You are on page 1of 4

Lãnh đạo là phát triển những nhà lãnh đạo khác

Cập nhật: 13/08/2009 | comments (0)

Ngày nay, chúng ta dễ nhầm tưởng một người là nhà lãnh đạo khi họ ngồi ở vị trí cao
và có nhiều nhân viên dưới quyền.

Theo bạn, làm thế nào để bạn biết mình có phải là một nhà lãnh đạo
đích thực?

Ngày nay, chúng ta dễ nhầm tưởng một người là nhà lãnh đạo khi họ ngồi ở vị trí cao
và có nhiều nhân viên dưới quyền. Song, nhiều nguyên cứu cho thấy, không ít người
có vị trí cao nhưng chỉ được người khác tôn trọng ngoài mặt; nhiều quan điểm, nhận
định và thái độ tiêu cực luôn hiện hữu trong mỗi suy nghĩ của nhân viên về họ. Họ
phải sử dụng quyền lực, hình phạt, thậm chí là hù dọa và răng đe để người khác làm
theo mình. Bởi quyền lực và vị trí họ đang có được là từ những yếu tố bên ngoài,
không phải do nỗ lực và tài năng của bản thân họ. Vì thế, quyền lực và vị trí chưa thể
tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực.

Vậy, một nhà lãnh đạo đích thực được tạo nên từ những yếu tố nào?

Điều đầu tiên tạo nên một nhà lãnh đạo đích thực chính là sự công nhận của mọi
thành viên trong tổ chức. Đó được gọi là quyền lực được công nhận. Quyền lực đó
không đến từ vị trí bạn đang có, mà đến từ sức ảnh hưởng của bạn với mọi người.
Chắc chắn, bạn phải nỗ lực gầy dựng mới có được. Vì thế, tuyệt vời nhất là khi bạn
được trao cho vị trí cao và có cả quyền lực được công nhận từ tất cả mọi thành viên
trong tổ chức. Bằng không, dù bạn ngồi ở vị trí quản lý vẫn không nhận được sự tôn
trọng thật sự của nhân viên, và sau một thời gian, chính bạn sẽ đánh mất vị trí đó từ
một người khác có quyền lực được công nhận trong tập thể.

Ý niệm quyền lực được công nhận trong vai trò lãnh đạo chính là điều tạo nên sự khác
biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc và một nhà lãnh đạo tầm thường. Khi một nhà
lãnh đạo được mọi người công nhận quyền lực, họ sẽ đặt trọn lòng tin và đi theo. Như
vậy, nhà lãnh đạo sẽ huy động được sức lực của nhiều người, sẽ tạo ra được mục tiêu
chung, sứ mạng chung để mọi người cùng thực hiện. Mọi người tin theo nhà lãnh đạo
sẽ phát huy được hết năng lực, trí lực bằng những hành động tự nguyện và tin tưởng.
Bất cứ việc gì người ta làm xuất phát từ tinh thần tự nguyện họ đều vui vẻ, sáng tạo,
hồ hởi và thực hiện đến cùng. Đó chính là những giá trị tinh thần mà nhà lãnh đạo
xuất sắc đem đến cho nhân viên của mình. Cho nên, khi quyền lực được công nhận,
thì vị trí cũng sẽ được công nhận một cách bền vững.

Tất cả những nhà lãnh đạo xuất sắc đi theo hướng này, họ đều tâm niệm rằng: điều
quan trọng khiến quyền lực của họ càng mạnh mẽ hơn, vị trí của họ ngày càng được
củng cố hơn là khi họ phát triển được nhiều nhà lãnh đạo khác, phát triển những
người có thể thay thế họ. Trước đây, trong một thời gian dài, khá nhiều người bước
lên vị trí lãnh đạo theo hướng được giao phó vị trí, nên họ không đặt ưu tiên và quan
trọng trong việc phát triển những người khác. Họ e ngại và luôn có cảm giác không an
toàn khi biết có người giỏi hơn mình, có thể thay thế mình. Họ thường có cảm giác
không an toàn, thiếu tự tin vào năng lực bản thân; sức ảnh hưởng của họ đến mọi
người rất kém; và họ luôn che đậy sự bất tài của mình. Ngày nay, xu hướng của
những tổ chức phát triển trên thế giới đều mong muốn phát triển những nhà lãnh đạo
đích thực ngay trong tổ chức. Tư tưởng tiến bộ về lãnh đạo này đã được đúc kết trong
một số tác phẩm như: Từ Tốt Đến Vĩ Đại???

Nhiều công trình nghiên cứu về lãnh đạo đã kết luận: chính những thành viên bên
trong mỗi tổ chức mới đủ sức thấu hiểu được văn hóa của tổ chức đó. Qua bao nhiêu
năm họ trải nghiệm, va chạm với từng con người, với từng góc cạnh công việc, họ
thấu hiểu được những giá trị cốt lõi của tổ chức cần phải bảo tồn. Cho nên, họ là
những người phù hợp nhất để tiếp nối sự nghiệp lãnh đạo, hơn là một lựa chọn từ bên
ngoài. Jim Collins - tác giả của “Từ Tốt Đến Vĩ Đại” đã khẳng định, đó là một trong
những yếu tố quan trọng cấu thành một doanh nghiệp vĩ đại.

Mỗi nhà lãnh đạo đích thực hãy luôn tự trả lời câu hỏi quan trọng: “Liệu tôi có thể
sẵn sàng rời bỏ vị trí của mình trong vòng một năm để làm bất cứ việc gì theo ý thích
của mình, mà mọi việc trong công ty phát triển không?” Khi câu trả lời là có, tức là
bạn đã xây dựng được hệ thống vững chắc mà khi không có bạn nó vẫn chạy tốt. Lúc
đó, bạn chính là nhà lãnh đạo đích thực. Nếu chưa xây dựng được điều đó, thì hãy tự
đặt câu hỏi thứ hai cho mình: “Liệu tôi có đang làm những việc hướng đến mục tiêu
xây dựng hệ thống độc lập như vậy không?”

Hãy liên tục “xét mình” bằng những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm thấy được phong cách lãnh
đạo thành công cho chính mình. Với những doanh nghiệp lớn, vai trò của nhà lãnh
đạo chỉ xoay quanh đúng một yếu tố cốt lõi nhất, đó là tập trung vào việc phát triển
những nhà lãnh đạo khác. Trọng tâm để nhà lãnh đạo đặt toàn tâm toàn ý vào một
doanh nghiệp không phải là quy trình, không phải là sản phẩm, càng không phải là hệ
thống, mà là mỗi con người trong tổ chức đó. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là
rất rõ ràng. Nhà quản lý giúp duy trì hệ thống, vận hành công việc, tính toán lợi nhuận
và giải quyết các sự vụ trong doanh nghiệp. Còn nhà lãnh đạo thì lo về đường hướng
tương lai, phát triển con người và luôn nhìn hướng lâu dài cho một doanh nghiệp vĩ
đại. Từ đó, đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải luôn nâng tầm để làm việc thành công với
từng nhân sự của tổ chức.
Vậy, làm sao để phát triển một con người trở thành một nhà lãnh đạo?

Để thực hiện được điều đó, trước tiên, chúng ta cần phát hiện những nhà lãnh đạo
tiềm năng ngay trong chính tổ chức của mình. Xu hướng của một số doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay là đi thuê những nhà lãnh đạo từ bên ngoài. Họ quên nhìn lại một
số bài học đắt giá của các công ty lớn trên thế giới đã trải qua khi sử dụng chiến thuật
đó. Người bên ngoài vào có thể vực công ty bạn dậy trong một thời gian bằng những
biện pháp rất ráo riết như: cắt giảm chi phí, sa thải nhân công, điều phối con
người...Song, hãy cẩn thận với những kết quả đó, xem nó có giúp cho doanh nghiệp
bạn phát triển lâu dài và bền vững hay không? Liệu khi họ ra đi thì doanh nghiệp bạn
có tiếp tục đi lên hay lại rơi vào khó khăn?

Vì thế, nhu cầu phát triển những nhà lãnh đạo từ bên trong mỗi doanh nghiệp hiện nay
đang rất được quan tâm. Điều quan trọng cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lúc
này, đó là phải nhìn nhận rằng, chúng ta không có sẵn những nhà lãnh đạo. Nếu muốn
tìm một con đại bàng bằng cách săn bắt thì rất khó khăn, bởi đại bàng tung cánh trong
trời cao đất rộng, nhưng tìm cách phát hiện ra đại bàng con, nuôi dưỡng nó từ trong
trứng nước, chăm bón và giúp nó trở thành đại bàng lớn mạnh đích thực thì nó sẽ ở lại
với bạn.

Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là: làm sao để chúng ta biết đó là nhà lãnh đạo tiềm năng?
Làm sao biết đó là một con đại bàng con? Đã có rất nhiều nhà lãnh đạo phải trả giá
cho việc tin tưởng và đầu tư phát triển cho một con người, đến khi người đó “đủ lông
đủ cánh” thì họ “bay” đi mất. Nếu bạn đã từng rơi vào trường hợp đó, thì hãy biết
rằng, mọi việc đều có thể mắc sai lầm, không loại trừ việc nhìn nhận một con người.
Nhưng không phải vì một lần thất bại mà bạn để mất luôn niềm tin. Để phát triển
những nhà lãnh đạo khác, điều thách thức cho một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi nhà
lãnh đạo phải có đó là: niềm tin tuyệt đối vào con người. Cho dù bất cứ chuyện gì xảy
ra, bạn phải hiểu đó là do hoàn cảnh, tình huống và thậm chí là do chính bạn. Hãy đặt
câu hỏi: điều gì đã khiến cho một nhân viên mà mình dồn hết tâm huyết vào để đầu tư
giúp họ phát triển lại bỏ mình ra đi? Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn biết nhận trách nhiệm
lớn về phía mình và nhận trách nhiệm trong mọi kết quả xảy của tổ chức. Có thể trong
suốt quá trình đào tạo, nhà lãnh đạo chỉ tập trung phát triển chuyên môn mà quên định
hướng về phẩm chất đạo đức, lòng tin cậy nơi họ. Hoặc, cách hành xử của nhà lãnh
đạo với khách hàng, đối tác, bạn bè... theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”, thiếu trung thành,
thiếu trung thực, thì nhân viên của họ cũng sẽ hành xử với họ như vậy.

Cho nên, ngoài 2 phẩm chất của một nhà lãnh đạo vĩ đại là: đặt niềm tin tuyệt đối vào
con người, và luôn nhìn nhận lỗi xuất phát từ bản thân, thì điều cũng không kém phần
quan trọng đó là sự tinh nhạy trong việc nhận định con người. Để đạt được thành
công dù lớn hay nhỏ, bạn đều phải trả giá. Nếu phạm sai lầm, nhưng bạn biết rút ra
những bài học giá trị thì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình lãnh đạo của
mình.

Khi bạn phát hiện trong đội ngũ của mình có những con người tiềm năng trở thành
lãnh đạo xuất sắc, thì hãy bắt đầu nhìn họ ở thì tương lai – hình ảnh mà bạn mong
muốn họ trở thành. Trong mọi cách bạn quan hệ, đối xử và đầu tư giúp họ phát triển,
bạn cần điều chỉnh niềm tin của bạn ngang bằng với hình ảnh đó. Bởi vì, con người
luôn có xu hướng hành động để đáp ứng lòng tin của người khác dành cho mình. Nếu
bên trong sâu thẳm bạn tin tưởng họ có thể trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc trong
tương lai, có thể thay thế bạn, và bạn thể hiện lòng tin này trong mọi mặt từ lời nói,
đến suy nghĩ, đến việc làm, thì bạn sẽ gặt hái được điều bạn mong muốn từ nhân viên
của mình.

Không bao giờ những nhà lãnh đạo đi phát triển những lãnh đạo khác được quên rằng,
chính bạn là cái chốt chặng cuối cùng cho sự phát triển của họ. Việc tự đầu tư cho
chính bản thân mình để nâng tầm lãnh đạo là việc bắt buột từng ngày. Nếu bạn không
bật cao, không luôn nâng tầm mình, thì bạn sẽ chặng đứng sự phát triển của người
dưới mình bởi bạn sợ rằng mình không kiểm soát được khi người dưới của bạn luôn
muốn vươn cao. Khi bản thân bạn dừng phát triển, bạn sẽ chẳng thể thu hút được
những người giỏi về với mình, hoặc bạn cũng không dám mời người giỏi hơn về với
bạn. Vì thế, cho dù bạn phát triển những nhà lãnh đạo tiềm năng, thì bạn vẫn phải
thường xuyên nâng tầm mình lên để những nhà lãnh đạo bên dưới còn được bay bổng,
được tung cánh.

John Maxwell từng nói: “Một là số quá nhỏ để trở nên vĩ đại”. Vì thế, nếu bạn muốn
mình trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn phải hiểu rằng, không ai có thể trở nên vĩ đại
một mình. Một con người vĩ đại luôn quy tụ quanh mình những con người vĩ đại khác.
Chính những người giỏi khác sẽ biến bạn thành xuất sắc, thành vĩ đại. Từ đó, hãy an
tâm và hết lòng giúp cho những người xung quanh bạn trở nên vĩ đại, rồi chính họ sẽ
đẩy sự vĩ đại của bạn lên cao hơn. Nếu bạn là người vô cùng quan trọng trong việc
giúp họ phát triển, giúp họ nâng tầm, thì bạn sẽ để lại trong đời họ một dấu ấn sâu sắc.
Đó cách bạn giữ nhân lực tốt nhất, giữ chân những người giỏi hiệu quả nhất. Bằng
không, khi những nỗ lực tự thân của họ chẳng liên quan gì đến bạn, họ sẽ không ngại
rời bỏ bạn. Đó là cách hình thành sợ dây vô hình kết nối lòng tôn trọng, kính nể, biết
ơn để nhân viên làm việc bên bạn lâu dài.

Như vậy, cái đích cuối cùng của những nhà lãnh đạo vĩ đại đó là: tạo ra những lớp kế
thừa để tiếp tục những ước mơ, sứ mạng, hoài bão mà họ đã khởi sự và phát triển. Đó
chính là những thành tựu và di sản lớn lao mà họ để lại cho xã hội, cho con người và
đời sau. Đó là cách hành động của tất cả những nhà lãnh đạo đích thực trên thế giới
này.

Quách Tuấn Khanh

You might also like