You are on page 1of 6

Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL

Đề cương Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Câu 1: Thế nào là nghiên cứu khoa học? Các chức năng của nghiên cứu khoa
học, đặc điểm của NCKH?
Trả lời:
• Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá thuộc tính, bản chất của sự vật,
hiện tượng để phát hiện quy luật vận động của chúng để vận dụng những qui luật đó
sáng tạo các giải pháp tác động vào sự vật, hiện tượng nhằm thoả mãn nhu cầu nhận
thức và cải tạo thế giới của con người.
• Chức năng của Nghiên cứu khoa học:
♣ Chức năng mô tả:
 Mô tả trong NCKH là trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh chung nhất
của sự vật, bao gồm: cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật.
 Mục đích của mô tả là đưa ra 1 hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho
con người nhận biết được công cụ của thế giới, phân biệt được sự khác biệt về chất
giữa sự vật này với sự vật khác.
 Mô tả gồm:
- Mô tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về chất của sự vật.
- Mô tả định lượng nhằm chỉ rõ đặc trưng về lượng của sự vật
♣ Chức năng giải thích:
 Giải thích là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và làm rõ
những quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.
 Mục đích: đưa ra những thông tin về thuộc tính, bản chất của sự vật
để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài mà cả những thuộc tính bên
trong của sự vật hiện tượng
 nội dung của giải thích bao gồm:
- Giải thích nguồn gốc.
- Giải thích quan hệ giữa các yếu tố.
- Giải thích các tác nhân gây ra sự vận động của sự vật.
- Giải thích mlh giữa các quá trình bên trong và các yếu tố bên ngoài.
- Giải thích hậu quả của các tác động vào sự vật
-1-
Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL
- Giải thích quy luật chung chi phối quá trình vận động
+Thực hiện chức năng giải thích, NCKH đã nâng tầm từ chức năng mô tả giản
đơn các sự vật với chức năng phát hiện quy luật vận động của sự vật trở thành công cụ
nhận thức các qui luật biện chứng của thế giới.
♣ Chức năng tiên đoán:
 Tiên đoán là sự nhìn nhận trước quá trình hình thành, sự tiêu vong,
sự vận động và biểu hiện của sự vật trong tương lai.
 Chức năng tiên đoán phải nhờ vào chức năng mô tả và giải thích để
giúp người nghiên cứu có khả năng ngoại suy (nhìn trước được xu thế vận động, quá
trình hình thành, phát triển của sự vật)
♣ Chức năng sáng tạo:
 Sáng tạo đòi hỏi NCKH phải làm ra được cái mới chưa từng tồn tại.
 Sứ mệnh có ý nghĩa lớn lao của sáng tạo là sáng tạo ra các giải pháp
cải tạo thế giới.
• Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
o Tính mới
o Tính tin cậy
o Tính thông tin
o Tính khách quan
o Tính rủi ro
o Tính cá nhân
o Tính kế thừa
o Tính kinh tế
Câu 2: Thế nào là đề tài NCKH? Các cách đặt tên đề tài. Cho ví dụ về 1 đề tài
Khoa học, cho biết đề tài đó cấu tạo theo cách nào?
Trả lời:
• Đề tài NCKH chính là đối tượng lao động của NCKH, là một trong những yếu
tố của năng lực nghiên cứu.
- Đề tài KH là một dạng câu hỏi có tính xác định về khoa học. Dạng câu hỏi đó
được nảy sinh từ những mâu thuẫn trong quá trình hoạt động
• Tên đề tài có thể cấu tạo theo những cách sau:
-2-
Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là đối tượng nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là giả thuyết nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là nhiệm vụ nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là mục tiêu nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là phương tiện nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài là mục tiêu và môi trường nghiên cứu.
o Thành phần cấu tạo tên đề tài kết hợp mục tiêu, phương tiện và môi
trường nghiên cứu.
Khi đặt tên cho đề tài cần lưu ý không nên đặt bằng các cum từ có độ bất định
cao về thông tin
• Ví dụ: đề tài nghiên cứu : “Sinh viên và internet”
Câu 3: Các cách xác định nhiệm vụ, đối tượng, mục đích, giả thuyết trong NCKH
Trả lời:
• Xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ nghiên cứu được hiểu là những bước đi lớn về đề tài và thực hiện được
những bước đi đó đề tài được hoàn thành.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Các nguồn nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Từ chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia.
+ Do cấp trên giao.
+ Do nhận hợp đồng của các đối tác.
+ Do chính người nghiên cứu tự đặt cho mình.
• Xác định đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là sự vật hay hiện tượng được lựa chọn, xem xét.
- Phạm vi nghiên cứu là giới hạn mà đề tài xem xét nghiên cứu.
• Mục đích trong nghiên cứu:
Là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiến lược của toàn bộ vấn đề
trong đề tài.
• Giả thuyết khoa học:
- Giả thuyết khoa học là giả định về bản chất Khoa học nghiên cứu, là luận điểm chỉ
dẫn con đường khám phá đối tượng.

-3-
Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL
Yêu cầu khi xây dựng giả thuyết khoa học:
+ Giả thuyết khoa học được xây dựng không mâu thuẫn với lý thuyết
khoa học đã được chứng minh và với sự thật hiển nhiên ngoài cuộc sống.
+ Giả thuyết được trình bày dễ hiểu và có thể kiểm tra được
Câu 4: Giả thuyết nghiên cứu là gì? Tiêu chí để xem xét giả thuyết nghiên cứu?
Nội dung của giả thuyết nghiên cứu? Điều kiện để xây dựng một giả thuyết
nghiên cứu? xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài ví dụ ở câu 2?
Trả lời:
• Giả thuyết nghiên cứu là: một kết luận giả định về bản chất sự vật hoặc hiện
tượng do người nghiên cứu đặt ra để theo đó mà xem xét, mà phân tích, mà kiểm
chứng trong quá trình nghiên cứu.
• Các tiêu chí để xem xét một giả thuyết khoa học:
- Một giả thuyết khoa học phải được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã được quan sát.
- Giả thuyết khoa học không được trái với những lý thuyết khoa học đã được xác nhận,
tính đúng đắn về mặt khoa học.
- Giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm.
• Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ bản nội dung giả thuyết về qui luật.
- Nghiên cứu ứng dụng nội dung giả thuyết về các giải pháp.
- Nghiên cứu triển khai nội dung giả thuyết về hình mẫu.
• Điều kiện để xây dựng một giả thuyết khoa học:
Đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm vững 2 yếu tố:
- Nhận dạng chuẩn các loại hình nghiên cứu.
- Nắm vững phương pháp đưa ra một phán đoán.
• Xây dựng giả thuyết khoa học cho đề tài ví dụ ở câu 2:
Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?
Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng I nhưng có đến 70%
chưa biết khai thác và sử dụng hiệu quả. I là công cụ lưu trữ và tìm kiếm thông tin
mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay. Theo quan niệm cũ, I chỉ là thông
tin với cách tiếp cận là tiếp nhận trên những trang web với hàng ngàn tư liệu thì hiện
nay, I phải được hiểu theo hướng dịch vụ với cách tiếp cận theo hướng tương tác, đa
dạng và phải chọn lọc được thông tin.

-4-
Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL
Tuy nhiên, chỉ với cách nhìn nhận cũ thì chính sinh viên hiện nay đã lạc hậu rất
xa so với thế giới. Việc khai thác I của SV Việt vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài với một số
kỹ năng thụ động trên một số công cụ web có sẵn. Do đó, những thông tin mà SV có
được là rất lớn, khó chuyển đổi và chọn lọc. Bên cạnh đó là sự lỗi thời của các chương
trình, phần mềm trên I của VN, chỉ trông đợi vào những trang web tìm kiếm có sẵn
của nước ngoài như google, yahoo…
Chúng ta cần phải tăng cường cơ sở vật chất cho sv, đào tạo kỹ năng khai thác
I, chọn lọc được tài liệu. Sv cần tăng khả năng ngoại ngữ của mình để nâng cao khả
năng tìm kiếm và phân loại thông tin, khai thác hiệu quả thế mạnh của I.
Câu 5: Trình tự nghiên cứu khoa học gồm những giai đoạn nào?
Trả lời:
Trình tự nghiên cứu khoa học gồm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn chuẩn bị Nghiên cứu:
- Xác định đề tài nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu bao gồm xác định đề cương nghiên cứu và
kế hoạch nghiên cứu
+ Giai đoạn thực hiện công trình nghiên cứu:
- Triển khai nghiên cứu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
+ Nghiệm thu và bảo vệ
Câu 6: Anh (chị) cho biết quan điểm của anh(chị) khi chọn cô giáo hướng dẫn
anh(chị) làm đề tài khoá luận tốt nghiệp? Tại sao?
Trả lời:
Khi chọn giảng viên hướng dẫn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp em sẽ chọn
giảng viên hướng dẫn trước thì giảng viên sẽ giúp em có những lựa chọn về đề tài NC
tốt nhất. Giảng viên có thể định hướng cho em hoặc đóng góp ý kiến về đề tài mà em
chọn.
Thứ 2, em sẽ chọn giảng viên đã từng giảng dạy bộ môn chuyên ngành trên lớp.
Vì qua thời gian học tập em đã quen và hiểu được phương pháp truyền đạt của giảng
viên đó. Do đó trong quá trình nghiên cứu 2 thày trò sẽ không phải mất time tìm hiểu
nhau và trong quá trình NC em sẽ tiếp thu những đóng góp của giảng viên NC dễ dàng
hơn.

-5-
Nguyễn Thị Lan Anh Lớp D1KTB-DHHL
Thứ 3, em sẽ chọn giảng viên có chuyên môn cao và cũng đã từng hướng dẫn
cho các anh chị khoá trên làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, vì như thế giảng viên đã
quen tiếp xúc, hướng dẫn sinh viên làm đề tài, từ đó giảng viên sẽ hướng dẫn em làm
đề tài tốt nhất.
Câu 7: Tại sao trong nghiên cứu khoa học phải vận dụng phối kết hợp nhiều
phương pháp?

-6-

You might also like