You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG SINH HK 1 NC

1. Đặc điểm của lông hút phù hợp với chức năng hút nước. Vị trí và vai trò của vòng
đai Caspari.
• Đặc điểm:
_Thành tế bào mỏng không thấm cutin.
_Có không bào trung tâm lớn.
_Áp suất thẩm thấu cao.
• Vị trí và vai trò của vòng đai Caspari: bao quanh tế bào nội bì, điều chỉnh lượng nước
và kiểm tra các chất khoáng hòa tan.

2. Các con đường hấp thụ nước ở rễ và vận chuyển nước ở thân. Cơ chế đảm bảo sự
vân chuyển nước ở thân.
• Con đường hấp thụ nước ở rễ :
_Con đường qua thành tế bào-gian bào.
_Con đường qua chất nguyên sinh-không bào.
• Con đường vận chuyển nước ở thân:
_nước được vận chuyển chủ yếu qua mạch gỗ và mạch rây.
• Cơ chế :
_Nước được vận chuyển lên thân cần có sự tổng hợp của 3 lực :
+lực đẩy của rễ
+lực trung gian
+lực hút của lá

3. Tại sao lại có hiện tượng ứ giọt chỉ quan sát thấy ở những cây bụi thấp và cây
thân thảo?
• Vì:
o Vì những cây này ở gần mặt đất, càng gần mặt đất độ ẩm càng cao nên dễ gây
ngưng tụ.
o Tiếp xúc ít với ánh sáng mặt trời nên nước bốc hơi chậm.
o Lực đẩy nước của rễ mạnh do thân cây thấp.

4. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước. Đặc điểm của các con đường thoát hơi nước qua
lá.
• Ý nghĩa:
+tạo lực hút chủ yếu để cây hấp thụ nước
+làm giảm nhiệt độ của cây khi trời nắng nóng
+giúp cây thực hiện quá trình quang hợp
• Đặc điểm:
o Qua khí khổng: tốc độ nhanh, điều chỉnh được.
o Qua lớp cutin: tốc độ chậm, không điều chỉnh được.

5. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước qua lá.


• Là cơ chế điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng do thoát hơi nước qua khí khổng là chính.
• Cơ chế đóng mở khí khổng:
o Khi trương nước thành tế bào mỏng căng kéo theo độ cong của thành dày giúp lỗ
khí mở ra  thoát hơi nước.
o Khi mất nước: ngược lại.

6. Quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp. Vai trò của quang hợp.
• Quang hợp : là quá trình tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ, CO 2 và nước nhờ năng lượng
ánh sáng mặt trời.
• Phương trình : 6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

7. Hình thái, giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
• Hình thái: dạng bản mỏng, hướng về phía ánh sáng, hấp thụ ánh sáng tối đa.
• Giải phẫu:
1 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo
+ các tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp sắp xếp theo hướng song song giúp hấp
thụ ánh sáng tối đa.
+ các tế bào mô khuyết có các khoảng gian bào chứa CO2 và H2O cung cấp cho quá
trình quang hợp.
+ mạch dẫn vận chuyển H2O, các ion khoáng, cung cấp cho quá trình quang hợp,
đồng thời vận chuyển sản phẩm quang hợp đến các cơ quan bộ phận khác.

8. Chức năng của các nhóm sắc tố quang hợp.


• Sắc tố chính(diệp lục): hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và xanh tím, chuyển năng
lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li H 2O và các phản ứng quang hóa
để hình thành ATP, NADPH.
• Carôtenôit: sau khi hấp thụ ánh sáng, đã chuyền năng lượng cho diệp lục.

9. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?


• Cây lá màu đỏ vẫn quang hợp, nhưng cường độ thấp. Vì trong lá cây vẫn có diệp lục nhưng
do màu đỏ át đi màu xanh của diệp lục.

10. Pha sáng cung cấp sản phẩm nào cho chu trình Canvin?
• ATP và NADPH

11. Phân tích sự giống, khác nhau giữa các chu trình cố định CO2 ở các nhóm thực
vật?

C3 C4 CAM
Chất nhận CO2 RiDP PEP PEP
Sản phẩm đầu tiên APG AOA AOA
Nơi diễn ra Tế bào mô giậu. Tế bào mô giậu, tế Tế bào mô giậu
bào bao bó mạch.
Thời gian quang Ban ngày Ban ngày Ban đêm
hợp
Năng suất sinh học Trung bình Cao gấp đôi C3 Thấp
Nhóm thực vật Đa số thực vật ôn đới Thực vật nhiệt đới và Thực vật mọng nước.
cận nhiệt đới.

12. Trong quang hợp các nguyên tử Oxi của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu?
• Glucôzơ và H2O

13. Hô hấp là gì? Phương trình hô hấp. Vai trò của hô hấp.
• Hô hấp: là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng
năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
• Vai trò:
o Giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
o Tạo sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho qua trình tổng hợp các chất cần thiết.
o Duy trì nhiệt độ cơ thể.

14. Cho biết sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật.

Hiếu khí Lên men


Nơi diễn ra Ti thể Màng sinh chất
Điều kiện Có oxi. Không có oxi.
Cơ chế Đường phân. Đường phân.
Chu trình Crep. Lên men.
Chuỗi truyền e.
Sản phẩm CO2, H2O, ATP. CO2, hợp chất hữu cơ, ATP.
Năng lượng Tạo 36 ATP. Tạo 2 ATP.

2 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo


15. Hệ số hô hấp. Ý nghĩa hệ số hô hấp.
• Hệ số hô hấp : là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 thu vào khi hô hấp.
• Ý nghĩa : cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì trên cơ sở đó có thể đánh giá
tình trang hô hấp và tình trạng của cây.

16. Đặc điểm của trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua hệ thống ống khí,
qua các phế nang.
• Qua bề mặt cơ thể : CO2, O2 khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
• Qua mang :
o Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao mạch dày đặc  tăng bề
mặt trao đổi khí.
o Dòng nước chảy liên tục, song song và ngược chiều với dòng máu  nhận được O2
tối đa(80%)
• Qua hệ thống ống khí :
o Sâu bọ : các ống khí phân nhánh đến từng tế bào, hệ thống ống khí thông với bên
ngoài qua từng lỗ thở.
o Ở chim : các ống khí nằm trong phổi, sự trao đổi khi diễn ra liên tục, không có khí
cặn.
• Qua các phế nang : hệ thống trao đổi khí qua bề mặt các phế nang trong phổi-có hệ
thống mao mạch dày đặc bao quanh các phế nang.

17. Vì sao hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao ?


• Vì :
o Lá mang có nhiều phiến mang với mạng lưới mao mạch dày đặc.
o Dòng nước chứa khí O2 chảy liên tục qua mang và ngược chiều với dòng máu trong
mạch của cá nên lượng O2 thu được cao.

18. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất vì sao ?


• Vì : sự trao đổi khí diễn ra liên tục, không có khí cặn trong ống khí.

19. Vì sao tim có khả năng hoạt động tự động ?


• Vì : trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang
nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền
theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong 2 thành tâm thất làm tim hoạt động.

20. Trình bày 1 chu kỳ hoạt động của tim. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà
không mỏi ?
• 1 chu kỳ :
o Tâm nhĩ co khoảng 0,1s
o Tâm thất co khoảng 0,3s
o Dãn chung khoảng 0,4s
• Vì :
o Cơ tim mạnh, dẻo dai.
o Thời gian nghỉ trong 1 chu kì đủ để phục hồi khả năng hoạt động của tim.
o Xét riêng thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian co.

21. Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. Tại sao huyết áp
giảm dần trong hệ mạch ?
• Giái thích sự thay đổi huyết áp : do tim đập nhanh mạnh hay chậm, yếu.
• Giải thích sự thay đổi vận tốc máu : động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng
tiết diện của mao mạch.
• Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do : giảm dần từ động mạch  mao mach  tĩnh
mạch, do sự ma sát của máu với thành mạch, giữa các phần tử máu với nhau khi di
chuyển. Càng xa tim huyết áp càng thấp.

3 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo


22. Vận tốc máu phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Máu chảy chậm nhất trong mao
mạch có tác dụng gì ? Máu chảy nhanh nhất trong động mạch có tác dụng gì ?
• Các yếu tố : tiết diện mạch, chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
• Máu chảy chậm nhất trong mao mạch và máu chảy nhanh nhất trong động
mạch : giúp đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể.

23. Cân bằng nội môi. Ý nghĩa cân bằng nội môi.
• Cân bằng nội môi : là khả năng duy trì và ổn định các thành phần môi trường bên trong
cơ thể.
• Ý nghĩa : đảm bảo cho cơ thể tồn tại phát triển và thực hiện các chức năng sinh lí, duy trì
áp suất thẩm thấu, pH.

24. Thận điều hòa hàm lượng nước và muối khoáng như thế nào ?
• Điều hòa nước :
o Phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và huyết áp.
o Khi lượng nước tăng  huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu giảm  bài tiết nước tiểu.
o Khi lượng nước giảm  huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu tăng thì trung khu điều
hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi tăng khả năng hấp thụ nước thì sau tuyến yên tiết
ra hoocmôn gây co động mạch thân giảm nước tiểu bài tiết ra ngoài.
• Điều hòa muối khoáng :
o Khi nồng độ Na+ cao thì thận tái hấp thụ nước và thải ra một lượng muối dư thừa ra
ngoài qua nước tiểu.
o Khi nồng độ Na+ giảm thì tuyến trên của thận tiết ra hoocmôn để tái hấp thụ Na +
vào trong ống thận, đồng thời thải nước ra ngoài.

25. Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa đường huyết. Tại sao khi ăn
nhiều đường mà lượng đường trong máu vẫn giữ ổn định ?
• Vai trò của gan trong sự điều hòa đường huyết : điều hòa lượng glucôzơ trong máu.
• Glucôzơ tăng gan biến đổi glucôzơ thừa  glicôzen dự trữ ở gan, cơ, phần glucôzơ dư
thừa sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ trong các mô mỡ.
• Do : gan có khả năng biến đổi glucôzơ thành glicôzen để dự trữ trong gan, cơ, ngoài ra
còn có các hoocmôn từ tuyến tụy(insulin, glucagôn), tuyến trên thận(cortizol, ađrênalin)
điều hòa lượng đường trong máu.

26. Sự điều chỉnh pH nội môi đường thực hiện như thế nào ?
• Các hệ đệm lấy đi H+ hoặc OH- nếu dư.
• Có 3 hệ đệm chính : bicacbonat, photphat, prôtêinat.
• Phổi tham gia đều hòa bằng cách thải CO2.
• Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, NH3, tái hấp thụ Na+.

27. Cảm ứng là gì ? Cảm ứng ở động vật khác cảm ứng thực vật như thế nào ?
• Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của mội trường bên ngoài
đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.

Thực vật Động vật


_Hình thức : hướng động, ứng động. _Hình thức : phản xạ không điều kiện, phản xạ
_Đặc điểm : diễn ra chậm, khó nhận biết, chịu có điều kiện.
ảnh hưởng của các hoocmôn. _Đặc điểm : diễn ra nhanh, dễ nhận biết, mức
độ, hình thức tùy mức độ tổ chức hệ thần kinh.

28. Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi
hạch.

Dạng lưới Dạng chuỗi hạch


Đối tượng _Động vật thuộc ngành ruột _Động vật có cơ thể đối xứng 2
khoang, thủy tức. bên.

4 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo


_Giun dẹp, giun tròn, chân
khớp.
Cấu tạo _Các tế bào thần kinh nằm rải _Các tế bào thần kinh trập
rác khắp cơ thể liên hệ với trung thành các hạch thần
nhau qua các sợi thần kinh tạo kinh.
thành mạng lưới tế bào thần _Các hạch thần kinh nối với
kinh. nhau bởi các dây thần kinh tạo
chuỗi hạch thần kinh dọc chiều
dài cơ thể.
Hoạt động _Khi tế bào cảm giác bị kích _Mỗi hạch thần kinh điều khiển
thích, thông tin được truyền tới 1 vùng xác định của cơ thể.
mạng lưới thần kinh, sau đó _Phản ứng kích thích theo
đến các tế bào mô bì cơ, làm nguyên tắc phản xạ.
toàn cơ thể co lại.
Hiệu quả _Chưa chính xác, hao nhiều _Chính xác hơn, ít hao năng
năng lượng. lượng hơn.

29. Điện thế nghỉ là gì ? Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
• Điện thế nghỉ : là điện thế của tế bào ở trạng thái nghỉ bên trong tích điện âm, bên ngoài
tích điện dương.
• Cơ chế :
o Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng do sự khác nhau về nồng độ ion
giữa dịch mô và dịch bào.
o Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu và
các bơm Na+, K+.

30. Điện thế hoạt động là gì ? Các giai đoạn của điện thế hoạt động.
• Điện thế hoạt động : là sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị
kích thích làm thay đổi tính thấm của màng gây nên sự mất phân cực, đảo cực và tái phân
cực để trở về điện thế nghỉ.
• Cơ chế :
o Khi bị kích thích, tính thấm của màng nơron thay đổi : kênh Na+ mở, Na+ ồ ạt tràn
vào dịch bào gây mất phân cực, đảo cực.
o Sau đó kênh Na+ đóng, kênh K+ mở, K+ tràn ra ngoài dịch mô gây sự tái phân cực.

31. Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao
miêlin như thế nào ?

Có bao miêlin Không có bao miêlin

_Xung thần kinh là truyền theo cách _Xung thần kinh lan truyền liên tục từ
Khác nhau nhảy cóc, từ eo ravie này sang eo vùng này sang vùng khác.
ravie khác. _Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh
_Tốc độ nhanh hơn. chậm.
_Ít tốn năng lượng hơn. _Tốn năng lượng hơn.

32. Những diễn biến xảy ra ở chùy xináp khi có kích thích.
• Gồm :
o Xung thần kinh đến chùy xináp làm Ca2+ vào trong chùy xináp.
o Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất
trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.
o Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt
động ở màn sau. Điện thế hoạt động tiếp tục truyền đi.

33. Tại sao xung thần kinh chỉ dẫn truyền 1 chiều qua xináp ?
• Chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

5 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo


• Vì : chỉ ở chùy xináp mới có các bóng xináp chứa các chất trung gian hóa học, chỉ màng
sau mới có thụ quan tiếp nhận các chất trung gian hóa học.

HẾT

6 by Miss Trang, Mr. kUtEo, Mrs. kUtEo

You might also like