You are on page 1of 4

Chất mang: là phần chứa đựng các pha hoạt động xúc tác và pha kích động xúc

tác. Chất
mang giữ một vài chức năng sau Các chất xúc tác có chất nền
Các hạt xúc tác thường được phân tán trên chất nền. Mục đích chính của việc sử dụng
thành phần hoạt tính xúc tác cho chất nền là để làm tăng đáng kể sự khuyếch tán và sinh ra
các chất hoạt tính cao. Khái niệm trước đây về chất nền là một chất trơ, dùng để làm
phương tiện phân bố hợp phần cấu tử xúc tác đắt tiền, như là kim loại quý, để tận dụng
được hiệu quả lớn hơn nữa của các kim loại so với kim loại dạng khối, ví dụ như là bột
platin. Tuy nhiên, với các chất xúc tác kim loại thường thì việc sử dụng chất nền thường
nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao độ ổn định của chất xúc tác. Điều này có thể đạt được
nhờ sự tương tác phù hợp của các thành phần hoạt tính với chất nền. Do đó, việc lựa chọn
chất nền là cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế một chất xúc tác. Các đặc tính vật lý và
hoá học cần có trong việc lựa chọn chất nền được đưa ra trong bảng 5
Bảng 5. Các tính chất vật lý và hoá học của chất nền
Tính chất vật lý Tính chất hoá học
· Bền cơ học · Trơ với các phản ứng phụ
· Khối lượng thể tích (dung · Ổn định dưới các điều kiện
trọng) phù hợp phản ứng và điều kiện tái sinh
· Cấp nguồn (hoặc bộ) thoát · Phản ứng với chất xúc tác để
nhiệt làm tăng độ hoạt tính đặc
· Làm loãng pha quá hoạt tính trưng hoặc tính chọn lọc
· Tăng diện tích bề mặt hoạt · Làm ổn định chất xúc tác để
tính chống lại sự dính kết
· Tối ưu hoá độ xốp chất xúc · Làm giảm tối thiểu sự nhiễm
tác độc chất xúc tác
· Tối ưu hoá kích cỡ cấu tử và
tinh thể kim loại
Mặc dù một bảng tóm tắt chi tiết các đặc điểm được liệt kê trong bảng 5 nhưng cũng
nên biết rằng không một chất nền nào có thể đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu trên. Các vật
liệu chất nền thường được sử dụng nhất là Al2O3, SiO2, 3Al2O3.2SiO2 và cácbon hoạt tính.
Bảng 6 tóm tắt toàn bộ vật liệu chất nền sử dụng cho Tây Âu trong năm 1990. Một vài vật
liệu khác được sử dụng giới hạn làm chất nền như là TiO2, MgO, Cr2O3 và Zn2O3 (ZnO2).
Việc dùng Cr2O3 làm chất nền cho chất xúc tác là rất hạn chế bởi độc tính tự nhiên của nó.
Bảng 6. Lượng tiêu thụ chất nền xúc tác ở Tây Âu vào năm 1990
Chất nền Tấn/năm
Al2O3 47315
SiO2 45224
3Al2O3.2SiO2 24473
Corđierit Mg2Al4SiO5O18 nguyên khối 3600
Cacbon hoạt tính 825
Như đã chỉ ra trong phần trước ( hình 1 và 2), vật liệu chất nền có thể ở dưới nhiều
dạng khác nhau như là dạng khối cầu, dạng hạt, dạng ép trồi, dạng hình trụ và dạng bột.
Những vật liệu chất nền này có thể được tẩm bằng muối kim loại của pha hoạt hoá cần
dùng. Một chất nền dạng bột có thể được hợp nhập vào hỗn hợp để kết tủa hoặc chất nền có
thể được kết tủa từ dung dịch trong quá trình sản xuất. Chất nền có cấu trúc như dạng
nguyên khối (hình 2) thường không phổ biến mà trong đó các hạt hoạt tính thường được
phân tán trên diện tích bề mặt lớn để tráng rửa toàn bộ bề mặt. Dạng khối thường là vật liệu
sứ ở dạng khối đơn sắp xếp song song đều nhau, có các rãnh thẳng không nối liền nhau.
Dạng chất nền này đặc biệt hữu ích vì độ giảm áp rất thấp của nó và điều thuận lợi này
được tận dụng trong chất xúc tác cho khói xe ôtô để làm giảm tối thiểu năng lượng tổn thất
của động cơ. Bảng 7 cho biết một vài chất xúc tác có chất nền.
Bảng 7 Các phản ứng dùng chất xúc tác có chất nền.
Phản ứng Chất xúc tác và dạng xúc tác
Hyđro hoá êtin
Dạng cầu và dạng viên Pd/ Al2O3
C2H2  C2H4
Tổng hợp metyl ancol
Dạng viên Cu/ZnO/Al2O3
CO + 2H2  CH3OH
Giảm bớt số oxi hoá của nitơ trong NOx Dạng nguyên khối có lớp tráng
2H2 + 2NO  2H2O + N2 tẩm Pt

Phản ứng xúc tác dị thể là phản ứng mà trong đó chất xúc tác và chất phản ứng là hai pha
khác nhau, và phản ứng xảy ra trên bề mặt phân chia giữa 2 pha.
Có thể chia thành các phản ứng xúc tác dị thể sau:

Chất phản ứng Chất xúc tác

lỏng - lỏng rắn

lỏng - khí rắn

khí - khí rắn *

khí - khí lỏng

lỏng - lỏng khí


Hiện nay trong kỹ thuật cũng như trong phòng thí nghiệm ta thường gặp chất phản ứng là
khí và chất xúc tác là rắn {phản ứng (*)}.

Chất mang: là phần chứa đựng các pha hoạt động xúc tác và pha kích động xúc tác. Chất
mang giữ một vài chức năng sau
o Tăng đến mức tối đa diện tích bề mặt của pha hoạt động và kích động xúc tác nhờ
bản thân chất mang có bề mặt riêng lớn mà trên đó các tiểu phân xúc tác có thể phân
tán và cố định một cách tốt nhất.
o Chất mang giúp cho quá trình trao đổi nhiệt thuận lợi, không gây sự quá nóng cục
bộ. Do đó ngăn cản sự hình thành các tiểu phân xúc tác lớn từ các tiểu phân kích
thước nhỏ.
o Chất mang làm giảm giá thành của xúc tác : kết quả nghiên cứu cho thấy, xúc tác
o
chỉ có tác dụng bởi một lớp bề mặt ngoài rất mỏng khoảng 200  300 A . Còn lớp
xúc tác phía trong chỉ làm nhiệm vụ liên kết thành mạng lưới tinh thể. Vì vậy ta có
thể thay lớp phía trong này bằng các chất mang rẻ tiền để hạ giá thành xúc tác.
o Chất mang làm tăng độ bền hóa, bền cơ của xúc tác. Chất mang hấp phụ chất độc
nên tránh sự ngộ độc xúc tác .
o Chất mang làm thay đổi hướng phản ứng

You might also like