You are on page 1of 19

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời gian.

Dòng
điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi
từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các
Thyristor. Trong kỹ thuật nguồn xoay chiều được ký hiệu là AC (viết tắt của Alternating
Current) hoặc ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã - hình sin).

Trong mạch điện điện tử, sóng sin được dùng để ám chỉ Điện xoay chiều đặc trên những
linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa

V(t) = V0 sin(ωt + θ)
V0 Biên độ (điện áp đỉnh)
ω vận tốc góc
t thời gian
θ pha ban đầu

1 – Khái niệm về dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những
thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.

Ở trên là các dòng điện xoay chiều hình sin, xung vuông và xung nhọn.

Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều.


Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp
lại vị trí cũ , chu kỳ được tính bằng giây (s)
Tần số điện xoay chiều : là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một
giây ký hiệu là F đơn vị là Hz

F=1/T
Pha của dòng điện xoay chiều :
Nói đến pha của dòng xoay chiều ta thường nói tới sự so sánh giữa 2 dòng điện xoay
chiều có cùng tần số .
* Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng
và cùng giảm như nhau:

Hai dòng điện xoay chiều cùng pha

* Hai dòng điện xoay chiều lệch pha : là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng
giảm lệch nhau .

Hai dòng điện xoay chiều lệch pha

* Hai dòng điện xoay chiều ngược pha : là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện
này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.

Hai dòng điện xoay chiều ngược pha

Biên độ của dòng điện xoay chiều


Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện.xoay chiều, biên độ
này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ
Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
Thường là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên zắc cắm
nguồn của các thiết bị điện tử., Ví dụ nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ
giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần =
khoảng 300V

Công xuất của dòng điện xoay chiều .


Công xuất dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai
đại lượng trên , công xuất được tính bởi công thức :

P = U.I.cosα

• Trong đó U : là điện áp
• I là dòng điện
• α là góc lệch pha giữa U và I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua điện trở thì độ lệch pha gữa U và I là α = 0 khi đó
cosα = 1 và P = U.I

=> Nếu dòng xoay chiều đi qua cuộn dây hoặc tụ điện thì độ lệch pha giữa U và I là +90
độ hoặc -90độ, khi đó cosα = 0 và P = 0 ( công xuất của dòng điện xoay chiều khi đi qua
tụ điện hoặc cuộn dây là = 0 )

2 – Dòng điện xoay chiều đi qua R, C, L

1. Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở


Dòng điện xoay chiều đi qua điện trở thì dòng điện và điện áp cùng pha với nhau , nghĩa
là khi điện áp tăng cực đại thì dòng điện qua trở cũng tăng cực đại. như vậy dòng xoay
chiều có tính chất như dòng một chiều khi đi qua trở thuần.do đó có thể áp dụng các công
thức của dòng một chiều cho dòng xoay chiều đi qua điện trở

I = U / R hay R = U/I Công thức định luật ohm

P = U.I Công thức tính công xuất

2 . Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện .


Dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện thì dòng điện sẽ sớm pha hơn điện áp 90độ
Dòng xoay chiều có dòng điện sớm
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua tụ

* Dòng xoay chiều đi qua tụ sẽ bị tụ cản lại với một trở kháng gọi là Zc, và Zc được tính
bởi công thức

Zc = 1/ ( 2 x 3,14 x F x C )

• Trong đó Zc là dung kháng ( đơn vị là Ohm )


• F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)
• C là điện dung của tụ điện ( đơn vị là µ Fara)

Công thức trên cho thấy dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với tần số dòng xoay chiều
(nghĩa là tần số càng cao càng đi qua tụ dễ dàng) và tỷ lệ nghịc với điện dung của tụ
( nghĩa là tụ có điện dung càng lớn thì dòng xoay chiều đi qua càng dễ dàng)

=> Dòng một chiều là dòng có tần số F = 0 do đó Zc = ∞ vì vậy dòng một chiều không
đi qua được tụ.

3. Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây.


Khi dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến
thiên này lại cảm ứng lên chính cuộn dây đó một điện áp cảm ứng có chiều ngược lại , do
đó cuộn dây có xu hướng chống lại dòng điện xoay chiều khi đi qua nó, sự chống lại này
chính là cảm kháng của cuộn dây ký hiệu là ZL

ZL = 2 x 3,14 x F x L

• Trong đó ZL là cảm kháng ( đơn vị là Ohm)


• L là hệ số tự cảm của cuộn dây ( đơn vị là Henry) L phụ thuộc vào số vòng dây
quấn và chất liệu lõi .
• F là tần số dòng điện xoay chiều ( đơn vị là Hz)

Từ công thức trên ta thấy, cảm kháng của cuộn dây tỷ lệ thuận với tần số và hệ số tự cảm
của cuộn dây, tần số càng cao thì đi qua cuộn dây càng khó khăn => tính chất này của
cuộn dây ngược với tụ điện.

=> Với dòng một chiều thì ZL của cuộn dây = 0 ohm, dó đó dòng một chiều đi qua cuộn
dây chỉ chịu tác dụng của điện trở thuần R mà thôi ( trở thuần của cuộn dây là điện trở đo
được bằng đồng hồ vạn năng ), nếu trở thuần của cuộn dây khá nhỏ thì dòng một chiều
qua cuộn dây sẽ bị đoản mạch.

* Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây thì dòng điện bị chậm pha so với điện áp 90 độ
nghĩa là điện áp tăng nhanh hơn dòng điện khi qua cuộn dây .
Dòng xoay chiều có dòng điện chậm
pha hơn điện áp 90 độ khi đi qua cuộn dây

=>> Do tính chất lệch pha giữa dòng điện và điện áp khi đi qua tụ điện và cuộn dây, nên
ta không áp dụng được định luật Ohm vào mạch điện xoay chiều khi có sự tham gia của
L và C được.

=>> Về công xuất thì dòng xoay chiều không sinh công khi chúng đi qua L và C mặc dù
có U > 0 và I >0.

4. Tổng hợp hai dòng điện xoay chiều trên cùng một mạch điện
* Trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều cùng pha thì biên độ
điện áp sẽ bằng tổng hai điện áp thành phần.

Hai dòng điện cùng pha biên độ sẽ tăng.

* Nếu trên cùng một mạch điện , nếu xuất hiện hai dòng điện xoay chiều ngược pha thì
biên độ điện áp sẽ bằng hiệu hai điện áp thành phần.

1. Khái niệm dòng điện xoay chiều

a. Định nghĩa
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian (theo
hàm cos hay sin của thời gian)
b. Biểu thức

Trong đó:
• i: giá trị cường độ dòng điện xoay chiều tức thời, đơn vị là (A)
• I0 > 0: giá trị cường độ dòng điện cực đại của dòng điện xoay chiều
• ω, φi : là các hằng số.
• ω > 0 là tần số góc
• (ωt + φi) : pha tại thời điểm t
• φi : Pha ban đầu của dòng điện
c. Các đại lượng đặc trưng

● Chu kì:

● Tần số:

2. Hiệu điện thế dao động điều hòa (Điện áp)

Cho khung dây dẫn có diện tích S gồm có N vòng dây quay đều với vận tốc góc ω xung
quanh trục đối xứng x’x trong từ trường đều có . Tại t = 0 giả sử . Sau
khoảng thời t, quay được một góc ωt. Từ thông gởi qua khung là φ = NBScosωt (Wb).
Đặt φ0 = NBS => φ = φ0cosωt, φ0 được gọi là từ thông cực đại. Theo hiện tượng cảm ứng
điện từ trong khung hình thành suất điện động cảm ứng có biểu thức e = -φ' = ωNBSsinωt

Đặt:
Vậy : suất điện động trong khung dây biến thiên tuần hoàn với tần số góc ω và chậm pha
hơn từ thông góc π/2. Nếu mạch ngoài kín thì trong mạch sẽ có dòng điện, hiệu điện thế
gây ra ở mạch ngoài cũng biến thiên điều hòa: u = U0cos(ωt + φu) (V)
Đơn vị : S (m2), φ (Wb)- Webe, B(T) – Testla, N (vòng), ω (rad/s). e (V)…

3. Độ lệch pha của hiệu điện thế và điện áp

Đặt φ = φu - φi , được gọi là độ lệch pha của hiệu điện thế và dòng điện trong mạch
Nếu φ > 0 thi khi đó hiệu điện thế nhanh pha hơn dòng điện hay dòng điện chậm pha hơn
hiệu điện thế
Nếu φ > 0 thi khi đó hiệu điện thế chậm pha hơn dòng điện hay dòng điện nhanh pha hơn
hiệu điện thế

4. Các giá trị hiệu dụng

Cho dòng điện xoay chiều i = I0cos(ωt + φ) chạy qua R, công suất tức thời tiêu thụ trong
R
p = Ri2 =
Giá trị trung bình của p trong 1 chu kì:
Kết quả tính toán, giá trị trung bình của công suất trong 1 chu kì (công suất trung bình):

Nhiệt lượng tỏa ra khi đó là:


Cũng trong cùng khoảng thời gian t cho dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) qua
điện trở R nói trên thì nhiệt lượng tỏa ra là:

Cho:
I được gọi là giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều hay cường độ hiệu
dụng
Tương tự ta cũng có hiệu điện thế hiệu dụng và suất điện động hiệu dụng là:

Ngoài ra, đối với dòng điện xoay chiều, các đại lượng như hiệu điện thế, suất điện động,
cường độ điện trường, … cũng là hàm số sin hay cosin của thời gian, với các đại lượng
này

5. Các ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt) (A), hiệu
điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V, và sớm pha π/3 so với dòng
điện.
a. Tính chu kỳ, tần số của dòng điện
b. Tính giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch
c. Tính giá trị tức thời của dòng điện ở thời điểm t = 0,5 (s)
d. Trong một giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần
e. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là

* Hướng dẫn giải:

a. Từ biểu thức của dòng điện i = 2cos(100πt) ta có ω = 100π (rad/s)

Từ đó ta có chu kỳ và tần số của dòng điện là:

b. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch là:
c. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì i = 2cos(100π.0,5) = 0
Vậy tại t = 0,5s thì i = 0
d. Từ câu b ta có f = 50 (Hz), tức là trong một giây thì dòng điện thực hiện được 50 dao
động. Do mỗi dao động dòng điện đổi chiều hai lần nên trong một giây dòng điện đổi
chiều 100 lần.

e. Do hiệu điện thế sớm pha so với dòng điện nên có:
Hiệu điện thế cực đại là:

Biểu thức của hiệu điện thế hai đầu mạch điện là:
* Nhận xét : Trong trường hợp tổng quát thì số lần mà dòng điện đổi chiều trong 1(s) là
2f.

Ví dụ 2: Một mạch điện xoay chiều gồm một điện trở R = 50Ω, dòng điện qua mạch có

biểu thức
a. Viết biểu thức hiệu điện thế hai đầu mạch điện biết rằng hiệu điện thế hiệu dụng là

và hiệu điện thế nhanh pha hơn dòng điện góc


b. Tính nhiệt lượng tỏa trên điện trở R trong 15 phút.

* Hướng dẫn giải

a. Ta có:

Biểu thức của hiệu điện thế là:


b. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là:

Ví dụ 3 : Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 150 vòng dây quay đều với vận
tốc 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc trục quay của
khung và có độ lớn B = 0,002T. Tính:
a. Từ thông cực đại gửi qua khung
b. Suất điện động cực đại

* Hướng dẫn giải :

Tóm tắt:
N = 150 vòng
B = 0,002T
ω = 3000 vòng/phút = 100π (rad/s)
a. Từ thông qua khung là φ = NBScosωt => từ thông cực đại là:

b. Suất điện động qua khung là:

Vậy suất điện động cực đại qua khung là E0 = 0,47(V)

Ví dụ 4: Một khung dây dẹt hình chữ nhật gồm 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là
53,5 cm2, quay đều với tốc độ góc là 3000 vòng/phút quanh trục xx’ trong một từ trường
đều có B = 0,02T và đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Tính suất điện động
hiệu dụng của suất điện động xuất hiện trong khung

* Hướng dẫn giải:

Tóm tắt: S = 50cm2 = 50.10-4m2


N = 500 vòng
B = 0,02T
ω = 3000 vòng/phút = 100π (rad/s)
Suất điện động cực đại là:

Từ đó suất điện động hiệu dụng:

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1 : Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 40cm x 60cm, gồm 200 vòng dây, được
đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,2T. Trục đối xứng của khung dây vuông góc
với từ trường. Khung dây quay quanh trục đối xứng đó với vận tốc 120vòng/phút.
a. Tính tần số của suất điện động
b. Chọn thời điểm t = 0 là lúc mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ.
Viết biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung dây
c. Suất điện động tại t = 5s kể từ thời điểm ban đầu có giá trị nào?
d. Nếu bỏ qua điện trở của khung dây thì hiệu điện thế hai đầu khung

1. Kiến thức nền tảng:

- Quãng đường mà vật đi được trong 1 chu kỳ dao động là S = 4A.

- Quãng đường mà vật đi được trong chu kỳ dao động là S = 2A.

- Quãng đường mà vật đi được trong chu kỳ dao động là S = A.

- Chiều dài quỹ đạo: 2A.


2. Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và hình chiếu của chuyển động
tròn đều.

Xét một vật chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính A và tốc độ
góc là ω. Tại thời điểm ban đầu chất điểm ở vị trí điểm M0 và tạo với trục ngang một góc
φ. Tại thời điểm t chất điểm ở vị trí điểm M và góc tạo với trục ngang là (ωt + φ). Khi đó
hình chiếu của điểm M xuống Trục ngang là OP có độ dài đại số .

Khi đó ta nói hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều là một dao động điều
hòa.

* Chú ý : Úng dụng của hình chiếu chuyển động tròn đều vào dao động điều hòa là một
công cụ rất mạnh" trong các dạng bài toán liên quan đến quãng đường và thời gian
trong dao động điều hòa. Không chỉ giới hạn trong phạm vi của chương Dao động cơ
học này mà ở các chương về Dao dộng điện từ hay Dòng điện xoay chiều chúng ta cũng
sẽ gặp lại ứng dụng của nó. Và việc hiểu để áp dụng được là một yêu cầu cần thiết và
giúp chúng ta giải quyết nhanh các bài toán.

3. Các dạng bài toán cơ bản:

Dạng 1: Tìm khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x1 đến x2

Cách giải : Chúng ta sử dụng ứng dụng của hình chiếu dao động điều hòa vào chuyển
động tròn đều. Các bước thực hiện như sau :

- Xác định các vị trí x1 và x2 trên trục quỹ đạo.

- Tính các góc φ1, φ2 với thỏa mãn (0 ≤ φ1, φ2 ≤ π)

- Thời gian ngắn nhất cần tìm là:

* Ví dụ điển hình :

Ví dụ 1 : Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 8s, tính thời gian ngắn nhất vật đi từ

vị trí đến vị trí có li độ

Hướng dẫn giải :


Ta có tần số góc:

Vậy thời gian ngắn nhất mà vật đi từ đến là .

Ví dụ 2 :

Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ là A. Tìm thời gian ngắn nhất mà vật
đi từ vị trí:

a. x = 0 (vị trí cân bằng) đến vị trí x = A.

b. x = 0 (vị trí cân bằng) đến vị trí .

c. đến vị trí x = A.

Hướng dẫn giải :

Thực hiện các thao tác như ví dụ 1 chúng ta có:

a.

b.
c.

NHẬN XÉT : 3 Trường hợp trên là những trường hợp phổ biến nhất trong các kỳ thi và
hầu như các bài toán lớn hơn thì biến đổi đều đưa về 3 trường hợp trên. Từ đó chúng ta
cần ghi nhớ công thức:

Khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x = A hoặc x = -A và ngược lại thì

Khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí hoặc và ngược lại thì

Khi vật đi từ vị trí đến vị trí x = A hoặc đến x = -A và ngược lại thì

Dạng 2: Tìm quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 đến t2.

Cách giải : Xác định vị trí và chiều chuyển động của vật dựa vào việc giải các phương
trình lượng giác sau:

(v1 và v2 chỉ cần xác định dấu)

Phân tích: Δt = t2 – t1 = n.T + T/2 + T/4 + t0 (n ЄN; 0 ≤ t0 < T/4)

- Quãng đường đi được trong thời gian n.T + T/2 + T/4 là S1 = n.4A+ 2A + A

- Ta tính quãng đường vật đi được trong thời gian t0 là bằng cách sau:

• Tính li độ x1 và dấu của vận tốc v1 tại thời điểm

• Tính li độ x2 và dấu của vận tốc v2 tại thời điểm t2

• Nếu trong thời gian t0 mà vật không đổi chiều chuyển động (v1 và v2 cùng dấu) thì
quãng đường đi được trong thời gian cuối t0 là S2 = |x2 - x1|
• Nếu trong thời gian t0 mà vật đổi chiều chuyển động (v1 và v2 trái dấu) thì để tính quãng
đường đi được trong thời gian cuối t0 ta phải biểu diễn chúng trên trục tọa độ rồi tính S2.
Từ đó quãng đường tổng cộng là S = S1 + S2

CHÚ Ý :

+ Nếu Δt = T/2 thì S2 = 2A

+ Tính S2 bằng cách định vị trí x1, x2 và chiều chuyển động của vật trên trục Ox

+ Trong một số trường hợp có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao
động điều hoà và chuyển động tròn đều sẽ đơn giản hơn.

+ Tốc độ trung bình của vật đi từ thời điểm t1 đến t2: với S là quãng đường
tính như trên. Ví dụ điển hình :

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình . Tính
quãng đường vật đi được trong 1,1s đầu tiên.

Hướng dẫn giải: Quãng đường vật đi được trong 1,1s đầu tiên tức là tính từ lúc vật bắt
đầu chuyển động. Như vậy chúng ta phải thay t = 0 vào phương trình li độ và phương
trình vận tốc để kiểm tra xem vật bắt đầu đi từ vị trí nào và theo chiều nào.

Ta có :

Tại t = 0 :

Vậy vật bắt đầu đi từ vị trí x = - 1cm theo chiều dương. Ta lại có

Quãng đường vật đi được là S = 5.4A+ 2A = 22A =


44cm.
Ví dụ 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình . Tính quãng
đường vật đi được trong 2,25s đầu tiên.

Hướng dẫn giải:

Cách 1 : (Sử dụng phân tích) Ta có : ; (s) Quãng


đường vật đi được trong 2s đầu tiên là S1 = 4A = 16cm.

- Tại thời điểm t = 2s :

- Tại thời điểm t = 2,25s :

Từ đó ta thấy trong 0,25s cuối vật không đổi chiều chuyển động nên quãng đường vật đi

được trong 0,25s cuối là S2 = .

Vậy quãng đường vật đi được trong 0,25s là S =

Cách 2: (Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều).

Tương tự như trên ta phân tích được Δt = 2,25s = T + 0,25(s)

Trong một chu kỳ T vật đi được quãng đường S1 = 4A = 16cm

Xét quãng đường vật đi được trong 0,25s cuối. Trong thời gian 0,25s cuối thì góc mà vật

quét được trên đường tròn bán kính A = 4cm là Độ dài hình
chiếu của vật chính là quãng đường đi được. Độ dài hình chiếu này là

Từ đó ta cũng tìm được quãng đường mà vật đi được là S =


Dạng 3: Tính quãng đường lớn nhất và nhỏ
nhất vật đi được trong khoảng thời gian 0 <
Δt < T/2.

Cách giải:

NHẬN XÉT : Vật có vận tốc lớn nhất khi qua VTCB, nhỏ nhất khi qua vị trí biên nên
trong cùng một khoảng thời gian quãng đường đi được càng lớn khi vật ở càng gần
VTCB và càng nhỏ khi càng gần vị trí biên. Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà
và chuyển đường tròn để để giải bài toán. Góc quét Δφ = ωΔt.

• Quãng đường lớn nhất khi vật đi từ M1 đến M2 đối xứng qua trục sin (hình 1)

• Quãng đường nhỏ nhất khi vật đi từ M1 đến M2 đối xứng qua trục cos (hình 2)

CHÚ Ý : + Trong trường hợp Δt > T/2

Tách:

Trong đó:

Trong thời gian quãng đường luôn là n.2A

Trong thời gian Δt’ thì quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất tính như trên.

+ Tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất của trong khoảng thời gian Δt:

và với Smax; Smin tính như trên.

Ví dụ điển hình :

Ví dụ 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ là T. Tìm quãng đường:
a. Nhỏ nhất mà vật đi được trong .

b. Lớn nhất mà vật đi được trong .

c. Nhỏ nhất mà vật đi được trong .

Hướng dẫn giải :

a. Góc mà vật quét được là :

Áp dụng công thức tính Smin ta có:

b. Góc mà vật quét được là:

Áp dụng công thức tính Smax ta có:

c. Do Quãng đường mà vật đi được trong luôn là 2A.

Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong chính là quãng đường nhỏ nhất mà vật

đi được trong . Theo câu a ta tìm được quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong
là .

Vậy quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong là

Ví dụ 2 : Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Tìm tốc độ trung bình

nhỏ nhất và tốc độ trung bình lớn nhất của vật trong .
Hướng dẫn giải : Góc quét

Dạng 4: Bài toán tìm li độ, vận tốc dao động sau (trước) thời điểm t một khoảng thời gian
Δt. Biết tại thời điểm t vật có li độ x = x0.

Cách giải:

* Từ phương trình dao động điều hoà: x = Acos(ωt + φ) cho x = x0 Lấy nghiệm ωt + φ =
α với ứng với x đang giảm (vật chuyển động theo chiều âm vì v < 0) hoặc ωt +
φ = -α ứng với x đang tăng (vật chuyển động theo chiều dương)

* Li độ và vận tốc dao động sau (trước) thời điểm đó Δt giây là:

hoặc

Ví dụ điển hình :

Một vật dao động điều hòa với phương trình:

a. Biết li độ của vật tại thời điểm t là 4cm. Xác định li độ của vật sau đó 0,25s

b. Biết li độ của vật tại thời điểm t là - 6cm. Xác định li độ của vật sau đó 0,125s

c. Biết li độ của vật tại thời điểm t là 5cm. Xác định li độ của vật sau đó 0,3125s
Hướng dẫn giải:

4. Bài tập tương tự luyện tập

Bài 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình . Gọi M và N
là hai biên của vật trong quá trình dao động. Gọi I và J tương ứng là trung điểm của OM
và ON. Hãy tính vận tốc trung bình của vật trên đoạn từ I tới J.

Bài 2: Một vật dao động điều hòa với biên độ là A và chu kỳ T. Tìm:

a) Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong .

b) Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong .

c) Tốc độ trung bình lớn nhất mà vật đi được trong .

Bài 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình . Quãng đường

vật đi được trong khoảng thời gian từ t1 = 1,5s đến t2 = là bao nhiêu?

Bài 4: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ A. Hãy tính khoảng thời gian
ngắn nhất để vật đi từ vị trí có ly độ:

a) x1 = A đến x2 = A/2

b) x1 = A/2 đến x2 = 0

c) x1 = 0 đến x2 = -A/2

d) x1 = -A/2 đến x2 = -A

e) x1 = A đến x2 = A

f) x1 = A đến x2 = A
g) x1 = A đến x2 = -A/2

Bài 5: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4cm có chu kỳ dao động T = 0,1s.

a) Tính khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có ly độ x1 = 2cm đến x2 = 4cm.

b) Tính khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí x1 = -2cm đến x2 = 2cm.

c) Tính khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x =2cm.

 Biên soạn Thầy Đặng Việt Hùng - BK Hà Nội

You might also like