You are on page 1of 39

Biếndị

I.Khái niệm: Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu
được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.
II.Các loại biến dị:

 Biến dị không di truyền (gọi Thường biến): là những biến đổi liên quan
đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền.
 Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền.

Tính biến dị trong loài thể hiện ở sự thay đổi về vị trí phân bố cũng như số
lượng của các vùng dị nhiễm sắc phổ biến ở tế bào nhân chuẩn. Đặc tính
này đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu các loài có quan hệ gần nhau
ở cả động vật và thực vật. Hiện tượng này cũng không phải ít gặp ở các loài
thuộc chi Drosophila.

Rất nhiều công trình nghiên cứu về các biến dị trong loài đã mô tả sự đa hình của
các vùng dị nhiễm sắc (heterochromatin polymorphism) ở các loài muỗi
Anophelesđã giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu các loài đồng hình.
Anopheles dirusPeyton và Harrison (dirusA) đã được Baimai và cộng sự phát hiện
có sự đa hình về thể nhiễm sắc giới tính. Ba dạng (X1, X2, X3) và hai dạng (Y1,
Y2) được tác giả phân biệt dựa trên mức độ khác nhau về kích thước và sự phân
bố của các vùng dị nhiễm sắc cũng như số lượng của chúng trên thể nhiễm sắc.

Một trường hợp nổi bật về đa hình các biến dị thể nhiễm sắc giới tính trong loài thể
hiện ở An. dirus(loài B), Baimai và cộng sự đã phát hiện được 9 dạng biến dị thể
nhiễm sắc giới tính, trong đó 5 dạng biến dị thuộc thể nhiễm sắc X(X1-X5) và 4
dạng biến dị khác thuộc thể nhiễm sắc Y(Y1-Y4). Phân tích đa hình của thể nhiễm
sắc Xtác giả đã chỉ ra dấu hiệu khác nhau về vị trí tâm động để phân biệt đối với
thể nhiễm sắc X1 là tâm mút (telocentric), X2, X3, X4 là tâm cận mút (acrocentric)
và X5 là tâm lệch (submetacentric). Ba thể nhiễm sắc X2, X3, X4 có thể phân biệt
dựa trên mức độ khác nhau về kích thước cũng như đặc điểm vùng dị nhiễm sắc.
Ngoài ra Baimai còn cho thấy dạng dị hợp tử X1X2 ít phổ biến trong quần thể tự
nhiên khác với dạng dị hợp tử X3X4 lại xuất hiện ở hầu hết các gia đình muỗi được
nghiên cứu.

Sự khác biệt kiểu nhân giữa loài Anopheles minimus(A & C) và đ a hình thể nhiễm
sắc trong loài Bốn dạng thể nhiễm sắc Ycũng được nhận biết trên cơ sở các đặc
tính tương tự như đối với thể nhiễm sắc X. Dạng dị hợp tử X3Y4, X4Y2 là dạng
phổ biến nhất còn dạng X3Y3 và X4Y4 lại rất hiếm tác giả chỉ phát hiện 2 trường
hợp trong tổng số 126 gia đình được phân tích.

Nhìn chung các biến dị thể nhiễm sắc giới tính ở kiểu nhân của hai loài An. dirusA
và B biểu hiện ở quy mô rộng. Các biến dị này theo xu hướng nhận thêm khối dị
nhiễm sắc (trường hợp X2, X3, Y2 ở An. dirusA và X5, Y3, Y4 ở An. dirusB) hoặc
mất khối dị nhiễm (trường hợp X1, X3, Y1 ở An. dirusB). Thực tế đã cho thấy tiến
hóa kiểu nhân thông qua tái cấu trúc nhận thêm hoặc mất đi khối dị nhiễm sắc là
phổ biến cho các loài muỗi ở Phương Đông. Kiểu biến dị trong loài mà biểu hiện ở
đa hình của dị nhiễm sắc còn thấy ở các đối tượng khác được các tác giả mô tả rất
chi tiết.

Phức hợp loài An. gambiaelại có sự đặc trưng về các đa hình dị nhiễm sắc ở thể
nhiễm sắc giới tính. Điểm nổi bật về sự đa hình thể nhiễm sắc X các tác giả chỉ tìm
thấy ở các quần thể tự nhiên còn ở phòng thí nghiệm thì thể nhiễm sắc X lại là đơn
hình đối với cả hai loài An. gambiaevà An. arabiensis. Với phương pháp nhuộm
băng huỳnh quang H-33258 các tác giả đã mô tả các dạng thể nhiễm sắc X
và Y khác nhau ở cả hai loài An. gambiae và An. arabiensis. Hơn nữa Gatti
và cộng sự đã chỉ ra kết quả định tính huỳnh quang phản ánh sự phù hợp của sự
khác nhau về hóa tế bào và di truyền tế bào ở cả hai loài trong phức hợp.

A. Biến dị tổ hợp
I. Khái niệm:
Biến dị tổ hợp là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp
vật chất di truyền.

II. Các nguyên nhân dẫn đến biến dị tổ hợp


- Do phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm
phân.
- Do hiện tượng hoán vị gen.
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau trong quá trình thụ
tinh.

III. Vai trò của biến dị tổ hợp đối với quá trình tiến hoá và chọn giống
- Là nguồn biến dị thường xuyên và phong phú trong tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình tiến hoá.
- Trong chọn giống, con người duy trì những kiểu gen tốt, loại bỏ những kiểu gen xấu,
nhằm đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng trong cuộc sống. Biến dị tổ hợp là
nguồn biến dị quan trọng trong chọn giống.
Một số ví dụ về vai trò đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống

 Có lợi (và trung tính)

Nho sau khi đột biến

Hoa sen 2 màu


Hoa cúc hai màu

Táo hai màu


Cà tím bị đột biến

Cây cà vú dê (Solanum Mammosum) có họ hàng với cà chua. Đây là loại


cây có những tính năng chữa bệnh cũng như làm sạch, có thể dùng để giặt tẩy
quần áo.
Đột biến gen: cây táo trĩu quả chịu rét giỏi ở Anh

 Có hại

Bạch tạng

Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở mạ
B - Đột biến
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
(ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của
một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di
truyền cho các đời sau.

Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ
thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen lặn và có hại, một số ít có
lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống.

Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột
biến.

I. Nguyên nhân gây ra đột biến:

• Do tác nhân của môi trường ngoài cơ thể (thường là do tác động của con người)
như

Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ...
Tác nhân hóa học: ảnh hưởng của các chất hóa học như nicotine, cosinsin,
dioxine (chất da cam)...

• Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh
hóa trong tế bào (xuất hiện một cách tự nhiên)

II. Phân loại đột biến:

Căn cứ vào tính chất xuất hiện đột biến, có thể phân chia thành các dạng như sau:

• Đột biến Gen


• Đột biến nhiễm sắc thể (đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể như mất đoạn,
thêm đoạn, đảo đoạn hay chuyển đoạn). Đột biến số lượng Nhiễm sắc thể (thể dị
bội, đa bội).
• Đột biến gen
1.Khái niệm:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại
một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng,
thành phần, trật tự các cặp nuclêôtit trong gen. Có rất nhiều kiểu biến đổi về cấu
trúc gen. Trong đó, những biến đổi liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen được
gọi là đột biến điểm. Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng
với tần số rất thấp ( 1/1000000-1/10000 ). Tuy nhiên tần số đột biến có thể thay đổi
tùy thuộc vào các tác nhân gây đột biến. Tác nhân gây đột biến có thể là các chất
hóa học, các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hoặc các tác nhân sinh học như
virus có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Đột biến gen có thể xảy ra
ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

2. Nguyên nhân:

Do những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gôm có các tác nhân vật lý hoặc
tác nhân hoá học hoặc những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến
đổi sinh lý, hoá sinh trong tế bào.

3. Các dạng đột biến:


1. Mất một cặp nuclêôtit
2. Thêm một cặp nuclêôtit
3. Thay thế một cặp nuclêôtit
4. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit

4. Tính chất: Tần số đột biến gen thấp và phụ thuộc vào cường độ, liều lượng
các tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen (có gen dễ đột biến, có gen khó đột
biết)

5. Vai trò:
Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại
protéine mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.

Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở từng cá thể riêng lẻ, không tuơng ứng với
điều kiện sống, thường là đột biến lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã
phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu
đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn và có hại, một số trung tính, một số có lợi.
Những gen lăn chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi
trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là
có hại có thể trở thành có lợi. Đột biến gen gây ra những thay đổi trong nucléotide
dẫn đến biến đổi mARN và quá trình tổng hơp protéine nên thường gây ra hậu quả
có hại, làm giảm khả năng sống của sinh vật.

Ví dụ: Bệnh huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm ở người do đột biến thay thế cặp
nucléotide thứ 6 của chuỗi polipeptide Beta trong phân tử Hb làm acid glutamique
bị thay thế bởi valin gây thiếu máu, giảm khả năng vận chuyển dưỡng khí. Đa số
đột biến là có hại cho cơ thể. Có gen gây chết.

Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản
thân sinh vật. Ngoài ra có những đột biến do tác nhân chủ động của con nguời tạo
ra tính trạng quý. Ví dụ: Ở lúa, thân lùn, không bị đổ, tăng số bông, số hạt, có lợi
cho sản xuất.

Ngoài những đột biến gen xảy ra trên ADN của nhiễm sắc thể, đột biến trên DNA
của các bào quan như ty thể, lục lạp có thể gây ra những biến dị di truyền theo
dòng mẹ.
6. Hậu quả:
Đột biến gen làm biến đổi chuoix nucleotit của gen sẽ dẫn đến thay dổi trình tự
chuỗi ribonucleotit của mARN, qua đó có thể làm thay dổi trình tự axit amin của
protein tương ứng, gây nhiều đột biến có hại, giảm sức sống của cơ thể.

7. Ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống


• Trong tiến hóa:
Tính chất có lợi hay có hại của một đột biến gen chỉ là tương đối (có trường
hợp này thì có lợi, có trường hợp khác có hại). Có trường hợp ở trạng thái dị
hợp lại làm tăng sức sống, sức chống chịu của cơ thể đối với một số bệnh.
Ví dụ: Người mang gen đột biến gây huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm ở trạng thái
dị hợp, có khả năng đề kháng với bệnh sốt rét.

Tuy tính chất ngẫu nhiên, cá biệt, không xác định và thường ở trạng thái lặn
nhưng đột biến gen vẫn được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá
trình chọn lọc tự nhiên vì vậy, có vai trò trong tiến hóa.

• Trong chọn giống:


Một vài đột biến có lợi dùng làm cơ sở là nguồn nguyên liệu quan trọng cho
tạo giống vật nuôi và cây trồng. Gây đột biến nhân tạo là một trong các
phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp phần tạo
nên những tính trạng quý ở cây trồng.

Ngoài ra đối với con người, đột biến gen gây hại cho cơ thể cho nên cần
phát hiện và hạn chế nguyên nhân và sự tràn lan của gen đột biến.

• Đột biến nhiễm sắc thể


Đột biến nhiễm sắc thể (NST) là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số
lượng NST. Đột biến có thể xảy ra ở một cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ
các cặp NST. Loại đột biến này phát sinh có thể là do các tác nhân mạnh
trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, hóa chất, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ)
hoặc những rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào, dẫn đến sự phân li
không bình thường của các cặp NST.
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
Sư biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở một hay một cặp
NST tạo nên thể dị bội hay xảy ra trên toàn bộ các cặp NST
hình thành thể đa bội.

 Thể di bội (lệch bội):

Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào
đó bị thay đổi hoặc thêm bớt một vài NST và có tên gọi là thể 3 nhiễm, thể
đa nhiễm hay thể khuyết nhiễm. Được hình thành trong quá trình phát sinh
giao tử, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo giao tử có hai NST cùng
cặp, qua thụ tinh sẽ hình thành hợp tử có 3 NST.

Những biến đổi kiểu này thường gây hại cho cơ thể.

Ví dụ: Bệnh Down ở người. Người bị bệnh này thừa một NST số 21 (47
XX/XY + 21). Triệu chứng: Người ngu đần, cơ thể phát triển không bình
thường, cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắtxếch, lông mi ngắn và
thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, không có con.

Một em nhỏ bị Down

Bệnh Turner (Hội chứng Tớcnơ): thiếu 1 NST số 45. XO thiếu 1 NST X/Y.
Triệu chứng: Bệnh biểu hiện ở phụ nữ như: Nữ lùn, cổ ngắn, vú không phát
triển, âm đạo hẹp, dạ con hẹp, không có kinh nguyệt, trí nhớ kém.

Bệnh Kleinfelter (siêu nam). Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST Y: XYY. Triệu
chứng: Nam người cao, chân tay dài, mù màu, ngu đần, tinh hoàn nhỏ.

Bệnh siêu nữ: Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST X: XXX. Triệu chứng: Nữ vô
sinh, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng và dạ con không phát triển, si đần.

Cơ chế hình thành đột biến dị bội:

Do sự rối loạn phân ly của một hay một vài đoạn NST tương đồng trong quá
trình giảm phân dẫn đến các giao tử bất thường về số lượng, bộ NST đơn
bội bị thừa hay thiếu vài NST. Sự kết hợp giữa các giao tử này với các giao
thử bình thường sẽ tạo nên thể dị bội (ví dụ: bệnh Dow). Nguyên nhân có
thể là sự phân ly bất thường của cặp XX (nữ) hay XY (nam). Hoặc sự rối
lọan phân ly xảy ra trong quá trình nguyên phân các tế bào dinh dưỡng là
thành thể khảm (chỉ một phần cơ thể mang đột biến) xảy ra ở giai đoạn sớm
của hợp tử trong các lần phân bào đầu tiên (tác hại như trường hợp đột biến
ở tế bào sinh dục).

• Thể đa bội:

Là hiện tượng biến đổi số lượng toàn thể bộ NST của tế bào sinh dưỡng
thành đa bội chẵn (4n, 6n) hoặc đa bội lẽ (3n, 5n). Hình thành trong quá
trình nguyên phân thoi vô sắc không hình thành, tất cả các cặp NST không
phân li sẽ tạo thành tế bào 4n. Trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng
tăng lên thành một bội số của n (nhiều hơn 2n) được gọi chung là thể đa bội.

Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp các chất hữu
cơ diễn ra mạnh mẽ, do đó kích thước tế bào lớn hơn. Cơ thể đa bội thường
có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe chống chịu tốt. Hiện tượng đa bội
khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống
cây trồng.

Cơ chế hình thành: Trong quá trình giảm phân, sau khi bộ NST đã nhân đôi
thành các NST kép, nhưng thoi vô sắc không được hình thành nên tạo các
giao tử có 2n.

Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n bình thường cho hợp tử 3n (thể
tam bội).

Đột biến nếu xảy ra vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân
đầu tiên tạo nên hợp tử 4n (thể tứ bội). Nếu hiện tượng này xảy ra ở đỉnh
sinh trưởng của một cành cây thì sẽ tạo nên cành tứ bội trên cây lưỡng bội.

Đặc điểm của thể đa bội:

Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội nên trong quá trình tổng hợp chất
hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, chính vì vậy, tế bào lớn, cơ quan dinh dưỡng to,
phát triển khỏe, chống chịu tốt. Cơ thể đa bội lẽ hầu như không có khả năng
sinh giao tử bình thường. Ví dụ như những cây không có hạt.
Giá trị: Đôt biến thể đa bội có giá trị kinh tế to lớn, nó cung cấp nguyên liệu
cho quá trình chọn lọc và tiến hóa, làm cho sinh giới đa dạng, phong phú.
Tạo giống có năng suất cao như: Dưa hấu 3n, nho 3n, củ cải đường 3n.
Khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa ở thực vật.
2. Đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể
Là những biến đổi bất thường về cấu trúc, hình thái hay số lượng NST. Đột
biến cấu trúc NST có các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào. Có thể
quan sát dưới kính hiển vi quang học.

Các thể mất đoạn, thêm đoạn làm thay đổi chất liệu di truyền, thường gây
tác hại cho cơ thể, nhất là cơ thể người. Các thể đảo đoạn, chuyển đoạn
không là thay đổi chất liệu di truyền, thường không ảnh hưởng đến kiểu
hình.

Các dạng đốt biến cấu trúc nhiễm sắc thể:


Thoái hóa giống

Nguyên nhân:

1. Giống bị lẫn tạp do yếu tố cơ giới gây nên, đây là nguyên nhân chủ yếu, có thể
nói đến trên 80% là do nguyên nhân này gây ra như: khi thu hoạch, khâu tuốt nhai
lúa mà không chú ý đến khâu phơi khô, rê sạch, làm sạch máy móc; không làm
sạch sân phơi, bao bì không sạch, gieo sạ còn bị lẫn nền cũ còn lúa ma, nói chung
tất cả các yếu tố cơ giới thực hiện trong quá trình sản xuất không làm đúng quy
trình thì đều gây nên sự lẫn tạp và sẽ gây nên sự thoái hóa giống.

2. Do quá trình thụ phấn chéo của cây lúa. Hoa lúa là loại hoa tự thụ song quá trình
thụ phấn chéo, phấn lạ bay tới nó cũng được thụ phấn, chính vì vậy mà quy trình
sản xuất giống lúa nguyên chủng và siêu nguyên chủng phải cách ly giữa các giống
ít nhất phải được 5-10m. Hiện tượng này chiếm từ 2-5% tùy từng giống và điều
kiện thời tiết, xảy ra nghiêm trọng nhất khi cây lúa trỗ tung phấn gặp điều kiện gió
lớn.

3. Quá trình canh tác không phù hợp cho giống đó như bón phân không cân đối,
các giống lúa bị nhiễm sâu bệnh và cây lúa phải chịu các điều kiện khí hậu thời tiết
khác như nóng quá hoặc rét quá cũng gây nên sự thoái hóa giống.

4. Do điều kiện bất lợi về khí hậu thời tiết gây ra cụ thể như: quá khô hạn, ngập lụt
kéo dài, nhiệt độ cao, bức xạ chiếu sáng lớn, sấm sét... cũng có thể gây ra sự đột
biến cấu trúc của gene làm giống phân ly ra nhiều dạng hình, nhiều tầng giống dẫn
đến năng suất giảm.

Hầu hết các giống được Viện lúa phóng thích, hay du nhập từ nước ngoài như:
IR64, VD920, hay các giống du nhập từ Viện lúa quốc tế IRRI mang tên MTL của
trường Đại học Cần Thơ vv... ở ngoài sản xuất trước những năm 2000 cũng đã bị
thoái hóa trầm trọng. Mặt khác dưới tác động chọn lại của các nhà tạo giống nó đã
được tách ra từ một dòng thuần và tạo nên một giống từ những giống phân ly đó ví
dụ như giống IR841 chính là một giống gốc của jasmine-85; hay giống IR50404
cũng đã lọc ra nhiều dòng giống khác nhau như: IR50404 gốc tím, nhị vàng, 85
ngày vv... Vì vậy cứ sau 2 vụ bắt buộc bà con lại phải về cơ sở sản xuất giống
nhận, hoặc mua lại giống xác nhận. Tuyệt đối không nên sản xuất một giống trong
nhiều vụ, nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.

Cách khắc phục tình trạng thoái hóa giống:

+ Chọn giống có độ thuần cao, có nguồn gốc rõ ràng với tên giống cụ thể, cơ quan
nào sản xuất, người sản xuất và ngày kiểm nghiệm cũng như thời hạn sử dụng.
Chất lượng giống lúa và tiêu chuẩn hóa cho ngành phải thực hiện theo tiêu chuẩn
bảng 1 mà Bộ NN-PTNT đã ban hành

 Về khía cạnh canh tác:

+ Chú ý làm vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, làm sạch lúa lẫn ở nền cũ.

+ Cày bừa trục kỹ, tơi nhuyễn, bằng phẳng không để đọng nước chỗ lung...

+ Sạ thưa theo hàng, áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng để kiểm soát cỏ và lúa lẫn của
giống khác.

+ Bón phân cân đối theo phương pháp 4 đúng.

+ Phải chú ý khử lẫn ở 4 giai đoạn của cây lúa: đẻ nhánh, trước trỗ, sau trỗ 80%, chín và
thu hoạch.

 Về chế biến, bảo quản và thu hoạch:

+ Thu hoạch đúng độ chín.

+ Máy tuốt nhai, máy rê trước khi hoạt động phải được làm sạch thật kỹ bảo đảm không
có hạt giống lẫn khác ở trong máy.

+ Vệ sinh sân phơi, bao bì và các dụng cụ lao động khác nhất là công nhân phơi sấy lúa.
Một số hình ảnh tác động của đột biến gen
Khuôn mặt biến dạng
Cô bé 22 tuổi đáng thương này đã phải chịu sự ghẻ lạnh của người dân xung quanh suốt
17 năm nay sau khi mắc phải chứng bệnh lạ. Cả khuôn mặt vốn dĩ khỏe mạnh dần dần
sinh trưởng lệch lạc và trở nên vô cùng đáng sợ (trái).

Một trường hợp tương tự xảy ra ở tỉnh An Huy (Trung Quốc), bệnh nhân này năm nay 26
tuổi và cũng mắc phải căn bệnh lạ từ khi mới lên 6. Tìm đến bệnh viện cũng vô phương
cứu chữa và họ chỉ biết đến cam chịu và chờ đợi phép mầu kỳ diệu xuất hiện.

Một hiện tượng biến dạng khuôn mặt đã là vô cùng


đáng sợ nhưng trường hợp biến dị tổng hợp này còn khiến các bác sỹ lo lắng hơn muôn
phần. Không chỉ có kích thước khuôn mặt khác biệt, da dẻ toàn thân của bệnh nhân đến
từ Giang Tây (Trung Quốc) này cũng xuất hiện tình trạng nửa đen nửa thường vô cùng lạ
lùng.
Da đầu ‘lò xo’

Chàng trai 19 tuổi tên là A Minh từ nhiều năm nay đã không biết đến các cuộc vui
chơi giải trí với bạn bè và đặc biệt là người khác giới. Từ khi mắc phải chứng bệnh ‘da
đầu lò xo’, A Minh không dám đi đâu xa và luôn có ý nghĩ bị mọi người xung quanh ‘tẩy
chay’ ghét bỏ.

Lưỡi dài

Một đứa trẻ 7 tuổi bình thường lưỡi dài khoảng 5 cm, thế nhưng cậu bé trong hình lại có
chiếc lưỡi dài tới 12,5 cm. Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật mà căn bệnh
này còn khiến em bị bạn bè cùng trang lứa gọi là ‘quái vật’.
Mắt lồi

Cô gái 21 tuổi này mắc phải chứng bệnh lạ từ cách đây 4 tháng. Vùng da xung quanh mắt
đột nhiên xuất hiện hiện tượng như bị năng lượng siêu nhiên ‘bóc tách’ và lồi ra hai ‘dị vật’
lạ. Nhìn bên ngoài có cảm giác như nó có thể thường trực rơi xuống nhưng trên thực tế là
‘treo’ rất chắc chắn trên hốc mắt của cô.

Chân voi
Một bộ phận cơ thể phát triển vượt trội bất thường là căn bệnh đã trở nên quen thuộc
được mọi người biết đến.
Người cá

Căn bệnh đột biến gen cực hiếm này có tên khoa học là “macrodactyly”, là nguyên nhân
thúc đẩy tế bào và xương ở ngón chân ngón tay phình to vĩ đại.
Tác hại của chất làm rụng lá cây đã làm tăng tỉ lệ đột biến gen
Một số đột biến ở động vật

Vịt ba chân

Rắn hai đầu


Đầu sư tử, mình Kanguru

Chó nhiều chân


Lợn bảy chân ở Philippin
Thỏ đầu mèo

Rùa 2 đầu
Thai nhi bị dị tật do đột biến gen.

Bàn chân 6 ngón


Trẻ nhiễm chất độc màu da cam bị đột biến gen.

Phình tay ở người-1 chứng đột biến gen rất hiếm có tên khoa học là
“macrodactyly”, là nguyên nhân thúc đẩy tế bào và xương ở ngón chân ngón tay
phình to vĩ đại
Người mèo
Chuyển đổi giới tính

Bé trai 8 tuổi chuyển đổi giới tính


Trước

Sau
Thanyarasmi Siraphatphakorn,1 sinh viên 21 tuổi với mong muốn trở thành nhân
viên công tác xã hội đã được bầu là Hoa hậu chuyển đổi giới tính của Thái Lan.

Trước Sau

Ca sĩ Việt Nam sau khi chuyển đổi giới tính


TỔNG QUAN
BIẾN DỊ SINH HỌC

TỔ 3
Các thành viên của tổ:
1. Trần Thị Lan Anh
2. Trần Huyền Trang
3. Nguyễn Phương Thảo
4. Cao Thị Thu Trang
5. Dương Cao Tùng
6. Vũ Minh Phượng
7. Dương Trung Hiếu
8. Vũ Bá Thành
9. Phạm Xuân Thắng
10. Nguyễn Việt Anh

You might also like