You are on page 1of 9

Thuyết trình lịch sử học thuyết kinh tế

Nhóm 7_ lớp lshtkt 10

ĐỀ BÀI :
• Chứng minh rằng nhờ hoàn thiện lý luận giá trị - lao động của
Marx, ông đã kế thừa, phát triển hoàn thiện lý luận địa tô và lợi
nhuận của trường phái kinh tế chính trị Tư sản cổ điển Anh.
• Hãy phân biệt sự khác biệt về địa tô, lợi nhuận của Marx so với
trường phái tân cổ điển.

I. NHỜ HOÀN THIỆN LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA


MARX, ÔNG ĐÃ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN LÝ LUẬN ĐỊA
TÔ VÀ LỢI NHUẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI KTCTTSCĐ ANH:

1. Thành công và hạn chế của KTCTTSCĐ Anh về lý luận lợi nhuận:

a. Thành công:
- Theo A. Smith thì lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào sản phẩm lao động.
Ông xây dựng lý thuyết lợi nhuận trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông cho
rằng lợi nhuận chỉ là 1 trong những hình thái của giá trị thặng dư. Công lao của A.
Smith là đã “ nêu được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư ”, nó được sinh ra từ
lao động, trong quá trình sản xuất hàng hoá.
- Còn đối với Ricardo, quan điểm của ông là: Ông cho rằng lợi nhuận là phần
giá trị thừa ra ngoài tiền công. Khi người công nhân bán sức lao động của mình, họ
sẽ tạo ra giá trị lớn hơn mức tiền công mà họ nhận được, còn phần dôi ra thì bị các
nhà tư bản chiếm đoạt. Vậy nên, ông đi đến kết luận: lợi nhuận chính là lao động
không được trả cho người CN.
• Ngoài ra, Ricardo còn thấy được xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận
và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu
nhập giữa 3 giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản.
• Ông còn có những nhận xét tiến dần đến lợi nhuận bình quân, ông cho rằng
những tư bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau.
- Hay như Mathus: Ông giải thích lợi nhuận như là khoản thặng dư ngoài sức
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá.
b. Hạn chế:
Bên cạnh những công lao, các nhà KTCTTSCĐ Anh còn có 1 số điểm hạn chế
khi nghiên cứu về lợi nhuận, đó là:
- Phủ nhận hoàn toàn vai trò của lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị (Mathus).
- Không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, cho rằng lợi
nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra.
- Không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên cho rằng lợi nhuận
là như nhau trong 2 lĩnh vực này.
- Cho rằng lợi nhuận là 1 trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao
đổi.
- Không thấy được lợi nhuận bình quân do chưa hiểu được giá cả sản xuất. Họ
nói rằng: “ trên thực tế chỉ có giá trị chứ không có giá cả sản xuất ”.

2. Sự kế thừa, phát triển và hoàn thiện của Marx về lý luận lợi nhuận:
- Với việc hoàn thiện học thuyết giá trị lao động, Marx đã phát triển, hoàn thiện
lý luận về lợi nhuận của KTCTTSCĐ Anh.
- Học thuyết giá trị lao động của Marx cho rằng:
• Hàng hoá là sự thống nhất biện chứng của 2 thuộc tính: giá trị sử
dụng và giá trị.
• Ông là người đầu tiên đưa ra lý luận về tính 2 mặt của lao động sản
xuất hàng hoá đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây chính là
chìa khoá để giải quyết 1 loạt các vấn đề khác trong KTCT như: chất của
giá trị là gì, lượng giá trị do cái gì quyết định, và cơ cấu giá trị bao gồm
những bộ phận nào… Trên cơ sở đó, Marx đã đi nghiên cứu, xem xét đến 1
loại hàng hoá đặc biệt đó là hàng hoá sức lao động, và quá trình sản xuất ra
giá trị thặng dư mà biểu hiện cụ thể của nó là: lợi nhuận và địa tô TBCN.
- Khi khẳng định lao động sản xuất có tính 2 mặt, ông đã cho rằng: Trong quá
trình sản xuất ra 1 loại hàng hoá nào đó, nhờ lao động cụ thể của người CN mà
những TLSX được bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c), còn
lao động trừu tượng của người CN tạo ra giá trị mới. Phần giá trị mới này bằng (v
+ m) ( tức giá trị sức lao động + giá trị thặng dư). Điều đó chứng tỏ giá trị thặng dư
được sinh ra từ quá trình sản xuất hàng hoá đúng như quan điểm của A. Smith. Và
tất nhiên các nhà tư bản sẽ chiếm không phần giá trị thặng dư này dưới danh nghĩa
là lợi nhuận và làm giàu cho chính mình.
- Từ đó, Marx đã đưa ra khái niệm chính xác về lợi nhuận, điều mà trước đây
các nhà KTCTTSCĐ Anh chưa làm được, đó là: “ Lợi nhuận chính là giá trị thặng
dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, nếu coi nó là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước. Hay lợi nhuận là số tiền mà nhà tư bản thu được do chênh lệch giữa giá
trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN ”.
Công thức: W = c + v + m = k + m = k + p
k: chi phí sản xuất.
p: lợi nhuận.
- Không chỉ dừng ở đó, Marx còn đem m và p ra so sánh:
• Về mặt chất: Lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một. Lợi nhuận
chẳng qua là 1 hình thức biểu hiện cụ thể của giá trị thặng dư.
• Về mặt lượng:
- Nếu nhà tư bản bán với giá cả = giá trị thì p = m.
- Nếu nhà tư bản bán với giá cả < giá trị thì p < m.
- Nếu nhà tư bản bán với giá cả > giá trị thì p > m.
Trong khi đó các nhà KTCTTSCĐ Anh chưa phát hiện ra vì họ còn không hiểu
được giá cả sản xuất là thế nào.
- Nếu như A. Smith cho rằng: Lợi nhuận là như nhau trong 2 lĩnh vực sản xuất
và lưu thông thì Marx lại cho rằng chúng hoàn toàn khác nhau. Theo quan điểm
của Marx, khi nhà tư bản công nghiệp có được khoản lợi nhuận do quá trình bóc
lột sức lao động của người CN, thì vì muốn mở rộng quy mô sản xuất, giảm chi phí
bỏ vào lưu thông và tập trung hơn nữa cho sản xuất, nhà tư bản sẵn sàng nhường
cho các nhà tư bản thương nghiệp 1 phần giá trị thặng dư với cái tên là lợi nhuận
thương nghiệp. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận công nghiệp và lợi nhuận thương
nghiệp có giá trị khác nhau, Marx đã khắc phục được hạn chế của A. Smith.
- Ngoài ra trong quá trình cạnh tranh giữa các ngành sản xuất, xuất hiện sự tự
do di chuyển từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao
dẫn đến xu hướng san bằng tỉ suất lợi nhuận, hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình
quân ( KH: p ' ).
p ' =∑ m / ∑(c+v) * 100%

Khi hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của ngành sẽ tính
theo p’ và do đó nếu có số tư bản bằng nhau dù đầu tư vào những ngành khác nhau
cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.
p = p' * k

3. Thành công và hạn chế của các nhà KTCTTSCĐ Anh về lý luận địa tô:

a. Thành công:
- W. Petty:
• Đối với thu nhập của chủ đất, ông liên hệ với khái niệm địa tô, đồng
nghĩa với lợi nhuận của người sản xuất nông nghiệp, là chênh lệch giữa giá bán
bánh mì và chi phí để làm ra nó.
• Ông giải thích về địa tô trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Theo ông,
địa tô là giá trị nông sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất, mà chi phí này
bao gồm chi phí về giống và tiền lương. Trong đó có tính đến mức địa tô khác
nhau của các mảnh đất có khoảng cách khác nhau đối với trung tâm dân cư, hoặc
độ màu mỡ khác nhau của chúng.
• Ông đưa ra lập luận: “Hầu như lúc nào cũng chỉ có 3 thế hệ tiếp nối
sống đồng thời. Vì vậy, tôi cho rằng, tổng địa tô trong năm hợp thành giá của mảnh
đất nào đó, bằng với khoảng thời gian sống của những người thuộc 3 thế hệ đó”.
• Khi nghiên cứu về địa tô, ông thừa nhận có sự bóc lột trong đó và dự
đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.
- A. Smith:
• Ông cho rằng khi ruộng đất trở thành sở hữu tư nhân thì địa tô chỉ là
khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động.
• Ông coi địa tô như là tiền trả cho việc sử dụng đất đai. Và ông đi đến
kết luận độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm lấy địa tô.
• A. Smith cũng phân biệt được địa tô chênh lệch do màu mỡ đất đai và
vị trí đất đai đưa lại (địa tô chênh lệch I ).
- D. Ricardo:
• Ông hoàn toàn dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô.
• Ông lập luận rằng: do đất đai canh tác hạn chế, độ màu mỡ giảm sút,
năng suất đầu tư bất tương xứng, trong khi đó dân số tăng nhanh làm khan hiếm tư
liệu sinh hoạt là phổ biến trong mọi xã hội. Điều này buộc phải canh tác trên cả
những ruộng đất xấu nhất. Do đó, nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung
bình thu được lợi nhuận siêu ngạch và khoản này phải nộp cho địa chủ. Đây là lý
luận đúng đắn mà sau này Marx đã kế thừa.
b. Hạn chế:
- Các nhà KTCTTSCĐ Anh còn nhiều hạn chế trong lý luận về địa tô khi coi
địa tô là phạm trù vĩnh viễn, chưa hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô
tuyệt đối, cho rằng năng suất lao động Nông nghiệp cao hơn năng suất lao động
Công nghiệp.

4. Sự kế thừa, phát triển, hoàn thiện của Marx về lý luận địa tô:

- Theo Marx, giá trị thặng dư không chỉ biểu hiện dưới hình thức cụ thể là lợi
nhuận nà nó còn biểu hiện dưới hình thức địa tô TBCN. Cùng với cách nghiên cứu,
dùng lý luận giá trị lao động mà Marx đã đi đến kết luận: chính giá trị thặng dư đã
tạo nên địa tô cho giai cấp địa chủ - những người sở hữu ruộng đất trong lĩnh vực
Nông nghiệp.
- Trên cơ sở kế thừa những luận điểm của các nhà KTCTTSCĐ Anh, Marx đã
đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về địa tô như sau: “Địa tô TBCN là phần giá trị thặng
dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh
doanh nông nhiệp phải nộp cho địa chủ”. Hay nói cách khác “địa tô TBCN chính là
phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân”.
- Quá trình tạo ra địa tô cũng giống như quá trình tạo ra lợi nhuận công nghiệp,
đều là sự bóc lột sức lao động của người CN để tạo ra giá trị thặng dư và làm giàu
cho nhà tư bản kinh doanh lẫn địa chủ.
- Nếu như các nhà KTCTTSCĐ Anh chỉ phát hiện ra địa tô chênh lệch I, chưa
hiểu được địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối thì Marx đã tìm hiểu,
nghiên cứu và đi đến kết luận: có nhiều hình thức địa tô TBCN đó là: địa tô chênh
lệch ( I và II ), địa tô tuyệt đối, địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền.
+ Địa tô chênh lệch:
Nếu như Ricardo dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô thì Marx cũng theo
hướng đó để hoàn thiện hơn nữa lý luận về địa tô chênh lệch. Theo Marx, trong
NN, giá cả sản xuất chung của nông phẩm do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết
định vì nếu chỉ canh tác trên ruộng đất tốt và trung bình sẽ không đủ nông phẩm
cho nhu cầu xã hội mà phải canh tác trên cả những ruộng đất xấu. Vì vậy giá cả sản
xuất chung của nông phẩm phải đảm bảo cho những nhà tư bản đầu tư trên những
ruộng đất xấu này cũng thu được lợi nhuận bình quân. Do đó, những nhà tư bản
kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình đều thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Phần lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, nó sẽ chuyển hoá
thành địa tô chênh lệch.
Có 2 loại địa tô chênh lệch: I và II.
• Địa tô chênh lệch I:
Là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Chẳng hạn: đất đai màu mỡ hay là có vị trí thuận tiện gần đường giao thông, gần
nơi tiêu thụ. Như vậy, khi bán nông phẩm theo cùng một giá, nhà tư bản nào bỏ chi
phí vận tải thấp hơn sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch cao hơn. Độc quyền kinh
doanh ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch. ( Về cơ bản, các nhà
KTCTTSCĐ Anh đã nói được về loại địa tô này ).
• Địa tô chênh lệch II:
Theo Marx, đó là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có. Thâm canh là đầu tư
thêm TLSX và lao động trên cùng một khoảnh đất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất
lượng canh tác để tăng sản lượng. Chừng nào thời hạn thuê đất vẫn còn thì các nhà
tư bản vận dụng tối đa độ màu mỡ của đất đai. Vì vậy, Marx cho rằng: “ mỗi bước
tiến của nền nông nghiệp TBCN không những là một bước tiến trong nghệ thuật
bóc lột công nhân mà còn là một bước tiến trong nghệ thuật bóc lột đất đai ”.
+ Địa tô tuyệt đối:
Marx định nghĩa: “Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh
NN đều phải nộp cho địa chủ dù đất tốt hay xấu. Hay ĐTTĐ cũng là một loại lợi
nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do cấu tạo hữu cơ c/v của
tư bản trong NN thấp hơn trong CN mà bất cứ nhà tư bản thuê loại ruộng đất nào
đều phải nộp cho địa chủ. Đó là chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản
xuất chung của nông phẩm. Độc quyền tư hữu ruộng đất là nguyên nhân sinh ra
ĐTTĐ.
+ Địa tô đất xây dựng, địa tô đất hầm mỏ, địa tô độc quyền:
Nhìn chung 3 loại này cơ bản được hình thành như địa tô đất NN, chỉ khác:
• Địa tô đất xây dựng do yếu tố đất đai quyết định.
• Địa tô hầm mỏ do yếu tố giá trị khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng,
điều kiện khai thác quyết định.
• Địa tô độc quyền : là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao
của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.
II. Sự khác biệt về lý luận lợi nhuận và lý luận địa tô của Marx và trường
phái tân cổ điển.

1. Khái quát về phái tân cổ điển:


Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, những mâu thuẫn trong xã hội TBCN bộc lộ khiến
nền kinh tế rơi vào suy thoái, những hiện tượng kinh tế mới xuất hiện cùng sự
chuyển hướng mạnh mẽ của CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền, đặc biệt là
sự ra đời của CN Mac, khiến trường phái TSCĐ bất lực trong việc bảo vệ CNTB.
Nhiều trường phái kinh tế mới đã xuất hiện thay thế cho trường phái TSCĐ, trong
đó trường phái “tân cổ điển” (TCĐ) đóng vai trò quan trọng.
Đối lập với Mac và phái TSCĐ, phái TCĐ ủng hộ lý thuyết giá trị chủ quan.
Theo thuyết này cùng một hàng hoá với người cần nó, hay ích lợi nhiều thì giá trị
hàng hoá sẽ lớn, và ngược lại với người không cần nó, hay ích lợi ít thì giá trị hàng
hoá sẽ ít.
Các nhà kinh tế học phái TCĐ đã đưa ra các khái niệm kinh tế mới như “ích lợi
giới hạn”, “năng suất giới hạn”, “sản phẩm giới hạn”… vì vậy phái TCĐ còn được
mang tên là trường phái “giới hạn”. Trường phái TCĐ phát triển ở nhiều nước như
trường phái “giới hạn” thành Viên (Áo), trường phái “giới hạn” ở Mỹ, trường phái
thành Lausane (Thuỵ Sỹ), trường phái Cambridge (Anh), với các đại biểu xuất sắc
như Jonh Bates Clark, Leon Walras, Marshall…

2. Sự khác biệt về lý luận lợi nhuận của Marx và trường phái tân cổ điển.
1 - Sự khác biệt giữa quan điểm của Mac và phái TCĐ về lợi nhuận thể hiện
trước nhất ở quan điểm của họ đối với lợi nhuận.
Với J.B.Clark (phái TCĐ) đã phát triển lý thuyết “ích lợi giới hạn” lên thành lý
thuyết “năng suất giới hạn” và từ đó đưa ra lý thuyết “năng lực chịu trách nhiệm”
của các nhân tố sản xuất. Ông cho rằng thu nhập là năng lực chịu trách nhiệm SX
(NLCTN SX) của các nhân tố SX, cụ thể là : tiền lương là NLCTN của lao động,
địa tô là NLCTN của đất đai, còn lợi nhuận là NLCTN của tư bản. Nói như vậy có
nghĩa là lợi nhuận thực chất được là tiền lương trả cho nhà tư bản kinh doanh.
Cùng quan điểm như vậy , Marshall coi lợi nhuận là khoản tiền thù lao thuần tuý
cho năng khiếu quản lý kinh doanh, sử dụng tư bản và năng lực tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhà tư bản.
Khác với quan điểm của phái TCĐ, Mac cho rằng lợi nhuận là một hình thái cụ
thể của giá trị thặng dư, tức là về bản chất nó là phần lao động không được trả công
cho của người CN mà nhà tư bản chiếm đoạt.
Thông qua việc phân tích chi phí SX (k=c+v) và giá trị thặng dư, học thuyết của
Mac đã cho thấy sai sầm của phái TCĐ. Mac nói rằng phạm trù lợi nhuận phản ánh
sai lệch bản chất quan hệ SX giữa nhà TB và lao động làm thuê, làm người ta lầm
tưởng lợi nhuận là do tài kinh doanh của nhà TB, do mua bán hay lưu thông tạo ra,
Ông giải thích điều đó là do 2 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự hình thành CPSX TBCN đã xoá nhoà sự khác biệt giữa TBBB (c)
và TBKB (v) nên việc lợi nhuận (p) được sinh ra trong quá trình SX nhờ bộ phận v
được thay thê bằng sức LĐ, bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ TB ứng trước.
Thứ 2, do CPSX TBCN (k) luôn nhỏ hơn CPSX thực tế, cho nên nhà TB chỉ
cần bán hàng hoá cao hơn CPSX TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá (w) là
có lợi nhuận rồi.
Hai nguyên nhân trên đã che giấu bản chất bóc lột của CNTB dẫn tới sự sai lầm
của phái TCĐ.

2 - Khi nghiên cứu lợi nhuận, Mac đưa ra khái niệm tỷ suất lợi nhuận và chỉ ra
những nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm tỷ suất giá trị thặng dư (m’), cấu tạo hữu
cơ của TB (CN=c/v), tốc độ chu chuyển TB (N=CH/ch) và tiết kiệm TB bất biến.
Ông nói rằng 4 nhân tố trên đều được nhà TB sử dụng triệt để để tạo ra tỷ suất lợi
nhuận lớn nhất song với những đặc điểm và điều kiện khác nhau nên tỷ suất lợi
nhuận thu được lại khác nhau. Do đó các nhà TB sẽ di chuyển từ nơi có tỷ suất lợi
nhuận thấp đến nơi có tỷ suất lợi nhuận cao, và sự di chuyển này chỉ tạm dừng khi
tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành xấp xỉ bằng nhau, kết quả là hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân.
Cũng như Mac, các nhà kinh tế học phái TCĐ nhìn thấy được xu hướng bình
quân hoá tỷ suất lợi nhuận, song họ lại cho rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng
năm trong các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau và họ giải thích là do các
tỷ lệ khác nhau về số lượng TB, số lượng tiền công, chi phí vật liệu và giá cả SX.

3 – Xét về các hình thái biểu hiện của lợi nhuận, nếu học thuyết của trường phái
TCĐ chỉ thấy được lợi nhuận công nghiệp và địa tô thì học thuyết của Mac đã chỉ
ra một cách đầy đủ các hình thái biểu hiện của lợi nhuận gồm LN công nghiệp, LN
thương nghiệp, lợi tức cho vay, địa tô TBCN.

3. Sự khác biệt về lý luận địa tô của Marx và trường phái tân cổ điển.
Lý luận địa tô của các nhà kinh tế học phái TCĐ, mà đại diện là Marshall đã
nói rằng ruộng đất là yếu tố SX đặc thù, có cung biến đổi. Do đó địa tô chỉ chịu
ảnh hưởng của cầu, và do năng suất giới hạn của ruộng đất quyết định.
Nghiên cứu địa tô đất nông nghiệp, Mac chỉ ra 2 hình thức của nó là địa tô
chênh lệch và địa tô tuyệt đối. Địa tô chênh lệch bao gồm địa tô chênh lệch I do độ
màu mỡ và vị trí địa lý của ruộng đất quyết định và địa tô chênh lệch II do thâm
canh mà có. Còn địa tô tuyệt đối được thu trên tất cả mọi ruộng đất dù ruộng đất đó
tốt hay xấu.
Như vậy có thể thấy khác với phái TCĐ, năng suất giới hạn của ruộng đất quyết
định địa tô, thì trong học thuyết của Mac năng suất giới hạn của ruộng đất chỉ tác
động tới địa tô chênh lệch, còn với địa tô tuyệt đối tất cả các nhà TB kinh doanh
nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, nó ko phụ thuộc vào năng suất giới hạn của
ruộng đất, nó do độc quyền tư hữu ruộng đất sinh ra.

Bên cạnh địa tô đất nông nghiệp lý luận của Mac cũng đề cập đến các hình thức
khác của địa tô là địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa tô độc quyền. Điều này
kinh tế học trường phái TCĐ chưa thấy được.

Tóm lại sự khác biệt về lý luận lợi nhuận và lý luận địa tô của Marx và trường
phái tân cổ điển được thể hiện ở những điểm sau:

Trường phái tân cổ điển K.Marx

Quan niệm lợi nhuận là tiền lương Lợi nhuận 1 hình thái cụ thể của giá trị
trả cho năng khiếu quản lý kinh thặng dư, tức là về bản chất, nó là phần
doanh, sử dụng tư bản và năng lực tổ lao động không công của người công nhân
chức hoạt động sản xuất kinh doanh bị nhà tư bản chiếm không.
của nhà tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng Tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm
năm trong các ngành công nghiệp trong các ngành công nghiệp khác nhau là
Lý luận khác nhau là khác nhau, do các tỷ lệ xấp xỉ nhau, do cạnh tranh giữa các
lợi nhuận khác nhau về số lượng TB, số lượng ngành.
tiền công, chi phí vật liệu và giá cả
sản xuất.

Chỉ thấy được lợi nhuận công Thấy được đầy đủ các hình thái của lợi
nghiệp, địa tô. nhuận, bao gồm LN công nghiệp, LN
thương nghiệp, lợi tức cho vay, địa tô tư
bản chủ nghĩa.

Năng suất giới hạn chỉ quyết định địa tô


Năng suất giới hạn quyết định địa tô. chênh lệch, không quyết định địa tô tuyệt
đối.
Lý luận
địa tô
Chỉ thấy được địa tô đất nông Thấy được đầy đủ các hình thái của địa
nghiệp. tô, bao gồm địa tô đất nông nghiệp, địa tô
đát xây dựng, địa tô hầm mỏ & địa tô độc
quyền.

You might also like