You are on page 1of 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ
KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Công trình : CHUNG CƯ CÁT LÁI


Địa điểm : PHƯỜNG CÁT LÁI, QUẬN 2, TP. HCM

Năm 2010
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ
KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Công trình : CHUNG CƯ CÁT LÁI


Địa điểm : PHƯỜNG CÁT LÁI, QUẬN 2, TP. HCM

Tp. HCM, ngày tháng năm 2010


BAN QLDA ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ LẬP NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG THỦ THIÊM Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng
CHỦ ĐẦU TƯ miền Nam

Năm 2010
GIỚI THIỆU

Tên dự án: CHUNG CƯ CÁT LÁI


Địa điểm: Phường Cát Lái, quận 2, Tp. HCM
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thủ Thiêm
Địa chỉ: Lầu 1, Cao ốc An Lộc, phường An Phú, quận 2, Tp. HCM
Đơn vị Tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tổng Hợp

Khảo sát địa chất phục vụ cho xây dựng, hay khảo sát địa chất công trình (ĐCCT),
là việc nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp điều kiện tự nhiên của vùng hay địa điểm xây
dựng. Đây là công việc mở đầu không thể thiếu trong xây dựng.
Khảo sát ĐCCT nhằm thu thập những số liệu cần thiết về địa hình, địa mạo, địa
chất, các tính chất cơ lý, sự phân bố trong không gian các lớp đất, đá, các quá trình và
hiện tượng địa chất động lực công trình, cũng như đặc điểm về khí tượng, thủy văn có
liên quan.... Việc này giúp lựa chọn vị trí xây dựng công trình phù hợp, tương thích với
quy mô công trình. Đồng thời giúp người thiết kế lập được bản thiết kế công trình hợp lý,
lựa chọn các giải pháp thi công, xử lý nền móng an toàn, tiết kiệm, dự báo những biến
đổi của môi trường địa chất có thể nảy sinh trong quá trình xây dựng và đưa công trình
vào sử dụng sau này.
Khối lượng công việc và phương pháp khảo sát địa chất dựa trên:
1. Các nghị định của Chính phủ, Quyết định của Ủy ban nhân dân, Thông tư và Tiêu
chuẩn Xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành;
2. Kết quả khảo sát địa chất trong khu vực đã có;
3. Điều kiện ĐCCT khu vực xây dựng;
4. Quy mô công trình.
Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tổng Hợp lập Nhiệm
vụ khảo sát địa chất cho công trình trên gồm các nội dung chính sau:
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ..........................................................................................................2
II.MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT..................................................................................................2
III.PHẠM VI KHẢO SÁT VÀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH.......................................................2
IV.PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT........................................................................................3
V.KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN:..........................................................................................5
VI.CÁC TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐƯỢC ÁP DỤNG .....................................................5
VII.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..................................................................................................6

1
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Nghị định số 12/2009 NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 209/2004 NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
 Thông tư 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn
khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình;
 Quyết định 9630/QĐ-UBND ngày 09/7/2010 về thẩm định, phê duyệt quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quy mô 5,7ha thuộc dự án Khu dân cư Cát Lái diện tích
152,92ha, phường Cát Lái, quận 2.
II. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT
Công tác khảo sát địa chất công trình tại đây nhằm mục đích:
 Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu về điều kiện địa chất công trình của
khu vực khảo sát;
 Cung cấp các thông tin về cấu trúc của nền địa chất trong khu vực khảo sát, bao
gồm: thế nằm, phân bố không gian của các lớp đất, đá, tính chất vật lý và cơ học (độ
bền) của các lớp đất, đá nằm trong khu vực khảo sát;
 Cung cấp các thông tin về địa chất thủy văn, mực nước ngầm của khu vực khảo
sát;
 Phục vụ cho công tác lập dự án đầu tư.
III. PHẠM VI KHẢO SÁT VÀ QUY MÔ CÔNG TRÌNH
 Phạm vi khảo sát:
o Địa điểm: Phường Cát Lái, quận 2;
o Diện tích khu đất: 57.041,21 m2;
o Ranh giới khu đất:
- Phía Tây Bắc: Giáp đường giao thông số 61, 63 và khu nhà liên kế
vườn;
- Phía Tây Nam: Giáp khu nhà liên kế vườn và trục đường số 58;
- Phía Đông Nam: Giáp đường số 69 (trục giao thông đối ngoại, lộ giới
60m);
- Phía Đông Bắc: Giáp đường số 44 và khu đất quy họach trường đại học
Hàng Hải.

2
 Quy mô công trình: 4 block chung cư 12 tầng, 2 block chung cư 14 tầng, 2
block chung cư 18 tầng.
IV. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Dựa trên quy mô công trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan (mục VI), đơn vị
Tư vấn Thiết kế đề xuất việc khảo sát gồm những công tác như sau, khối lượng cụ thể
trong mục V.
1. Nhiệm vụ chủ yếu
3.Lấy mẫu
4.Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
5.Quan sát mực nước ngầm trong hố khoan
6.Lập phiếu lưu ký hố khoan
7.Thí nghiệm trong phòng
8.Lập báo cáo
1.Khoan
2.Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
3.Lấy mẫu nguyên dạng
4.Lấy mẫu nước trong hố khoan
5.Thí nghiệm trong phòng
6.Lập báo cáo khảo sát địa chất: 6 bộ bằng tiếng Việt.
2. Khoan
 Khoan được tiến hành theo tiêu chuẩn 22 TCN 259-2000;
 Thiết bị khoan: sử dụng là máy XY-1 hoặc XJ-100 và các thiết bị phụ trợ;
 Phương pháp: khoan xoay tuần hoàn dung dịch. Có thể sử dụng bentonite để
chống sập thành hố khoan nếu khoan trong tầng đất cát.
3. Lấy mẫu
Có 2 loại mẫu: nguyên dạng và không nguyên dạng.
 Mẫu nguyên dạng được lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2683:1991;
 Mẫu không nguyên dạng được lấy từ thí nghiệm SPT theo tiêu chuẩn TCXD
226:1999. Các mẫu không nguyên dạng dùng để so sánh với mẫu thí nghiệm trong
phòng vì vậy nên được bảo quản trong hộp hoặc túi nhựa để dễ dàng quan sát.
4. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
 Thí nghiệm SPT được tiến hành theo tiêu chuẩn TCXD 226:1999;
 Thiết bị thí nghiệm: đầu đóng và búa đóng. Đầu đóng có đường kính 51mm, dài
450mm. Búa có khối lượng 63,5 kg;
3
 Phương pháp thí nghiệm: tương ứng với thiết bị nêu trên.
5. Quan sát mực nước ngầm trong hố khoan
 Khi kết thúc khoan sau 24h, tiến hành đo mực nước trong hố khoan, nhằm ghi
nhận mực nước ngầm ổn định trong hố khoan tại thời điểm khoan. Ghi chép mực nước
ngầm vào phiếu lưu ký hố khoan làm số liệu tham khảo cho đơn vị thiết kế và thi công;
đồng thời, lấy mẫu nước để phân tích tính ăn mòn của nước đối với bê tông và kim loại.
6. Lập phiếu lưu ký hố khoan
 Phiếu lưu ký hố khoan được ghi chép các yếu tố, như: ký hiệu hố khoan, độ sâu
hố khoan, độ sâu lấy mẫu, mô tả vật liệu, ranh giới lớp đất, thí nghiệm SPT, mực nước
ổn định sau 24h, ngày khởi công, ngày kết thúc…
7. Thí nghiệm trong phòng
 Thành phần hạt : TCVN 4198:1995
 Độ ẩm : TCVN 4196:1995
 Dung trọng : TCVN 4202:1995
 Khối lượng riêng : TCVN 4195:1995
 Giới hạn Atterberg : TCVN 4197:1995
 Thí nghiệm cắt phẳng : TCVN 4199:1995
 Thí nghiệm nén lún : TCVN 4200:1995
 Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông : TCVN 5747:1993;
 Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ UU : ASTM D 2850-95
 Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ CU : ASTM D 4767-95
 Phân loại đất theo tiêu chuẩn : TCVN 5747:1993
 Số liệu thí nghiệm được thống kê và chỉnh lý theo quy trình : 20TCN74-1987.
8. Lập báo cáo
Báo cáo địa chất bao gồm các phần sau:
Phần I: Thuyết minh kỹ thuật
1. Giới thiệu
2. Phương án và khối lượng khảo sát
3. Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
4. Kết luận và kiến nghị
Phần II: Phụ lục
1. Sơ đồ bố trí hố khoan
2. Hình trụ hố khoan
4
3. Mặt cắt địa chất
4. Bảng tổng hợp các tính chất cơ lý
5. Bảng thống kê tính chất cơ lý
6. Các biểu kết quả thí nghiệm: tính chất cơ học và tính chất vật lý đất.
V. KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN:
Dựa trên quy mô công trình, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan (mục V), đơn vị Tư
vấn Thiết kế đề xuất khối lượng khảo sát dự kiến như sau:
1. Khoan
Căn cứ vào TCXD 160:1987, Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công
móng cọc, khối lượng khoan khảo sát dự kiến như sau:
 Khoan 12 hố khoan, mỗi hố sâu 60m. Tổng cộng: 720m;
 Khoan 04 hố khoan, mỗi hố sâu 80m. Tổng cộng: 320m;
2. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Tiến hành mỗi 2m. Tổng cộng: 520 thí nghiệm.
3. Lấy mẫu nguyên dạng
Tiến hành mỗi 2m, tại độ sâu không thí nghiệm SPT. Tổng cộng: 515 mẫu.
4. Lấy mẫu nước trong hố khoan
Lấy 10 mẫu nước tại 10 trong 16 hố khoan.
5. Thí nghiệm trong phòng
 Thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý thông thường: gồm độ ẩm, dung trọng, tỷ trọng, giới
hạn chảy, giới hạn dẻo, thành phần hạt, lực dính, góc ma sát trong, hệ số nén lún cho
515 mẫu nguyên dạng.
 Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ UU và CU: Tiến hành trong các lớp đất loại sét, khối
lượng thí nghiệm dự tính cho cả 2 lại 70 mẫu.
 Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông: 10 mẫu;
6. Lập báo cáo khảo sát địa chất: 6 bộ bằng tiếng Việt.
VI. CÁC TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐƯỢC ÁP DỤNG
 TCVN 4419:1987, Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
 TCXD 205:1987, Yêu cầu đối với khảo sát;
 TCXD 160:1987, Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc;
 22TCN 259:2000, Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình;

5
 TCXD 226:1999, Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn (SPT);
 TCXD 2683:1991, Đất xây dựng – Phương pháp bao gói, vận chuyển và bảo quản
mẫu;
 TCVN 4198;1995: Phương pháp xác định thành phần hạt;
 TCVN 4196:1995, Phương pháp xác định độ ẩm;
 TCVN 4195:1995, Phương pháp xác định khối lượng riêng;
 TCVN 4202:1995, Phương pháp xác định khối lượng thể tích;
 TCVN 4197:1995, Phương pháp xác định các giới hạn Atterberg;
 TCVN 4198:1995, Phương pháp xác định thành phần hạt;
 TCVN 4199:1995, Phương pháp xác định sức chống cắt bằng máy cắt phẳng;
 TCVN 4200:1995, Phương pháp xác định tính nén lún;
 TCVN 5747:1993, Đất xây dựng- phân loại;
 22 TCN 61:1984, Thí nghiệm mẫu nước ăn mòn thép, bê tông;
 ASTM D 4767-95, Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ CU;
 ASTM D 2850-95, Thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ UU;
 20TCN74:1987, Tổng hợp số liệu thí nghiệm.
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
 Khoan khảo sát ngoài thực địa: 30 ngày, kể từ ngày khởi công;
 Thí nghiệm trong phòng: 12 ngày, sau khi kết thúc khoan ngoài thực địa;
 Lập báo cáo kết quả khảo sát: 3 ngày, sau khi kết thúc thí nghiệm mẫu trong phòng;
 Tổng thời gian để thực hiện dự kiến là: 45 ngày.

You might also like