You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

BM. SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÀI TẬP SỐ: 1

o LỚP: DH08SK
o NHÓM: N3T
o Danh Sách Thành Viên:
01. ĐẶNG HỮU NGHĨA 08158113
02. ĐOÀN TRỌNG TÀI 08158141
03. NGUYỄN HỮU MINH TRÍ 08158170
04. PHẠM QUỐC TRỊ 08158172 sđt:
01222944536

BÀI LÀM
Câu 1: Mục đích dạy học của môn Công Nghệ 10 là gì?
 TRẢ LỜI:
- Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy
luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất
và tinh thần của con người.
- Mục đích dạy học môn công nghệ 10 là giúp học sinh làm quen với một số
ứng dụng của công nghệ sinh học, hóa học, kinh tế học,….trong các lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm
sau thu hoạch và trong tạo lập doanh nghiệp.
- Giúp học sinh có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp và
tạo lập doanh nghiệp để làm cơ sở học tiếp các ngành nghề khác sau này.
Câu 2: Môn Công Nghệ 10 gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu
bài? Hãy kể ra.?
 TRẢ LỜI:
• Môn công nghệ 10 gồm 5 chương và 54 bài. Cụ thể như sau:
 Chương I. Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương gồm 20 bài
Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
Bài 3: Sản xuất giống cây trồng
Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng
nông, lâm nghiệp
Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi
đá
Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
Bài 11: Thực hành: Quan sát phẫu diện đất
Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phan bón
Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Bài 16: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Bài 18: Thực hành: Pha chế dung dịch Booc đô phòng, trừ nấm hại
Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và
môi trường
Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
Bài 21: Ôn tập chương 1
 Chương II. Chăn nuôi, thủy sản đại cương gồm 18 bài
Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi
Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống
Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Bài 36: Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu cát
xơn ( Newcastle) và cá trắm cỏ bị xuất huyết do vi rút
Bài 37: Một số loại vac xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho
vật nuôi
Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vac xin và thuốc kháng
sinh
Bài 39: Ôn tập chương 2
 Chương III. Bảo quản, chề biến nông lâm, thủy sản gồm 09
bài
Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống
Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm
Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm
Bài 45: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả
Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
Bài 47: Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành (đậu tương) bằng phương
pháp đơn giản
Bài 48: Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản
 Chương IV. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
gồm 03 bài
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh
 Chương V. Tổ chức và quản lí doanh nghiệp gồm 04 bài
Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanh
Bài 54: Thành lập doanh nghiệp
Bài 55: Quản lí doanh nghiệp
Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Ngoài ra còn có 02 bài mở đầu và 02 bài đọc thêm.
Câu 3: Nội dung môn Công Nghệ 10 thuộc về những lĩnh vực
nào?
TRẢ LỜI:
Nội dung môn Công Nghệ 10 thuộc về những lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và tạo lập doanh
nghiệp.
Câu 4: Thời gian giảng dạy dành cho môn học công nghệ 10 là
bao nhiêu? Phân bổ cho mỗi chương ra sao?
TRẢ LỜI:
Thời gian giảng dạy dành cho môn học công nghệ 10 là 52 tiết.
• Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương để chọn dạy 1 trong 2 chương:
chương 1 hoặc chương 2. Bài kiểm tra học kì I được thực hiện sau khi học xong bài
14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch (đối với những nơi chọn dạy chương I)
hoặc bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi (đối với những nơi chọn
dạy chương 2). Ở chương 3, bài 40 dạy bắt buộc, còn các bài từ 41 đến 48 có thể
chọn lĩnh vực phù hợp với chương 1 hoặc chương 2 đã chọn trước đó, hoặc thay thế
bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng, vật nuôi của địa
phương (theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT).
• Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp.
Các Sở GD-ĐT chỉ đạo việc lựa chọn nội dung của sách giáo viên hoạt động
giáo dục hướng nghiệp để hướng dẫn việc tích hợp giới thiệu nhu cầu thị trường lao
động của địa phương vào phần này.
 KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Các chữ viết tắt: TS: Tổng số tiết; LT: Số tiết lý thuyết; TH: Số tiết thực hành; ÔT:
Số tiết ôn tập; KT: Số tiết kiểm tra.
CÔNG NGHỆ LỚP 10
Cả năm: 35 tuần (52 tiết)
Học kì I: 18 tuần (18 tiết)
Học kì II: 17 tuần (34 tiết)
Nội dung TS LT TH ÔT KT
Phần một. NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
Bài mở đầu 1
Chương I. Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương 18 12 6
Khảo nghiệm giống cây trồng
Sản xuất giống cây trồng
Thực hành: Xác định sức sống của hạt
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân
giống cây trồng nông, lâm nghiệp
Một số tính chất của đất trồng
Thực hành: Xác định độ chua của đất.
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói
mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn
Thực hành: Quan sát phẫu diện đất.
Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân
bón thông thường
Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Thực hành: Trồng cây trong dung dịch
Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây
trồng
Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Nội dung TS LT TH ÔT KT
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Thực hành: Pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm
hại
Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần
thể sinh vật và môi trường
Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ
thực vật
Chương II. Chăn nuôi, thuỷ sản đại cương 18 14 4
Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Chọn lọc giống vật nuôi
Thực hành : Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật
nuôi
Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản
Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản
Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác
giống
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản
Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn
nuôi
Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị
mắc bệnh Niu cát xơn và cá Trắm cỏ bị bệnh xuất huyết
do vi rút
Một số loại vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và
chữa bệnh cho vật nuôi
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc xin và
thuốc kháng sinh
Chương III. Bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ 6 5 1
sản
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến
nông, lâm, thuỷ sản
Bảo quản hạt, củ làm giống
Nội dung TS LT TH ÔT KT
Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm
Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản
Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản
Phần hai. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP (11 T) + HƯỚNG NGHIỆP (6T)
Chương IV. Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh 5 4 1
doanh
Bài mở đầu
Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh
Chương V. Tổ chức và quản lí doanh nghiệp 6 5 1
Xác định kế hoạch kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp
Quản lí doanh nghiệp
Thực hành
Hướng nghiệp 6
Ôn tập: Kì I có 2 tiết ôn tập, kì II có 3 tiết ôn tập 5
Kiểm tra: kì I có 1 bài KT 1 tiết và 1 bài KT cuối kì, kì 5
II có 2 bài KT 1 tiết (trong đó có nội dung phần hướng
nghiệp) và 1 bài kiểm tra cuối năm.
Tổng cộng: 52

Câu 5. Những phương tiện thực hành, thực tập cần thiết cho
môn Công Nghệ 10 là gì? Những phương tiện này cần có ở
những bài nào?
TRẢ LỜI:
Những phương tiện thực hành, thực tập cần thiết cho môn Công Nghệ 10:
- Do đặc thù của môn Công Nghệ, có nhiều bài thực hành, giáo viên cần triệt để sử
dụng các thiết bị được Bộ, Sở GD-ĐT cung cấp chủ động khai thác các thiết bị đã
có của trường, tự sưu tầm, làm thêm các thiết bị dạy học khác để giảng dạy. Trước
khi giảng dạy cần chuẩn bị chu đáo, làm thử nhiều lần để nắm chắc các thao tác kỹ
thuật, chủ động hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Chương trình Công nghệ lớp 10 có 14/56 bài thực hành theo danh mục thiết bị tối
thiểu của Bộ GD-ĐT đã ban hành. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
của trường giáo viên cần khai thác triệt để các thiết bị đã có để dạy đủ các bài thực
hành, Bộ GD-ĐT khuyến khích giáo viên sử dụng các trang thiết bị như máy tính,
máy chiếu, tranh ảnh, các phần mềm để giảng dạy.
- Trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo hình thành cho học sinh những kỹ năng
cần thiết: hiểu, biết được quy trình công nghệ để vận dụng vào thực tế sản xuất và
đời sống. Tuỳ theo nội dung cụ thể từng bài với điều kiện trang thiết bị dạy học của
trường, vật liệu thực hành có ở địa phương để vận dụng cho phù hợp. Các bài thực
hành cần xây dựng kế hoạch từ đầu năm học để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng
cụ và nguyên vật liệu khi thực hành, thực tập.
- Sau đây là một số phương pháp, phương tiện dạy học Công nghệ 10 dành cho các
bài thực hành:
 Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt:
* Phương tiện:

- Hạt giống: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị trước 3 loại hạt giống cây trồng nông
nghiệp: 1 gam thóc; 2 gam đỗ tương; 3 gam ngô

- Dụng cụ: giáo viên chuẩn bị trước: Đĩa Petri; Panh; Dao cắt hạt; Lam kính; Giấy
thấm; Dung dịch Indicago cacmin và ống hút.

 Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất:


* Phương pháp: Làm việc theo nhóm nhỏ

* Phương tiện: Mẫu đất (có thể học sinh chuẩn bị từ nhà); Thuốc thử (dung dịch
KCl 1N), bình tam giác, ống hút, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, máy đo pH và cân
điện tử.

 Bài 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch


* Phương tiện: Cây giống; Cốc thủy tinh dung tích 100ml, ống hút loại 10ml, đũa
thủy tinh, lọ nhựa hoặc thủy tinh dung tích 200 – 300ml, máy đo pH, dung dịch
Knôp...

 Bài 16& 18: Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa &
Pha chế dung dịch Booc đô phòng, trừ nấm hại
* Phương tiện:
- Dụng cụ: Đũa thủy tinh, cốc chia độ dung tích 100mlm chậu men (nhựa), cân điện
tử, giấy quỳ...

- Nguyên vật liệu: CuSO4.5H2O, nước sạch và vôi tôi (bột)

 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật
nuôi
* Phương tiện: Tranh ảnh một số vật nuôi như bò sữa, bò thịt, bò kéo cày... ở hình
24-SGK

 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
* Phương tiện: Bảng tiêu chuẩn về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, bảng giá trị dinh
dưỡng các loại thức ăn và giá của các loại thức ăn trên thị trường; Một số mẫu vật (bột
cá, cám gạo, cám ngô, thức ăn đậm đặc…), cân điện tử, khay nhựa, chậu…

 Bài 36: Thực hành: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc
bệnh Niu cát xơn ( Newcastle) và cá trắm cỏ bị xuất huyết do vi
rút

* Phương tiện: Tranh ảnh, mẫu vật về một số loại thuốc kháng sinh và vacxin
thường sử dụng trong chăn nuôi; Sơ đồ tạo ADN tái tổ hợp

 Bài 45 & 47: Thực hành: Chế biến xi rô từ quả & Làm sữa chua
hoặc sữa đậu nành (đậu tương) bằng phương pháp đơn giản

* Phương tiện: Sữa bột hoặc sữa đặc, sữa chua (thành phẩm), nước sôi, nước đun
sôi để nguội, cốc thuỷ tinh hoặc hộp nhựa, thìa, đũa, chậu, xoong...
 Bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh

* Phương tiện: Sơ đồ các lĩnh vực kinh doanh


 Bài 56: Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh

* Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, tính toán-tìm tòi.

* Phương tiện: Giấy khổ lớn, bút dạ, máy tính, máy chiếu
HẾT

You might also like