cresol cần
150 ml dung dịch NaOH 2M. Hòa tan 28,8 g hỗn hợp trên trong hexan rồi cho
Na dư vào thì thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Lượng axit axetic trong hỗn
hợp là
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol.
C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
4.67. X là dung dịch hỗn hợp chứa CH2(COOH)2 aM và CH2=CHCOOH bM. Để
trung hòa 100 ml X cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, 100 ml dung
dịch X cũng làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 24 g Br2. Giá trị của a, b là
A. 0,5 và 1,5. B. 1,0 và 1,0.
C. 1,0 và 1,5. D. 2,0 và 1,0.
4.68. Cho 7,2 g axit cacboxylic đơn chức Y tác dụng với lượng dư dung dịch
Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). CTCT của Y là

72
A. HCOOH. B. CH3COOH.
C. CH3CH2COOH. D. CH2=CHCOOH.
4.69. Cho 5,8 g hỗn hợp hai axit đơn chức tác dụng với một lượng vừa
đủ ancol metylic có xúc tác H2SO4 đặc, to. Lượng nước thu được sau
phản ứng cho tác dụng với Na dư thu được 224 ml khí H2 (đktc). Giả
thiết hiệu suất phản ứng este hoá là 100%. Khối lượng este thu được là
A. 6,08 g. B. 5,8 g.
C. 5,94 g. D. 7,0 g.
4.70. Để trung hoà 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của
axit axetic) cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của axit đó là
A. C3H7COOH. B. CH3COOH.
C. C2H5COOH. D. HCOOH.
4.71. Cho 100 g dung dịch axit axetic 6% (dung dịch A). Thêm tiếp 17,6
g một axit X cùng dãy đồng đẳng của axit axetic vào dung dịch A, được
dung dịch B. Để trung hoà dung dịch B cần 200 ml dung dịch KOH
1,5M. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOH. B. C2H3COOH.
C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
4.72. Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp
etyl axetat từ phản ứng giữa ancol etylic và axit axetic ?
A. Dùng dư axit hoặc ancol
B. Dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước
C. Chưng cất đuổi este
D. Tăng áp suất chung của hệ
4.73. Đun nóng 18 g axit axetic với 9,2 g ancol etylic có mặt H2SO4 đặc xúc tác
thu được 12,32 g este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 35,00%. B. 46,67%.
C. 70,00%. D. 93,33%.

73
4.74. Phương trình hoá học biểu điễn phản ứng este hoá nào dưới đây được
viết đúng ?
o
H2SO4®Æ
c, t

A. CH3COOH + CH3CH2OH ← → CH3CH2COOCH3 + H2O

o
H2SO4®Æ
c, t

B. CH3COOH + CH2=CHOH ← → CH3COOCH=CH2 + H2O

o
H2SO4®Æ
c, t

C. (COOH)2 + 2CH3CH2OH ← → (COOC2H5)2 + 2H2O

o
H2SO4®Æ
c, t

D. 2CH3COOH + C2H4(OH)2 ← → CH3(COOC2H4)2 + 2H2O

4.75. Phương trình hoá học nào dưới đây được viết đúng ?
1:1
A. CH3COOH + Cl2 →
as
CH3COCl + HOCl

B. CH2=CHCOOH + Br2 → BrCH=CHCOOH + HBr


KMnO
C. CH2=CHCOOH 
4→
H O CH2OH–CHOH–COOH
2

COOH COOH
NO2
H2SO4
D. + HONO2 + H2O

4.76. Cho các chất : NaOH (1), CuS (2), CaCO3 (3), KCl (4), CuO (5), Cu(OH)2 (6),
CH3CH2OH (7). Những chất tác dụng được với CH3COOH là
A. (1), (2), (4), (5), (7). B. (2), (3), (4), (6), (7).
C. (1), (2), (3), (5), (6), (7). D. (1), (3), (5), (6), (7).
4.77. Số đồng phân của axit (kể cả đồng phân hình học) có công thức phân tử
C4H6O2 là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.

74
4.78. Cho 10,9 g hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic tác dụng với Na dư
thu được 1,68 lít H2 (đktc). Tổng khối lượng axit thu được sau khi hiđro hoá
hoàn toàn hỗn hợp trên là
A. 11,3 g. B. 11,1 g.
C. 13,2 g. D. 14,8 g.
4.79. Cho một hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic tác dụng với Na thu
được 2,24 lít H2 (đktc). Tổng khối lượng axit thu được sau khi hiđro hoá hoàn
toàn hỗn hợp trên là
A. 11,4 g. B. 18,4 g.
C. 14,8 g. D. 22,2 g.
4.80. Cho 0,15 mol axit cacboxylic X vào cốc chứa 200 ml dung dịch NaOH 1M
có pha vài giọt phenolphtalein thấy màu hồng của dung dịch bị mất hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. X là đồng đẳng của axit axetic.
B. X là đồng đẳng của axit acrylic.
C. X là axit thơm.
D. X là axit đa chức.
4.81. Đun 12 g axit axetic với 13,8 g etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi
phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 11 g este. Hiệu suất của phản ứng
este hoá là
A. 55%. B. 50%.
C. 62,5%. D. 75%.
4.82. Cho sơ đồ phản ứng sau :
H SO
CH3OH + CH2=CH–COOH 
2 4 →
H =60% Metyl acrylat
1

xt,t 0 ,p
 → Poli(metyl acrylat)
H =90%
2

Khối lượng metanol và axit acrylic cần dùng để điều chế 200 kg poli(metyl
acrylat) là

75
A. 145,3 kg và 301,09 kg. B. 137,8 kg và 300,08 kg.
C. 135,8 kg và 310,08 kg. D. 137,8 kg và 310,08 kg.
4.83. Một học sinh khẳng định như sau :
Tính chất hoá học của axit acrylic gồm :
(1) Làm quỳ tím hoá đỏ
(2) Làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng
(3) Tham gia phản ứng trùng hợp
(4) Làm mất màu dung dịch brom
(5) Tham gia phản ứng tráng bạc
(6) Tác dụng được với Cu(OH)2
(7) Hòa tan được CaCO3
Những khẳng định đúng là
A. (1), (2), (3), (5), (6). B. (1), (3), (4), (6), (7).
C. (1), (3), (4), (5), (6), (7). D. (2), (3), (5), (6), (7).
4.84. Cho các chất : HCOOH, CH3COOH và C2H5OH. Chỉ dùng một hoá chất nào
sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên ?
A. Cu(OH)2/ OH − B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. Na D. Dung dịch Br2


4.85. Cho các chất : CH3CHO, CH3COOH, C3H5(OH)3 và C2H5OH. Chỉ dùng một
hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên ?
A. Dung dịch AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/ OH −

C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch NaOH


4.86. Cho phản ứng este hoá sau :
+

H
HCOOH + CH3OH ←→ HCOOCH3 + H2O

Hằng số cân bằng của phản ứng trên là :

76
[HCOOH][CH3OH] [HCOOCH3 ][H 2O]
A. K C = - B. K C =
[HCOO ][H 2O] [HCOOH][CH3OH]

[HCOO- ][HCOOH] [HCOO- ][CH 3OH]


C. K C = D. K C =
[CH3OH][H 2O] [HCOOH][H 2O]
4.87. Cho phản ứng este hoá sau :
+
H

HCOOH + CH3OH ←→ HCOOCH3 + H2O

Ban đầu có 2 mol HCOOH và 3 mol CH3OH. Giả sử ở to nào đó cân bằng
được thiết lập, KC = 0,5. Số mol este thu được là
A. 1 mol. B. 0,4 mol.
C. 0,6 mol. D. 1,3 mol.
4.88. Cho a mol CH3COOH phản ứng với a mol C2H5OH. Khi phản ứng
đạt đến trạng thái cân bằng thì KC = 4. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 66,67%. B. 33,33%.
C. 50%. D. 100%.
4.89. Đốt cháy một thể tích hơi axit cacboxylic đơn chức X cần hai thể tích oxi
(đo trong cùng điều kiện). X là
A. axit fomic. B. axit axetic.
C. axit acrylic. D. axit propionic.
4.90. Đốt cháy hoàn toàn t mol một axit cacboxylic Y thu được p mol CO 2 và q mol
H2O. Biết p – q = t. Có các kết luận về công thức chung của Y là :
(1) CnH2n–1COOH (2) CnH2n+1COOH (3) CnH2n(COOH)2
(4) CnH2n–2(COOH)2 (5) CnH2n–4(COOH)2
Những kết luận đúng là
A. (1) và (2). B. (1) và (3).
C. (1), (3) và (5). D. (2), (3) và (4).

77
4.91. Để trung hòa 0,58 g một axit cacboxylic X cần dùng 100 ml dung dịch KOH
0,1M. Biết MX < 150 g/mol. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOH. B. C2H2(COOH)2.
C. CH2(COOH)2. D. CH3COOH.
4.92. Cho 10,05 g hỗn hợp Y gồm 2 axit no, đơn chức, là đồng đẳng kế
tiếp tác dụng Na dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,68 lít khí (ở
0oC và 1 atm). Công thức cấu tạo và % số mol của mỗi axit trong hỗn
hợp là
A. HCOOH (25%) và CH3COOH (75%).

B. CH3COOH (50%) và C2H5COOH (50%).


C. C2H5COOH (50%) và C3H7COOH (50%).

D. C2H3COOH (25%) và C2H5COOH (75%).


4.93. Để trung hòa 15 g giấm ăn cần 25 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ phần
trăm của giấm ăn là
A. 3%. B. 5%.
C. 2,5%. D. 7,5%.
4.94. Đốt cháy một lượng axit cacboxylic Y thu được số mol CO 2 bằng số mol
NaOH cần dùng để trung hòa cũng lượng axit Y đó. Phát biểu nào sau đây
đúng ?
A. Y là axit chưa no.
B. Y là axit ít nhất 3 nguyên tử C trong phân tử.
C. Y có số nhóm chức bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
D. Y có số nhóm chức bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
4.95. Đốt cháy hoàn toàn một axit cacboxylic X mạch hở, có công thức
CxHy(COOH)z thu được số mol CO2 và hơi nước bằng nhau. Biểu thức liên hệ
giữa x, y và z là :
A. y + z = 2x + 2. B. y = 2x + 2.

78
C. y > 2x + 2 – z. D. y ≤ 2x + 2 – z.
4.96. Đốt cháy hoàn toàn axit nào sau đây sẽ cho số mol CO 2 bằng số mol axit
đem đốt ?
A. HCOOH B. CH3COOH

C. HOOC–COOH D. CH2 =CH–COOH


4.97. Đốt cháy hoàn toàn a mol một axit hữu cơ X thu được a mol nước. CTPT
của X là
A. CH2(COOH)2. B. CH3COOH.

C. HOOC–COOH. D. CH2 =CH–COOH.


4.98. Axit cacboxylic Y chứa 34,61% C và 3,84% H về khối lượng. CTCT của Y là
A. CH2(COOH)2. B. CH3COOH.

C. HOOC–COOH. D. CH2 =CH–COOH.

4.99. Đốt cháy hoàn toàn 9 g axit cacboxylic T thu được 8,8 g CO2. Để trung hòa
cũng lượng axit này cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của T là
A. axit axetic. B. axit fomic.
C. axit oxalic. D. axit malonic.
4.100. Cho 4 chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z, T có cùng công thức phân tử là
C3H6O2. Biết rằng :
– X có thể làm tan đá vôi.
– Y có thể tác dụng với Na và dung dịch AgNO 3/NH3, khi oxi hoá Y thu
được anđehit 2 chức.
– Z tác dụng được với Na và làm mất màu dung dịch brom.
– T chỉ tác dụng được với Na và khi khử T bằng H2/Ni, to thu được ancol 2
chức có thể hòa tan được Cu(OH)2.
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CH3CH2COOH, CH3CH(OH)CHO, CH2=CH–O–CH2–OH, CH3–CO–CH2OH.

79
B. CH3CH2COOH, HOCH2CH2CHO, CH2=CH–O–CH2–OH, CH3–CO–CH2OH.

C. CH2=CH–COOH, CH3CH(OH)CHO, CH2=CH–O–CH2–OH, CH3–CH2–


CH2OH.

D. CH3CH2COOH, CH3CH(OH)CHO, CH3–CH2–O–CH2–OH, CH3–CO–CH2O.


4.101. Đốt cháy hoàn toàn 4,5 g một axit cacboxylic Y thu được 4,4 g CO2 và 0,9 g
nước. Tên gọi của Y là
A. axit axetic.
B. axit fomic.
C. axit oxalic.
D. axit malonic.
4.102. Cho axit hữu cơ X mạch hở có công thức tổng quát CmH2m – z(COOH)z.
Kết luận nào sau đây đúng ?
A. m = n + 1
B. 2m ≥ n +1
C. 2m + z ≤ 2n
D. m ≤ n + 1
4.103. Cho axit hữu cơ no, mạch hở có công thức tổng quát là CxHyOz. Biểu thức
liên hệ giữa x, y và z là :
A. y + z ≤ 2x + 2.
B. y = 2x – z + 2.
C. y = 2x + z + 2.
D. y = 2x – 2z + 2.
4.104. Từ hiđrocacbon nào sau đây có thể điều chế được axit malonic [CH2(COOH)2]
bằng 4 phản ứng liên tiếp (chỉ dùng các chất : Br2, NaOH, CuO, O2/xt) ?
A. Propen B. Propan
C. Xiclopropan D. Butan
4.105. Cho những chất, nhóm chất sau đây :

80
(1) AgNO3/NH3 ; (2) Cu(OH)2/NaOH ; (3) KMnO4 ; (4) O2/xt ; (5) Br2
Để điều chế trực tiếp được axit từ anđehit tương ứng có thể dùng
A. (1), (2) và (4).
B. (4) và (5).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2) và (5).
4.106. Cho 5,76 g axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO 3 thu
được 7,28 g muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2 =CH–COOH.
B. CH3COOH.
C. HC≡ C–COOH.
D. CH3–CH2–COOH.
4.107. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm 3 hợp chất hữu cơ no
có cùng công thức phân tử (trong mỗi chất đều có nhóm COO và công
thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) cần 0,35 mol O2 thu được
6,72 lít CO2 (đktc) và 0,3 mol H2O. Công thức cấu tạo của các chất trong
hỗn hợp là
A. C4H9COOH, iso–C4H9COOH và tert–C4H9COOH.
B. C2H5COOH, CH3COOCH3 và HCOOC2H5.
C. CH3COOH, HCOOCH3 và HOCH2CHO.
D. C2H5COOH, CH3COOCH3 và HOCH2CH2CHO.

81
Chuyªn ®Ò 5
Este – lipit

5.1. Cho các phát biểu sau :


(1) Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm
COOH.
(2) Khi thay thế nguyên tử hiđro ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng
gốc hiđrocacbon ta được este.
(3) Este là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước và hòa tan
được nhiều chất hữu cơ.
(4) Este no, đơn chức có công thức là CnH2nO2.
(5) Trong phản ứng este hoá, H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa là chất hút
nước làm cho cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận tạo este.
Những phát biểu đúng là :
A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (3), (4). D. (2), (4), (5).
5.2. Số đồng phân este có CTPT C4H8O2 là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
5.3. Số đồng phân có CTPT C4H8O2 tác dụng được với NaOH là
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
5.4. Số đồng phân etse có CTPT C 4H8O2 tác dụng được với dung dịch
AgNO3/NH3 là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

82
5.5. CTCT của hợp chất genanyl axetat (có mùi hoa hồng) là :

H2 C O C CH3

O
Phân tử khối của genanyl axetat là
A. 195. B. 196. C. 197. D. 198.
5.6. Cho các phản ứng :
C3H4O2 (X) + NaOH → A + B
A + HCl → C + NaCl
C + AgNO3 + NH3 + H2O → D + E + Ag
B + AgNO3 + NH3 + H2O → G + H + Ag
Tên gọi của X là
A. vinyl fomat. B. axit acrylic.
C. anđehit oxalic. D. anđehit malonic.
5.7. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là este ?
0
t ,xt
A. CH3COOH + CH2=CHOH  →
0
t ,xt
B. CH3COOH + C6H5OH  →
0
t ,xt
C. CH3COOH + CH≡ CH  →
0
t ,xt
D. [C6H7O2(OH)3]n + CH3COOH  →
5.8. Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 cho sản phẩm Y và Z. Y có
thể tham gia phản ứng tráng bạc còn oxi hoá Z cho anđehit. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. etyl axetat.
C. propyl fomat. D. isopropyl fomat.

83
5.9. Thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H6O2 tạo sản phẩm có khả năng
tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của X là
A. CH3COOCH=CH2 hoặc CH2=CHCOOCH3.
B. HCOOCH2CH=C hoặc CH2=CHCOOCH3.
C. HCOOCH=CHCH3 hoặc CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2 hoặc HCOOCH=CHCH3.
5.10. So với ancol và axit có khối lượng mol phân tử tương đương thì độ tan của
este
A. lớn hơn.
B. nhỏ hơn.
C. tương đương.
D. không xác định được vì còn phụ thuộc vào cấu tạo của este.
5.11. Cho phản ứng sau :
0
t
ClCH2CH2OCOCH3 + KOH  → X (muối hữu cơ) + Y + Z (muối vô cơ)
X, Y là
A. CH3COOK và C2H4(OH)2.
B. CH3COOK và ClCH2CH2OH.
C. HCOOK và C2H4(OH)2.
D. C2H5COOK và ClCH2CH2OH.
5.12. Cho phản ứng sau :
0
t
CH3CH(Cl)OCOC2H5 + KOH (dư)  → X+Y+Z+T
Biết X là muối hữu cơ, Y là chất hữu cơ.
Tên gọi của X và Y là
A. kali axetat và ancol etylic.
B. kali propionat và axetanđehit.
C. kali oxalat và anđehit oxalic.
D. kali axetat và etan–1,1–điol.

84
5.13. Dầu, mỡ khi để lâu thường có mùi hôi khó chịu. Đó là do chất béo phân
hủy thành
A. anđehit. B. ancol.
C. axit. D. xeton.
5.14. Cho các phát biểu sau :
(1) Lipit bao gồm các chất béo, sáp, steroit, photpholipit,... chúng đều là các
este phức tạp.
(2) Chất béo là trieste của glixerol với các axit đicacboxylic có mạch cacbon
dài, không phân nhánh.
(3) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(4) Dầu ăn là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(5) Mỡ ăn là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5).
C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
5.15. Trieste của glixerol với axit pamitic là tripanmitin. Công thức phân tử của
tripanmitin là
A. C51H101O6. B. C51H98O6.
C. C51H100O6. D. C50H98O6.
5.16. Hợp chất hữu cơ T có CTPT C4H7O2Cl ; khi thuỷ phân T trong môi trường
kiềm thu được các sản phẩm trong đó có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc. CTCT của T là
A. HCOOCH2CHClCH3. B. HCOOCH=CHCH2Cl.
C. C2H5COOCH2CH2Cl. D. HCOOCHClCH2CH3.
5.17. Cho hỗn hợp 2 axit HCOOH và CH3COOH tác dụng với glixerol có thể thu
được tối đa bao nhiêu trieste ?
A. 2 B. 3
C. 5 D. 6

85
5.18. Chất X có công thức phân tử C4H7ClO2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH
nóng thu được muối hữu cơ, etylen glicol và natri clorua. CTCT của X là
ClCH2COOCH2CH3. B. CH3COOCHClCH3.
CH3COOCH2CH2Cl. D. ClCH2CH2COOCH3.
5.19. Este X chứa vòng benzen có công thức phân tử là C9H8O2 ; X tác dụng với
xút cho hai muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối
của natri axetat. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC6H4CH=CH2. B. CH2=CHCOOC6H5.
C. CH3COOC6H4CH=CH2. D. C6H5COOCH=CH2.
5.20. Este Y chứa vòng benzen có công thức phân tử là C9H8O2 ; Y tác dụng với
xút cho một muối và một anđehit, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân
tử khối của natri axetat. Công thức cấu tạo của Y là
A. HCOOC6H4CH=CH2. B. CH2=CHCOOC6H5.
C. HCOOCH2CH=CHC6H5. D. C6H5COOCH=CH2.
5.21. X là hỗn hợp 2 este tạo bởi cùng một axit đơn chức với 2 ancol đơn chức kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 16,4 g X thu được 37,4 g CO 2 và 12,6 g
nước. Công thức phân tử của 2 este là
A. C5H8O2 và C6H10O2. B. C4H8O2 và C5H10O2.
C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C3H4O2 và C4H6O2.
5.22. Hai este X và Y là đồng phân của nhau và đều do các axit cacboxylic no,
đơn chức và ancol no, đơn chức tạo thành. Để xà phòng hoá hoàn toàn 33,3 g
hỗn hợp hai este trên cần 450 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch thu
được 32,7 g muối khan. Công thức cấu tạo của X và Y là
A. HCOOCH3 và CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3.
D. HCOOCH2CH2CH3và CH3CH2COOCH3.

86
5.23. Cho 14,8 g một hỗn hợp gồm 2 este là đồng phân của nhau bay hơi ở điều
kiện thích hợp thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,4 g hiđro
trong cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của 2 este là
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
B. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3.
C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3CH2COOCH3.
D. HCOOCH3 và CH3COOCH3.
5.24. X là hợp chất đơn chức, có tỉ khối hơi so với CO 2 là 2. Cho 20 g X tác dụng
với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn rồi cô cạn thu
được 18,62 g chất rắn, số mol NaOH phản ứng bằng số mol X ban đầu. Công
thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3COOCH2CH3. D. CH3CH2COOCH3.
5.25. Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol este A (tạo bởi axit monocacboxylic X và
ancol Y) cần dùng 1,2 g NaOH. Thủy phân 6,35 g este A cần 3 g NaOH và thu
được 7,05 g muối. Tên gọi của A là
A. etylen glicol điaxetat. B. glixeryl triaxetat.
C. glixeryl triacrylat. D. xenlulozơ trioleat.
5.26. X là este hai chức. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối
và một ancol đều có số mol bằng số mol este và có cấu tạo mạch không phân
nhánh. Mặt khác, 2,58 g X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol KOH thu được 3,33 g
muối. Tên gọi của X là
A. etylen glicol oxalat. B. etylen glicol ađipat.
C. đimetyl malonat. D. đimetyl ađipat.
5.27. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là
đồng đẳng liên tiếp thu được 19,712 lít khí CO2 (đktc). Xà phòng hoá cùng
lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17 g một muối duy nhất.
Công thức của hai este là
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7. B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

87
B. HCOOC3H7 và HCOOC4H9. D. CH3COOC2H5 và CH3COOC2H5.
5.28. Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số
axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 g
chất béo. Để trung hòa 14 g chất béo X cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ
số axit của chất béo X là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
5.29. Khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng để trung hòa 10 g một axit béo
có chỉ số axit bằng 5,6 là
A. 0,4 g. B. 0,5 g.
C. 0,6 g. D. 0,7 g.
5.30. Tổng số mol KOH cần để trung hòa axit béo tự do và xà phòng hoá hoàn
toàn glixerit có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hoá. Để phản
ứng hoàn toàn với 2,52 g chất béo X cần 90 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số
xà phòng hoá của X là
A. 150. B. 200.
C. 250. D. 300.
5.31. Khi xà phòng hoá hoàn toàn 2,52 g chất béo Y có chỉ số xà phòng hoá là
200 thu được 2,65 g glixerol. Chỉ số axit của Y là
A. 5. B. 6.
C. 8. D. 10.
5.32. Xà phòng hoá hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được
9,2 g glixerol và 83,4 g muối của một axit béo no Y. Y là
A. axit axetic. B. axit panmitic.
C. axit oleic. D. axit stearic.
5.33. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết dầu bôi trơn và dầu thực vật ?
A. HCl và NaOH B. KOH dư và CuSO4

C. KOH dư và H2SO4 D. HCl và AgNO3/NH3

88
5.34. Đun sôi một triglixerit X với dung dịch KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic và
3,18 g muối của axit linoleic. CTCT của X là
A. C17H33COOC3H5(C17H31COO)2.
B. (C17H33COO)2C3H5–OOCC17H31.
C. C17H33COOC3H5(C17H31COO)3.
D. C17H33COOC3H5 OOCC17H31.
5.35. Khối lượng hiđro cần dùng để hiđro hoá hoàn toàn 8,84 g glixeryl trioleat là
A. 0,020 g. B. 0,060 g.
C. 0,165 g. D. 26,52 g.
5.36. Cho các phát biểu sau :
(1) Chất tẩy màu là những chất làm sạch các vết bẩn bằng các phản ứng hoá học.
(2) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối axetat, …
(3) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.
(4) Xà phòng là hỗn hợp các muối natri (hoặc kali) của các axit béo.
(5) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối của natri và axit béo.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (3), (5). B. (1), (4), (5).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
5.37. Đốt cháy a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy b gam
CH3COOH thu được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam
CH3COOH (H2SO4 đặc, to) thu được c gam este. Nếu hiệu suất của phản ứng
este hoá là 80% thì giá trị của c là
A. 9,04. B. 7,04.
C. 8,8. D. 13,2.
5.38. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì tạo
các muối kết tủa với các ion Ca2+, Mg2+.

89
B. Bột giặt tổng hợp vẫn có thể sử dụng với nước cứng vì muối sunfonat có
độ tan lớn nên không bị kết tủa với ion Ca2+, Mg2+.
C. Các loại dầu thực vật có chứa nhiều gốc axit béo không no dễ tiêu hoá hơn
chất béo của động vật.
D. Chất béo không tan trong các dung môi hữu cơ và trong nước.
5.39. Cho 100 kg loại một loại mỡ chứa 50% tristearin, 30% triloein, 20%
tripanmitin tác dụng với NaOH vừa đủ. Khối lượng xà phòng thu được là
A. 103,16 kg. B. 113,45 kg.
C. 113,23 kg. D. 99,81 kg.
5.40. Cho các phát biểu sau :
(1) Chất béo không tan trong nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro
với nước.
(2) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(3) Chất béo không tan trong nước là do chúng nhẹ hơn nước.
(4) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng
chuyển thành chất béo rắn.
(5) Chất béo lỏng là những triglixerit có chứa gốc axit không no trong phân
tử.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (3), (4), (5).
C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (3).
5.41. Khi thủy phân etse có công thức C4H8O2 thu được ancol X và axit Y. Biết
oxi hoá X thu được Y. CTCT của este là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. HCOOCH(CH3)2. D. CH3CH2COOCH3.
5.42. Hỗn hợp A gồm 2 este X và Y là đồng phân của nhau và đều tạo thành từ
axit đơn chức và ancol đơn chức. Cho 2,2 g hỗn hợp A bay hơi ở 136,5 oC và
1 atm thì thu được 840 ml hơi este. Biết X có thể tham gia phản ứng tráng bạc,

90
còn khi thủy phân Y cho axit và ancol có số nguyên tử C bằng nhau. Công thức
của X và Y là
A. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5.
B. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3.
C. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
D. CH3COOC3H7 và C2H5COOC2H5.
5.43. Một este đơn chức X có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Cho 30 g X tác dụng
với 200 mol NaOH 2M, sau khi cô cạn thu được 32,8 g chất rắn. Công thức cấu
tạo của X là
A. CH3–COO–CH2=CH–CH3.
B. C2H5–COO–CH = CH2.
C. CH2=CH–COO–CH2–CH3.
D. CH2=CH–COO–CH2–CH2–CH3.
5.44. Xà phòng hoá một este X no, đơn chức bằng một lượng vừa đủ NaOH thu
được 1 sản phẩm Y duy nhất. Nung chất Y với vôi tôi xút thu được 1 ancol Z
và 1 muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol Z thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ
về thể tích là 3 : 4. X là
A. este mạch hở có 3 nguyên tử cacbon.
B. este mạch vòng có 5 nguyên tử cacbon.
C. este mạch hở có 4 nguyên tử cacbon.
D. este mạch vòng có 4 nguyên tử cacbon.
5.45. Đốt cháy hoàn toàn 3,2 g một este đơn chức T thu được 3,52 g CO2 và 1,152
g nước. Biết khi hoá hơi 1 g T ở điều kiện thích hợp thu được thể tích bằng thể
tích của 3,2 g oxi trong cùng điều kiện. Số liên kết π hoặc số vòng trong T là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
5.46. Este X đơn chức, mạch hở có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X có
thể phản ứng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1. Khi thủy phân X trong môi trường

91
axit cho 2 chất Y và Z. Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, Y có
thể được điều chế trực tiếp từ Z. X, Y và Z là
A. HCOOCH2=CH–CH3, CH3COOH và CH3CHO.
B. CH3COOCH=CH2, CH3COOH và CH3CHO.
C. HCOOCH2CH–CH3, CH3COOH và C2H5OH.
D. CH3COOC2H5, CH3COOH và CH3CHO.
5.47. Xà phòng hoá 0,1 mol este E cần 0,3 mol NaOH, thu được hỗn hợp gồm
các chất hữu cơ có CTPT CHO2Na, C2H3O2Na, C3H3O2Na và 9,2 g ancol X. E
có công thức phân tử là
A. C9H12O6. B. C9H10O4.
C. C10H16O6. D. C12H16O6.
5.48. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 g chất hữu cơ X đơn chức thu được 12,4 g hỗn hợp
gồm CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Biết X có phản ứng với dung dịch
NaOH. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C4H8O2.
C. C3H6O2. D. C3H4O2.
5.49. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, 1 lít hơi este E nặng gấp 2 lần 1 lít
khí CO2. E có công thức phân tử là
A. C3H4O2. B. C4H6O2.
C. C4H8O2. D. C5H10O2.
5.50. Este X no, đơn chức, mạch hở có %mC ≈ 54,54%. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. CH2O2. D. C4H8O2.
5.51. Este Y no, đơn chức, mạch hở có %mO ≈ 36,364%. Công thức phân tử của Y

A. C2H4O2. B. C3H6O2.

92
C. CH2O2. D. C4H8O2.
5.52. Tỉ khối hơi của este no, đơn chức, mạch hở T so với không khí
bằng 2,55. Công thức phân tử của T là
A. C2H4O2. B. CH2O2.
C. C3H6O2. D. C4H8O2.
5.53. Đốt cháy hoàn toàn 4,40 g một este X no, đơn chức, mạch hở
thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. CH2O2. D. C4H8O2.
5.54. Đốt cháy hoàn toàn 6,00 g chất hữu cơ đơn chức X thu được
4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,60 g nước. X tác dụng được với dung
dịch NaOH nhưng không tác dụng được với natri. Công thức cấu tạo
của X là
A. CH3COOH. B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
5.55. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4H8O2 ; X tác dụng được
với natri sinh ra hiđro và tác dụng được với dung dịch AgNO 3/NH3.
Công thức của X có thể là
A. CH3COOH. B. CH3COCH2CH2OH.
C. HOCH2CH2CH2CHO. D. HCOOC3H7.
5.56. Hợp chất Y đơn chức có công thức phân tử C3H6O2. Khi cho
7,40 g Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu
được 9,60 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Y là
A. CH3COOCH3. B. CH3CH2COOH.
C. HCOOC2H5. D. HOC2H4CHO.
5.57. Hai chất hữu cơ đơn chức X và Y là đồng phân của nhau có
công thức phân tử C3H6O2. Khi cho 7,40 g X hoặc Y tác dụng với

93
dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn dung dịch thấy : từ X thu
được 9,60 g chất rắn ; từ Y thu được 6,80 g chất rắn. Kết luận nào
sau đây đúng ?
A. X và Y là hai axit đồng phân của nhau.
B. X là axit còn Y là este đồng phân của X.
C. Y là axit còn X là este đồng phân của Y.
D. X và Y là hai este đồng phân của nhau.
5.58. Cho 12 g hỗn hợp X gồm axit axetic và propan–1–ol tác dụng
với natri thu được tối đa bao nhiêu lít khí hiđro (đktc) ?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít
C. 4,48 lít D. 5,60 lít
5.59. Khi đun hồi lưu hỗn hợp gồm 9,20 g hỗn hợp axit fomic và
etanol có axit H2SO4 làm xúc tác thu được tối đa bao nhiêu gam
este ?
A. 4,60 g B. 6,00 g
C. 7,40 g D. 8,80 g
5.60. Để đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este no, đơn chức cần 3,976 lít
O2 (đktc), thu được 6,38 g CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH
được hỗn hợp 2 ancol kế tiếp và 3,92 g muối của 1 axit hữu cơ. Công thức cấu
tạo của 2 este là
A. HCOOCH3 và CH3COOC2H5.

B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

C. HCOOCH3 và HCOOC2H5.

D. CH3COOC2H5 và C2H5COOC3H7.
5.61. Hỗn hợp Y gồm 2 este đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Cho m gam
hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được muối
của 1 axit cacboxylic và hỗn hợp 2 ancol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam

94
hỗn hợp Y cần 5,6 lít O2, thu được 4,48 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc).
Công thức cấu tạo của 2 este trong hỗn hợp Y là
A. CH3COOCH3 và HCOOC2H5.

B. C2H5COOCH3 và HCOOCH3.

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.

D. HCOOC2H5 và HCOOCH(CH3)2.
5.62. Hai hợp chất A, B (chỉ chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở đều tác dụng được
với NaOH, không tác dụng với Na. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A,
B cần 8,4 lít O2 thu được 6,72 lít CO2 và 5,4 g H2O (các thể tích được đo ở
đktc). A, B là
A. este đơn chức, không no. B. este đơn chức, no.
C. este đa chức, không no. D. este đa chức, no.
5.63. Cho 2,16 g chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ, sau đó cô cạn thì phần bay hơi chỉ có nước, phần chất rắn khan còn lại
chứa 2 muối của Na có khối lượng 4,44 g. Nung nóng 2 muối này trong O 2 dư,
sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,18 g Na2CO3, 2,464 lít CO2 (đktc) và
0,9 g H2O. Biết X có công thức đơn giản trùng với CTPT. CTCT của X là
A. C6H5COOH. B. HCOOC6H5.
C. HCOOC6H4OH. D. CH3COOC6H5.
5.64. Xà phòng hoá 26,4 g hỗn hợp 2 este là CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3
bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Khối lượng NaOH đã phản ứng là
A. 8 g. B. 12 g. C. 16 g. D. 20 g.
5.65. Hỗn hợp E gồm 2 chất hữu cơ A, B có cùng chức hoá học. Đun nóng 13,6 g
hỗn hợp E với dung dịch NaOH dư chỉ thu được 1 muối duy nhất của axit đơn
chức, không no và hỗn hợp 2 ancol đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 27,2 g hỗn hợp E phải dùng hết 33,6 lít O2, thu được
29,12 lít CO2 và hơi nước (các khí đo ở đktc). Công thức phân tử của A, B là

95
A. C3H4O2 và C4H6O2. B. C2H2O2 và C3H4O2.
C. C4H6O2 và C5H8O2. D. C4H8O2 và C5H10O2.
5.66. Hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) có M = 146 g/mol. X không tác dụng
với natri. 14,6 g X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được
hỗn hợp gồm 1 muối và 1 ancol. Công thức cấu tạo có thể có của X là
A. HCOO[CH2]4COOH.
B. CH3COO[CH2]2COOCH3.
C. CH3OOC[CH2]2COOCH3 và C2H5OOC–COOC2H5.
D. C2H5OOC–COOC2H5.
5.67. Chất X (chỉ chứa C, H, O) có M = 74 g/mol. X tác dụng được với dung dịch
NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. Khi đốt cháy 7,4 g X thấy thể tích CO2 thu
được vượt quá 4,7 lít (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3.
C. HCOOC2H5. D. HCOOH.
5.68. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 este, cho sản phẩm cháy
qua bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 g, sau đó cho qua tiếp
dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 g kết tủa. Các este trên là
A. este no, đơn chức. B. este không no, đơn chức.
C. este no, đa chức. D. este không no, đa chức.
5.69. Hỗn hợp X gồm hai este đồng phân. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất, 1 lít hơi X nặng gấp 2 lần 1 lít khí CO2. Thuỷ phân 35,2 g X bằng 4 lít
dung dịch NaOH 0,2 M được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 44,6 g chất rắn
khan. Biết hai este do ancol no, đơn chức và axit no, đơn chức tạo thành. Công
thức phân tử của hai este là
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. C4H8O2. D. C5H10O2.
5.70. m gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 ml dung
dịch KOH 5M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai muối của hai axit no, đơn

96
chức và một ancol no, đơn chức Y. Cho toàn bộ Y tác dụng hết với Na thu
được 3,36 lít H2 (đktc). Hai chất hữu cơ đó là
A. 1 axit và 1 ancol. B. 1 este và 1 ancol.
C. 2 este. D. 1 este và 1 axit.
5.71. Cho hỗn hợp M gồm 2 hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O)
tác dụng vừa đủ với 8 g NaOH thu được một ancol đơn chức và hai muối của
hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lượng ancol thu
được cho tác dụng với Na dư tạo ra 2,24 lít khí (đktc). X, Y là
A. 2 axit. B. 1 axit và 1 este.
C. 2 este. D. 1 ancol và 1 axit.
5.72. Cho các chất sau :
(1) CH3CHCl2 (2) CH3 – COO – CH = CH2
(3) CH3 – COOCH2 – CH = CH2 (4) CH3 – COOCH3
Các chất khi thuỷ phân tạo ra sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng bạc là
A. (2). B. (1), (2).
C. (1), (2). D. (3), (4).
5.73. Khi thuỷ phân hợp chất X có CTPT C4H6O2 trong môi trường axit thu được
hỗn hợp hai chất đều có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo X là
A. CH3COOCH = CH2. B. HCOOCH2 – CH = CH2.
C. HCOOCH = CH – CH3. D. CH2 = CHCOOCH3.
5.74. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g một chất hữu cơ đơn chức X được hỗn hợp CO2 và
hơi nước có tỉ lệ số mol 1 : 1 ; X có phản ứng với dung dịch NaOH. CPPT của
X là
A. C3H6O2. B. C2H4O2.
C. C2H4O2. D. C4H8O2.
5.75. Đốt cháy hoàn toàn 1,46 g chất X gồm có C, H, O thu được 1,344 lít khí
CO2 (đktc) và 0,90 g H2O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 73. Biết khi
thuỷ phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, thu được 0,2 mol ancol etylic và
0,1 mol muối Y. Chất X có công thức cấu tạo là

97
A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5.
C. H2C (COOC2H5)2. D. (COOC2H5)2.
5.76. Hỗn hợp Y gồm 2 chất hữu cơ mạch hở, chứa cùng 1 loại nhóm chức. Khi
đun nóng 35,4 g hỗn hợp Y với lượng dư dung dịch NaOH thu được 1 ancol
đơn chức và 28,65 g hỗn hợp muối của 2 axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, nếu đốt cháy hết 9,44 g Y cần vừa đủ 12,096 lít
O2, thu được 10,304 lít CO2 (các thể tích được đo ở đktc). Công thức cấu tạo
của hai chất trong Y là
A. CH3COOC2H3 và CH3COOC3H5.
B. HCOOC3H5 và CH3COOC3H5.
C. CH3COOC2H3 và C2H3COOC3H5.
D. HCOOC3H5 và C2H3COOC2H5.
5.77. Hai este X, Y chứa vòng benzen có CTPT C9H8O2. X, Y đều cộng hợp được
với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1. X tác dụng với xút cho 1 muối và 1 anđehit. Y tác
dụng với xút dư cho 2 muối và nước, các muối có phân tử khối lớn hơn phân tử
khối của CH3COONa. CTCT của X, Y là
A. HOOC – C6H4 – CH = CH2 và CH2 = CH – COOC6H5.
B. C6H5COOCH = CH2 và C6H5 – CH = CH2 – COOH.
C. HCOOC6H4CH = CH2 và HCOOCH = CHC6H5.
D. C6H5COOCH = CH2 và CH2 = CHCOOC6H5.
5.78. Hợp chất hữu cơ Z mạch hở, không phân nhánh và chỉ chứa 1 loại nhóm
chức có CTPT là C8H14O4. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH thu được
ancol duy nhất là CH3OH và muối natri của axit hữu cơ. CTCT của Z là
A. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
B. CH3COOCH2CH(CH3)CH2OOCCH3.
C. CH3OOC[CH2]4COOCH3.
D. CH3COO[CH2]2COOCH3.

98
5.79. Chất nào sau đây khi tác dụng với NaOH dư cho 2 muối hữu cơ và 1 ancol ?
A. CH3COO[CH2]2CCl2CH2CH3 B. CH3COOCH2CH2OOCH
C. CH2(COOC2H5)2 D. (CH3COO)2C2H4

99
Chuyªn ®Ò 6
cacbohi®rat

6.1. Cho các phát biểu sau :


(1) Cacbohiđrat hay gluxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức mà đa số phân
tử của chúng có công thức chung là Cn(H2O)m.
(2) Monosacarit là loại cacbohiđrat đơn giản nhất có thể bị thủy phân tạo ra
các phân tử nhỏ hơn.
(3) Saccarozơ là một đisaccarit khi thủy phân tạo ra 2 monosaccarit.
(4) Glucozơ là chất lỏng không màu, dễ tan trong nước.
(5) Lượng glucozơ trong máu người luôn thay đổi tùy theo lượng đường cung
cấp cho cơ thể.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (3).
6.2. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ
A. đa chức mà đa số chúng có công thức chung là C n(H 2O) m .
B. tạp chức mà đa số chúng có công thức chung là C n (HO) m .
C. tạp chức mà đa số chúng có công thức chung là C n (H 2 O) m .
D. tạp chức mà đa số chúng có công thức chung là C n (HO 2 ) m .
6.3. Để chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH trong phân tử người ta dùng phản ứng
nào sau đây ?
A. Phản ứng với Na
B. Phản ứng với Cu(OH)2
C. Phản ứng tráng bạc
D. Phản ứng tạo este với (CH3CO)2O

100
6.4. Để chứng minh glucozơ có nhóm CHO trong phân tử người ta dùng phản ứng
nào sau đây ?
A. Phản ứng với Na
B. Phản ứng với Cu(OH)2
C. Phản ứng tráng bạc
D. Phản ứng tạo este với (CH3CO)2O
6.5. Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác ?
A. Không thể thủy phân monosaccarit.
B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai phân tử monosaccarit.
C. Thủy phân polisaccarit chỉ tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli–, đi– và monosaccarit.
6.6. Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta dùng hoá chất nào dưới đây ?
A. Cu(OH)2 B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Na D. Dung dịch Br2
6.7. Mô tả nào dưới đây không hoàn toàn đúng với glucozơ ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi là đường nho.
D. Chiếm 0,1% trong máu người.
6.8. Glucozơ không có tính chất nào dưới đây ?
A. Tính chất của nhóm anđehit
B. Tính chất của ancol đa chức
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Lên men tạo ancol etylic
6.9. Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng khí cacbonic sinh ra
được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 49,25 g kết tủa. Biết hiệu
suất của phản ứng lên men là 80%. Khối lượng ancol thu được và khối lượng
glucozơ đã dùng lần lượt là

101
A. 9,2 g và 18 g. B. 11,5 g và 28,125 g.
C. 12,5 g và 28,125 g. D. 11,5 g và 27,125 g.
6.10. Đốt cháy hoàn toàn 2,7 g một cacbohiđrat X thu được 3,96 g CO2 và 1,62 g
H2O. Biết MX = 180 g/mol. CTPT của X là
A. C6H12O6. B. C6H10O5.
C. C6H10O6. D. C5H10O6.
6.11. Trong thực tế, người ta thường dùng glucozơ để sản xuất gương soi thay cho
anđehit vì
A. glucozơ có nhiều nhóm CHO hơn.
B. glucozơ có nhiều nhóm OH hơn nên phản ứng mạnh hơn.
C. glucozơ không độc như anđehit.
D. glucozơ có tính khử mạnh hơn.
6.12. Tính chất nào sau đây không phải của glucozơ ?
A. Khử hoàn hoàn tạo hexan.
B. Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraaxetat.
6.13. Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 g bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung
dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,2M. B. 0,1M.
C. 0,01M. D. 0,02M.
6.14. Công thức nào dưới đây là công thức dạng mạch hở của fructozơ ?
A. CH2OH–[CHOH]3–COCH2OH
B. CH2OH–[CHOH]4 –CHO
C. CH2OH–CHOH–CHOH–CO–CHOH–CH2OH
D. CH2OH–CO–CHOH–CO–CHOH–CH2OH

102
6.15. Khối lượng kết tủa Ag thu được khi tiến hành phản ứng tráng bạc hoàn toàn
dung dịch chứa 18 g glucozơ là
A. 2,16 g. B. 5,4 g.
C. 10,8 g. D. 21,6 g.
6.16. Khối lượng kết tủa đồng(I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp
chứa 9 g glucozơ và lượng dư đồng(II) hiđroxit trong môi trường kiềm là
A. 1,44 g. B. 3,60 g.
C. 7,20 g. D. 14,4 g.
6.17. Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 g socbitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 g. B. 1,44 g.
C. 22,5 g. D. 14,4 g.
6.18. Lên men 1 m3 rỉ đường glucozơ sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o.
Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml và hiệu suất lên
men là 80%. Khối lượng glucozơ có trong 1 m3 rỉ đường trên là
A. 111,14 kg. B. 123,12 kg.
C. 122,1 kg. D. 109,2 kg.
6.19. Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra được hấp thụ
hết vào nước vôi trong thu được 10 g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm
3,4 g. Giá trị của a là
A. 13,5. B. 15,0.
C. 20,0. D. 30,0.
6.20. Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi
A. gốc α – glucozơ và β – fructozơ.
B. gốc α – fructozơ và β – glucozơ.
C. 2 gốc α –fructozơ.
D. 2 gốc α –glucozơ.
6.21. Dung dịch chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc ?
A. Axit fomic B. Glucozơ
C. Mantozơ D. Fructozơ

103
6.22. Để tinh chế đường saccarozơ có thể dùng hoá chất nào dưới đây ?
A. Cu(OH)2 B. CO2
C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch Ca(OH)2 và CO2
6.23. Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit cho dung dịch có tính khử.
Điều này chứng tỏ rằng
A. saccarozơ có nhóm chức CHO trong phân tử.
B. saccarozơ có các nhóm OH linh động dễ dàng tham gia các phản ứng khử.
C. saccarozơ bị thủy phân tạo thành các monosaccarit có tính khử.
D. saccarozơ có các nhóm OH hemixetal.
6.24. Để sản xuất đường saccarozơ từ cây mía người ta tiến hành các công đoạn
chính sau :
(1) Sục khí CO2, lọc bỏ kết tủa CaCO3
(2) Ép hoặc ngâm chiết
(3) Cô đặc để kết tinh, lọc
(4) Tẩy màu bằng SO2
(5) Cho vôi sữa vào để loại tạp chất
Quy trình đúng là :
A. 1 → 3→ 4 → 2→ 5. B. 2→ 1→ 3→ 4 → 5.
C. 2→ 5→ 1→ 4→ 3. D. 3→ 1→ 5→ 4 → 2.
6.25. Khối lượng glucozơ thu được khi thủy phân hoàn toàn 1 kg mantozơ là
A. 1,18 kg. B. 1,11 kg. C. 2 kg. D. 1,052 kg.
6.26. Chất nào sau đây có khả năng chuyển glucozơ và fructozơ thành sobitol ?
A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2
C. Na D. H2/Ni, to
6.27. Khối lượng saccarozơ thu được từ 10 tấn nước mía chứa 14% saccarozơ
(hiệu suất thu hồi 85%) là
A. 112 kg. B. 140 kg. C. 119 kg. D. 129 kg.

104
6.28. Phân tử mantozơ được cấu tạo bởi
A. gốc α –glucozơ và β –fructozơ. B. gốc α –fructozơ và β –glucozơ.
C. 2 gốc α –fructozơ. D. 2 gốc α –glucozơ.
6.29. Để phân biệt được các dung dịch riêng biệt là saccarozơ, mantozơ, anđehit
axetic và etanol, chỉ cần dùng
A. vôi sữa. B. dung dịch AgNO3/NH3.

C. Na. D. Cu(OH)2/OH–.
6.30. Thuốc thử nào dưới đây có thể dùng để phân biệt bốn dung dịch riêng biệt là
glucozơ, glixerol, fomanđehit và etanol ?
A. Cu(OH)2/OH–, to B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Na kim loại D. Nước brom
6.31. Saccarozơ và mantozơ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào
dưới đây ?
A. Thủy phân
B. Đốt cháy hoàn toàn
C. Tác dụng với Cu(OH)2

D. Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3


6.32. Cho dung dịch chứa 3,51 g hỗn hợp gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng với
dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 2,16 g Ag. Thành phần % về khối lượng của
saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là
A. 48,71%. B. 48,24%.
C. 51,23%. D. 55,23%.
6.33. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 g cacbohiđrat X thu được 0,264 g CO2 và 0,099 g
nước. Biết MX = 342 g/mol và X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Tên gọi của X là
A. saccarozơ. B. fructozơ.
C. glucozơ. D. mantozơ.

105
6.34. Đun nóng dung dịch chứa 8,55 g cacbohiđrat Y với lượng nhỏ HCl. Cho sản
phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3 thu được 10,8 g
Ag kết tủa. Y có thể là
B. glucozơ. B. fructozơ.
C. saccarozơ. D. xenlulozơ.
6.35. Tinh bột có công thức là
A. (C5H10O5)n. B. (C6H10O5)n.
C. (C6H12O6)n. D. (C6H10O6)n.
6.36. Chất nào sau đây có thể dùng để nhận biết tinh bột ?
A. Dung dịch brom B. Vôi sữa
C. Iot D. Cu(OH)2
6.37. Từ tinh bột có thể được điều chế thành cao su buna theo sơ đồ sau :
Tinh bột → Glucozơ → Etanol → Buta–1,3–đien → Cao su buna
Khối lượng tinh bột cần lấy để sản xuất được 1 tấn cao su buna với hiệu suất
của toàn bộ quá trình bằng 20% là
A. 12000 kg. B. 14000 kg.
C. 15000 kg. D. 21000 kg.
6.38. Khối lượng glucozơ thu được từ 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột là (biết hiệu
suất của phản ứng thủy phân đạt 70%)
A. 123,4 kg. B. 124,6 kg.
C. 154,7 kg. D. 155,55 kg.
6.39. Thể tích không khí (đktc) cần dùng để tạo ra 50 g tinh bột là (biết rằng khí
CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí)
A. 138,27 m3. B. 145,21 m3.
C. 234,11 m3. D. 124,2 m3.
6.40. Xenlulozơ có công thức là
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O3(OH)2]n.
C. [C6H5O2(OH)3]n. D. [C6H6O2(OH)3]n.

106
6.41. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
C. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối lớn, nhưng phân tử khối của
xenlulozơ lớn hơn tinh bột.
D. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
6.42. Ancol etylic được sản xuất bằng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ
chứa 50% xenlulozơ. Để điều chế được 1 tấn ancol etylic với hiệu suất là 70%
thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là
A. 5100 kg. B. 5000 kg.
C. 6200 kg. D. 5031 kg.
6.43. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ tạo thành sợi đay là 5900000. Số mắt
xích trung bình trong một phân tử xenlulozơ trên là
A. 36400. B. 36500.
C. 37900. D. 45192.
6.44. Khối lượng xenlulozơ cần dùng để sản xuất 1 tấn xenlulozơ trinitrat với hiệu
suất của quá trình bằng 80% là
A. 683,4 kg. B. 681,8 kg.
C. 342,2 kg. D. 769,2 kg.
6.45. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 10% tạp chất thành ancol etylic, hiệu suất của
quá trình lên men là 80%. Khối lượng ancol thu được là
A. 444,67 kg. B. 345,11 kg.
C. 408,88 kg. D. 431,15 kg.
6.46. Lên men một tấn tinh bột chứa 10% tạp chất thành ancol etylic, hiệu suất
của quá trình lên men là 80%. Đem toàn bộ ancol thu được pha loãng thành
cồn 35o. Biết rằng khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích
của dung dịch cồn thu được sau khi pha là
A. 1460,3 lít. B. 1452,3 lít.
C. 1592,2 lít. D. 1234,5 lít.

107
6.47. Tính chất nào sau đây không phải của xenlulozơ ?
A. Tan trong dung dịch H2SO4 đậm đặc (> 72%)
B. Tan trong dung dịch HCl đậm đặc
C. Tan trong nước Svayde
D. Tan trong dung dịch AgNO3/NH3

6.48. Nếu nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào một tờ giấy, sau đó hơ lên ngọn lửa đèn
cồn thì chỗ đó bị đen và thủng. Phương trình hoá học nào dưới đây thể hiện
bản chất của quá trình trên ?
A. Cn(H2O)m + nH2SO4 → nCO2 + nSO2 + mH2O
B. Cn(H2O)m + nH2SO4 → nCO2 + nS + mH2O
H2SO4®Æ
C. Cn(H2O)m  c nC + mH O
→ 2

H2SO4®Æ
D. Cn(H2O)m  c nCO + mH O.
→ 2 2

6.49. Chất nào sau đây là đisaccarit ?


A. Glucozơ B. Fructozơ
C. Mantozơ D. Xenlulozơ
6.50. Glucozơ là hợp chất thuộc loại
A. đơn chức. B. đa chức.
C. tạp chức. D. polime.
6.51. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của glucozơ ?
A. C x Hy Oz B. CH 2 O
C. C 2 H4 O2 D. C 6 H12O 6
6.52. Có các dữ kiện thực nghiệm sau :
(1) Glucozơ có thể tạo ra este chứa 5 gốc CH 3COO, vậy glucozơ có 5
nhóm OH trong phân tử.
(2) Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan, vậy 6 nguyên tử C của phân
tử glucozơ tạo thành 1 mạch hở, không phân nhánh.

108
(3) Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo
thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm CH=O.
(4) Glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam, chứng
tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.
Những dữ kiện chứng minh công thức cấu tạo mạch hở của glucozơ là
A. (2), (3). B. (3), (4).
C. (1), (3). D. (1), (2), (3).
6.53. Phản ứng nào sau đây là tính chất riêng của glucozơ ở dạng mạch vòng ?
A. Phản ứng với Cu(OH) 2

B. Phản ứng với [Ag(NH 3 ) 2]OH

C. Phản ứng với H 2/Ni, t o

D. Phản ứng với CH 3OH/HCl


6.54. Trong dung dịch, glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng
A. mạch hở. B. vòng α .
C. vòng β . D. cả 2 dạng mạch vòng.
6.55. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng
A. mạch vòng 6 cạnh B. mạch vòng 5 cạnh.
C. mạch vòng 4 cạnh. D. mạch hở.
6.56. Glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. (CH 3CO) 2O B. H2 O

C. Cu(OH) 2 D. Dung dịch AgNO 3/NH 3


6.57. Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ
glucozơ. Phản ứng nào sau đây có thể dùng để nhận biết sự có mặt của
glucozơ trong nước tiểu ?
A. Phản ứng với Cu(OH) 2 hay phản ứng với [Ag(NH 3 ) 2]OH.

B. Phản ứng với [Ag(NH 3 ) 2]OH hay phản ứng với H 2/Ni, nhiệt độ.

109
C. Phản ứng với Cu(OH) 2 hay phản ứng với H 2 /Ni, nhiệt độ.

D. Phản ứng với Cu(OH) 2 hay phản ứng với Na.


6.58. Cho các chất sau :
(1) HO–CH 2–CH 2–OH

(2) HO–CH 2–CH 2–CH 2–OH

(3) CH 3 –CH 2 –O–CH 3

(4) HO–CH 2–CHOH–CH 2–OH

(5) C 6H 12 O6

(6) CH 3 COOH

Những chất tác dụng được với Cu(OH) 2 là


A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (4), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6).
6.59. Có bốn chất : axit axetic, glixerol, ancol etylic và glucozơ. Chỉ dùng
thêm một chất nào sau đây có thể nhận biết được bốn chất trên ?
A. Quỳ tím. B. CaCO 3.

C. CuO. D. Cu(OH) 2/OH –

6.60. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là

A. C 2 H2 , C 2H 5OH, glucozơ, HCOOH.

B. C 3 H5 (OH) 3 , glucozơ, CH 3CHO, C 2H 2.

C. C 2 H2 , C 2H 4, C 2 H6 , HCHO.

D. Glucozơ, C 2 H2 , CH 3 CHO, HCOOH.


6.61. Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm ?
A. Lên men glucozơ
B. Thuỷ phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm

110
C. Cho etilen tác dụng với dung dịch H 2SO 4 loãng, nóng
D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp chứa H 3PO 4
6.62. Fructozơ có thể chuyển thành glucozơ trong môi trường nào ?
A. Axit B. Bazơ
C. Trung tính D. Axit hoặc bazơ
6.63. Cho các phản ứng sau :
a) Tác dụng với H 2 tạo sobitol
b) Tác dụng với Cu(OH) 2/NaOH đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch
c) Tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH 3 đun nóng tạo kết tủa Ag
d) Lên men tạo ancol etylic
e) Hoà tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam
f) Tạo este có 5 gốc axit
g) Trùng ngưng tạo mantozơ
Fructozơ có thể tham gia các phản ứng :
A. a, b, c, e, f. B. a, e, f.
C. a, d, e, f. D. e, f, g.
6.64. Phản ứng nào sau đây có thể chuyển glucozơ, fructozơ thành những
sản phẩm giống nhau ?
A. Phản ứng với H 2/Ni, t o B. Phản ứng với Cu(OH) 2
C. Phản ứng với Na D. Phản ứng với nước brom
6.65. Để nhận biết các chất lỏng riêng biệt : glucozơ, benzen, etanol, glixerol, có
thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng Cu(OH)2, dùng Na kim loại.
B. Dùng dung dịch AgNO3/ NH3, dùng nước brom, dùng Na kim loại.
C. Dùng Na kim loại, dùng Cu(OH)2 và đun nóng.
D. Dùng Cu(OH)2 và đun nóng, dùng nước brom.

111
6.66. Cho m gam glucozơ lên men thành etanol với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn
toàn lượng khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 g kết tủa. Giá trị
của m là
A. 45. B. 22,5. C. 14,4. D. 11,25.
6.67. Để tráng một tấm gương người ta phải dùng 5,4 g glucozơ, biết hiệu suất
của phản ứng đạt 95%. Khối lượng bạc bám trên tấm gương là
A. 6,156 g. B. 6,35 g.
C. 6,25 g. D. 6,15 g.
6.68. Lên men b gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào nước
vôi trong thu được 10 g kết tủa, khối lượng dung dịch giảm 1,2 g. Với hiệu suất
của quá trình lên men là 90%, b có giá trị là
A. 80. B. 60. C. 40. D. 20.
6.69. Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào ?
A. Monosaccari B. Đisaccarit
C. Polisaccarit D. Oligosaccarit
6.70. Loại đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
A. glucozơ. B. fructozơ.
C. saccarozơ. D. mantozơ.
6.71. Dung dịch đường được dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch bệnh nhân là
A. glucozơ. B. saccarin.
C. saccarozơ. D. mantozơ.
6.72. Hai chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?
A. Mantozơ và glucozơ B. Saccarozơ và glucozơ
C. Fructozơ và glucozơ D. Fructozơ và mantozơ
6.73. Chất nào sau đây phản ứng được với cả Na, Cu(OH)2/NaOH và dung dịch
AgNO3/NH3 ?
A. Glucozơ B. Glixerol
C. Saccarozơ D. Etylen glicol

112
6.74. Cho các chất (và điều kiện) :
(1) H2/Ni, to ; (2) Cu(OH)2 ; (3) [Ag(NH3)2]OH ; (4) CH3COOH/H2SO4 đặc
Saccarozơ có thể tác dụng được với các chất
A. (1), (2). B. (2), (4).
C. (2), (3). D. (1), (4).
6.75. Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là
A. được lấy từ củ cải đường.
B. có trong “huyết thanh ngọt”.
C. bị oxi hoá bởi phức bạc [Ag(NH3)2]OH.
D. hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
6.76. Cho sơ đồ phản ứng sau :
Cu(OH)2 / NaOH 0
X  t
→ Dung dịch xanh lam  → Kết tủa đỏ gạch
X không thể là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
C. fructozơ. D. mantozơ.
6.77. Cho các tính chất sau :
(1) Chất kết tinh không màu
(2) Khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ
(3) Tham gia phản ứng tráng bạc
(4) Phản ứng đốt cháy cho cacbon
Những tính chất đặc trưng của saccarozơ là
A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
6.78. Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử nhưng khi đun nóng với
dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng bạc. Đó là do
A. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.
B. trong phân tử saccarozơ có chức este đã bị thuỷ phân.

113
C. saccarozơ tráng bạc được trong môi trường axit.
D. saccarozơ đã bị thuỷ phân tạo glucozơ và fructozơ.
6.79. Cho vào cốc thuỷ tinh dung dịch saccarozơ. Nhỏ thêm vào vài giọt vôi sữa,
khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh, sau đó dẫn khí CO2 vào dung dịch. Phát biểu
nào sau đây không đúng ?
A. Hiện tượng quan sát được : Vẩn đục của vôi sữa tan hết. Khi dẫn khí CO2
vào lại thấy kết tủa xuất hiện.
B. Vôi sữa tan được là do đã phản ứng với saccarozơ tạo canxi saccarat theo
phương trình :
C12H22O11 + Ca(OH)2 + 2H2O → C12H22O11.CaO.2H2O
C. Khí CO2 tác dụng với caxi saccarat tạo CaCO3 kết tủa kéo theo các chất
bẩn trong dung dịch lắng xuống đồng thời tạo lại saccarozơ.
D. Tính chất này được áp dụng trong việc tinh chế đường.
6.80. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat.
B. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic.
C. glucozơ, glixerol, mantozơ, etanol.
D. glucozơ, glixerol, mantozơ, natri axetat.
6.81. Thuỷ phân chất nào sau đây chỉ thu được glucozơ ?
A. Mantozơ B. Axit gluconic
C. Saccarozơ D. Fructozơ
6.82. Dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được
cặp chất nào sau đây ?
A. Glucozơ và mantozơ B. Glucozơ và glixerol
C. Saccarozơ và glixerol D. Glucozơ và fructozơ
6.83. Có các hợp chất : etanal, glucozơ, etanol, saccarozơ, glixerol đựng trong 5
lọ mất nhãn. Người ta thực hiện các thí nghiệm và thu được kết qủa như sau :
(1) Chỉ các hợp chất X, Z và T cho màu xanh lam khi cho Cu(OH)2 vào dung
dịch mỗi chất ở nhiệt độ thường.

114
(2) Chỉ các hợp chất Z và E cho kết tủa màu đỏ gạch khi cho Cu(OH) 2/OH–
vào dung dịch mỗi chất và đun nóng.
(3) Hợp chất X cũng cho kết tủa đỏ gạch sau khi thuỷ phân trong H2SO4 loãng
và đun nóng với Cu(OH)2/OH–.
Các hợp chất X, Y, Z, T, E là
X Y Z T E
A. C12H22O11 C3H5(OH)3 C6H12O6 C2H5OH CH3CHO
B. C12H22O11 C2H5OH C6H12O6 C3H5(OH)3 CH3CHO
C. C12H22O11 C6H12O6 C2H5OH C3H5(OH)3 CH3CHO
D. C12H22O11 C6H12O6 C3H5(OH)3 C2H5OH CH3CHO

6.84. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 g CO2 và
1,98 g H2O. Biết tỉ lệ khối lượng H và O trong X là : m H : mO = 0,125 : 1.
Công thức phân tử của X là
A. C6H12O6. B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n –1. D. (C6H10O5)n.
6.85. Thuỷ phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ thu được
A. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg fructozơ.
B. 1 kg glucozơ.
C. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ.
D. 526,3 g glucozơ và 526,3 g fructozơ.
6.86. Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường
axit thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dung dịch X và
đun nhẹ, khối lượng bạc thu được là
A. 6,25 g. B. 6,5 g. C. 6,75 g. D. 8 g.
6.87. Cho 34,2 g mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung
dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 g Ag. Độ tinh khiết của mẫu saccarozơ
trên là
A. 1%. B. 99%. C. 90%. D. 10%.

115
6.88. Để phân biệt các dung dịch : hồ tinh bột, saccarozơ và glucozơ có thể dùng
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2/OH–.
C. vôi sữa. D. dung dịch iot.
6.89. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành etanol, hiệu suất quá trình
lên men là 85%. Khối lượng etanol thu được là
A. 400 kg. B. 398,8 kg. C. 458,6 kg. D. 390 kg.
6.90. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột, hiệu suất phản ứng là 70% thì khối
lượng glucozơ thu được là
A. 160,5 kg. B. 150,64 kg.
C. 155,55 kg. D. 165,6 kg.
6.91. Khối lượng cao su buna có thể điều chế được từ 1 tấn tinh bột (hiệu suất của
quá trình bằng 30%) là
A. 0,5 tấn. B. 0,3 tấn. C. 0,2 tấn. D. 0,1 tấn.
6.92. Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn ancol
etylic. Hiệu suất của cả quá trình điều chế là
A. 26,4%. B. 15%. C. 85%. D. 32,7%.
6.93. Trong phân tử của các cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức OH. B. nhóm chức COOH.
C. nhóm chức CHO. D. nhóm chức CO.
6.94. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở
A. phản ứng thuỷ phân. B. độ tan trong nước.
C. thành phần phân tử. D. cấu trúc mạch phân tử.
6.95. Chọn câu đúng trong các câu sau.
A. Tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ có công thức chung là Cn(H2O)n.
C. Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. Tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều là những polime có trong thiên nhiên.

116
6.96. Hợp chất X là chất bột màu trắng, không tan trong nước, trương lên trong
nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân chất X là
chất Y. Dưới tác dụng của enzim, của vi khuẩn axit lactic, chất Y tạo nên chất
Z có hai loại chức hoá học. Chất Z có thể được tạo nên khi sữa bị chua. X là
A. saccarozơ. B. tinh bột.
C. xenlulozơ. D. mantozơ.
6.97. Một dung dịch có các tính chất :
(1) Tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

(2) Tác dụng được với [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2/OH– khi đun nóng.
(3) Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
Dung dịch đó là
A. glucozơ. B. mantozơ.
C. saccarozơ D. xenlulozơ.
6.98. Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svayde – nước dùng để hoà tan
xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo ?
A. [Cu(NH3)2]OH. B. [Zn(NH3)4](OH)2.

C. [Cu(NH3)4](OH)2. D. [Ag(NH3)2]OH.
6.99. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ capron. B. tơ visco.
C. tơ nilon–6,6. D. tơ tằm.
6.100. Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân ?
A. Glucozơ, fructozơ B. Tinh bột, xenlulozơ
C. Tinh bột, glucozơ D. Xenlulozơ, fructozơ
6.101. Cho các chất : glucozơ, saccarozơ, mantozơ và xenlulozơ. Hai chất trong
đó đều có phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là
A. glucozơ và mantozơ. B. glucozơ và xenlulozơ.
C. glucozơ và saccarozơ. D. saccarozơ và mantozơ.

117
6.102. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, mantozơ và saccarozơ đều hoà tan
Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, to) cho poliancol.
C. Xenlulozơ luôn có 3 nhóm OH.
D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ bị oxi hoá bởi Cu(OH)2/OH– cho kết tủa đỏ
gạch khi đun nóng.
6.103. Để nhận biết 3 chất bột màu trắng : tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ ta có
thể tiến hành theo các trình tự nào sau đây ?
A. Hoà tan vào nước, dùng vài giọt dung dịch H2SO4, đun nóng, dùng dung
dịch AgNO3/NH3.
B. Hoà tan vào nước, dùng iot.
C. Dùng vài giọt H2SO4 đun nóng, dùng dung dịch AgNO3/NH3.

D. Dùng iot, dùng dung dịch AgNO3/NH3.


6.104. Cho các thuốc thử sau :
(1) Nước (2) Dung dịch AgNO3/NH3.

(3) Dung dịch I2 (4) Giấy quỳ


Để phân biệt tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ và glucozơ có thể dùng các thuốc
thử là
A. (2) và (3). B. (1), (2) và (3).
C. (3) và (4). D. (1) và (2).
6.105. Cho phản ứng :
0
H2SO4,t
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHONO2 ←
 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Đây là phản ứng điều chế thuốc nổ không khói.
B. Trong phản ứng này còn 2 nhóm OH của xenlulozơ chưa phản ứng.

118
C. Xenlulozơ là một axit.
D. Xenlulozơ là một este.
6.106. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ trong bông là 1750000 và trong sợi
gai là 5900000. Số mắt xích C6H10O5 gần đúng có trong các sợi trên lần lượt là
A. 10802 và 36420. B. 1080 và 3642.
C. 108024 và 364197. D. 10803 và 36419.
6.107. Khối lượng xelulozơ cần dùng để sản xuất 1 tấn thuốc nổ piroxilin (xem
như là xenlulozơ trinitrat nguyên chất) thì cần dùng một lượng xenlulozơ là
A. 545,45 kg. B. 1000 kg.
C. 865 kg. D. 1135 kg.
6.108. Muốn sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 90%
thì thể tích dung dịch HNO3 99,67% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là
A. 27,23 lít. B. 27,723 lít.
C. 28 lít. D. 29,5 lít.
6.109. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác)
thu được 6,6 g CH3COOH và 11,1 g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và
xenlulozơ điaxetat. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ
triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
A. 77% và 23%. B. 77,84% và 22,16%.
C. 76,84% và 23,16%. D. 70% và 30%.

119
Chuyªn ®Ò 7
Amin – amino axit – protein

7.1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?


A. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay
nhiều gốc hiđrocacbon.
B. Amin có thể được phân loại dựa trên bậc của amin. Bậc của amin là bậc
của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon có thể phân loại
amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử trở lên bắt đầu xuất hiện
hiện tượng đồng phân.
7.2. Số đồng phân của hợp chất hữu cơ có công thức C4H9N là
A. 5. B. 6.
C. 7. D. 8.
7.3. Cho các chất : NH3 (1) ; C2H5NH2 (2) ; CH3CH2CH2NH2 (3) ; CH3NH2 (4).
Chiều tăng dần lực bazơ của các chất là
A. 1 → 2→ 4→ 3. B. 1→ 4→ 2→ 3.
C. 2→ 4→ 1→ 3. D. 4→ 2→ 3→ 1.
7.4. Để điều chế o–toluiđin (o–CH3C6H4NH2) từ benzen, phải tiến hành các bước
như sau :
A. Ankyl hoá → nitro hoá → khử nhóm NO2

B. Nitro hoá → ankyl hoá → khử nhóm NO2

C. Nitro hoá → khử nhóm NO2 → ankyl hoá

D. Ankyl hoá và nitro hoá đồng thời sau đó mới khử nhóm NO2

120
7.5. Để khử nitrobenzen thành anilin người ta dùng
A. H2/ Ni. B. Br2.
C. KMnO4. D. Fe + HCl.
7.6. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
B. Do nhóm NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào
nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí octo và para.
C. Lực bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N
càng lớn.
D. Với amin RNH2, gốc R hút electron làm tăng lực bazơ và ngược lại.
7.7. Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. NH3 > CH3NH2 > C6H5NH2. B. CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2.
C. C6H5NH2 > NH3 > CH3NH2. D. CH3NH2 > C6H5NH2 > NH3.
7.8. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. Dung dịch amoniac B. Dung dịch natri cacbonat
C. Dung dịch anilin D. Dung dịch metylamin
7.9. Hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác ?
A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ tím chuyển màu xanh.
B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện
"khói trắng".
C. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có
kết tủa trắng.
D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện
màu xanh.
7.10. Cho các dung dịch hex–1–en, benzen và anilin. Chỉ dùng một hoá chất nào
sau đây có thể nhận biết được cả ba chất trên ?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HBr
C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch HNO3

121
7.11. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tất cả các amin đều có tính bazơ.
B. Lực bazơ của amoniac mạnh hơn anilin.
C. Lực bazơ của anilin mạnh hơn metylamin.
D. Công thức tổng quát của amin no, đơn chức là CnH2n+3N.
7.12. Cho các chất :
(1) CH3 – NH2 (2) CH3 – NH – CH2 – CH3
(3) CH3 – NH – CO – CH3 (4) NH2 – [CH2]2 – NH2
(5) (CH3)2NC6H5 (6) NH2 – CO – NH2
(7) CH3 – CO – NH2 (8) CH3 – C6H4 – NH2
Các amin là
A. (1), (2), (5). B. (1), (5), (8).
C. (1), (2), (4), (5), (8). D. (3), (6), (7).
7.13. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
7.14. Số đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N là
A. 6. B. 7.
C. 8. D. 9.
7.15. Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau :
A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
B. Lực bazơ của các amin mạnh hơn NH3.
C. Metylamin có lực bazơ mạnh hơn anilin.
D. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

122
7.16. Amin có tính bazơ là do
A. amin tan nhiều trong nước.
B. có nguyên tử N trong nhóm chức.
C. nguyên tử N còn có cặp electron tự do có thể nhận proton.
D. phân tử amin có liên kết hiđro với nước.
7.17. Nguyên nhân nào sau đây làm cho etylamin dễ tan trong nước ?
A. Do có liên kết hiđro với nước.
B. Do có liên kết hiđro giữa các phân tử etylamin.
C. Do tác dụng được với nước.
D. Do phân tử etylamin phân cực.
7.18. Lực bazơ của etylamin mạnh hơn amoniac là do
A. nguyên tử N còn đôi electron chưa tạo liên kết.
B. nguyên tử N có độ âm điện lớn.
C. nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp3.
D. ảnh hưởng đẩy electron của nhóm C2H5.
7.19. Có thể phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3 bằng cách
A. dựa vào mùi của khí.
B. thử bằng giấy quỳ tím ẩm.
C. đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2.
D. thử bằng HCl đặc.
7.20. Lực bazơ của metylamin mạnh hơn của anilin vì
A. phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.
B. nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử N, nhóm phenyl làm
giảm mật độ electron của nguyên tử N.
C. nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử N.
D. nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử N, nhóm phenyl làm
tăng mật độ electron của nguyên tử N.

123
7.21. Cho dung dịch etylamin (có mùi khai) tác dụng vừa đủ với chất X thấy có
khí bay ra và dung dịch sau phản ứng có mùi thơm của ancol. X là
A. CH3I. B. CH3OH.
C. HNO2. D. HONH2.
7.22. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về anilin ?
A. Anilin có lực bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân
benzen lên nhóm NH2.
B. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
C. Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch brom.
D. Anilin tác dụng được với HCl vì trên nguyên tử N có cặp electron tự do.
7.23. Cho các chất :
(1) C6H5NH2 ; (2) C2H5NH2 ; (3) (C2H5)2NH ; (4) NaOH ; (5) NH3.
Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là :
A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4). B. (1) < (2) < (5) < (3) < (4).
C. (1) < (5) < (3) < (2) < (4). D. (2) < (1) < (3) < (5) < (4).
7.24. Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là :
A. (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2.
B. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2< (CH3)2NH.
C. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
D. C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2.
7.25. Để nhận biết các chất : metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch
anilin có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng Cu(OH)2/OH–, dùng nước brom.
B. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng nước brom.
C. Dùng Na kim loại, dùng dung dịch AgNO3/NH3.
D. Dùng Na kim loại, dùng nước brom.

124
7.26. Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách nào sau đây ?
A. Ngửi mùi
B. Cho tác dụng với giấm
C. Cho vào vài giọt dung dịch Na2CO3
D. Cho vào vài giọt dung dịch brom
7.27. Anilin và phenol đều có phản ứng với
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl.
D. nước Br2.
7.28. Cho các chất : metyl phenyl ete (anisol), toluen, anilin, phenol. Những chất
có thể làm mất màu dung dịch brom là
A toluen, anilin, phenol.
B metyl phenyl ete, anilin, phenol.
C metyl phenyl ete, toluen, anilin, phenol.
D metyl phenyl ete, toluen, phenol.
7.29. Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom còn toluen thì không. Điều
này chứng tỏ
A. nhóm OH và NH2 đẩy electron mạnh hơn nhóm CH3.
B. nhóm OH và NH2 đẩy electron yếu hơn nhóm CH3.
C. khả năng đẩy electron của nhóm OH > CH3 > NH2.
D. nhóm CH3 hút electron mạnh hơn nhóm OH và NH2.
7.30. Để rửa sạch chai, lọ đựng anilin nên dùng cách nào sau đây ?
A. Rửa bằng xà phòng
B. Rửa bằng nước
C. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước
D. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước

125
7.31. Có bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau :
(1) benzen + phenol
(2) anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư)
(3) anilin + dung dịch NaOH
(4) anilin + nước
Ống nghiệm có sự tách lớp là
A. (1), (2), (3). B. chỉ có (4).
C. (3), (4). D. (1), (4).
7.32. Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp lỏng gồm phenol, benzen và anilin có thể
làm theo cách nào sau đây ?
A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl dư, sau đó chiết tách lấy phần tan rồi
cho phản ứng với NaOH dư, tiếp tục chiết để tách phần phenol không tan.
B. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, sau đó chiết tách lấy phần muối
tan rồi cho phản ứng với CO2 dư, tiếp tục chiết để tách phenol không tan.
C. Hoà tan hỗn hợp vào nước dư, sau đó chiết tách lấy phenol.
D. Hoà tan hỗn hợp vào xăng, chiết tách lấy phenol.
7.33. Cho sơ đồ phản ứng : X → C6H6 → Y → Anilin. X và Y là
A. C6H12, C6H5–CH3. B. C2H2, C6H5–NO2.
C. CH4, C6H5–NO2. D. C2H2, C6H5–CH3.
7.34. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X người ta thu được 20,25 g
H2O, 16,8 lít CO2 và 2,8 lít khí N2 (các khí đo ở đktc). Công thức phân tử của
X là
A. C5H13N. B. C4H11N.
C. C3H9N. D. C2H7N.
7.35. Khi đốt cháy các đồng đẳng của metylamin thu được CO 2 và H2O theo tỉ lệ
về thể tích VCO2 : VH2O = a . Khoảng giá trị của a là
A. 0,4 < a < 1. B. 0,25 < a < 1.
C. 0,75 < a < 1. D. 1 < a < 1,5.

126
7.36. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, có một liên kết π ở gốc
hiđrocacbon thu được nH2O : nCO2 = 9:8. Công thức phân tử của amin đó là

A. C4H9N. B. C4H11N.
C. C3H7N. D. C2H3N.
7.37. Cho 4,5 g etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối
thu được là
A. 7,65 g. B. 8,10 g.
C. 8,15 g. D. 0,85 g.
7.38. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X bằng một lượng không khí vừa đủ thu
được 17,6 g CO2, 12,6 g hơi nước và 69,44 lít nitơ. Giả thiết không khí chỉ
gồm nitơ và oxi, trong đó nitơ chiếm 80% thể tích, các thể tích khí được đo ở
đktc. Công thức của X là
A. C2H5NH2. B. C3H7NH2.
C. CH3NH2. D. C4H9NH2.
7.39. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125 g
H2O, 8,4 lít khí CO2 và 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc). CTPT và số
đồng phần của X là
A. C5H13N, 3. B. C2H7N, 2.
C. C3H9N, 4. D. C4H11N, 5.
7.40. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g một amin no, đơn chức phải dùng 10,08 lít O2
(đktc). Công thức của amin là
A. C2H5NH2. B. CH3NH2.
C. C3H7NH2. D. C4H9NH2.
7.41. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, chỉ chứa C, H, N trong đó N chiếm 23,7% về
khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. CTPT của X là
A. C3H7NH2. B. C2H5NH2.
C. C4H9NH2. D. C5H11NH2.

127
7.42. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp,
thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 1: 2 . Công thức phân tử của
2 amin là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2.
B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. C2H5NH2 và C3H7NH2.
D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
7.43. Hỗn hợp M gồm X và Y là hai amin no, đơn chức, bậc một. Cho 2,28 g hỗn
hợp M tác dụng với 300 ml dung dịch HCl thu được 4,47 g muối. Số mol của
hai amin trong hỗn hợp bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HCl và tên gọi
của X, Y lần lượt là
A. 0,2M ; metylamin, etylamin.
B. 0,06M ; metylamin, etylamin.
C. 0,2M ; etylamin, propylamin.
D. 0,03M ; etylamin, propylamin.
7.44. Cho 20 g hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng
vừa đủ với dung dịch HCl 1M sau đó cô cạn dung dịch thu được 31,68 g hỗn
hợp muối. Ba amin trên được trộn theo thứ tự phân tử khối tăng dần với số mol
có tỉ lệ 1 : 10 : 5. CTPT của 3 amin là
A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2.
B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2.
C. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2.
D. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2.
7.45. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 amin X, Y, Z bằng một lượng không
khí vừa đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4 g CO2, 18,9 g
nước và 104,16 lít N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 12. B. 13,5.

128
C. 16. D. 14,72.
7.46. Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08 g CO 2, 0,99 g H2O và
336 ml N2 (đktc). Để trung hoà 0,1 mol X cần 600 ml dung dịch HCl 0,5M.
Công thức phân tử của X là
A. C7H11N. B. C7H10N.
C. C7H11N3. D. C7H10N2.
7.47. Có hai amin bậc một X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của
metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 g amin X thu được khí CO2, hơi nước và
336 cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y thu được CO 2 và H2O
theo thỉ lệ vể thể tích VCO2 : VH2O = 2:3. CTCT của X, Y là

A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2.
B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2.
C. CH3C6H4NH2 và CH3[CH2]4NH2.
D. C2H5C6H4NH2 và CH3[CH2]4NH2.
7.48. Một muối X có CTPT C3H10O3N2. 14,64 g X phản ứng vừa đủ với 120 ml
dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất
rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc một), phần rắn chỉ là một chất
vô cơ. Công thức của Y là
A. C2H5NH2. B. C3H7OH.
C. C3H7NH2. D. CH3NH2.
7.49. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hoá 500 g benzen rồi khử hợp chất
nitro sinh ra bằng hiđro mới sinh. Biết rằng hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt
78%. Khối lượng anilin thu được là
A. 346,7 g. B. 362,7 g.
C. 358,7 g. D. 385,7 g.
7.50. Cho các chất :
a) glyxin b) glixerol c) etylen glicol

129
d) alanin e) anilin f) amoni axetat
g) axit glutamic h) axit lactic i) etylamino axetat
k) axit ε –aminocaproic
Các chất là amino axit gồm :
A. a, d, f, g, k. B. g, h, k.
C. a, c, e, i, k. D. a, d, g, k.
7.51. Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch loãng chứa 0,05 mol
H2SO4, khối lượng muối thu được là
A. 7,1 g. B. 14,2 g.
C. 19,1 g. D. 28,4 g.
7.52. Số đồng phân amin bậc hai có CTPT C4H9N là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
7.53. Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin ?

A. CH3NH2 + H2O → CH3 NH3+ + OH–

B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

C. Fe3+ + 3CH3NH2+ 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3 NH3+

D. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O


7.54. X là hợp chất hữu cơ no, đơn chức chứa C, H và N trong đó N chiếm 23,7%
về khối lượng. Số đồng phân của X là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
7.55. Cho 3 hợp chất hữu cơ X, Y, Z đều chứa các nguyên tố C, H, N. Thành
phần phần trăm khối lượng của N trong X, Y, Z lần lượt là 45,16%, 23,73% và
15,05%. Biết cả X, Y, Z khi tác dụng với dung dịch HCl đều cho muối amoni
có dạng RNH3Cl. Công thức của X, Y (mạch không phân nhánh) và Z lần lượt là
A. CH3 – NH2, C2H5 – NH2, C6H5 –NH2.

130
B. C2H5 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 – NH2.
C. CH3 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 – NH2.
D. CH3 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 – CH2 – NH2.
n CO2
7.56. Khi đốt cháy các amin no, đơn chức thì tỉ lệ a = nằm trong khoảng
n H 2O

A. 0,5 ≤ a < 1. B. 0,4 ≤ a < 1.


C. 1 ≤ a < 2. D. 0,4 ≤ a ≤ 1.
7.57. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức Y thu được CO 2, H2O và N2,
n CO2
Biết tỉ lệ = 0,57. CTPT của Y là
n H 2O

A. CH5N. B. C2H7N.
C. C3H9N. D. C4H11N.
7.58. Để trung hòa một dung dịch chứa 0,45 g amin đơn chức X cần 100 ml HCl
0,1M. CTPT của X là
A. CH5N. B. C2H7N.
C. C3H9N. D. C4H11N.
7.59. Y là đồng đẳng của anilin. 3,21 g Y phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
HCl 1M. CTPT của Y là
A. C7H7NH2. B. C8H9NH2.
C. C9H11NH2. D. C10H13NH2.
n CO2
7.60. Khi đốt cháy các đồng đẳng của anilin thì tỉ lệ a = nằm trong khoảng
n H 2O

A. 1 < a ≤ 1,556. B. 0,67 ≤ a < 1.


C. 1 ≤ a < 2. D. 0,6 ≤ a ≤ 1.

131
n CO2
7.61. Đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của anilin thì = 1,4545. CTPT
n H 2O
của X là
A. C7H7NH2. B. C8H9NH2.
C. C9H11NH2. D. C10H13NH2.
7.62. Phát biểu nào sau đây về amino axit không đúng ?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm
amino và cacboxyl.
B. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất
C. Trong dung dịch, amino axit tồn tại ở cả dạng ion lưỡng cực và dạng phân tử.
D. Thông thường, dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
7.63. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ ?
A. Axit glutamic B. Axit α –aminopropionic
C. Axit 2,3–điaminobutiric D. Axit phenic
7.64. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. Axit 2–aminopentanđioic B. Axit α –aminoađipic
C. Axit lactic D. Axit α –aminoisovaleric
7.65. Cho các chất :
a) metyl axetat b) amoni axetat
c) glyxin d) metylamoni fomat
e) metylamoni nitrat g) natri axetat
Các chất có tính chất lưỡng tính là
A. c, f. B. b, d, e, f.
C. b, c, d, f. D. a, b, c, d, f, g.
7.66. Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính có thể dùng phản ứng của
chất này với
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.

132
B. dung dịch KOH và dung dịch CuO.
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
7.67. Các tính chất hoá học của amino axit là
A. tính bazơ, tính axit, phản ứng tráng bạc.
B. tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng hợp.
C. tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng.
D. phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.
7.68. Alanin có thể phản ứng với các chất nào sau đây ?
A. Ba(OH)2, CH3OH, NH2CH2COOH

B. HCl, Cu, CH3NH2

C. C2H5OH, FeCl2, Na2SO4

D. H2SO4, CH3 – CH = O, H2O


7.69. Các amino axit no có thể phản ứng với các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5COOH, C2H5OH

B. Dung dịch NaOH, dung dịch brom, dung dịch HCl, CH3OH

C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch thuốc tím, dung dịch H2SO4, C2H5OH

D. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím

7.70. Cho dung dịch NaNO2 và 2 giọt axit axetic nguyên chất vào ống nghiệm
đựng dung dịch glyxin. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm là :
A. H2N–CH2–COOH + CH3COOH → CH3COONH3CH2COOH

B. CH3COOH + NaNO2 → CH3COONa + HNO2

H2N–CH2–COOH + HNO2 → O2NH3N–CH2–COOH

C. CH3COOH + NaNO2 → CH3COONa + HNO2

H2N–CH2–COOH + HONO → HO–CH2–COOH + N2↑ + H2O

133
D. CH3COOH + 2NaNO2 + H2N–CH2–COOH
3
→ HO–CH2–COONa + N2 + H2O
2
7.71. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch metylamoni propionat. Phản ứng xảy
ra là :
A. CH3 – CH2 – COONH4 + NaOH → CH3 – CH2 – COONa + NH3 + H2O

B. CH3 – CH2 – COO – NH3CH3 + NaOH


→ CH3 – CH2 – COONa + CH3NH2 + H2O

C. CH3 – COO – CH3NH2 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2

D. CH3 – CH2 – COO – NH3 – C2H5 + NaOH


→ CH3 – CH2 – COONa + C2H5NH2 + H2O

7.72. Phát biểu nào sau đây không đúng ?


A. Khác với axit axetic, axit aminoaxetic có thể tham gia phản ứng với dung
dịch HCl và phản ứng trùng ngưng.
B. Giống với axit axetic, axit aminoaxetic có thể tác dụng với bazơ tạo muối.
C. Giống với axit axetic, axit aminoaxetic có thể tác dụng với ancol tạo este.
D. Axit axetic và axit aminoaxetic đều có thể điều chế từ muối natri tương ứng.
7.73. X có công thức phân tử là C2H7NO2. Biết X có thể tác dụng với HCl và
NaOH. X là
A. amino axit.
B. muối amoni của axit no, đơn chức.
C. muối amoni của amino axit.
D. este của amino axit với ancol.
7.74. Số đipeptit có thể tạo ra từ alanin và glyxin là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1.

134
7.75. Polipeptit ( NH − CH2 − CO)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit glutamic. B. axit aminoaxetic.
C. axit β –aminopropionic. D. alanin.
7.76. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch riêng biệt : axit fomic,
glyxin và axit α ,γ –điaminobutiric là
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. Cu(OH)2.
C. Na2CO3. D. quỳ tím.
7.77. Cho một mẩu quỳ tím vào ống nghiệm chứa dung dịch amino axit có công
thức tổng quát (H2N)xR(COOH)y. Quỳ tím hoá đỏ khi
A. x = y. B. x > y. C. x < y. D. x = 2y.
7.78. Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch glyxin. Quỳ tím sẽ
A. hoá đỏ. B. hoá xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu tím.
7.79. Axit glutamic có công thức là HOOC–[CH2]2–CH(NH2)COOH. Tên quốc tế
của axit glutamic là
A. axit–2–aminopentan–1,4–đioic.
B. axit– 2–aminopentan–1,5–đioic.
C. axit– 3–aminopentan–1,5–đioic.
D. axit –1–aminopentan–1,4–đioic.
7.80. Phát biểu nào sau đây về amino axit không đúng ?
A. Tất cả đều là những tinh thể rắn
B. Tất cả đều có màu trắng
C. Tất cả đều tan trong nước
D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
7.81. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt glyxin, metylamin và axit axetic là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. Na. D. quỳ tím.

135
7.82. Cho sơ đồ phản ứng sau :
CH3 − CH − COOC2H5
dd NaOH H SO C H OH,H SO ®
X 
→ Y 
2 4
→ Z 
2 5 2 4
→ |
NH3HSO4
Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COONH4. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COONa. D. CH3CH(NH2)COOCH3.
7.83. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, chứa một nhóm amino ; chất thứ nhất có 2
nhóm cacboxyl, chất thứ hai có 1 nhóm cacboxyl. Công thức của 2 chất trong
X là
A. CnH2n+2(COOH)2(NH2) và CmH2m+2(COOH)(NH2).
B. CnH2n(COOH)2(NH2) và CmH2m(COOH)(NH2).

C. CnH2n–3(COOH)2(NH2) và CmH2m–3(COOH)(NH2).
D. CnH2n–1(COOH)2(NH2) và CmH2m(COOH)(NH2).
a
7.84. Đốt cháy một amino axit được 2a mol CO2 và mol N2. CTCT của amino
2
axit là
A. H2NCH2COOH. B. H2N(CH2)2COOH.
C. H2N(CH2)3COOH. D. H2NCH(COOH)2.
7.85. Hợp chất X là một α –amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml
dung dịch HCl 0,125M sau đó đem cô cạn thu được 1,835 g muối. Phân tử khối
của X là
A. 145. B. 149.
C. 147. D. 189.
7.86. X là một α –amino axit no chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
Cho 7,5 g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,15 g muối. Công thức
cấu tạo của X là
A. CH3–CH(NH2)–COOH. B. H2N–CH2–COOH.

136
C. H2N–[CH2]2–COOH. D. H2N–[CH2]5–COOH.
7.87. Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng hết với 40 ml dung dịch HCl 0,25M
thu được 1,115 g muối khan. CTCT của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2N[CH2]2COOH.
C. CH3COONH4. D. H2N[CH2]3COOH.
7.88. Cho 100 ml dung dịch amino axit X 0,2M cho tác dụng với 80 ml dung dịch
NaOH 0,25M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 2,5 g muối
khan. Mặt khác, 100 g dung dịch X 20,6% phản ứng vừa đủ với 400 ml dung
dịch HCl 0,5M. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2N[CH2]2COOH.
C. HOOCCH(NH2)COOH. D. H2N[CH2]3COOH.
7.89. X là đồng đẳng của glyxin. Khi đốt cháy X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ
6 : 7 về thể tích. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. C2H5CH(NH2)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH hoặc H2NCH2CH2COOH.
7.90. Amino axit X chứa một nhóm chức amino trong phân tử. Đốt cháy hoàn
toàn một lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4 : 1. X có công
thức cấu tạo là
A. H2NCH2COOH. B. H2N[CH2]2COOH.
C. HOOCCH(NH2)COOH. D. H2N[CH2]3COOH.
7.91. Cho 100 ml dung dịch amino axit X 0,3M tác dụng vừa đủ với 48 ml dung
dịch NaOH 1,25M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 5,31 g muối
khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α .
Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH(NH2)COOH. B. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

137
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
7.92. 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M, cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,835 g muối khan. Khối lượng mol phân
tử của X là
A. 89 g/mol. B. 103 g/mol.
C. 147 g/mol. D. 157 g/mol.
7.93. Số mol oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol amino axit có công thức
H2N[CH2]nCOOH là
2n + 3 6n + 3
A. mol. B. mol.
2 2
6n + 3 2n + 3
C. mol. D. mol.
4 4
7.94. Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl
0,125M và thu được 1,835 g muối khan. Mặt khác, khi cho 0,01 mol X tác
dụng với dung dịch NaOH thì cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Công thức của
X là
A. C2H5(NH2)COOH. B. C3H6(NH2)COOH.
C. C3H5(NH2)COOH. D. C3H5(NH2)(COOH)2.
7.95. Đốt cháy hết a mol một amino axit X chứa một nhóm amino, một nhóm
cacboxyl bằng oxi vừa đủ rồi ngưng tụ hết hơi nước thu được 2,5a mol hỗn hợp
CO2 và N2. Công thức phân tử của X là
A. C5H11NO2. B. C3H7N2O4.
C. C3H7NO2. D. C2H5NO2.
7.96. 0,01 mol amino axit Y phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol
NaOH. Công thức của Y có dạng
A. H2NRCOOH. B. (H2N)2RCOOH.
C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2R(COOH)2.

138
7.97. Este X được điều chế từ amino axit Y và ancol metylic. Tỉ khối hơi của X so
với hiđro là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 g X thu được 13,2 g CO2 và 1,12 lít
khí N2 (đktc). CTCT của X là
A. H2N–CH2–COOCH3. B. H2N–COOCH2CH3.
C. CH3COOCH2 –NH2. D. H2N–CH2–COOCH2CH3.
7.98. Cho 0,1 mol α–amino axit X có dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl
vừa đủ thu được 11,15 g muối. X là
A. glyxin. B. alanin.
C. phenylalanin. D. valin.
7.99. Hợp chất hữu cơ Y mạch không phân nhánh có công thức phân tử là
C3H10O2N2. Y tác dụng với kiềm giải phóng NH3. Mặt khác, Y tác dụng với
dung dịch axit tạo muối của amin bậc một. Công thức cấu tạo của Y là
A. H2NCH2CH2COONH4. B. CH3CH(NH2)COONH4.
C. H2NCH2COOCH2NH4. D. H2NCH2OCOCH2NH4.
7.100. Cho α–amino axit mạch không phân nhánh Z có dạng H2NR(COOH)2
phản ứng hết với 0,1 mol NaOH thu được 9,55 g muối. Z là
A. axit 2–aminopropanđioic. B. axit 2–aminobutanđioic.
C. axit 2–aminopentanđioic. D. axit 2–aminohexanđioic.
7.101. Policaproamit (nilon–6) được trùng hợp từ
A. axit glutamic. B. axit ε –aminocaproic.
C. axit ω –aminocaproic. D. axit α –aminoenantoic.
7.102. Cho 0,01 mol α –amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl thu được
muối Y. Lượng Y sinh ra tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH tạo 1,11 g muối
hữu cơ Z. X là
A. axit aminoaxetic. B. axit α –aminopropionic.
C. axit β –aminopropionic. D. axit α –aminoglutaric.

139
7.103. Hợp chất Y là một α –amino axit. Cho 0,02 mol Y tác dụng vừa đủ với 80 ml
HCl 0,25M sau đó cô cạn dung dịch thu được 3,67 g muối. Mặt khác, trung hòa
2,94 g Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được
3,82 g muối. Biết Y có cấu tạo mạch không phân nhánh. Công thức cấu tạo của
Y là
A. HOOC–[CH2]2–CH(NH2)COOH.
B. HOOC–CH2–NH2.
C. H2N– CH2–CH2–COOH.
D. HOOC–CH2–CH(NH2)COOH.
7.104. Amino axit X chứa 1 nhóm amino trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một
lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ mol 4 : 1. CTCT của X là
A. H2N–CH2–COOH. B. H2N–[CH2]3–COOH.
C. H2N–CH2–CH2–COOH. D. HOOC–[CH2]2–CH(NH2)COOH.
7.105. Khi đốt cháy 0,1 mol Y chứa các nguyên tố C, H, O, N thu được hơi nước,
0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Biết Y làm mất màu dung dịch brom và khi tác
dụng với NaOH giải phóng 1 chất khí. CTCT của Y là
A. CH2=CH–COONH4. B. H2N–CH=CH–COOH.
C. CH2=CH(NH2)COONH4. D. H2N–CH2–CH=CH–COOH.
7.106. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+ HCN + NH H O/ xt
CH3CH=O 
→ X → Y →Z
3 2
−H O 2

Tên gọi của Z là


A. glyxin. B. alanin.
C. axit glutamic. D. glyxin hoặc alanin.
7.107. Để phân biệt được amin bậc một và amin bậc hai, người ta dùng hoá chất
nào dưới đây ?
A. HNO3 B. HNO2

140
C. Cu(OH)2 D. NaOH
7.108. Cho các phát biểu sau :
(1) Peptit là những hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay
nhiều phân tử α – amnio axit.
(2) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa 2 đơn vị α – amnio axit
(3) Protein là những hợp chất cao phân tử có phân tử khối nhỏ hơn 10 000.
(4) Các protein có tính tan tương tự nhau trong các dung môi
(5) Khi đun nóng protein hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch
protein, protein sẽ đông tụ lại.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (4), (5).
7.109. Lấy 14,6 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với
dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,1 lít. B. 0,2 lít. C. 0,3 lít. D. 0,4 lít.
7.110. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Protein là hợp chất của C, H, N.
B. Hàm lượng nitơ trong các protein thường ít thay đổi, trung bình khoảng 16%.
C. Cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng thấy
xuất hiện màu tím.
D. Sự đông tụ protein là sự trùng ngưng các amino axit tạo protein.
7.111. Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra
glucozơ. Chất đó là
A. protein. B. tinh bột.
C. saccarozơ. D. xenlulozơ.
7.112. Một trong những điểm khác nhau giữa protein với gluxit và lipit là
A. protein luôn có phân tử khối lớn hơn.

141
B. protein luôn có nhóm chức OH trong phân tử.
C. protein luôn có nguyên tố N trong phân tử.
D. protein luôn là chất hữu cơ no.
7.113. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp
các amino axit.
B. Phân tử khối của một amino axit chứa một nhóm NH2 và một nhóm
COOH luôn luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm đổi màu giấy quỳ.
7.114. Để tiêu hoá casein (protein có trong sữa) trước hết phải
A. thuỷ phân các liên kết glicozit.
B. thuỷ phân các liên kết peptit.
C. thuỷ phân các liên kết este.
D. khử các cầu nối đisunfua.
7.115. Cho polime ( NH − [CH2]5 − CO)n tác dụng với dung dịch NaOH trong
điều kiện thích hợp. Sản phẩm thu được là
A. NH3. B. NH3 và C5H11COONa.
C. C5H11COONa. D. H2N–[CH2]5–COONa.
7.116. Cho 3 dung dịch X, Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH) 2/NaOH. Lắc
đều và quan sát thấy :
Chất X Y Z
Cu(OH)2 tan, hiện màu Cu(OH)2 tan, hiện màu
Hiện tượng Hiện màu tím
xanh nhạt xanh lam thẫm
X, Y, Z là
X Y Z
A.
Hồ tinh bột Dd HCOOH Dd mantozơ

142
B.
Dd protein Dd CH3CHO Dd saccarozơ

C.
Dd anbumin Dd C2H5COOH Dd glyxin

D.
Lòng trắng trứng Dd CH3COOH Dd glucozơ

7.117. Có bốn dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm mất
nhãn : anbumin, glixerol, CH3COOH và NaOH. Thuốc thử có thể dùng để nhận
biết bốn ống nghiệm là
A. quỳ tím. B. phenolphtalein.
C. dung dịch HNO3 đặc. D. dung dịch CuSO4.
7.118. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết dung dịch các chất riêng biệt : lòng
trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột là
A. Cu(OH)2/OH–, to. B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch HNO3 đặc. C. dung dịch iot.
7.119. Để nhận biết dung dịch các chất : glyxin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, có
thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch iot
B. Dùng dung dịch iot, dùng dung dịch HNO3
C. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3
D. Dùng Cu(OH)2, dùng dung dịch HNO3
7.120. Để phân biệt dung dịch các chất : glixerol, glucozơ, anilin, abumin, có thể
tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch
NaOH
B. Dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch H2SO4, dùng dung dịch iot
C. Dùng Cu(OH)2/OH–, lắc và đun nhẹ, dùng nước brom
D. Dùng dung dịch HNO3, dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch H2SO4

143
7.121. Để nhận biết dung dịch các chất : C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH,
(CH3)2NH, abumin, có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng quỳ tím, dùng Cu(OH)2, dùng dung dịch H2SO4 đặc
B. Dùng phenolphtalein, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch HNO3 đặc
C. Dùng nước brom, dùng dung dịch H2SO4 đặc, dùng quỳ tím
D. Dùng nước brom, dùng dung dịch HNO3 đặc, dùng quỳ tím
7.122. Dãy các chất nào sau đây có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit ?
A. Tinh bột, xenlulozơ, poli(vinyl clorua)
B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo
C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ
D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, polietilen
7.123. Đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm CO 2, N2 và
hơi H2O. X có thể là
A. tinh bột. B. xenlulozơ.
C. chất béo. D. protein.
7.124. Cho dung dịch các chất : etylen glicol, glucozơ, etanol, etanal và lòng
trắng trứng. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các dung dịch trên là
A. Cu(OH)2/OH– . B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch HNO3. D. dung dịch KOH.
7.125. Hợp chất hữu cơ X chứa 40,45% C, 7,86% H, 15,73% N về khối lượng
còn lại là oxi. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hợp chất có
công thức C3H6O2NNa. Biết X tạo được dung dịch màu tím với Cu(OH)2/OH–
và MX < 100 g/mol. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N–CH2–CH2–COOH.
B. CH3CH(NH2)COOH.
C. H2N–CH2–COOH.

144
D. CH3CH(NH2)CH2COOH.

145
Chuyªn ®Ò 8
polime vµ vËt liÖu polime

8.1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?


A. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên
kết với nhau tạo nên.
B. Trong các phản ứng trùng hợp tạo nên polime thường giải phóng các sản
phẩm phụ như H2O, HCl, …
C. Polime có các phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và khâu mạch.
D. Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không phân
nhánh, mạch phân nhánh và mạch mạng không gian.
8.2. Cho định nghĩa về polime : "Polime là những hợp chất có phân tử khối .....
(1)....., do nhiều đơn vị nhỏ gọi là .....(2)..... liên kết với nhau tạo nên”.
Các cụm từ còn thiếu trong định nghĩa trên là
A. (1) trung bình, (2) monome. B. (1) rất lớn, (2) mắt xích.
C. (1) rất lớn, (2) monome. D. (1) trung bình, (2) mắt xích.
8.3. Cho công thức :

NH[CH2]6CO
n
Giá trị n trong công thức này không thể gọi là
A. hệ số polime hoá. B. độ polime hoá.
C. hệ số trùng hợp. D. hệ số trùng ngưng.
8.4. Cặp chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu để sản xuất poli(vinyl clorua) ?
A. Axetilen và clo B. Axetilen và axit clohiđric
C. Etilen và axit clohiđric D. Etilen và clo
8.5. Nếu phân loại theo nguồn gốc thì trong bốn polime cho dưới đây, polime nào
cùng loại với tơ lapsan ?

146
A. Tơ tằm B. Poli(vinyl clorua)
C. Xenlulozơ trinitrat D. Cao su thiên nhiên
8.6. Trùng hợp hợp chất nào sau đây thu được poli(vinyl axetat) ?
A. CH2=CH–COO-CH3 B. CH2 = CH–OOC-CH3
C. CH2=CH–COO-CH3 D. CH2=CH–Cl.
8.7. Nếu phân loại theo cách tổng hợp thì trong bốn polime cho dưới đây, polime
nào cùng loại với cao su buna ?
A. Tơ nilon–6,6 B. Nhựa phenol–fomanđehit
C. Poli(vinyl axetat) D. Tơ lapsan
8.8. Poli(vinyl ancol) là sản phẩm của phản ứng nào sau đây ?
A. Trùng hợp ancol CH2=CH–OH B. Thủy phân poli(vinyl axetat)
C. Trùng hợp ancol alylic D. Trùng ngưng glyxin
8.9. Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit ?
A. Amilozơ B. Glicogen
C. Cao su lưu hoá D. Xenlulozơ
8.10. Thủy phân nilon–6 trong môi trường axit thu được
A. axit ε –aminocaproic. B. axit α –aminocaproic.
C. axit δ –aminocaproic. D. axit ω –aminocaproic.
8.11. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng ?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.
B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng hoặc không nóng chảy mà bị
phân hủy khi đun nóng.
C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung
môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành
sợi dai, bền.
8.12. Trùng hợp chất sau đây thu được tơ capron ?
A. Stiren B. Glyxin
C. Alanin D. Caprolactam

147
8.13. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân cắt mạch polime ?
0
t
A. Poli(vinyl clorua) + Cl2  →
0
t
B. Cao su thiên nhiên + HCl  →
− 0
OH ,t
C. Poli(vinyl axetat) + H2O  →
+ 0
H ,t
D. Amilozơ + H2O →

8.14. Đồng trùng ngưng các monome nào dưới đây thì thu được poli(etylen–
terephtalat) ?
A. HOOC–C6H4–COOH và C2H4(OH)2
B. HOOC–C6H4–OH và HO–CH2–COOH
C. HO–C6H4–OH và HOOC–CH2–COOH
D. HOOC–C6H4–OH và HOOC–CH2–COOH
8.15. Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp ?
A. Axit ω –amino enantoic B. Caprolactam
C. Metyl metacrylat D. Buta–1,3–đien
8.16. Chất hoặc cặp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng
ngưng ?
A. Phenol và fomanđehit
B. Buta–1,3–đien và stiren
C. Axit ađipic và hexametylenđiamin
D. Axit ω –aminocaproic
8.17. Một loại polime tên là Nomex có công thức như sau :
H
NH N OC CO

n
Nomex

148
Tên của 2 monome đã tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra Nomex là
A. benzen–1,2–điamin và axit phtalic.
B. benzen–1,2–điamin và axit terephtalic.
C. benzen–1,3–điamin và axit phtalic.
D. phenyl–1,2–điamin và axit phtalic.
8.18. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một.
B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hoá khi đun nóng.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn.
D. Cao su là polime của isopren.
8.19. Khi clo hoá nhựa PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi
trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ?
C. 1 B. 2
C. 3 D. 4
8.20. Khi đốt cháy một loại polime thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Polime đó là
A. PE. B. poli(vinyl axetat).
C. PVC. D. cao su buna.
8.21. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp ?
A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin
B. Tơ capron từ axit ω –aminocaproic
C. Tơ nilon–6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic
D. Tơ lapsan từ etylen glicol và axit terephtalic
8.22. X có CTPT là C8H10O. Biết từ X có thể điều chế được polistiren bằng 2
phản ứng liên tiếp. CTCT của X là
A. o– HO–C6H4–C2H5. B. C5H5CH2CH2OH.

C. C6H5CH2OH. D. C6H5CH(OH)CH3.

149
8.23. Tơ nilon–6,6 được đồng trùng hợp từ cặp chất nào dưới đây ?
A. Hexametylenđiamin và axit ađipic
B. Pentametylenđiamin và axit ađipic
C. Heptametylenđiamin và axit ađipic
D. Hexametylenđiamin và axit caproic
8.24. Sợi axetat được sản xuất từ
A. sợi amiacat. B. axeton.
C. visco. D. este của xenlulozơ và axit axetic.
8.25. Khái niệm nào sau đây không đúng ?
A. Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
B. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
C. Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống hoặc
khác nhau mà không làm thay đổi bản chất các vật liệu được kết dính.
D. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm có ít nhất 2 thành phần vật liệu
phân tán và tan vào nhau.
8.26. Loại tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên ?
A. Tơ nilon, capron B. Len, tơ tằm, bông
C. Nilon–6,6 D. Tơ visco.
8.27. Poli(ure–fomanđehit) được dùng làm
A. keo dán. B. chất dẻo.
C. tơ. D. cao su.
8.28. Polistiren không tham gia phản ứng nào sau đây ?
A. Phản ứng với Cl2/ánh sáng B. Phản ứng với dung dịch NaOH
C. Phản ứng với Cl2/Fe D. Đepolime hoá
8.29. Poli(hexametylen–ađipamit) có phân tử khối trung bình là 30000. Hệ số
trùng ngưng của polime này là
A. 130. B. 133.
C. 143. D. 136.

150
8.30. Biết số mắt xích trung bình một phân tử poliisopren là 7000. Khối lượng
mol phân tử của poliisopren là
A. 45600 g/mol. B. 47653 g/mol.
C. 47600 g/mol. D. 48920 g/mol.
8.31. Chất nào sau đây không phải sợi nhân tạo ?
A. Tơ axetat B. Lapxan
C. Visco D. Sợi amoniac đồng.
8.32. Để phân biệt 2 mẫu được làm bằng da thật và da giả (PVC) người ta tiến hành
A. thủy phân 2 mẫu trong môi trường kiềm.
B. thủy phân 2 mẫu trong môi trường axit.
C. đốt và dùng thêm dung dịch AgNO3.
D. cho tác dụng với Cu(OH)2.
8.33. Teflon là một loại polime có tính bền cao với các dung môi và hoá chất, độ
ma sát nhỏ, thường được dùng tráng lên chảo, nồi để chống dính. Teflon được
trùng hợp từ
A. CCl2 = CCl2. B. CF2 = CF2.
C. CHCl = CHCl. D. CHF = CHF.
8.34. Chất nào sau đây không phải là thành phần cơ bản của chất dẻo ?
A. Polime B. Chất hoá dẻo
C. Chất độn, chất phụ gia D. Chất hoạt tính
8.35. Đồng trùng hợp chất nào sau đây được cao su buna–S ?
A. Buta–1,3–đien và benzen B. Buta–1,3–đien và toluen
C. Buta–1,3–đien và lưu huỳnh D. Buta–1,3–đien và stiren
8.36. Cao su buna–N có công thức như sau :
 CH2 − CH = CH − CH2 − CH − CH2 
 | 
 C≡N 
 n
Hai monome đã tham gia phản ứng đồng trùng hợp tạo cao su buna–N là

151
A. but–2–en và acrilonitrin. B. buta–1,3–đien và acrilonitrin.
C. hex–2–en và hiđro xianua. D. hex–2–en và acrilonitrin.
8.37. Tơ enang được trùng ngưng từ
A. axit ε –aminocaproic. B. axit α –aminocaproic.
C. axit δ –aminocaproic. D. axit ω –aminocaproic.
8.38. Đặc tính nào dưới đây không phải là của polime ?
A. Không bay hơi được
B. Có độ nhớt cao
C. Có nhiệt độ nóng chảy nhất định
D. Khó tan trong những dung môi thông dụng
8.39. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+B
A → trï ng hî p
C → D (thuỷ tinh hữu cơ)
Tên gọi của A, B là
A. axit acrylic và ancol metylic.
B. axit metacrylic và ancol metylic.
C. axit acrylic và ancol etylic.
D. axit metacrylic và ancol etylic.
 CH2 − CH 
8.40. Cho polime sau :  | 
H COOC 
 3 n
Sau khi thủy phân polime trên bằng NaOH thu được chất nào sau đây ?
A. Poli(natri axetat) và ancol metylic
B. Poli(natri acrylat) và ancol etylic
C. Poli(natri propionat) và ancol metylic
D. Poli(natri acrylat) và ancol metylic
8.41. Phân tử khối của cao su buna–N là 1 200 000. Hệ số polime hoá của cao su
buna–N là
A. 12356. B. 11215. C. 13245. D. 21341.

152
8.42. Để tổng hợp được 1200 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng axit
metacrylic và ancol metylic cần lấy là (biết hiệu suất của phản ứng của cả quá
trình bằng 42%)
A. 1700 kg và 820 kg. B. 6550 kg và 400 kg.
C. 1700 kg và 800 kg. D. 1900 kg và 800 kg.
8.43. Phản ứng nào sau đây không làm thay đổi mạch polime ?
A. Phản ứng thế B. Phản ứng đepolime hoá
C. Phản ứng lưu hoá cao su D. Đun rezol với kiềm.
8.44. Để trùng ngưng một phân tử thành một polime mạng không gian thì số
nhóm chức của phân tử đó ít nhất là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
8.45. Từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được nhựa novolac. Điều kiện để
tạo thành nhựa novolac là
A. dư phenol. B. dư fomanđehit.
C. dư phenol và xúc tác axit. D. dư phenol và xúc tác bazơ.
8.46. Từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được nhựa rezol. Điều kiện để tạo
thành nhựa rezol là
A. dư phenol. B. dư fomanđehit và xúc tác là axit.
C. dư phenol và xúc tác axit. D. dư fomanđehit và xúc tác bazơ.
8.47. Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
15000C
CH4 
→ A + H2

CuCl/NH Cl
A →
0
4
B
100 C

Pd
B + H2 
t0
→C

0
xt,t ,p
nC  → Polime (D)

B và D là

153
A. etin và cao su isopren. B. axetilen và cao su buna.
C. vinylaxetilen và cao su buna. D. vinylaxetilen và cao su isopren.
8.48. Cho sơ đồ phản ứng sau :
+Cl2/P
CH3COOH  + NaOH trï ng ng­ ng
→ A → B  → C (polime)
Vậy C là
A. (O − CH2 − CO)n . B. (O − CH2 − COO)n .

C. (CH2 − COO)n . D. (CH2 − CO)n .


8.49. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng
phản ứng trùng hợp
A. stiren. B. vinyl clorua.
C. vinyl axetat. D. metyl metacrylat.
8.50. Polime là
A. hợp chất cao phân tử.
B. hợp chất có phân tử khối rất lớn và kích thước phân tử rất lớn.
C. hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau.
D. hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
8.51. Chất nào sau đây không phải là polime ?
A. Tinh bột B. Isopren
C. Thuỷ tinh hữu cơ D. Xenlulozơ triaxetat
8.52. Polime nào sau đây có mạch phân nhánh ?
A. Poli(vinyl clorua) B. Amilopectin
C. Polietilen D. Poli(metyl metacrylat)
8.53. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Polime không bay hơi do có phân tử khối lớn và lực liên kết giữa các phân
tử lớn.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định do polime là hỗn hợp nhiều
phân tử có phân tử khối khác nhau.

154
C. Các polime không bị hoà tan trong bất kì chất nào.
D. Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh thường có tính đàn hồi,
mềm, dai. Những polime có cấu trúc mạng không gian thường có tính bền
cơ học cao, chịu được ma sát, va chạm.
8.54. Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng với H2 ?
A. Poli(vinyl clorua) B. Cao su buna
C. Polipropen D. Nilon–6,6
8.55. Polime nào sau đây có thể bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm ?
A. Tơ capron B. Polistiren
C. Teflon D. Poli(phenol–fomanđehit)
8.56. Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng với H2 và bị thuỷ phân
trong dung dịch kiềm ?
A. Xenlulozơ trinitrat B. Cao su isopren
C. Thuỷ tinh hữu cơ D. Cao su clopren
8.57. Đặc điểm cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. phải có liên kết bội.
B. phải có từ hai nhóm chức trở lên có thể cho phản ứng ngưng tụ.
C. phải có nhóm OH.
D. phải có nhóm NH2.
8.58. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
B. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì được điều chế từ xenlulozơ.
C. Tơ nilon–6,6 là tơ tổng hợp.
D. Tơ hoá học gồm hai loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
8.59. Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau :
A. Phân tử polime do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo
nên.

155
B. Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một.
C. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hoá khi đun nóng.
D. Cao su lưu hoá là polime thiên nhiên của isopren.
8.60. Polime nào sau đây có tính cách điện tốt, bền ; được dùng làm ống dẫn
nước, vải che mưa, vật liệu điện ?
A. Cao su thiên nhiên B. Thuỷ tinh hữu cơ
C. Poli(vinyl clorua) D. Polietilen
8.61. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp ?
A. Tơ capron B. Poli(phenol–fomanđehit)
C. Xenlulozơ trinitrat D. Nilon–6,6
8.62. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp ?
A. Cao su clopren B. Cao su thiên nhiên
C. Cao su buna D. Cao su Buna–S
8.63. Nilon–6,6 là polime được điều chế từ phản ứng
A. trùng hợp. B. đồng trùng hợp.
C. trùng ngưng. D. đồng trùng ngưng.
8.64. Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trùng hợp. B. axit–bazơ.
C. trùng ngưng. D. trao đổi.
8.65. Cho các polime sau : (CH 2 − CH 2 )n , ( CH 2 − CH = CH − CH 2 ) n ,
( NH − CH 2 − CO ) n . Công thức của monome để khi trùng hợp hoặc trùng
ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3– CH=CH– CH3, H2N– CH2– CH2– COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH– CH=CH2, H2N– CH2– COOH.
C. CH2=CH2, CH3– CH=C= CH2, H2N– CH2– COOH.
D. CH2=CH2, CH3– CH=CH– CH3, CH3– CH(NH2)– COOH.
8.66. Cho các loại tơ có công thức sau :

156
(1) ( NH − [CH 2 ]6 − NH − CO − [CH 2 ]4 − CO ) n

(2) ( NH − [CH 2 ]5 − CO ) n

(3) [C6H7O2(OOCCH3]n
Tơ thuộc loại sợi poliamit là
A. (1), (3). B. (1), (2).
C. (1), (2), (3). D. (2), (3).
8.67. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen. B. isopren.
C. toluen. D. stiren.
8.68. Dựa vào nguồn gốc, sợi dùng trong công nghiệp dệt được chia thành
A. sợi hoá học và sợi tổng hợp. B. sợi hoá học và sợi tự nhiên.
C. sợi tổng hợp và sợi tự nhiên. D. sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
8.69. Hợp chất có công thức ( NH − [CH 2 ]6 − NH − CO − [CH 2 ]4 − CO ) n thuộc
loại
A. chất dẻo. B. cao su.
C. tơ nilon. D. len.
8.70. Cho các polime : (1) sợi bông ; (2) tơ tằm ; (3) len ; (4) tơ visco ; (5) tơ
enang ; (6) tơ axetat ; (7) nilon–6,6. Loại có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).
C. (1), (4), (5). D. (1), (4), (6).
8.71. Thuỷ tinh hữu cơ được điều chế từ chất nào sau đây ?
A. Buta–1–3–đien và stiren
B. Metyl metacrylat
C. Axit terephtalic và etylen glicol
D. Axit ω –aminoenantoic
8.72. Từ amino axit có công thức phân tử C3H7NO2 có thể tạo thành bao nhiêu
loại polime khác nhau ?
A. 2. B. 3.

157
C. 4. D. 5.
8.73. Cho các chất và vật liệu sau :
(1) polietilen (2) đất sét ướt
(3) poli(metyl metacrylat) (4) nhựa phenol–fomanđehit
(5) polistiren (6) cao su
Các chất và vật liệu được dùng làm chất dẻo là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4), (5). D. (3), (4), (6).
8.74. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch không phân nhánh, sắp xếp song
song dọc theo một trục chung, xoắn lại với nhau, tạo thành sợi dài, mảnh
và mềm mại.
B. Tơ nhân tạo được sản xuất từ những polime tổng hợp như tơ poliamit, tơ
polieste.
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều là tơ thiên nhiên.
D. Cao su và keo dán tổng hợp có cấu trúc phân tử giống nhau.
8.75. Cho các nguyên liệu sau :
(1) Dầu mỏ (2) Than đá, đá vôi
(3) Tinh bột, xenlulozơ (4) Đường mía
Để điều chế cao su buna, người ta dùng các nguyên liệu là
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4).
C. 1, 3, 4. D. (1), (2), (3).
8.76. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X cần 6 thể tích khí O2 và tạo ra 4 thể tích
khí CO2. Nếu trùng hợp các đồng phân của hợp chất X thì tạo bao nhiêu polime
?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5

158
8.77. Poli(vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí
thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau :
H =15%
Metan  H = 95% H = 90%
→ Axetilen → Vinyl clorua → PVC
Thể tích khí thiên nhiền cần dùng để tổng hợp 1 tấn PVC là
A. 5894 m3. B. 5895 m3.
C. 2947 m3. D. 5890 m3.
8.78. Cứ 5,668 g cao su buna–S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl 4.
Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna–S là
2 1
A. . B. .
3 2
1 3
C. . D. .
3 5
8.79. Hệ số trùng hợp của tơ nilon–6,6 (M = 2500 g/mol) và của tơ capron (M =
15000 g/mol) là
A. 11 và 123. B. 11 và 133.
C. 22 và 123. D. 22 và 133.

159
160

You might also like