You are on page 1of 3

Công tác tổ chức của giáo viên chủ nhiệm với công tác phối hợp giáo viên

bộ môn và đoàn
thể trong nhà trường

Mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường THPT: Giáo dục đào tạo học sinh trở thành lớp người có nhân cách, có tri
thức để trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người.”

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường THPT: Giáo dục đào tạo học sinh trở thành lớp người có nhân cách, có tri
thức để trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người.”
2. Giáo dục bậc THPT có nhiều thuận lợi đồng thời có nhiều thách thức phải giải quyết:
- Đó là lứa tuổi sôi nổi, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, được sống trong môi trường xã hội tiến bộ, có văn hóa, biết tự
hào về truyền thống vẻ vang oanh liệt của quê hương, của nhà trường. Các em được sự dìu dắt của các thầy cô có
tâm huyết gắn bó với hoạt động giáo dục, được sự quan tâm của nhiều tổ chức xã hội, gia đình.
- Là lứa tuổi vị thành niên do đó có những suy nghĩ bồng bột khờ dại dễ bị cái xấu lôi kéo. Những mặt trái của xã
hội, cơ chế thị trường thường xuyên tác động gây ảnh hưởng xấu đến các em rất dễ nảy sinh hiện tượng đua đòi,
buông thả trong sinh hoạt, không chú ý học tập, lơ là các hoạt động của tập thể cùng nhiều biến tướng khác.
3. Trong trường THPT giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động
của lớp, quản lí học sinh, nắm tình hình học sinh, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng và tình hình
hoạt động của lớp. Vì vậy công tác chủ nhiệm có hiệu quả vừa phát huy được vai trò tự quản của học sinh vừa tạo
tình cảm thân thiện giữa thầy trò vừa tạo niềm tin đối với phụ huynh học sinh. Và cái chính là đào tạo được thế hệ
học sinh có phẩm chất đủ đức tài sau này làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM:

1. Tìm hiểu, nắm đối tượng học sinh:


- Điều tra qua học bạ của HS, qua sổ điểm lớp, qua giáo viên chủ nhiệm cũ
- Lập phiếu điều tra cá thông tin cá nhân
- Phân loại HS theo các tiêu chí:
+ Học lực - hạnh kiểm - Thi HSG - Năng khiếu các lĩnh vực
+ Khả năng làm cán sự Đoàn, Lớp.
+ Hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, sở thích cá nhân…
+ Đối với những HS cá biệt cần tìm hiểu kĩ qua bạn bè, Giáo viên chủ nhiệm, gia đình để có biện pháp giáo dục
thích hợp.
+ Sự phân loại và các thông tin trên sẽ là căn cứ để lựa chọn những em có năng lực nhiệt tình vào Ban cán sự lớp,
BCH chi đoàn.

2. Tổ chức hệ thống cán bộ lớp, BCH chi đoàn:


a. Việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp đoàn phải căn cứ vào tình hình cụ thể từ tổ trường đến cán sự bộ môn đến
cán bộ lớp đều phải cân nhắc đưa ra tiêu chí, có định hướng cho các em bầu chọn. Tùy khả năng từng em GV giao
nhiệm vụ cụ thể để phát huy năng lực cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b. Thực hiện nguyên tắc dân chủ trường học đồng thời bám sát điều lệ trường THPT để quyết định đội ngũ cán bộ
lớp.
c. Đối với Đoàn GV không can thiệp quá sâu để cho Đại hội tự bầu GVCN chỉ tham mưu, chỉ đạo để bầu ra những
đoàn viên có uy tín, năng lực hoạt động Đoàn.
3. Công tác chỉ đạo hoạt động tập thể lớp:
Có kế hoạch hoạt động cả năm theo từng học kì, kế hoạch tháng, tuần.
Kế hoạch bám sát chủ đề chủ điểm của trường theo từng tháng trong học kì.
a. Xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể.
+ Cần xây dựng kế hoạch sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp. Huy động toàn thể học sinh tham gia
+ Sau một tuần học tổ trưởng đánh giá tình hình cụ thể, lớp trường tập hợp tình hình báo cáo cho gv nắm có xếp
loại theo từng tổ. Cần xử lí kịp thời các HS vi phạm.
+ Việc đánh giá thi đua ở lớp cần có chuẩn mực. Chuẩn mực được thông qua với sự thống nhất trong tập thể lớp.
+ Có hồ sơ xếp loại hạnh kiểm, xếp loại thi đua. Việc biểu dương phê bình phải căn cứ vào hồ sơ theo dõi thi đua.
b. Xây dựng nề nếp học tập:
- Xác định mục đích học tập, quán triệt tinh thần học tập trong học sinh vào các giờ sinh hoạt.
- Thành lập cán sự bộ môn, hướng dẫn hoạt động có hiệu quả tránh hiện tượng ỷ lại , lười học đến lớp chờ chữa bài
để chép.
- Hướng dẫn HS phương pháp học ở nhà cũng như trên lớp. Kết hợp nghe nhìn, ghi chép bài, phát biểu xây dựng
bài. Phân bố thời gian hợp lí học và làm bài.
- Hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả.
- GVCN bám lớp theo dõi các hoạt động đầu giờ hướng dẫn cán bộ lớp tuyệt đối không làm thay cho các em phát
huy tính tự lập ở HS.
- Khuyến khích các em học thêm, phụ đạo động viên các thầy cô phụ đạo cho các em.
4. Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của HS cá biệt từ nhiều nguồn: bạn bè, GV bộ môn, phụ huynh, địa
phương…
- Không phân biệt đối xử, không để các em mặc cảm mà gần gũi động viên cảm hóa dần dần các em.
- Động viên các em tham gia vào các hoạt động tập thể để có sự hòa đồng.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.
- Giao nhiệm vụ cho các em, khi hoàn thành khen chê kịp thời.
5. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ:
- Hoạt động ngoài giờ phải có tính giáo dục góp phần hình thành nhân cách và những tình cảm tốt đẹp trong sáng
cho HS. Vì vậy GVCN cần suy nghĩ tổ chức tốt hoạt động này:
- Tham gia các phong trào hoạt động do trường tổ chức nhân các đợt thi đua như: Thi HS thanh lịch, 8/3, 26/3,
3/2…Hội khỏe Phù Đổng, Gv theo dõi Hs, theo sát động viên các em kịp thời.
- Các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học do nhà trường tổ chức.
- Các hoạt động ngoại khóa.

III. HIỆU QUẢ :

* Đối với việc nắm bắt, tìm hiểu đối tượng HS:
- Phân loại được HS:
+ Học lực khá, giỏi: 10 HS
+ Học lực TB khá: 10 HS
+ Học lực TB: 15 HS
+ Học lực yếu: 5 HS
+ Hạnh kiểm tốt: 17 HS
+ Hạnh kiểm khá: 24 HS
+ Hạnh kiểm TB: 3 HS
+ Thi HSG: 4HS
+ Có năng khiếu: 7HS
+ Khả năng làm BCS, BCH chi đoàn: 8 HS
- Nắm được hoàn cảnh gia đình của HS:
+ 70% gia đình HS là làm nông nghiệp
+ 20% gia đình HS là buôn bán
+ 10% gia đình CBCC
- Nắm được địa bàn cư trú của HS:
+ Cam Tuyền: có 8HS
+ Cam Thủy: có 11HS
+ Thị trấn Cam Lộ: 18HS
+ Cam Thành: có 2 HS
+ Cam Hiếu: có 2HS
+ Đông Hà: có 1HS
+ Cam Thanh: có 1HS
- Phân loại được sở thích, cá tính của HS:
+ Thích hoạt động và có cá tính mạnh: 22HS/ 43HS
+ Thích hoạt động nhưng cá tính rụt rè: 10HS/ 43HS
+ Sở thích không biểu hiện rõ, trầm trong các hoạt động: 5HS/43HS
+ Nghịch ngợm, không thích hoạt động, không thích học tập: 2HS/43HS
+ Thờ ơ, không thích hoạt động: 4HS/43HS
- Nắm bắt được đặc điểm gia đình, cá tính, ý thức của HS cá biệt: có 2HS
+ Lê Văn Quang Sáng: gia đình buôn bán, kinh tế ổn định tuy nhiên ý
thức học tập, rèn luyện yếu, thích hoạt động.
+ Nguyễn Văn Thiện: gia đình nông nghiệp, kinh tế không ổn định, ý thức
học tập tốt nhưng ý thức rèn luyện chưa tốt, không thích hoạt động.

* Đối với việc xây dựng tổ chức hệ thống CB của lớp: Với cách phương pháp tổ chức trên, bản thân tôi đã xây
dựng và lựa chọn được một đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, có ý thức, có trách nhiệm, sáng tạo, năng động và tinh
thần đoàn kết tốt.
* Đối với việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể, nề nếp học tập:
- Về sinh hoạt tập thể: 100% HS tham gia có ý thức các hoạt động của lớp, của trường
- Về nề nếp học tập:
+ Tạo được môi trường thi đua học tập sôi nổi và tạo được sự thiện cảm với các GVBM.
+ Tổ chức được BCS bộ môn có trách nhiệm và tự giác, đa số HS đều có cố gắng vươn lên trong học tập.
* Giáo dục HS cá biệt: Qua sự giáo dục của GVCN, gia đình, nhà trường HS cá biệt của lớp tôi đã có sự tiến bộ, đã
có sự thay đổi, có sự vươn lên trong học tập cụ thể: (Nguyễn Văn Thiện: thay đổi và tiến bộ hoàn toàn ở cuối HKI,
Lê Văn Quang Sáng có sự thay đổi nhưng chưa hoàn toàn)
* Các hoạt động ngoài giờ: 100% HS tham gia, có đạt được một số thành tích.

III. KẾT LUẬN:

Công tác chủ nhiệm không mang tính hành chính, không thời gian qui định mà là hoạt động bằng tâm huyết, bằng
tình thương đối với học sinh. Người giáo viên lấy kỉ cương-tình thương- trách nhiệm làm chuẩn mực đầu tiên. Sau
đó là nhiệt tình, chăm lo đến công tác chủ nhiệm bám lớp.
Công tác chủ nhiệm tùy vào tình hình đặc điểm của từng HS, từng lớp để có biện pháp phù hợp. Gv phải công
bằng, gương mẫu trong các hoạt động, gần gũi yêu thương cảm thông với các em trong học tập và cả trong cuộc
sống đôi khi là người bạn lớn của các em giúp các em giải đáp thắc mắc trong cuộc sống.
Phối hợp với nhà trường, Hội cha mẹ Hs, Đoàn, Giám thị…thường xuyên nắm thông tin, đề xuất các biện pháp phù
hợp để giáo dục HS có hiệu quả. Công tác chủ nhiệm vất vả khó khăn nhưng có nhiều niềm vui ai yêu nghề cũng
sẽ thành công trong công tác chủ nhiệm.
Trong năm học này, thực hiện chủ đề của Sở GD- ĐT là Mỗi giáo viên phải có một việc làm mới, tôi đã chọn đề tài
là “Công tác tổ chức của GVCN”. Đề tài này tôi đã áp dụng nhiều năm trong công tác chủ nhiệm đã thu được
những thành quả nhất định, năm học 2009- 2010 tôi tiếp tục áp dụng phương pháp tổ chức này và trong môi trường
làm việc mới tôi đã thấy việc làm của mình có những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là với phương pháp tổ chức
này tôi đã tạo được một môi trường thi đua học tập sôi nổi trong HS, tạo sự cảm tình của các GVBM đối với lớp
11B1.

You might also like