You are on page 1of 115

ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ GIAO TIẾP QUA MẠNG LAN ........... 73


I. GIỚI THIỆU ............................................................................... 73
II. SỬ DỤNG ĐIỀU KHIỂN WINSOCK ......................................... 73
1. Những kiểu điều khiển ...................................................................... 74
2. Những thuộc tính của Winsock ......................................................... 74
3. Những sự kiện của Winsock.............................................................. 75
CHƯƠNG II: VISUAL BASIC VỚI TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP .... 77
I. ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN THÔNG ............................................... 77
II. ĐẶC TÍNH .................................................................................. 77
III. NHẬP DỮ LI ỆU ........................................................................ 78
IV. XUẤT DỮ LIỆU ......................................................................... 79
V. NHẬN DỮ LI ỆU ........................................................................ 79
CHƯƠNG III: CƠ SỞ DỮ LIỆU .......................................................... 81

I. CƠ SỞ DỮ LIỆU......................................................................... 81

II. SỬ DỤNG ACCESS ĐỂ TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................... 82

1. Thiết kế các bảng dữ liệu .................................................................. 82

2. Quan hệ giữa các bảng ...................................................................... 84

III. LIÊN KẾT CƠ SỞ DỮ LIỆU (ACCESS) VỚI VISUAL BASIC

1. Sử dụng điều khiển DAO DATA ...................................................... 84

2. Sử dụng điều khiển ADO DATA ...................................................... 84

PHẦN IV: PHẦN CỨNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ........... 87


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG ......................................... 87
I. MẠCH CẢM BIẾN NHIỆT LM335 ........................................... 87
II. MẠCH THU PHÁT HỒNG NGOẠI ........................................... 91

CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐIẾU KHIỂN ............................... 98

I. LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT .............................................................. 98


II. CÁC ĐỊA CHỈ NGÕ VÀO/RA.................................................... 101

Trang 1
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ............................................... 102


PHẦN I: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BMS
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BMS
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
Điều khiển tự động đã được biết đến trong Công nghệ Điều khiển Quá trình
(Process Control Technology), hệ thống điều khiển phân tán (Distributed Control
System) trong các nhà máy chế biến như xi măng, cán thép, sản xuất giấy, nước
ngọt.
Có một lĩnh vực điều khiển nữa mà chúng ta còn ít biết đến hoặc chưa quan
tâm đến nhiều nhưng nó lại có tác dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đó
chính là Tự động hóa tòa nhà. Có ai không muốn được sống và làm việc trong một
môi trường đầy đủ tiện nghi, không khí trong lành và đầy đủ ánh sáng? Có ai không
muốn ngôi nhà của mình được bảo vệ an toàn chống được cháy nổ và phòng ngừa
được sự đột nhập của những người lạ? Tự động hóa tòa nhà giúp chúng ta đạt được
ước mơ đó.
Hiện nay, trên đất nước ta, những tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều,
đặc biệt như các sân bay, trung tâm thương mại, ngân hàng, khách sạn, chung cư,
trường học hay bệnh viện,… Để tạo nên môi trường làm việc, sinh hoạt an toàn và
tiện nghi thì Tự động hóa tòa nhà là một yêu cầu không thể thiếu được trong mỗi
công trình xây dựng.
Cùng với nhịp điệu phát triển của công nghệ điều khiển quá trình, công nghệ
Tự động hóa tòa nhà có một tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trên thế
giới đã có các hãng, các tập đoàn lớn như Honeywell, siemens,… nghiên cứu công
nghệ và chế tạo trang thiết bị nhằm đáp ứng những yêu cầu Tự động hóa tòa nhà.
Họ cũng có những quan điểm chung và riêng của mình về khái niệm Tự động hóa
tòa nhà nhìn từ nhiều góc độ. Nhưng khái niệm chung được thể hiện qua định nghĩa
sau đây.
“Tự động hóa tòa nhà là quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống
điều khiển và giám sát môi trường, điều khiển cổng vào/ra, mạch đóng/ngắt các tivi,

Trang 2
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

điều khiển thang máy, giám sát nhà xe, giám sát cảnh báo cháy, và các hệ thống
khác của tòa nhà thành một hệ thống mạng thống nhất có tên gọi là BAS”
BAS là viết tắt của cụm từ hệ thống tự động hóa tòa nhà viết bằng tiếng Anh
(Building Automation System). BAS là hệ thống bao gồm các cụm thiết bị phần
cứng như cụm cảm biến, cụm thiết bị chấp hành, cụm thiết bị điều khiển, cụm thiết
bị chuyển đổi và xử lý tín hiệu, và hệ thống phần mềm. Các cụm thiết bị hay nhiều
phương tiện truyền thông trong một mạng công nghiệp sử dụng những giao thức
chuẩn được cung cấp sẳn để thực hiện các nhiệm vụ quan sát, điều khiển và giám
sát. Giao tiếp giữa các thiết bị đó có thể thực hiện theo kiến trúc tay đôi (peer-to-
peer) hoặc Chủ-Tớ (Master-Slave) hoặc cả hai. Đó chính là chức năng của hệ thống
phần mềm.
II. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG BAS
Cấu trúc cơ bản của các hệ thống Tự động hóa tòa nhà gồm có:
- Trạm điều khiển trung tâm để nhận cảnh báo và trạng thái hoạt động của tòa
nhà, bằng cách tận dụng mạng cục bộ hoặc mạng diện rộng và nhiều trạm vận
hành có phối hợp chăc chẽ.
- Hệ thống cảnh báo từ xa luôn thường trực trong mạng và modem điên thoại.
- Hệ thống cơ khí để đảm bảo duy trì sự kiểm soát và ngăn ngừa theo lịch hoạt
động đặt trước hoặc do người sử dụng đưa ra.
- Hệ thống điều khiển số có khả năng điều khiển chính xác các thông số môi
trường như thiết lập chế độ hoạt động các thiết bị, máy móc để giảm năng lượng
tiêu thụ lãng phí.
Và các hệ thống Tự động hóa tòa nhà phải có khả năng:
- Lập lịch và theo dõi để đảm bảo đáp ứng sự tiện nghi cho khách hàng và
giảm chi phí.
- Phát hiện và xử lý các trạng thái hoạt động bất thường để đảm bảo an toàn và
tiện nghi của những người sống trong tòa nhà đó.
- Theo quan điểm chung của các hãng cung cấp thiết bị Tự động hóa tòa nhà
thì hệ thống Tự động hóa tòa nhà bao gồm các hệ thống con sau: hệ thống điều
hòa không khí (HVAC), hệ thống điều khiển ánh sáng (lighting control), hệ

Trang 3
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

thống điều khiển cổng vào/ra (access control), hệ thống đảm bảo an toàn
(security control), hệ thống quản lý tòa nhà (building management)
 Hệ thống điều hòa không khí ( HVAC): nhiệm vụ của hệ thống này là điều
hòa nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất trong không khí và sự lưu thông không khí.
HVAC có khả năng giao tiếp với trạm điều khiển trung tâm để thực hiện giám sát
và thay đổi tham số của hệ thống cho phù hợp với thời gian trong ngày, với các
mùa, và các khoảng trống,… Hệ thống có thể giám sát từ xa chất lượng không khí
lưu thông trong các tòa nhà và cho phép quan sát từ bất kì nút nào trong mạng thông
tin.
 Hệ thống điều khiển ánh sáng (lighting control): điều khiển hệ thống chiếu
sáng dựa vào nhiều thông số như lưu lượng, cường độ ánh sáng, độ rọi để đảm bảo
chất lượng chiếu sáng đúng như yêu cầu. Bên cạnh hệ thống chiếu sáng bên trong
phòng, còn có hệ thống chiếu sáng bên ngoài như: chiếu sáng cầu thang, chiếu sáng
buồng thang máy, chiếu sáng phòng lể tân, phòng ăn,…,cũng cần đảm bảo chất
lượng chiếu sáng cả ngày và đêm. Hệ thống điều khiển chiếu sáng có khả năng
thông báo cho bạn biết khi nào ắc quy dự phòng của hệ thống chiếu sáng khẩn cấp ở
trạng thái yếu, nhờ đó bạn có thể thay thế kịp thời. Mọi sự cố liên quan đến hệ
thống chiếu sáng đều được truyền về trung tâm, bạn cũng có thể biết những thông
tin này ở bất cứ nút nào trong mạng điều khiển.
 Hệ thống điều khiển cổng vào/ra (access control): hệ thống có thể đáp ứng
yêu cầu bảo mật riêng như cài mã đóng/mở cửa phòng, thu thập thông tin giám sát
các cổng vào/ra về trung tâm, ngoài ra còn có thể cho phép đăng nhập từ xa qua
mạng máy tính. Hệ thống có khả năng điều khiển cho phép truy nhập và loại bỏ từ
bất kì đường dẩn nào.
 Hệ thống điều khiển đảm bảo an toàn ( security control): các hệ thống điều
khiển có tính phức tạp và quan trọng trong tòa nhà là hệ thống đảm bảo an toàn
chống cháy nổ, khí độc, lụt lội trong khi sử dụng lửa, khí đốt, khói, nước,… Hệ
thống điều khiển an toàn có chức năng bảo vệ hàng hóa, tài sản và con người sống
trong tòa nhà đó. Hệ thống phải có khả năng phản ứng kịp thời đối với từng trường
hợp thông qua liên lạc thông tin hai chiều giữa trung tâm điều khiển tòa nhà với
cảnh sát, cứu hỏa, và các đội cứu hộ khác một cách tự động.

Trang 4
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Hệ thống quản lý tòa nhà (building management): phải có khả năng quản
lý linh hoạt, giám sát và điều khiển phối hợp các hệ con của hệ thống Tự động hóa
tòa nhà nhịp nhàng và tối ưu. Công nghệ quản lý tòa nhà là quản lý mọi thành phần
chứ không riêng gì các hệ: HVAC, hệ thống chiếu sáng, an ninh, lối ra vào, thang
máy, điều khiển việc ra vào các nhà xe, quản lý thời gian, quản lý người sử dụng,
quản lý năng lượng bao gồm theo dõi việc tiêu thụ,… Hệ thống quản lý tòa nhà có
thể phối hợp mọi thành phần hợp lý để có thể đáp ứng nhanh trong mọi tình huống
yêu cầu và vì vậy nâng cao được tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Ví dụ, hệ điều
khiển của thang máy có thể được giám sát và lập trình để đáp ứng tối đa nhu cầu,
loại trừ những di chuyển không cần thiết, tối ưu hóa tính sẳn sàng dành cho những
người đi thang máy, cắt giảm sự lãng phí năng lượng. Đối với hệ thống HVAC, hệ
thống chiếu sáng và thiết bị khác được lắp đặt trong tòa nhà, hệ thống giám sát và
điều khiển có khả năng thông báo về tình trạng hiện nay và dự báo hỏng hóc.
Nước ta là nước đang phát triển, chính vì vậy vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng là
rất cần thiết. Trong đó các nhà cao tầng, các trung tâm công cộng là một thành phần
tất yếu, vì thế vấn đề thiết kế hệ thống tự động hóa tòa nhà là không thể không coi
trọng. Tuy nhiên tùy theo tầm hoạt động của tòa nhà mà các chức năng thiết bị tự
động hóa cũng thay đổi sao cho mức độ an toàn, tiện nghi và kinh tế hợp lý nhất.
III. HỆ THỐNG BUILDING MANAGEMENT SYSTEM (BMS)
- Hệ thống tự động ( Building automation system).
- Hệ thống báo cháy ( Fire alarm system)
- Hệ thống an ninh (Secyrity system)
1. Hệ thống tự động tòa nhà (Building automation system)
Hệ thống tự động tòa nhà gồm có:
 Điều khiển thiết bị: thiết bị được điều khiển để tiết kiệm năng lượng và
cung cấp một phản ứng tự động của tòa nhà đến môi trường. Chẳng hạn,
BAS tắt máy điều hòa vào ban đêm để tiết kiệm năng lượng. BAS cũng có
thể mở máy điều hòa nếu có người nào đó vào khu vực bằng thẻ truy suất sau
giờ làm việc.
 Giám sát thiế bị: thiết bị được giám sát để cải thiện hiệu quả nhân viên điều
hành bằng cách:

Trang 5
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

o Cung cấp thông tin tập trung về trung tâm những trạng thái thiết bị
hiện tại. Tất cả thông tin thiết yếu M&E đặt trên đồ thị động; việc này
đã chứng minh là một công cụ tuyệt vời để hỗ trợ đào tạo nhân viên
điều hành tòa nhà về các hệ thống M&E trong tòa nhà.
o Cung cấp sự kiện thông tin về những trạng thái thiết bị. Nếu có một
lời phàn nàn từ khách thuê, nó luôn theo sau những sự việc. Một nhân
viên điều hành cần sự kiện thông tin để phân tích chuyện gì đang xảy
ra khi khách thuê đã trãi qua những rắc rối. Sự kiện thông tin cũng có
thể được sử dụng để ghi nhận thời gian thuê sau giờ làm việc để tính
lại chi phí cho những khách hàng thuê có sử dụng năng lượng.
 Tích hợp những hệ thống phụ thiết bị: chọn lựa các thiết bị có tính hợp nhất
về công nghệ và kết nối dễ dàng. Có độ an toàn cao, độ chính xác cao, dễ vận
hành. Giao tiếp được với máy tính cá nhân, mở rộng kết nối thêm được.
a. Hệ thống điều hòa không khí:
Hệ thống điều hòa không khí sử dụng nhiều năng lượng nhất trong các phụ tải của
tòa nhà, chiếm khoảng 60%. Hệ thống này cũng được quan tâm nhiều vì rất cần
thiết cho sinh hoạt con người và thiết bị có hệ thống nhỏ:
- Hệ thống điều hòa trung tâm.
- Hệ thống điều hòa khu vực.
 Hệ thống điều hòa trung tâm: là một hệ thống điều hòa chính cung cấp tất
cả không khí lạnh cho tòa nhà. Được hệ thống tự động của tòa nhà điều khiển
mở/tắt được sử dụng từ một bảng điều khiển. Mở/tắt sẽ dựa vào các chương
trình thời gian cho phù hợp, theo những điều kiện chọn lọc để đạt hiệu quả
cao mà có chi phí thấp.
- Tất cả các thông tin đều được theo dõi điều khiển bởi hệ thống tự động của
tòa nhà nhờ vào các giao diện mức cao.
 Tải của toàn hệ thống.
 Điện áp nguồn cung cấp.
 Áp lực đầu vào.
 Báo nhiệt độ nước vào, nhiệt độ nước ra của các máy bơm.
 Tình trạng báo động, tình trạng các bơm, liều lượng nước.

Trang 6
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Điều khiển các van ( cực đại hoặc cực tiểu), để nhiệt độ luôn ổn định.
 Hệ thống điều hòa khu vực
- Từ hệ thống điều hòa trung tâm phân phối ra, được hệ thống tự động của tòa
nhà cho mở/tắt không khí sẽ dựa vào thời gian đã hoạch định sẳn, để giảm
bớt năng lượng. Hệ thống tự động điều khiển của tòa nhà sẽ điều chỉnh van
để cho hơi lạnh luồng nước tới van cuộn dây và làm mát. Nhiệt độ sẽ được
cài đặt tăng hoặc giảm tại hệ thống tự động, tùy thuộc vào yêu cầu.
- hệ thống không khí cung cấp và trở lại tại đây sẽ được theo dõi và được điều
khiển tốc độ cho phù hợp. Sự chuyễn đổi sẽ được lọc làm sạch các không khí
sạch sẽ làm lợi cho sức khỏe và thiết bị.
Hệ thống tự động của tòa nhà cũng theo dõi nhiệt độ không gian bên trong và
nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh cho phù hợp.
b. Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống đèn được bố trí nhiều nơi khác nhau vì thế được thiết kế khác nhau,
như khu vực công cộng, khu vực nhà xe, khu vực văn phòng,…
- Khu vực văn phòng ta cần thiết kế đảm bảo kỹ thuật về độ sáng, thẩm mỹ,
tiết kiệm điện năng. Điều khiển đèn này ta có thể dùng tín hiệu từ thẻ truy
nhập vào ra theo sự truy nhập của khách văn phòng.
- Có 3 chế độ vận hành như sau:
 Chế độ tiện nghi (khách hàng có thể mở đèn theo yêu cầu)
 chế độ sáng tất cả.
 Chế độ tắt khi không có truy nhập
 Khu vực công cộng:
 Hệ thống chiếu sáng công cộng được sử dụng các bộ hẹn giờ để điều
khiển theo mong muốn.
 Hoặc ta có thể điều khiển thông qua chương trình trên máy tính,
chúng ta có thể lập trình trong một thời gian dài như: theo ngày, theo
tuần, theo kỳ nghĩ, …Ta cũng có thể lập trình một trường hợp nào đó
khi cần thiết, ta có thể đè lên trên chương trình cũ hay tạo ra chương
trình mới.
 Ta cũng có khả năng điều khiển bằng tay.

Trang 7
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Khu vực nhà xe:


 Khu vực này rất quan trọng vì lượng xe lưu thông rất nguy hiểm, vì
thế nguồn này luôn luôn được đảm bảo. Hệ thống điện này cần phải
dùng đèn có nguồn lưu trữ điện năng, nguồn này cũng được nối với
nguồn điện động cơ diesel.
c. Hệ thống giám sát:
Hệ thống tự động của tòa nhà có thể báo tình trạng các cửa (mở, đóng, hoặc
đóng không kín), mức nước ở các hồ chứa, tình trạng các máy bơm và các lọc gió bị
bẩn…được hiện lên màng hình máy tính, hay chuông.
d. Hệ thống thang máy, thang cuốn
Hệ thống thang máy, thang cuốn là hệ thống điều khiển độc lập mà bao gồm
những đặc tính quản lý năng lượng. Nhưng hệ thống tự động cũng có thể báo lỗi,
tình trạng của thiết bị như: mở/tắt, có báo động hiện trên bảng điều khiển.
2. Hệ thống báo cháy:
Nói chung và trong các toà nhà cao tầng nói riêng, hỏa hoạn đã gây nên
những hậu quả khủng khiếp về tài sản cũng như sinh mạng. Nhiều vụ cháy nhà cao
tầng ở Châu Âu và Châu Mỹ đã được cả thế giới biết đến. Sở dĩ có nhiều vụ cháy
xảy ra là do những năm đầu thế kỷ này khi kỹ thuật xây dựng bắt đầu phát triển,
người ta đã ít quan tâm đến vấn đề phòng và chống cháy cho nhà cao tầng, nơi mà
khi vụ cháy xảy ra rất ít cơ may cứu chữa được nếu không có các biện pháp dự
phòng từ trước.
Ngày nay, vấn đề phòng và chữa cháy là một trong những vấn đề được ưu
tiên xem xét trước hết khi duyệt thiết kế cấp giấy phép xây dựng cũng như cho phép
đưa vào sử dụng. Vì những lẽ đó, việc trang bị các thiết bị phát hiện cháy, chữa
cháy và các vấn đề an toàn cho con người và tài sản rất được quan tâm.
 Các thiết bị báo cháy dùng cho nhà cao tầng:
a. Thiết bị báo khói:
Đây là loại thiết bị dùng để nhận biết có khói trong khu vực. Thiết bị này
hoạt động dựa trên một trong hai nguyên tắc: ion hóa không khí và quang học.

Trang 8
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Khi có khói, trong không khí sẽ xảy ra hiện tượng ion hóa làm thay đổi thành
phần các điện tích. Sự thay đổi này được nhận biết bởi một cảm biến nằm trong
thiết bị báo khói.
Loại thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc quang học có cảm biến ánh sáng
(ánh sáng không nhìn thấy) và sẽ phát tín hiệu báo động khi ánh sáng bị khúc xạ
qua khói. Thiết bị này được dùng phổ biến nhất trong nhà cao tầng. Khi lắp đặt loại
thiết bị này cần chú ý vị trí lắp đặt, tránh đặt nơi có nhiều bụi hay khói của máy
móc, động cơ có thể gây ra báo động nhầm. Nên đặt ở sát trần hoặc mái nhà là nơi
khói sẽ đọng lại nhiều nhất do đó dễ phát hiện.
b. Thiết bị báo nhiệt:
Thiết bị cảm biến nhiệt độ này được sử dụng chư yếu ở những nơi có nhiếu
khói như phòng đặt máy móc nên không thể lắp đặt thiết bị báo khói hay những nơi
có thể xảy ra sự cố về nhiệt độ. ( cách lắp đặt chúng tương tự như thiết bị báo khói)
c. Thiết bị báo lửa:
Thiết bị này hoạt động theo từng cặp thu phát hoặc đơn lẻ cảm biến tín hiệu
quang học. Loại hoạt động theo cặp được lắp đặt đối diện nhau qua khu vực cần
giám sát. Hiện nay có loại cho phép khoảng cách giữa hai phần thu phát lên tới hàng
trăm mét. Khi có lửa, tín hiệu quang học mà phần thu nhận được sẽ thay đổi, thiết bị
sẽ phát tín hiệu báo động về tủ điều khiển trung tâm. Khi lắp đặt loại thiết bị này
cần chú ý để không có các vật cản nằm giữa hai phần thu phát. Hai phần này phải
đặt ở khoảng cách tương ứng nhau như chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Loại thiết bị báo lửa đơn lẻ hoạt động trên nguyên tắc cảm biến tín hiệu tia
cực tím phát ra từ các đám cháy trong khi không tác động với ánh sáng từ nguồn
đèn chiếu sáng thông thường hay ánh sáng mặt trời.
d. Công tắc báo cháy khẩn cấp:
Đây là loại thiết bị báo động do con người điều khiển mà không phải tự động
như các cảm biến kể trên. Thực chất đây chỉ là tiếp điểm thường đóng hay thường
mở, được bảo vệ bằng một miếng kính an toàn có thể dễ dàng bị vỡ khi có người ấn
mạnh ngón tay vào nhưng không làm bị thương. Khi miếng kính bị vở, tiếp điểm
tác động gửi tín hiệu báo cháy đến tủ điều khiển trung tâm.

Trang 9
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Hộp này thường gắn vừa tầm tay người ở những nơi công cộng dễ nhìn thấy.
Khi phát hiện hỏa hoạn người ta sẽ nhanh chóng đập vỡ miếng kính. Việc sử dụng
miếng kính để người ta phải đập vỡ khi muốn báo động nhằm tránh nhầm lẫn với
các loại công tắc khác.
e. Chuông báo động:
Chuông báo thường được gắn ở nơi công cộng để báo cho mọi người biết khi
co hỏa hoạn xảy ra. Chuông thường được điều khiển tự động từ tủ điều khiển trung
tâm.
Tuy nhiên việc phát tín hiệu báo động tới chuông luôn được kiểm tra kỹ
nhằm tránh gây ra tình trạng hỗn loạn khi báo động nhầm.
f. Các biển hiệu, đèn hiệu:
Các biển hiệu dùng để hướng dẫn mọi người di tãn khỏi nơi hỏa hoạn. Thông
thường chúng được lắp ở các hành lang. lối ra cầu thang thoát hiểm. Các biển này
phải được chiếu sáng bằng nguồn điện ắc quy vì trong trường hợp sự cố, nguồn điện
cấp cho tòa nhà sẽ bị cắt. Đèn thường được nối với các thiết bị báo khói, nhiệt và
được gắn bên ngoài các phòng kín, ít có người vào nên khi có hỏa hoạn, người bên
ngoài sẽ dễ dàng nhìn thấy.
g. Tiếp điểm dòng chảy:
Ngoài các thiết bị kể trên, trong các nhà cao tầng thường có hệ thống chữa
cháy tự động bao gồm các vòi phun đặt phía trên tầng nhà và luôn có sẵn nước với
áp lực thích hợp.
Khi có hỏa hoạn, nhiệt độ cao sẽ làm vỡ đầu của vòi phun, nước sẽ tự động
xả ra tạo dòng chảy trong ống, người ta bố trí các công tắc dòng chảy trên đường
ống chính đưa tín hiệu về tủ báo cháy trung tâm để nhận biết khu vực xảy ra sự cố
và phát tín hiệu báo động.
h. Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
Các loại thiết bị cảm biến trên cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và môi trường lắp đặt.
Thiết bị cần được thổi sạch bụi, lau chùi sạch sẽ sau đó kiểm tra độ nhạy của
cảm biến bằng việc đưa tín hiệu thử (tạo khói, nhiệt…) khi thử cần chú ý báo trước
cho mọi người trong khu vực có liên quan.

Trang 10
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Hiện nay các thiết bị báo cháy thường đặt địa chỉ khi lắp đặt. Điều này giúp
cho người giám sát hệ thống dễ dàng nhân biết khu vực xảy ra sự cố khi tủ điều
khiển trung tâm phát tín hiệu báo động hay chỉ ra các hư hỏng trong hệ thống thông
qua các địa chỉ này.
 Các thiết bị máy móc hoạt động liên quan tới hệ thống báo cháy:
a. Thang máy.
Trong các tòa nhà cao tầng thường có hệ thống thang máy. Trong trường hợp
hỏa hoạn xảy ra các thang máy sẽ nhận tín hiệu từ hệ thống báo cháy, nhanh chóng
chạy tự động tới tầng đã được định trước (thuờng là tầng mặt đất) mở rộng cửa và
cắt mọi hoạt động cho tới khi có tín hiệu an toàn trở lại.
b. Hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió trong tòa nhà cao tầng làm nhiệm vụ cấp gió mới, điều
hòa không khí và đẩy khói khỏi đường thoát hiểm tạo thuận lợi cho mọi người di
tản trong trường hợp hỏa hoạn trừ những quạt hoạt động trong trường hợp hỏa hoạn,
tất cả các quạt khác sẽ ngưng khẩn cấp thông qua tín hiệu điều khiển từ tủ báo cháy
trung tâm.
c. hệ thống cửa chặn lửa.
Để hạn chế sự lây lan của lửa qua các đường ống dẫn gió ( thường được bố
trí dày đặt trong nhà cao tầng ), người ta thiết kế các cửa chặn trên đường ống giữa
các khu vực. Các cửa này thường được mở bằng mô tơ điện và được đóng tự động
bằng lò xo. Khi có hỏa hoạn nguồn điện cấp cho các cửa này sẽ tự động bị cắt, cửa
sẽ đóng lại nhờ lực lò xo. Cách ly các khu vực với nhau.
d. Các của ra vào điều khiển tự động.
Nếu trong nhà có các cửa ra vào đóng mở tự động bằng chương trình hay
cảm biến thì cần thiết phải đưa tín hiệu báo cháy từ cửa báo trung tâm vào hệ thống
điều khiển của các cửa này do khi có hỏa hoạn tự động mở, mọi người thường rất
hốt hoảng và khó thực hiện các thao tác để mở cửa.
Khi nhận tín hiệu báo động, các của này tự động mở ra cho mọi người thoát
ra ngoài.
e. Hệ thống bơm và các bể nước dành cho cứu hỏa

Trang 11
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Việc đảm bảo trạng thái sẳn sàng hoạt động của hệ thống bơm cứu hỏa cũng
như các bể nước là một khâu hết sức quan trọng trong phòng cháy chữa cháy.
3. Hệ thống an ninh.
An toàn là vấn đề cần quan tâm trên tất cả các lĩnh vực như: thiết bị, quản lý,
sử dụng an toàn.
- Có bàn điều khiển an toàn: thiết bị sau cần phải sẳn sàng tại bàn điều khiển,
để khi cần thiết có thể vận hành. Từ xa có thể điều khiển đóng/mở cửa. Theo
dõi truy nhập thẻ của khách hàng. Để có thể theo dõi hệ thống và ngăn cản
khi có sự đột nhập của người khác.
- Thiết bị an toàn là cần có các thiết bị mới, đảm bảo chất lượng, tính ổn định
cao, sử dụng lâu bền, kết nối phù hợp với các thiết bị khác.
- Các vật liệu trần nhà, nền, tường nhà làm vật liệu không gây ra cháy, các cửa
phải ngăn cháy.
- Hệ thống thẻ truy nhập cũng được sử dụng nhiều và cũng được quản lý bởi
trung tâm tự động điều khiển của tòa nhà. Thẻ này dùng để ra vào cửa, dùng
thang máy và cũng có thể truy nhập dữ liệu. Thẻ này cũng có thể huỷ bỏ khi
bị mất hay người sử dụng chuyển công tác khác.
- Hệ thống camera cần phải lắp đặt tại các lối ra vào, bãi xe, cầu thang máy,
thang bộ, để theo dõi và lưu các vấn đề khi có sự cố xảy ra như: hướng dẫn
khách khi có cháy…
- Hệ thống điện tại các bãi xe, cầu thang, thang máy, hệ thống điều khiển cửa
tòa nhà cần phải nối với máy phát động cơ diesel để cung cấp điện kịp thời
khi có sự cố xảy ra.
- Hệ thống thông tin cũng rất quan trọng, điện thoại, bộ đàm dùng liên lạc khi
cần thiết như: khi có cháy nổ, bạo động, tai họa thiên nhiên.
- Khi thiết kế và thi công cần phải tuân thủ đúng các qui trình kỹ thuật, đúng
tiêu chuẩn qui định về qui cách.
- Nhận thức an toàn càng cao đóng vai trò rất quan trọng. Vì điều khiển tất cả
các thiết bị cho linh hoạt và có tính khoa học. Lắp đặt các hệ thống vào các
vị trí có hiệu quả, thuận tiện việc theo dõi.

Trang 12
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Hệ thống lưu trữ dữ liệu là một hệ thống không kém phần quan trọng, hệ
thống ghi hình các camera, ghi dữ liệu sự cố,ghi dữ liệu tình hình hoạt động
các thiết bị, để nghiên cứu và sửa chửa các thiết bị, làm chứng cho cơ quan
chức năng khi cần thiết.

Trang 13
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA


NHÀ
I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT:
Việc xây dựng hệ thống quản lý (Building Management System) là một trung
tâm quản lý chung cho toàn hệ thống. Có một bộ xử lý trung tâm chính có trách
nhiệm kiểm tra và việc điều khiển toàn bộ phương tiện trong hệ thống.
- Hệ thống được sử dụng cho lập trình cơ sở dữ liệu phát sinh, báo cáo những
tóm lược và những hàm của thao viên cần nhập vào. Thông tin được tải đến
các thiết bị con và đến thiết bị giám sát nơi điều khiển thật sự xảy ra. Thông
tin cơ sở dữ liệu sẽ được lưu trữ trong hệ thống.
- Một trong những lợi thế chính của BMS là trong khi điều khiển được phân
quyền, quản lý dữ liệu được tích hợp. Trong khi sự hợp nhất tất cả các phần
đều được nối cùng nhau, và có thể chia xẻ thông tin, sự tương tác có nghĩa
rằng khi một thiết bị bất kỳ hoạt động trong mạng những bộ phận của BMS
hiểu thiết bị nào hoạt động
- Sự hợp nhất không có nghĩa rằng tất cả các thiết bị “ nói cùng ngôn ngữ đó”
và thông tin tới lẫn nhau qua mạng BMS. Không có nhu cầu cho những thiết
bị giao diện phức tạp hoặc những kết nối các bộ phận cơ khí và điện tử của
máy tính.
- Việc xây dựng hệ thống tự động hóa (Building automation system) cung cấp
bộ kiểm tra và điều khiển của cơ khí và điện tòa nhà, những dịch vụ được
thiết lập đặt trong nhà. Nó tập hợp dữ liệu, thực hiện sự phân tích báo động,
hoạch định những thao tác cho thiết bị và cung cấp mạch điện tử tới những
dịch vụ khác như điều hòa không khí, thông gió, điện, đốt cháy, thang máy
và hỗn hợp khác báo động và theo dõi.
- Trong việc thiết lập đặt một hệ thống BAS nhiều, tức là trung tâm theo dõi
điều khiển, để sự phân tích và quản lý tiết kiệm năng lượng va chạm và kéo
dài thời gian sử dụng thiết bị, thiết bị hoạt động ổn định và an toàn. Những
hiệu ứng mạng, những thao tác trong việc bảo trì một tòa nhà lớn, cần nhân
sự ít hơn nhưng cần phải lành nghề, cần sử dụng trí tuệ nhiều.

Trang 14
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Từ trung tâm điều khiển thao tác viên theo dõi và điều khiển toàn bộ hệ
thống. Hoặc dùng mạng điện thoại để điều khiển những phương tiện xa trung
tâm điều khiển.
- Thao tác viên có thể truy nhập mạng bất cứ lúc nào với cùng mật khẩu. Từ
quản lý tiết kiệm thời gian để cho thao tác viên theo dõi và vận hành hệ
thống điều khiển và kiểm tra toàn bộ hệ thống có hiệu quả.
- Có thể tách riêng những báo động, những thiết bị mà đã được vô hiệu hóa,
không có tín hiệu hoặc không được điều khiển bởi một máy trung tâm.
Những đặc tính này cung cấp cho nhà quản lý nhiều thông tin cho sự bảo trì
và sự tìm hư hỏng của thiết bị đã hư và từ những hệ thống khác.
- Với mật khẩu thích hợp, thao tác viên có thể đọc và kiểm tra bất kỳ trạng
thái hiện thời nào của dữ liệu, chỉnh sửa chương trình, đặc điểm, dè hoặc vô
hiệu hóa bất kỳ thao tác nào, bất cứ lúc nào ở trong mạng.
- BMS yêu cầu cac mức mật khẩu khác nhau ở tại bảng điều khiển khác nhau,
và ở một bảng thao tác viên không thể thu được thông tin của những điểm từ
bảng khác thậm chí trên cùng bản thân nó.
- Bộ phận điều khiển mạng (Network Control Units) tăng tốc 80386 bộ vi xử
lý và trang thiết bị với 10 MB bộ nhớ. Những thiết kế này làm cho bộ phận
điều khiển mạng là thiết bị giám sát mạnh nhất. Thiết bị giám sát mạnh sẽ
cho kết quả nhanh hơn và điều khiển có hiệu quả hơn cũng như bảo trì
nhanh.
- Những bít dữ liệu cao tốc (N1), nối mạng những người giám sát và hệ thống
máy tính trung tâm. Hệ thống máy tính trung tâm gồm có các trạm của thiết
bị giám sát, một số đầu nối tới báo động máy in cho đầu ra nhanh của dữ
liệu, hệ thống bên trong phòng điều khiển BMS.
II. HỆ THỐNG GIÁM SÁT AN NINH:
1. Truy nhập thẻ.
Ra vào khu vực bằng các thẻ truy nhập để mở cửa bằng cách lắp đặt bộ đọc
thẻ trên cửa có các lợi ích sau:
- Có sự kiểm tra, ghi nhận thẻ người được đọc và vào khi nào.
- Thẻ truy nhập sẽ mất gía trị khi bị mất hay khi bị hoàn trả lại.

Trang 15
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Khó làm giả thẻ so với làm giả chìa khóa. Điều này còn tùy thuộc vào kỹ
thuật chế tạo thẻ.
- Ngoài thẻ còn trang bị thêm danh số cá nhân (PIN: Personal Identification
Number) để tránh bị lạm dụng
Sử dụng bộ đọc thẻ dành cho những phòng điều khiển khu vực và nơi cổng
chính theo dõi truy nhập theo giờ. Bộ đọc thẻ cũng có thể lắp đặt trong thang máy
sử dụng ngoài giờ làm việc. Khi vào thang máy, chèn thẻ vào. Bộ đọc tương tác với
bộ điều khiển của buồng thang. Dựa vào lập trình của mỗi thẻ, chỉ một phần của các
nút điều khiển đến các tầng nhà được chọn đáp ứng cho người sử dụng.
Tùy vào kỹ thuật tạo thẻ được chọn, có thể in hình người sử dụng trên thẻ
như là một thẻ nhân viên. Có 4 loại sau:
- Thẻ vạch từ tính: thẻ có các vạch từ dán lên trên, vạch oxide từ gống như
chất liệu trong băng từ. Kỹ thuật này cũng sử dụng trong các thẻ tín dụng
 Ưu điểm: chi phí thẻ thấp, mã cục bộ
 Khuyết điểm: tuổi thọ sử dụng ngắn (thường 1 năm), chi phí bảo trì cao,
dể đọc sai do bụi và các khuyết tật khi bảo quản thẻ không kỹ, an toàn
thấp vì dể bị nhân bãn.
- Thẻ cảm biến gần: giao tiếp giữa thẻ và bộ đọc sử dụng tần số sóng radio.
Tầm giao tiếp được từ 4 đến 12 inches.
 Ưu điểm: kỹ thuật truy nhập cao, chống phá hoại.
 Khuyết điểm: giá thành cao, trở ngại nếu bộ đọc bị kim loại chắn ngang,
mức an toàn trung bình.
- Thẻ Wiegand: sử dụng kỹ thuật Wiegand gồm các vạch sắt từ dán lên tấm
plastic. Khi thẻ áp vào bộ đọc, đặc tính từ của bộ đọc từ hóa các vạch. Cảm
biến phát hiện các xung khi các vạch trở về trạng thái bình thường.
 Ưu điểm: thọ hơn loại vạch từ, an toàn cao.
 Khuyết điểm: giá thành đắt cho cả thẻ và bộ đọc.
- Thẻ thông minh (Smart cards): ứng dụng kỹ thuật mới với nhiều áp dụng
trong nhiều lĩnh vực. Thẻ được nhúng vào bộ nhớ và bộ xử lý .
 Ưu điểm: an toàn cao, sử dụng nhiều chức năng.
 Khuyết điểm: thẻ và bộ đọc có giá thành cao, khi đọc phải ấn thẻ vào.

Trang 16
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Tất cả bộ đọc đều có nguồn UPS dự phòng.


2. Camera theo dõi (Digital Closed Circuit Television) CCTV:
Các camera phải là loại màu để cho sự ghi nhận hình ảnh tốt. Được lắp đặt ở
nơi không thể với tới tránh phá hoại. Bên ngoài camera có vỏ bọc chống ẩm để
không bị ảnh hưởng của khí hậu. Góc mở thấu kính rộng để có thể quan sát những
nơi hẹp như trong buồng thang máy. Camera không cần điều khiển các chức năng
như nghiêng (tilt), mở rộng – thu nhỏ (zoom) vì càng làm hao chi phí mà thêm nguy
hiểm nếu camera chỉ nhắm vào một phần vụ việc khi có sự cố xảy ra. Những nơi
thích hợp để lắp đặt CCTV camera: cửa ra vào chính, bãi xe, cửa thoát hiểm khi hỏa
hoạn, buồng thang máy.
3. Hệ thống canh gác, bảo vệ.
Phòng chỉ huy toán bảo vệ là vị trí chủ chốt trong hệ thống an ninh. Trực chỉ
huy có thể phát hiện bất cứ mọi biến cố bất thường và báo với nhân viên bảo vệ khu
vực trực thuộc qua hệ tổng đài vô tuyến (Walkie – talkie). Hệ thống này được kết
nối với hệ SS nhằm tăng cường hiệu quả của công việc.
Hệ thống canh phòng bảo vệ gổm các công tắc khóa bằng chìa lắp trên tường
ở các khu công cộng và bãi đậu xe. Khi nhân viên bảo vệ đến một công tắc, anh ta
dùng chìa khóa mở công tắc. Các công tắc này đều được kết nối với hệ thống an
ninh (SS). Hệ thống sẽ ghi nhận sự kiện này lên đĩa lưu trữ theo thời gian ngày giờ.
Hệ thống cũng xác lập thời điểm kiểm tra. Nếu nhân viên không đến công tắc kế để
xác lập tua tuần tra của mình theo thời gian đã định, chuông sẽ báo cho người điều
hành ở trung tâm điều khiển. Các lợi ích:
- Kiểm tra tua trực của nhân viên bảo vệ.
- Các nhân viên bảo vệ bắt buộc phải tuần tra toàn bộ khu vực mà không dám
bỏ một vị trí nào.
- Nhân viên ở trung tâm điều hành sẽ nhận được cảnh báo nếu người bảo vệ
đến điểm công tắc kế tiếp bị trể và dùng bộ đàm liên lạc xem anh ta có gặp
sự cố gì không.

Trang 17
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

4. Chiếu sáng.
Hệ thống chiếu sáng, đặc biệt khu vực bên ngoài tòa nhà, bãi xe và chiếu
sáng các bãi bốc dở hàng hóa, là một phương diện quan trọng trong thiết kế an ninh.
Các công nghệ chiếu sáng chung bao gồm:
- Đèn phát sáng đo nhiệt (nóng sáng): giá thấp, thể hiện màu sắc ánh sáng tốt,
tuổi thọ ngắn (500 – 4000 giờ), không hiệu quả về mặt năng lượng.
- Đèn hơi thủy ngân: thường dùng chiếu sáng đường, lối đi, bãi xe, thể hiện
màu sắc tốt, tuổi thọ cao (trên 24000 giờ), hiệu quả về mặt năng lượng, cần
thời gian khởi động.
- Metal Halide: dùng cho những nơi số giờ thấp sáng trong năm thấp nhưng sự
thể hiện màu sắc thì quan trọng (ánh sáng trắng hơn đèn hơi thủy ngân), tuổi
thọ trung bình (6000 giờ), hiệu quả năng lượng, cần thời gian khởi động
- Đèn Fluorescent :dùng chiếu sáng không gian bên trong nhà, màu sắc ánh
sáng tốt (sáng trắng nhẹ), tuổi thọ trung bình (9000 – 17000 giờ), hiệu quả
về mặt năng lượng.
- Đèn hơi sodium áp suất sao: dùng chiếu sáng đường, bãi xe, tuổi thọ cao
(24000 giờ), hiệu quả năng lượng.
- Đèn hơi sodium áp suất thấp: chiếu sáng đường phố, màu sắc hơi tệ hơn đèn
sodium áp suất cao, tuổi thọ cao (20000 giờ), hiệu quả về năng lượng.
Ánh sáng quan trọng cho an ninh, cần nối với nguồn dự phòng. Để đảm bảo
ánh sáng có thường xuyên hàng đêm, chúng cần được kết nối vào hệ thống BAS.
Các đèn chiếu sáng phía ngoài nhà có che chắn bảo vệ chống phá hoại.
5. Hệ thống thông tin
Bàn giao tiếp điều khiển hệ thống an ninh phải có đủ điện thoại để quản lý
những tình huống khẩn cấp khi nhiều người cùng liên lạc từ vị trí đó cùng lúc.
Những số điện thoại quan trọng, đặc biệt là những số điện thoại dịch vụ khẩn cấp
như cứu hỏa, công an, dịch vụ cấp cứu của bệnh viện sẽ được lập trình sẳn để gọi
nhanh. Điện thoại cũng được lập trình ngăn không cho các cuộc gọi đường dài.
Bàn điều khiển của hệ SS cũng có thể liên lạc với các máy bộ đàm. Hệ thống
máy bộ đàm có nhiều kênh: kênh dùng cho nhân viên kỹ thuật, kênh dùng cho nhân
viên an ninh, kênh dùng cho liên lạc khẩn cấp. Các máy bộ đàm chỉ liên lạc được

Trang 18
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

với nhau trong cùng kênh nhưng bàn điều khiển liên lạc được với tất cả hệ thống bộ
đàm. Lắp đặt thêm các bộ repeater để đảm bảo thông tin nhận tốt giữa các khu vực.
Hệ thống thông báo công cộng gửi thông tin đến toàn cư dân tòa nhà với mục
đích an ninh. Sử dụng hiệu quả trong ngăn ngừa phá hoại. Thí dụ: nếu CCTV
camera phát hiện hành vi phá hoại của một người trong bãi đậu xe, hệ thống sẽ gửi
một thông tin cảnh báo đến khu vực đó để ngăn ngừa.
Tòa nhà cũng cần được lắp đặt các điện thoại dùng gọi lúc khẩn cấp hay hệ
thống intercom ở những vị trí thiết yếu. Khi tác động, điện thoại hay hệ intercom
cho phép liên lạc 2 chiều với bàn điều khiển của hệ an ninh
III. HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY (FAS: FIRE ALARM SYSTEM)
1. Giới thiệu chung:
- Hệ thống tự động hóa của tòa nhà có thể phục vụ như hệ thống báo động hỏa
hoạn cho toàn bộ phức hợp. Những máy dò tìm nhiệt, những bộ phận phát
hiện khói và những điểm phát hiện lửa khác có thể được theo dõi bởi hệ
thống tự động hóa của tòa nhà.
- Tự động hóa những chuông báo động nguồn, những thang máy, vận hành
các quạt khói. Sự chuyễn đổi hệ thống địa chỉ công cộng tới trường hợp khẩn
cấp, thông tin đội cứu hỏa, gọi sự an toàn bảo vệ và thực hiện nhiều chức
năng khác được chương trình hóa, có thể tự động vận hành.
- Điều này thao tác viên có nhiều thời gian cho công tác hướng dẫn sơ tán
người, thiết bị và dành cho cứu hỏa.
- Hệ thống tự động hóa tòa nhà có thể phục vụ trong khi có cảnh báo sớm các
báo động xảy ra trong tòa nhà. Vì thế giảm tối thiểu về thiệt hại.
- Cần phải tính toán một báo hiệu trước, có trách nhiệm quản lý và vận hành
an toàn để đảm bảo thiết bị được hoạt động liên tục.
- Hệ thống tự động của tòa nhà có thể theo dõi tất cả các điểm dò tìm qua sự
hợp nhất cấp cao giữa các thiết bị điều khiển và giám sát.
- Những điều khiển tới khía cạnh an toàn của tòa nhà, côngviệc của thao tác
an toàn lửa, được thiết kế một bảng báo động hỏa hoạn tốt nhất.
- Hệ thống tự động hóa tòa nhà có thể theo dõi tất cả các khu vực hệ thống vòi
phun, những cánh cửa thoát hiểm và hành lang thoát nạn.

Trang 19
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Bất kỳ sự kích hoạt nào sẽ được báo cáo tới thao tác viên tòa nhà cho sự chú
ý và tức thời đưa tín hiệu cho máy in ra sự cố.
- Những thiết bị chữa cháy tự động sẽ hoạt động như các vòi chữa cháy tại
chỗ, sẽ tự động phun nước ra, các bơm và thiết bị như vậy liên tục được theo
dõi để bất kỳ những lỗi nào thì sẽ được sửa lại ngay.
2. Các thiết bị báo cháy:
a. Cấu trúc hệ thống.
- Hệ thống báo động lửa được nối mạng chất lượng cao nhất và tuân theo
nhiều tiêu chuẩn của Anh, Mỹ. Sự lắp đặc hệ thống sẽ gặp những yêu cầu và
ủy quyền khác có quyền hạn.
- Hệ thống báo động lửa được nối mạng phân tán để không có điểm đơn sự
thất bại trong hệ thống. Nối mạng báo động hệ thống bao gồm như mạng
thông tin xương sống từ tương đương tới tương đương mà những báo động,
nhũng bảng điều khiển [Fire Alarm Control Panel (FACP) ], những trung
tâm điều khiển mạng [Network Control Stations (NCS) ] và những máy báo
hiệu mạng thông minh [Intelligent Network Annunciators (INA) ].
- Mỗi FACP cung cấp báo hiệu nhũng mạch nối tới những máy dò tìm có thể
địa chỉ, nhũng mô đun màn hình, và có những mô đun điều khiển.
- Những mô đun màn hình có địa chỉ được theo dõi bắt đầu thiết bị những
mạch nối sự chuyễn đổi.
- Những mô đun điều khiển có địa chỉ đang điều khiển nguồn để chỉ báo trang
thiết bị, những mạch nối tới chuông, những đèn nháy, các AHU (Air
Handing Unit) điều khiển. Những mô đun điều khiển có địa chỉ cũng được
sử dụng để chuyễn những mạch âm thanh tới những người nói điện thoại vá
sơ tán cứu hỏa.
- Hệ điều hành mạng thông tin xương sống đảm bảo cho tất cả các thiết bị có
thời gian đồng bộ hóa.
- Các báo động, các lỗi thiết bị được mô tả văn bản có liên hệ sự định vị và
kiểu báo động thể hiện.
 Bảng điều khiển (FACP).
 Mạng truyền tin thông minh (INA).

Trang 20
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Trung tâm điều khiển mạng (NCS).


- Những máy dò tìm và những mô đun được thiết đặc khắp nơi trong tòa nhà
có một đường truyền chính để điều khiển và kiểm tra.
- Hệ thống báo động lửa được nối mạng đủ linh hoạt để khi loại đi hoặc thêm
những máy đò tìm, phân vùng những máy dò tìm không yêu cầu thêm bất kỳ
những công việc nối dây hoặc thêm những phần cứng.
- Có một cơ sở dữ liệu tích cực những tên và khu vực thiết bị trong hệ thống
cơ sở dữ liệu, là thiết bị trong bảng điều khiển báo động lửa liên quan đến
thiết bị hoặc khu vực. Bất cứ nơi nào một thiết bị hoặc một khu vực được
trình bày ở bảng điều khiển báo động lửa, máy báo hiệu mạng thông minh
hoặc trung tâm điều khiển mạng.
- Được nối mạng với hệ thống tự động hóa tòa nhà [Building Automation
System (BAS) ] để cho phép hệ thống tự động của tòa nhà hổ trợ khi có cháy
xảy ra.
- Mạng truyền thông xương sống được sử dụng nối tới NCS, INA và tất cả
FACP.
b. Đầu đò tìm khói và nhiệt:
- Tất cả các máy dò tìm đều có một màu bên ngoài chung là màu trắng.
- Mỗi máy dò tìm gồm có một cái đầu có thể dời di được và có một cái đế
thường gắn cố định tại một vị trí nhất định.
- Điện tử học trong cái đầu thường lệ là báo cáo địa chỉ của máy dò tìm và
kiểu máy dò tìm tới FACP. FACP xác định thông tin này chống lại cơ sở dữ
liệu trong FACP và báo cáo bất kỳ những xung khắc nào.
- Địa chỉ cho máy dò tìm là tập hợp trên cái đầu mà gắn liền với cơ sở để bụi
và những chất gây ô nhiễm khác không ảnh hưởng điện tử học trong đầu
máy đò tìm.
- Đặc địa chỉ để những nhà kỹ thuật và vận hành viên xác định nhanh chóng vị
trí máy dò tìm khi cần thiết
- Máy đò tìm thông báo báo động hoặc lỗi. Sự chính xác của máy dò tìm chưa
ảnh hưởng bởi những điều kiện trong không gian bao quanh. Máy dò tìm
hoàn toàn được bù cho những sự thay đổi bên trong như:

Trang 21
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Nhiệt độ
 Độ ẩm trong khu vực lắp đặt máy
 Sự đối lưu không khí.
- Tất cả các thành phần điện tử đều được cản trở ( thao tác bảo trì) giảm ảnh
hưởng bởi bụi, chất bẩn, độ ẩm, sự an mòn thiết bị, hoặc va chạm cơ khí.
- Để kiểm tra một máy dò tìm là dùng một lệnh từ FACP để kiểm tra máy dò
tìm đó hoạt động như thế nào hoặc ta có thể dùng một nam châm để gần thử
một máy dò tìm. Trong mọi trường hợp, điện tử học đóng vai trò một báo
động bởi báo cáo một báo động tương tự tới FACP.
 Máy dò tìm nhiệt:

Hình 1: Máy dò tìm nhiệt


- Máy dò tìm nhiệt được thiết đặt trong các phòng điện, phòng biến thế, nơi có
nhiệt độ cao.
- Máy dò tìm nhiệt liên tục đo nhiệt độ môi trường xung quanh một phần tử
nhạy tham khảo và một phần tử nhạy, hai phần tử nhạy này sẽ so sánh nhiệt
độ với nhau. Nhiệt độ môi trường chính xác được báo cso tới FACP,việc báo
hiệu mạch bởi tín hiệu tương tự. Nhiệt độ mà máy dò tìm nhiệt đi vào trong
báo động là preset và lấy được chuẩn đo nhà máy sản xuất là ở tại 60,3 0C.
Nếu nhiệt độ trong khu vực lớn hơn nhiệt độ của thiết bị trong một giới hạn
cảnh báo thì sẽ có tín hiệu cảnh báo trước khi nhiệt độ quá cao thì sẽ xuất tín
hiệu báo động.

Trang 22
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Máy dò tìm khói bằng quang điện.

Hình 2: Máy dò tìm khói


- Những máy dò tìm quang điện được thiết đặt để cung cấp sự dò tìm nhanh
khi có cháy xảy ra.
- Máy dò tìm khói quang điện liên tục đo số lượng hạt trong không khí, sử
dụng một quang học cảm biến thiêt bị. Thiết bị hoạt động trên một nguyên lý
ánh sáng, chứa đựng một phần tử phát và một phần tử thu. Khi ánh sáng
trong không khí có nhiều hạt photon cản trở ánh sáng (mất cân đối giữa thiết
bị phát và thu) thì mạch điện tử chuyễn đổi báo hiệu tương tự và định dạng
thích hợp để báo cáo tới FACP kích hoạt mạch báo động.
- Máy dò tìm khói quang điện là lấy được chuẩn nhà máy, tính nhạy cảm môi
trường 1.5%.
IV. CÁC ƯU ĐIỂM KHI DÙNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỰ ĐỘNG
CỦA TÒA NHÀ.
 Giảm chi phí:
- Dùng thiết bị tự động có khả năng điều khiển các thiết bị theo mong muốn
một cách linh hoạt, giảm năng lượng.
- Tăng cao tuổi thọ cho thiết bị, bảo quản thiết bị tốt.
- Đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng, xử lý các sự cố nhanh.
- Điều khiển các thiết bị ở xa, khu vực nguy hiểm như: trong phòng thiết bị
điện cao thế, phòng hóa chất, phòng biến áp,…

Trang 23
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Khi không cần thiết ta có thể ngắt bớt những thiết bị như:
 Thiết bị đèn chiếu sáng
 Thiết bị điều hòa không khí
 Thiết bị trao đổi nhiệt
 Các thang máy, thang cuốn
- Tất cả các thiết bị ở trên đều sử dụng rất nhiều năng lượng. Vì thế tại
trung tâm điều khiển ta có thể mở hoặc đóng khi cần thiết. Ta có thể lập
trình hoạt động cho máy trong một thời gian dài, ta phát hiện sự cố nhanh,
chính xác, và có độ an toàn cao.
 Giảm chi phí nhân công:
- Sử dụng hệ thống rất cần quản lý tự động điều khiển của tòa nhà chỉ một
vài vận hành viên để điều khiển, theo dõi các thiết bị, vì thế tiền chi trả
cho công nhân sẽ ít đi.
- Giảm bớt nhân công các bộ phận theo dõi các thiết bị trong tòa nhà nhu:
các nhân viên vận hành các máy điều hòa không khí, các trạm bơm, đóng
cắt các cầu dao điện, theo dõi nhiệt độ trong hệ thống…
 Giảm thời gian ngừng thiết bị, chi phí bảo dưỡng thấp:
- Phát hiện sự cố nhanh nên thiết bị có thể sửa chữa kịp thời, vì thế thiết bị
có thời gian làm việc được dài hơn. Độ ngừng để sửa chữa thấp, hoạt
động có độ chính xác cao.
- Vận hành viên không cần đi lại nhiều, có thể điều khiển được các thiết bị
ở xa, nơi nguy hiểm con người không thể vào được.
 Khi không sử dụng hệ thống quản lý tự động điều khiển tòa nhà:
- Năng lượng bị thất thoát nhiều.
- Tốn chi phí đào tạo, chi phí trả lương cho nhiều nhân viên.
- Cần nhiều nhân viên vận hành.
- Thiết bị có sự cố không phát hiện kịp thời, không sửa chữa đúng lúc vì
thế thiết bị có thể hư nhiều nên có thời gian ngừng hoạt động có thể lâu.
- Có độ an toàn không cao.
- Vận hành không nhanh, không đáp ứng nhanh khi cần thiết.

Trang 24
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

PHẦN II: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ LẬP TRÌNH PLC


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LẬP
TRÌNH PLC
I. GIỚI THIỆU CHUNG :
Trong công nghiệp sản xuất, để điều khiển một dây chuyền, một thiết bị máy
móc công nghiệp … người ta thực hiện kết nối các linh kiện điều khiển rời (rơle,
timer, contactor …) lại với nhau tuỳ theo mức độ yêu cầu thành một hệ thống điện
điều khiển. Công việc này khá phức tạp trong thi công, sửa chữa bảo trì do đó giá
thành cao. Khó khăn nhất là khi cần thay đổi một hoạt động nào đó.
Một hệ thống điều khiển ưu việt mà chúng ta phải chọn được điều khiển cho
một máy sản xuất cần phải hội đủ các yêu cầu sau: giá thành hạ, dễ thi công, sửa
chữa, chất lượng làm việc ổn định linh hoạt. Từ đó hệ thống điều khiển có thể lập
trình được PLC (Programable Logic Control) ra đời đã giải quyết được vấn đề trên.
Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên đã được những nhà thiết kế cho ra đời
năm 1968 (Công ty General Moto - Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản
và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Vì
vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành,
nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị
lập trình ngoại vi hỗ trợ cho công việc lập trình.
Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay
(programmable controller handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Trong giai
đoạn này các hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ
thống Relay và dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành,
các nhà thiết kế đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu
chuẩn đó là: dạng lập trình dùng giản đồ hình thang. Trong những năm đầu thập
niên 1970, những hệ thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật
toán hổ trợ (arithmetic), “vận hành với các dữ liệu cập nhật “ (data manipulation).
Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính (Cathode Ray Tube: CRT),
nên việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ thống càng trở nên
thuận tiện hơn. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối với các hệ thống

Trang 25
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng
lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan) nhanh hơn làm cho
hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng cổng ra/vào lớn.
Một PLC có đầy đủ các chức năng như: bộ đếm, bộ định thời, các thanh ghi
(register) và tập lệnh cho phép thực hiện các yêu cầu điều khiển phức tạp khác
nhau. Hoạt động của PLC hoàn toàn phụ thuộc vào chương trình nằm trong bộ nhớ,
nó luôn cập nhật tín hiệu ngõ vào, xử lý tín hiệu để điều khiển ngõ ra.
Những đặc điểm của PLC:
- Thiết bị chống nhiễu.
- Có thể kết nối thêm các modul để mở rộng ngõ vào/ra.
- Ngôn ngữ lập trình dễ hiểu.
- Dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển bằng máy lập trình hoặc
máy tính cá nhân.
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ.
- Bảo trì dễ dàng.
Do các đặc điểm trên, PLC cho phép người điều hành không mất nhiều thời
gian nối dây phức tạp khi cần thay đổi chương trình điều khiển, chỉ cần lập chương
trình mới thay cho chương trình cũ.
Việc sử dụng PLC vào các hệ thống điều khiển ngày càng thông dụng, để
đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng này, các nhà sản xuất đã đưa ra hàng loạt các
dạng PLC với nhiều mức độ thực hiện đủ để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của
người sử dụng.
Để đánh giá một bộ PLC người ta dựa vào 2 tiêu chuẩn chính: dung lượng bộ
nhớ và số tiếp điểm vào/ra của nó. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các chức năng
như: bộ vi xử lý, chu kỳ xung clock, ngôn ngữ lập trình, khả năng mở rộng số ngõ
vào/ra.

Trang 26
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

II. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC SIMATIC
S7-200
1. Cấu trúc phần cứng của S7 – 200 CPU 224:
PLC viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển logic lập
trình được, hay khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.
S7 -200 là thiết bị điều khiển logic khả trình loại nhỏ của hãng Siemens
(CHLB Đức), có cấu trúc theo kiểu modul và có các modul mở rộng. Các modul
này được sử dụng cho nhiều những ứng dụng lập trình khác nhau. Thành phần cơ
bản của S7 -200 là khối vi xử lý CPU 221, CPU 222, CPU 224,CPU 226 và CPU
226XM. Về hình thức bên ngoài, sự khác nhau của hai loại CPU này nhận biết được
nhờ số đầu vào/ra và nguồn cung cấp.
CPU 221 CPU 222 CPU 224 CPU 226 CPU
226XM
Kích thước 90x80x62 90x80x62 120.5x80x 190x80x62 190x80x62
(mm) 62
Bộ nhớ 2048 word 2048 word 4096 word 4096 word 8192 word
chương trình
Bộ nhớ dữ 1024 word 1024 word 2560 word 2560 word 5120 word
liệu
Đầu vào/ra 6 in/4 out 8 in/6 out 14in/10 out 24in/16 out 24in/16 out
Module mở 0 2 7 7 7
rộng

 Mô tả đèn báo trên S7 -200:


- RUN: màu xanh, đèn sáng báo hiệu PLC đang ở chế độ làm việc và đang
thực hiện chương trình nạp trong máy.
- STOP: màu vàng, đèn sáng báo hiệu PLC đang ở chế độ dừng, không thực
hiện chương trình hiện có.
- SF (System Fault): máu đỏ, đèn sáng báo hiệu PLC có sự cố .

Trang 27
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

2 Tìm hiểu về CPU 224.


- 4096 từ đơn (4K byte) thuộc miền nhớ đọc/ghi non-volatile để lưu chương
trình (vùng nhớ có giao diện với EEPROM).
- 4096 từ đơn (4K byte) kiểu đọc/ghi để lưu dữ liệu, trong đó 512 từ đầu thuộc
miền nhớ non-volatile.
- 14 cổng vào và 10 cổng ra logic.
- Có 7 modul để mở rộng thêm cổng vào/ra bao gồm luôn cả modul analog.
- Tổng số cổng vào/ra cực đại là 64 cổng vào và 64 cổng ra.
- 128 Timer chia làm 3 loại theo độ phân giải khác nhau: 4 Timer 1ms, 16
Timer 10ms và 108 Timer 100ms.
- 128 bộ đếm chia làm 2 loại: chỉ đếm tiến và vừa đếm tiến vừa đếm lùi.
- 688 bit nhớ đặc biệt dùng để thông báo trạng thái và đặt chế độ làm việc.
- Các chế độ ngắt và xử lý ngắt bao gồm: ngắt truyền thông, ngắt theo sườn
lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ đếm tốc độ cao và ngắt truyền
xung.
- 3 bộ đếm tốc độ cao với nhịp 2 KHz và 7KHz.
- 2 bộ phát xung nhanh cho dãy xung kiểu PTO hoặc kiểu PWM.
- 2 bộ điều chỉnh tương tự.
- Toàn bộ vùng nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian 190 giờ khi
PLC bị mất nguồn nuôi
- Pin và nguồn nuôi bộ nhớ.
Đầu vào (IN): 220 V L+ : dương (24V).
Đầu ra (OUT): 24V M : âm (0V).

Trang 28
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Hình 3: CPU 224


Cổng truyền thông
S7 – 200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân để
phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác. Tốc độ
truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud. Tốc độ truyền cung cấp của PLC
theo kiểu tự do là 300 đến 38.400.
5 4 3 2 1
Hình 4: sơ đồ chân của công
truyền thông
9 8 7 6

Chân Giải thích Chân Giải thích


1 Đất 6 5 VDC (điện trở trong 100)
2 24 VDC 7 24 VDC (120mA tối đa)
3 Truyền và nhận dữ liệu 8 Truyền và nhận dữ liệu
4 Không sử dụng 9 Không sử dụng
5 Đất
Để ghép nối S7-200 với máy lập trình PG702 hoặc với các loại máy lập trình
thuộc họ PG7xx có thể sử dụng một cáp nối thẳng MPI. Cáp đó đi kèm theo máy
lập trình.
Ghép nối S7-200 với máy tính PC qua cổng RS-232 cần có cáp nối PC/PPI
với bộ chuyển đổi RS232/RS485.

Trang 29
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Công tắc chọn chế độ làm việc của PLC


Công tắc chọn chế độ làm việc nằm phía trên, bên cạnh các cổng ra của S7–
200 có ba vị trí cho phép chọn các chế độ làm việc khác nhau cho PLC.
- RUN cho phép PLC thực hiện chương trình trong bộ nhớ. PLC S7 – 200 sẽ
rời khỏi chế độ RUN và chuyển sang chế độ STOP nế trong máy có sự cố
hoặc trong chương trình gặp lệnh STOP, thậm chí ngay cả khi công tắc ở chế
độ RUN. Nên quan sát trạng thái thực tại của PLC theo đèn báo.
- STOP cưỡng bức PLC dừng thực hiện chương trình đang chạy và chuyển
sang chế độ STOP. Ở chế độ STOP PLC cho phép hiệu chỉnh lại chương
trình hoặc nạp một chương trình mới.
- TERM cho phép máy lập trình tự quyết định một trong các chế độ làm việc
cho PLC hoặc ở chế độ RUN hoặc ở chế độ STOP.
Chỉnh định tương tự
Điều chỉnh tương tự (1 bộ trong CPU 214 và 2 trong CPU 224) cho phép
điều chỉnh các biến cần phải thay đổi và sử dụng trong chương trình. Núm chỉnh
analog được lắp đặt dưới nắp đậy bên cạnh các cổng ra. Thiết bị chỉnh định có thể
quay 2700.
Pin và nguồn nuôi bộ nhớ
Nguồn nuôi dùng để mở rộng thời gian lưu giữ cho các dữ liệu có trong bộ
nhớ. Nguồn pin tự động được chuyển sang trạng thái tích cực nếu như dung lượng
tụ nhớ bị cạn kiệt và nó phải thay thế vào vị trí đó để dữ liệu trong bộ nhớ không bị
mất đi.
3. Cấu trúc bộ nhớ.
a. Phân chia bộ nhớ
Bộ nhớ của S7 – 200 được chia thành 4 vùng với một tụ có nhiệm vụ duy trì
dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định khi mất nguồn. Bộ nhớ của S7 – 200
có tính năng động cao, đọc và ghi được trong toàn vùng, loại trừ phần bit nhớ đặc
biệt được kí hiệu SM (Special Memory) chỉ có thể truy nhập để đọc.
 Vùng chương trình: là miền nhớ được sử dụng để lưu các lệnh chương trình.
Vùng này thuộc kiểu non-volatile đọc/ghi được.

Trang 30
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Vùng tham số: là miền lưu giữ các tham số như: từ khóa, địa chỉ trạm & cũng
như vùng chương trình, vùng tham số thuộc kiểu non-volatile đọc/ghi được.
 Vùng dữ liệu: dùng để cất các dữ liệu của chương trình bao gồm các kết quả các
phép tính, hằng số được định nghĩa trong chương trình, bộ đệm truyền thông &
một phần của vùng nhớ này thuộc kiểu non-volatile.
 Vùng đối tượng: Timer, bộ đếm, bộ đếm tốc độ cao và các cổng vào/ra tương tự
được đặt trong vùng nhớ cuối cùng. Vùng này không kiểu non-volatile nhưng
đọc/ghi được.

EEPROM Mieàn nhôù


ngoaøi

Chương trình Chương trình Chương trình

Tham số Tham số Tham số

Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu

Vùng đối tượng


tượngtöôïng Hình 5. Bộ nhớ trong và ngoài s7-200

b. Vùng dữ liệu:
Vùng dữ liệu là một vùng nhớ động. Nó có thể được truy nhập theo từng bit,
từng byte, từng từ đơn hoặc từng từ kép và được sử dụng làm miền lưu trữ dữ liệu
cho các thuật toán các hàm truyền thông, lập bảng các hàm dịch chuyển, xoay vòng
thanh ghi, con trỏ địa chỉ …
Vùng dữ liệu lại được chia thành các miền nhớ nhỏ với các công dụng khác
nhau. Chúng được ký hiệu bằng các chữ cái đầu của tên tiếng Anh, đặc trưng cho
từng công dụng của chúng như sau:
V - Variable memory.
I - Input image regigter.
O - Output image regigter.
M - Internal memory bits.
SM - Speacial memory bits.

Trang 31
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Tất cả các miền này đều có thể truy nhập được theo từng bit, từng byte, từng từ đơn
(word-2byte) hoặc từ kép (2word).
Hình 4. Mô tả vùng dữ liệu của CPU 224
7 6 5 4 3 2 1 0 7 6 5 4 3 2 1 0
Miền V (đọc/ghi) V0 I0.x (x=0÷7) Vùng đệm
  cổng vào I
V4095 I7.x (x=0÷7)
(đọc/ghi)

Vùng nhớ nội M M0.x (x=0÷7) Q0.x (x=0÷7) Vùng đệm


(đọc/ghi)   cổng ra Q
M31.x (x=0÷7) Q7.x (x=0÷7)
(đọc/ghi)

Vùng nhớ SM0.x (x=0÷7) SM30.x (x=0÷7 Vùng nhớ đặc


đặc biệt SM biệt ( đọc ghi)
(chỉ đọc)  
SM29.x (x=0÷7 SM85.x (x=0÷7

 Địa chỉ truy nhập được qui ước theo công thức:
- Truy nhập theo bit: Tên miền (+) địa chỉ byte (+)•(+) chỉ số bit. Ví dụ
V150.4 chỉ bit 4 của byte 150 thuộc miền V.
- Truy nhập theo byte: Tên miền (+) B (+) địa chỉ của byte trong miền. Ví dụ
VB150 chỉ 150 thuộc miền V.
- Truy nhập theo từ: Tên miền (+) W (+) địa chỉ byte cao của từ trong miền.
Ví dụ VW150 chỉ từ đơn gồm 2 byte150 và 151 thuộc miền V, trong đó byte
150 có vai trò byte cao trong từ.
15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
VB150 VB150 (byte cao) VB151 (byte thấp)

- Truy nhập theo từ kép: Tên miền (+) D (+) địa chỉ byte cao của từ trong
miền. Ví dụ VD150 chỉ từ kép gồm 4 byte150, 151, 152 và 153 thuộc miền V,
trong đó byte 150 có vai trò byte cao và byte 153 là thấp trong từ kép.
63 32 31 16 15 87 0
VB150 VB151 VB152 VB153
VD150

Trang 32
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Tất cả các byte thuộc vùng dữ liệu đều có thể truy nhập được bằng con trỏ.
Con trỏ được định nghĩa trong miền V hoặc các thanh ghi AC1, AC2 và AC3.
Mỗi con trỏ địa chỉ chỉ gồm 4 byte (từ kép).
c. Vùng đối tượng:
Vùng đối tượng được sử dụng để lưu giữ dữ liệu cho các đối tượng lập trình
như các giá trị tức thời, giá trị đặt trước của bộ đếm, hay Timer. Dữ liệu kiểu đối
tượng bao gồm của thanh ghi của Timer, bộ đếm, bộ đếm tốc độ cao, bộ đệm vào/ra
tương tự và các thanh ghi Accumulator (AC).
Kiểu được đối tượng bị hạn chế rất nhiều vì các dữ liệu kiểu đối tượng chỉ
được ghi theo mục đích cần sử dụng của đối tượng đó.

Trang 33
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Hình 6: Vùng nhớ đối tượng được phân chia như sau:

T0 T0
Timer ( đọc /ghi)
 
T127 T127
C0 C0
Bộ đếm ( đọc/ghi)  
C27 C127

AW0
Bộ đệm cổng vào
tương tự ( chỉ đọc) 
AW30

AQW0
Bộ đệm cổng ra
tương tự ( chỉ ghi) 
AQW30

AC0 (không có khả năng làm con trỏ)


Thanh ghi AC1
Accumulator AC2
(đọc/ghi) AC3

Bộ đếm tốc độ HSC0


cao ( đọc/ghi) HSC1 (chỉ có trong CPU 224)
HSC2 (chỉ có trong CPU 224)

d. Mở rộng ngõ vào/ra:


Có thể mở rộng ngõ vào/ra của PLC bằng cách ghép nối thêm vào nó các
modul mở rộng về phía bên phải của CPU (CPU 224 nhiều nhất 7 modul), làm
thành một móc xích, bao gồm các modul có cùng kiểu.
Các modul mở rộng số hay rời rạc đều chiếm chỗ trong bộ đệm, tương ứng
với số đầu vào/ra của các modul.

Trang 34
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Sau đây là một ví dụ về cách đặt địa chỉ cho các modul mở rộng trên CPU 224:
CPU 224 MODUL 0 MODUL 1 MODUL 2 MODUL 3 MODUL 4
(4 vào/4 ra) (8 vào) (3vào (8 ra) (3vào
analog /1ra analog /1ra
analog) analog)
I0.0 Q0.0 I2.0 I3.0 AIW0 Q3.0 AIW8
I0.1 Q0.1 I2.1 I3.1 AIW2 Q3.1 AIW10
I0.2 Q0.2 I2.2 I3.2 AIW4 Q3.2 AIW12
I0.3 Q0.3 I2.3 I3.3 Q3.3
I0.4 Q0.4 I3.4 AQW0 Q3.4 AQW4
I0.5 Q0.5 Q2.0 I3.5 Q3.5
I0.6 Q0.6 Q2.1 I3.6 Q3.6
I0.7 Q0.7 Q2.2 I3.7 Q3.7
I1.1 Q1.0 Q2.3
I1.2 Q1.1
I1.3
I1.4
I1.5

e. Thực hiện chương trình:


PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là một
vòng quét (scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng gian đoạn đọc dữ liệu từ các
cổng vào vùng đệm ảo, tiếp theo là gian đoạn thực hiện chương trình. Trong từng
vòng quét, chương trình được thực hiện bằng lệnh đầu tiên và kết thúc bằng lệnh kết
thúc (MEND). Sau giai đoạn thực hiện chương trình là gian đoạn truyền thông nội
bộ và kiểm tra lỗi. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn chuyển các nội dung của
bộ đệm ảo tới các cổng ra.

Trang 35
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

4. Chuyển dữ liệu từ 1. Nhập dữ liệu từ ngoại


bộ đệm ảo ra ngoại vi vi vào bộ đệm ảo

3. Truyền thông và tự 2. Thực hiện chương


kiểm tra lổi trình

Hình 7. Chương trình thực hiện theo vòng quét (scan) trong S7 – 200.
Như vậy, tại thời điểm thực hiện lệnh vào/ra, thông thường lệnh không làm
việc mà chỉ thông qua bộ đệm ảo của cổng trong vùng nhớ tham số. Việc truyền
thông giữa bộ đệm ảo với ngoại vi trong các giai đoạn 1 và 4 do CPU quản lý. Khi
gặp lệnh vào/ra ngay lập tức thì hệ thống sẽ cho dừng mọi công việc khác, ngay cả
chương trình xử lý ngắt, để thực hiện lệnh này một cách trực tiếp với cổng vào/ra.
Nếu sử dụng các chế độ xử lý ngắt, chương trình con tương ứng với từng tín
hiệu ngắt được soạn thảo và cài đặt như một bộ phận của chương trình. Chương
trình xử lý ngắt chỉ được thực hiện trong vòng quét khi xuất hiện tín hiệu báo ngắt
và có thể xảy ra ở bất cứ điểm nào trong vòng quét.
4. Cấu trúc chương trình của S7 – 200
Có thể lập trình cho S7 – 200 bằng cách sử dụng một trong những phần mềm
sau đây:
- STEP 7 – Micro/DOS.
- STEP 7 – Micro/WIN
Những phần mềm này đều có thể cài đặt được trên các máy lập trình họ
PG7xx và các máy tính cá nhân (MÁY TÍNH).
Các chương trình cho S7 – 200 phải có cấu trúc bao gồm chương trình chính
(main program) và sau đó đến các chương trình con và các chương trình xử lý ngắt
được chỉ ra sau đây:
- Chương trình chính được kết thúc bằng lệnh kết thúc chương trình (MEND)
- Chương trình con là một bộ phận của chương trình. Các chương trình con
phải được viết sau lệnh kết thúc chương trình chính, đó là lệnh MEND.

Trang 36
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Các chương trình xử lý ngắt là một bộ phận của chương trình. Nếu cần sử
dụng chương trình xử lý ngắt phải viết sau lệnh kết thúc chương trình chính
MEND.
Các chương trình con được nhóm lại thành một nhóm ngay sau chương trình
chính. Sau đó đến các chương trình xử lý ngắt. Bằng cách viết như vậy, cấu trúc
chương trình được rõ ràng và thuận tiện hơn trong việc đọc chương trình sau này.
Có thể tự do trộn lẫn các chương trình con và chương trình xử lý ngắt đằng sau
chương trình chính.

Main Program Thực hiện trong một vòng


 quét
MEND

SBR 0 Chương trình con thứ nhất Thực hiện khi được chương
 trình chính gọi
RET

SBR n Chương trình con thứ n+1



RET

INT 0 Chương trình xử lý ngắt thứ nhất Thực hiện khi có tín hiệu
 báo ngắt
RET

INT n Chương trình xử lý ngắt thứ n+1



RET

Hình 8. Cấu trúc chương trình của S7 – 200

Trang 37
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG II: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CỦA S7 – 200


I. PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH:
S7 – 200 biểu diễn một mạch logic cứng bằng một dãy các lệnh lập trình.
Chương trình bao gồm một dãy các lệnh. S7 – 200 thực hiện chương trình bắt đầu
từ lệnh lập trình đầu tiên và kết thúc ở lệnh cuối trong một vòng. Một vòng như vậy
được gọi là vòng quét.
Một vòng (scan cycle) quét được bắt đầu bằng việc đọc trạng thái của đầu
vào, và sau đó thực hiện chương trình. Scan cycle kết thúc bằng việc thay đổi trạng
thái đầu ra. Trước khi bắt đầu một vòng quét tiếp theo S7-200 thực thi các nhiệm vụ
bên trong và nhiệm vụ truyền thông. Chu trình thực hiện chương trình là chu trình
lặp.
Cách lập trình cho S7-200 nói riêng và cho các PLC của Siemens nói chung
dựa trên hai phương pháp lập trình cơ bản: Phương pháp hình thang (Ladder Logic
viết tắt là LAD) và phương pháp liệt kê lệnh (Statement List viết tắt là STL).
Nếu chương trình được viết theo kiểu LAD, thiết bị lập trình sẽ tự tạo ra một
chương trình theo kiểu STL tương ứng. Nhưng ngược lại không phải mọi chương
trình được viết theo kiểu STL cũng có thể chuyển được sang LAD.
Định nghĩa về LAD: LAD là một ngôn ngữ lập trình bằng đồ họa. Những
thành phần cơ bản dừng trong LAD tương ứng với các thành phần của bảng điều
khiển bằng rơle. Trong chương trình LAD các phần tử cơ bản dùng để biểu diễn
lệnh logic như sau:
- Tiếp điểm: là biểu tượng (symbol) mô tả các tiếp điểm rơle. Các tiếp điểm

đó có thể là thường mở ┤├ hoặc thường đóng ┤/├.

- Cuộn dây (coil): là biểu tượng ─( )─ mô tả các rơle được mắc theo chiều
dòng điện cung cấp cho rơle.
- Hộp (box): là biểu tượng mô tả các hàm khác nhau nó làm việc khi có dòng
điện chạy đến hộp. Những dạng hàm thường được biểu diển bằng hộp là các
bộ định thời gian (Timer), bộ đếm (Counter) và các hàm toán học. Cuộn dây
và các hộp phải được mắc đúng chiều dòng điện.

Trang 38
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Mạng LAD: là đường nối các phần tử thành một mạch hoàn thiện, đi từ
đường nguồn bên trái sang đường nguồn bên phải. Đường nguồn bên trái là
dây nóng, đường nguồn bên phải là dây trung hòa hay là đường trở về nguồn
cung cấp (đường nguồn bên phải thường không được thể hiện khi dùng
chương trình tiện dụng STEP7-Micro/DOS hoặc STEP7-Micro/WIN). Dòng
điện chạy từ bên trái qua các tiếp điểm đến các cuộn dây hoặc các hộp trở về
bên phải nguồn.
Định nghĩa về STL: phương pháp liệt kê lệnh (STL) là phương pháp thể hiện
chương trình dưới dạng tập hợp các câu lệnh. Mỗi câu lệnh trong chương trình, kể
cả những lệnh hình thức, biểu diễn một chức năng của PLC.
Định nghĩa về ngăn xếp logic (logic stack):
S0 Stack 0 – Bit đầu tiên hay bit trên cùng của ngăn xếp.
S1 Stack 1 – Bit thứ hai của ngăn xếp
S2 Stack 2 – Bit thứ ba của ngăn xếp
S3 Stack 3 – Bit thứ tư của ngăn xếp
S4 Stack 4 – Bit thứ năm của ngăn xếp
S5 Stack 5 – Bit thứ sáu của ngăn xếp
S6 Stack 6 – Bit thứ bảy của ngăn xếp
S7 Stack 7 – Bit thứ tám của ngăn xếp
S8 Stack 8 – Bit thứ chíncủa ngăn xếp

Để tạo ra một chương trình dạng STL, người lập trình cần phải hiểu rõ
phương thức sử dụng 9 bit của ngăn xếp logic của S7 – 200. Ngăn xếp logic là một
khối gồm 9 bit chồng lên nhau. Tất cả các thuật toán liên quan đến ngăn xếp đều chỉ
làm việc với bit đầu tiên hoặc với bit đầu tiên và bit thứ hai của ngăn xếp. Giá trị
logic mới đều có thể được gửi (hoặc được nối thêm) vào ngăn xếp. Khi phối hợp hai
bit đầu tiên của ngăn xếp, thì ngăn xếp sẽ được kéo lên một bit.
Ví dụ về Ladder Logic và Satement List:
LAD STL
I0.0 Q1.0 LD I0.0
──┤├───( ) = Q1.0

Trang 39
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Hệ lệnh của S7 – 200: được chia làm ba nhóm


- Các lệnh mà khi thực hiện thì làm việc độc lập không phụ thuộc vào giá trị
logic của ngăn xếp.
- Các lệnh chỉ thực hiện khi bit đầu tiên của ngăn xếp có giá trị logic bằng 1.
- Các nhãn lệnh đánh dấu trong vị trí tập lệnh
II. CÁC TOÁN HẠNG GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CPU 224
Phương pháp truy nhập Giới hạn cho phép của toán hạng của
CPU 224
V (0.0 đến 4095.7)
Truy nhập theo từng bit I (0.0 đến 7.7)

( địa chỉ byte, chỉ số bit) Q (0.0 đến 7.7)


M (0.0 đến 31.7)
SM (0.0 đến 85.7)
T (0 đến 7.7)
C (0.0 đến 7.7)
VB (0 đến 4095)
Truy nhập theo byte IB (0 đến 7)
MB (0 đến 31)
SMB (0 đến 85)
AC (0 đến 3)
Hằng số
VW (0 đến 4094)
Truy nhập theo từ đơn (word) T (0 đến 127)

(địa chỉ byte cao) C (0 đến 127)


IW (0 đến 6)
QW (0 đếnn 6)
MW (0 đến30)
SMW (0 đến 84)
AC (0 đến 3)
AIW (0 đến 30)
AQW (0 đến 30)
Hằng số

Trang 40
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

VD (0 đến 4092)
Truy nhập theo từ kép ID (0 đến 4)

(địa chỉ byte cao) QD (0 đến 4)


MD (0 đến 28)
SMD (0 đến 82)
AC (0 đến 3)
HC (0 đến 2)
Hằng số

III. MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN :


1. Lệnh vào/ra:
 LOAD (LD): Lệnh LD nạp giá trị logic của một tiếp điểm vào trong bit đầu
tiên của ngăn xếp, các giá trị còn lại trong ngăn xếp bị đẩy lùi xuống một
bit.
 LOAD NOT (LDN): Lệnh LD nạp giá trị logic của một tiếp điểm vào trong
bit đầu tiên của ngăn xếp, các giá trị còn lại trong ngăn xếp bị đẩy lùi
xuống một bit.

Trước LD Sau Trước LDN Sau


C0 m C0 ~m
C1 C0 C1 C0
C2 C1 C2 C1
C3 C2 C3 C2
C4 C3 C4 C3
C5 C4 C5 C4
C6 C5 C6 C5
C7 C6 C7 C6
C8 C7 C8 C7

Bị đẩy ra khỏi Bị đẩy ra khỏi


ngăn xếp ngăn xếp

Trang 41
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Các dạng khác nhau của lệnh LD, LDN cho LAD như sau:

LAD Mô tả Toán hạng


n Tiếp điểm thường mở sẽ đóng nếu n= 1 n: I, Q, M, SM,
┤├ (bit) T, C
n Tiếp điểm thường đóng sẽ mở nếu n = 1
┤\├
n Tiếp điểm thường mở sẽ đóng tức thời n:1
┤I├ nếu n= 1
n Tiếp điểm thường đóng sẽ mở tức thời
┤\I├ nếu n= 1

Các dạng khác nhau của lệnh LD, LDN cho STL như sau:

LAD Mô tả Toán hạng


LD n Lệnh nạp giá trị logic của điểm n vào bit đầu n: I, Q, M, SM,
tiên trong ngăn xếp. (bit) T, C
LDN n Lệnh nạp giá trị logic nghịch đảo của điểm n
vào bit đầu tiên trong ngăn xếp.
LDI n Lệnh nạp tức thời giá trị logic của điểm n vào n:1
bit đầu tiên trong ngăn xếp.
LDNI n Lệnh nạp tức thời giá trị logic nghịch đảo của
điểm n vào bit đầu tiên trong ngăn xếp.

 OUTPUT (=): lệnh sao chép nội dung của bit đầu tiên trong ngăn xếp vào
bit được chỉ định trong lệnh. Nội dung ngăn xếp không bị thay đổi.
Mô tả lệnh OUTPUT bằng LAD như sau:
LAD Mô tả Toán hạng
n Cuộn dây đầu ra ở trạng thái kích thích khi n:I,Q,M,SM,T,C
─( ) có dòng điều khiển đi qua (bit)
n Cuộn dây đầu ra được kích thích tức thời n: Q (bit)
─( I ) khi có dòng điều khiển đi qua

Trang 42
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

2. Các lệnh ghi/xóa giá trị cho tiếp điểm:


 SET (S)
 RESET (R): Lệnh dùng để đóng và ngắt các điểm gián đoạn đã được thiết kế.
Trong LAD, logic điều khiển dòng điện đóng hay ngắt các cuộn dây đầu ra.
Khi dòng điều khiển đến các cuộn dây thì các cuôn dây đóng hoặc mở các
tiếp điểm. Trong STL, lệnh truyền trạng thái bit đầu tiên của ngăn xếp đến
các điểm thiết kế. Nếu bit này có giá trị bằng 1, các lệnh S hoặc R sẽ đóng
ngắt tiếp điểm hoặc một dãy các tiếp điểm (giới hạn từ 1 đến 255). Nội dung
của ngăn xếp không bị thay đổi bởi các lệnh này.
Mô tả lệnh S (Set) và R (Reset) bằng LAD:
LAD Mô tả Toán hạng
S bit n Đóng một mảng gồm n các tiếp điểm kể S-bit: I, Q, M,SM,T,
──( S ) từ địa chỉ S-bit C,V (bit)
Ngắt một mảng gồm n các tiếp điểm kể n (byte): IB, QB,
S bit n từ S-bit. Nếu S-bit lại chỉ vào Timer hoặc MB, SMB, VB,AC,
──( R ) Counter thì lệnh sẽ xoá bit đầu ra của hằng số, *VD, *AC
Timer/Counter đó.
S bit n Đóng tức thời một mảng gồm n các tiếp S-bit: Q (bit)
──( SI ) điểm kể từ địa chỉ S-bit n(byte):IB,QB, MB,
S bit n Ngắt tức thời một mảng gồm n các tiếp SMB, VB,AC, hằng
──( RI ) điểm kể từ địa chỉ S-bit số, *VD, *AC

Trang 43
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Mô tả lệnh S (Set) và R (Reset) bằng STL:


STL Mô tả Toán hạng
S S-bit n Ghi giá trị logic vào một mảng gồm n bit S-bit: I, Q, M,SM,T,
kể từ địa chỉ S-bit C,V (bit)
R S-bit n Xóa một mảng gồm n bit kể từ địa chỉ S-
bit. Nếu S-bit lại chỉ vào Timer hoặc
Counter thì lệnh sẽ xoá bit đầu ra của
Timer/Counter đó.
SI S-bit n Ghi tức thời giá trị logic vào một mảng S-bit: Q (bit)
gồm n bit kể từ địa chỉ S-bit n (byte):IB,QB,MB,
RI S-bit n Xóa tức thời một mảng gồm n bit kể từ SMB, VB,AC, hằng
địa chỉ S-bit. số, *VD, *AC

3. Các lệnh logic đại số Boolean:


Các lệnh tiếp điểm đại số Boolean cho phép tạo lập các mạch logic (không có
nhớ). Trong LAD các lệnh này được biểu diễn thông qua cấu trúc mạch, mắc nối
tiếp hay song song các tiếp điểm thường đóng hay các tiếp điểm thường mở. Trong
STL có thể sử dụng lệnh A (And) và O (Or) cho các hàm hở hoặc các lệnh AN
(And Not), ON (Or Not) cho các hàm kín. Giá trị của ngăn xếp thay đổi phụ thuộc
vào từng lệnh.
Ngoài những lệnh làm việc trực tiếp với tiếp điểm, S7 200 còn có 5 lệnh
đặc biệt biểu diễn cho các phép tính của đại số Boolean cho các bit trong ngăn xếp,
được gọi là lệnh stack logic. Đó là các lệnh ALD (And Load), OLD (Or Load), LPS
(Logic Push), LRD (Logic Read) và LPP (Logic Pop). Lệnh stack logic được dùng
để tổ hợp, sao chụp hoặc xoá các mệnh đề logic. LAD không có bộ đếm dành cho
Stack logic. STL sử dụng các lệnh stack logic để thực hiện phương trình tổng thể có
nhiều biểu thức con.

Trang 44
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Lệnh Mô tả Toán hạnng


ALD Lệnh tổ hợp giá trị của bit đầu tiên và thứ hai của ngăn Không có
xếp bằng phép tính logic AND. Kết quả ghi lại vào bit
đầu tiên. Giá trị còn lại của ngăn xếp được kéo lên một
bit.
OLD Lệnh tổ hợp giá trị của bit đầu tiên và thứ hai của ngăn Không có
xếp bằng phép tính logic OR. Kết quả ghi lại vào bit đầu
tiên. Giá trị còn lại của ngăn xếp được kéo lên một bit.
LPS Lệnh Logic Push (LPS) sao chụp giá trị của bit đầu tiên Không có
vào bit thứ hai trong ngăn xếp. Giá trị còn lại bị đẩy
xuống một bit. Bit cuối cùng bị đẩy ra khỏi ngăn xếp.
LRD Lệnh sao chép giá trị của bit thứ hai vào bit đầu tiên Không có
trong ngăn xếp.Các giá trị còn lại của ngăn xếp giữ
nguyên vị trí
LPP Lệnh kéo ngăn xếp lên một bit. Giá trị của bit sau được Không có
chuyển cho bit trước.
 AND (A) Lệnh A và O phối hợp giá trị logic của một tiếp điểm n với
 OR (O) giá trị bit đầu tiên của ngăn xếp. Kết quả phép tính được đặt lại vào
bit đầu tiên trong ngăn xếp. Giá trị của các bit còn lại trong ngăn xếp không
bị thay đổi.
Tác động của các phép tính A (And) và O (Or)
Trước (And) Sau Trước (Or) Sau

C0 m C0 m
C1 C1 C1 C1
C2 C2 C2 C2
C3 C3 C3 C3
C4 C4 C4 C4
C5 C5 C5 C5
C6 C6 C6 C6
C7 C7 C7 C7
C8 C8 C8 C8

Trang 45
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 AND LOAD (ALD)


 OR LOAD (OR) : Lệnh ALD và OLD thực hiện phép tính logic And và Or
giữa hai bit đầu tiên của ngăn xếp. Kết quả của logic này sẽ được ghi lại vào
bit đầu trong ngăn xếp. Nội dung còn lại của ngăn xếp được kéo lên một bit.
Tác động của lệnh ALD và OLD VÀO ngăn xếp như sau:

Trước ALD Sau Trước OLD Sau


C0 m m =C0٨C1 C0 m m =C0٧C1
C1 C2 C1 C1
C2 C3 C2 C2
C3 C4 C3 C3
C4 C5 C4 C4
C5 C6 C5 C5
C6 C7 C6 C6
C7 C8 C7 C7
C8 C8 C8

 LOGIC PUSH (LPS)


 LOGIC READ (LRD)
 LOGIC POP (LPP): Lệnh LPS, LRD và LPP là những lệnh thay đổi nội dung
bit đầu tiên của ngăn xếp. Lệnh LPS sao chép nội dung bit đầu tiên vào bit
thứ hai trong ngăn xếp, nội dung ngăn xếp sau đó bị đẩy xuống một bit. Lệnh
LRD lấy giá trị bit thứ hai ghi vào bit đầu tiên của ngăn xếp, nội dung ngăn
xếp sau đó được kéo lên một bit. Lệnh LPP kéo ngăn xếp lên một bit.

4. Các lệnh tiếp điểm đặc biệt: ┤ NOT ├ ┤ P ├ ┤ N ├


Có thể dùng các lệnh tiếp điểm đặc biệt để phát hiện sự chuyển tiếp trạng thái
của xung (sườn xung) và đảo lại trạng thái của dòng cung cấp (giá trị đỉnh của ngăn
xếp). LAD sử dụng các tiếp điểm đặc biệt này để tác động vào dòng cung cấp. Các
tiếp điểm đặc biệt không có toán hạng riêng của chính chúng vì thế phải đặt chúng
phía trước cuộn dây hoặc hộp đầu ra. Tiếp điểm chuyển tiếp dương/âm (các lệnh
sườn trước và sườn sau) có nhu cầu về bộ nhớ bởi vậy đối với CPU 224 có thể sử
dụng nhiều nhất là 256 lệnh.

Trang 46
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

5. Các lệnh so sánh


Khi lập trình, nếu các quyết định về điều khiển được thực hiện dựa trên kết
quả của việc so sánh thì có thể sử dụng lệnh so sánh theo byte, Word hay Dword
của S7-200.
LAD sử dụng lệnh so sánh để so sánh các giá trị của byte, word hay Dword
(giá trị thực hoặc nguyên). Những lệnh so sánh thường là: so sánh nhỏ hơn hoặc
bằng (<=); so sánh bằng (==) và so sánh lớn hơn hoặc bằng (>=).
Khi so sánh giá trị của byte thí không cần phải để ý đến dấu của toán hạng,
ngược lại khi so sánh các từ hay từ kép với nhau thì phải để ý đến dấu của toán hạng
là bit cao nhất trong từ hoặc từ kép. Ví dụ 7FFF > 8000 và 7FFFFFFF > 80000000.
LAD Mô tả Toán hạng
n1 n2 Tiếp điểm đóng khi n1=n2 n1, n2(byte): VB, IB,
─┤==B├─
B = byte QB, MB, SMB, AC,
n1 n2
I = Integer = Word Const, *VD, *AC
─┤==I├─
n1 n2 D = Double Integer
─┤==D├─ R = Real
n1 n2
─┤==R├─
n1 n2 Tiếp điểm đóng khi n1>= n2 n1, n2(word): VW, T,
─┤>=B├─
B = byte C, QW, MW, SMW,
n1 n2
I = Integer = Word AC, AIW, haèng soá,
─┤>=I├─
n1 n2 D = Double Integer *VD, *AC
─┤>=D├─ R = Real
n1 n2
─┤>=R├─
n1 n2 Tiếp điểm đóng khi n1<= n2 n1, n2(Dword): VD,
─┤<=B├─
B = byte ID, QD, MD, SMD,
n1 n2
I = Integer = Word AC, HC, haèng soá,
─┤<=I├─
n1 n2 D = Double Integer *VD, *AC
─┤<=D├─ R = Real
n1 n2
─┤<=R├─

Trang 47
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trong STL những lệnh so sánh thực hiện phép so sánh byte, từ hay từ kép.
Căn cứ vào kiểu so sánh (<=, ==, >=), kết quả của phép so sánh có giá trị bằng 0
(nếu đúng) hoặc bằng 1 (nếu sai) nên nó có thể sử dụng kết hợp cùng các lệnh LD,
A, O. Để tạo ra được các phép so sánh mà S7 – 200 không có lệnh so sánh tương
ứng như: so sánh không bằng nhau (<>), so sánh nhỏ hơn (<) hoặc so sánh lớn hơn
(>), có thể tạo ra được nhờ kết hợp lệnh NOT với các lệnh đã có (==, >=, <=)
6. Lệnh nhảy và lệnh gọi chương trình con
Các lệnh của chương trình, nếu không có những lệnh điều khiển riêng, sẽ
được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới trong một vòng quét. Lệnh điều khiển
chương trình cho phép thay đổi thứ tự thực hiện lệnh. Chúng cho phép chuyển thứ
tự thực hiện, đáng lẽ ra là lệnh tiếp theo, tới một lệnh bất cứ nào khác của chương
trình, trong đó nơi điều khiển chuyển đến được đánh dấu trước bằng một nhãn chỉ
đích. Thuộc nhóm lệnh điều khiển chương trình gồm: lệnh nhảy, lệnh gïọi chương
trình con. Nhãn chỉ đích, hay gọi đơn giản là nhãn, phải được đánh dấu trước khi
thực hiện nhảy hay lệnh gọi chương trình con.
Việc đặt nhãn cho lệnh nhảy phải nằm trong chương trình. Nhãn của chương
trình con, hoặc của chương trình xử lý ngắt được khai báo ở đầu chương trình.
Không thể dùng lệnh nhảy JMP để chuyển điều khiển từ chương trình chính vào
một vàoxặ-t nhãn bất kỳ trong chương trình con hoặc trong chương trình xử lý ngắt.
Tương tự như vậy cũng không thể từ một chương trìnhtrẵnh chặnh vảo mỬ-t vảo lý
ngắt nhảy vào bất cứ một nhãn nào nằm ngoài các chương trình đó.
Lệnh gọi chương trình con là lệnh chuyển điều khiển đến chương trình con.
Khi chương trình con thực hiện các phép tính của mình thì việc điều khiển lại được
chuyển trở về lệnh tiếp theo trong chương trình chính ngay sau lệnh gọi chương
trình con. Từ một chương trình con có thể gọi được một chương trình con khác
trong nó, có thể gọi như vậy nhiều nhất là 8 lần trong S7 – 200. Đệ qui (trong một
chương trình con có lệnh gọi đến chính nó) về nguyên tắc không bị cấm song phải
chú ý đến giới hạn trên.
Nếu lệnh nhảy hay lệnh gọi chương trình con được thực hiện thì đỉnh ngăn
xếp luôn có giá trị logic bằng 1. Bởi vậy trong chương trình con các lệnh có điều

Trang 48
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

khiển được thực hiện như các lệnh không điều kiện. Sau các lệnh LBL (đặt nhãn) và
SBR, lệnh LD trong STL sẽ bị vô hiệu hóa.
Khi một chương trình con được gọi, toàn bộ nội dung của ngăn xếp sẽ được
cất đi, đỉnh của ngăn xếp nhận một giá trị mới là 1, các bit khác còn lại của ngăn
xếp nhận giá trị logic 0 và chương trình được chuyển tiếp đến chương trình con đã
được gọi. Khi thực hiện xong chương trình con và trước khi điều khiển được
chuyển trở lại chương trình đã gọi nó, nội dung ngăn xếp đã được cất giữ trước đó
sẽ được chuyển trở lại ngăn xếp.
Nội dung của thanh ghi AC không được cất giữ khi gọi chương trình con,
nhưng khi một chương trình xử lý ngắt được gọi, nội dung của thanh ghi AC sẽ
được cất giữ trước khi thực hiện chương trình xử lý ngắt và nạp lại khi chương trình
xử lý ngắt đã được thực hiện xong. Bởi vậy chương trình xử lý ngắt có thể tự do sử
dụng bốn thanh ghi AC của S7 – 200.
 JMP, CALL
 LBL, SBR : Lệnh nhảy JMP và lệnh gọi chương trình con SBR cho phép
chuyển điều khiển từ vị trí này đến một vị trí khác trong chương trình. Cú
pháp lệnh nhảy và lệnh gọi chương trình con trong LAD và STL đều có
toán hạng là nhãn chỉ đích (nơi nhảy đến, nơi chứa chương trình con)
LAD STL Mô tả Toán hạng
n Lệnh nhảy thực hiện việc n:
─( JMP) JMP Kn chuyển điều khiển đến nhãn n
trong một chương trình. CPU 212: 0÷63
Lệnh khai báo nhãn n trong CPU 214: 0÷255
LBL: n
JMP Kn một chương trình.
n Lệnh gọi chương trình con, n:
─( CALL) CALL Kn thực hiện phép chuyển điều
khiển đến chương trình con có CPU 212: 0÷15
nhãn n. CPU 214: 0÷255
SBR Kn Lệnh gán nhãn cho một
SBR:n
chương trình con.

Trang 49
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Lệnh trở về chương trình đã


CRET gọi chương trình con có điều
─( CRET) kiện (bit đầu của ngăn xếp có Không có
giá trị logic bằng 1)
Lệnh trở về chương trình đã
─( RET) RET gọi chương trình con không
điều kiện.

7. Các lệnh điều khiển Timer


Timer là bộ tạo thời gian giữa tín hiệu ra nên trong điều khiển vẫn thường
được gọi là khâu trễ. Nếu ký hiệu tín hiệu (logic) vào là x(t) và thời gian trễ tạo ra
bằng Timer là ( thì tín hiệu đầu ra của Timer đó sẽ là x(t –)
S7 – 200 có 64 bộ Timer (với CPU 212) hoặc 128 Timer (với CPU 224)
được chia làm hai loại khác nhau là:
- Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (On-Delay Timer), ký hiệu là TON.
- Timer tạo thời gian trễ có nhớ (Retentive On-Delay Timer), ký hiệu là
TONR.
Hai kiểu Timer của S7-200 (TON và TONR) phân biệt với nhau ở phản ứng
của nó đối với trạng thái đầu vào.
Cả hai Timer kiểu TON và TONR cùng bắt đầu tạo thời gian trễ tín hiệu kể
từ thời điểm có sườn lên ở tín hiệu đầu vào, tức là khi tín hiệu đầu vào chuyển trạng
thái logic từ 0 lên 1, được gọi là thời gian Timer được kích, và không tính khoảng
thời gian khi đầu vào có giá trị logic 0 vào thời gian trễ tín hiệu đặt trước.
Khi đầu vào có giá trị logic bằng 0, TON tự động reset còn TONR thì không
tự động reset. Timer TON được dùng để tạo thời gian trễ trong một khoảng thời
gian (miền liên thông), còn với TONR thời gian trễ sẽ được tạo ra trong nhiều
khoảng thời gian khác nhau.
Timer TON và TONR bao gồm 3 loại với ba độ phân giải khác nhau, độ
phân giải 1ms, 10ms và 100ms. Thời gian trễ ( được tạo ra chính là tích của độ phân
giải của bộ Timer được chọn và giá trị đặt trước cho Timer. Ví dụ Timer có độ phân
giải 10ms và giá trị đặt trước là 50 thì thời gian trễ sẽ là  = 500ms.

Trang 50
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Timer của S7 – 200 có những tính chất cơ bản sau:


- Các bộ Timer được điều khiển bởi một cổng vào và giá trị đếm tức thời.
Giá trị đếm tức thời của Timer được nhớ trong thanh ghi 2 byte (gọi là T-
word) của Timer, xác định khoảng thời gian trễ kể từ khi Timer được kích.
Giá trị đặt trước của các bộ Timer được ký hiệu trong LAD và STL là PT.
Giá trị đếm tức thời của thanh ghi T- word thường xuyên được so sánh với
giá trị đặt trước của Timer.
- Mỗi bộ Timer, ngoài thanh ghi 2 byte T-word lưu giá trị đếm tức thời, còn
có một bit ký hiệu là T-bit, chỉ thị trạng thái logic đầu ra. Giá trị logic của
bit này phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa giá trị đếm tức thời với giá trị
đặt trước.
- Trong khoảng thời gian tín hiệu x(t) có giá trị logic 1, giá trị đếm tức thời
trong T-word luôn được cập nhật và thay đổi tăng dần cho đến khi nó đạt
giá trị cực đại. Khi giá trị đếm tức thời lớn hơn hay bằng giá trị đặt trước,
T-bit có giá trị logic 1.
Độ phân giải các loại Timer của S7 – 200, CPU 224
Lệnh Độ phân giải Giá trị cực đại CPU 214
1 ms 32,767 s T32 và T96
TON 10 ms 327,67 s T33 ÷ T36, T97 ÷ T100
100 ms 3276,7 s T32 ÷ T96, T101 ÷ T127
1 ms 32,767 s T0 và T64
TONR 10 ms 327,67 s T1 ÷ T4, T65 ÷ T68
100 ms 3276,7 s T5 ÷ T31, T69 ÷ T95

Cú pháp khai báo sử dụng Timer như sau:


LAD Mô tả Toán hạng
Khai báo Timer số hiệu xx kiểu TON để tạo Txx (word)
TON—Txx thời gian trễ tính từ khi đầu vào IN được CPU214:32÷63
— IN kích. Nếu như giá trị đếm tức thời lớn hơn 96÷127
hoặc bằng giá trị đặt trước PT thì T-bit có giá PT: VW, T,
— PT trị logic bằng 1. có thể reset Timer kiểu TON (word) C, IW,

Trang 51
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

bằng lệnh R hoặc bằng giá trị logic 0 tại đầu QW,MW,SMW,
vào IN. AC,AIW,hằngsố
TONR—Txx Khai báo Timer số hiệu xx kiểu TONR để Txx (word)
— IN tạo thời gian trễ tính từ khi đầu vào IN được CPU214: 0 ÷31
kích. Nếu như giá trị đếm tức thời lớn hơn 64 ÷95
— PT hoặc bằng giá trị đặt trước PT thì T-bit có giá PT: VW, T,
trị logic bằng 1. Chỉ có thể reset Timer kiểu (word) C, IW,
TON bằng lệnh R cho T-bit. QW,MW,SMW,
AC,AIW,hằngsố

Khi sử dụng Timer kiểu TONR, giá trị đếm tức thời được lưu lại và không bị
thay đổi trong khoảng thời gian khi tín hiệu đầu vào có logic 0. Giá trị của T-bit
không được nhớ mà hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa giá trị đếm tức
thời và giá trị đặt trước.
Khi reset một bộ Timer, T-word và T-bit của nó đồng thời được xóa và có
giá trị bằng 0, như vậy giá trị đếm tức thời được đặt về 0 và tin hiệu đầu ra cũng có
trạng thái logic bằng 0.
8. Các lệnh điều khiển Counter
Counter là bộ đếm thực hiện chức năng đếm sườn xung trong S7 – 200. Các
bộ đếm của S7 – 200 được chia làm hai loại: bộ đếm tiến (CTU) và bộ đếm tiến/lùi
(CTUD).
Bộ đếm tiến CTU đếm số sườn lên của tín hiệu logic đầu vào, tức là đếm số
lần thay đổi trạng thái logic từ 0 lên 1 của tín hiệu. Số xung đếm được, được ghi vào
thanh ghi 2 byte của bộ đếm, gọi là thanh ghi C-word.
Nội dung của thanh ghi C-word, gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm, luôn
được so sánh với giá trị đặt trước của bộ đếm, được ký hiệu là PV. Khi giá trị đếm
tức thời bằng hoặc lớn hơn giá trị đặt trước này thì bộ đếm báo ra ngoài bằng cách
đặt giá trị logic 1 vào một bit đặc biệt của nó, gọi là C-bit. Trường hợp giá trị đếm
tức thời nhỏ hơn giá trị đặt trước C-bit có giá trị logic là 0.
Khác với các bộ Timer, các bộ đếm CTU và CTUD đều có chân nối với tín
hiệu điều khiển xóa để thực hiện việc đặt lại chế độ khởi phát ban đầu (reset) cho bộ

Trang 52
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

đếm, được ký hiệu bằng chữ cái R trong LAD, hay được qui định là trạng thái logic
của bit đầu tiên của ngăn xếp trong STL. Bộ đếm được reset khi tín hiệu xoá này có
mức logic là 1 hoặc khi lệnh R (reset) được thực hiện với C-bit. Khi bộ đếm được
reset, cả C-word và C-bit đều nhận giá trị 0.
Bộ đếm tiến/lùi CTUD đếm tiến khi găp sườn lên của xung vào cổng đếm
tiến, ký hiệu là CU hoặc bit thứ 3 của ngăn xếp trong STL, và đếm lùi khi gặp sườn
lên của xung vào cổng đếm lùi, ký hiệu là CD trong LAD hoặc bit thứ 2 của ngăn
xếp trong STL.
Bộ đếm tiến CTU có miền giá trị đếm tức thời từ 0 đến 32.767. Bộ đếm
tiến/lùi CTUD có miền giá trị đếm tức thời từ –32.768 đến 32.767.
LAD Mô tả Toán hạng
Khai báo bộ đếm tiến theo sườn lên của Cxx : (word)
CTU – Cxx CU. Khi giá trị đếm tức thời C-word Cxx CPU 214: 0 ÷47
—CU lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước PV, C- 80 ÷127
—PV bit (Cxx) có giá trị logic bằng 1. Bộ đếm PV :(word): VW,
—R được reset khi đầu vào R có giá trị logic T,C,IW,QW,MW,
bằng 1. Bộ đếm ngừng đếm khi C-word SMW, AC, AIW,
Cxx đạt được giá trị cực đại. hằngsố,*VD,*AC
Khai báo bộ đếm tiến/lùi, đếm tiến theo Cxx : (word)
CTUD – Cxx sườn lên của CU, đếm lùi theo sườn lên CPU 214: 48 ÷79
—CU của CD. Khi giá trị đếm tức thời C-word
—PV Cxx lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt trước PV :(word): VW,
—CD PV, C-bit (Cxx) có giá trị logic bằng 1. Bộ T,C,IW,QW,MW,
—R đếm ngừng đếm tiến khi C-word Cxx đạt SMW, AC, AIW,
được giá trị cực đại 32.767 và ngừng đếm hằngsố,*VD,*AC
lùi khi C-word Cxx đạt được giá trị cực
đại –32.768. CTUD reset khi đầu vào R có
giá trị logic bằng 1.

Trang 53
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

9. Các lệnh di chuyển nội dung ô nhớ


Các lệnh di chuyển thực hiện việc di chuyển hoặc sao chép số liệu từ vùng
này sang vùng khác trong bộ nhớ.
Trong LAD và STL lệnh dịch chuyển thực hiện việc di chuyển hay sao
chép nội dung một byte, một từ đơn, hoặc một từ kép từ vùng này sang vùng khác
trong bộ nhớ.
Lệnh trao đổi nội dung vủa hai byte trong một từ đơn thực hiện việc
chuyển nội dung của byte thấp sang byte cao và ngược lại chuyển nội dung của byte
cao sang byte thấp của từ đó.
 MOV_B (LAD) Lệnh sao chép nội dung của byte IN sang byte OUT
 MOVB (STL)
 MOV_W (LAD) Lệnh sao chép nội dung của từ đơn IN sang OUT
 MOVW (STL)
 MOV_DW (LAD) Lệnh sao chép nội dung của từ kép IN sang OUT
 MOVD (STL)
 MOV_R (LAD) Lệnh sao chép một số thực từ IN (4byte) sang OUT (4byte)
 MOVR (STL)
Cú pháp lệnh dịch chuyển như sau:
LAD STL Toán hạng
MOV_B IN : VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
— EN (byte) hằng số, *VD, *AC
— IN OUT— MOVB IN OUT OUT: VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
(byte) *VD, *AC
MOV_W IN : VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
— EN (từ đơn) hằng số, *VD, *AC
— IN OUT— MOVW IN OUT OUT: VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
(từ đơn) *VD, *AC

Trang 54
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

MOV_DW IN : VB, IB, QB, MB, SMB, AC,


— EN (từ kép) hằng số, *VD, *AC
— IN OUT— MOVD IN OUT OUT: VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
(từ kép) *VD, *AC

MOV_R IN : VB, IB, QB, MB, SMB, AC,


— EN (từ kép) hằng số, *VD, *AC
— IN OUT— MOVR IN OUT OUT: VB, IB, QB, MB, SMB, AC,
(từ kép) *VD, *AC

10. Ngắt và xử lý ngắt:


Các chế độ ngắt và xử lý ngắt cho phép thực hiện các quá trình tốc độ cao,
phản ứng kịp thời với các sự kiện ở bên tron và bên ngoài.
Nguyên tắc cơ bản của một chế độ ngắt cũng giống như thực hiện lệnh gọi
một chương trình con, sự khác nhau ở đây là chương trình con được gọi chủ động
bằng lệnh CALL, còn chương trình xử lý ngắt được gọi bị động bằng một tín hiệu
báo ngắt. Khi có một tín hiệu báo ngắt, hệ thống sẽ tổ chức gọi và thực hiện chương
trình con tương ứng với tín hiệu ngắt đó, hay nói cách khác là hệ thống sẽ tổ chức
xử lý tín hiệu ngắt đó. Chương trình con này được gọi là chương trình xử lý ngắt.
Do việc gọi chương trình xử lý ngắt bằng một tín hiệu báo ngắt mà thời điểm
xuất hiện tín hiệu báo ngắt hoàn toàn bị động, bởi vậy hệ thống sẽ phải hổ trợ thêm
cho công việc xử lý ngắt như: cất giữ nội dung ngăn xếp, nội dung thanh ghi AC và
các bit nhớ đặc biệt; tổ chức xếp hàng ưu tiên cho các tín hiệu báo ngắt trong trường
hợp chúng chưa kịp được xử lý
Trong CPU 224 có các kiểu tín hiệu báo ngắt sau đây:
- Tám ngắt vào ra theo sườn lên hoặc theo sườn xuống của các cổng
I0.0 đến I0.3
- Hai ngắt thời gian.
- Hai ngắt truyền thông nối tiếp (nhận và truyền)

Trang 55
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Bảy ngắt bộ đếm tốc độ cao (CV=PV trển HSC0 và thay đổi
hướng, xóa ngoài, và CV=PV trên HSC1 và HSC2).
- Hai ngắt đầu ra truyền xung là PT00 và PT01.
Khi có tín hiệu ngắt, giá trị cũ của ngăn xếp được cất đi, đỉnh của ngăn xếp
nhận giá trị logic mới là 1 còn các bit khác của ngăn xếp nhận giá trị logic 0. Bởi
vậy, khi vào đầu một chương trình xử lý ngắt, lệnh có điều kiện sẽ trở thành lệnh
không điều kiện.
Ngoài ra, để có thể tiếp tục thực hiện được chương trình sau ngắt, không
những nội dung của ngăn xếp mà cả nội dung của các thanh ghi AC cùng với các bit
nhớ trạng thái đặc biệt SM của thanh ghi và của các phép tính cũng sẽ được hệ
thống cất giữ trước khi thực hiện chương trình xử lý ngắt và được nạp lại ngay sau
khi kết thúc chương trình xử lý ngắt.
Các kiểu tín hiệu báo ngắt khác nhau của CPU 224 được trình bày trong bảng sau:
Sự kiện Mô tả ngắt CPU 224
0 Ngắt theo sườn lên I0.0 Y
1 Ngắt theo sườn xuống I0.0 Y
2 Ngắt theo sườn lên I0.1 Y
3 Ngắt theo sườn xuống I0.1 Y
4 Ngắt theo sườn lên I0.2 Y
5 Ngắt theo sườn xuống I0.2 Y
6 Ngắt theo sườn lên I0.3 Y
7 Ngắt theo sườn xuống I0.2 Y
8 Ngắt để nhận doanh nghieäpữ liệu truyền thông (Port 0) Y
9 Ngắt để báo hoàn tất việc giử dữ liệu truyền thông Y
10 Ngắt theo thời gian 0 Y
11 Ngắt theo thời gian 1 Y
12 Ngắt theo HSC0, khi CV=PV Y
13 Ngắt theo HSC1, khi CV=PV Y
14 Ngắt theo HSC1, khi có tín hiệu báo đổi hướng đếm từ Y
bên ngoài

Trang 56
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

15 Ngắt theo HSC1, khi có tín hiệu reset từ bên ngoài Y


16 Ngắt theo HSC2, khi CV=PV Y
17 Ngắt theo HSC2, khi có tín hiệu báo đổi hướng đếm từ Y
bên ngoài
18 Ngắt theo HSC2, khi có tín hiệu reset từ bên ngoài Y
19 Ngắt theo PLS0, báo hoàn tất việc đếm xung Y
20 Ngắt theo PLS1, báo hoàn tất việc đếm xung Y
21 Ngắt theo Timer T32 (CT=PT) Y
22 Ngắt theo Timer T96 (CT=PT) Y
23 Ngắt khi hoàn tất việc nhận dữ liệu (Port 0) Y

 Thứ tự ưu tiên của các kiểu ngắt:


- Nhóm ngắt truyền thông - Độ ưu tiên cao nhất.
- Nhóm ngắt vào/ra (kể cả HSC và các đầu ra truyền xung).
- Nhóm các tín hiệu báo ngắt thời gian - Độ ưu tiên thấp nhất.
Tại một thời điểm, nhiều nhất chỉ có một chương trình xử lý ngắt được thực
hiện. Khi đang thực hiện một chương trình xử lý ngắt thì tất cả tín hiệu báo ngắt
khác phải chờ tới khi hoàn tất chương trình xử lý ngắt đang thực hiện.
 Khai báo và hủy một chế độ ngắt:
o Lệnh cho phép ngắt (Enable interrupt)

Lệnh cho phép ngắt là lệnh toàn cục cho phép xử lý các ngắt đã được khai
báo.
o Lệnh khai báo ngắt (Attach interrupt) và loại bỏ ngắt (Detach interrupt)

Trang 57
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Lệnh ATCH gắn một sự kiện ngắt EVNT với 1 thủ tục xử lý ngắt INT, đồng
thời cho phép xử lý ngắt đó. Lệnh DTCH có tác dụng ngược lại.
IV. TÌM HIỂU VỀ MODUL EM235

Hình 9: Module EM235


- Đặc tính chung:
 Kích thước: 90*80*62 mm
 Nặng 0.2 kg
 Tiêu thụ công suất 2 w
- Đặc điểm ngõ ra:
 Xuất điện áp 10V
 Xuất dòng 0÷ 20 mA
 Độ phân giải: áp 12 bit, dòng 11 bit
 Ở 25 0C (0.5%), sai số tối đa 2%
Dữ liệu dòng

0 11 bit 0 0 0

Trang 58
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Dữ liệu áp

12 bit 0 0 0 0

Đặc điểm ngõ vào


 Trở kháng vào > 10 Mega ohm
 Bộ lọc trở vào -3dB
 Điện áp max 30V, dòng Imax: 32mA
 Độ phân giải ADC 12 bit
Cách đấu nối:
Ngõ vào:

Ngõ ra:

Lựa chọn tầm đo:


Chỉnh định : để giảm sai số
- Chỉnh sai số độ lợi.
- Chỉnh sai số off/set
Việc chỉnh định ngõ ra sẽ ảnh hưởng đến cả 3 kênh ngõ vào, để chỉnh định
cho modul một cách chính xác. Khi viết một chương trình tính giá trị trung bình,
cho các giá trị đọc được từ modul sử dụng 64 giá trị trở lên để tính giá trị trung bình
này.
 B1: Chọn tầm ngõ vào và ngõ ra mong muốn.
 B2: Đưa tín hiệu có giá trị bằng 0 vào ngõ vào.

Trang 59
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 B3: Đọc giá trị ngõ vào trên CPU.


 B4: Chỉnh offset sao cho giá trị đọc được gần bằng 0.
 B5: Đưa giá trị toàn tầm vào ngõ vào, đọc giá trị trên CPU, chỉnh GAIN để
giá trị đọc được là 3200.
 B6: Lập lại các bước như trên nếu cần thiết.

Trang 60
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG III: TRUYỀN THÔNG SỬ DỤNG ĐIỀU KHIỂN


FREEPORT
I. GIỚI THIỆU:

Chế độ Freeport được sử dụng để điều khiển cổng truyền thông của CPU S7-
200 thông qua chương trình của người sử dụng. Ở chế độ Freeport, chương trình
CPU sử dụng các ngắt thu (receiveed interrupt), ngắt phát (transmited interrupt) và
các lệnh thu (RCV –Receive instruction) , lệnh phát (XMT – Transmit instruction)
để điều khiển cổng truyền thông của CPU. Ở chế độ này, giao thức truyền thông
được kiểm soát hoàn toàn bởi chương trình của người sử dụng. Các ô nhớ chuyên
dụng SMB30 ( đối với port 0) và SMB130 ( đối với port 1) được sử dụng để chọn
tốc độ truyền và bit chẵn / lẻ (parity).
Chế độ Freeport chỉ hoạt động khi CPU ở trạng thái RUN. Khi CPU ở trạng
thái STOP, chế độ Freeport ngưng hoạt động và chế độ truyền thông bình thường
được lập lại.

II. ỨNG DỤNG CỦA CHẾ ĐỘ FREEPORT

Chế độ Freeport cho phép CPU S7-200 giao tiếp với bất cứ thiết bị nào hỗ trợ
giao thức truyền thông 10 bit ( 7bit dữ liệu) hoặc 11 bit ( 7 hoặc 8 bit dữ liệu), vì
vậy, cho phép kết nối rất nhiều thiết bị khác nhau ( của nhiều nhà sản xuất khác
nhau) vào mạng S7-200.
Trong trường hợp đơn giản nhất, có thể gởi dữ liệu đến máy in hoặc màn hình
chỉ sử dụng lệnh phát XMT. Các ví dụ khác bao gồm giao tiếp với thiết bị đọc bar
code, cân điện tử, máy hàn, các bộ cảm biến,... .Trong mỗi trường hợp cần phải viết
chương trình hỗ trợ giao thức truyền thông sử dụng bởi thiết bị cần kết nối.
Một ứng dụng quan trọng của chế độ Freeport là có thể sử dụng chế độ Freeport
để giao tiếp với cổng nối tiếp của máy tính cá nhân. Qua đó, người sử dụng có thể
viết chương trình máy tính ( bằng các ngôn ngữ thông dụng như C, Visual Basic,
Delphi,...) để giám sát và điều khiển hoạt động của CPU S7-200 hoặc mạng S7-200.

Trang 61
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

III. CÁC YÊU CẦU KỈ THUẬT

Cổng truyền thông của S7-200 là cổng RS-485. Do đó, khi kết nối với các
thiết bị sử dụng chuẩn truyền thông khác cần có thiết bị kết nối chuyên dụng để
chuyển đổi tín hiệu giữa 2 chuẩn sử dụng.
Trong trường hợp thiết bị cần kết nối sử dụng cổng truyền thông RS-232 có thể
sử dụng cáp PC/PPI để kết nối. Tuy nhiên, thời gian quay vòng của cáp PC/PPI
phải được tính đến trong chương trình: để đảm bảo không bị mất dữ liệu, mỗi khi
dữ liệu được truyền từ cổng RS-232 đến cổng RS-475, việc truyền dữ liệu theo
hướng ngược lại phải được trì hoãn một khoảng thời gian tối thiểu bằng thời gian
quay vòng của cáp.
Ngoài ra, cổng truyền thông RS-485 của CPU S7-200 chỉ hỗ trợ các tín hiệu thu
dữ liệu, phát dữ liệu và yêu cầu gởi (RTS). Các tín hiệu điều khiển CTS, DTR, các
tín hiệu bắt tay (handshaking) không được hỗ trợ. Điều này cũng cần được tính đến
khi thiết lập kết nối và lập trình sử dụng chế độ Freeport.

IV. KHỞI ĐỘNG CHẾ ĐỘ FREEPORT

Các ô nhớ chuyên dụng SMB30 và SMB130 được dùng để đặt cấu hình cho
port 0 và port 1 hoạt động ở chế độ Freeport, đồng thời cho phép chọn tốc độ
truyền, bit chẵn /lẻ và số bit dữ liệu. Các byte điều khiển này được mô tả trong bảng
sau:
Port 0 Port 1 Mô tả
MSB LSB
7 0
Ô nhớ Ô nhớ p p d b b b m m Byte điều
SMB30 SMB130 khiển
chế độ
Freeport
SM30.6 SM130.6 pp : Chọn bit chẵn lẻ (parity)
và và 00 = no parity
SM30.7 SM130.7 01 = even parity (parity chẵn)

Trang 62
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

10 = no parity
11 = odd parity (parity lẻ)
d : số bit dữ liệu trong 1 ký tự
SM30.5 SM130.5 0 = 8 bit cho 1 ký tự
1 = 7 bit cho 1 ký tự
bbb: tốc độ truyền của chế độ Freeport
000 = 38400 baud (1920 baud đối với CPU 212)
001 = 19200 baud
SM30.2 010 = 9600 baud
SM130.2 đến
đến 011 = 4800 baud
SM130 .4
SM30.4 100 = 2400 baud
101 = 1200 baud
110 = 600 baud
111 = 300 baud
mm : chọn giao thức .
SM130.0 00 = PPI chế độ slave
SM30.0 và
và 01 = chế độ Freeport
SM30.1
SM130.1 10 = PPI chế độ master
11 = dự trữ (mặc định là PPI chế độ slave)

Đối với port 0, một bit stop được thiết lập cho tất cả các cấu hình ngoại trừ
trường hợp 7 bit dữ liệu không có parity, trường hợp này có 2 bit stop. Đối với port
1, một bit stop được thiết lập cho tất cả các cấu hình .

V. LỆNH TRANSMIT (XMT) VÀ RECEIVE (RCV)

Các lệnh Transmit và Receive được dùng để truyền và nhận dữ liệu ở chế độ
Freeport. Các lệnh này có cú pháp như sau:

Trang 63
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Lệnh XMT thực hiện truyền dữ liệu trong bộ đệm dữ liệu (data buffer) TBL.
Phần tử đầu tiên trong bộ đệm xác định số byte cần truyền, PORT xác định cổng
truyền thông sử dụng để truyền.
Lệnh RCV khởi đầu hoặc kết thúc một dịch vụ nhận thông điệp (Receive
Message Service). Điều kiện bắt đầu và kết thúc thông điệp cần được định nghĩa để
dịch vụ nhận thông điệp có thể hoạt động. Các thông điệp nhận được thông qua
cổng chỉ định PORT được lưu trong bộ đệm dữ liệu TBL. Byte đầu tiên trong bộ
đệm dữ liệu xác định số byte nhận được.
Các thông số sử dụng trong các lệnh XMT và RCV:
Vào / Ra Tóan hạng Kiểu dữ liệu
TABLE VB, IB, QB, MB, SB, SMB, *VD , *AC BYTE
PORT 0 hoặc 1 BYTE

1. Sử dụng lệnh XMT để truyền dữ liệu


Lệnh XMT cho phép gởi 1 bộ đệm gồm 1 hoặc nhiều ký tự, tối đa là 255 ký tự.
Sau khi ký tự cuối cùng của bộ đệm được truyền, một ngắt phát (ngắt số 9 đối với
port 0 , ngắt số 26 đối với port 1) sẽ được tạo ra nếu 1 thủ tục xử lý ngắt (interrupt
routine) được gắn với sự kiện hoàn tất truyền dữ liệu (transmit completed event).
Có thể thực hiện truyền dữ liệu mà không sử dụng ngắt (ví dụ khi truyền dữ liệu đến
máy in) bằng cách theo dõi các bit SM4.5 hoặc SM4.6 để phát hiện việc truyền dữ
liệu đã hoàn tất hay chưa.
Dạng bộ đệm dữ liệu của lệnh XMT như sau:

count M E S S A G E

Với count : số byte cần truyền


ME …: các ký tự trong thông điệp

2. Sử dụng lệnh RCV để nhận dữ liệu

Lệnh RCV cho phép nhận 1 hoặc nhiều ký tự, tối đa là 255 ký tự. Sau khi
nhận được ký tự cuối cùng, một ngắt thu ( ngắt 23 đối với port 0 và ngắt 24 đối với

Trang 64
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

port 1) được tạo ra nếu có một thủ tục xử lý ngắt được gắn với sự kiện hoàn tất
nhận dữ liệu (receive message complete event).
Có thể nhận dữ liệu không dùng đến ngắt bằng cách theo dõi ô nhớ SMB86. Ô
nhớ SMB86 sẽ khác 0 khi chức năng nhận dữ liệu không tích cực hoặc việc nhận
dữ liệu đã kết thúc. Ô nhớ này bằng 0 khi đang nhận dữ liệu.
Bộ đệm dữ liệu của lệnh RCV có dạng như sau:
Count star char M E S S A G E end char

Với Count : Số byte nhận được .


Star char : ký tự bắt đầu.
M …E : các ký tự của thông điệp.
End char : ký tự kết thúc.
Để lệnh RCV có thể hoạt động, cần phải định nghĩa điều kiện bắt đầu và kết
thúc một thông điệp. Các ô nhớ chuyên dụng từ SMB86 đến SMB94 (đối với port
0) và từ SMB186 đến SMB194 ( đối với port 1) được sử dụng để định nghĩa các
điều kiện này. Cần lưu ý rằng chức năng nhận dữ liệu tự động kết thức khi có lỗi
parity hoặc lỗi tràn (overrun).

VI. SỬ DỤNG NGẮT ĐIỀU KHIỂN KÝ TỰ (CHARACTER INTERRUP


CONTROL) ĐỂ NHẬN DỮ LIỆU

Để linh hoạt trong hỗ trợ giao thức, có thể sử dụng ngắt điều khiển ký tự để
nhận dữ liệu. Mỗi ký tự nhận được đều làm phát sinh một ngắt. Ký tự nhận được
được đặt trong ô nhớ SMB2 và trạng thái parity (nếu có sử dụng) được đặt ở bít
SM3.0 ngay trước khi thủ tục xử lý ngắt gắn với sự kiện nhận ký tự được thực thi.
Các ô nhớ SMB2 và SMB3 được chia sẻ giữa port 0 và port 1. Khi nhận được
1 ký tự ở port 0, ngắt gắn với sự kiện này (ngắt số 8) được thực thi, SMB2 chứa ký
tự nhận được ở port 0 và SMB3 chứa trạng thái parity của ký tự đó. Khi nhận được
1 ký tự ở port 1, thủ tục ngắt gắn với sự kiện này (ngắt 25) được thực thi, SMB2
chứa ký tự nhận được ở port 1 và SMB3 chứa trạng thái parity của ký tự đó.

Trang 65
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Port 0 Port 1 Mô tả
MSB 7 LSB 0

n r e 0 0 t c p Byte trạng thái

Nhận thông điệp


n: 1 = thông điệp kết thúc do lệnh dừng của người sử dụng
SMB86 SMB186 r: 1 = thông điệp kết thúc: lỗi ở các thông số vào hoặc thiếu
các điều kiện bắt đầu hoặc kết thúc thông điệp..
e: 1 = Nhận được ký tự kết thúc
t: 1 = Thông điệp kết thúc do quá thời gian.
c: 1 = Thông điệp kết thúc do đã nhận được số ký tự tối đa.
p: 1 = Thông điệp kết thúc do lỗi parity
MSB 7 LSB 0

en sc ec il c/m tmr c bk 0 Byte điều


khiển nhận
thông điệp
cn: 0 = không cho phép chức năng nhận
1 = Cho phép chức năng nhận .
Bit này được kiểm tra mỗi lần lệnh RCV được thực hiện
sc: 0 = Bỏ qua byte SMB88 hoặc SMB188
1= Sử dụng giá trị các byte SMB88 hoặc SMB188 để xác
định khởi đầu thông điệp
SMB87 SMB187 il: 0 = Bỏ qua byte SMW90 hoặc SMW190
1= Sử dụng giá trị các byte SMW90 hoặc SMW 190 để
xác định trạng thái nghỉ của đường truyền
c/m: 0 = Khoảng định thời là giữa các ký tự
(inter – character timer)
1 = Khoảng định thời là của thông điệpï
(message timer)
tmr: 0 = bỏ qua SMW92 hoặc SMW192
1 = kết thúc nhận nếu vượt quá khoảng định thời trong
SMW92 hay SMW192

Trang 66
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

bk: 0 = bỏ qua trạng thái dừng (break conditions)


1 = Sử dụng trạng thái dừng như khởi đầu của thông điệp
Các bit của byte điều khiển được sử dụng để định nghĩa các
tham số dùng để nhận dạng thông điệp. Để xác định khởi đầu
của thông điệp, các điều kiện bắt đầu thông điệp được AND
luận lý và phải xuất hiện nối tiếp nhau (trạng thái nghỉ của
đường truyền và ký tự bắt đầu ngay tiếp theo hoặc trạng thái
dừng và ký tự bắt đầu ngay tiếp theo). Kết thúc của thông điệp
được xác định bằng cách OR luận lý các điều kiện kết thúc
thông điệp. Công thức để xác định điều kiện bắt đầu và kết thúc
như sau:
Bắt đầu thông điệp = il *sc + bk *sc
Kết thúc thông điệp = ec + tmr + nhận được số ký tự tối đa
Một số ví dụ xác định điều kiện bắt đầu thông điệp:
1. Trạng thái nghỉ của đường truyền:
il = 0 ; sc = 0; bk = 0 ; SMW90 >0
2. Ký tự bắt đầu:
il = 0 ; sc = 1; bk = 0 ; bỏ qua SMW90
3. Trạng thái dừng:
il = 0 ; sc = 1; bk = 1 ; bỏ qua SMW90
4. Bất kỳ tín hiệu trả lời nào :
il = 1 ; sc = 0; bk = 0 ; SMW90 =0
(Thời gian định thời của thông điệp có thể được dùng để
kết thúc nhận thông điệp nếu không có tín hiệu trả lời )
5. Trạng thái dừng và ký tự bắt đầu:
il = 0 ; sc = 1; bk = 1 ; bỏ qua SMW90
6. Trạng thái nghỉ của đường truyền và ký tự bắt đầu:
il = 1 ; sc = 1; bk = 0 ; SMW90 >0

SMB88 SMB188 Ký tự bắt đầu thông điệp


SMB89 SMB189 Ký tự kết thúc thông điệp
Khoảng thời gian nghỉ của đường truyền tính bằng ms. Ký tự
SMB90 SMB190 đầu tiên nhận được sau khoảng thời gian này bắt đầu 1 thông
SMB91 SMB191 điệp mới. SMB90 (SMB190) là byte cao và SMB91
(SMB191) là byte thấp.

Trang 67
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Khoảng thời gian giới hạn giữa các ký tự trong thông điệp hoặc
SMB92 SMB192 của cả thông điệp tính bằng ms. Nếu khoảng thời gian này bị
SMB93 SMB193 vượt quá, việc nhận thông điệp sẽ kết thúc. SMB92 (SMB192)
là byte cao và SMB93 (SMB193) là byte thấp.
Số ký tự lớn nhất có thể nhận (từ 1 đến 255 byte)
SMB94 SMB194 Lưu ý: Giá trị này cần được đặt bằng kích thước lớn nhất có thể
của bộ đệm cả khi không được sử dụng làm điều kiện kết thúc
thông điệp

Trang 68
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY


TÍNH

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ GIAO TIẾP QUA MẠNG LAN


I. GIỚI THIỆU :
Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của các mạng công nghiệp, từ phiên
bản 6.0 của Visual Basic điều khiển winsock đã được sử dụng để tạo ra những ứng
dụng theo nghi thức điều khiển truyền/ nghi thức internet (TCP/IP)
TCP/IP là định nghĩa của những nghi thức được chuẩn hóa làm sao cho
những máy tính trao đổi thông tin với nhau. TCP/IP cung cấp truyền thông qua
những mạng truyền thông có cấu trúc phần cứng đa dạng và trên nhiều hệ điều
hành. Những giao thức trong TCP/IP sắp xếp thành những lớp và mổi lớp có tính
hoạt động của riêng mình.
Winsock là một tiêu chuẩn được tạo bởi Microsoft. Tiêu chuẩn này là 1 tập
hợp những thủ tục mô tả truyền thông đến và từ lớp TCP/IP. Những thủ tục này
được chứa trong thư viện liên kết chạy với Window.
Ơû đây Winsock cho phép ta tạo một môi trường người phục vụ (server) và
một môi trường khác là khách hàng (client). Cả khách hàng và người phục vụ sẽ kết
nối với nhau để trao đổi dữ liệu.
II. SỬ DỤNG ĐIỀU KHIỂN WINSOCK:
Winsock là một lớp của giao thức TCP/IP trong mô hình ISO/OSI. TCP/IP là
một giao thức truyền thông theo chuẩn công nghiệp được định nghĩa như những
phương pháp cho dữ liệu đã đóng gói vào trong những gói truyền giữa những thiết
bị trên cùng một mạng. TCP/ IP là tiêu chuẩn cho việc truyền dữ liệu qua hầu hết
các mạng bao gốm cả internet. TCP thiết lập một kết nối cho sự truyền dữ liệu và PI
được định nghĩa phương pháp để gửi dữ liệu đến đúng địa chỉ.
Để có thể sử dụng ta phải bổ sung thêm chức năng này vào thanh công cụ
bằng:
Vào Project / Components (Ctrl – T), chọn Microsoft winsock Control 6.0.
Biểu tượng của điều khiển này như hình bên.Ġ

Trang 69
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

1. Những kiểu điều khiển


Có hai kiểu:
0 – sckTCPProtocol: thiết lập giao thức theo kiểu người phục vụ (server) và
khách hàng ( client).
1 – sckUDPProtocol: thiết lập giao thức theo kiểu ngang hàng
Ở đây ta nghiên cứu giao thức sckTCPProtocol, giao thức này điều khiển di
chuyển cho phép ta tạo ra hay bảo trì một kết nối tới một máy tính từ xa. Nếu ta
đang tạo một ứng dụng khách hàng ( client) thì ta phải biết máy tính phục vu
(server)ï có tên và địa chỉ IP là gì (Thuộc tính RemoteHost). Nếu ta tạo r a một ứng
dụng trên server thì phải đặt cổng (Thuộc tính LocalPort) mà server có thể kết nối.
Khi máy tính client đòi hỏi một kết nối, sự kiện ConnectionRequest sẽ xuất hiện. Để
chấp nhận kết nối, bạn phải chấp nhận trong sự kiện ConnectionRequest. Khi đã kết
nối thành công, ta có thể trao đổi dữ liệu giữa hai máy cho nhau. Để gởi dữ liệu ta
gọi thuộc tính SendData. Ơû bất cứ máy nào được nhận sẽ kéo theo sự kiện
DataArrival sẽ xuất hiện, kéo theo thuộc tính GetData bên trong để khôi phục dữ
liệu.
2. Những thuộc tính của Winsock:
a. Thuộc tính BytesReceived:
Thuộc tính này trả lại số byte hiện thời bên trong bộ đệm nhận. Thuộc tính
này chỉ đọc và không có sẳn lúc thiết kế. Giá trị trả lại là số long integer.
b. Thuộc tính LocalHostName:
Thuộc tính này trả lại tên của hệ thống. Thuộc tính này chỉ đọc và không có
sẳn lúc thiết kế. Giá trị trả lại là một chuỗi.
c. Thuộc tính LocalIP:
Thuộc tính này trả lại địa chỉ IP của hệ thống như là “ 198.162.81.100”
Thuộc tính này chỉ đọc và không có sẳn lúc thiết kế.
d. Thuộc tính LocalPort:
Thuộc tính này trả lại hoặc đặc số port địa chỉ. Có thể đặt ở trong thời gian
thiết kế hay trong chương trình. Giá trị trả lại là một số long integer.
Winsock1.LocalPort = 1001
e. Thuộc tính Protocol:

Trang 70
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Thuộc tính này trả lại hoặc đặc giao thức TCP hay UDP cho điều khiển Winsock.
Winsock1.Protocol = sckTCPProtocol
f. Thuộc tính RemoteHost:
Thuộc tính này cho phép trả lại hay đặt nơi cần kết nối. Có thể đặt ở trong
thời gian thiết kế hay trong chương trình. Giá trị trả lại là một chuổi xác định hay
một địa chỉ IP.
g. Thuộc tính Accept
Thuộc tính này sử dụng ở Server, cho phép chập nhận một kết nối đầu vào
khi điều khiển sự kiện ConnectionRequest xảy ra. Kiểu dữ liệu Long. Cú pháp câu
lệnh:
Winsock1.Accept requestID
h. Thuộc tính GetData:
Thuộc tính này xảy ra trong sự kiên DataArrival, nó khôi phục lại khối dữ
liệu hiện tại và đưa nó vào một biến. Cú pháp câu lệnh :
Winsock1.GetData [data] , [type,] [maxLen]
Trong đó data là dữ liệu được gởi đi, type là kiểu dữ liệu byte hay chuổi,
maxlen là chiều dài tối đa của dữ liệu có thể bỏ qua maxlen.
i. Thuộc tính SenData:
Thuộc tính này cho phép gởi dữ liệu đến máy tính từ xa. Nó được sử dụng
cho cả client và server. Cú pháp câu lệnh là:
Winsock1.SenData [data] , [type,] [maxLen]
j. Thuộc tính trạng thái ( state):
Thuộc tính này trả lại trạng thái điều khiển. Thuộc tính này chỉ đọc và không
có sẳn lúc thiết kế. Cú pháp câu lệnh là:
Winsock1. State = [ constant]
3. Những sự kiện của Winsock:
a. Sự kiện ConnectionRequest:
Sự kiện này xuất hiện khi một máy tính từ xa đòi hỏi kết nối. Cú pháp :
Winsock1_ConnectionRequest (requestID As Long)
b. Sự kiện DataArrival:
Sự kiện này xuất hiện khi dữ liệu từ client được chuyển tới. Cú pháp:

Trang 71
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Winsock1_DataArrival (bytesTotal As Long)


c. sự kiện SendComplete:
Sự kiện này xuất hiện khi việc gởi dữ liệu hoàn tất. Cú pháp:
Winsock1_SendComplete

Trang 72
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG II: VISUAL BASIC VỚI TRUYỀN THÔNG


NỐI TIẾP
I. ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN THÔNG :
Điều khiển truyền thông Microsoft Comm của Visual Basic là
một trong số các thành phần có thể được bổ sung để tham gia vào một
số ứng dụng bằng việc chuyển nhận dữ liệu qua cổng nối tiếp. Để có thể sử
dụng ta phải bổ sung thêm chức năng này vào thanh công cụ bằng:
Vào Project / Components (Ctrl – T), chọn Microsoft Comm Control 6.0.
Biểu tượng của điều khiển này như hình bên.
II. ĐẶC TÍNH:
1. Đặc tính Settings:
Các đặc tính Settings đặt và trả lại các thông số truyền thông cho cổng RS-
232, như tốc độ baud, chẳn lẻ, số bit dữ liệu và số các bit dừng. Cú pháp của câu
lệnh là:
MSComm. Setting = “BBBB,P,D,S”
Ơû đây BBBB xác định tốc độ Baud, P là bit chỉ tính chẳn lẻ, D là số bit dữ
liệu, và S là số các bit dừng (bit stop). Giá trị mặc định là: “9600,N,8,1”
2. Đặc tính CommPort:
Đặc tính này đặt và trả lại số cổng truyền thông. Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. CommPort = [Port number%]
Trong khi thiết kế ta có thể đặt Portnumber bằng 1 ( giá trị mặc định là 1).
3. Đặc tính PortOpen:
Đặc tính này đặc và trả lại trạng thái của cổng truyền thông (đóng hoặc mở).
Đặc tính này không có trong thời gian thiết kế chương trình. Cú pháp của câu lệnh
là:
MSComm. PortOpen = [True / False]
Thông số thiết lập là True để mở cổng, còn False để đóng cổng và xóa nội
dung các bộ đệm nhận và truyền ( tác dụng này tự động xảy ra khi một ứng dụng
được đóng).

Trang 73
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

III. NHẬP DỮ LI ỆU :
Ba đặc tính chính được sử dụng để đọc dữ liệu từ bộ đệm nhận là Input,
InBufferCount và InBufferSize.
a. Đặc tính Input:
Đặc tính Input trả lại và xóa bỏ một xâu ký tự từ bộ đệm nhận. Đặc tính này
không có trong thời gian thiết kế. Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. Input
Đặc tính InputLen quy định số ký tự được đọc bởi câu lệnh Input. Để xác
định số ký tự trong bộ đệm đặc tính, InBufferCount được kiểm tra. Đặt InputLen là
0 là để đọc toàn bộ nội dung bộ đệm nhận, Rthreshold = n là đặc số byte thu được
gây ra ngắt, n=0 thì không ngắt.
MSComm. InputLen = 0
MSComm. Rthreshold = n
b. Đặc tính InBufferSize:
Đặc tính InBfferSize đặt và trả lại kích thước bộ đệm nhận, tính theo byte.
Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. InBufferSize = [ numbyte%]
Đặc tính này có liên quan đến kích thước bộ đệm nhận. Giá trị mặc định là
1024 byte. Kích thước của bộ đệm phải được đặt sao cho có thể cất giữ được số lớn
nhất của các ký tự sẽ được nhận trước khi chương trình ứng dụng có thể đọc chúng
từ bộ đệm trừ khi ta làm việc ở chế độ bắt tay. Kiểu dữ liệu của đặc tính này là số
nguyên.
c. Đặc tính InBufferCount:
Đặc tính này trả lại số ký tự trong bộ đệm nhận. Nó cũng có thể được sử
dụng để xóa bộ đệm bằng cách đặc số của các ký tự bằng 0. Đặc tính này không có
trong thời gian thiết kế chương trình. Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. InBufferCount = [count%]
Ta có thể xóa bộ đệm nhận bằng cách đặt đặc tính InBufferCount = 0. Kiểu
dữ liệu của đặc tính này là số nguyên.
d. Đặc tính InputMode:
Cho biết loại dữ liệu là văn bản hay nhị phân.

Trang 74
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Value = 0 : Cominputmodetext : kiểu text


Value = 1: Cominputmodebinary : kiểu Binary
IV. XUẤT DỮ LIỆU
Có ba đặc tính chính được sử dụng để viết dữ liệu vào bộ đệm truyền là
Output, OutBuffercount và OutBufferSize.
a. Đặc tính Output:
Đặc tính này sẽ viết 1 xâu ký tự vào bộ đệm truyền. Đặc tính này không có
trong thời gian thiết kế chương trình. Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. Output = [outstring$]
Ví dụ:
Xuất chuổi ký tự:
Mscomm. Output = “ DHTDT”
MSComm. Output = @ “ & DHTDT “ & Vbcr
Xuất nhị phân:
MSComm. Output = Chr(n) ‘ n = 125
MSComm. Output = Chr(“@”) ‘ truyền số 40
MSComm. Output = Chr(&H64)
b. OutBufferSize
Đặc tính OutBufferSize đặt và trả là kích thước của các ký tự trong bộ đệm
truyền. Cú pháp của câu lệnh là:
MSComm. OutBufferSize = [Numbyte%]
Giá trị mặc định của đặc tính này là 512 byte.
c. OutBufferCount
Đặc tính này trả lại số ký tự trong bộ đệm truyền. Nhờ đặc tính này ta có thể
xóa nội dung bộ đệm truyền bằng cách đặt giá trị của OutBufferCount = 0. Cú pháp
của câu lệnh là:
MSComm. OutbufferCount = [0]
V. NHẬN DỮ LIỆU:
Có hai cách:
- Chờ đọc dữ liệu
- Dùng ngắt

Trang 75
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

1. Chờ đọc dữ liệu:


Giã sử muốn nhận 6 byte
Do
DoEvents
If MSComm. InBufferCount = 6 then
( đoạn chương trình xử lý)
Exit Do
End if
Loop
2. Dùng ngắt:
Bấm chuột kép vào biểu tượng điện thoại trên form trong code có:
Private sub MSComm. OnComm( )
( đoạn chương trình xử lý)
End sub
 Sự kiện OnComm:
Sự kiện OnComm được phát sinh vào bất cứ khi nào giá trị của đặc tính
CommEvent thay đổi. Sự kiện:
Private sub MSComm. OnComm( )

Đặc tính CommEvent chứa mã số của lổi hay sự kiện phát sinh bởi sự kiện
OnComm. Nên đặt các đặc tính Rthreshold hoặc Streshold bằng 0 để vô hiệu bẫy sự
kiện Receive và Send.

Trang 76
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG III: CƠ SỞ DỮ LIỆU


I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin. Có nhiều loại cơ sở dữ liệu, nhưng
trong đề tài này chỉ quan tâm đến cơ sở dữ liệu quan hệ, là kiểu cơ sở dữ liệu phổ
biến nhất hiện nay.

Một cơ sở dữ liệu quan hệ:

- Chứa dữ liệu trong các bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi là các
mẩu tin, và cột còn gọi là các trường

- Cho phép lấy về (hay truy vấn) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng.

- Cho phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy nhập các mẩu tin liên
quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau.

 Thiết kế cơ sở dữ liệu

Để tạo một cơ sở dữ liệu, trước hết, ta phải xác định thông tin gì cần theo
dõi. Sau đó, ta thiết kế cơ sở dữ liệu, tạo bảng chứa các trường định nghĩa kiểu dữ
liệu sẽ có. Sau khi tạo ra cấu trúc cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu có thể chứa dữ liệu
dưới dạng mẩu tin. Ta không thể đưa dữ liệu vào mà không có bảng hay định nghĩa
trường vì dữ liệu sẽ không có chổ để chứa. Do đó, thiết kế cơ sở dữ liệu cực kỳ
quan trọng, nhất là rất khó thay đổi thiết kế một khi ta đã tạo xong nó.

Bảng (tables): chứa các mẩu tin là các mẩu dữ liệu riêng rẽ bên trong phân
nhóm dữ liệu.

Mẩu tin : chứa các trường(field) . Mổi trường thể hiện một bộ phận dữ liệu
trong một mẩu tin. Ví dụ như mổi mẩu tin thể hiện một mục trong danh bạ địa chỉ
chứa các trường tên và họ, địa chỉ, thành phố, số điện thoại.

Recordset là một cấu trúc dữ liệu thể hiện một tập hợp con các mẩu tin lấy về
từ cơ sở dữ liệu. Về khái niệm, nó tương tự một bảng nhưng có thêm một vài thuộc
tính riêng biệt quan trọng

Trang 77
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Các recordset được thể hiện như là các đối tượng, về khái niệm tương tự như
là các đối tượng giao diện người sử dụng (như là một nút lệnh và hộp văn bản trong
visual basic)

II. SỬ DỤNG MICROSOFT ACCESS ĐỂ TẠO MỘT CƠ SỞ DỮ LIỆU

Microsoft Access có một giao diện tinh xảo và dể dàng để tạo các đối tượng
cơ sở dữ liệu . Để minh họa điều này, ta sẽ dùng Acces để tạo ra các bảng dữ liệu.
Các bảng này sẽ theo dõi các thông tin liên quan gắn liền với nhân viên trong công
ty.

1. Thiết kế các bảng dữ liệu:

a. Bảng DSNHANVIEN:

Bảng này dùng để truy cập và cập nhật nhân viên trong công ty

Các thuộc tính Kiểu dữ liệu Mô tả

MANV Text Dùng để truy cập và xác định các nhân viên
(khóa chính)

TENNV Text Xác định tên nhân viên

DIACHI Text Xác định địa chỉ nhân viên

SODT Text Xác định số điện thoại của nhân viên

PHAI Text Xác định giới tính của nhân viên

NGAYSINH Date/Time Xác định ngày sinh của nhân viên

MAPHONG Text Xác định nhân viên thuộc phòng nào

b. Bảng DSPHONGBAN:

Bảng này dùng để xác định danh sách các phòng có trong công ty.

Trang 78
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Các thuộc tính Kiểu Dữ liệu Mô tả

MAPHONG Text Có khóa chính, dùng để xác định các phòng

TENPHONG Text Xác định tên các phòng ban trong công ty

c. Bảng DSBAODONG:

Dùng để lưu thông tin báo động gồm báo cháy và báo trộm

Các thuộc tính Kiểu Dữ liệu Mô tả

MABD Text Có khóa chính, dùng để cập nhật và truy cập


báo động trong tòa nhà

THOIGIAN Date/Time Cập nhật thời gian báo động

NGUYENDO Text Xác định nguyên do báo động

NGAY Date/Time Ngày xảy ra báo động

d. Bảng DSVAO/RA:

Bảng này dùng để chấm công nhân viên, kiểm soát vào ra của nhân viên trong
công ty

Các thuộc tính Kiểu Dữ liệu Mô tả

MANV Text Dùng để xác định nhân viên trong công ty

HOTEN Text Dùng để lưu họ tên nhân viên

THOIGIANVAO Date/time Dùng để xác định thời gian vào công ty

THOIGIANRA Date/time Dùng để xác định thời gian ra khỏi công ty

NGAYTHANG Date/time Dùng để xác định ngày vào công ty

Trang 79
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

2. Quan hệ giữa các bảng

a. Quan hệ Một - Một

Là loại quan hệ dễ hiểu và dể thực hiện nhất, bởi vì trong những mối quan hệ
như vậy, một bảng sẽ lấy vị trí của một trường trong bảng khác; trường liên quan
cũng dễ nhận dạng. Tuy nhiên, quan hệ một - một không phải là mối quan hệ thông
dụng nhất trong ứng dụng cơ sở dữ liệu.

b. Quan hệ Một - Nhiều:

Phổ biến hơn quan hệ Một - Một, trong đó, mỗi mẩu tin trong một bảng này
không có, hoặc có một, hoặc nhiều mẩu tin trong một bảng liên hệ

c. Quan hệ Nhiều - Nhiều:

Quan hệ Nhiều - Nhiều là bước phát triển của quan hệ Một - Nhiều. Ví dụ cổ
điển nhất của quan hệ Nhiều - Nhiều là học sinh và lớp. Mổi học sinh có nhiều lớp,
mỗi lóp có nhiều học sinh.

III. LIÊN KẾT CƠ SỞ DỮ LIỆU (ACCESS) VỚI VISUAL BASIC:

1. Sử dụng điều khiển DAO DATA

Ta có thể sử dụng điều khiển DAO Data để kết nối với một cơ sở dữ liệu Jet
của Microsoft. Mặc dù với sự xuất hiện của điều khiển mạnh hơn, ADO Data, việc
sử dụng điều khiển DAO Data bị giảm bớt, nhưng vẫn tồn tại lý do để sử dụng điều
khiển cổ điển DAO Data. Ngoài ra, nó còn có khả năng kết nối với các nguồn dữ
liệu như các tập tin dBASE, văn bản, bảng tính Excel.

2. Sử dụng điều khiển ADO DATA:

Để tạo một ứng dụng dùng điều khiển ADO Data rất đơn giản. Thực ra, nếu
những gì ta quan tâm chỉ là duyệt cơ sở dữ liệu thì ta không cần phải lập trình gì cả.
Đây là một quy trình gồm hai bước quy định thuộc tính ConnectionString và
RecordSource của điều khiển Data, sau đó ràng buộc điều khiển với điều khiển giao
diện người sử dụng. Để thực hiện điều này, ta theo các bước sau:

- Bắt đầu một đề án mới của Visual Basic

Trang 80
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Dùng menu Project Components, lập trình tham chiếu đến “Microsoft
ADO Data Control 6.0 (OLEDB) bằng cách chọn vào hộp đánh dấu trong
danh sách.

- Nhấn OK. Điều khiển ADO Data xuất hiện trên thanh công cụ của Visual
Basic. Nhấn đúp chuột lên điều khiển để tạo một instance của điều khiển
trên biểu mẩu.

Hình 10: Điều khiển ADO Data

- Nhấn nút phải chuột lên điều khiển. Từ menu bật ra, chọn ADODC
Properties. Chọn “User Connection Srting” rồi nhấn Build.

- Hộp thoại Data Link Properties xuất hiện. Đây là hộp thoại ta dùng để kết
nối với cơ sở dữ liệu. Sau đó nhấn nút OK khi hoàn tất.

- Đến đây bạn đã quay lại hộp thoại Property Pages của điều khiển ADO
Data. Kế tiếp, ta thông báo cho điều khiển bảng nào sẽ được dùng. Chọn
tab RecordSource, rồi chọn 2 – adCmdTable từ hộp kết hợp
CommandType.

- Chọn hợp kết hợp Table ỏ Stored Procedure Name. Hộp kết hợp hiển thị
danh sách tất cả các bảng trong cơ sở dữ liệu. Chọn tblCustomer, rồi nhấn
OK.

Kết nối đến cơ sở dữ liệu xảy ra khi ứng dụng thi hành. Tuy nhiên kết nối
không có thông báo, bởi vì không có cách nào để hiển thị dữ liệu. Để hiển thị dữ
liệu trả về từ một điều khiển dữ liệu, ta phải tạo các điều khiển kết nối ràng buộc
với điều khiển dữ liệu bằng cách gán thuộc tính Datasource và DataField.

 Cài đặt và thiết lập tham chiếu đến ADO trong ứng dụng Visual Basic.

- Trong đề án Visual Basic, chọn Project, References.

- Hộp thoại References xuất hiện.

- Chọn vào hộp đánh dấu “Microsoft AtiveX Data Objects 2.0 Library” rồi
nhấn OK.

Trang 81
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Dùng đối tượng Connection của ADO để kết nối với nguồn dữ liệu.

Đây là cách thứ hai liên kết với nguồn dữ liệu mà không thông qua điều khiển
ADO Data.

Dùng phương thức Open của đối tượng Connection để thiết lập kết nối với
nguồn dữ liệu. Để thông báo cho ADO cách nối với nguồn dữ liệu, ta phải cung cấp
thông tin dưới dạng chuỗi kết nối tương tự chuỗi kết nối của ODBC. Ta dùng thuộc
tính ConnectionString để thực hiện điều này. Ta còn có khả năng tùy chọn để chọn
trình cung cấp nào sẽ được dùng bằng cách quy định giá trị của thuộc tính Provider
của đối tượng Connection.

Ví dụ: Cách khai báo biến kết nối với nguồn dữ liệu

Option Explicit

Dim dl as New ADODB. Connection ‘ Biến kết nối với nguồn dữ liệu

Dim rs as New ADODB. Recordset ‘ Biến truy cập đến các bảng trong nguồn dữ
liệu

Public Sub ADOconnect()

Dim dbpath As String

dbpath = App.Path & "\DATA.mdb" ‘ đường dẩn đến nguồn dữ liệu

Set DL = New ADODB.Connection

With DL

.ConnectionString = "Provider=microsoft.jet.oledb.4.0; data source=" & bpath

.CommandTimeout = 0

.CursorLocation = adUseClient

.Open

End With

End Sub

Trang 82
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

PHẦN IV: PHẦN CỨNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG


I. MẠCH CẢM BIẾN NHIỆT LM335

1. Cảm biến nhiệt LM335

i. Giới thiệu:
LM335 thuộc họ cảm biến nhiệt : LM135, LM235 , LM335
LM335 là cảm biến nhiệt chính xác cao, có độ gãy điện thế cân xứng để tuyệt
đối nhiệt độ ở 10mV/0K.
Ứng dụng trong tầm nhiệt độ - 40 0C ÷ 100 0C với ngõ ra có trở kháng thấp nên
dễ dàng giao tiếp với các thiết bị kỹ thuật số.
ii. Thông số cơ bản:
Trở kháng động <= 1 
Dòng làm việc 40  A÷5mA.
Công suất tiêu tán thấp.
I ngược 15mA.
Tầm nhiệt độ liên tục-40 0C÷100 0C.
Tầm nhiệt độ giới hạn : -50 0C÷150 0C.
Sai số 25oC nhỏ hơn 1 0C.
Ngõ ra tuyến tính.

Độ biến thiên điện áp 10mV/ 0K.

Hình 11: Cảm biến nhiệt LM335

Trang 83
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Mạch cảm biến nhiệt LM335

+12VDC

1
R1
3.3K

1
VR1

10K
Test point1
LM335

Điện áp đầu ra của LM335 tỷ lệ với nhiệt độ Kelvin. Điện áp đầu ra từ 2,73V
đến 3,73V tương ứng với dãy nhiệt độ từ 0 0C đến 100 0C. Vì vậy, ta cần có mạch
bù tạo điện áp 0v đến 1v tương ứng với dãy nhiệt độ từ 0 0C đến 1000C ( mạch chỉnh
offset ).
Chọn VR1 = 10k
IR1=Isensor+ IVR1
IVR1(max)= 3,73/10000 = 0,37mA
Isensor= 1mA
IR1 =1mA + 0,37mA
IR1 = 1,37mA
Ðể cho phép cộng dòng điện vào của LM335 đầu tiên, IR1 sẽ được thiết kế
tại 2,5mA để chắc chắn rằng nhiệt độ của sensor luôn hoạt động chính xác.
R1 = ( 12 – 3,73) / 2,75x10-3
R1 = 3007 Ohms
Chọn 3300 Ohms ( sai số 5%)

Trang 84
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

2. Mạch khuyếch đại vi sai:

R3 R4 0

U1A
V2 R R

8
TL082
3 +
1
0 2 -

4
R1 R2

V1 R R

Khuếch đại vi sai có một ngõ ra và 2 ngõ vào được đưa vào bên đảo và
không đảo. Ta có thể tìm V0 thông qua nguyên lý xếp chồng, V0 = V01 + V02 , trong
đó V01 giá trị của V0 với V2 = 0 và V02 la giá trị của V0 khi V1 = 0.
- Cho V2 =0 , ta có: Vp =0, mạch điện hoạt động như bộ khuếch đại đảo với
đầu vào là V1 , vì vậy V01 = -(R2/R1).V1 và Ri1 = R1, trong đó Ri1 là điện trở
ngõ vào nhìn từ nguồn V1 .
- Cho V1 = 0, mạch điện hoạt động như bộ khuếch đại không đảo với đầu vào
là V2 , vì vậy:
V02 = (1 + R2/R1).Vp = (1 + R2/R1).[R4/(R3 + R4 )].V2
- Cho V0 = V01 + V02 và sắp xếp lại ta có:
 1  R1/R2 
V0 = (R2 /R1).  (V2 - V1)
1  R 3 / R 4 
Hơn nữa: Ri1 = R1 , Ri2 = R3+R4 , R0 = 0
Ngõ ra cũng là tổ hợp tuyến tính của các ngõ vào, nhưng các hệ số đối cực vì
một ngõ vào được đưa vào bên đảo và ngõ còn lại được đưa vào ngõ không đảo của
KĐTT. Hơn thế nữa, các điện trở được nhìn từ các nguồn vào là vô cùng lớn. Nói
chung là khác nhau. Nếu các nguồn này là không lý tưởng thì mạch điện sẽ tải
chúng xuống, theo những lượng khác nhau. Cho các nguồn có các điện trở ngõ ra là
Rs1 và Rs2 . Khi đó vẫn có thể được áp dụng miễn là ta thay:
R1 = Rs1 + R1 và R3 = Rs2 + R3 .
Trong phần thiết kế đồ án này,ta chọn các điện trở(R1=R3,R2=R4),dẫn đến
các tỷ số bằng nhau:

Trang 85
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

R3 R1

R4 R2

Khi điều kiện này xãy ra,các điện trở lập thành một cân bằng,được giảm
bằng:
R2
V0  (V2  V 1)
R1

Như vậy trong phần thiết kế mạch phần cứng, ta chọn hệ số khuếch đại:
R2 10
K   10
R1 1

V0  10(V 2  V1 )

+12VDC

J3
2
1 +12VDC
R1 +12VDC
CON2 3.3K
U1A
8

U2A

8
3 R2 J2
+ 3
1 +
2 1 1
- 2 2
-
D1 1K R3
LM335/TO92 RV1 TL082 10K
4

TL082 CON2

4
10K
-12VDC
-12VDC
R6

10K
+12VDC
+12VDC R5
1K
U1B
8

5
+
R4 7
10K 6
-

TL082
4

RV2
10K
-12VDC

Hình 12 : Mạch cảm biến nhiệt độ LM335

Trang 86
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

II. MẠCH THU PHÁT HỒNG NGOẠI:

1. Mạch phát hồng ngoại:


3 VCC

0
1MF

0
3 VCC 100 LED
U5

1 16
0 2 VSS VCC 15 10K
XT TXOUT R2
3 14
XT TEST
455KHZ 4 13 10K
5 K1 CODE 12 HONG NGOAI
6 K2 T3 11
7 K3 T2 10 DIODE
8 K4 T1 9
K5 K6
150 pF 150 pF DIODE 0
BL 9148

HÌNH 13: MẠCH PHÁT HỒNG NGOẠI

 Bộ tạo dao động tần số sóng mang:

- Chọn tần số dao động: tần số sóng mang, mang mã truyền là tần số thu được
do vi mạch mã hóa sau khi tiến hành chia 12 lần đối với tần số dao động của
bộ cộng hưởng bằng thạch anh được đấu bên ngoài. Cho nên mức độ ổn định
của tần số này phụ thuộc vào chất lượng và quy cách của thạch anh. Tần số
dao động của mạch phát thường là 400-500KHz. Đối với mạch phát trên thì ta
chọn thạch anh là 455KHz.
- Tần số dao động của sóng mang được tính theo công thức:

fosc
fC 
12

Trang 87
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Từ đó suy ra: fC  455 KHz /12  38 KHz


- Do cấu tạo bên trong của IC BL9148 có một cổng đảo dùng để phối hợp với
các linh kiện bên ngoài bằng thạch anh hoặc bằng mạch LC để tạo thành
mạch dao động. Vì mạch LC khá cồng kềnh và độ ổn định không cao so với
thạch anh nên ta chọn bộ dao động thạch anh.
 Mạch khuếch đại phát:

- Do tín hiệu ngõ ra của IC phát có dòng bé:- 0.1mA  1.0mA nên ta phải
khuếch đại chúng lên. Vì thế, ta dùng transistor để khuếch đại dòng cấp cho
Led hồng ngoại phát đi.
- Khi chưa cấp nguồn thì Q off  không có dòng qua Led hồng ngoại.
- Khi cấp nguồn cho mạch phát : Q on  Vout = VB  Q dẫn bão hòa  VCE
= VCE bão hòa = 0.2V
- Led hồng ngoại có điện áp cho phép trong khoảng 1.2  3.3 V, dòng làm việc
30mA  1A, RIR = 10  30 
1.2  VIR  3.3V
RIR *VE R *V
 RIR  IR E  RIR
VMAX VMIN

VE
1.2V  RIR *  3.3V
RIR  R1

Sau khi tính toán ta chọn R1=10K, RIR= biến trở 10K.
 Cài mã cho mạch phát :
- Vì chọn IC thu là BL9149 nên theo lý thuyết thì IC thu không có chân
C1. Do đó chân C1 của IC phát luôn ở mức logic “1”. Nhiệm vụ còn lại
là xác định tổ hợp mã cho chân C2 và C3.

Trang 88
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Đối với mạch ở trên thì cách cài mã như sau:


+ Ta xác định mã muốn cài là: C1 = ”1”, C3 = “0”.
+ Từ đó, tại chân C2, ta nối một diode với chân Code, còn chân C3 thì
bỏ trống.
+ Như vậy, để IC thu nhận biết đúng thì ta cũng phải cài đúng như vậy.
Bảng mã hệ thống
BL9418 BL9419
C1 C2 C3 C2 C3
1 1 0 1 0

BL9148: “1”_nối diode


“0”_bỏ trống
BL9419: “1”_nối tụ xuống Mass
“0”_nối xuống Mass
- Chọn ngõ ra ở chế độ liên tục là các chân ra từ HP1- HP5 để sử dụng cho
phẩn cảm biến phát hiện vật trong mô hình.
2. Mạch thu hồng ngoại.
J1

1
2
D1

R3 LED 5VDC

R1
10K 39K
R2
LED THU C2
220 RL1
Vcc IN Vss 4
1000pF 3
1
U2 2
D2
1 16 DIODE
Vss Vcc RELAY SPST
1000pF 2 15
RXin OSC
C1 3 14
HP1 CODE2 Q2
BL9149

Q1
4 13 C1815
C1815 HP2 CODE3
5 12
HP3 SP1
6 11
HP4 SP2
7 10
HP5 SP3
8 9
SP5 SP4

HÌNH 14: MẠCH THU HỒNG NGOẠI

Cách tính toán và giải thích hoạt động của mạch:


Mạch khuếch đại và tách sóng:

Trang 89
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

- Q ở trạng thái bảo hòa VCEBH=0.1V


- Khi chưa nhận tín hiệu: VIN=0.8V
IBH =0.02mA
VIN = VRB + VBE
VIN  VBE
RB 
IB
0.8  0.7
RB   5K 
0.02 10 3
 Từ đó, dựa vào thực tế ta chọn RB = 4.7K 
- Mặt khác ta có:
VCC =VRC + VCEBH
VRC = VCC -VCEBH
VCC  VCEBH
RC 
ICEBH
5  0.1
RC   5K 
10 3
ICBH
 Min   ICBH   Min  I BBH  50  0.02  1mA
I BBH
Ta chọn RC = 4.7K 
- Khi nhận tín hiệu VIN = 705 mV
VIN  VBE 0.705  0.7
IB    1 A
RB 5 103
VC = VCC – VRC =VCC - RC I B  hfe  5  5 103 106 100  4.5V
- Để IC thu hoạt động tốt thì VIN = 2V  3V
Với VIN  2V

Trang 90
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

VC  Z INIC
 2V
Z INIC  RL

VC  Z INIC 4.5  25  103


 RL   Z INIC   25  103
2 2
 RL  30 K 

 Từ đó ta chọn RL = 10K 
- Tuy nhiên, lý thuyết là như vậy nhưng thực tế thì hai điện trở RB và RC
không cần gắn. Nếu như thế thì khả năng thu của mạch sẽ tăng lên.
 Tổ hợp mã hệ thống giữa IC phát BL9148 và IC thu BL 9149:
Bảng mã hệ thống
BL9148 BL9149
C1 C2 C3 C2 C3
1 1 0 1 0
1 1 1 1 1
- Vì BL9149 không có chân C1 nên chân C1 của BL9148 mặc nhiên ở mức
logic “1”. Qua bẳng mã hệ thống, ta thấy rằng tổ hợp mã của các chân C2
và C3 của hai chan Ic phát phải giống nhau, đó là mã hệ thống. Trong các
tổ hợp mã không có tổ hợp C2=C3=0.
- Các chân C2 và C3 sẽ ở mức logic “1” nếu nối một tụ giữa chân Cn
(n=2,3) và Mass. Ngược lại, nếu các chân C2 và C3 sẽ ở mức logic “0”
nếu nối xuống Mass.

Trang 91
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Bảng đối ứng quan hệ phím / mã giữa IC thu BL9149 và IC phát


BL9148:
Số Mã dữ liệu
phím H S1 S2 D1 D2 D D4 D5 D6 Dạng xung Ngõ
bên ra ra
T1 T2 T3 K1 K2 K3 K4 K5 K6
phát
1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 Liên tục HP1
2 1 0 0 0 1 0 0 0 0 Liên tục HP2
3 1 0 0 0 0 1 0 0 0 liên tục HP3
4 1 0 0 0 0 0 1 0 0 Liên tục HP4
5 1 0 0 0 0 0 0 1 0 Liên tục HP5
Không liên
7 0 1 0 1 0 0 0 0 0 SP1
tục
Không liên
8 0 1 0 0 1 0 0 0 0 SP2
tục
Không liên
9 0 1 0 0 0 1 0 0 0 SP3
tục
Không liên
10 0 1 0 0 0 0 1 0 0 SP4
tục
Không liên
11 0 1 0 0 0 0 0 1 0 SP5
tục

Trang 92
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Tham số chủ yếu:


Biểu Điều kiện Nhỏ Thông Lớn Đơn
Thông số
tượng nhất dụng nhất vị
Hoạt động tất cả
Nguồn áp cung cấp Vcc 2.3 - 5.0 V
chức năng
Nguồn dòng cung Phím mở không
Icc - - 1.0 mA
cấp phụ tải
Tần số dao động Fosc Vcc=5V 25 34 41 Khz
Dòng Mức cao IOH VO=4V -1.0 - - mA
ra Mức thấp IOl VO=1V 1.0 - - mA
Điện trở kéo lên RUP 150 300 450 K
Dòng vào IIH VI=5V -1.0 - 1.0 uA
Ngõ Điện áp
vào ngưỡng ngõ VI 2.0 2.5 3.0 V
tín vào
hiệu Điên áp kích
VHIS - 0.6 - V
ngõ vào
Rxin=0
Dòng
BL9149 ISB OSC=5v - - 300 uA
tắt
Thả nổi ngõ ra

Trang 93
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐIẾU KHIỂN


I. LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT

Sơ đồ hoạt động khi có một tín hiệu cháy.

Thiết Thiết Công Công


bị báo bị báo tắc tắc
khói nhiệt dòng báo
chảy cháy
khẩn
cấp

Tín hiệu vào

TRUNG TÂM XỬ LÝ

Tín hiệu ra

Hiển Hiển Kích Kích Tắc Kích


thị thị hoạt hoạt nguồn hoạt
báo báo chuô các các hệ các
động động ng bơm thống cửa tự
tại tại còi chữa lạnh động
khu khu báo cháy mở ra
vực vực động hoạt
cháy trung động
tâm

Trang 94
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

1. Lưu đồ giải thuật phát hiện khói và cháy

Bắt đầu

NO
Cảm biến khói = 1

YES

Cảnh báo

NO
Nhiệt độ >= 50 độ C

YES

Báo động và xử lý

Kết thúc

Trang 95
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

2. Lưu đồ giải thuật báo trộm

Trang 96
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

II. CÁC ĐỊA CHỈ NGÕ VÀO/RA

1. Các địa chỉ ngõ vào:

Stt Tên địa chỉ Địa chỉ

1 Nút nhấn đóng/mở đèn phòng 1 I0.0

2 Nút nhấn đóng/mở đèn phòng 2 I0.1

3 Nút nhấn đóng/mở quạt phòng 1 I0.2

4 Nút nhấn đóng/mở quạt phòng 2 I0.3

5 Cảm biến khói I0.4

6 Cảm biến trộm I0.5

7 Cảm biến nhiệt AIW0

2. Các địa chỉ ngõ ra.

Stt Tên địa chỉ Địa chỉ

1 Đèn phòng 1 Q0.0

2 Đèn phòng 2 Q0.1

3 Quạt phòng 1 Q0.2

4 Quạt phỏng 2 Q0.3

5 Báo khói Q0.4

6 Báo trộm Q0.5

7 Bit nhớ cho phép cài đặt báo trộm M0.0

8 Báo cháy Q0.6

Trang 97
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT

Trang 98
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang 99
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang100
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang101
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang102
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang103
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 CHƯƠNG TRÌNH SCALE

Trang104
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 CHƯƠNG TRÌNH NGẮT NHẬN TRUYỀN THÔNG (Int_Re)

Trang105
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

Trang106
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 CHƯƠNG TRÌNH NGẮT TRUYỀN DỮ LIỆU (Int_Time)

 CHƯƠNG TRÌNH NGẮT (Int_tr)

Trang107
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

IV. GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT.

 Giải thích:
Đây là form giao diện, để vào được chương trình điều khiển và giám sát,
chúng ta phải nhập mật khẩu. Mật khẩu có tác dụng hạn chế người sử dụng và chế
độ bảo mật của chương trình.

Trang108
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Giải thích:
Sau khi đăng nhập thành công, chúng ta sẽ vào form chương trình. Form này
mô phỏng thang máy 3 tầng và có khả năng liên kết với các form khác.

Trang109
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Giải thích:
Đây là form quản lý nhân viên. Form này có khả năng như sau:
 Xem thông tin nhân viên trong toà nhà.
 Kiểm tra nhân viên trong tòa nhà

Trang110
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Giải thích:
Form này có khả năng lập thông tin nhân viên mới trong tòa nhà.

Trang111
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Giải thích:
Đây là form có khả năng giám sát toàn bộ hệ thống. Nhưng vì mô hình chưa
đáp ứng hết khả năng nên chỉ có thể giám sát được tầng một.

Trang112
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 Giải thích:
Đây là form có khả năng điều khiển và giám sát một phòng trong tòa nhà.
Form có các khả năng như sau:
- Điều khiển đóng mở đèn, quạt.
- Cài đặt báo động .
- Phát hiện báo cháy trong phòng.

Trang113
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

MÔ HÌNH TÒA NHÀ 3 TẦNG:

Trang114
ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT THIẾT BỊ TRONG TÒA NHÀ

 TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Tự Động Hóa với SIMATIC S7 – 200.
- Microsoft Visual Basic 6.0
- Đo lường, điều khiển bằng máy tính - Nguyễn Đức Thành
- Lập trình ghép nối máy tính trong windows – Ngô Diên Tập
- Các tài liệu về điều khiển của Jonhson Control
- Các tài liệu trên www.alldatasheet.com

Trang115

You might also like