You are on page 1of 8

Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

I. TỔNG QUAN DWDM


1.1. Khái niệm
Ghép kênh theo bước sóng (WDM) là công nghệ ghép nhiều kênh có bước sóng
khác nhau để truyền đi trên cùng một sợi quang. Các bộ ghép và tách kênh được sử
dụng là các thiết bị quang thụ động. Ghép kênh theo bước sóng hoàn toàn trong suốt
đối với dữ liệu được truyền. Vì thế, tốc độ và chuẩn dữ liệu của các kênh được ghép
không cần phải giống nhau.
Cấu trúc tổng quát của một tuyến WDM đơn hướng, n kênh như hình 1.1.

Tx- λ1 λ1 Rx-
Giao 1 1 Giao
tiếp Tx- λ2 λ2 Rx- tiếp
với 2 2 với

D EMUX
MUX

phía phía
Tx- λk OA OA OA λk Rx-
phát thu
thông k k thông
tin cần tin cần
truyền Tx- λn λn Rx- truyền
n n

Ghép kênh WDM

λk λ λ1 λ2 λk λn λ
Phổ của kênh đơn Phổ của tín hiệu ghép WDM

Hình 1.1: Cấu trúc tổng quát của WDM và phổ của tín hiệu ghép
Các luồng thông tin cần truyền được đưa tới khối phát của từng kênh. Các khối này
làm nhiệm vụ phát đáp với bước sóng khác nhau. Đầu ra của các khối phát được đưa
tới bộ ghép kênh theo bước sóng để ghép thành một luồng tổng được khuyếch đại và
phát lên sợi quang. Trên đường truyền, có thể đặt các bộ khuyếch đại nhằm đảm bảo
về công suất để tăng khoảng cách truyền. Tại đầu thu, tín hiệu này được khuyếch đại
để tín hiệu đủ lớn và được đưa tới bộ tách kênh theo bước sóng để tách thành các
kênh tương tự như đầu phát. Các kênh bước sóng riêng được đưa tới các khối phát
tương ứng để chuyển từng kênh thành các luồng tín hiệu riêng tương ứng với phía
phát.
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

Hiện tại, có hai hệ thống ghép kênh theo bước sóng được biết là hệ thống ghép kênh
theo bước sóng mật độ cao (DWDM – Dense Wavelength Division Mutiplexing) và
hệ thống ghép kênh theo bước sóng thô (CWDM – Coarse Wavelength Division
Mutiplexing).
Bảng 1-1: Phân chia băng tần quang
Băng Ý nghĩa Dải bước sóng (nm)
Băng O Original – băng gốc 1260 đến 1360
Băng E Extended – băng mở rộng 1360 đến 1460
Băng S Short – băng ngắn 1460 đến 1530
Băng C Conventional – băng thông thường 1530 đến 1565
Băng L Long – băng dài 1565 đến 1625
Băng U Ultra-long – băng cực dài 1625 đến 1675
DWDM là một công nghệ ghép kênh theo bước sóng với số bước sóng lớn trong
một băng tần hạn chế. Hệ thống ghép kênh DWDM hiện tại hoạt động ở băng C hoặc
băng L (bảng 1-1), dung lượng 32 hoặc 40 kênh, khoảng kênh 0,4 nm và tốc độ tới
10G. Các bước sóng được chuẩn hóa theo khuyến nghị ITU-T G.692 (bảng 1-2).
Hiện tại, hệ thống DWDM đã nghiên cứu thử nghiệm với dung lượng kênh được
nâng đến 40G hoặc số lượng kênh được nâng đến 80.
Bảng 1-2: Bước sóng chuẩn hóa DWDM theo khuyến nghị ITU-T G.692
TT Tần số trung tâm Tần số trung tâm (THz) Bước sóng trung tâm
(THz) cho khoảng cho khoảng kênh 100 GHz (nm)
kênh 50 GHz hoặc hơn
1 196.10 196.10 1528.77
2 196.05 – 1529.16
3 196.00 196.00 1529.55
4 195.95 – 1529.94
5 195.90 195.90 1530.33
6 195.85 – 1530.72
7 195.80 195.80 1531.12
8 195.75 – 1531.51
9 195.70 195.70 1531.90
10 195.65 – 1532.29
11 195.60 195.60 1532.68
12 195.55 – 1533.07
13 195.50 195.50 1533.47
14 195.45 – 1533.86
TT Tần số trung tâm Tần số trung tâm (THz) Bước sóng trung tâm
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

TT Tần số trung tâm Tần số trung tâm (THz) Bước sóng trung tâm
(THz) cho khoảng cho khoảng kênh 100 GHz (nm)
kênh 50 GHz hoặc hơn
(THz) cho khoảng cho khoảng kênh 100 GHz (nm)
kênh 50 GHz hoặc hơn
15 195.40 195.40 1534.25
16 195.35 – 1534.64
17 195.30 195.30 1535.04
18 195.25 – 1535.43
19 195.20 195.20 1535.82
20 195.15 – 1536.22
21 195.10 195.10 1536.61
22 195.05 – 1537.00
23 195.00 195.00 1537.40
24 194.95 – 1537.79
25 194.90 194.90 1538.19
26 194.85 – 1538.58
27 194.80 194.80 1538.98
28 194.75 – 1539.37
29 194.70 194.70 1539.77
30 194.65 – 1540.16
31 194.60 194.60 1540.56
32 194.55 – 1540.95
33 194.50 194.50 1541.35
34 194.45 – 1541.75
35 194.40 194.40 1542.14
36 194.35 – 1542.54
37 194.30 194.30 1542.94
38 194.25 – 1543.33
39 194.20 194.20 1543.73
40 194.15 – 1544.13
41 194.10 194.10 1544.53
42 194.05 – 1544.92
43 194.00 194.00 1545.32
44 193.95 – 1545.72
45 193.90 193.90 1546.12
46 193.85 – 1546.52
47 193.80 193.80 1546.92
48 193.75 – 1547.32
49 193.70 193.70 1547.72
50 193.65 – 1548.11
51 193.60 193.60 1548.51
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

TT Tần số trung tâm Tần số trung tâm (THz) Bước sóng trung tâm
(THz) cho khoảng cho khoảng kênh 100 GHz (nm)
kênh 50 GHz hoặc hơn
52 193.55 – 1548.91
53 193.50 193.50 1549.32
TT Tần số trung tâm Tần số trung tâm (THz) Bước sóng trung tâm
(THz) cho khoảng cho khoảng kênh 100 GHz (nm)
kênh 50 GHz hoặc hơn
54 193.45 – 1549.72
55 193.40 193.40 1550.12
56 193.35 – 1550.52
57 193.30 193.30 1550.92
58 193.25 – 1551.32
59 193.20 193.20 1551.72
60 193.15 – 1552.12
61 193.10 193.10 1552.52
62 193.05 – 1552.93
63 193.00 193.00 1553.33
64 192.95 – 1553.73
65 192.90 192.90 1554.13
66 192.85 – 1554.54
67 192.80 192.80 1554.94
68 192.75 – 1555.34
69 192.70 192.70 1555.75
70 192.65 – 1556.15
71 192.60 192.60 1556.55
72 192.55 – 1556.96
73 192.50 192.50 1557.36
74 192.45 – 1557.77
75 192.40 192.40 1558.17
76 192.35 – 1558.58
77 192.30 192.30 1558.98
78 192.25 – 1559.39
79 192.20 192.20 1559.79
80 192.15 – 1560.20
81 192.10 192.10 1560.61
Hệ thống CWDM được phát triển nhằm đáp ứng các ứng dụng dung lượng nhỏ để
giảm chi phí đầu tư. CWDM là hệ thống ghép kênh bước sóng với mật độ kênh thấp,
yêu cầu xử lý băng tần không cao. Số kênh của CWDM nhỏ hơn hoặc bằng 18 với
khoảng kênh 20nm (tương đương khoảng 2,5 THz), dung lượng một kênh đến 10G,
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

bước sóng theo khuyến nghị ITU-T G.694.2. Bước sóng của CWDM được phân bổ
như hình 1.2.

Hình 1.2: Bước sóng của CWDM


1.2. Động lực phát triển
Sự tăng nhanh yêu cầu về dung lượng, khoảng cách và sự đa dạng về định dạng
truyền tin làm cho các hệ thống ghép kênh theo thời gian (TDM) và việc tăng số
lượng sợi quang không đáp ứng được. Trong khi, dung lượng của một sợi quang rất
lớn thì các hệ thống truyền dẫn quang TDM, với một tín hiệu quang trên mỗi sợi
quang, chỉ khai thách một phần nhỏ trong băng tần rộng lớn của sợi quang. Do đó, đã
nảy sinh nhu cầu cần một hệ thống có khả năng tăng dung lượng truyền dẫn trên một
sợi quang bằng cách tận dụng băng thông rộng của sợi, tăng khoảng cách truyền dẫn
và đáp ứng đồng thời nhiều định dạng thông tin. Đây là động lực phát triển hệ thống
ghép kênh theo bước sóng WDM.
Hệ thống WDM cho phép tăng dung lượng truyền dẫn trên một sợi quang, mà
không tăng tốc độ xung, bằng cách tận dụng băng thông rộng của sợi quang. Có thể
ghép các luồng số liệu có tốc độ và định dạng khác nhau. Do đó, hệ thống đáp ứng
được các yêu cầu kể trên.
1.3. Ứng dụng
1.3.1. Các kiểu mạng DWDM
DWDM có hai kiểu ứng dụng: kiểu mạng mở và mạng tích hợp.
Kiểu mạng DWDM mở hoạt động với mọi loại giao diện quang đầu cuối. Hệ thống
này sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi tín hiệu quang từ bước
sóng của luồng tín hiệu cần truyền sang bước sóng quy chuẩn trong hệ thống. Các tín
hiệu quang từ các thiết bị đầu cuối khác nhau sau khi được chuyển đổi thành các
bước sóng khác nhau phù hợp hệ thống theo khuyến nghị ITU-T được đưa tới bộ
ghép để ghép thành tín hiệu DWDM.
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

Hình 1.3: Hệ thống DWDM mở


Hệ thống DWDM tích hợp không sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng. Hệ
thống DWDM tích hợp được thiết kế để hoạt động cùng với một số mạng khác như
SDH, Ethernet, ... Các giao diện quang từ thiết bị thuộc các mạng được tích hợp phải
có bước sóng chuẩn hóa DWDM và được kết nối trực tiếp vào bộ tách ghép kênh của
hệ thống DWDM.

Hình 1.4: Hệ thống DWDM tích hợp


Các kiểu mạng này được áp dụng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong thực
tế, có thể kết hợp cả hai kiểu ứng dụng này trong một hệ thống mạng.
1.3.2. Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng
- Mạng đường trục (back-bone)
Các hệ thống DWDM khoảng cách xa (long-haul) được ứng dụng trong mạng
đường trục để truyền tải thông tin với lưu lượng lớn giữa các vùng trong một quốc
gia. Đặc điểm của các hệ thống này là dung lượng rất lớn và sử dụng các công nghệ
sửa lỗi FEC, khuyếch đại Raman, định dạng xung CRZ cùng với các trạm lặp để tăng
cường về khoảng cách. Hệ thống mạng đường trục được xây dựng dưới dạng hình
vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.
- Mạng nội vùng (Metropolitan)
Sử dụng các hệ thống DWDM khoảng cách trung bình để kết nối giữa các điểm tập
trung lưu lượng trong một vùng. Các mạng metro cũng được xây dựng dạng hình
vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

1.4. Ưu điểm của DWDM


Hệ thống DWDM có các ưu điểm sau:
1. Dung lượng cực lớn
Băng thông truyền dẫn của sợi quang thông thường được sử dụng rất lớn. Nhưng, tỷ
lệ sử dụng của các hệ thống đơn bước sóng vẫn rất thấp. Bằng cách sử dụng công
nghệ DWDM, dung lượng truyền dẫn trên mỗi sợi quang được tăng lên rất nhiều lần
mà không cần tăng tốc độ bit.
2. Trong suốt đối với tốc độ bit và khuôn dạng dữ liệu
Các hệ thống DWDM được xây dựng trên cơ sở ghép và tách các tín hiệu quang
theo bước sóng và việc ghép tách này độc lập với tốc độ truyền dẫn và phương thức
điều chế. Vì thế, các hệ thống này trong suốt đối với tốc độ dữ liệu và khuôn dạng dữ
liệu. Vì thế, có thể truyền các tín hiệu với các đặc điểm truyền dẫn khác hẳn nhau, có
thể tổng hợp và tách các tín hiệu điện khác nhau bao gồm các tín hiệu số và các tín
hiệu tương tự, các tín hiệu PDH và các tín hiệu SDH,.v.v.
3. Bảo vệ đầu tư tối đa trong quá trình nâng cấp hệ thống
Trong quá trình mở rộng và phát triển mạng, có thể mở rộng dung lượng mà không
cần xây dựng lại hệ thống cáp quang mà chỉ cần thay thế các bộ thu phát quang. Hơn
nữa, việc tăng thêm dịch vụ mới và dung lượng mới được thực hiện đơn giản bằng
cách tăng thêm bước sóng.
4. Khả năng linh hoạt, tiết kiệm và và độ tin cậy cao
So với các mạng truyền thống sử dụng phương thức TDM điện, mạng DWDM có
cấu trúc cực kỳ đơn giản và các lớp mạng được phân tách rõ ràng. Lớp thấp nhất của
mạng là lớp toàn quang tính từ đầu vào bộ ghép tới đầu ra bộ tách kênh bước sóng
bao gồm các bộ khuyếch đại, bù tán sắc và các thành phần ở trên đoạn đường truyền.
Lớp này là được xây dựng cố định với từng mạng và có chi phí rất thấp. Lớp dịch vụ
mức cao hơn bao gồm các bộ phát đáp quang. Các bộ phát đáp quang làm nhiệm vụ
gom các dữ liệu cần truyền và phát đáp tại các bước sóng chuẩn hóa của hệ thống.
Việc thay đổi dung lượng, thêm bớt dịch vụ được thực hiện bằng cách thay đổi hoặc
thêm bớt các bộ phát đáp. Do đó, mạng DWDM đáp ứng tốt về khả năng linh hoạt và
tiết kiệm chi phí. Do đặc điểm trong suốt với tín hiệu truyền nên độ tin cậy của mạng
cao hơn hẳn so với các mạng TDM.
5. Tương thích với chuyển mạch quang hoàn toàn
Theo dự đoán, có thể thực hiện được mạng chuyển mạch hoàn toàn quang trong
tương lai, việc xử lý như xen/rẽ và kết nối của tất cả các dịch vụ viễn thông có thể
được thực hiện bằng cách thay đổi và điều chỉnh các bước sóng tín hiệu quang. Vì
vậy, DWDM là công nghệ cơ sở để thực hiện mạng hoàn toàn quang. Hơn nữa, các
Hệ thống DWDM Chương I: Tổng quan DWDM

hệ thống DWDM có thể tương thích với các mạng hoàn toàn quang trong tương lai.
Hoàn toàn có thể thực hiện mạng hoàn toàn quang trong suốt và có độ tin cậy cao
trên cơ sở hệ thống DWDM hiện tại.

You might also like