You are on page 1of 2

Bí quyết ôn tập và làm bài thi môn Hoá

Cập nhật: 25/05/2008 - 21:18 - Nguồn: DanTri.com.vn


Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Bi-quyet-on-tap-va-lam-bai-thi-mon-
Hoa/2008/5/233941.vip
CHUNG CƯ-ĐẤT LIỀN KỀ-BIỆT THỰ "RẺ NHẤT" TẠI HÀ NỘI - 10.000.000 VNĐ
Ben, trộn bê tông, bơm bê tông, xitec, xitec chở xi măng rời, du lịch 4, 5, ...
Điều hòa 2 chiều Panasonic PA1208KW (CU/CS) 12000BTU - giải pháp tốt ... - 5.990.000 VNĐ
Căn hộ Him Lam Nam Khánh giá rẻ cần bán- Lô G tầng 10 căn hộ số 1 giá ... - 14.400.000 VNĐ
THIẾT KẾ & THI CÔNG NỘI THẤT CHUYÊN NGHIỆP
Cần bán Nokia 8800 Carbon Arte, hàg FPT, 8tr - 8.000.000 VNĐ
Bán căn hộ cao cấp tại B14 Kim Liên, Quận Đống Đa, HN. DT: 60m2 - 27.500.000 VNĐ
Dải sim 0123456.6xxx và 0123456.8xxx Giá đặc biệt cập nhật liên tục
ADSL Viettel - Miễn phí còn được thêm 800k
Lắp đặt ADSL FPT KHUYẾN MẠI 3 THÁNG GỌI ĐT FREE 24/24
CẦN BÁN GẤP NOKIA 5800 MÀU ĐỎ, CON MỚI 99%, MÁY CÒN RẤT ĐẸP, CHƯA ... - 4.300.000 VNĐ
WWW.LAPTOP68.COM - LAPTOP HP - IBM LENOVO HÀNG ĐẸP, GIÁ ĐẸP - 600 USD
Cho thuê xe tự lái giá cực rẻ, thủ tục nhanh gọn, giao xe tại nhà - 600.000 VNĐ
XE TỰ LÁI - 500.000 VNĐ
***Nhà mặt tiền-giá mặt hẻm-trả góp 15 năm - 1.100.000.000 VNĐ
Đăng rao vặt miễn phí cho hàng triệu người xem

(Dân trí) - “Biết hệ thống kiến thức, suy đoán nhanh cùng với
những thủ thuật khi làm bài sẽ giúp thí sinh đạt điểm cao môn
Hoá”, Đây là những kinh nghiệm mà Th.s Hoá học Phạm Hồng
Nhung, Viện nghiên cứu kỹ thuật Bưu điện chia sẻ cùng với các
bạn thí sinh.

Bắt đầu từ năm 2007, môn Hoá được thi theo hình thức trắc nghiệm
khách quan. Chính sự thay đổi này đã làm cho không ít thí sinh cảm
thấy bối rối khi mà đang quen với cách làm bài thi theo phương pháp tự
luận.
Môn Hoá là môn dễ kiếm điểm cao
trong các kì tuyển sinh (Ảnh: N.H)
Tuy nhiên, đối với môn Hoá khi thi trắc nghiệm không khác gì là cho đáp
án mở. Chính vì vậy nếu thí sinh có chút thủ thuật kèm theo kiến thức cơ bản chắc thì không có câu hỏi nào
trong đề thi là khó cả.

Đừng rời bỏ kiến thức SGK

Th.s Nhung cho rằng: Thí sinh luôn luôn phải nhớ không được rời bỏ những kiến thức trong sách giáo khoa
(SGK). Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn
xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi "rập khuôn" như trong SKG
mà có sự biến đổi để phát huy tính sáng tạo của thí sinh.

Nội dung các đề thi không nằm ngoài chương trình SGK phổ thông hiện hành. Phần lớn các câu hỏi không yêu
cầu thí sinh phải học thuộc lòng các định nghĩa, các khái niệm…, mà cần hiểu chúng và suy luận. Các câu hỏi
xoay quanh về phương trình phản ứng, nhận biết chất tạo thành trong hồ sơ phản ứng, phương pháp điều chế
các chất, chiếm tỉ lệ cao trong số các câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi về phần nhận biết các chất cũng tương đối
nhiều, câu hỏi về tách chất ít hơn.

Do đó, ôn thi Hoá học, thí sinh cũng cần phải học thuộc nhưng không phải là học vẹt.

Để làm được điều này, trước hết, thí sinh phải hiểu vấn đề mình học, tập suy luận về vấn đề đó. Việc ghi nhớ
kiến thức nên theo trình tự nhất định do bản thân vạch ra.

Khi học theo SGK, một số thí sinh thấy khó khăn, cứ “học trước quên sau” hoặc học xong một vài lượt thì cảm
thấy như “cái gì cũng biết” nhưng khi hỏi cụ thể vào một phần nào đó thì quên hẳn hoặc chỉ nhớ một cách mù
mờ.

Tránh tình trạng này, các thí sinh nên tự tổng hợp các bài theo một dàn ý thật ngắn gọn để dễ nhớ, rồi dựa vào
dàn ý đó mà phát triển thành một câu trả lời đầy đủ.

Việc nắm chắc cơ bản kiến thức sách giáo khoa sẽ giúp thí sinh trả lời nhanh các câu hỏi đơn giản mà không
mất nhiều thời gian. Thí sinh nên nhớ là số lượng các câu hỏi cơ bản trong đề thi trắc nghiệm chiếm khoảng
50% số điểm bài thi.

Thủ thuật khi giải bài toán Hoá học

Th.s Nhung chia sẻ: Dù thi tự luận hay trắc nghiệm thì đối với bài toán Vô cơ hay Hữu cơ, thí sinh nhất thiết
phải đọc kỹ đề bài để hiểu đúng nội dung yêu cầu của bài ra, viết đúng công thức của các chất và các phương
trình phản ứng. Cần phải chú ý biện luận các chất phản ứng cho dư hay thiếu, phản ứng hoàn toàn hay chưa
hoàn toàn… để biết được các sản phẩm của phản ứng là gì… Đây là bước quan trọng nhất của bài toán. Sau
đó mới là bước lập phương trình và tính toán kết quả.

Đối với hình thức thi trắc nghiệm thì làm như thế nào để nhanh nhất là yếu tố quyết định đến kết quả của bài thi.
Do đó, trong qúa trình làm bài thí sinh đừng nên lạm dụng các biểu thức toán học hay lạm dụng máy tính để
tính toán.

Thí sinh nên sử dụng các phương pháp cổ truyền như sử dụng định luật bảo toàn khối lượng, cách tính khối
lượng mol trung bình…để sớm tìm ra kết quả cuối cùng.

Trong qúa trình làm bài thi chắc chắn thí sinh sẽ gặp những bài toán mất nhiều thời gian nhưng không tìm ra
phương hướng giải quyết thì đừng nên làm cố mà nên chuyển sang các câu khác. Nếu còn thời gian thì mới
quay lại để làm những câu hỏi khó này.

Một số “tiểu xảo” khi làm bài

Đặc điểm của đề thi trắc nghiệm là cho các đáp án trước và thí sinh chỉ phải lựa chọn đáp án đúng. Đây chính
là cơ hội để thí sinh có thể giải quyết những bài toán khó bằng thủ thuật “mò ngược”.

Tuy nhiên, thí sinh chỉ nên “mò ngược” khi còn nhiều thời gian , đừng nên lạm dụng quá khi mà thời gian không
ủng hộ.

Ngoài ra, có một điều dễ nhận thấy là đáp án của các câu hỏi trắc nghiệm là khác nhau khá nhiều, do đó nếu
làm sai ngay từ đầu chắc chắn sẽ không cho ra một kết quả đúng với những đáp án đưa ra.

Đối với môn Hoá học, thì việc xuất hiện sai số khi tính toán là rất hạn chế. Bởi nếu sai số nhiều thí khó mà đưa
ra một đáp số tròn chỉnh được.

Nếu để ý đề thi các năm trở lại đây thì gần như không có sai số trong các bài toán Hoá học mà chủ yếu các kết
quả tính toán từng bước là khá tròn chỉnh.

Do đó, trong quá trình tính toán nếu tính toán thấy sai số nhiều lần thì thí sinh cần nghĩ ngay đến việc hướng
làm bài của mình đã sai và nên dừng lại định hướng ngay sang cách giải khác…

You might also like