You are on page 1of 6

Chùa Phước Hải

Chùa tọa lạc tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai .Chùa được du khách gọi với cái tên
rất dân dã là chùa Bún Riêu .Chánh điện chùa thờ Phật Adiđà ở trên cùng nhưng theo
nguyện tắc cũng là tượng Thích Ca vì bên phải của Phật Adiđà là tượng Quan Thế Âm
Bồ Tát và bên phải là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát .Lớp tượng thứ 2 phía dưới là tượng
Tam Thế Phật gồm 3 pho tượng giống nhau tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương
lai .Lớp tượng thứ 3 được thờ trong Chùa là tượng Phật Nhập Niết Bàn ,co n các tượng
nhỏ xung quanh là tượng Dược Sư .Tiếp theo là tượng Phật Thích Ca sơ sinh một tay chỉ
lên trời một tay chỉ đất được thờ phía dưới .Phía dưới cùng là tượng Phật Di Lạc.

Nhìn ra phía ngoài bên tay phải của chúng ta là tượng Hộ Pháp .Bên tay trái là tượng
Tiêu Diện Đại Sĩ .Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cai quản cõi
vong hồn.

Phía sau chánh điện là nhà tổ .Nơi đây thờ tượng ông tổ Bồ Đề Đạt Ma quãi trên vai một
chiếc hài .Bồ Đề Đạt Ma là người đầu tiên truyền bá Thiền Tông từ An Độ sang Trung
Quốc .Sở dĩ ông quãi chiếc hài vì theo sự tích rằng khi ông đã viên tịch rồi người ta vẫn
thấy ông quãi chiếc hài về Tây Trúc .Ý nói ông thoát sắc phàm để trở về xứ Phật .Ông
mang luôn chiếc hài và chỉ để lại một chiếc hài trong quan tài .Đồng thời ông còn là tổ sư
của Võ Thiếu Lâm ,người ta đã thiết lập nên môn phái .Thiếu Lâm ở Chùa Thiếu Lâm
trên đỉnh Kiến Thất dãy núi Trung Sơn của tỉnh Hà Nam .Xung quanh nhà tổ là hình ảnh
bá tánh Phật Tử chết được đưa vào chùa để thờ .Phía sau là tượng Chuẩn Đề Bồ Tát có
trăm tay nghìn mắt để cưú chúng sinh.

Nhà Tưởng Niệm Chị Võ Thị Sáu


Ngôi nhà lưu niệm về nữ liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang Công An nhân dân Võ Thị
Sáu thật đơn sơ giản dị và khiêm nhường bên tỉng lộ 23 cách thị xã Bà Rịa 12km về phía
tây thuộc ấp Trường Thành xã Phứơc Long Thọ huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đây vốn là dãy nhà 8 gian do dân làng xây cất vào đầu thế kỉ XX tại trung tâm chợ Đất
Đỏ để các gia đính thuê ở. Khi Võ Thị Sáu lên 4tuổi ông bà thân sinh của chị là ông Võ
Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Dậu đến thuê gian nhà thứ 4. Ngôi nhà có kiến trúc dân dã
đặc trưng của làng quê Việt Nam, xung quanh được che bằng gỗ lợp mái âm dương nền
đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ, phòng ngoài dài 5m, ở giữa bài trí bàn
thờ Gia Tiên kệ bên vách phía phải là bộ ván gỗ, nơi chị em Sáu vẫn đang thường nằm
ngủ phía trong là nơi nghỉ của ong bà song thân, nối giữa phòng ngoài & phòng trong là
hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà ngôi nhà này đủ dể chứng kiến nhiều kỉ niệm về thời
thơ ấu và những ngày đầu tham gia những hoạt động bí mật của chị Sáu

Từ lúc niên thiếu chị Sáu vẫn thường theo cha phụ cắt cỏ cho ngựa ăn phụ giúp má chụm
lửa làm bánh hỏim chả giò bán ngoài chợ Đất Đỏ. Ngày 20/12/1946 khi cuộc kháng chiến
chồng thực dân Pháp bùng nổ, Chị Sáu được tổ chức cách mạng bí mật làm liên lạc cho
đội CA Thanh Niên Xung Phong của huyện, chị đã trực tiếp tham gia các hoạt động:trinh
sát nắm tính hình của địch,phá tề trừ gian …. Tại phiên chọ tết năm Canh Dần (tháng
2/1950)chị Sáu được giao nhi65m vụ dùng lưu đạn tiêu diệt nhiều tên ác ôn khét tiếng
như: cai tổng Tòng, cả Đay, cả Suốt, cho bị đ5ch bắt sau trận đánh này và thực dân Pháp
đưa chị giam giữ tại khám Chí Hoà. Sang ngày 21/10/1952 chúng bí mật đưa chị ra Côn
Đảo

4h sáng ngày 23/1/1952 chị Sáu bị áp giải ra trường bắn, trước khi chết chị Sáu vẫn ung
dung nhìn thẳng vào mặt kẻ thù hô to :

“Đả đảo thực dân Pháp


Vịêt Nam độc lập muôn năm
Hồ Chủ Tịch muôn năm”.

Từ năm 1986 UBND huyện Long Đất đã cho tu bổ lại căn nhà lưu niệm nữ liệt sĩ anh
hùng lực lược vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu

Cách đó chừng 50m về phía đông nằm kề tỉnh lộ 23 là khu công viên tượng đài và nhà
trưng bày Võ Thị Sáu, khu này có diện tích 1ha với nhiều cây dương cao vút tao nên
phong cảnh trang nghiêm. Tượng anh hùng Võ Thị Sáu được đặt trang trọng tại công viên
4 mùa ngát huơng của hoa sứ, ngọc lan, lekima. Tượng đài được đúc bằng tượng đồng
cao 7m do tác gỉa Thanh Thanh sáng tác diễn tả tư thế chị Võ Thị Sáu đang ung dung
bước ra pháp trường với tà áo tung bay. Trong nhà lưu niêm chị Võ Thị Sáu có bàn thờ
chị Vo Thị Sáu và song thân, tiểu sư chị cúng 1 số bằng khen do nhà nước trao tăng, đặc
biệt ở đây quý khách sẽ được thấy bản gốc bài hát “biết ơn chị Võ Thị Sáu” . Qua hơn 60
năm nhưng hình ảnh của người con gái ngây thơ nhưng kiên cường và bât khuất tràn đầy
lòng yêu nước đã ghi sâu vào máu tim tâm trí của mỗi người dân Việt Nam

Khu Du Lịch Sinh Thái Và Nghĩ Dưỡng


Bình Châu - Hồ Cốc

Cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km,Từ TP. Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 51 khoảng
100 km du khách sẽ xuống đến thị xã Bà Rịa. Từ đây rẽ trái theo hướng Quốc lộ 55
khoảng 55 km

Vùng đất địa linh miền Đông Nam Bộ này còn được thiên nhiên ban tặng cho 11 ngàn
hecta rừng .

Nay là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc xã Bưng Riềng và Bình
Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Một điều kỳ diệu thay: không biết tự bao giờ tại khu rừng tràm lớn, một hồ nước sôi
khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng có tới 70 đđiểm phun lộ thiên với nhiệt độ từ 42oC -
80oC cứ tuôn trào vô tận cho đến ngày hôm nay. Theo các nhà khoa học trên thế giới,
nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng, cùng với không khí trong lành của rừng và biển là
những tố chất kháng bệnh, phục hồi sức khỏe tốt nhất cho con người. Trong nguồn nước
này chứa nhiều chất như silic, nitơ, lưu huỳnh, natri, clo…

Truyền Thuyết Về Suối Nước Nóng Bình Châu

Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa nơi đây là vùng núi hoang vu có 2 vợ chồng không biết
từ đâu đến sống bằng nghề săn bắn. Hằng ngày ngươì chồng đi rừng săn thú, người vợ ở
nhà làm công việc nội trợ gia đình. Một hôm ngươì chồng mãi săn theo con mồi đi lạc
vào rừng sâu, trong khi trời càng lúc càng tối mịt nên phải nghỉ lại bên bờ suối Bang.
Người vợ ở nhà nấu sẳn một nồi nước sôi chờ chồng mang thú rừng về làm thức ăn. Chờ
mãi, chờ mãi không thấy chồng về người vợ giận dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất, kì lạ
thay dòng nước đổ loang tới đâu thì ngùn ngụt bốc khói và biến thành dòng nước nóng
tới đó. Người vợ bỏ nhà ra đảo nhỏ cạnh cửa biển Lagi (nay thuộc huyện Hàm Tân) sinh
sống, người đời gọi là Bà chúa nước sôi. Hòn đảo đó bay giờ gọi là Hòn Bà, còn dòng
suối bay giờ là dòng suối Bình Châu cứ tuôn trào cho đến ngày hôm nay.

Lôgô của khu du lịch suối nước khoáng Bình Châu là hình 4 giọt nước xanh, trắng, xám,
đen tượng trưng cho 4 tặng vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng này. Giọt màu xanh
tượng trưng cho biển, màu trắng là suối, màu xám là nước khoáng và màu đen là bùn.

Nằm giữa khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại của phía Nam, suối khoáng
nóng Bình Châu được xem là quà tặng vô giá của thiên nhiên. Năm 1928, một bác sĩ
Pháp tên Sallet đã phát hiện và giới thiệu trên bản tin Đông Dương với tên gọi là Mạch
Cù Mi. Nguồn nước khoáng này có khoáng 70 mạch xuất lộ lớn nhỏ tự chảy trầm từ dưới
lên tạo thành những dòng chảy theo hướng dốc tự nhiên của địa hình. Năm 1987, Viện
An dưỡng và Vật lý Liệu pháp Trung ương Liên Xô (cũ) đã xác nhận có thể trị liệu bằng
nước khoáng nóng và bùn khoáng Bình Châu đối với các bệnh về khớp xương, cơ bắp,
phụ khoa, bệnh ngoài da, phù cổ trướng, nhiễm độc mạn tính với khoảng 200-300 giường
bệnh.

Năm 1997, công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Bình Châu chính thức được Bộ Công
nghiệp cấp phép khai thác trong thời hạn mười năm; công ty đã quyết định kiến tạo khu
du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trên 33 hecta tại Suối Nước Nóng Bình Châu đạt tiêu
chuẩn quốc tế để phục vụ du khách gần xa. Thành công và niềm vui ấy đã trở thành hiện
thực, tháng 8/2003 suối nước nóng Bình Châu được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO)
công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu,
đây sẽ là cơ hội tốt để công ty đầu tư tiếp tại khu biển Hồ Cốc.

• Vật lý trị liệu cổ truyền


• Câu cá sấu, câu cá nước ngọt
• Đi dạo chơi bằng xe bị, xe ngựa
• Nhóm lửa, cắm trại dưới tán rừng nguyên sinh
• Tổ chức ca múa nhạc tại vườn trăng
• Karaoke, quần vợt, tập golf, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng chuyền bãi biển

Khu giếng trời luộc trứng gà bằng nước khoáng nóng 82oC, bạn luộc 10 phút trứng chín
lòng đào, 15 phút trứng chín tới. Đặc biệt trứng chín lòng đỏ trước, thơm ngon, bổ dưỡng

Đến với khu du lịch suối khoáng Bình Châu, du khách không chỉ được thưởng thức món
trứng luộc từ dòng nước khoáng nóng mà còn được thư giãn trong làn nước ấm với giá
300.000 đồng/giờ/10 người, 200.000 đồng/giờ/7 người tại Hồ Suối Mơ và Quê Hương
(tắm bồn); tắm hồ tập thể 10.000 đồng/giờ(trẻ em) và 20.000 đồng/giờ (người lớn); tắm
bùn 90.000 đồng/giờ/người.
TÍN NGƯỡNG

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn mang đậm màu
sắc dân gian với các nền “văn hoá sinh tồn” (nghề nông, nghề cá, thủ công…), “văn hoá
ứng xử” (sự giao tiếp, tổ chức phường nghề, nghi lễ, hội hè…), “Văn hoá đạo đức” (các
mối quan hệ ông bà, cha mẹ, xóm giềng…), “văn hoá tín ngưỡng” (tín ngưỡng dân gian,
tín ngưỡng nguyên thuỷ…) “Văn hoá nghệ thuật” (ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian, ca dao,
cổ tích hội hoạ, kiến trúc…). Đặc biệt, nền “Văn hoá tín ngưỡng” được thể hiện đậm nét
với các lễ hội “Nghinh ông” của cư dân vùng ven biển như xã Phước Hải, Phước Tỉnh,
Long Hải (huyện Long Ðất), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)...
Trong đó tiêu biểu nhất là lễ hội Nghinh Ông - đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày
16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tôn thờ linh vật đã phù hộ giúp đỡ ngư dân trong
những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Lễ hội Dinh cô (Long Hải) thể hiện lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có lâu đời trong nhân dân
với người con gái giàu lòng nhân ái, bị tử nạn trong một trận bão được ngư dân Long Hải
chôn cất, tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ”. Hàng năm, lễ hội thường mở trong 3 ngày
(10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm.

Lễ hội Trùng Cửu 9/9 âm lịch hàng năm, diễn ra tại Nhà Lớn Long Sơn đây là lễ cầu an,
là lễ hội cầu cho vạn dân bá tánh được mạnh khoẻ an lành, lễ hội diễn ra vào đêm mồng 8
và ngày 9/9 âm lịch. Đêm 8/9 gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn) chủ yếu là các
sản vật do các bá tánh mang vào kỉnh (cúng), và ngày 9/9 gọi là Chánh Giỗ kỉnh
chay(cúng chay), lễ hội không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là đi dâng
hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần. Đạo Ông Trần
mang đậm màu sắc dân gian, đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, đề cao hiếu nghĩa mà không có
kết nạp tín đồ, không có kinh kệ, không có tổ chức lãnh đạo đứng đầu tôn giáo.

Ngoài ra cư dân Bà Rịa – Vũng Tàu còn có những phong tục thờ cúng những người có
công dựng nước và giữ nước vị anh hùng cứu nước như Trần Hưng Đạo, Hùng Vương,
thờ cúng Thành Hoàng… Tất cả nền văn hoá trên đã tạo nên một quần thể kiến trúc đầy
màu sắc mang tính dân tộc của Dinh Cô, Đình Thần Thắng Tam, Nhà Lớn Long Sơn.
Tôn giáo

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ
chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Trong đó Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành
được nhà nước cho phép hoạt động hợp pháp với tư cách là tổ chức xã hội cùng với một
số tôn giáo và hệ phái khác như Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật giáo Bửu Sơn
Kỳ Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo. Phật giáo

Theo tài liệu nghiên cứu được, Phật Giáo được truyền vào Bà Rịa – Vũng Tàu sớm nhất
cùng với lớp cư dân người Việt miền Bắc, miền Trung từ đầu thế kỷ 17. Khi đến họ mang
theo tôn giáo gốc của mình và xây dựng chùa chiền.

Phật Giáo Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn mang đậm màu sắc nguyên thuỷ với các trung tâm
phật giáo lớn như chùa Đại Tùng Lâm (thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân Thành), Khu vực
chùa ven núi Thị Vải (xã Hội Bài - huyện Tân Thành), Niết Bàn Tịnh Xá, Thiền Viện
Chơn không, Thích ca Phật Đài (Tp.Vũng Tàu), Các khu vực chùa núi Thiên Thai (xã
Tam An - huyện Long Đất), Chùa Hòn Một (xã Phước Hải - huyện Long Đất)… Một số
cơ sở là di tích lịch sừ - danh thắng: Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ
Tự

Truyền Thuyết Về Bà Rịa


Theo Trịnh Hoài Đức ,một học giả hàng đầu nghiên cứu về lục tỉnh Nam Kì thì địa danh
Bà Rịa bắt nguồn từ tên của vương quốc Bà Lỵ ,Bà Lịa ,Bà Lợi xưa .Ông cho rằng Bà
Rịa tức là nước Bà Lợi thuở xưa tồn tại khoảng trước thế kỷ thứ 7 ,sau khi quân Chân
Lạp thôn tính tên nước này đã được thư tịch cũ của đời đường ghi lại.

Truyền thuyết thứ nhất: có một truyền thuyết khác của nhân dân trong vùng giải thích
nguồn gốc địa danh Bà Rịa là để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Rịa. Bà Rịa
người gốc Phú Yên theo gia đình vào Nam tìm đất sinh sống từ năm 1680 tại làng Mỹ
Khê huyện Long Đất .Bà Rịa cùng nhân dân khai phá rừng lập ruộng vườn, xây dựng
xóm làng. Năm 1698 ,Trưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý đất phía Nam ,khi quân
đổ bộ lên nơi đây bị một trận lũ lớn các cấu đều bị trôi ,đường đi lại bị hư hỏng . Bà Rịa
đã vận động nhân dân trong vùng tu sửa đường xá ,bắt lại các cây cầu để đưa quân Chúa
Nguyễn qua sông . Cảm kích về công trạng này ,Chúa Nguyễn đã ra sắc phong cho Bà
Rịa “Hàm Nghè” danh dự và cho Bà được mang họ Chúa Nguyễn . Năm 1759 Bà Rịa
qua đời vì không có con cái nên tất cả của Bà đều chia cho dân nghèo .Dân làng đã nhớ
ơn đã góp công sức lập miếu Bà bên đường nay thuộc địa phận Tam Phước huyện Long
Đất.

Truyền thuyết thứ hai: theo tác giảa người Pháp trong “Monographie de Baria” viết năm
1902 cho rằng địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên người đàn bà là Nguyễn Thị Rịa ,đã khai
phá đất hoang lập làng Phước Liêu vào năm 1789 tức là khoảng thế kỷ 18 .Nhưng có lẽ
cách giải thích địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên người đàn bà Nguyễn Thị Rịa được nhiều
người đồng tình nhất .

Theo phó tiến sĩ sử học Đinh Văn Hạnh đã dẫn tài liệu của nhà khảo cổ người Pháp (Ông
Mallaret ) cho rằng địa danh Bà Rịa bắt nguồn từ tên gọi Khơme của một cái bàu ở Long
Điền là Bà Rày hay Bà Ray ,chuyển sang âm Việt đọc chệch đi thành Bà Rịa.
Tóm lại Bà Rịa vốn là tên đất (Bà Rày ,Bà Ray) tên một vương quốc (Bà Lỵ ,Bà Lịa ,Bà
Lợi) ,và rất có thể trùng tên với một người có công xuất hiện sau này là Bà Nguyễn Thị
Rịa .Tuy những truyền thuyết này có thể đúng cũng có thể sai nhưng vẫn là những truyền
thuyết đẹp được nhân dân Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và thị xã Bà Rịa nói riêng lưu
truyền cho các thế hệ sau này.

You might also like