You are on page 1of 12

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2015


VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020
Lời Nói Đầu :

Trường THPT Châu Thành được thành lập năm 1957, đến nay đã tròn 53
tuổi ,trường có bề dày truyền thống lịch sử, trường được tạo nên bởi nhiều thế hệ hiệu trưởng,
và cống hiến của nhiều thế hệ nhà giáo, trường đã đào tạo nhiều thế hệ HS trưởng thành
hiện đang giữ những vị trí nhất định trong XH. Trường đã có nhiều đóng góp cho ngành
GD nói riêng và cho địa phương nói chung, trường đã trở thành niềm tin và điểm tựa cho học
sinh, phụ huynh, với những thành tích trường đã đạt được là danh hiệu chuẩn quốc gia
2004_2010 và được TTCP tặng huy chương lao động hạng III đã khẳng đinh vị thế và
thương hiệu của nhà trường. Trường đóng trên thị xã Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh
BR_VT
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn 2020 nhằm
xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận
động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt
động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh
nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Châu Thành là
hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách
của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT xây dựng ngành giáo
dục Tỉnh BR_VT phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội
nhập với các nước khu vực và thế giới.

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG


Tổng số HS : 1342 HS / 32 Lớp
K12 : 398 HS / 10 Lớp
K11 : 382 HS / 9 Lớp
K10 : 563 HS / 13 Lớp
- Tổng số CB_GV_CNV : 85
BGH : 4 ( Nữ :01)
GV : 72 (Nữ : 46)
CNV : 9 (7 biên chế , 2 hợp đồng ) (nữ :07)
- Chi Bộ : 10 đảng viên (Nữ : 04)
- Tổng số đoàn viên : 412 ( Nữ : 257) / 33 chi đoàn
(32 chi đòan HS + 1 Chi đoàn GV)
1. Điểm mạnh :
Giáo viên :
- Đa số có kinh nghiệm ,trình độ chuyên môn : 100% đạt chuẩn, trong đó có 4
thạc sĩ.
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo. Kế
hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai
kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ,
giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn
bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Học sinh :
- Đầu vào khá tốt, có truyền thống hiếu học
- HS có nề nếp, ngoan, có động cơ học tập tốt
- Được quan tâm chăm sóc của gia đình, địa phương tốt
Kết quả học tập – rèn luyện năm học 2008-2009 :

Lớ TS HS NỮ
p HẠNH KIỂM HỌC LỰC
TỐT KHÁ TB YẾU TỐT KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

12 799 485 622 77.8 154 19.3 23 2.9 46 5.8 350 43.8 357 44.7 46 5.8

11 406 260 333 82.0 62 15.3 8 2.0 3 0.7 39 9.6 190 46.8 159 39.2 18 4.4

10 421 270 289 68.7 115 27.3 15 3.6 2 0.5 26 6.2 110 26.1 213 50.6 72 17.1
162 101
TC 6 5 1244 76.5 331 20.4 46 2.8 5 0.3 111 6.8 650 40.0 729 44.8 136 8.4

+ Giỏi máy tính cầm tay cấp Quốc Gia : 01 học sinh
+ Giỏi văn hóa cấp tỉnh : 22 giải ( 5 giải toán, 3 giải hóa, 5 giải sinh, 5 giải
văn, 3 giải tin học ) tăng 10 giải so năm học trước.
+ Giỏi máy tính cầm tay : 11 giải ( 1 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải kk )
tăng 3 giải so với năm học trước.
+ Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp năm học 2008 - 2009: 87,34%. Trên mắt bằng đố
tốt nghiệp tỉnh .
+ Tỷ lệ thi đỗ ĐH, CĐ: xấp xỉ 40%
- Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 32
+ Phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh : 03 (90,7m2/phòng)
+ Phòng Thư viện: 02 , trong đó 01 phòng dành cho học sinh và 01 phòng
dành cho giáo viên.
+ Phòng tin học: 03 (180m2 với 75 máy đã được kết nối Internet)
+ Phòng đa năng: 01 (200m2)
+ Phòng học liệu: 03 (30m2 với 07 máy tính đã được kết nối Internet)
+ Phòng phục vụ: 09
Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn
hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, phòng thí nghiệm Lý_ Sinh _ Hoá chất
lượng thấp, phòng phục vụ giáo dục còn thiếu).
- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục Tỉnh, được học
sinh và phụ huynh học sinh tin cậy.
Trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền
Năm học 2002 – 2003: được BGD_ĐT khen
Năm học 2003 – 2004: được TTCP khen tặng
Năm học 2004 – 2005 : đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia ,
Năm học 2006 – 2007: được nhận huy chương lao động hạng III
Năm học 2008 – 2009 : được UBND Tỉnh khen
2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên,
chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả
năng của một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ
chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp thấp.
Chưa đảm bảo 10% trên chuẩn.
- Chất lượng học sinh: 8,4% học sinh có học lực yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa
tốt.
- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học, phòng TN Hoá - Sinh, bàn ghế
chất lượng thấp, Phòng làm việc của giáo viên, tổ CM còn thiếu, tần suất sử dụng phòng bộ
môn chưa đạt yêu cầu đặt ra.
3. Thời cơ :
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ
năng sự phạm khá, tốt.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
4. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong
thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được
yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán
bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THPT ở khu vực thành phố và thị xã tăng về số lượng, và chất lượng
giáo dục.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên :
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của mỗi học sinh.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá HS
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Đánh giá các hoạt động của nhà trường dựa trên các chuẩn và tiêu chí đánh giá của
Bộ GD-ĐT về công tác quản lý, giảng dạy.

II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ


+ Tầm nhìn:
Đến năm 2020 Trường THPT Châu Thành sẽ trở thành một trong những trường
hàng đầu của Tỉnh BR_VT, mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện tư
duy độc lập, giải quyết vấn đề , hướng tới năng lực sử dụng công nghệ ,nơi sản
sinh những người thành đạt có cội nguồn truyền thống, có khát vọng vươn tới và
tầm nhìn xa .
+ Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục
cao, để mỗi học sinh đều có tính trung thực và ý thức truyền thống, có cơ hội
phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy
+ Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường :
- Đoàn kết - Tính thân thiện
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính linh hoạt sáng tạo
- Tính trung thực - Khát vọng vươn tới

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG


+ Mục tiêu tổng quát (2008 đến 2015 và định hướng đến 2020) :
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện
đại, tiên tiến phù hợp với tiềm năng nhà trường và xu thế hội nhập phát triển
của đất nước.
+ Các mục tiêu cụ thể
1. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động dạy học (thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông)
1.1- Chất lượng bài giảng :
Các chỉ tiêu
Chuẩn bị tốt bài giảng, phân phối thời gian cân đối, hợp lý ở các phần hoàn
thành kế hoạch bài giảng .Bài giảng trình bày khoa học, lôgic, phù hợp đặc trưng bộ
môn, ý tưởng rõ ràng mạch lạc, chữ viết rõ nét, sử dụng phấn màu hợp lý, làm bật được
tiêu đề, trọng tâm bài dạy, và tạo được hứng khởi cho người học.
Phấn đấu 70% giáo viên đạt chất lượng bài giảng tốt, 30% giáo viên đạt chất lượng
bài giảng khá.
1.2- Chất lượng sinh hoạt chuyên môn :
Các chỉ tiêu
Đảm bảo 100% SHCM tổ nhóm thường kỳ 2 lần mỗi tháng.
Phấn đấu 90% họp có chất lượng chú trọng sâu việc học tập, bồi dưỡng, nghiên
cứu chuyên môn.
1.3- Kiểm tra đánh giá học sinh :
Các chỉ tiêu
Đảm bảo 100% học sinh được kiểm tra và đánh giá theo quy định điều lệ
trường THPT và quy chế chuyên môn.
Phấn đấu kiểm tra tập trung 100% các môn Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ, Sinh ở 3
khối.
Đảm bảo 100% các đề kiểm tra đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD_ĐT.
1.4- Quản lý việc dạy thêm học thêm :
Các chỉ tiêu
Phấn đấu 100% giáo viên và học sinh không dạy thêm, học thêm tràn lan, các
tiết dạy phụ đạo đạt chất lượng tốt 80% , chất lượng khá 20%.
2. Mục tiêu về tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện
2.1- Tổ chức việc học tập các bộ môn văn hóa :
Các chỉ tiêu
Học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học có lý do chính đáng.
Phấn đấu 98% học sinh tập trung nghe giảng bài, 85% học sinh học bài và làm
bài tập ở nhà.
2.2- Tổ chức các hoạt động giáo dục khác :
Các chỉ tiêu
Phấn đấu 100% học sinh được tham gia các họat động ngoại khóa và các hoạt
động NGLL, hướng nghiệp, các hoạt động đòan thể, xã hội.
Phấn đấu 50% các tiết họat động ngoại khóa, giáo dục NGLL, hướng nghiệp
có chất lượng tốt được thực hiện thông qua hoạt động tham quan dã ngoại và tiếp xúc
thực tế.
2.3- Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS :
Các chỉ tiêu
Phấn đấu 98% học sinh khá tốt về hạnh kiểm, trên 99 % học sinh có học lực từ
TB trở lên trong đó có 75% đạt học lực khá, giỏi.
3. Mục tiêu về xây dựng đội ngũ CB, VC (Quản lý, đánh giá sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động giáo viên,CB,VC;)
Các chỉ tiêu
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh
giá khá, giỏi trên 80%.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh
giá khá, giỏi trên 80%.
Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 25% .
- Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 02 người trong Ban
Giám hiệu có trình độ sau Đại học.
- Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ sau Đại học, trong đó
80% tổ trưởng chuyên môn có trình độ sau Đại học (kể cả đang theo học).
- Đên năm 2012, đảm bảo có đủ 100 % tiết học có thí nghiệm (trong qui định của
chương trình).
- Đến năm 2015, 85% giáo viên đạt năng lực dạy học khá và giỏi.
4. Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC-TB hạ tầng kỹ thuậ t
(thông tin, thư viện, cơ sở dữ liệu, các nguồn đầu tư và tài trợ...)
Các chỉ tiêu
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các
thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn mở ,thư viện điện tử.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”.
Đến năm 2010, vận động 70% cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông
qua việc huy động các nguồn tài lực từ học sinh, cựu HS, PHHS, các mạnh thường quân,
các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các doanh nhân thành đạt đóng trên địa bàn thị xã.
5. Mục tiêu về nâng cao chất lượng GD và tự kiểm định chất lượng giáo dục
Các chỉ tiêu
- Qui mô:
+ Số lớp học: Từ 32 đến 40 lớp.
- Chất lượng học tập:
+ 75% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1% không có học sinh kém.
+ Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 60 % + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12:
15 giải trở lên.
+ Có học sinh đạt học bổng du học nước ngoài.
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :
+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia
các hoạt động xã hội, tình nguyện.
6. Mục tiêu về xây dựng quan hệ Nhà trường – Gia đình – Xã hội
Các chỉ tiêu
- Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa GĐ, NT, XH ,
- Đảm bảo thông tin liên lạc giữa NT và PHHS trong giáo dục, chỉ tiêu nhà trường
cung cấp thông tin đầy đủ (100% ) theo tháng, học kỳ, cả năm về kết quả đánh giá xếp
loại rèn luyện 2 mặt của học sinh.
7. Mục tiêu về xây dựng môi trường Gíao dục
Các chỉ tiêu
- Đảm bảo xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, ngăn chặn kịp thời
các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường, phấn
đấu đến năm 2012 Nhà trường thật sự là nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.
8. Mục tiêu về tổ chức bộ máy và quản lý điều hành các hoạt động nhà trường
Các chỉ tiêu
- Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng nhân sự, 100% kế hoạch hóa
nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản
lý giáo dục.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ hệ thống quản
lý giáo dục nhà trường.
+ Phương châm hành động :
“Tập trung toàn lực nâng cao chất lượng giáo dục vì uy tín và thương hiệu của
nhà trường”

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC :


A. Các chương trình hành động chiến lược (mục tiêu ưu tiên)
Chương trình 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý :
- Hoạch định và cam kết về triết lí trong cộng đồng trường;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến
thức khoa học và năng lực nghề nghiệp.
- Đổi mới công tác quản lý phù hợp yêu cầu mới.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý EMIS
+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.
+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.
+ Phát triển đội ngũ.
- Quản lí nhân sự
+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
+ Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn
và quản lý.
+ XD các quĩ hỗ trợ học tập, giảng dạy, sáng kiến KN…
Người phụ trách : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ,Tổ trưởng-Tổ phó chuyên môn, giáo
viên chủ nhiệm.
Chương trình 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên :
- Xây dựng đội ngũ CB, GV, CNV có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn
khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết,
tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tổ chức xếp hạng và công bố công khai kết quả chất lượng của từng tổ bộ môn, từng
giáo viên trong toàn trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người phụ trách : Hiệu trưởng ,Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và kiểm định
chất lượng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
Chương trình 3. Đổi mới phương pháp Dạy – Học :
- Thực hiện cuộc vận động toàn trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập
thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
- Xây dựng chương trình, nội dung hội thảo khoa học về đổi mới PPDH dựa trên
những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên
trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015
có 80% giáo viên trường sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy
học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm
2020 có 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.
- Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại :
+ Hệ thống phòng và thiết bị thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn.
+ Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng
giáo dục Sở GD&ĐT với mạng Internet.
+ Phát triển và sử dụng công nghệ multimedia hỗ trợ giảng dạy và học tập trực
tuyến, học cá nhân và học hợp tác.
Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn,
Giáo viên bộ môn .
Chương trình 4. Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
- Chú trọng các yêu cầu phát triển, hợp tác, cam kết, hợp đồng, đấu thầu, khen
thưởng và phạt, v.v…
Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo
dục, kế toán, nhân viên thiết bị.
Chương trình 5. Đổi mới kiểm tra đánh giá HS :
Căn cứ chuẩn và các tiêu chí về kiểm tra đánh giá HS theo quy định của thông
tư 40
Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và kiểm định chất lượng,
Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Chương trình 6. Xây dựng kế hoạch KĐCL Nhà Trường :
- Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục. Triển khai
kiểm định chất lượng Trường , công bố công khai kết quả kiểm định. Đến năm 2020
trường tham gia chương trình tái kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Người phụ trách : Phó Hiệu trưởng phụ trách kiểm định chất lượng, Tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên, nhân viên.
B. Các hoạt động/giải pháp chiến lược:
1. Xây dựng và phát triển đội ngũ GV, CBQLGD đáp ứng yêu cầu phát triển của
nhà
trương trong giai đoạn mới :
- Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đối với phổ thông.
- Để xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và
nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, bắt đầu từ năm
2010 thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá cán bộ quản lý nhà
trường.
- Tạo điều kiện cho CB, GV, CNV tham gia các chương trình đào tạo đa dạng nhằm
nâng cao chuẩn trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp
ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. . Đến năm 2020 có 100% số giáo
viên trường đạt trình độ đại học ; 10% số giáo viên đạt trình độ thạc sỹ trở lên.
- Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi
ngộ xứng đáng. Năm 2010 thực hiện việc hiệu trưởng quyết định mức lương cho từng
giáo viên, dựa trên kết quả công tác của cá nhân ở cơ sở giáo dục.
- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ; xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc,
có năng lực điều hành; tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp
với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ .
Người phụ trách : Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
2. Nâng cao chất lượng dạy học/giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục :
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục
đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù
hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động
giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có ý
thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có
năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động
xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự
hào, yêu quý Nhà Trường, Tổ quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh
trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng
cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.
Người phụ trách : Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ
trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật ;
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, các tổ chức kinh tế-xã hội, các đơn vị sử
dụng nhân lực sau đào tạo. các cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
- Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở đào tạo về nội dung đào tạo, tài
chính, nhân sự; hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn
vị.
- Xây dựng chuẩn quốc gia giai đoạn II về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo
những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó,
chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị
dạy học.
+ Nguồn lực tài chính:
- Ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”
- Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của Nhà trường
+ Nguồn lực vật chất:
Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
+ Nguồn lực vật chất và đầu tư khác
- Khuôn viên trường và kiến trúc trường, lớp, sân bãi TDTT...;
- Phòng bộ môn ,thư viện ,thiết bị giáo dục, các tài nguyên giáo dục;
- Công nghệ phục vụ Dạy - Học
+ Nguồn lực khác hoặc chủ động tạo ra trong quá trình thực hiện KH chiến lược
- Do cơ hội tạo ra (địa lí, tài nguyên tự nhiên, nhân lực…);
- Do được giải thưởng, khen tặng…
Người phụ trách : BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
4. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường :
- Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của trường :
+ Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
+ Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh
và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường :
+ Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của nhà trường;
+ Xuất bản đặc san nội bộ, sách, quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường
tên các tạp chí trong và ngoài nước...;
+ Tổ chức hội thảo, báo cáo và diễn đàn dựa vào Internet.
Người phụ trách : Hiệu Trưởng, P.Hiệu trưởng, HĐSP, PHHS, HS.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông :
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng
dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản
lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng
để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cho vay để cán bộ, giáo
viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công nghệ thông tin.
6. Quan hệ tốt với cộng đồng :
- Tham mưu với lãnh đao cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai
đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đòan thể trong và ngoài nhà trường
cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của
hoạt động dạy và học.
- Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình
trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
- Tôn vinh các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, cựu HS, PHHS
đã đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của trường .
7. Lãnh đạo và quản lý :
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục.
- Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nước và
xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ
ĐẠT ĐƯỢC :
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà
trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà
trường.
2. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá
trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn
sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 - 2012
- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015
4. Đối với Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà
trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ
thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp
để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV:
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế
hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng
học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Yêu cầu khi tổ chức giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả (các mức độ đạt
được theo mục tiêu ) cần :
+ Xác định mục đích, nêu rõ nội dung, cách thức, hình thức, quy trình tổ chức giám
sát. Qui định trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận giám sát, đánh giá.
+ Căn cứ trên hệ thống các chỉ số đo lường :
- Phản ánh thực trạng, quá trình thực hiện và kết quả;
- Đo đựơc, có giá trị, phù hợp với KHCL; định lượng và định tính;
- Quản lý, kiểm soát các hoạt động, các kết quả;
- Các loại tiêu chuẩn: Hệ thống định mức, chuẩn mực của TW, Bộ GD&ĐT,
địa phương;
- Các đơn vị đo: chỉ số tuyệt đối, chỉ số tương đối (% ); số quy đổi, quy
chuẩn;
- Nhóm các chỉ số điều kiện (đầu vào): Qui mô phát triển; Số lượng và cơ cấu
trình độ đội ngũ CB, GV, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Nhóm các chỉ số quá trình: số HS/GV; tỷ lệ lưu ban, bỏ học; Số giờ giảng
dạy...;
- Nhóm các chỉ số kết quả: Tỷ lệ HS tốt nghiệp; HS vào các trường CĐ, ĐH,
TCCN-DN và sự hài lòng của PHHS, XH...;.

VI. PHỤ LỤC


1. Các thông tin, tài liệu dự báo có liên quan.
2. Các tài liệu, số liệu thống kê về chất lượng giáo dục của nhà trường trong 5 năm
gần đây.
3. Các văn bản pháp quy của các cấp quản lý và của nhà trường có liên quan.
Bà Rịa, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Hiệu Trưởng

Võ đình Thuần

You might also like