You are on page 1of 6

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học

phương Tây trước Mác, cho nhận xét những thành tựu và
hạn chế của nó.

Triết học ra đời vào thế kỷ VII trước công nguyên ở các nước có nền văn minh vật
chất sớm Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp. Triết học ra đời để giải quyết nhiều vấn đề khác
nhau, trong có vấn đề cơ bản là mối qua hệ giữa tư duy và tồn tại( giữa ý thức và vật
chất). Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào sinh cái
nào. Để giải quyết vấn đề cơ bản này trong lịch sử phát triển triết học cũng như hiện nay
tồn tại hai trường phái đối lập nhau đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch
sử phát triển của chủ nghĩa duy vật phương Tây trước Mác là tiền đề cho sự ra đời của
triết học Mác. Lịch sử phát triển chủ nghĩa duy vật phương Tây trước Mác bao gồm triết
học Hy Lạp cổ đại, triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ phục hưng và cận đại.

Chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại: Thời cổ đại Hy Lạp là một nước có điều kiện tự nhiên
thuận lợi. Do vậy, Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực và tiếp nhận nhiều
giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cho phát triển của triết
học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật. Triết học duy vật nhờ đó phát triển theo và tạo ra
những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Sau đây là một số trường phái duy vật lúc bấy giờ.

Trường phái Milê: là trường phái triết học ra đời ở thành phố Milê với các đại
biểu: Talet, Anaximanđơ, Anaximen.

Talet là nhà triết học, toán học, thiên văn học. Ông là nhà triết học đứng trên lập
trường duy vật và cho rằng nước là bản nguyên cảu thế giới. Ông là người đầu tiên đưa ra
những lập luận nhất định để chứng minh cho quan điểm của mình.

Anaximanđơ là nhà triết học, toán học, thiên văn học và là bạn của Talet. Ông cho
rằng vạn vật sinh ra từ dạng vật chất đầu tiên là Apâyrôn(cái không xác định). Từ
Apâyrôn nẩy sinh mặt đối lập như là nóng-lạnh.

Triết học Hêraclit: Ông cho rằng lửa là bản nguyên của vũ trụ là lửa chứ không
phải do thần thánh sinh ra. Mọi sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi và chuyển hoá
qua lại. Ông cho rằng mọi vật biến đổi không ngừng như một dòng chảy "người ta không
thể tắm hai lần trên một dòng sông". Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi
là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Thứ nhất, thống nhất là sự
đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Thứ hai, mỗi sự vật, mỗi
hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thành
các mặt đối lập với nó. Thứ ba, Đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà
còn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại. Ông là người sáng lập
ra phép biện chứng duy vật cổ đại.

Đêmôcrit (khoảng 460-370 TrCN): Ông là nhà triết học duy vật vĩ đại ở Hy Lạp cổ
đại, là người phát triển thuyết nguyên tử.

Đêmôcrit cho rằng, tất cả mọi vật đều hình thành từ nguyên tử, đó là phần tử vật
chất bé nhỏ, cơ sở của mọi vật và không phân chia được nữa. Học thuyết nguyên tử của
Đêmôcrit là thành quả vĩ đại của tư tưởng duy vật trong thế giới cổ đại. Những tư tưởng
vũ trụ học của ông xây dựng có một ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử triết học.
Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmôcrit cho rằng có vô số thế giới vĩnh
viễn phát sinh, phát triển và tiêu diệt. vận động của những nguyên tử là vĩnh viễn, không có
điểm kết thúc.
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Đêmôcrit nêu ra khái niệm không gian. Theo
ông, không gian là khoảng chân không rộng lớn, trong đó những nguyên tử vận động vĩnh
viễn. Không gian là những khoảng trống giữa các vật thể, nhờ đó các vật thể có thể tụ lại
hoặc giãn ra. Xuất phát từ học thuyết nguyên tử, Đêmôcrit cho rằng không gian là gián đoạn
và có thể phân chia vô tận.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrit là quyết định luận (thừa nhận sự
ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống
lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải
là tính nhân quả mà có tính mục đích). Sự thừa nhận tính nhân quả, tính tất yếu và tính
quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhất của triết học duy
vật Hi Lạp cổ đại.
Đêmôcrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông đặt ra và
giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác với tính cách
là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên.
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Ông cho
rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng
khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện
tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người.
Đêmôcrit đã bền bỉ đấu tranh cho quan niệm duy vật về tự nhiên. Nó đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo của triết học duy vật.
Chủ nghĩa duy vật Tây Âu trung cổ phục hưng và cận đại: Thời kỳ trung cổ chủ
nghĩa duy vật phương Tây không có nhiều chuyển biến mới. Thời kỳ phục hưng vào
khoảng thế kỷ XV-XVI, đây là thời kỳ khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa cổ
đại đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở Châu Âu.
Thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã
dành được chính quyền, khoa học có những bước phát triển mới. Đây là thời kỳ thắng lợi
của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm. Thời kỳ này xuất hiện những quan
điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan
điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. Chủ nghĩa duy vật Tây Âu phục
hưng và cận đại có nhà triết gia tiêu biểu là Galillê, Phranxi Bêcơn, Lutvich Phoiơbac.
Galilê (1564-1642): là nhà triết học, toán học, vật lý học, thiên văn học nổi tiếng.
Galillê thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, vô tận, vĩnh viễn và khả năng nhận
thức cảu con người là vô hạn. Những quan sát về thiên văn học giúp ông xác nhận tính
đứng đắng của thuyết nhật tâm. Điều này bác bỏ quan niệm về sự sáng tạo ra vũ trụ là do
Thượng đế.
Phranxi Bêcơn (1561-1626): Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác
đánh giá Bacơn là “ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm
hiện đại”.
Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết
một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần
phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn
phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh
là tri thức.
Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào
những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo
Bêcơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức
giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó.
Ông đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương pháp tối ưu để nhận thức,
khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này là xuất phát từ
những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến, khẳng định bản chất của
sự vật.
Triết học Bêcơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung
đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học
duy vật của Bêcơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn
rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội.
Lutvich Phoiơbac (1804-1872): Là một trong những nhà triết học duy vật lớn
nhất thời kỳ trước C.Mác. Công lao vĩ đại của Phoiơbac là ở chỗ trong cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghiã duy tâm và thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết
học duy vật, đã giáng một đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa
duy tâm nói chung.
Phoiơbac cho rằng thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn
tại độc lập với ý thức con. Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự
nhiên.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbac là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và
thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tạo ra. Mặt tích cực trong triết học
nhân bản của Phoiơbac còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo của đạo
thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế.
Triết học nhân bản của Phoiơbac cũng bộc lộ những hạn chế. Ông đứng trên lập
trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội.
Con người trong quan niệm của Phoiơbac là con người trừu tượng, phi xã hội, mang
những đặc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của ông chứa đựng những yếu tố
của chủ nghĩa duy tâm.
Phoiơbac giải quyết vấn đề nhận thức trên quan điểm duy vật và không có gì con
người không nhận thức được, chỉ có cái chưa nhận thức được mà thôi.
Như vậy, Phoiơbac đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của chủ
nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên hệ giữa
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ tôn giáo hữu
thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Ông đã có công khôi phục và phát triển
chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII.
Mặc dù triết học của Phoiơbac có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của ông
chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn. Vì vậy, triết
học của Phoiơbac trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác
Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học phương
Tây trước Mác.
Chủ nghĩa duy vật Hy lạp cổ đại:
Thành tựu: Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về văn hoá, nghệ
thuật, mà trước hết là các thành tựu trong khoa học tự nhiên như: Thiên văn học, vật lý
học, toán học đại làm cơ sở thực tiễn cho sự phát triển của triết học trong thời kỳ này.
Triết học Hy Lạp cổ đại đã phát triển hết sức rực rỡ, trở thành nền tảng cho sự phát triển
của triết học phương Tây sau này. Hêraclit là người sáng lập ra phép biện chứng. Ông
cũng là người đầu tiên xây dựng phép biện chứng dựa trên lập trường duy vật. Tư tưởng
biện chứng của Hêraclit được thể hiện qua quan niệm về sự vận động vĩnh cửu của vật
chất, sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng, sự vận động
phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan quy định. Đêmôcrit cho rằng
vận động của nguyên tử là vĩnh cửu và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động
của nguyên tử là ở bản thân nguyên tử, ở động lực tự thân
Hạn chế: Triết học Hi Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ
khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận
động và biến đổi không ngừng.
Chủ nghĩa duy vật Tây Âu trung cổ phục hưng và cận đại:
Thành tựu: Bêcơn khẳnh định vật chất không tách rời vận động, nhận thức bản chất
của sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Ông coi đứng yên là một hình thức của vận
động, coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất, ông là người đầu tiên nhận thấy tính bảo
toàn vật chất của thế giới. Đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa
duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần. Triết học Đức đã tạo những tiền
đề lý luận hết sức quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác vào giữa thế kỷ XIX.
Hạn chế: Tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có những
tiến bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận”
hay “tự nhiên thần luận”. Thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình
thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ
biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học. nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan
điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. Triết học Đức thì chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng vẫn còn tách rời, tư duy triết học vẫn còn mang tính tự biện, gượng
ép.

You might also like