You are on page 1of 35

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
3. Đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH .................................................26
4. Chi đầu tư xây dựng cơ bản...........................................................................27

1
LỜI MỞ ĐẦU

Như mọi quốc gia trên thế giới, BHXH Việt Nam trong những năm qua
được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan
tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước; điều này có thể dễ dàng lý giải bởi
BHXH không chỉ liên quan đến hàng triệu lao động mà còn bởi nó có ý nghĩa rất
lớn đối với cả những người phụ thuộc vào các đối tượng trên. BHXH chẳng những
có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, chính sách
này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực kinh tế và khả năng tổ chức quản lý
của Nhà nước.
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá như hiện nay thì vấn đề người lao động và các chế độ chính sách đối với
người lao động ngày càng trở lên quan trọng bởi nó không chỉ có ý nghía về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội sâu sắc. Hơn thế nữa, sự mở ra
của nhiều thành phần kinh tế đã và đang gây không ít khó khăn cho các nhà quản
lý vĩ mô trong việc chăm lo cuộc sống và điều kiện làm việc của người lao động.
Để có thể giải quyết tốt vấn đề này, trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều quan tâm cho công tác BHXH. Từ đó giúp người lao động yên tâm
hơn trong công tác.
Điều này đòi hỏi cần thực hiện tốt các chế độ BHXH. Do vậy nhóm em
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng triển khai các chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta
hiện nay”
Mặc dù chúng em đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng do trình độ và kinh
nghiệm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
A. Cơ sở lý luận
I. Lý luận chung về bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm
BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc
hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế
cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về BHXH.
Ví dụ:
- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, người
lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người
được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình
thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của
pháp luật (hưu) hoặc chết.
- Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính
giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro
xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội….

2. Đối tượng của BHXH


Có người cho rằng, đối tượng của BHXH là người lao động. Tuy nhiên,
theo bản chất vốn có, đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động chứ
không phải bản thân họ. BHXH được hình thành để góp phần cân bằng thu nhập
cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả
năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng. Còn đối tượng đảm
bảo của BHXH là người lao động và gia đình họ theo quy định của pháp luật
BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước trong một số trường hợp.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt
Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

3
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,
tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người
lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm
việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không
xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu
tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng
lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong
độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham
gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi
chung là người lao động.

3. Các chế độ của BHXH


Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường
hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao động khi họ
gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm. Tùy theo điều kiện, hệ thống
BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong số 9 chế độ mà
Tổ chức Lao động quốc tế quy định. Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy
định có 5 chế độ:
- Chế độ trợ cấp cho những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm
đau);
- Chế độ BHXH cho lao động nữ khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản);
- Chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ & BNN);

4
- Chế độ chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử
tuất);
- Chế độ bảo hiểm tuổi già (gọi tắt là chế độ hưu trí).
Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể
hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lao động khi
họ tham gia BHXH.
Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều
kiện hưởng BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp. Trợ cấp BHXH là
khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người
được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng lao động
hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.

4. Quỹ BHXH
4.1. Khái niệm
Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia
BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung,
được sử dụng để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm
hoặc bị chết. Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự
phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay
cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và
phát triển.
4.2. Đặc trưng
Mặc dù là một quỹ tài chính, nhưng phục vụ cho những mục tiêu xã hội, vì
vậy quỹ BHXH có những đặc trưng riêng, khác với những loại quỹ tài chính khác,
đó là:
- Việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH không vì mục tiêu lợi nhuận
- Quỹ BHXH vừa có tính sử dụng tức thời vừa có tính sử dụng lâu dài
- Quỹ BHXH vừa có thể là một tài khoản vừa có thể là một tổ chức BHXH
- Hình thức và cơ chế hoạt động của quỹ BHXH phụ thuộc vào cơ chế kinh
tế, chính sách BHXH và cơ chế tài chính của mỗi quốc gia trong các giai đoạn lịch
sử
- Quỹ BHXH vừa có chức năng phân phối và chức năng giám đốc
4.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc vào pháp
luật BHXH và tuỳ thuộc vào mục đích của hệ thống BHXH của mỗi nước. Trước
hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà
nước. Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. Thứ hai, là phần
tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên
trách đưa vào hoạt động sinh lợi. Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và
tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH. Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp
pháp khác được pháp luật của mỗi nước quy định.

5
Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những
rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn
trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp
giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả
ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình.
4.4. Sử dụng quỹ BHXH
Theo mục đích của BHXH, quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản
chủ yếu như: trả trợ cấp theo các chế độ BHXH (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn
nhất ); chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp (tiền lương, đào tạo...)
chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác.
Quỹ BHXH phải được tính toán nhằm mục đích đảm bảo các nhu cầu về
BHXH, đảm bảo đủ chi trả các trợ cấp BHXH cho những người thụ hưởng hiện tại
và những người thụ hưởng trong tương lai gần và xa. Tỷ lệ, mức độ và các khoản
chi trả cho các chế độ BHXH phụ thuộc vào chính sách BHXH của mỗi quốc gia
được luật pháp hóa, trên cơ sở phù hợp với các quy định của các Công ước Quốc
tế. Đồng thời, để các hoạt động của cả hệ thống BHXH được diễn ra bình thường,
cần phải có các chi phí quản lý và các chi phí này cũng được chi ra từ quỹ BHXH.
Chung nhất, có thể nêu các khoản chi của quỹ BHXH như sau:
- Chi trả các trợ cấp BHXH: Đây là khoản chi chủ yếu của quỹ BHXH. Tùy
theo quy định của từng nước, các chế độ BHXH có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo
ILO, có thể có các loại trợ cấp sau:
+ Các trợ cấp ngắn hạn: dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, BHYT, thất nghiệp; trợ cấp gia
đình...
+ Các trợ cấp dài hạn: dùng để chi trả các chế độ dài hạn như hưu trí; tử
tuất, tai nạn lao động và BNN nặng. Các trợ cấp này được xác định theo những
căn cứ kinh tế - xã hội và các điều kiện sinh học của mỗi nước trong những giai
đoạn nhất định và được pháp luật quy định.
- Chi phí quản lý: Đây là khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của tổ
chức BHXH, bao gồm:
+ Chi lương cho đội ngũ làm công tác BHXH trong toàn hệ thống
+ Chi phí nghiệp vụ BHXH
+ Chi nghiên cứu phát triển BHXH
+ Chi phí hành chính (điện, nước, văn phòng phẩm...)
+ Chi phí mua sắm, sửa chữa nhỏ...
Những khoản chi phí quản lý nêu trên có thể khác nhau tùy theo từng nước.
Ví dụ, có nước chi trả lương cho bộ máy do ngân sách Nhà nước đảm nhận, không
nằm trong các khoản chi của quỹ BHXH...
- Chi phí đầu tư: khoản chi này để đảm bảo các hoạt động đầu tư phần nhàn
rỗi của quỹ BHXH được diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao. Về mặt kế toán,
khoản chi này có được trích ra trong tổng thu được từ lợi nhuận đầu tư.
- Chi dự phòng: Đây là khoản dự trữ có thể phát sinh trong năm ngoài dự
liệu.

6
- Chi phí khác có liên quan đến hoạt động BHXH.

5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia


Các bên tham gia BHXH gồm có: người sử dụng lao động, người lao động
và các cơ quan BHXH.
a. Người sử dụng lao động.
* Trách nhiệm:
- Đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định.
- Trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH đúng quy định.
- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi có kiểm
tra, thanh tra về BHXH của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Quyền hạn:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ
của BHXH .
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có
hành vi vi phạm Điều lệ bảo hiểm xã hội.
b. Người lao động
* Trách nhiệm:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Thực hiện đúng các quy định về việc lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH.
- Bảo quản, sử dụng sổ BHXH và hồ sơ về BHXH theo đúng quy định.
* Quyền hạn:
- Được nhận sổ bảo hiểm xã hội.
- Được nhận lương hưu hoặc trợ cấp kịp thời, đầy đủ, thuận tiện khi có đủ
điều kiện hưởng BHXH theo quy định tại Điều lệ BHXH.
- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao
động hoặc tổ chức BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.
c. Cơ quan bảo hiểm xã hội
* Trách nhiệm:
- Tổ chức thu, quản lí, sử dụng quỹ BHXH đúng quy định.

7
- Thực hiện các chế độ BHXH đúng quy định tại Điều lệ BHXH.
- Tổ chức việc trả lương hưu và trợ cấp BHXH kịp thời, đầy đủ, thuận tiện.
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm xã hội.
- Thông báo định kì hàng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội đối
với người lao động và sử dụng lao động.
* Quyền hạn:
- Trình Thủ Tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các
quy định để quản lí việc thu, chi BHXH và để xác nhận đối tượng được hưởng các
chế độ BHXH quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức phương thức quản lí quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độ
bảo hiểm xã hội có hiệu quả.
- Tuyên truyền, vận động để mọi người tham gia thực hiện BHXH.
- Từ chối việc chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng chế độ
BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá
làm giả hồ sơ tài liệu.

II. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH


1. Trên thế giới
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỉ XIII
ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy
nhiên ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp . Từ thế kỉ
XVI đến thế kỉ XIII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau
trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ để giúp đỡ lẫn
nhau. Ở Anh năm 1973 đã thành lập hội “bằng hữu” để giúp đỡ các hội viên khi bị
ốm đau, tai nạn nghề nghiệp.
Năm 1883, nước Phổ ( Cộng hoà liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật
bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Bảo hiểm
xã hội đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa
nhận. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ( 10/12/1948) đã nghi: “ Tất cả
mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ngày
4/6/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã kí công ước Giơnevơ (102) về “Bảo
hiểm xã hội cho người lao động” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành
BHXH cho người lao động và gia đình họ. Theo công ước 102 tháng 6 năm 1952

8
tại Giơnevơ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phạm vi của BHXH là trợ cấp
cho 9 chế độ sau:
- Chăm sóc y tế
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp tuổi già
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp gia đình
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp khi tàn phế
- Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9 chế
độ trên và không phải nước nào cũng có phạm vi, đối tượng, nguồn hình thành quỹ
giống nhau. Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khác nhau thì khác
nhau, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và và hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai
đoạn phát triển mà mỗi nước có hình thức áp dụng khác nhau cho phù hợp.
Trên thế giới có 35 nước thực hiện được 9 chế độ, 37 nước chưa thực hiện
được chế độ thứ 3 ( trợ cấp thất nghiệp), 67 nước chưa thực hiện được chế độ thứ
3 và thứ 6 ( trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình).

2. Tại Việt Nam


2.1. Giai đoạn trước năm 1945
Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất
nước bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.
Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những
khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng
có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai).
2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12
năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân
dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người
già. Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL
quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch
ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức. Đặc điểm của chính sách pháp luật
bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên
việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự
quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời
những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự
phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
2.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về
BHXH được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961

9
có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là công nhân viên chức
nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước
do các cơ quan đơn vị đóng góp. Năm 1964 có Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng
miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính
thể Ngụy.
2.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Bảo hiểm xã hội được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà
nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách BHXH bộc lộ những nội
dung cần sửa đổi bổ sung. Bảo hiểm xã hội mở rộng đối tượng, thành lập quỹ
BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ
sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để
quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp. Ngày 16/02/1995, Chính phủ có
Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống
nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam.

III. Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội và chính sách kinh tế
1. Với chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một vấn đề rộng lớn, được cụ thể hoá và thể chế hoá
bằng pháp luật, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung
và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu
cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân... chính
sách xã hội bao trùm lên mọi cuộc sống của con người. Trong hệ thống các chính
sách xã hội thì BHXH là một chính sách quan trọng. Chính sách BHXH và các
chính sách xã hội khác có mối quan hệ biện chứng với nhau, các chính sách này hỗ
trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ
góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH và ngược lại thực hiện tốt chính sách
BHXH sẽ góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội khác. Chẳng hạn như chính
sách tiền lương là cơ sở để xác định mức đóng BHXH, vì vậy mức tiền lương phải
đảm bảo đủ trang trải các nhu cầu cơ bản của người lao động và phần đóng BHXH
do đó chính sách tiền lương hợp lí sẽ góp phần thực hiện chính sách bảo hiểm xã
hội .
Chính sách việc làm có liên quan đến chính sách BHXH được thể hiện khá
rõ nét, số người làm việc ngày càng nhiều và mức thu nhập ổn định sẽ tạo cho
BHXH có nguồn thu ổn định; ngược lại chính sách giảm biên chế, chính sách giảm
lao động làm việc trong các doanh nghiệp như quyết định 176/HĐBT, quyết định
111/CP... dẫn đến tăng số người về nghỉ chế độ...làm tăng nguồn chi BHXH như
hiện nay ngân sách hàng năm phải cấp bù rất lớn. Ngoài ra chính sách BHXH
cũng có tác động lớn đến chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách đối
với những người tham gia chiến trường B,C,K.

10
2. Với chính sách kinh tế
Mối quan hệ giữa chính sách BHXH với chính sách kinh tế được thể hiện ở
chỗ hai loại chính sách này có giới hạn hợp lí. Nếu không xác định được giới hạn
hợp lí này sẽ dẫn đến hoặc là xây dựng một hệ thống BHXH không phù hợp khả
năng và trình độ phát triển của nền kinh tế làm cho chính sách BHXH thực thi
không cao, tác động tiêu cực đến nền sản xuất xã hội. Hoặc nếu chỉ tập trung phát
triển kinh tế, coi trọng yếu tố năng suất lao động mà không đầu tư thoả đáng cho
chính sách xã hội trong đó có chính sách BHXH sẽ làm mất ổn định xã hội. Bởi
vậy thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ tạo điều kiện để giải phóng năng lực sản
xuất, tạo năng suất lao động cao, sản xuất ổn định. Mối quan hệ giữa chính sách
BHXH với chính sách kinh tế còn thể hiện thông qua mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự thân
nó không dẫn tới tiến bộ xã hội và càng không dẫn tới công bằng xã hội một cách
trực tiếp, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở một mức độ nào đó có thể thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải qua khâu phân phối mới đưa các chính sách
BHXH nói riêng và phúc lợi xã hội nói chung tới các tầng lớp dân cư. tăng trưởng
kinh tế là một điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách BHXH có hiệu quả.
Ngược lại khi xem xét chính sách BHXH dưới góc độ một chính sách kinh tế khi
hoạch định chính sách BHXH không hợp lí, xây dựng mức đóng BHXH không
phù hợp sẽ làm nâng giá thành sản phẩm lên cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh
giảm, hạn chế tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên giữa tăng trưởng kinh tế và chính
sách BHXH cũng có sự mâu thuẫn. Qúa trình nâng cao hiệu quả kinh tế thường
xuất hiện các hiện tượng cố tình không thực hiện chính sách BHXH cho người lao
động như đóng BHXH không đứng mức thu nhập, kí hợp đồng lao động ngắn hạn,
trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo gây ra tai nạn lao động- bệnh nghề
nghiệp. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ này phụ thuộc vào bản chất chế độ
chính trị xã hội và năng lực quản lí của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tối ưu
sự kết hợp sự phát triển kinh tế với việc thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của xã
hội gắn liền tiến bộ xã hội với sự phát triển toàn diện con người.

11
B. Thực trạng triển khai BHXH ở Việt Nam.
I. Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH

1. Hệ thống quản lý

Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Hội đồng
quản lý) giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện
chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và thành
viên khác do Chính phủ quy định.

Hội đồng quản lý có Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên
do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm.

Hội đồng quản lý có Văn phòng giúp việc. Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng
giúp việc do Hội đồng quản lý quy định.

2. Bộ máy hoạt động

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập
trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:

1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm Xã hội tỉnh) trực thuộc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện)
trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

II. Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH ở Việt Nam

1. Quản lý đối tượng tham gia


1.1. Đối tượng phải nộp BHXH
a. Người sử dụng lao động

12
- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 15% tổng quỹ lương của đơn vị.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng trên 10 lao động: Phải đóng 15%
tổng quỹ lương của người tham gia.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp:
Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ
quan Đảng, đoàn thể: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các đơn vị sự nghiệp gán thu bù chi, đơn vị sự nghiệp hưởng nguồn thu
bằng viện trợ nước ngoài để trả lương cho công nhân viên chức trong đơn vị: Phải
đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan
Đảng, đoàn thể, hội quần chúng , dân cử từ TW đến cấp huyện phải đóng 15%
tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Quốc tế đặt tại Việt Nam
phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia BHXH.
- UBND xã, phường phải đóng 10% tổng quỹ sinh hoạt phí của người tham
gia BHXH.
b. Người lao động: Người làm việc tại:
- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên đóng
5% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp
đóng 5% tiền lương tháng.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp (gọi
là đơn vị có thu ) phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp (quản lý nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn
thể, hội quần chúng, dân cử đến cấp huyện ) phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Cán bộ chủ chốt ở xã, phường phải đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng
tháng.

13
- Người Việt Nam lao động ở nước ngoài phải đóng 15 % mức tiền lương
đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc đối với người lao động đã có quá
trình tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước. Còn đối với đối tượng lao động chưa
tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước phải đóng 15% của 2 lần mức tiền lương
tối thiểu.

1.2. Kết quả đạt được

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một vấn đề quan trọng của nghiệp vụ
thu BHXH. Đây là cơ sở hình thành nguồn thu cũng là thể hiện vai trò của BHXH
trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Như đã biết, BHXH là hoạt động
dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” và mục tiêu của nhà nước là BHXH mở
rộng đối với mọi người dân do đó: càng mở rộng được diện đối tượng tham gia
càng tốt.

- Về BHXH bắt buộc: Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc năm 2009 là
9.101.040 người tăng 6,6% (tương ứng 561.573 người) so với năm 2008.
- Về BHXH tự nguyện: Số đối tượng tham gia năm 2009 là 34.669 người,
tăng 28.559 người so với năm 2008.
- Về bảo hiểm thất nghiệp: Số đối tượng tham gia năm 2009 là 5.411.886
người. Đây là năm đầu tiên triển khai chính sách BHTN, nhưng số người tham gia
tương đối sát so với dự báo.
→ Nhìn chung số người tham gia BHXH qua mỗi năm một tăng và năm sau
cao hơn năm trước. Các năm đều có số người của khối HSCN, Đảng, ĐT, LLVT
tham gia BHXH lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất (36.6%, 34.9%, 33.2%), tiếp đó
là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (22.8%, 24.2%, 24.8%) và khối doanh
nghiệp có vốn nước ngoài (20.5%, 21.6%, 23.5%), và lao động có thời hạn ở nước
ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất (0.03%, 0.06%, 0.06%).
Khối hành chính sự nghiệp, xã phường, an ninh – quốc phòng vẫn chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong thu BHXH, bên cạnh đó khối doanh nghiệp Nhà nước
cũng có tỷ trọng thu BHXH khá lớn. Tuy nhiên, cơ cấu thu đã có sự chuyển dịch,
thay đổi khá tốt, tỷ trọng thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên. Điều
này là do nguyên nhân, trong thời gian vừa qua, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước
do đổi mới hoạt động, sắp xếp lại nên quy mô hoạt động doanh nghiệp Nhà nước
và thu nhập tài chính ngày càng gọn nhẹ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày
càng tăng nhanh về cả quy mô số lượng và chất lượng, thu hút được đầu tư nên
nguồn thu BHXH từ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng do đó mà tăng lên.

14
TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Đơn vị tính: đơn vị, người, %

Năm 2008 Ước năm 2009 Năm 2010 (dự kiến)


TT Loại hình quản lý Số đơn Tỷ Số đơn Tỷ Số đơn Tỷ
Số người Số người Số người
vị trọng vị trọng vị trọng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A Bảo hiểm xã hội bắt buộc 166,826 8,539,467 179,020 9,101,040 199,379 9,655,400
1 HCSN, Đảng, ĐT, LLVT 61,801 3,128,209 36.6% 62,419 3,177,986 34.9% 63,040 3,210,000 33.2%
2 Ngoài công lập 4,987 119,033 1.4% 5,427 129,877 1.4% 5,905 135,000 1.4%
3 Xã, phường, thị trấn 11,279 212,800 2.5% 11,335 221,015 2.4% 11,392 223,000 2.3%
4 Doanh nghiệp Nhà nước 8,180 1,315,102 15.4% 8,180 1,330,374 14.6% 8,180 1,335,000 13.8%
5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 8,761 1,753,800 20.5% 9,637 1,963,550 21.6% 10,408 2,270,000 23.5%
6 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 63,102 1,951,153 22.8% 75,722 2,198,624 24.2% 89,352 2,395,000 24.8%
7 Hợp tác xã 8,618 56,935 0.7% 6,198 74,113 0.8% 10,997 81,600 0.8%
Lao động có thời hạn ở nước
8 ngoài 98 2,435 0.03% 102 5,500 0.06% 105 5,800 0.06%
B Bảo hiểm xã hội tự nguyện 6,110 34,669 118,000
C Bảo hiểm thất nghiệp 5,411,886 5,835,190

15
Năm 2008 Ước năm 2009 Năm 2010 (dự kiến)
TT Loại hình quản lý Số đơn Tỷ Số đơn Tỷ Số đơn Tỷ
Số người Số người Số người
vị trọng vị trọng vị trọng
1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT 64,200
2 Ngoài công lập 114,750
3 Xã, phường, thị trấn 4,460
4 Doanh nghiệp Nhà nước 1,268,250
5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 2,043,000
6 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 2,275,250
7 Hợp tác xã 65,280
Năm 2010
- Tỷ lệ đóng theo quy định của Luật
- Lương tối thiểu 650,000 đồng Nguồn: Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

16
2. Quản lý nguồn thu BHXH
2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu
TÌNH HÌNH THU BHXH TỪ 2005 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Số thu BHXH 14.206 16.508 23.755 30.821,01 39.873,58
% so với năm trước 116,2 144 130 129

TÌNH HÌNH THU BHXH 2008 - 2009


Đơn vị: Tỷ đồng

Ước thực
STT CHỈ TIÊU Năm 2008 hiện năm
2009
Thu đóng góp của người lao động và người
1
SDLĐ 30.821,013 39.873,588
1.1 Thu quỹ ốm đau và thai sản 4.390,500 5.551,704
1.2 Thu quỹ TNLĐ - BNN 1.540,513 1.850,568
1.3 Thu quỹ hưu trí, tử tuất 24.879,200 29.609,134
1.4 Thu quỹ BHXH tự nguyện 10,800 65,582
Thu quỹ bảo hiểm xã hội thất nghiệp (cả hỗ
2.796,600
1.5 trợ NSNN)
2 Thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH 8.987,390 8.407,602
3 Thu từ NSNN chuyển sang chi trả trợ cấp 23.719,398 26.464,866
4 Thu khác (lãi phạt chậm đóng BHXH) 129,139 134,600
Tổng 63.656,940 74.880,656

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

17
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy kết quả của công tác thu nộp BHXH giai
đoạn 2005 – 2009. Bên cạnh sự tăng lên về số lao động tham gia BHXH thì cũng
chính nhờ chính sách thu BHXH phù hợp với điều kiện thu nhập và tiền lương của
người lao động còn thấp mà số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm
trước:
Nếu như năm 2005 số thu là đạt 14.206 tỷ đồng thì sau 4 năm, năm 2009 số thu
đã lên tới 39.873,588 tỷ đồng tăng 2,8 lần. Tuy vậy, tỉ lệ tăng thu năm sau so với năm
trước giảm dần từ 44% năm 2007 xuống còn 30% năm 2008 và 29% năm 2009. Sự
sụt giảm tốc độ tăng thu BHXH giai đoạn 2007 – 2009 có lẽ là do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007. Mặc dù vậy, thu BHXH hàng năm vẫn tăng.
Điều đó thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các cán bộ, công chức ngành BHXH, sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời của BHXH Việt Nam và các cấp ủy Đảng, Chính
quyền từ Trung ương đến địa phương.
2.2. Tình hình nợ đọng
TÌNH HÌNH CHẬM ĐÓNG, NỢ ĐÓNG BHXH 2008 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ
Stt Đối tượng
2008 (%) 2009 (%)
A Bảo hiểm xã hội bắt buộc 2.286,2 2.093,7
1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77,0 3,68
2 Ngoài công lập 12,6 0,55 11,5 0,55
3 Xã, phường, thị trấn 20,7 0,91 14,0 0,67
4 Doanh nghiệp Nhà nước 465,7 20,37 382,0 18,25
5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 724,7 31,70 690,0 32,96
6 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 926,3 40,52 910,0 43,46
7 Hợp tác xã 8,2 0,36 7,0 0,33
8 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 1,0 0,04 0,7 0,03
9 Đối tượng khác 1,7 0,07 1,5 0,07
B Bảo hiểm thất nghiệp 55,4
Tổng cộng 2.286,2 2.149,1
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

18
- Năm 2009, theo báo cáo của BHXH Việt Nam: số nợ, chậm đóng BHXH bắt
buộc là: 2.093,7 tỷ đồng (bao gồm cả nợ luỹ kế các năm trước) tương ứng với 0,7
tháng phải thu BHXH, bằng 4,8% so với tổng số phải thu trong năm, giảm 1,7% so
với nợ năm 2008. Thực chất số nợ này còn thấp hơn 4,8% vì 2% số thu đơn vị sử
dụng lao động được giữ lại quý 4/2009 chưa được quyết toán và nhiều doanh nghiệp
được đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng. Trong đó:
+ Nợ chậm đóng dưới 3 tháng là 1.564,6 tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng số nợ
đóng, chậm đóng;
+ Nợ chậm đóng từ 3 tháng đến dưới 1 năm là 303,3 tỷ đồng, chiếm 14,5%
tổng số nợ đóng, chậm đóng;
+ Nợ chậm đóng từ 1 năm trở lên là 225,8 tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng số nợ
đóng, chậm đóng.
Ngoài ra nợ Bảo hiểm thất nghiệp là 55,4 tỷ đồng.

19
III. Tình hình công tác quản lý chi BHXH của BHXH ở Việt Nam
1. Chi thực hiện chế độ BHXH cho người lao động
TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BHXH
NĂM 2008 - 2009

Số Đ.vị Tỷ lệ %
Loại đối tượng Năm 2008 Năm 2009
TT tính 2009/2008

1 Hàng tháng: Người 120.806 124.361 102,9%


- Hưu trí Người 99.078 102.286 103,2%
- Tuất Đ.xuất 19.416 19.644 101,2%
- TNLĐ - BNN Người 2.312 2.431 105,1%
2 Một lần Người 385.584 544.590 141,2%
- BHXH một lần Người 288.309 425.898 147,7%
- Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu Người 68.639 70.646 102,9%
- TNLĐ một lần Người 3.021 3.050 100,9%
- Chết do TNLĐ Người 664 549 82,7%
- Bệnh NN một lần Người 371 378 101,9%
- Tuất một lần Người 24.580 25.984 105,7%
- Khu vực một lần Người 18.086
Lượt 2.512.
3 Ốm đau (ước 2009) người 145 3.250.000 129,4%
Lượt 575. 71
4 Thai sản (ước 2009) người 811 3.000 123,8%
Lượt
5 DS PHSK (ước 2009) người 316.420 300.000 94,8%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Năm 2009, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết 124.361 người hưởng BHXH hàng
tháng (tăng 3% so với năm 2008), trong đó hưu trí là: 102.286 người (tăng 3,2% so
với năm 2008); tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho 544.590
20
người (tăng 41% so với năm 2008), trong đó: BHXH một lần theo Điều 55 Luật
BHXH là 425.898 người (tăng 47,7% so với năm 2008).
Ngoài ra, trong năm cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp đã chỉ đạo đơn vị sử
dụng lao động giải quyết và thực hiện quyết toán khoảng 4,2 triệu lượt người hưởng
chế độ ốm đau, chế độ thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Việc chi trả các chế độ theo các quỹ thành phần được thể hiện ở bảng dưới
đây:
Đơn vị: tỷ đồng

Stt Các quỹ thành phần 2008 2009 (ước) Tỷ lệ tăng


1 Quỹ ốm đau và thai sản
+ Thu 4.390,5 5.551,7 26,4%
+ Chi 2.979,1 4.791 60,8%
Tỷ lệ (%) chi so với thu 67,8% 86,3
2 Quỹ TNLĐ-BNN
+ Thu 1.540,5 1.850,57 20,1%
+ Chi 144,9 160 10,4%
Tỷ lệ (%) chi so với thu 9,4% 8,6%
3 Quỹ hưu trí và tử tuất
+ Thu 24.879,2 29.609,13 19,0%
+ Chi 18.235,887 26.203,797 43,7%
Tỷ lệ (%) chi so với thu 73,29% 88,5%
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Qua bảng số liệu trên, cho thấy số chi luôn nhỏ hơn số thu, đặc biệt với quỹ
TNLĐ-BNN tỷ lệ % chi so với thu rất nhỏ: 9,4% năm 2008 và 8,6% năm 2009, nó đã
tạo cho quỹ BHXH một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi ngày càng lớn, một phần trong
đó sẽ được đem đầu tư sinh lời và lại tạo ra một nguồn thu mới cho quỹ BHXH
Tình hình thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất
Riêng đối với quỹ hưu trí và tử tuất, số người hưởng lương hưu tăng với tốc độ
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của đối tượng tham gia BHXH. Điều này được thể hiện số
người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu ngày càng giảm, nếu như năm
1996 có 217 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương hưu, đến năm 2000 chỉ còn
21
34 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu, con số này giảm xuống còn
19 người vào năm 2004 và đến năm 2009 thì chỉ có 11,1 người đóng BHXH cho 1
người hưởng lương hưu. Như vậy, với tốc độ tăng đối tượng hưởng lương hưu như
hiện nay, quỹ hưu trí và tử tuất sẽ khó đảm bảo cân đối trong dài hạn.
Trong năm 2008 và 2009, BHXH Việt Nam đã thực hiện 3 lần điều chỉnh
lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định, cụ thể:
+ Điều chỉnh theo quy định Nghị định số 184/2007/NĐ-CP (tháng 01/2008):
tăng thêm 20% lương hưu so với mức hiện hưởng của tháng 12 năm 2007. Số lượng
điều chỉnh là 2.138.853 người (nguồn NSNN đảm bảo là 1.435.387 người, nguồn Quỹ
đảm bảo là 703.466 người); mức trợ cấp tăng thêm bình quân là 227.969
đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 212.474 đồng/người/tháng, nguồn Quỹ
đảm bảo là 259.588 đồng/người/tháng); tổng kinh phí tăng thêm là 487.593 triệu
đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 304.982 triệu đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo
là 182.611 triệu đồng/tháng);
+ Điều chỉnh theo quy định Nghị định số 101/2008/NĐ-CP (tháng 10/2008
trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao): tăng thêm 15% lương hưu so với mức hiện
hưởng của tháng 9 năm 2008. Số lượng điều chỉnh là 1.942.971 người (nguồn NSNN
đảm bảo là 1.244.578 người, nguồn Quỹ đảm bảo là 698.393 người); mức trợ cấp tăng
thêm bình quân là 224.371 đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 205.616
đồng/người/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 257.793 đồng/người/tháng); tổng kinh phí
tăng thêm là 435.946 triệu đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 255.905 triệu
đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 180.041 triệu đồng/tháng);
+ Điều chỉnh theo quy định Nghị định số 34//2009/NĐ-CP (tháng 5/2009):
tăng thêm 5% lương hưu so với mức hiện hưởng của tháng 4 năm 2009. Số lượng
điều chỉnh là 2.240.385 người (nguồn NSNN đảm bảo là 1.404.707 người, nguồn Quỹ
đảm bảo là 835.678 người); mức trợ cấp tăng thêm bình quân là 82.183
đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 75.439 đồng/người/tháng, nguồn Quỹ
đảm bảo là 93.519 đồng/người/tháng); tổng kinh phí tăng thêm là 184.122 triệu
đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 105.970 triệu đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo
là 78.152 triệu đồng/tháng).
Như vậy, trong 2 năm 2008 và 2009 lương hưu của người nghỉ hưu đã được
điều chỉnh tăng lên 44,9% so với lương hưu của tháng 12 năm 2007.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm
2008 và Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 theo đó tiền
lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện
chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và người lao động tham gia

22
bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân
năm làm cơ sở tính lương hưu. Đảm bảo tốt hơn quyền lợi người về hưu thuộc khu
vực ngoài Nhà nước và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tình hình thu-chi quỹ ốm đau, thai sản
Luật BHXH quy định việc giữ lại 2% quỹ ốm đau, thai sản tại đơn vị sử dụng
lao động rất khó thực hiện vì thực tế các doanh nghiệp rất ngại việc phát sinh thêm
công tác quản lý, thời gian mà BHXH thanh toán là không phù hợp, năm 2009,
BHXH Việt Nam đã yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 2%
theo đúng quy định của Luật BHXH về cơ bản việc này đã được khắc phục hơn so với
năm 2008, tuy nhiên thực tế vẫn còn những bất cập. Nhiều doanh nghiệp cho rằng bản
thân đơn vị không có cán bộ chuyên trách cho việc này, nghiệp vụ còn hạn chế và
thường xuyên có sự thay đổi về nhân sự. Tuy nhiên, cũng có một số nơi đề nghị cho
phép các đơn vị giữ lại 2% để chi ốm đau, thai sản như một khoản chậm nộp không
tính lãi và được thanh toán theo số thực chi, khoản tiền 2% để lại, đơn vị được nộp đủ
sau 3 tháng để giảm thủ tục và phiền hà trong thực hiện thu-chi quỹ ốm đau, thai sản.
Tình hình thực hiện BHXH tự nguyện
Mặc dù bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực từ 1/1/2008 nhưng hầu hết các tỉnh
thành phố mới thực hiện bảo hiểm tự nguyện ở mức độ rất thấp, các đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện phần đông là các đối tượng đã tham gia BHXH trước đây, cán
bộ không chuyên trách cấp xã và thực sự tham gia với mong muốn để được hưởng chế
độ nghỉ hưu. Nhìn chung tốc độ và quy mô mở rộng loại hình bảo hiểm này không đạt
như mong muốn và thực sự chưa hấp dẫn, việc thu ở địa phương chủ yếu cũng vẫn
dựa theo kế hoạch được giao nên cá biệt có tỉnh báo cáo thu năm 2009 vượt 350% kế
hoạch BHXH Việt Nam giao (Bến Tre).
Tình hình thực hiện BHXH thất nghiệp
Mặc dù mới triển khai song BHXH các địa phương đã rất cố gắng, nỗ lực đôn
đốc các đơn vị trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; việc thu và quản
lý quỹ theo đúng quy định và hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Qua thực hiện cũng
cho thấy phản ứng của một số đối tượng là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
(trường học, bệnh viện) không đồng tình với việc truy đóng và bắt buộc tham gia bảo
hiểm thất nghiệp vì cho rằng họ không có nguy cơ thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn:
Việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm dẫn đến khó khăn cho việc triển khai;
nhận thức của một bộ phận người lao động chưa đầy đủ thông tin về chế độ bảo hiểm
thất nghiệp, do đó dẫn đến việc thực hiện các quy định của luật chưa đầy đủ; việc hiểu
và xác định đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa rõ ràng. Việc

23
ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giãn đóng BHXH thất nghiệp đối
với các doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho công tác thu.
Việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, việc điều chỉnh lương hưu,
điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH đã được quy định cụ thể trong
văn bản không chỉ về chế độ, mức hưởng mà còn quy định rõ trình tự, thủ tục, thời
gian xét duyệt chi trả BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức BHXH và người
thụ hưởng trong việc thực thi chế độ, chính sách. Vì vậy, nhìn chung việc giải quyết
chế độ BHXH cho người lao động đảm bảo đúng quy định.
2. Chi phí quản lý
Chi phí quản lý BHXH bắt buộc được thực hiện theo Điều 95 Luật BHXH và
chi phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo Quyết định số
41/2007/QĐ-TT ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2008, chỉ tiêu chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2008 là
1.084,214 tỷ đồng. Tổng số chi phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
thực hiện là 1.076,032 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.012,216 tỷ đồng và chi
không thường xuyên là 63.816,4 tỷ đồng.
Năm 2009, chỉ tiêu chi quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2009 là
1.391,435 tỷ đồng. Tổng số chi phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
ước thực hiện là 1.234,181 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 1.165,169 tỷ đồng
và chi không thường xuyên là 69,012 tỷ đồng.
Qua 3 năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chi phí quản lý theo Điều 95
của Luật BHXH, việc thực hiện đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, chưa có sự phân bổ
giữa chi quản lý thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm
thất nghiệp và Bảo hiểm y tế. Từ đó cũng dẫn tới những khó khăn trong việc đảm bảo
nguyên tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần như quy định của Luật BHXH.
Như vậy, trong 2 năm 2008 và 2009 chi phí quản lý hệ thống tương ứng là 3,49% và
3,33% so với số thu từ tiền đóng vào quỹ BHXH bắt buộc, so với tiền sinh lời thì tỷ lệ
này là 12% cho năm 2008 và 14,7% cho năm 2009
CHI QUẢN LÝ BHXH 2008-2009
Đơn vị: triệu đồng
Ước thực hiện
STT CHỈ TIÊU Năm 2008
năm 2009
I Chi thường xuyên 1.012.216 1.165.169
1 Chi thường xuyên trong định mức 864.333 945.793

24
Ước thực hiện
STT CHỈ TIÊU Năm 2008
năm 2009
1.1 Chi thường xuyên theo định mức 864.334 945.793
1.2 Bổ sung chi thường xuyên
2 Chi thường xuyên đặc thù 147.883 219.376
2.1 Chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT 98.824 113.757
2.2 Chi phục vụ công tác chi BHXH, BHYT
2.3 Lệ phí chuyển tiền 7.176 8.260
2.4 Chi in và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT 6.372 7.335
2.5 Chi in ấn biểu mẫu, chứng từ báo cáo 3.886 4.473
2.6 Chi tuyên truyền về BHXH, BHYT 13.860 24.926
Chi hỗ trợ cho hoạt động BHXH AN-
17.005 37.250
2.7 QP-CY
Chi cho hoạt động quản lý BH thất
22.500
2.8 nghiệp (Bộ LĐTBXH)
2.9 Chi hoạt động cho HĐQL 40 46
2.10 Chi vận chuyển, bảo vệ tiền 404 465
2.11 Các khoản chi khác 316 364
II Chi không thường xuyên 63.816 69.012
1 Chi đào đạo, đào tạo lại 3.973 4.557
2 Chi nghiên cứu khoa học 1.252 1.436
3 Sửa chữa lớn TSCĐ 1.437 1.648
4 Mua sắm tài sản, trang bị 57.154 61.371
Tổng cộng (I) +( II) 1.076.032 1.234.181
Chi phí quản lý so với tổng số thu
III BHXH bắt buộc và tiền sinh lời
Tỷ lệ % so với số thu từ tiền đóng vào
3,49% 3,33%
1 quỹ BHXH
2 Tỷ lệ % so với tiền sinh lời 12,0% 14,7%
Ghi chú: Số liệu chi quản lý cho toàn bộ hệ thống (cả BHYT)

25
3. Đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH

ĐẦU TƯ QUỸ BHXH


Đơn vị: Triệu đồng

Số dư đến hết Năm 2009


TT Danh mục đầu tư ngày
Số dư đến
31/12/2008 Đầu tư mới Thu hồi
31/12/2008
Cho Ngân sách Nhà 8.50
1 nước vay 0.000 11.500.000 20.000.000
Mua trái phiếu Chính 22.50
2 phủ 0.000 6.000.000 28.500.000
Mua Công trái Giáo 20
3 dục 0.000 200.000
Các NHTM của Nhà 52.77
4 nước 3.000 7.880.000 14.190.000 46.463.000
83.97
Tổng cộng 3.000 25.380.000 14.190.000 95.163.000

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

26
LÃI THU ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỸ BHXH
Đơn vị: Triệu đồng

TT Danh mục đầu tư Năm 2008 Năm 2009 (ước)

1 Số năm trước chuyển sang 68.808.000 83.973.000


2 Số phát sinh trong năm 19.620.000 25.380.000
3 Số thu hồi trong năm 4.455.000 14.190.000
4 Số lãi thu được trong năm 8.978.000 8.408.000
5 Tỷ lệ lãi đầu tư bình quân năm 11,76% 9,10%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thực hiện Điều 96 và Điều 97 của Luật BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam
thực hiện việc quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất trên cơ sở sử dụng vốn tạm
thời nhàn rỗi của quỹ BHXH.
Các hình thức đầu tư được phân bổ trong năm 2009 như sau: cho ngân sách
Nhà nước vay 21,02%; mua trái phiếu Chính phủ 29,95%; mua công trái giáo dục
0,21% và cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay 48,82%.
Năm 2008, số lãi đầu tư đã thu được gần 9 nghìn tỷ đồng với tỷ lệ lãi bình
quân năm là 11,76%. Năm 2009, số lãi ước thu được khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng với tỷ
lệ lãi bình quân năm là 9,1%. Ước tính đến cuối năm 2009, tồn quỹ BHXH trên 95
nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn và có khả năng thu
hồi được khi cần thiết. Tuy nhiên, hình thức đầu tư quỹ chủ yếu tập trung vào mua trái
phiếu Chính phủ, cho ngân sách Nhà nước vay, cho các ngân hàng thương mại của
Nhà nước vay.

4. Chi đầu tư xây dựng cơ bản


Năm 2008, tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 175,833 tỷ đồng, năm
2009 ước thực hiện 235,763 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2008

27
IV. Đánh giá chung về quá trình thực hiện của BHXH
1. Kết quả
- Một là, hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc,
BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp nhìn chung đã được ban hành kịp thời,
tương đối đầy đủ, đảm bảo chất lượng tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chế độ
chính sách BHXH.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHXH đã
được đẩy mạnh hơn từ Trung ương tới địa phương với nhiều hình thức, bước đầu tạo
ra sự chuyển biến nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động. Hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng được triển khai đặc biệt tại các thành phố lớn,
các khu công nghiệp.
Công tác quản lý Nhà nước về BHXH tại các địa phương được đẩy mạnh trong
các hoạt động tổ chức tập huấn, giới thiệu chính sách, tuyên truyền phổ biến pháp luật
về BHXH và tổ chức thanh tra, kiểm tra. Nhiều địa phương Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã
có văn bản chỉ đạo và quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành trong việc thực
hiện pháp luật về BHXH
- Hai là, Đối tượng tham gia BHXH đã tăng, đặc biệt năm 2009 là năm đầu
tiên thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, nhưng số đối tượng tham gia là khá cao. Hoạt
động thu BHXH đã có chuyển biến tốt, số nợ đóng, chậm đóng có xu hướng giảm.
Việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động kịp thời, đầy đủ với thủ tục được
quy định rõ ràng và đơn giản hơn.
- Ba là, quỹ BHXH được bảo toàn, tham gia hoạt động đầu tư để bảo toàn quỹ
đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho
người lao động.
- Bốn là, đổi mới công tác giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, bước
đầu áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý các chế độ BHXH thống nhất trong
cả nước, nên việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã đảm bảo kịp thời, chính xác.
2. Hạn chế
- Một là, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chậm, đặc biệt là đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện, lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác xã
và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng, ấn tượng, đặc biệt là hoạt
động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện tổ chức triển khai còn chậm,
chưa đều khắp tại các tỉnh, thành phố và còn thiếu các hình thức phù hợp tác động
trực tiếp đến đối tượng tham gia đặc biệt khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ.
28
- Hai là, trong quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách cũng xuất hiện
một số vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng
dẫn như việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động; quy
định giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị để chi trả cho người
lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng
quý với tổ chức BHXH; Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp là
tai nạn giao thông cũng còn nhiều vướng mắc kể cả điều kiện (như vi phạm pháp luật
giao thông có hưởng hay không?) cũng như về thủ tục thực hiện (hiện nay ngành công
an không còn quy định có Biên bản điều tra tai nạn giao thông như Luật BHXH quy
định).Chế độ tiền tuất có sự chênh lệch khá lớn giữa thân nhân hưởng trợ cấp hàng
tháng với thời gian ngắn và trợ cấp tuất một lần…
- Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH tuy đã được tăng
cường nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Nhận thức của một số chủ sử dụng về ý thức chấp
hành pháp luật BHXH yếu.
- Bốn là, chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với
mức xử phạt còn thấp, chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ.
- Năm là, việc đầu tư sinh lời của quỹ BHXH chủ yếu là thực hiện mua trái
phiếu Chính phủ, cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay. Đến nay vẫn
chưa tìm được giải pháp đầu tư để thu được lãi suất cao hơn, nên sẽ là hạn chế khi
nguồn sinh lời phải là nguồn quỹ chủ yếu để điều chỉnh tăng lương hưu cho người
nghỉ hưu, gia tăng mức thụ hưởng cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự bền
vững của quỹ BHXH trong dài hạn, góp phần thực hiện an sinh xã hội.
- Sáu là, quỹ hưu trí và tử tuất có số chi ngày càng tăng nhanh, khó đảm bảo
chi trả trong dài hạn (năm 2009 số chi đã chiếm 88,5% so với số thu của cùng năm).
Theo dự báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại văn bản số 1171/BHXH-CSXH ngày
29/4/2009, thì năm 2022 số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng số chi của quỹ, từ năm
2023 trở đi để đảm bảo chi trả phải trích thêm từ số dư của quỹ (chưa tính phần quỹ từ
ngân sách chuyển sang cho đối tượng có thời gian tham gia BHXH trước ngày
01/01/1995). Năm 2040 số thu và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả,
các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm.
- Bảy là, chi phí quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam chưa tách bạch theo
các quỹ thành phần.

29
V. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động BHXH
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật BHXH
theo quy định của Luật BHXH nhằm quản lý và sử dụng quỹ BHXH một cách có hiệu
quả, đồng thời đảm bảo tốt quyền lợi của người lao động, một số giải pháp đề xuất
như sau:
a. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH theo
chương trình, kế hoạch đặt ra. Chủ động đánh giá hệ thống chính sách ban hành
hướng dẫn Luật BHXH để kịp thời có văn bản bổ sung, hoàn thiện đáp ứng tốt quyền
lợi của người lao động. Cụ thể:
b. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hình thức và nội dung nhằm
nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền
và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH, đặc biệt đối với khu vực
ngoài quốc doanh và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Đổi mới hình thức tuyên truyền và đa dạng hóa các nội dung tuyên truyền cho
đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất
nghiệp.
- Tăng cường đối thoại trực tiếp với người sử dụng lao động, người lao động
trong việc thực hiện chính sách BHXH.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thông
tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện từ Trung ương tới các địa phương để
mọi người dân biết, hiểu về quyền, lợi ích của BHXH tự nguyện, từ đó tự nguyện
tham gia với quy mô ngày càng lớn.
c. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý tại từng địa phương để nắm đầy
đủ số lượng đơn vị và người lao động phải tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đặc biệt khu vực ngoài quốc
doanh.
d. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về BHXH từ Trung ương tới cơ sở.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cơ quan
Thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan Lao động - Thương binh và
Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh,
thành phố và các cơ quan liên quan trong kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện
các quy định của Luật BHXH.
đ. Đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống BHXH

30
- Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản
lý, giám sát và xây dựng chính sách.
- Tiếp tục đổi mới công tác chi trả nhằm phục vụ một cách tốt hơn quyền thụ
hưởng của người lao động, trong đó tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình chi trả qua tài
khoản cá nhân bằng thẻ ATM, từng bước mở rộng tới các địa phương khác có điều
kiện.
e. Thực hiện các giải pháp tích cực trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ
BHXH.
- Xây dựng các chính sách đầu tư, nghiên cứu thực hiện sự phân bổ quỹ BHXH
mang tính chiến lược theo từng hình thức đầu tư nhằm đạt được hiệu quả cao trong
hoạt động đầu tư.
- Hình thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn tiền
nhàn rỗi trong hoạt động đầu tư đáp ứng các yêu cầu đặt ra về bảo đảm an toàn và
tăng trưởng nguồn quỹ BHXH.

31
KẾT LUẬN

Trong thời gian hoạt động vừa qua, BHXH Việt Nam đã chứng tỏ vai trò quan
trọng trong việc góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn
vốn khá lớn để đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, từ khi thực hiện cơ
chế mới trong thu chi BHXH cũng đã tạo ra một thói quen và nhận thức mới tốt hơn,
toàn diện hơn cho người lao động và người sử dụng lao động về BHXH.
BHXH Việt Nam luôn được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ và các cơ quan
Nhà nước có liên quan nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và hạn chế.
Những khó khăn trong công tác BHXH có nguyên nhân từ phía người lao động, người
sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH Việt Nam. Đó là sự
thiếu hụt trong nhận thức của khá nhiều người lao động đặc biệt là trong các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, điều này dẫn đến nhiều thiếu hụt
cho người lao động khi có rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp không
thực sự tuân thủ các quy định trong thực hiện nghĩa vụ về BHXH cho người lao động
mà họ sử dụng vì vậy càng làm tăng khó khăn cho quỹ BHXH. Ngoài ra, các cơ chế
và quy định cho đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi
cho BHXH có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn quỹ.
Tuy có những khó khăn và hạn chế như vậy trong công tác BHXH nhưng với sự
hỗ trợ hơn của Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân BHXH
Việt Nam thì trong thời gian tới chúng ta tin tưởng các chính sách chế độ về BHXH
cho người lao động sẽ được thực hiện tốt hơn đáp ứng lòng mong mỏi và trông đợi
của hàng triệu người lao động Việt Nam sống trên mọi miền đất nước. Từ đó góp
phần tích cực, tạo điều kiện tăng thu cho quỹ BHXH Việt Nam. Hơn thế nữa, việc làm
tốt công tác BHXH cũng là sự khẳng định trong tương lai không xa chúng ta có thể
bắt kịp các quốc gia khác trên thế giới không chỉ bằng thành tự kinh tế mà còn bằng
những giá trị đạo đức trong bảo vệ và tôn trọng quyền lơị của người lao động, một
trong những ưu việt của chế độ XHCN mà chúng ta đang quyết tâm xây dựng.

32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỚP: 1028EFIN0111 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Lần I.
Thời gian: 9h30’ ngày 28 tháng 10 năm 2010
Địa điểm: Thư viện trường ĐH Thương Mại
Thành phần: Thành viên nhóm 8 - lớp 1028EFIN0111
Có mặt: 12 bạn. Vắng: 0 bạn.
Nội dung:
1. Nhóm trưởng thông báo đề tài thảo luận.
2. Xây dựng đề cương chi tiết của bài thảo luận.
3. Phân công công việc cụ thể cho các thành viên:

Họ và tên Nhiệm vụ
Phí Ngọc Tân Trình bày cơ sở lý luận BHXH, tìm thông tin về việc quản lý
Nguyễn Phương Thảo đối tượng tham gia và các kết quả đạt được, tình hình thực
hiện chế độ tử tuất tổng hợp các bài viết, làm slide.
Bùi Trung Thành Tìm hiểu hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH
Nguyễn Thị Thảo (45H2) Việt Nam, tìm số liệu về công tác thực hiện chế độ trợ cấp tai
nạn lao động và nghề nghiệp.
Nguyễn Thanh Thảo Tìm số liệu về công tác thực hiện chế độ hưu trí, tìm hiểu
Nguyễn Đức Thiện thông tin về các chi phí quản lý BHXH.
Hoàng Văn Thêm Tìm thông tin về tình hình thực hiện công tác thu, tình hình
Nguyễn Thị Thảo (45H5) nợ đọng của BHXH, thông tin tình hình thực hiện chế độ thai
Nguyễn Thị Thơ sản.
Nguyễn Thị Thơm Tìm thông tin về tình hình thực hiện chế độ ốm đau, công tác
Nguyễn Thị Thu Thùy đầu tư và tăng trưởng quỹ BHXH.
Nguyễn Anh Thu Tìm thông tin về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm thất
nghiệp.

Lần II.
Thời gian: 14h00’ ngày 15 tháng 11 năm 2010
Địa điểm: Khuôn viên thư viện trường đại học Thương Mại
Thành phần: Thành viên nhóm 8 - lớp 1028EFIN0111
Có mặt: 12 bạn. Vắng: 0 bạn.
Nội dung:
1. Các thành viên nộp bản chuẩn bị về đề tài đã được giao.
2. Cả nhóm kiểm tra lại tài liệu các bạn đã thu thập, bố sung và đóng góp ý
kiến cho nhau.
Nhiệm vụ: về nhà chỉnh sửa bài viết của mình.
33
Lần III.
Thời gian: 14h00’ ngày 22 tháng 11 năm 2010
Địa điểm: Khuôn viên thư viện trường đại học Thương Mại
Thành phần: Thành viên nhóm 8 - lớp 1028EFIN0111
Có mặt: 12 bạn. Vắng: 0 bạn.
Nội dung:
1. Các thành viên nộp bài đã chỉnh sửa, trao đổi để xem lại cho nhau.
2. Sắp xếp các ý theo lô-gic, soạn thành bài hoàn chỉnh.
3. Giao nhiệm vụ thuyết trình cho các thành viên.
4. Giao nhiệm vụ tìm hiểu các đề tài của các nhóm bạn và đặt câu hỏi cho đề
tài của nhóm bạn.

Lần IV.
Thời gian: 9h30’ ngày 02 tháng 12 năm 2010
Địa điểm: Khuôn viên thư viện trường đại học Thương Mại
Thành phần: Thành viên nhóm 8 - lớp 1028EFIN0111
Có mặt: 12 bạn. Vắng: 0 bạn.
Nội dung:
1. Cả nhóm xem qua bài thảo luận trước khi in.
2. Thuyết trình.

Trên đây là biên bản họp nhóm thảo luận môn Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
của nhóm 8, lớp 1028EFIN0111. Biên bản trên là hoàn toàn đúng sự thật và đã được
các thành viên trong nhóm thông qua.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG

34
BẢN ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI THÀNH VIÊN
Môn học: Nhập môn tài chính tiền tệ 1.2
Nhóm: 08 - Lớp: 1028EFIN0111
Đề tài: Thực trạng triển khai các chế độ bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay

STT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm đánh giá Chữ ký


A B C
1 Phí Ngọc Tân Nhóm trưởng
2 Bùi Trung Thành Thành viên
3 Nguyễn Phương Thảo Thư ký
4 Nguyễn Thanh Thảo Thành viên
5 Nguyễn Thị Thảo (45H2) Thành viên
6 Nguyễn Thị Thảo (45H5) Thành viên
7 Hoàng Văn Thêm Thành viên
8 Nguyễn Đức Thiện Thành viên
9 Nguyễn Thị Thơ Thành viên
10 Nguyễn Thị Thơm Thành viên
11 Nguyễn Anh Thu Thành viên
12 Ngô Thị Thu Thùy Thành viên

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG

35

You might also like