You are on page 1of 6

BÀI LUẬN MÔN LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ

MÔN MỸ HỌC

Họ và tên: Vũ Hà Anh
Lớp: Sư phạm âm nhạc

I. LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG ĐÔNG


Câu hỏi: Hãy nói về những đặc điểm cơ bản của âm nhạc truyền thống
các nước Đông Nam Á? Dùng những dẫn chứng trong âm nhạc truyền
thống Viêt Nam để minh họa?

Các nước Đông Nam Á bao gồm 11 nước, đó là: Mianmar, Việt Nam, Lào,
Thái Lan, Campuchia, Philippiens, Brunei, Malaixia, Singapore, Indonesia
và Đông Timor trong đó có 5 nước là đất liền và có 6 nước là hải đảo.
Ân nhạc của các nước Đông Nam Á có thể chia thành 5 thời kỳ: Thời kỳ văn
hóa cơ tầng, thời kỳ sinh thành, thời kỳ phát triển, thời kỳ thành thục và thời
kỳ sang tạo ra những nền âm nhạc mới.
Âm nhạc các nước Đông Nam Á trong các thời kỳ tựu chung lại nổi bật lên
một số đặc trưng cơ bản.
1. Các quốc gia Đông Nam Á hầu hết là quốc gia đa sắc tộc nên âm nhạc
truyền thống của họ rất phong phú.
Việt Nam có 64 dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc lại có một thứ ngôn ngữ
riếng khác nhau. Vì vậy nền âm nhạc của mỗi dân tộc lại có đặc trưng riêng
rất đặc sắc và phong phú.
Dân tộc Kinh có nền âm nhạc là những làn điệu dân ca mượt mà, nhẹ nhàng,
tình cảm và dễ đi vào long người. Còn vùng núi rừng Tây Nguyên lại có
những bài hát, những bài hát sử thi hung vĩ,đồ sộ.
2. Quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc liên quan chặt chẽ đến
các ngành văn học, mỹ thuật, sân khấu, thơ ca…
3. Các tôn giáo, nhất là đạo Phật, đạo Islam, đạo Hindu có ảnh hưởng
lớn đến sự tồn tại và phát triển của âm nhạc.
Những phương pháp tụng đọc kinh điển của Ấn Độ đã được lưu truyền qua
các nghi lễ của đạo Hindu và Đại thừa Phật giáo đã ảnh hưởng tới các hình
thức ca xướng và hát nói của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt đạo Hindu là nơi đã sinh ra nhiều loại múa hát và âm nhạc được
trình diễn trong các nghi thức tế lễ đã có ảnh hưởng tới môt số nước Đông
Nam Á.
4. Nhạc cụ và lý luận âm nhạc Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến âm nhạc truyền thống Đông Nam Á.
Ở Việt Nam có chiếc kèn bầu là nhạc cụ điển hình có nguồn gốc xuất xứ từ
Ấn Độ. Sau này chiếc kèn này được đưa đến và phát triển tại Trung Quốc và
Việt Nam đã thu nhập chiếc kèn từ Trung Quốc và cho đến ngày nay chiếc
kèn này trở thành nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra có một số
nhạc cụ truyền thống của Việt Nam nhưng thực chất chúng ta thu nhập từ
Trung Quốc như đàn tranh, tam thập lục, đàn tam, đàn tì bà…
5. Âm nhạc cổ điển bác học Đông Nam Á mà âm nhạc cung đình là hạt
nhân trung tâm thường có sự kết hợp với sân khấu ( múa, kịch đeo mặt nạ,
kịch con rối)
Nhạc lễ cung đình Việt Nam ra đời vào thời nhà Lý( thế kỷ 11),ngoài ra còn
có them loại hình sân khấu cung đình chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giải trí
của vua chúa, triều đình, hoang gia như sân khấu tuồng trong cung đình Việt
Nam.
6. Nhiều tác phẩm sân khấu Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng về nội
dung đề tài từ các sử thi nổi tiếng của Ấn Độ( sử thi Ramayana, sử thi
Mahabhrarata)
Ở Việt Nam có sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, sử thi Cây nến thần
của người M’nông, trường ca Đam San của Tây Nguyên.
7. Các nhạc cụ chế tác bằng đồng, tre nứa có vị trí quan trọng và chiếm
số lượng lớn trong nhạc cụ Đông Nam Á, trong đó cồng chiêng và khèn bè
được coi là nhữn nhạc cụ tiêu biểu nhất của Đông Nam Á.
8. Người Đông Nam Á sử dụng nhạc cụ thiên về hòa tấu hơn là độc tấu.
Trong các hòa tấu dàn nhạc của Đông Nam Á, nhạc cụ gõ đóng vai trò quan
trọng.
Ở Việt Nam có phường bát âm là có 8 loại nhạc cụ hòa tấu với nhau để tạo
thành một ban nhạc và thường được sử dụng trong cung đình.
9. Các nước Đông Nam Á sử dụng những điệu thức 5 âm không bán
cung, thang âm slendro, pelog…
Ở Việt Nam, những bài dân ca sử dụng thang âm 5 âm không bán cung
chiếm tỷ lệ cao nhất. Ví dụ như bài Lý dĩa bánh bò(dân ca Nam Bộ), Cây
trúc xinh, Ra ngõ mà trông, Lý Hoài Nam, Lý ngựa ô….
10. Về tiết nhịp, chủ yếu sử dụng loại nhịp phân đôi.
Các bài dân ca Việt Nam hầu hết sử dụng nhịp 2/4 tức là nhịp phân đôi và
không có nhịp khác.
11. Trong các hòa tấu nhiều bè, âm nhạc Đông Nam Á cũng tạo thành các
lớp nhưng lấy chuyển động chiều ngang là cơ bản, cùng với sự so le tinh vi
giữa các bè đã tạo ra loại nhạc phức âm ( heterophonie)
12. Âm nhạc truyền thống Đông Nam Á chủ yếu được bảo tồn và lưu
truyền bằng phương pháp truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề.
Âm nhạc Việt Nam thời xưa thường sử dụng ngũ cung là Hò xừ xang xê
cống và chưa có 5 dòng kẻ như bây giờ nên muốn truyền dậy lại cho người
khác thường chỉ dậy bằng truyền khẩu chứ không viết ra được.
13. Tùy từng mức độ khác nhau, âm nhạc các nước đều chịu ảnh hưởng
của âm nhạc phương Tây, nhất là từ khoảng nửa sau thế kỷ 19.
Ở Việt Nam từ thế kỷ 19 các nhạc sĩ đã sang tác các tác phẩm có hơi
hướng phương Tây như sử dụng nhịp 3 và có chuyển động lên xuống tạo
cao trào cho bài hát.
II. MỸ HỌC ÂM NHẠC
Câu hỏi: Tại sao trong Mỹ học người ta lại lấy cái đẹp làm trung tâm
cho những phạm trù thẩm mỹ? Dẫn chứng?

Mỹ học là một môn triết học đóng vai trò thế giới quan, nhân sinh quan, diễn
đạt quan niệm dưới dạng các khái niệm phạm trù và là một môn tìm hiểu về
cái đẹp.
Đối tượng để thẩm định cái đẹp, tức là đối tượng thẩm mỹ, bao gồm 5 phạm
trù cơ bản: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả.
Đẹp và các dạng phái sinh-duyên dáng, kiều diễm, xinh xắn, mực thước.
Xấu và các dạng phái sinh-khả ố, nhơ bẩn, thấp hèn.
Bi và các dạng phái sinh-chết choc, thống khổ, quằn quại, bi đát.
Hài và các dạng phái sinh-đáng cười, châm biếm, trào lộng, đả kích..v.v
Cao cả và các dạng phái sinh-hùng tráng, vĩ đại, uy nghi…
Cái đẹp là phạm trù trung tâm, các phạm trù xấu, bi, hài, cao cả đều tồn tại
xung quanh cái đẹp.
Cái đẹp là đại diện cho thẩm mỹ, cái đẹp trong cuộc sống của con người, của
nhân loại như là không khí và nước uống và ánh sáng. Thiếu nó con người
không thể tồn tại, không thể có niềm tin vào cuộc sống, xa rời nó con người
trở nên cô đơn, chống lại nó con người trở nên thấp hèn. Cái đẹp giữ một vị
trí hết sức quan trọng trong đời sống của con người, cái đẹp làm phong phú
đời cống con người và xã hội. Thực tiễn của toàn bộ lịch sử nhân loại cho
thấy ở đâu có cái đẹp, ở đâu cái đẹp xuất hiện thì ở đó con người có tình yêu
và hạnh phúc, ở đâu khát vọng nhập vào tình cảm con người thì xã hội
không ngừng hoàn thiện, quan hệ giữa con người và con người ngày càng
vui tươi và hạnh phúc. Không phải vô cớ mà nhà văn người Nga
Đôstôiepxki đã nói một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Cái đẹp đã cứu rỗi nhân
loại”.
Cái đẹp mang trong mình một giá trị, nhưng giá trị mà nõ mang không tồn
tại vĩnh hằng trường cửu, mà nó vừa mang vẻ đẹp thời sự, vưa mang tính
muôn thủa.
Cái đẹp thời sự là hôm nay đẹp, nhưng ngày mai nó sẽ không còn đẹp nữa.
Ví dụ như mốt quần cáo, có thể là hôm nay cái áo này là đẹp là hợp mốt
nhưng ngày mai cái áo trở nên lỗi mốt và không còn được coi là đẹp nữa.
Tuy nhiên, cũng có cái đẹp mang tính trường cửu, đó là những cái đẹp đã đạt
đến mức trác tuyệt, cái đẹp đó sẽ tồn tại mãi mãi, ví dụ như: Truyện Kiều
của Nguyễn Du…
Nói đến cái đẹp chúng ta sẽ nhìn nhận đánh giá cái đẹp ở hai hệ tiêu chí, tính
chân thiện mĩ, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại.
Nguồn gốc chân chính của cái Đẹp là lao động xã hội của con người. Từ xa
xưa do lao động mà con người từ cảm giác mà dần dần có cảm xúc thẩm mĩ,
cảm nhận được cái đẹp để dần đến vai trò chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Lịch sử
của cái đẹp là lịch sử của lao động và long nhân đạo, ở đâu thiếu lao động,
không có tình yêu con người thì ở đó không có cái đẹp chân chính.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, cái đẹp là linh hồn sống của nghệ thuật. Vì cái
đẹp mà nghệ thuật mới tồn tại. Không có cái đẹp thì nghệ thuật không có
công chúng. Công chúng đến với nghệ thuật để nghệ thuật mach bảo con
đường chiếm lĩnh cái đẹp.
Cái đẹp trong thiên nhiên là có tính cân bằng, cân đối, tỉ lệ hợp lý với màu
sắc, đường nét, dáng vẻ…có tính hài hòa, hoàn thiện. Vẻ đẹp của phong
cảnh thiên nhiên và sự tuyệt mỹ của cơ thể người là những biểu hiện kỳ diệu
nhất của cái đẹp tự nhiên.
Trong đời sống ở đâu cái đẹp cũng làm chuẩn cho các giá trị. Trong lao
động, sinh hoạt, học tập, thưởng thức, thưởng ngoạn..v.v đều mong muốn
tìm đến cái đẹp.
Cái đẹp là khách quan nhưng lại có những quan niệm chủ quan về cái đẹp
nhưng những quan niệm chủ quan về cái đẹp bao giờ cũng là tương đối và
đều được quy định trước tiên do những nguyên nhân lịch sử và xã hội nhất
định. Mỗi thời đại, mỗi giai cấp trong xã hội có những tiêu chuẩn của nó về
cái đẹp, những tiêu chuẩn mà suy ra tới cùng là được để xướng ra do những
lợi ích thực tiễn nhất định.
Cái đẹp trong xã hội có liên quan đến các lý tưởng chính trị và lý tưởng đạo
đức. Một xã hội đẹp là ở đó chủ nghĩa nhân đạo thấm sâu vào các quan hệ
giữa con người với con người. Chủ nghĩa nhân đạo trở thành văn hóa và văn
minh xã hội. Sự công bằng, văn minh, dân chủ, bình đẳng và tự do, đó là cơ
sở chủ quan của cái đẹp xã hội. Mực thước để thẩm định cái đẹp được xác
định ở chỗ một hiện tượng xã hội này, khác, có ý nghĩa đến mức nào đối với
nhân dân, đối với sự tiến bộ xã hội. Tất cả những gì trong cuộc sống xã hội
mà giúp ích cho quá trình tiến lên của xã hội đều là đẹp.
Cái đẹp trong sản xuất là tạo ra sản phẩm đẹp, có chất lượng, đáp ứng nhu
cầu và thị hiếu người tiêu dùng
Cái đẹp trong nghệ thuật gồm ba yếu tố cấu thành: phản ánh chân thực và
sáng tạo cuộc sống của con người, của xã hội trong tính toàn vẹn, đa diện, cụ
thể và sinh động; có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức; sự chân thành và
triệt để của ý thức xã hội được nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm.
Con người vươn tới cái đẹp, muốn vun trồng cái đẹp, tôn vinh cái đẹp, vĩnh
hằng hóa cái đẹp nên đã sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật: nghệ thuật
không gian, nghệ thuật thời gian và nghệ thuật không gian-thời gian.

You might also like