You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Lịc sử hình thành:

Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế.
Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là
một trong những hành vi thương mại không lành mạnh. Một số nước đã có những đạo
luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế từ rất sớm [1]. Trên bình diện
quan hệ thương mại đa biên, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
năm 1947 là văn kiện pháp lý đầu tiên quy định về vấn đề này (Điều VI). Năm 1967,
các Bên ký kết của GATT đã thỏa thuận “Hiệp định về thực hiện điều VI của GATT”,
thường được gọi là Bộ luật chống bán phá giá. Trong vòng đàm phán Tokyo, Hiệp
định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979.

Cuối cùng, với kết quả của Vòng đàm phán Uruguay, vấn đề bán phá giá và biện pháp
chống bán phá giá được điều chỉnh bởi “Hiệp định về thực hiện điều VI của Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại năm 1994” (sau đây gọi tắt là Hiệp định ADA)
2/ Khái niệm:
2.1/ phòng vệ thương mai:
2.2/ Chống bán phá giá:

Điều VI. 1 của GATT coi bán phá giá là việc “sản phẩm của một nước được đưa vào
kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường
của sản phẩm”[2]. Cụ thể hơn, điều 2.1 của Hiệp định ADA định nghĩa: “một sản phẩm
bị coi là bán phá giá... nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một
nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường”.

Đặc điểm
- là hiện tượng phân biệt giá giữa giá xuất khẩu và giá thong thường…
- chủ thể thực hiện hành vi xuất khẩu
chống bán phá giá là biện pháp mà nhà nước áp dụng đối với những chủ thể có
hành vi bán phá giá
Lý do:- bán phá giá là hành vi cạch tranh không làn mạnh,bóp méo hoạt động
thương mai thông thường.
- tương lai đe dọa quyền và lợi ích của người tiêu dùng của nước nhập khẩu.
Tuy nhiên không phải mọi hành vi bán phá giá là xấu...
- Hiện nay các nước đang lạm dụng biện pháp này để bảo hộ nền sản xuất trong
nước.
Diều kiện áp dụng: - có hành vi bán phá giá
- có thiệt hại: - thực tế xảy ra
- đe dọa gây thiệt hại; lúc này biện pháp chống bpg –biện pháp phòng vệ

You might also like