You are on page 1of 9

CAC BAI VIET VE SUY NHUOC CO THE

Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, làm việc năng suất giảm... là triệu chứng
suy nhược cơ thể. Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài
ngày.

ThS BS Nguyễn Ngọc Quang - trưởng khoa điều trị nội trú nữ Bệnh viện Tâm thần
TP.HCM - cho biết: suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài và chỉ ra cho chúng ta
biết rằng khả năng hồi phục của cơ thể mình đã bị quá tải, nguồn lực không được quản lý
một cách thích hợp.

Kiệt sức, căng thẳng

Suy nhược là một trong những triệu chứng thường gặp nhất chiếm 10-20% bệnh nhân
đến khám.

Có thể chia thành hai nhóm: suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp) có nguyên nhân
thực thể và suy nhược chức năng (chiếm 55%), bao gồm suy nhược tâm thần mà bệnh
cảnh là trầm cảm và loạn thần. Bệnh thường liên quan với tình trạng stress, kiệt sức, các
bệnh lý tâm lý do căng thẳng thần kinh.

Các triệu chứng dễ thấy như: rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể,
lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có
cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.

Hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác
mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận
động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng.

Ở những bệnh nhân có bệnh lý tâm thần, các triệu chứng chính là rối loạn trí tuệ như kém
minh mẫn khi học, giảm trí nhớ, khó tập trung khi làm việc. Rối loạn cảm xúc như bực
tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động.

Ở những bệnh nhân trên thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức
sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất
tinh sớm, bất lực ở nam.

Những nguyên nhân thường gặp do các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,
rối loạn thần kinh và đây cũng là một trong những dạng suy nhược khó trị nhất, kèm
theo các bệnh cảnh phức tạp như đã nêu trên.

Tiếp theo là suy nhược do lao lực, hoạt động quá mức trong xã hội. Có nhiều stress dễ
thấy ở người lao động trí óc làm việc với máy tính hay học sinh, sinh viên. Áp lực của
việc học quá tải... Suy nhược thực thể mà phổ biến hay gặp sau nhiễm trùng, phẫu thuật.
Sau cùng là suy nhược phản ứng thường thấy sau một biến cố trong cuộc sống gây bất ổn
tâm lý như mất người thân, ly dị, thất nghiệp, mâu thuẫn với đồng nghiệp nơi làm việc...

Ngủ trưa 30 phút

Việc chẩn đoán nói chung không khó. Về điều trị thì tùy theo nguyên nhân. Chẳng hạn
sau một nhiễm trùng hay phẫu thuật, cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh
chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý khâu ăn uống: ăn nhiều rau, trái cây.

Những lúc phải làm việc với cường độ cao, cần sự tập trung hoặc lao động trí óc, đi công
tác xa, giờ giấc thất thường... nên có chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là
đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ.

Tránh những stress đưa đến thường xuyên, nên nghỉ cuối tuần, đi dã ngoại, đi bộ hằng
ngày buổi tối và sáng sớm.Thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ
thể điều chỉnh nhịp thở.

Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nên bỏ các thói quen xấu: uống
cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Về thuốc điều trị, cần bổ sung nhóm vitamin B, C, các chất
vi lượng...

Đối với các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc
chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng
đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
20 cách làm giảm áp lực tâm lý

Để được nhẹ nhõm, bạn đừng tính toán trong những vấn đề phi
nguyên tắc, đừng vướng víu vào những chuyện vụn vặt. Với điều
không tiện trả lời, cứ coi như không hiểu; với chuyện không hay, cứ
xem như không biết, lấy sự hồ đồ trong thông minh để hóa giải áp
lực.

Một số cách giải tress khác:

1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu
Đọc là một cách trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái.
giải stress.
2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự
trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp.

3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar
hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên.

4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến
thức và tăng sự hứng thú.

5. Khi làm hỏng việc, cần nghĩ rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, vì vậy hãy quên chuyện
đó đi và tiếp tục công việc bình thường.

6. Khi gặp đau khổ, bạn có thể hét thật to hoặc khóc thành tiếng ở một nơi vắng vẻ; đây
là một phương pháp giảm bớt áp lực bên trong cơ thể.

7. Đem lòng tốt giúp người, nhất định không để oán hận trong lòng.

8. Nên có suy nghĩ: "Trên đời không có gì tận thiện tận mỹ, tôi đã cố gắng rồi, tốt hơn
càng hay, không tốt cũng không phải là lỗi của mình".

9. Học cách thư giãn, đối với công việc, phải biết cách sắp xếp, trù tính hợp lý, kết hợp
làm việc và nghỉ ngơi, sống thanh thản.

10. Học cách lánh mặt ở những nơi không cần thiết, những hoạt động rối ren phức tạp,
thoát khỏi những mệt mỏi và lộn xộn do một số người mang lại.

11. Không sợ thừa nhận năng lực bản thân có hạn, học cách nói "không" với một số
người trong những lúc thích hợp.

12. Lúc đêm khuya thanh vắng, hãy để cho lòng mình được thật sự yên tĩnh, khẽ khàng
nói chuyện với bản thân, sau đó dần dần đi vào giấc ngủ.
13. Từ từ hòa vào nhịp điệu cuộc sống, sắp xếp thời gian nhàn rỗi vào chương trình làm
việc hằng ngày.

14. Hòa mình với thiên nhiên, biết bằng lòng với những gì đang có và niềm vui thường
ngày.

15. Bình tĩnh xử lý các vấn đề phức tạp, điều này sẽ giúp nhiều cho việc giảm áp lực lo
lắng.

16. Viết thư cho người thân, bạn bè lâu ngày không liên lạc, không những để thổ lộ
những cảm nhận của mình mà còn tạo cho người khác niềm vui bất ngờ khi nhận thư.

17. Khi bạn cảm thấy bất lực trong việc thay đổi hiện trạng, nên nhìn nhận vấn đề ở một
khía cạnh khác. Đứng trước những vấn đề làm bạn khó xử, hãy tiến hành phân tích, sau
đó tìm ra một phương pháp giải quyết thích hợp nhất.

18. Mỗi khi bực bội, bất an, hãy mở to mắt nhìn về một nơi xa, xem ở đó có những cảnh
tượng đặc biệt gì.

19. Những ngày trước đây đều đã qua đi, vậy những ngày sau này cũng nhất định sẽ qua
đi bình yên. Hãy học thuộc câu cách ngôn "Xe đến trước núi tất có đường đi".

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


Món ăn, bài thuốc chữa suy nhược cơ
thể
Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược
cơ thể là chứng hư lao, do lao động
nặng trong thời gian dài, ăn uống kém
chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính
nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau
sinh nở và thời kỳ cho con bú,... Suy
nhược cơ thể khiến cơ thể luôn rơi vào
trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt,
chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi
hộp, tim đập mạnh, khó ngủ, làm việc
kém hiệu quả...
Bồ câu hầm hạt sen - Vị thuốc chữa suy nhược cơ thể
Xin giới thiệu một số món ăn, bài
thuốc chữa suy nhược cơ thể:

Bài 1: Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò lợn 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa
đủ. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.

Bài 2: Gà trống non 1 con khoảng gần một cân, quy thân 10g, đẳng sâm 15g, thục địa
15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi
hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.

Bài 3: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho
vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần

Bài 4: Chim cút 1 con, cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng,
hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần
liền.

Bài 5: Thịt dê 100g, gừng tươi 15g, đậu phụ 2 bìa. Gừng tươi thái nhỏ, thịt dê xào qua,
sau đó cho gừng và thịt dê nấu chín với mắm muối vừa phải. Tiếp đó cho đậu phụ nấu
tiếp 15 phút. Ăn cái uống nước. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Bài 6: Chim bồ câu 2 con, đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ
trắng 10g, hạt sen 15g, một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng,
làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ
vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp,
trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng
và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi
hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.

Bài 7: Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Đun
cách thủy 1 giờ, ăn liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người suy nhược thể lực yếu món
ăn này rất tốt.
Bài 8: Cá chép 1 con khoảng 8 lạng . Cá chép làm sạch rồi ướp tỏi đã giã nhỏ, cho mắm
muối vừa đủ rồi hấp cách thủy. 2 ngày ăn 1 lần, ăn trong 2 tuần.

BS. Thúy An

Bạn có mắc chứng suy nhược cơ thể?

Cuộc sống hiện đại, bận rộn và căng thẳng khiến nhiều người rơi vào trạng thái mệt mỏi
triền miên mà không rõ nguyên nhân. Rất có thể đó là biểu hiện của triệu chứng suy
nhược cơ thể.

Nguyên nhân của chứng suy nhược cơ thể

Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt,
hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng
độ hormon của vùng dưới đồi, tuyến yên, hoặc tuyến thượng thận, huyết áp thấp mạn
tính.

SNCT là kết quả của hiện tượng tự miễn đáp ứng với quá trình viêm mạn tính của các
đường dẫn truyền thần kinh, có thể do nhiễm virut gây biến chứng suy giảm miễn dịch.
SNCT có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan
hay nhiễm khuẩn đường ruột; có thể xảy ra trong khi hoặc ngay sau một stress nặng; hoặc
SNCT không hề có nguyên nhân cụ thể rõ ràng nào.

SNCT bòn rút sức lực và năng lượng của bệnh nhân, có thể phục hồi sau nhiều năm.
SNCT phổ biến ở nữ hơn nam, thường gặp ở độ tuổi 25 – 45, tuy nhiên có thể gặp ở mọi
lứa tuổi. Nhưng đa số trường hợp, SNCT không có nguyên nhân hay những bệnh cụ thể
nào nặng nề đã mắc trước đó.

Biểu hiện của suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên
không có dấu hiệu báo trước, thường có các triệu chứng là: mất khả năng tập trung công
việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt; đau cổ họng; các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau;
đau nhức khớp di chuyển từ khớp này đến khớp khác mà không có dấu hiệu viêm khớp
như sưng, nóng, đỏ, đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; có thể nhức
đầu nặng hoặc vừa; cơ thể suy kiệt mau chóng chỉ sau những công việc bình thường hay
trong sinh hoạt hằng ngày.

Đồng thời ở bệnh nhân SNCT xuất hiện nhiều triệu chứng khác như: đau bụng, đau
ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai,
đau hàm, mỏi hàm, buồn nôn, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thở nông, mệt, sụt cân, thay đổi
tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

Các triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu, sau đó tiến triển theo 3 trường
hợp: một số bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn; một số bệnh nhân khác không thể phục hồi;
đa số bệnh nhân có cải thiện dần dần, các triệu chứng giảm dần, song không trở về thể
trạng như lúc ban đầu chưa mắc bệnh.

Đề phòng suy nhược cơ thể

Bệnh nhân được hướng dẫn cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện
chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng cường về dinh
dưỡng hợp lý, đầy đủ, dùng các thuốc phục hồi sức khỏe nhằm giúp bệnh nhân thấy cuộc
sống thoải mái hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Cố gắng giữ gìn sức khỏe bình thường, có thể
theo các cách sau: chú ý giảm stress, tránh hoặc giảm tress gắng sức và tâm lý. Nên có
thời gian thư giãn mỗi ngày. Đừng nên thay đổi thói quen hay nhịp độ làm việc hàng
ngày. Ngủ đủ giấc là hết sức cần thiết. Hãy tập thói quen vào giường ngủ cùng giờ mỗi
ngày, nên ngủ sớm, tạo không gian yên tĩnh cho giấc ngủ.

Duy trì tự rèn luyện thân thể thường xuyên, khởi đầu tập thể dục có thể làm bạn mệt mỏi,
đau cơ khớp nhiều hơn, nhưng đừng nên ngưng tập, vì rèn luyện điều độ giúp cải thiện
các triệu chứng rất nhiều. Sắp xếp công việc và cuộc sống, tránh làm việc quá nhiều vào
một ngày mà nên làm việc nhẹ nhàng, vừa sức hằng ngày bạn sẽ thấy khỏe khoắn và
thoải mái. Xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn cân bằng, hạn chế rượu, cà phê,
bỏ thuốc lá, thư giãn và tập thể dục hằng ngày, tìm những công việc phù hợp với sở thích
và sức lực của bản thân.

Theo Sức khỏe & Đời sống


Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể
nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ
đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ
hormon tuyến yên.

Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau
bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai,
buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...

Bạn sẽ làm gì khi cơ thể bị rơi vào tình trạng suy nhược?

Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ
ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn
uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người
bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng
dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các
loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.

Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:

- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới
lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ
quả vàngũ cốc.

- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’
với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất
béo và lượng đường lớn.

- Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3
bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.

- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà
bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim
mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác
sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh
dưỡng.
Hãy tránh xa rượu, thuốc lá và nên cắt giảm lượng cafein và đường
cho cơ thể

- Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết
rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh
hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt”
với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.

- Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến
cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm
lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và
ăn socola.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm
thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây
cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng
cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào
bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai
đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là
vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.

Theo Thu Hà

You might also like