You are on page 1of 24

A_ Lý thuyết:

I.Nghiệp vụ kỳ hạn:

• Khái niệm:

Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một
thời gian nhất định với khối lượng xác định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp
đồng.

• Đặc điểm:

Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính
(TCTC)với nhau, hoặc giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính
(các hợp đồng này thường được ký kết song phương).

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp
đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời
hạn của hợp đồng. Không được phép chuyển nhượng.

Lợi nhuận, chi phí được xác định trước

• Tỷ giá xác định bởi 2 yếu tố: tỷ giá giao ngay và lãi suất thị trường của 2
đồng tiền liên quan.

• Mục đích:

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó xác định.

Giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất
lợi cho kinh doanh của mình.
Phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh
nghiệm và thông tin về biến động tỷ giá hàng ngày.

Ví dụ1: ngày 10/01, một Công ty nhập khẩu của Mỹ được thông báo là sẽ trả GBP
1.000.000 từ việc mua hàng hoá cho nước ngoài sau hai tháng tức là vào ngày 10/03.
Về nguyên tắc, khoản thu nhập này sẽ phải chuyển đổi ra USD để phục vụ sản xuất
kinh doanh trong nước, do không chắc chắn về tỷ giá giữa GBP/USD sau hai tháng
nữa, nên nếu tỷ giá GBP/USD tăng nhà nhập khẩu sẽ lỗ, ngược lại nếu giảm nhà
nhập khẩu sẽ có lãi.

Để đảm bảo chắc chắn việc trả GBP 1.000.000 đó bằng giá trị của ngày hôm
nay công ty nhập khẩu có thể sử dụng công cụ kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như
sau:

Công ty mua hợp đồng kỳ hạn GBP 1.000.000. Các thông số thị trường như
sau:

Tỷ giá giao ngay S(GBP/USD) = (1,7365/85)

Điểm tỷ giá P(GBP/USD) = 40 - 50

→ Công ty mua GBP với tỷ giá bán kỳ hạn là GBP/USD = 1, 7335 có ngày giá trị
rơi vào ngày nhận tiền là ngày 10/03.

Giao dịch này, Công ty không phải chịu một khoản phí nào và qua đó biết chắc
chắn được giá trị số tiền mình thu được là bao nhiêu khi đến hạn nhận tiền bất chấp
sự tăng, giảm của tỷ giá giao ngay trên thị trường.

II. Nghiệp vụ hoán đổi:


- Xuất phát từ thực tế: thời điểm nhà XNK thực sự phát sinh nhu cầu thu chi ngoại tệ
có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm hợp đồng kì hạn đến hạn một số ngày nhất
định. Do vậy hợp đồng hoán đổi cho phép nhà XNK tuần hoàn trạng thái tiền tệ,
kéo dài hay rút ngắn thời hạn hợp đồng kì hạn phù hợp với nhu cầu thu chi
ngoại tệ thực tế trong kinh doanh.

- Khái niệm: giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra
một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là
khác nhau

- Hoán đổi tiền tệ (SWAP tiền tệ) là sự kết hợp giữa một giao dịch giao ngay (Spot
transaction) với một giao dịch kỳ hạn (Forward transaction). Đổi một lượng cố định
ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong một thời gian xác định bằng
cách cùng một lúc ký 2 hợp đồng. Một hợp đồng ký mua bán giao ngay, một hợp
đồng ký mua bán kỳ hạn tương ứng. Đây là hình thức kết hợp 2 giao dịch giao ngay
và kỳ hạn theo chiều ngược lại, cùng một đồng tiền.

- Hình thức SWAP:

+) Swaps đối với ngân hàng: khi ngân hàng chủ động yêu cầu thực hiện hoán đổi.

+) Swaps đối với công ty (khách hàng DN): khi các DN chủ động yêu cầu thực hiện
hoán đổi.

*Swaps đối với Ngân hàng:

+) Tình huống 1: ngân hàng tạm dư thừa một lượng ngoại tệ và cần 1 lượng cố
định ngoại tệ khác, ngân hàng sẽ tìm đối tác thực hiện hoán đổi với sự kết hợp 2
hợp đồng mua giao ngay và bán kỳ hạn theo phí tổn Swap
+) Tình huống 2: ngân hàng tạm dư thừa một lượng cố định ngoại tệ và cần sử
dụng ngoại tệ khác, ngân hàng sẽ tìm đối tác thực hiện hoán đổi với sự kết hợp 2
hợp đồng bán giao ngay và mua kỳ hạn theo phí tổn Swap

*Swaps đối với khách hàng:

+) Tình huống 1: Khách hàng cần 1 lượng cố định ngoại tệ và tạm dư thừa một
lượng ngoại tệ khác, khách hàng sẽ tìm đối tác thực hiện hoán đổi đó là sự kết hợp
2 hợp đồng mua giao ngay và bán kỳ hạn theo phí tổn Swap

+) Tình huống 2: khách hàng có dư 1 lượng cố định ngoại tệ và cần 1 lượng ngoại
tệ khác, khách hàng sẽ tìm đối tác thực hiện hoán đổi đó là sự kết hợp 2 hợp đồng
bán giao ngay và mua kỳ hạn theo phí tổn Swap

Hợp đồng hoán đổi mất phí.

- Đặc điểm:

+) một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế: “vế mua vào” và “vế bán ra” được kí kết ngày
hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau.

+) nếu không có thỏa thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân
hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng
yết giá bán ra đồng tiền yết giá.

+) số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau trong
cả 2 vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi.

+) trong thực tiễn ta thường gặp 2 loại hợp đồng hoán đổi là:

Vế Spot (giao ngay) Vế Forward (kỳ hạn)

Mua ngoại tệ  Bán ngoại tệ


Bán ngoại tệ  Mua ngoại tệ

Ví dụ: theo kế hoạch, công ty XNK Thăng Long cần 1 triệu $ để thanh toán tiền
hàng nhập khẩu trong ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu $ từ hàng
xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty quyết định tiến hành giao dịch với VCB như sau:

Ký một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế là “vế mua giao ngay” và “vế bán kỳ
hạn” 3 tháng một lượng $ không đổi là 1 triệu $. Giả sử tỷ giá giao ngay VCB áp
dụng trong giao dịch hoán đổi này là 19.500 VND/USD và điểm kỳ hạn gia tăng 3
tháng là 150 VND/USD. Ta có;

Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn gia tăng

= 19.500 + 150 = 19.650 VND/USD

Trạng thái ngoái


Luồng tiền vào
Thời hối trường (+);
Giao dịch hoán đổi (+); ra (-)
điểm đoản (-)
USD VND USD VND
Vế mua spot USD +1 -19.500 +1 -19.500
Vế bán kỳ hạn USD 3
Hôm nay -1 +19.650
tháng
Trạng thái cuối ngày +1 -19.500 0 +150
Sau 3 Thực hiện vế kỳ hạn -1 +19.650
tháng Trạng thái cuối ngày 0 +150 0 +150

(Để đơn giản, ta coi các luồng tiền trong giao dịch spot xảy ra tại ngày kí kết hợp
đồng và trong giao dịch forward tại ngày kết thúc hợp đồng)
Từ ví dụ trên cho thấy:

- Giao dịch hoán đổi không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, tức trạng thái ngoại tệ
USD luôn bằng 0 nên tránh được rủi ro tỷ giá.

- Giao dịch hoán đổi tạo ra độ lệch thời gian về các luồng tiền. Trong đó, USD có
luồng tiền dương hôm nay và có luồng tiền âm sau 3 tháng. Ngược lại, VND có
luồng tiền âm hôm nay và có luồng tiền dương sau 3 tháng. Do đó, đáp ứng được
nhu cầu về luồng tiền của Công ty.

- Trạng thái nội tệ phụ thuộc vào độ lớn của điểm tỷ giá kỳ hạn.

III. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ

1. Những khái niệm cơ bản

a)Khái niệm quyền chọn tiền tệ

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua
hợp đồng có quyền( chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với
một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định
trong tương lai.

b) Phân loại hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn có hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán.

• Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp
đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định
• Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng, trong đó người nua hợ đồng
có quyền bán một đồng tiền nhất định.

c) Các bên tham gia quyền chọn.

Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia, đó là người bán hợp
đồng và người mua hợp đồng

• Mua hợp đồng quyền chọn có thể là mua quyền chọn bán hay mua quyền
chọn mua. Người mua hợp đồng phải trả phí mua quyền chọn. Người mua hợp
đồng quyền chọn có quyền tiến hành giao dịch theo hợp đồng nếu thấy có lợi
cho mình hoặc không tiến hành theo hợp đồng nếu thấy bất lợi cho mình.

• Bán hợp đồng quyền chọn có thể là bán quyền chọn bán hay bán quyền chọn
mua. Người bán hợp đồng, sau khi thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ sẵn
sàng giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền
chọn.

d) Thực hiện quyền chọn và tỷ giá quyền chọn.

Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không
thực hiện quyền chọn của mình. Khi người mua hợp đồng quyền chọn thực hiện
quyền chọn thì gọi là thực hiện quyền chọn.

Tỷ giá cố định thỏa thuận từ trước áp dụng trong giao dịch quyền chọn là tỷ
giá quyền chọn.

e) Phí hợp đồng quyền chọn.

Phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp đồng phải trả cho
người bán. Nếu người mua không thực hiện quyền chọn thì chỉ phải trả cho người
bán một khoản phí quyền chọn dã thỏa thuận trước.
Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi, thông thường được thanh toán
một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp việc thanh toán có
thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, nếu như người bán có thiện chí cấp tín
dụng cho người mua, và người mua phải chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn
chậm trả.

Ví dụ: tiếp tục ví dụ 1( phần kỳ hạn), nếu ta sở dụng công cụ quyền chọn để
bảo hiểm rui ro tỷ giá thi sao.

Công ty mua quyền chọn mua GBP 1.000.000 kỳ hạn 2 tháng kể từ


ngày thoả thuận với tỷ giá thực hiện ví dụ là GBP/USD = 1,7377. Hai tháng sau,
ngày 10/03, nếu tỷ giá tăng 1,7465 thì Công ty sẽ có quyền mua số GBP với tỷ giá
đã cam kết là 1,7377. Trường hợp này, Công ty đã có lợi 0, 0088 USD/GBP. Ngược
lại nếu tỷ giá giảm xuống 1, 7333 thì Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn mua
với tỷ giá 1,7377 USD/GBP mà sẽ mua số GBP đó với tỷ giá trên thị trường lúc này
là1,7333 USD/GBP. Trong trường hợp này, Công ty có lợi 0,0044 USD/GBP. Tuy
nhiên để được có quyền như vậy, Công ty sẽ phải trả cho người bán một khoản phí
nhất định.

IV. Hợp đồng tương lai:

Khái niệm: Là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ
nhất định theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.

Đặc điểm:

-Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán hợp
đồng tương lai phải có một khoản ký quỹ và phải trả các phí giao dịch. Khoản ký
quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại nhà môi giới và nhà môi giới lại phải ký quỹ
tại nhà thanh toán bù trừ của Sở giao dịch. Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ dưới
mức quy định thì người nắm giữ hợp đồng tương lai phải bố xung cho đủ mức ký
quỹ ban đầu. Tài khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày theo mức lãi lỗ của hợp
đồng.

- Giá trị hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, cố định và không được thương lượng.
Các giao dịch có độ lớn bằng bội số của giá trị một hợp đồng.

- Được thực hiện tập trung trên sàn của sở giao dịch.

- Có thể chuyển nhượng hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian
hiệu lực của hợp đồng.

- Ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa. Thông thường là vào thứ tư của tuần thứ
ba của tháng 3; 6;9;12.

Mục đích:

- Bảo đảm khả năng thanh khoản của hợp đồng, giảm rủi ro tỷ giá.

Ví dụ: giả sử một một nhà đầu tư mua 1 hợp đồng tương lai đối với GBP đáo hạn
vào tháng 6 trên CME ( sở thương mại Chicago). Việc tính lỗ lãi của hợp đồng như
thế nào, ta có thông tin về thị trường như sau:

Giá trị của 1 hợp đồng tương lai: 62.500 GBP

Khoản ký quỹ tối thiểu với mỗi hợp đồng: 2000 USD

Mức quy định: 75% khoản ký quỹ ban đầu.

Từ đây ta có hạn mức duy trì tài khoản: 75% * 2000= 1500 USD. Nếu giá trị
thị trường của hợp đồng tính theo tính theo tỷ giá thanh toán giảm hơn $500, thì toàn
bộ số thiếu hụt trên tài khoản ký quỹ phải được bổ xung cho đủ tối thiểu là $2000.
Nếu giá trị của hợp đồng giảm nhưng số dư trên tài khoản ký quỹ vẫn lơn hơn $1500
thì người nắm giữ hợp đồng chưa phải bổ xung cho tài khoản ký quỹ. Trường hợp
nếu giá thị trường của hợp đồng tăng, thì phần tăng them sẽ được ghi có vào tài
khoản ký quỹ và người nắm giỡ hợp đồng có thể rút ra.

Cụ thể, vào ngày thứ nhất, mỗi hợp đồng tương lai đối với GBP đươc mua với
giá mở cửa là 1 GBP= 1,4700USD. Giá trị thị trường của mỗi hợp đồng là:

1,4700USD/GBP * 62.500 GBP= 91.875USD

Tỷ giá thanh toán là tỷ giá cuối ngày được sở giao dịch sử dụng để tinh toán
viêc thanh toán lãi lỗ. đối với ngày thứ nhất, tỷ giá thanh toán la 1 GBP=1,4714
USD; điều này có nghĩa là vào cuối ngày thứ nhất, tỷ giá giao ngay dự đoán trên thị
trường tại thời điểm tháng 6 là 1,4714 USD/ GBP. Với tỷ giá thanh toán này thì giá
để mua 1 hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6 là:

1,4714 USD/GBP * 62.500GBP= 91.962,50 USD

Như vậy, ngày thứ nhất, người mua hợp đồng tương lai GBP đaó hạn vào
tháng 6 sẽ thu được khoản lãi:

61.962,50 – 91875= 87,50USD

Nếu người mua không rút khoản lãi này ra, nó sẽ được cộng vào tài khoản ký
quỹ của người mua. Tài khoản ký quỹ của người mua giờ sẽ là 2087,50USD.

Đến ngày thứ hai tỷ giá thanh toán giảm xuống 1,4640USD/GBP, thì giá của
mỗi hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6 sẽ là”

1,4640*62.500 = 91500USD

So sánh với giá thanh toán của ngày thứ nhất là 91.962,50 USD thì ngày thứ
hai người mua sẽ lỗ:
91500 – 91962,50 = -462,50 USD

Khoản lỗ này được ghi nợ vào tài khoản ký quỹ người mua. Số dư trên tài
khoản ký quỹ người mua cuối ngày thứ hai là:

2087,50 – 462,50 = 1 625 USD

Do số dư tài khpản vẫn lớn hơn hạn mức duy trì tài khoản là $1500 nên người
nắm giữ hợp đồng chưa phải bổ xung cho đủ $2000.

Đến ngày thứ ba, tỷ giá thanh toán tiếp tục giảm xuống còn 1,4600 USD/GBP.
Giá để mua hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6:

1,4600 * 62500 = 91250 USD

Tới ngày thứ 3, người mua sẽ lỗ:

91250 – 91500 = -250 USD

Khoản lỗ tiếp tục được ghi nợ vào tài khoản ký quỹ người mua, số dư trên tài
khoản ký quỹ người mua sẽ là :

1.650 – 250 = 1375 USD

Do số dư trên tài khoản đã giảm xuống dưới hạn mức duy trì là 1500USD, do
đó người nắm giữ hợp đồng ký quỹ bổ xung tối thiểu cho đủ 2000 USD. Số ký quỹ
bổ xung sẽ là:

2000 – 1375 = 625 USD

Qúa trình thanh toán hằng ngày của hợp đồng tương lai GBP được biểu thị
qua bảng sau:
Giá mở cửa Giá trị mỗi Điều chỉnh Bổ xung (+) Số dư TK
Loại tỷ giá
(giá th.toán) hợp đồng ký quỹ Rút ra (-) ký quỹ
Tỷ giá mở cửa $1,4700 $91 875,0 0 + $ 2000 $ 2 000
Tỷ giá thanh
$1,4714 $91 962,5 + $ 87,50 0 $ 2 087,50
toán 1
Tỷ giá thanh
$1,4640 $91 500,0 - $ 462,50 0 $ 1 625,00
toán 2
Tỷ giá thanh
$1,4600 $91 250,0 - $ 250,00 + $ 625,00 $ 2 000,00
toán 3

( có các mẫu hợp dồng đính kèm phía cuối).

B_ Thực trạng ngoại hối phái sinh tại Việt Nam

1. Thực trạng:

• THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI.

Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được
sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái
sinh tiền tệ của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất
hạn chế (Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá
rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao
dịch tài chính phái sinh khác (xem sơ đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các công
cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ
chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi
suất và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.
Sơ đồ 1: tỷ trọng của giai dịch phái sinh tiền tệ so với các giai dịch phái sinh
khác trên OTC (tháng 6/2007)

Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008.

Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng
2
ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục
đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai
và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng
đáng kể qua các năm. Chúng ta có thể thấy điều đó qua Sơ đồ 2 và Sơ đồ 3.
Sơ đồ 2

Doanh số giao dịch phái sinh của các hợp đồng phái sinh
-
Tính trên tổng số giao dịch toàn cầu (2000-2007)

200
Tỷ 150
100
USD50
0

12/2000 12/2001 12/200212/2003 12/200412/2005 12/2006 Dec-07

năm
Futures Options

Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008

Sơ đồ 3
Doanh số của các hợp đồng phái sinh trên thị trường OTC(2000-2007)
-

25,000

20,000

15,000
USD
Tỷ

10,000

5,000

0
12/2000 12/2001 12/2002 12/2003 12/2004 12/2005 12/2006 6/2007

Năm
Outright Forward&Forex Swap Currency Swap Options

Qua hai sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số của các giao dịch phái
sinh tiền tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn rất nhiều so với các giao
dịch diễn ra trên Sở giao dịch. Có thể nói đó là con số áp đảo khi các giao dịch phái
sinh tiền tệ trên OTC chiếm tới 99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%.

Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm
2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40%
doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng
các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các
công ty khi sử dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự
biến động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho
các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh
nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và tương lai và cho đó là công cụ
phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị
trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ
quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải
thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì
giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí
phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.

Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại
hối phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành
quy chế giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
và lãi suất, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực
ngoại hối. Tuy nhiên, với quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực
hiện thông qua các công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. Cụ thể như sau:

a) Đối với giao dịch kỳ hạn:

Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên
ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch
kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng
thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại
khác được phép của ngân hàng nhà nước.

Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân
hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc
phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn
chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

b) Đối với giao dịch hoán đổi:

Thực hiện từ ngày 24/12/1997 theo Quyết định số 430 của thống đốc NHNN.
Theo đó việc thực hiện hoán dổi USD và VND được thực hiện với các kỳ hạn là 2
tuần, 1,2,3 tháng giữa NHNN và các NHTM. Sau đó được bổ sung theo Quyết định
số 893 của thống đốc NHNN ngày 17/7/2001.

Tiếp theo đó là quyết định số 1133/2003/QĐ –NHNN( ngày 30/9/2003 ban


hành kèm quy chế) cho phép nới rộng đối tượng tham gia hoạt động hoán đổi lãi
suất là NHTM, TCTD và các doanh nghiệp.

- Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày
1/3/2005 đến 2/2006.

- Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất
chéo giữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ
của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; thực hiện cung cấp sản phẩm gắn
với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của
khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất
định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi
suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó...

-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp
quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là
việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các
giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả
nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng
tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được oán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ
cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch.

- NH Calyon, citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu
thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) là thoả thuận để tham gia giao dịch
hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được
định trước.
- NH HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual,
thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay
cuả HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không
vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng
với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng
được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời
hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức
lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức
lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC không
phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor +
0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi
suất giữa 2 đồng tiền.

c) Đối với giao dịch quyền chọn

Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN-QLNH về giao dịch quyền chọn


ngoại tệ, trước tiên là quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời.
Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn
này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở
các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch,
giới hạn số dư…

- NHNT thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các
đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong
nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về
NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swap đối với các khoản vay của BTC.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn
lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc euro. Đối
tác thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt
Nam, các NHTM hoạt động tại VN được NHNN cho phép thực hiện thí điểm giao
dịch quyền chọn lãi suất và các NH nước ngoài. Số gốc của hợp đồng quyền chọn lãi
suất tối đa bằng 15% vốn tự có của NHĐT&PT. Tổng số là hợp đồng trong thời gian
thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của NH. thời hạn hợp đồng không quá
5 năm.

- Cho phép NH TMCP kỹ thương thực hiện giao dich hợp đồng tương lai trên thị
trương hàng hoá (9/2004);Vinasin thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ...

Sau 7 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2004, quyết định 17/1998/QĐ-NHNN
(quyết định 17) đã phát sinh những hạn chế. Vì vậy, ngày 10/11/2004, thống đốc
NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các
TCTD để thay thế quyết định 17 và khắc phục những hạn chế này. Quyết định này
có những điểm mới như chính thức cho phép tất cả các TCTD được phép thực hiện
các giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà
không cần phải xin phép NHNN. Qua đó, thời điểm này NHNN đã chấm dứt thời
gian thí điểm nghiệp vụ này. Đồng thời, quy định kỳ hạn của giao dịch quyền chọn
giữa các ngoại tệ với nhau do tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thỏa
thuận. Quy định này là một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt
động giao dịch ngoại hối giúp thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng
hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho phép các cá nhân được phép tham gia ngoài
các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và NHNN. Đây thực sự là một cơ hội cho
các nhà đầu tư cá nhân có thêm một sân chơi mới trên thị trường tiền tệ.

Ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN_QLNH cho phép ACB triển
khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ. Theo công văn này,
NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở
tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… những quy định này
là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và
VNĐ tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN.

Tiếp theo đó là cho phép thực hiện thí điểm quyền chọn giữa ngoại tệ và VNĐ đối
với NHTMCP Quốc tế,), ngân hàng NT (8/2005); NHTM cổ phần Á Châu,
NHĐT&PT, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội (12/2005).

Ngày 18/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu ngân
hàng thương mại dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ option (quyền chọn) tiền đồng
kể từ 23/3/2009. Ngân hàng Nhà nước cho biết đã dự thảo thông tư về giao dịch hối
đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối hướng dẫn Nghị định
160/2006/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối
đoái.

Qua thống kê trên cho thấy, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ
khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM
mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch.

II. Nguyên nhân:

Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.

Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại
mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo
hiểm rủi ro tỷ giá.

Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến
động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm
xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động
đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư
thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang
phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong
ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù
vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là
chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình. Năm
2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến
động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ
và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần,
một mật độ chưa từng có trong lịch sử.

Di
ễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV

Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu
USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay
ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư
dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho
vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc
công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được
rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường
đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng
giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.

Hai là, thiếu cơ sở pháp lý.

Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các
NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn
vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa
đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là
Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các
NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực
hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì
phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất
trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở
ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.

Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và
phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các
NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật
liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà
quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện
nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối
với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro
còn nhiều hạn chế.

III. Giải pháp


Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam cần phải
có các điều kiện sau

Thứ nhất, về khách quan.

Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan
tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các
sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử dụng khi thực sự họ
không có nhu cầu.

NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường
ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng
biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên
độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh
nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần
nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay,
để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM
chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái
sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu
biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có
sự cố xảy ra.

NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm
hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là
thành viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người
mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách
tiền tệ quốc gia.
Hai là, về phía các NHTM

Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục
đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách
hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh
và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại
hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ
phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập
trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị
trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối
nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp
dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường
ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản
trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến
của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông
qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn
về thị trường ngoại hối.

Ba là, về phương tiện, thiết bị.

Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones
News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí
đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước
ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ
thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ
quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.

You might also like