You are on page 1of 48

Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.

Tháng 12/1986, Đảng và Nhà nước ta quyết định cải cách nển kinh tế, chuyển từ cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự
quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể như kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu
người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện… Tuy nhiên, ngưỡng cửa hội nhập đòi hỏi
chúng ta phải đổi mới toàn diện hơn nữa nền kinh tế đất nước. Hội nhập cũng đặt ra cho
Việt Nam những cơ hội và thách thức mới, do đó để xây dựng đất nước và hội nhập thành
công thì chúng ta phải có vốn. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế ổn định
và vững chắc có trọng tâm trong đầu tư. Do đó, chủ trương “Vốn trong nước là quyết
định, vốn nước ngoài là quan trọng” luôn được quán triệt trong quản lý kinh tế và đặc biệt
trong hoạt động tín dụng đầu tư.

1
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Với chức năng là các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, đã giúp luân
chuyển vốn trong nền kinh tế, từ nơi thừa sang nơi thiếu, qua đó nguồn vốn được sử dụng

hiệu quả, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội.

TÌM HIỂU CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

A.ĐỊNH CHẾ NGÂN HÀNG:

I. Ngân hàng thương mại:

1. Khái niệm:
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện mọi hoạt
động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật, để hoạt
động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ, với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp
tín dụng, cung ứng các dịch vụ, thanh toán.

2.Đặc điểm:

2
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ngân hàng thương mại có chức năng:

Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán
giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền, tức là góp phần khối tiền tệ cho nền kinh tế.

Chức năng”Sản xuất”bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra”sản
phẩm”và dịch vụ ngân hàng.

- Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng
là đối tựơng kinh doanh của NHTM.

- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm
một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn
gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất
định.

- Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt
động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

- Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp
tất cả các rủi ro của khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh của NHTM diễn tiến liên tục trong mỗi loại hình nghiệp vụ và
các sản phẩm của NHTM có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ.

3.Nguồn vốn:
“Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc
huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó
chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân
hàng”

Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản
suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau.

3
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng:

 Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo
nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng nó có vai trò cực kỳ
quan trọng đối với các Ngân hàng.

Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tin
với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán cho khách hàng khi Ngân hàng hoạt động thua
lỗ.

 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:

+ Vốn điều lệ: Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập.
Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

+ Các quỹ:

* Quỹ dự trữ: Nhằm để bổ sung vốn điều lệ.

* Quỹ dự phòng rủi ro: Để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ..

* Quỹ phúc lợi, khen thưởng.

Nguồn huy động:

Nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90%
trong tổng nguồn vốn.

Nhận tiền gửi:

Là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá
nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, các khoản cho vay
tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác.

4
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ngân hàng chỉ được sử dụng tiền gửi để cho vay, chiết khấu, thanh toán… nhưng
không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi
hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng.

Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng
thương mại.

Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng:

+ Theo tiêu thức nguồn hình thành:

* Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà cá nhân và tổ
chức trực tiếp chuyển vào Ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền
bán hàng…Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được Ngân hàng tập
trung lại.

* Tín dụng tạo tiền gửi: Ít người biết được rằng đây là một hình thức nhận tiền gửi.
Khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách
hàng vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng. Khi khách hàng chưa
có nhu cầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn
rất ngắn.

+ Theo tiêu thức kỳ hạn:

5
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

* Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người
gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó lãi suất của loại tiền
gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định.

* Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa người gửi tiền và
Ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó. Do có sự xác định rõ ràng
về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể
chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

+ Theo tiêu thức loại tiền:

• Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các Ngân hàng thương
mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ
thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này
thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm.

• Tiền gửi ngoại tệ: Ngân hàng nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ đặc biệt là
các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết
trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ
xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế….

Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hoá về phương thức huy
động vốn của các Ngân hàng thương mại.

+ Theo tiêu thức mục đích sử dụng:

• Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục
đích là tìm kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình.

• Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để được
hưởng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, thông thường các khoản tiền gửi thanh toán
có số lượng lớn.

6
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ngân hàng thương mại cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình
thu hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức tín dụng khác, nhận vốn uỷ thác
của các tổ chức trong và ngoài nước…. Do tiền được giải ngân theo tiến độ công việc nên
Ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền đó vào kinh doanh.

Vốn vay:

Trong hoạt động của mình nếu như thiếu vốn thì Ngân hàng phải chủ động tìm kiếm
vốn để thực hiện các hoạt động của mình

Thứ nhất: Vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của Ngân hàng.

Thứ hai: Vay hộ cho khách hàng.

Thứ ba: Vay để cho vay.

Thứ tư: Vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau.

Kỳ phiếu có mục đích:

Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư cho
các hoạt động như:tài trợ cho các dự án lớn có quy mô lớn, thời hạn dài hoặc tăng qui mô
hoạt động của các Ngân hàng hoặc liên doanh với các tổ chức khác mà nguồn vốn vốn hiện
tại chưa đáp ứng được này.

Kỳ phiếu của Ngân hàng phát hành để huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế
để tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn dể tài trợ cho các hoạt động của mình.

Trái phiếu:

Phát hành trái phiếu Ngân hàng nhằm tập trung vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các
dự án lớn theo yêu cầu phát triển trên địa bàn hoặc tập trung vốn tài trợ cho các dự án được
Chính phủ chỉ định.

Ngân hàng phát hành trái phiếu chủ yếu là để vay hộ khách hàng.

Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên Ngân hàng và vốn
vay từ Ngân hàng trung ương.

7
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ngân hàng có thể sử dụng phương thức khác như vay vốn ở các tổ chức tín
dụng khác hoặc vay ở NHTƯ.

Nguồn vốn khác:

• Điều chuyển vốn:

Là một phương thức huy động vốn rất hiệu quả. Những Ngân hàng mà khả năng huy
động vốn vượt qúa khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một
lượng vốn về Ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hoà.

* Nguồn vốn uỷ thác đầu tư:

Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là do các tổ chức tài chính trong nước hoặc
nước ngoài uỷ thác cho Ngân hàng một khoản tiền để Ngân hàng thực hiện cho vay đối với
các dự án của mình, cũng có thể là các khoản vay của Chính phủ được uỷ thác.

 Tầm quan trọng của nguồn vốn :

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các
Ngân hàng.

Thứ hai: Nguồn vốn huy động giúp Ngân hàng chủ động trong kinh doanh.

Thứ ba: Vốn huy động giúp Ngân hàng nâng cao vị thế của mình trong lòng thị
trường.

Thứ tư: Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

4.Hoạt động:

 Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, và dịch vụ, với nội dung
thường xuyên là nhận tiền kí gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ,
thanh toán.

8
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

 Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đính kinh doanh 1 hàng hóa đặc
biệt đó là “ vốn – tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn và phần
chênh lệch lãi suất đó là lợi nhuận của NHTM.

 Hoạt động NHTM phục vụ cho nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng,loại
hình DN và các tổ chức khác trong xã hội.

 Các hoạt động chủ yếu là:

• Hoạt động huy động vốn

• Hoạt động tín dụng

• Hoạt động dịch vụ thanh toán

• Hoạt động ngân quỹ

• Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền
tệ, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ,
ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động của ngân
hàng.

Trong đó, cụ thể như sau:

 Hoạt động huy động vốn:

NHTM huy động vốn dưới các hình thức sau:

• Nhận tiền gửi của tố chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác.

• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại việt nam và của tổ
chức tín dụng nước ngoài.

• Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước.

9
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

• Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.

 Hoạt động tín dụng:

• Trong các hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng và
chiếm tỉ trọng lớn.

• Cho vay:NHTM được các tổ chức tín dụng cho vay:cho vay ngắn hạn,
trung hạn hoặc dài hạn.

• Bảo lãnh:NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và khả naeng
tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.

• Chiết khấu:NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

• Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải
thành lập công ty cho thuê tai chính riêng. Việc thành lập, tố chức và hoạt động của công ty
cho thuê tài chính thực hiên theo Nghị định chính phủ về tổ chức và haọt động của công ty
cho thuê tài chính.

 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

• Cung cấp các phương tiện thanh toán

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

• Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

• Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hành nhà
nước

• Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho
phép

• Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

10
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

• Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.

• Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho
phép.

 Các hoạt động khác:

• Góp vốn và mua cổ phần

• Tham gia thị trường tiền tệ

• Kinh doanh ngoại hối

• Ủy thác và nhận ủy thác

• Cung ứng dịch vụ, bảo hiểm.

• Tư vấn tài chính

• Bảo quản vật quý giá

5.Ví dụ các ngân hàng thương mại:

NH công thương VN

NH NN & phát triển nông thôn VN

NH ngọai thương VN NH thương mại Quốc doanh

NH đầu tư & xây dựng VN

NH phát triển ĐB sông Cửu Long

II> Ngân hàng phát triển:

11
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

1.Khái niệm:
Là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân
cư.Đây là loại ngân hàng có chức năng chủ yếu là huy động vốn trung-dài hạn để đầu tư
trung-dài hạn, phục vụ nhu cầu phát triển bằng cách cho vay các dự án cơ sở hạ tầng hoặc
các lĩnh vực ưu tiên, hoặc góp vốn, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Đặc điểm:
• Ngân hàng phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài
trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển.

• Tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của chính phủ.

• Không nhận tiền gửi từ dân cư.

• Hoạt động vì mục tiêu kinh tế-xã hội.

=> được hưởng một số ưu đãi đặc biệt:. không phải dự trữ bắt buộc.. Không phải bảo
đảm tiền gửi.. được Chính phủ bảp đảm thanh toán.. được miễn nộp thuế và các khoản phải
nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

NH tìm kiếm lợi nhuận thông qua tài trợ các DA, tức là thu từ DA phải bù đắp được
chi phí và có thặng dư.

- Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ
sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

12
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Thực hiện chính sách tín dụng XK như cho vay XK, bảo lãnh tín dụng XK, bảo lãnh
dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng XK.

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác,
cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước
thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán
trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của
pháp luật.

3. Nguồn vốn:

 Nguồn từ NSNN: vốn điều lẹ của NHPT, vốn của NSNN cấp cho các dự án theo
kế hoạch hàng năm, vốn ODA được chính phủ giao.

 Vốn huy động:được tiếp nhận và huy động vốn của các tổ chức trong, ngoài nước
và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

 Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.

 Vay của quỹ bảo hiểm, các tổ chức tài chính-tín dụng trong và ngoài nước.

 Nhận tiền ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.

 Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và
ngoài nước.

 Vốn ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị-xã hội.

 Ngân quỹ:bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại NHTM khác.

 Tài trợ của NHTW(như mua lại các khoản nợ, bảo lãnh, cấp vốn, cho vay lãi…)

4.Hoạt động:

13
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Tài trợ theo dự án(trung-dài hạn):Là hoạt động quan trọng của NHPT, có đặc thù
về vốn đầu tư lớn, khả năng và thời gian thu hồi vốn lâu, khó và không sinh lời hoặc sinh
lời thấp.

Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ
sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:tài trợ xuất khẩu, cho vay xuất khẩu, bảo
lãnh tín dụng và xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu-
những hợp đồng liên quan đến mục tiêu tài trợ xuất khẩu của nhà nước thong qua tài trợ ưu
đãi(vốn, quy mô, thời hạn và không tài sản đảm bảo)về vốn của chính phủ.

Cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư. Thanh toán cho khách hàng bằng cách
tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế.

5. Ví dụ các Ngân hàng phát triển:


Ngân hàng phát triển Châu Á

Ngân hàng phát triển Việt Nam

III> Ngân hàng đầu tư:

1. Khái niệm:
14
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ngân hàng đầu tư là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực
hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ
chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ mua lại và
sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho khách hàng là
các tổ chức. Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và
chính phủ không phải là khách hàng cá nhân.

Về cơ bản ngân hàng đầu tư thực chất là một công ty chứng khoán nhưng ở mức độ
phát triển cao với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn.

2.Đặc điểm:
- NHĐT không phải là ngân hàng , không được phép nhận tiền gửi và cho vay , không
chịu sự giám sát của ngân hàng nhà nước

-NHĐT xuất hiện làm nhiệm vụ giúp đỡ doanh nghiệp , chính phủ phát hành các loại
chứng khoán ra thị trường nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết

- NHĐT có bản chất là công ty chứng khoán nhưng cấp độ cao hơn các dịch vụ đa
dạng và phức tạp hơn

- NHĐT không được phép nhận tiền gửi và cho vay , nó không khoán nhà nước

2.Nguồn vốn:
Nguồn vốn huy động của NH bao gồm : Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngân hàng
để có thể đóng góp vào hoạt động đầu tư phát triển thì lượng vốn huy động đòi hỏi phải là
vốn trung và dài hạn (hay có thời hạn trên 1 năm). Nguồn vốn ngắn hạn chỉ có vai trò là
vốn lưu động đảm bảo các khoản cho vay ngắn hạn, và chỉ được dùng một phần nhỏ để cho
vay dài hạn khi lượng vốn ngắn hạn đủ lớn và ổn định.

+Các khoản tiền tiết kiệm và tiền gửi có thời hạn đến 1 năm.

+Các kỳ phiếu, trái phiếu có thời hạn dài, phát hành trên thị trường trong nước và
quốc tế.

15
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

+Các khoản đi vay trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong nước và nước
ngoài.

+Các khoản thu nợ của các dự án cũ.

+ Một phần huy động ngắn hạn có thể cho vay trung và dài hạn.

+ Các khoản thu nhập dành cho cho vay đầu tư phát triển khác(lợi nhuận,tiền thu bảo
lãnh...)

4.Hoạt động:
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư là trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính.

Hoạt động của ngân hàng đầu tư bao gồm:

• Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư-investment banking.

• Đầu tư-sale & trading.

• Ngân hàng bán buôn-merchant banking.

• Ngân hàng quản lý đầu tư- investment management.

• Nghiệp vụ nhà môi giới chính - prime brokerage.

Ngân hàng có thể cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau sau đây:

* Theo mục đích sử dụng :

-Cho vay bất động tài sản.

-Cho vay công nghiệp và thương nghiệp.

-Cho vay nông nghiệp.

-Cho vay tiêu dùng.

* Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng :

-Cho vay có bảo đảm.

-Cho vay không bảo đảm.

16
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

* Theo thời hạn cho vay.

-Cho vay ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm, thường được dùng để
cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục
vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.

-Cho vay trung hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn trên 1 năm và dưới 5 năm. Loại
cho vay này thường được dùng để mua sắm tài sản cố định, mở rộng hoặc xây dựng công
trình nhỏ.

-Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn
xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Đối với đầu tư phát triển thì hoạt động cho vay trung hạn và dài hạn mới có tác dụng
chủ yếu. Do vậy để tăng cường khả năng sử dụng vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu quan
tâm đến 2 nguồn này.

IV> Ngân hàng chính sách:

1. Khái niệm:
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục
vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia.
Mục tiêu chính của các NHCS không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa
về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không
đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại.

2. Đặc điểm:
Được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo

Có vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu
hoạt động từng thời kỳ.

17
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Hoạt động cho vay của NHCSXH gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục
vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Được thực hiện các dịch vụ về thanh toán và ngân quỹ:

+Cung ứng các phương tiện thanh toán

+Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

+Thực hiện các dịch vụ thu nội bộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.

Các dịch vụ khác theo quy định của thống đống NHNN.

Được nhận các nguồn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của
các cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng và các tổ chức chính trị-xã hội,
các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

Mức lãi suất cho vay khá thấp, cao nhất là 0,65%/tháng.

Đối tượng cho vay của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, các đối tượng chính sách và
các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa; mức cho vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khá nhỏ,
tối đa không quá 30 triệu đồng.

 Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội:


- Tạo nguồn vốn thoát nghèo cho người nghèo, góp phần thực hiện xoá đói giảm
nghèo, công bằng xã hội.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ
phát triển.

- Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của chính phủ trong giáo dục, y tế, khoa
học.

2.Nguồn vốn:

18
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để tạo lập nguồn
vốn cho vay.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để lấy lãi tạo nguồn vốn.

Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Huy động vốn trong và ngoài nước.

Nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu.

3. Hoạt động:
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức tầng lớp dân cư,
bao gồm: tiền gửi có kì hạn, không kì hạn.

Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, vay các tổ chức tí
dụng trong và ngàoi nước. vay tiết kiệm bưu điện. Bảo hiểm xã hội Việt nam, vay NHNH.

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

Cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tạo việc làm
cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay từ các tổ chức Quốc tế, quốc gia, cá nhân trong
nước, ngoài nước theo hợp đồng ủy thác.

NHCSXH phục vụ các đối tượng sau:


- Hộ nghèo

- Học sinh , sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị

quyết

120/HĐBT

19
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất , kinh doanh thuộc hải đảo ,

thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển kinh tế –xã hội các xã
đặc biệt khó khăn miền núi , vùng sâu ,

vùng xa

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ .

B> ĐỊNH CHẾ PHI NGÂN HÀNG:


Định chế tài chính Phi Ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính – tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là hoạt động kinh doanh
thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh
toán. Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng bao gồm: Công ty Bảo hiểm, Công ty Tài chính,
Quỹ đầu tư, các định chế tài chính phi Ngân hàng khác (Quỹ cho vay của chính phủ, các
công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán…)

Các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng có một số đặc điểm chung như:

 Huy động các món tiền gửi có kỳ hạn để đưa vào lĩnh vực đầu tư

 Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác…
và mỗi loại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo mục tiêu hoạt động

 Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán cho
khách hàng nên không tham gia vào quá trình tạo tiền và do đó không bị chi phối, điều
hành, kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương

 Nếu như các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực thương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp

20
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

 Các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng dịch vụ thanh toán qua Ngân
hàng, còn các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên các mặt môi giới,
đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác.

I>Công ty tài chính:


Sự ra đời và phát triển của công ty tài chính làm cho hệ thống tài chính trở nên phong
phú, đa dạng, linh hoạt, hoàn chỉnh hơn. Hoạt động của các công ty tài chính ở nước ta đã
góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát
triển đa dạng của thị trường tài chính - tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.

21
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

1. Khái niệm:
Công ty tài chính là loại h́nh tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng
vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư: cung ứng các dịch vụ
khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được
nhận tiền gửi dưới 1 năm.

2.Đặc điểm:
Bản chất và phạm vi hoạt động.

+ Là tổ chức tài chính phi ngân hàng.

+ Không được làm dịch vụ thanh toán,

+ Không được nhận tiền gửi dưới một năm

+ Được mở chi nhánh và văn phòng đại diện

trong và ngoài nước.

+Cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ

MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH

+ Mức vốn pháp định theo quy định trước ngày 31/12/2008 là 300 Tỷ đồng, sau ngày
31/12/2008 là 500 Tỷ đồng.

+ Phần vốn pháp định phải được gửi vào tài khoản phong tỏa không được hưỡng lãi
tại NH sau 30 ngày thì được giải tỏa.

Thời hạn hoạt động:

Tối đa là không quá 50 năm

Được phép ra hạn thời hạn hoạt động theo sự cho phép cho NHNN và mỗi lần ra hạn
không quá 50 năm.

22
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng
cho nhiều dự án lớn trọng điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, các công ty tài chính lại trực thuộc
các tập đoàn mà các tập đoàn này về bản chất là sử dụng vốn của Nhà nước

3. Nguồn vốn:
Nguồn vốn tự có của công ty tài chính gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ rủi ro, lợi nhuận
chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và quỹ khác.

CTTC có thể tạo ra nguồn vốn bằng cách: Sử dụng vốn vay: Cho vay ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn.

Sử dụng vồn tự có để hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp
thành viên và thực hiện các nghiệp vụ khác để tạo ra lợi nhuận.

Nguồn vốn có được từ việc được phân phối lợi nhuận trên lượng vốn góp của mình tại
công ty mẹ.

4. Hoạt động:

 HUY ĐỘNG VỐN

Các hình thức huy động vốn:

Công ty Tài chính được huy động vốn từ các nguồn sau:

1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.

2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
hiện hành.

3. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính
quốc tế.

4. Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
23
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Cho vay:

Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:

1. Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.

2. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.

3. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.

Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

1. Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương
phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.

2. Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương
phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.

Bảo lãnh

Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với
người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy
định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước.

Các hình thức cấp tín dụng khác

Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.

 MỞ TÀI KHOẢN VÀ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ

24
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Mở tài khoản

1. Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty
Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.

2. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và
duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

. Dịch vụ ngân quỹ

Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

 CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành, gồm:

1. Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

2. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.

3. Tham gia thị trường tiền tệ.

4. Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.

5. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh
nghiệp.

6. Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá
nhân theo hợp đồng.

7. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách
hàng.

25
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

8. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và
các dịch vụ khác.

Các nghiệp vụ phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty
Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý
ngoại hối.

2. Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định
hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính
có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

3. Các hoạt động khác:

4. Ví dụ các công ty tài chính Việt Nam:


Tại Việt Nam, hiện có tới 17 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế
Nhà nước. Các công ty tài chính thường trực thuộc những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà
nước như: Công ty tài chính công nghiệp Tàu thủy, Công ty tài chính Điện lực, công ty tài
chính xi măng, công ty tài chính Than khoáng sản Việt nam, công ty tài chính Cổ phần Dầu
khí…

Đây là một hình thức tài chính khá mới mẻ vì các công ty này thuộc các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng nên các công ty này vẫn chưa phát triển quy mô như các ngân hàng
thương mại

II> Công ty bảo hiểm nhân thọ:

Vai trò của bảo hiểm

• Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia
bảo hiểm;
• Đề phòng và hạn chế tổn thất;
• Bảo hiểm là một công cụ tín dụng;

26
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

• Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt
động tái bảo hiểm.

1. Khái niệm:
BHNT là một quỹ dự chữ tài chính dài hạn được đóng góp bởi số đông người chia sẻ
rủi ro của một số ít người.

2. Đặc điểm:
Bảo hiểm nhân thọ là một loại dịch vụ đặc biệt.

Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn.

Bảo hiểm nhân thọ là một phương thức đầu tư lâu dài cho nguồn tài chính tương lai
của cá nhân và gia đình.

Bảo hiểm nhân thọ còn mang tính chất tương hỗ, tính xã hội to lớn.

Bảo hiểm nhân thọ ngoài tính chất kinh tế ra nó còn mang tính chất xã hội rõ rệt.

Bảo hiểm nhân thọ có ưu thế hơn là làm thủ tục và kí kết hợp đồng tại nhà.

Trong Bảo hiểm nhân thọ người tham gia Bảo hiểm và người nhận số tiền bảo hiểm
có nhiều khác nhau. Cụ thể:

- Đối với hoạt động Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn: thường thì người tham gia và
người nhận là như nhau, chỉ khi người tham gia không may bị chết thì người nhận là người
khác.
27
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Đối với hợp đồng ASGD thì người tham gia và người nhận là khác nhau.

3.Nguồn vốn:
Nguồn vốn có được từ việc đầu tư vào: Cổ phiếu, trái phiếu, kinh doanh bất động sản,
góp vốn và cho vay,……..

Nguồn vốn của các công ty bảo hiểm nhân thọ là tiền mua bảo hiểm của người dân.

Các công ty bảo hiểm nhân thọ được sử dụng các nguồn vốn có từ vốn chủ sở hữu,
vốn thu từ phí bảo hiểm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

4.Hoạt động:
Bảo hiểm nhân thọ đươc hiểu như một sự bảo đảm”một hình thức tiết kiệm” và
mang tính chất tươg hỗ.

Mỗi người mua hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ sẽ định kỳ trả những khoản tiền nhỏ
( gọi là phí BH) trong một thời gian dài đã thoả thuận trước (gọi là thời hạn BH) vào một
quỹ lớn do công ty BH quản lý, và công ty BH có trách nhiệm trả một số tiền lớn đã định
trước(gọi là số tiền bảo hiểm) cho người được bảo hiểm khi người được Bảo hiểm đạt đến
một độ tuổi nhất định, khi kết thúc thời hạn Bảo hiểm hay khi có một sự kiện xảy ra
( người được Bảo hiểm kết hôn hoặc vào đại học hoặc nghỉ hưu... ) hoặc cho thân nhân và
gia đình người được Bảo hiểm nếu không may họ chết sớm hơn.

Công ty BH dùng 1 phần lớn quỹ dự trữ này(phí bảo hiểm) để đầu tư sinh lợi. Lợi
nhuận thu được lại bỏ vào quỹ dự trữ. Vì vậy, khi hết hạn hợp đồng, người tham gia bảo
hiểm, ngoài số tiền bảo hiểm còn nhận thêm khoản tiền lãi do công ty đầu tư sinh lợi mà
có.

Công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở
Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
- Mua trái phiếu chính phủ.

28
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.


- Kinh doanh bất động sản.
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác.
- Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

 Các công ty bảo hiểm nhân thọ được sử dụng các nguồn vốn có từ vốn chủ sở hữu, vốn
thu từ phí bảo hiểm và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư.

 Đầu tư từ vốn chủ sở hữu

Phần vốn chủ sở hữu, tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp, chỉ được
đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay,
đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định tại Điều 4 Luật Doanh
nghiệp, trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.

 Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của công ty bảo hiểm được thực
hiện trực tiếp bởi công ty bảo hiểm hoặc thông qua ủy thác đầu tư (ví dụ như thông qua
một công ty quản lý quỹ) và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín
dụng: không hạn chế.

- Mua cổ phiếu, trái phiếu công ty không có bảo lãnh, góp vốn vào các công ty khác: tối đa
50 % vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

- Kinh doanh bất động sản, cho vay: tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.

Ngoài các lĩnh vực trên, công ty bảo hiểm không thể đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm vào các lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi như đầu tư vào vàng hoặc
mua bán hàng hóa.

29
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

 Bảo hiểm nhân thọ giúp thực hiện những mục tiêu sau: :

* Thay thế nguồn thu nhập thiếu hụt khi người trụ cột không còn nữa

Bảo hiểm nhân thọ không những mang lại cho bạn sự an tâm rằng nguồn thu nhập
thay thế sẽ giúp duy trì cuộc sống của gia đình mà còn đảm bảo những ước mơ của
bạn sẽ trở thành hiện thực. .

* Đảm bảo ước mơ sẽ thành hiện thực.

Cuộc sống với quá nhiều biến động và những mong muốn, kế hoạch quan trọng cho
bản thân, gia đình có thể bị dang dở nếu không may rủi ro xảy ra. Bảo hiểm nhân thọ sẽ
là nguốn tài chính đảm bảo giúp biến những ước mơ còn dang dở của mình thành hiện
thực cho dù không may có rủi ro xảy ra.

* Chi trả những chi phí sau cùng.

Tiền bồi thường của bảo hiểm nhân thọ có thể được dùng để chi trả cho những chi phí
sau cùng như chi phí ma chay và chi phí khám chữa bệnh không được Bảo hiểm y tế
thanh toán. Tiền bồi thường cũng có thể dùng để tất toán các khoản nợ của gia đình, và vì
vậy dỡ bỏ gánh nặng cho người thân khi bạn không còn ở bên họ nữa.

* Chuẩn bị tài sản thừa kế.

Ngoài việc tích lũy tài sản cố định, bạn có thể dùng bảo hiểm nhân thọ như một kênh
tiết kiệm nhằm tích lũy một khoản tiền để dành đáng kể cho người thân.

* Tiết kiệm một cách có kỷ luật.

5. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ:


Lấy một ví dụ, một người tham gia một hợp đồng bảo hiểm thời hạn 10 năm. Nếu
trong thời hạn này chẳng may có rủi ro gì xảy ra với người được bảo hiểm thì công ty bảo
hiểm sẽ chi trả cho người tham gia số tiền bảo hiểm đã ghi trên hợp đồng, ngoài ra còn
cộng thêm một khoản lãi tính đến thời điểm người được bảo hiểm gặp rủi ro.

Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ ACE

30
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA

Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) là “Gắn
bó dài lâu” với Việt Nam.

Tập đoàn Manulife đã đạt danh hiệu Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Xuất sắc của năm
2007 tại lễ trao Giải Đánh giá Bảo Hiểm châu Á năm 2007

III> Công ty bảo hiểm phi nhân thọ:

1. Khái niệm:

2. Đặc điểm:

3. Nguồn vốn:

4. Hoạt động:

5. Ví dụ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ:


Nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

 AIG là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên của Mỹ tại thị trường Việt Nam.

 Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam, công ty con của Tập đoàn Bảo hiểm
Mitsui Sumitomo (MSIG), sau khi được Bộ Tài chính cấp giấp phép thành lập và hoạt động
vào ngày 18/9/2008, chính thức bắt đầu hoạt động thương mại tại Việt Nam.

31
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

IV> Quỹ hưu trí:

1.Khái niệm:
Quỹ hưu trí là một hình thức bù đắp công lao của người lao động khi chủ hãng mở
một quỹ hưu mang tên người lao động và đều đặn bỏ vào quỹ một phần lương chưa đóng
thuế của người này. Với chương trình trợ giúp hưu trí, người công nhân không phải đóng
thuế tạm thu trên phần lương bỏ vào quỹ vì số tiền này không ghi trên bảng lương, nhưng
họ phải đóng thuế An Sinh Xã Hội (FICA) và Y Tế trên nguồn lợi tức trích bỏ vào quỹ hưu

2. Đặc điểm:

3. Nguồn vốn:

4. Hoạt động:

32
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

5. Ví dụ các quỹ hưu trí:

V>Quỹ tương hỗ:

1.Khái niệm:
Quỹ tương hỗ là một hình thức đầu tư trung gian cho phép một nhóm các nhà đầu tư
tập trung tiền vào một mục đích đầu tư đã xác định. Quỹ tương hỗ sẽ có người quản lý chịu
trách nhiệm đầu tư số tiền tập trung được để đầu tư vào các loại chứng khoán đã xác định
(thường là cổ phiếu hoặc trái phiếu). Khi bạn đầu tư vào một quỹ tương hỗ là bạn đang
mua cổ phần của quỹ và trở thành cổ đông của quỹ.

2.Đặc điểm:
Quỹ tương hỗ là một trong những hình thức đầu tư tốt nhất, bởi vì:

 Chi phí giao dịch thấp hơn so với đầu tư cá nhân;

 Không phải tính toán mua trái phiếu hay cổ phiếu nào;

 Đa dạng hóa đầu tư.

Lợi ích Quỹ tương hỗ đem lại cho các nhà đầu tư:
♣ Có thể tham gia đầu tư chứng khoán cả khi có nguồn vốn lớn hay nhỏ. Vì vậy có
thể huy động được mọi nguồn vốn trong xã hội.
♣ loại chứng khoán, san sẻ được các rủi ro và kiếm lời được một cách tối đa.
33
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

♣ Cơ hội đầu tư vào một sản phẩm được quản lý chuyên nghiệp.
♣ Cơ hội đầu tư vào hàng chục loại quỹ khác nhau, từ những quỹ tăng trưởng cho
tới những quỹ tăng trưởng mạnh, quỹ trái phiếu hay quỹ tương hỗ khác.
♣ khoán có tính thanh khoản (liquid security)

3.Nguồn vốn:
Thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn.

Một quỹ tương hỗ kiếm tiền theo hai cách:

Một là từ các khoản cổ tức hoặc lãi từ các khoản đầu tư của quỹ,

Hai là bằng cách bán các khoản đầu tư với giá cao hơn giá gốc.

Huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng
hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy
động vốn.

4.Hoạt động:

5. Ví dụ các quỹ tương hỗ:

VI> Quỹ đầu tư:

34
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

1.Khái niệm:
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ
các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản
khác.

Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

2.Đặc điểm:

Có ba loại quỹ tương hỗ:

• Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.
• Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu
chính phủ.
• Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn để ấn định giá
trị mỗi cổ phiếu ở giá 1$.

Phần lớn các quỹ tương hỗ là các quỹ mô hình mở (quỹ mở). Điều này có nghĩa
là nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu thì quỹ sẽ bán bấy nhiêu. Khi tiền đã
đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ phát triển hơn. Nếu nhà đầu tư muốn bán, quỹ đó sẽ mua
lại cổ phiếu (chứng chỉ quỹ) của họ.

Quỹ tương hỗ mô hình đóng (quỹ đóng) thì rất giống với các cổ phiếu về cách cổ
phiếu của quỹ được giao dịch. Bởi vì các quỹ này đầu tư tiền vào vô số chứng
khoán, nên họ chỉ có thể nâng số tiền đầu tư trong một lần duy nhất và họ cũng chỉ
chào bán một số lượng cố định nào đó các cổ phiếu của mình - những cổ phiếu sẽ
được giao dịch trên một thị trường (vì thế loại quỹ này còn có tên là quỹ giao dịch
trên thị trường quỹ) hoặc qua quầy (OTC).

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí phân
loại khác nhau.

1. Căn cứ vào nguồn vốn huy động:

+ Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)


Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng

35
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

+ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)


Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà
đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập
đoàn kinh tế lớn.

2. Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:

+ Quỹ đóng:
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động
vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư
có nhu cầu bán lại.

+ Quỹ mở:
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất
đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải
mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.

3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:

+ Quỹ đầu tư dạng công ty:


Quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp
luật từng nước.

+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng:


Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình
này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến
hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ
quỹ.

3.Nguồn vốn:

4.Hoạt động:

36
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

5.Ví dụ các quỹ đầu tư:


Thời điểm giữa năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland
với dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu USD từ các nhà đầu tư.

VII> Công ty cho thuê tài chính:

1.Khái niệm:
Công ty cho thuê tài chính là một Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức
tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường
xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.

2.Đặc điểm:
Có các hình thức:

Công ty cho thuê tài chính Nhà nước.

Công ty cho thuê tài chính cổ phần.

Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng.

Công ty cho thuê tài chính liên doanh.

Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra
một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong
các giao dịch vay vốn khác;

Bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn
tự nhiên...

Không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ từ 90%, có
khi đến 100% vốn đầu tư.

Nếu công ty đã đầu tư mua tài sản trước nhưng thiếu vốn lưu động vẫn có thể bán lại
cho công ty cho thuê tài chính, rồi sau đó công ty lại cho doanh nghiệp thuê lại.

37
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

2. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng vốn góp của
một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các bên trong công ty cho thuê tài chính liên doanh được chuyển nhượng phần vốn
góp của mình theo quy định của Chính phủ và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên
trong công ty cho thuê tài chính liên doanh.

Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của
mình nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam.

Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là 50 năm.
Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.

Đối với những công ty cho thuê tài chính đã được thành lập và cấp Giấy phép hoạt
động trước khi Nghị định này có hiệu lực, thời hạn hoạt động được áp dụng như quy định
trong Giấy phép hoạt động đã cấp.

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt Nam.

2. Bên thuê là tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản
thuê cho mục đích hoạt động của mình.

3. Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác

3. Nguồn vốn:

4. Hoạt động:
Cho thuê tài chính là Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn
tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.

38
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

Hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các
công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và tuân theo các quy
định của Nghị định này...

1. Huy động vốn từ các nguồn sau:

a) Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy
định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Được phát hành trái phiếu chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên
một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

c) Được vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

d) Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Cho thuê tài chính.

3. Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính. Theo hình thức này, công
ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng
phục vụ cho hoạt động của mình.

4. Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê
tài chính.

5. Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt
động cho thuê tài chính.

6. Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

5.Ví dụ các công ty cho thuê rài chính:


39
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

VIII>Quỹ tín dụng nhân dân:

1.Khái niệm:
Quỹ tín dụng nhân dân là 1 đơn vị kinh doanh do ngân hàng thành lập để cho người
dân vay vốn lãi suất do ngân hàng quy định .

2.Đặc điểm:
Quỹ tín dụng nhân dân tạo ra để cho người dân thuận tiền vay vốn.

Quỹ này thường thành lập trong 1 tỉnh hoặc thành phố cần có nhiều quỹ tín dụng của
nhiều ngân hàng khác nhau.

Quỹ tín dụng được thành lập để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối với mọi
đối tượng có nhu cầu , kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản. quỹ hoạt động dưới sự tài chợ
ngân hàng nhà nước , lãi suất tiền gửi và cho vay thương linh hoạt. thành viên của quỹ là
các cá nhân pháp nhân khác.

Thực chất là của quỹ là cùng đóng góp vốn để kinh doanh tiền tệ .

3. Nguồn vốn:
Hình thức huy động vốn

-Tiền gửi : thanh toán, tiết kiệm, có kỳ hạn , không kỳ hạn

- Qua chứng từ có giá là kỳ phiếu trái phiếu

- Qua thị trường liên ngân hàng

- Vay từ các tín dụng khác

- Từ nguồn hỗ trợ của chính phủ từ các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm và
vay từ các tín dụng khác.

4.Hoạt động:

40
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

5.Ví dụ các quỹ tín dụng nhân dân:

IX> Công ty chứng khoán:

1.Khái niệm:
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

2.Đặc điểm:
CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư với Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Chức năng chính của CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư với Trung tâm giao dịch
chứng khoán, người chơi chứng khoán sẽ phải đến các CTCK để thực hiện một số thủ tục
như mở tài khoản chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các CTCK.

Khi đã là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, sẽ phải mở tài khoản lưu ký
của bản thân công ty tại Trung tâm này và đồng thời mở tài khoản lưu ký cho khách hàng
của mình. Với dịch vụ này, CTCK sẽ thu được một mức phí nhất định.

Song, với nghiệp vụ tự doanh, CTCK sẽ tham gia mua bán chứng khoán như một tổ
chức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty, chứ không phải bằng tài khoản của khách
hàng.

3.Nguồn vốn:

4.Hoạt động:

 Dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư

a. Môi giới

Làm trung gian thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng

+ KH:

41
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

o Quyết định mua bán (khối lượng, giá cả, thời điểm)

o Hưởng và chịu trách nhiêm về kết quả mua bán của mình (lỗ/lãi)

o Trả phí cho CTCK

+ CTCK:

o Giúp lệnh mua, bán của các KH gặp nhau

o Cung cấp thông tin CK cho KH

o Tư vấn, giúp KH đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý

o Thu phí môi giới

b. Tư vấn đầu tư

42
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán

Cung cấp thông tin

Khuyến nghị đầu tư: mua/bán/nắm giữ

- Phân tích vĩ mô

- Phân tích ngành

- Phân tích công ty

- Phân tích cổ phiếu

- Phân tích xu hướng thị trường

- Thường là nghiệp vụ gián thu: hỗ trợ cho hoạt động môi giới và các hoạt
động khác

c. Quản lý danh mục đầu tư

- Công ty chứng khoán

o nhận vốn và uỷ quyền (ủy thác) của khách hàng

o Đầu tư vốn của khách hàng vào chứng khoán (mua/bán)

o Mụch đích: vốn của khách hàng đạt được mức sinh lời tối ưu nhấ

- Khách hàng

o Không ttrực tiếp thực hiện đầu tư, mà ủy quyền cho Công ty chứng
khoán đầu tư thay mình.

 Dịch vụ phục vụ tổ chức phát hành

a. Tư vấn cổ phần hoá (CPH)

- Xác định giá trị doanh nghiệp

- Tư vấn cơ cấu cổ đông

- Trung gian tổ chức bán đấu giá cổ phần

43
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

- Tư vấn xử lý liên quan đến cổ phần

- Tư vấn xây dựng điều lệ

- Tư vấn tổ chức đại hội cổ đông

b. Tư vấn phát hành chứng khoán


- Tư vấn lập phương án phát hành

q Giá phát hành/ lãi suất phát hành

q Thời điểm phát hành

q Đối tượng nhà đầu tư

- Đại lý phát hành

c. Bảo lãnh phát hành


( Đảm bảo đợt phát hành thành công)

-Cam kết bao tiêu toàn bộ:

q Mua hết ngay

q Sau đó bán lại

- Cam kết mua nốt toàn bộ phần không bán hết

d. Tư vấn niêm yết chứng khoán

 Đưa chứng khoán của tổ chức phát hành lên giao dịch tại sở Giao dịch
chứng khoán/ thị trường giao dịch chứng khoán
 Tư vấn lập hồ sơ niêm yết và đáp ứng các điều kiện niêm yết
 Tư vấn công tác công bố thông tin và quan hệ với nhà đầu tư

e. Lưu ký chứng khoán

- Lưu giữ an toàn chứng khoán

- Nhận cổ tức/ trái tức và quyền lợi khác cho nhà đầu tư

- Quản lý danh sách cổ đông/ danh sách trái chủ: làm thủ tục xác nhận
việc chuyển nhượng giữa các cổ đông/ giữa các trái chủ

44
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

f. Các dịch vụ khác

- Tư vấn tái cơ cấu tài chính

- Tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp.............

 Tự doanh:

- Mua bán cho chính công ty chứng khoán, vì lợi ích của công ty

- Tách biệt giữa tự doanh với môi giới và quản lý danh mục đầu tư (tránh xung
đột lợi ích với những dịch vụ vì lợi ích của khách hàng)

- Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh cho khách hàng trước lệnh
tự doanh.

MỤC LỤC

 Lời mở đầu:

A> Định chế ngân hàng:


I. Ngân hàng thương mại:
45
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

II. Ngân hàng phát triển:

III. Ngân hàng đầu tư:

IV. Ngân hàng chính sách:

B> Định chế phi ngân hàng:


I. Công ty tài chính:

II. Công ty BH nhân thọ:

III. Công ty BH phi nhân thọ:

IV. Quỹ hưu trí:

V. Quỹ tương hỗ:

VI. Quỹ tín dụng nhân dân:

VII. Công ty chứng khoán:

DANH SÁCH NHÓM:


1. Nguyễn Thị Diễm (Nhóm trưởng)

2. Lê Thị Thùy Linh

3. Bùi Mạnh Cường

4. Mai Thị Bích Thủy

5. Văn Bích Dung

6. Võ thị Ngọc

7. Nguyễn Thị Ngọc

8. Nguyễn Ngọc Nguyệt Sơn

9. Hoàng Thị Kiều Oanh

46
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

10. Nguyễn Thị Ngân

11. Nguyễn Thị Lên

****************________THE__//_END_________****************

47
GVHD: Trần Thị Thục Quyên
Trường CĐ Thương Mại Lớp KS2.1

48
GVHD: Trần Thị Thục Quyên

You might also like