You are on page 1of 9

CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu


Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu
thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật
Xây dựng.
Các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101
của Luật Xây dựng, bao gồm:
1. Các trường hợp quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch trong
trường hợp chủ đầu tư phải bảo đảm chứng minh được chỉ có nhà thầu duy nhất có khả
năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về quyết định của mình;
3. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đầu tư;
4. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư trong
trường hợp cấp bách và chủ đầu tư phải đảm bảo xác định rõ được năng lực và kinh
nghiệm của nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; trường hợp không cấp bách thì
phải tổ chức đấu thầu;
5. Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm
nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
6. Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135:
trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa
phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu
tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình chỉ định thầu áp
dụng cho trường hợp này;
7. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách vì
lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20
của Luật Đấu thầu trên cơ sở đề nghị của các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản
trị của các doanh nghiệp nhà nước và văn bản thẩm định về danh mục các dự án này của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung
ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà
nước có dự án liên quan phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu
thuộc các dự án đó theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
8. Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề
xuất của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có dự án liên quan và báo cáo thẩm
định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 41. Quy trình chỉ định thầu
1. Quy trình thực hiện chỉ định thầu đối với một gói thầu (trừ gói thầu có giá dưới
150 triệu đồng), bao gồm:
a) Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu;
d) Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
đ) Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
2. Hồ sơ yêu cầu
a) Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu, đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không cần nêu
tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa
chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) không cần nêu các yếu
tố để xác định giá đánh giá. Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu
cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng
chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công
việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời
gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần
thiết khác;
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu (trừ
tổng thầu thiết kế): yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số
lượng hàng hoá, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất
lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn
bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết
khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí "đạt",
"không đạt" và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
b) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định tại khoản 2
Điều 2 Nghị định này để bên mời thầu gửi cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn
bị hồ sơ đề xuất.
3. Hồ sơ đề xuất
Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu
cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương nại.
4. Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu
a) Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về
các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên
mời thầu có thể mời nhà thầu đến thương thảo, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung
các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà
thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và
biện pháp tổ chức thi công của hồ sơ yêu cầu;
b) Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi hồ sơ đề xuất đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn
cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán (giá gói thầu) được duyệt cho
gói thầu.
5. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu
a) Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người quyết định
đầu tư phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ
tư vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói
thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói
thầu từ 1 tỷ đồng trở lên; chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tư
vấn có giá dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới
1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 1 của
Luật Đấu thầu;
b) Đối với gói thầu thực hiện chỉ định thầu thuộc dự án quy định tại điểm c khoản
1 Điều 20 của Luật Đấu thầu, chủ đầu tư trình báo cáo kết quả chỉ định thầu lên người có
thẩm quyền hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 7 Điều 40 Nghị định này.
6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành
thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết
hợp đồng.
7. Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch
họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu
thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6
Điều này nhưng sau không quá 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ
quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ
tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho
việc thực hiện và thanh toán.
8. Trường hợp được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được
thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án
tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu
thầu. Trong trường hợp này, dự toán là giá trị tương ứng với khối lượng công việc được
người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.
9. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án cải tạo, sửa chữa
lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu được áp
dụng chỉ định thầu khi thấy cần thiết nhưng phải bảo đảm quy trình chỉ định thầu quy
định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, trừ trường hợp nêu tại khoản 10 Điều này.
10. Đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới 150 triệu đồng, khi áp dụng hình
thức chỉ định thầu cần thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê
duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được đề
nghị chỉ định thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội
dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng
hoá cần đạt được và giá trị tương ứng;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định
thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;
c) Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng xong, bên mời thầu trình chủ đầu tư
phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

* Những vấn đề xung quanh chỉ định thầu:


Chỉ định thầu: Hạn chế hay mở rộng?

Ngọc Thu thực hiện – Theo Báo Công nghiệp Việt Nam số 54 ngày 10/8/2005

Thời gian qua, hình thức chỉ định thầu đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong việc phát huy
nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát
hiện ra một số vấn đề làm giảm hiệu quả của các dự án và giảm tính cạnh tranh của doanh
nghiệp. Hiện, dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công đang được trình Quốc hội xem xét và
có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc nên mở rộng hay thu hẹp hình thức chỉ định
thầu. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Quản lý Đấu thầu (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) thành viên Ban Soạn thảo đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo
Công nghiệp Việt Nam.

Thế giới cho phép mà Việt Nam cấm thì hơi vô lý

- Nhiều ý kiến cho rằng, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu không
hiệu quả bằng, ông có ý kiến gì về những nhận định trên?

Ông Nguyễn Việt Hùng: Quả thật, so với hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu
không hiệu quả bằng. Số liệu thống kê cho thấy, mức tiết kiệm trong đấu thầu rộng rãi
(mức mà ta trúng thầu qua đấu thầu rộng rãi so với giá gói thầu ban đầu-PV) vào khoảng
15-16%. Trong đấu thầu hạn chế thì con số này vào khoảng 8-9%, còn trong chỉ định
thầu thì khoảng 0.3 hoặc 0%. Phải nói rằng chỉ định thầu có tính cạnh tranh không bằng
các hình thức khác. Cho nên đây được coi là một hình thức đặc biệt chứ không phải là
hình thức chủ yếu trong quy chế đấu thầu.

- Nếu tính cạnh tranh của chỉ định thầu không mạnh, tại sao chúng ta không loại
bỏ hình thức này?

- Tôi cho rằng, thế giới cho phép dùng hình thức chỉ định thầu mà Việt Nam cấm nó thì
hơi vô lý. Chỉ có điều cần đưa ra những thủ tục, chế tài nào để giảm thiểu những rủi ro
của hình thức này. Trong thực tế, chỉ định thầu ở một số trường hợp là tối cần thiết.
Chẳng hạn, một nhà máy điện có sự cố, mất điện, không khắc phục ngay mà lại đi thông
báo mời thầu, lập hồ sơ đánh giá mất hàng tháng thì không thể được. Hay một cái giếng
khoan dầu mang lại doanh thu hàng triệu USD một ngày nếu bị tắc, thì phải cho chỉ định
thầu để mà sửa ngay. Hoặc những vấn đề liên quan đến sản phẩm thử nghiệm, bí mật an
ninh quốc phòng…thì làm sao có thể công khai tất cả. Rồi những gói thầu trị giá nhỏ như
trong Quy chế quy định là dưới 1 tỷ đồng…
Không có giới hạn dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu

- Như vậy sẽ không có giới hạn là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu?

- Đúng vậy, không có giới hạn bằng tiền là dự án giá trị bao nhiêu sẽ được chỉ định thầu.
Điều quan trọng là có đủ lý do để mà chỉ định thầu hay không. Phải lý giải được tại sao
không đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế mà lại chỉ định thầu?

Chúng ta có nhiều công trình được chỉ định thầu mà tôi thấy không gặp phải vấn đề gì cả,
ví dụ đường Hồ Chí Minh hồi chỉ định thầu tổng dự toán vào khoảng 3.200 tỷ đồng, hay
một công trình mang tính cấp bách của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là san lấp mặt bằng
được chỉ định thầu 65 tỷ đồng và một loạt công trình thủy điện hiện tại được Thủ tướng
cho phép thực hiện theo hình thức tổng thầu.

- Ông nói cần đưa ra những chế tài để giảm thiểu những rủi ro của hình thức chỉ
định thầu, có thể hiểu những chế tài hiện hành của ta chưa đủ mạnh?

- Trong Thông tư gần đây nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn hết sức chi tiết
trình tự, quy trình thực hiện chỉ định thầu. Nó cũng na ná như một quá trình đấu thầu
nhưng mà rút gọn hơn. Theo đó, bên chủ đầu tư sẽ đưa ra các yêu cầu tương tự như một
hồ sơ mời thầu để xem công việc cần những gì, trên cơ sở đó, đơn vị được chỉ định thầu
đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện, tiến độ và các chi phí. Sau đó người ta mới đánh giá
với mức chào hàng như vậy đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính…thì người
ta mới chuyển sang thương thảo ký hợp đồng. Điều đó có nghĩa rằng, nếu như nhà thầu
không đáp ứng được hoặc bị chấm không đạt thì người ta có thể lựa chọn đơn vị khác để
chỉ định thầu hoặc nhà thầu sẽ phải làm lại hồ sơ đó. Như vậy, quy trình chỉ định thầu là
tương đối chặt chẽ. Đặc biệt giá trong chỉ định thầu phải là dự toán được duyệt và không
được vượt mức dự toán đó.

Tuy nhiên các quy định dù tốt đến mấy thì cũng chỉ là trên giấy. Cũng là chỉ định thầu
nhưng có nơi làm rất tốt, có nơi làm rất kém, thậm chí là không bảo đảm chất lượng. Đó
là sản phẩm của người thực hiện.

Thu hẹp hay mở rộng diện được chỉ định thầu còn phải bàn

- Vậy trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công sẽ bị thu hẹp hình thức chỉ định
thầu?

- Luật Đấu thầu mua sắm công mới dự thảo lần đầu, tuy nhiên qua tinh thần báo cáo về
Pháp lệnh đấu thầu thì các đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng có lẽ hiện
trạng cho phép chỉ định thầu trong Quy chế là hơi rộng quá. Để tăng cường hiệu quả cũng
như quản lý chặt hơn tiền của Nhà nước, nhiều đại biểu cho rằng cần phải thu hẹp hơn
diện được chỉ định thầu và có những quản lý chặt chẽ hơn. Cũng có người cho rằng chỉ
định thầu cần được mở rộng hơn, Những ý kiến này cho rằng con số 1 vài tỷ đối với một
số địa phương là con số quá nhỏ không cần phải đưa lên duyệt ở cấp cao hơn, nên để ở
địa phương chủ động hơn trong quá trình thực hiện. Nhưng vấn đề này còn phải trao đổi
nhiều.

Người ta vẫn lách luật vì các chế tài xử lý chưa hiệu quả

- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công, hình thức chỉ định thầu có điểm gì
khác so với Quy chế hiện hành?

- Trong dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công có điểm mới là đưa ra một loạt các chế tài
xử lý vi phạm. Theo đó có 3 loại hình xử lý vi phạm: Một là nếu như vi phạm gây ra thua
thiệt tài chính, thất thoát thì người nào gây ra (có thể là chủ đầu tư, hoặc bên mời thầu,
nhà thầu, cơ quan quản lý…) phải đền bù bằng tiền; Hai là có những điều nghiêm cấm
không được vi phạm như thông đồng, móc ngoặc, gian lận…sẽ bị đưa vào danh sách đen.
Xử phạt danh sách đen có thể không chỉ bằng tiền mà còn cấm không được tham gia đấu
thầu trong một thời gian nào đó; Ba là những vi phạm không gây hiệu quả nghiêm trọng
sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo.

- Ông cho rằng với chế tài như vậy, những tiêu cực trong chỉ định thầu sẽ được hạn
chế?

- Về mặt kỹ thuật, nội dung thì Quy chế hiện hành của chúng ta không thua kém quy định
về đấu thầu trên thế giới. Nhưng người ta vẫn lách luật được vì chế tài xử lý chưa hiệu
quả. Hiện tại việc xử lý vi phạm vẫn thuộc về người có thẩm quyền ra quyết định. Nếu
người có thẩm quyền mà không khách quan thì rất khó.

Chỉ định thầu: Coi chừng bị lợi dụng!


(Đăng ngày 27 tháng 02 năm 2009)

Sau chủ trương ủy quyền cho các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được quyết định chỉ định thầu đối với dự án có mức vốn tối
đa không quá 5 tỷ đồng, một số địa phương đã “nhanh chân” gửi danh mục dự án.

Khoảng từ 2.000 - 3.000 tỷ đồng trung bình mỗi địa phương, theo ước tính của Cục Quản
lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số vốn trong danh mục dự án chỉ định thầu
của các tỉnh, thành phố gửi về có thể lên đến 150.000 -160.000 tỷ đồng, bằng khoảng một
nửa tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm 2009.

Nếu tính cả các bộ, con số có thể lên đến 60-70%.

“Một số địa phương gần như đưa tất cả các dự án trên địa bàn vào diện chỉ định thầu, với
phương châm chờ cắt bớt đi là vừa”, ông Đặng Huy Đông, Cục trưởng Cục Quản lý đấu
thầu bức xúc.

Chỉ định thầu là một trong những giải pháp để góp phần thực hiện chủ trương kích cầu
của Chính phủ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải được triển khai sớm, thúc đẩy tiến độ thực
hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện chỉ định thầu trong điều kiện vẫn đảm bảo sử
dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát là vấn đề không dễ giải quyết.

Chỉ có khoảng 10 ngày để trình văn bản hướng dẫn lên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, trong trọn sáng ngày 26/2, Cục Quản lý đấu thầu đã thảo luận với các bộ, ngành, địa
phương và tập đoàn, tổng công ty để lấy ý kiến cho dự thảo. Theo dự kiến, văn bản sẽ
được ký vào ngày mai để kịp ban hành trong tháng 2/2009, theo đúng chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ.

“Đưa tiêu chí thế, chỉ định thầu được hết!”

Một trong những điều kiện để gói thầu nằm trong diện chỉ định thầu là phải thuộc dự án
cấp bách, vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng. Quan điểm phản biện cho rằng,
đã là dự án thuộc nguồn vốn ngân sách thì đều là vì lợi ích quốc gia cả.

Nêu quan điểm về vấn đề này, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng cần cụ
thể hóa hơn công trình nào, dự án, hay gói thầu nào “chứ nếu cứ đưa tiêu chí thế này mà
ra văn bản thì chúng tôi chỉ định thầu được hết”.

Một ví dụ liên quan cũng được ông Đặng Huy Đông đưa ra, với mức quy mô dưới 5 tỷ thì
các dự án ở xã, phường thuộc diện này hết. Cụ thể, với khoảng 11.000 xã phường thì tổng
số vốn dự án chỉ định thầu đã có thể lên đến 55.000 tỷ đồng.

“Điểm mới” của dự thảo so với văn bản chỉ đạo của Thủ tướng là cho phép các tập đoàn,
tổng công ty cũng được chỉ định thầu. Xét đối với điều kiện dự án an ninh an toàn năng
lượng, có ý kiến cho rằng như vậy các dự án của Tập đoàn Điện lực sẽ “nằm trọn” trong
diện này.

Để “khống chế” các dự án chỉ định thầu, một điểm được ban soạn thảo đưa ra, đó là tổng
giá trị các gói thầu đề nghị chỉ định thầu trong danh mục dự án không vượt quá 20% tổng
vốn Nhà nước cho xây dựng cơ bản trong năm kế hoạch. Tuy nhiên, theo một số ý kiến,
“rào cản” này có thể khó phát huy hiệu lực.

Đại diện của Hà Nội cho biết, dự án cầu Vĩnh Tuy trị giá 7.000-8.000 tỷ đồng là chỉ định
thầu, có dự án ODA kéo dài 10 năm cũng xin được chỉ định thầu. “Bàn về 20%, thực tế là
địa phương chúng tôi đã vượt quá rất nhiều”, vị này nói.

“Có thể bị lợi dụng để trục lợi!”

Sự cẩn trọng của cơ quan soạn thảo là không thừa, bởi những “kẽ hở” và “lỗ thủng” của
chính sách rất có thể bị lợi dụng để trục lợi. “Chỉ định thầu thì rủi ro về trục lợi cá nhân
rất lớn”, ông Đặng Huy Đông nói.

Với điều kiện là gói thầu “cấp bách”, thực tế cho thấy nhiều dự án, dù có kế hoạch từ rất
sớm, nhưng lại bị cố ý kéo dài, dẫn đến thời gian triển khai còn ít và trở nên cấp bách một
cách “cưỡng bức”. Như vậy, mọi dự án cũng đều có cơ hội “lọt vào” diện được chỉ định
thầu.

Kinh nghiệm từ thực tế, ông Đặng Huy Đông chia sẻ thêm thông tin. Ví dụ, dự án liên
quan đến sự kiện Việt Nam đăng cai giải thể thao trong nhà vào năm 2010, nhưng cho dù
đã được chuẩn bị từ năm 2007, đến nay có dự án vẫn chưa đâu vào đâu.

Và cứ như vậy, các dự án vào diện “cấp bách” cả!

Nhiều quan điểm cho rằng khu vực vùng sâu, vùng xa, dự án đặc thù, dự án đầu tư thiết
bị công nghệ cao… thuộc diện ít có nhà thầu đủ khả năng đảm đương thì nên cho phép
chỉ định thầu.

Viện dẫn Luật Đấu thầu, ông Đặng Huy Đông lập luận rằng nếu chỉ có một nhà thầu thì
theo Luật vẫn chấp nhận để trúng thầu, và nếu vậy, quá trình thanh toán sẽ thuận lợi hơn
nhiều, kho bạc Nhà nước cứ căn cứ hợp đồng mà thanh toán, không “cự nự” gì.

Ngược lại, trường hợp chỉ định thầu thì phải đối chiếu với đơn giá của Nhà nước, và
thường rất mất thời gian cho phía nhà thầu để nhận được tiền theo tiến độ khối lượng thi
công.

“Tôi không hiểu lý do gì mà đấu thầu thì không ai tham gia, nhưng chỉ định thầu thì giải
quyết được!”, ông Đông đặt vấn đề.

Vị Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cũng dẫn chứng một số trường hợp, do phía chủ đầu
tư có doanh nghiệp “ăn cánh”, đã lập hồ sơ mời thầu để không đơn vị nào có thể trúng
thầu được. Cuối cùng mục đích là để được chỉ định thầu cho đơn vị thân quen.

“Nguyên nhân chậm chế ảnh hưởng đến dự án thì đấu thầu chỉ chiếm khoảng 15%, còn
lại 85% là các nguyên nhân khác như giải phóng mặt bằng, quy hoạch…”, ông Đông nói.

Thẳng thắn nhìn nhận, vị Cục trưởng này còn chỉ rõ trách nhiệm của phía chủ đầu tư. “Có
những dự án cho chỉ định thầu thì vẫn chậm, chỉ bởi vì trong nội bộ phía chủ đầu tư có
xung đột lợi ích, khiến việc chỉ định nhà thầu chưa thể được ký duyệt. Chậm là do con
người, nhùng nhằng quyền lợi…”, ông Đông trầm giọng.

“Nếu thấy trách nhiệm thì hãy đấu thầu!”

Việc trao quyền chỉ định thầu vào tay bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh là đặt cả
trách nhiệm rất lớn vào người đưa ra quyết định chỉ định thầu.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, mặc dù một số gói thầu mua sắm thuốc dập dịch thuộc diện
được chỉ định thầu, nhưng Bộ này cũng không “dám” chỉ định mà chuyển qua đấu thầu
hết vì “ngại” trách nhiệm.

Cũng đồng tình với quan điểm này, một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM
cho biết, địa phương này có tới 400 dự án trình lên Chính phủ trong danh mục các dự án
chỉ định thầu, nhưng bản thân phía Thành phố không ủng hộ việc chỉ định thầu "tràn lan"
với các dự án này.

Cùng quan điểm, ông Đặng Huy Đông nhận định: “Vừa rồi, các địa phương đưa danh
sách dự án thế thôi. Nếu cho quyết thì chắc gì dám quyết tràn lan đâu. Vì còn ngại thanh
tra, ngại công an vào cuộc...”.

Khẳng định thêm quan điểm nên hạn chế chỉ định thầu, ông Đông cho rằng trường hợp có
thể đầu thầu thì nên để đấu thầu sẽ tốt hơn cho nhà thầu trong khâu thanh toán, giảm áp
lực trách nhiệm với phía chủ đầu tư.

“Nếu đều có trách nhiệm, có ý thức thì đâu cần bàn tới văn bản hướng dẫn chỉ định thầu.
Nếu thấy trách nhiệm thì hãy đấu thầu!”, ông Đông kết.

Theo VnEconomy

You might also like