You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

------000------

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THÁI LAN NĂM 1997

GVHD: THs. TƯỞNG MINH TRANG

LỚP : QTKD A

Sinh viên thực hiện : NHÓM 11

PHẠM TẤN NY : K094071294

HÀ HƯƠNG TRÀ : K094071325

NGUYỄN VĂN DŨNG : K094071238

NGUYỄN THỊ THÁI PHI : K094071296

TRẦN THỊ CẨM THẠCH : K094071306

Tp Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2010


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Mục lục

I. Một số khái niệm. ........................................................................................................................... 2

1. Nền kinh tế bong bóng ................................................................................................................ 2

II. Phân tích cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan .................................................................... 3

1. Bối cảnh ...................................................................................................................................... 3

2. Diễn biến ..................................................................................................................................... 3

3. Nguyên nhân ............................................................................................................................... 5

3.1. Mô hình đầu tư tràn lan ...................................................................................................... 5

3.2. Phát triển không cân đối...................................................................................................... 5

3.3 Thâm hụt thương mại lớn ......................................................................................................... 6

3.4. Chính sách tỉ giá cố định...................................................................................................... 8

3.5. Bong bóng kinh tế ................................................................................................................ 8

4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan năm 1997. ............................... 9

4.4. Đối với khu vực Đông Nam Á. ............................................................................................. 9

4.5. Đối với các nước trên thế giới. ........................................................................................... 12

5. Ảnh hưởng tới Việt Nam. .......................................................................................................... 13

III. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng. ..................................................................................... 15

1 .Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn. .............................................................. 15

2.Bài học thứ hai: Tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng ........................................................ 15

Nhóm 11 – QTKD A Page 1


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

I. Một số khái niệm.

1. Nền kinh tế bong bóng


Nền kinh tế bong bóng là nền kinh tế tăng trưởng cao quá mức thực lực (từ bong bóng có
nghĩa là quá nóng, ảo tưởng và dễ vỡ). Trong tăng trưởng bong bóng, có sự kỳ vọng quá lớn
về tăng trưởng dẫn đến đầu tư (và tiêu dùng) quá nhiều. Chính nó tạo ra sự tăng trưởng
nhanh trong một giai đoạn ngắn. Nhưng vì không dựa trên cơ sở thực tế, nên bong bóng sẽ
vỡ dẫn tới tình trạng quá thừa công suất, dư thừa sản phẩm (over capacity) và dẫn đến
khủng hoảng.

2. Dự trữ ngoại hối

 Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể
hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
 Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu
cơ bản sau:

- Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

- Duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong
trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.

- Là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước
ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài
chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.

Nhóm 11 – QTKD A Page 2


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

II. Phân tích cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan

1. Bối cảnh

Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á có thể nói là rất ổn, vẫn tiếp tục phát
triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục. Ngoại trừ một số vướng mắc nho nhỏ,
như sự gắn chặt đồng nội tệ với đồng USD, chính sách tự do tài khoản vốn, lỏng lẻo trong
kiểm soát tài chính.
Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc, các con rồng con
hổ châu Á, đang là điểm đến lý tưởng của giới đầu tư trên khắp thế giới. Tăng trưởng kinh
tế cao, ổn định (trung bình 8-10%), lãi suất đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán và nhu
cầu tiêu dùng cao cấp phát triển vượt bậc. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thu hút dòng tiền đầu tư
trên toàn thế giới đổ dồn về đây, đặc biệt là dòng đầu cơ tài chính ngắn hạn.
Mô hình kinh tế của các nước Đông Á lúc này cơ bản là theo mô hình của chủ nghĩa
vị tiền hiện đại (monetarism). Chính sách tài chính tiền tệ vĩ mô sẽ quyết định hiệu quả sản
xuất. Lạm phát, tỷ giá, thu hút đầu tư là những vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ.
Cũng không có gì lạ, vì lý thuyết này đến thời nay vẫn rất thịnh hành ở các nước phương
Tây. Duy chỉ có hai điểm đặc biệt đáng lưu ý. Thứ nhất, sản xuất tập trung vào xuất khẩu và
quan tâm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu trên thị trường Mỹ. Thứ hai, gắn chặt đồng tiền quốc
gia vào đồng USD.

2. Diễn biến
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng
năm là 9%. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của bất kỳ nước nào vào thời điểm đó. Lạm
phát được giữ hợp lý thấp trong phạm vi 3,4 - 5,7%. Đồng baht đã được cố định tại 25 đến
đồng đô la Mỹ.
Thế nhưng năm 1996, chỉ số này tụt xuống còn 6,4%/năm. Cuối năm 1996, báo cáo
Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá
nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Thị trường chứng khoán Thái Lan
bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán

Nhóm 11 – QTKD A Page 3


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

đều giảm đi. Giữa năm 1996, sự sụp đổ của NHTM Băng-cốc là phát súng đầu tiên báo hiệu
cuộc khủng hoảng
Đầu năm 1997, một số quỹ đầu cơ tài chính sừng sỏ như Quantum (George Soros) hay
Tiger Management Corp (Julian Robertson) đã ký hàng loạt các hợp đồng mua bán ngoại tệ
có thời hạn (bán đồng Baht Thái, với thời hạn thanh toán chậm từ 6 tháng đến 1 năm) với
tổng trị giá lên tới 15 tỷ USD. Người ta tin rằng trong tương lai đồng Baht sẽ phá giá. Trong
bối cảnh nền kinh tế khan hiếm USD tiền mặt, những kiểu hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ
hạn như thế này rất thông dụng. Do đó Ngân hàng Nhà nước Thái Lan cũng cảm thấy
không có chuyện gì đáng ngại, thậm chí còn xem đây là một trong những phương pháp hữu
hiệu đảm bảo vốn lưu thông cho nền kinh tế. Phải đến giữa tháng 5, khi những dấu hiệu tiền
khủng hoảng xuất hiện, Ngân hàng Thái Lan mới ra quyết định tạm ngừng những kiểu hợp
đồng như thế, nhưng đã quá muộn.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy
mô lớn.
Ngày 14 -15 tháng 6 năm 1997, thị trường tiền tệ ở Thái tràn ngập lệnh bán đồng
Baht. Ngân hàng Nhà nước cố sức giữ giá, trong suốt 2 tuần đã chi ra gần 10 tỷ USD (hơn
90% dự trữ ngoại của đất nước) để mua đồng Baht và giữ tỷ giá hối đoái ở mức bình
thường 25 baht 1 USD. Nhưng không ăn nhằm gì với làn sóng “rũ bỏ” đồng Baht loang
ngày càng rộng trên khắp thế giới. Chính phủ Thái đã vùng vẫy bằng mọi cách: từ dụ dỗ,
dọa nạt, răn đe giới tài chính cũng như giới báo chí.
Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá
giá Baht. Song rốt cục ngày 1/7/1997, do không còn dự trữ bắt buộc, Thái Lan đã chính
thức tuyên bố thả nổi đồng Baht sau hàng chục năm duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Baht
ngay lập tức mất giá gần 50%. Tỷ giá của đồng Baht so với USD đang từ 25 Baht/1 USD
xuống còn 39 Baht/1 USD. Tại thời điểm thấp nhất tỷ giá này chỉ còn 38 Baht/1 USD.
Đồng thời giá cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường Thái Lan cũng giảm mạnh, có thời điểm
đã giảm đến 23% so với ngày trước khi quyết định thả nổi đồng Baht.
Tháng 12/1997, giá trị của đồng baht đạt đáy tại 48,80 baht / USD, tỷ lệ cao nhất (thấp
nhất giá trị của đồng baht Thái) kể từ khi Thái Lan bắt đầu giữ kỷ lục trong năm 1969.

Nhóm 11 – QTKD A Page 4


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ
số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối
năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ
USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.
Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ
cho Thái Lan.
Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.

3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan năm 1997 là một số
nguyên nhân như bong bóng kinh tế, thâm hụt thương mại lớn, đồng Bath bị mất giá mạnh
so với USD…. Điều này làm gánh nặng nợ nần của các các công ty tài chính Thái Lan trở
nên rất lớn, buộc các công ty này phải giảm các khoản cho vay, gây nên sự hỗn loạn về tài
chính.
3.1. Mô hình đầu tư tràn lan
Do các nước châu Á vẫn thực thi mô hình đầu tư tràn lan mà không thay đổi chính
sách tổng thể, lấy nâng cao hiệu suất sản xuất và đổi mới kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế phát
triển, thì cho dù tổng sản xuất của các nước châu Á có thể đứng đầu thế giới, thì điều đó
cũng chỉ có thể do số dân đông đúc, còn chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người ở châu Á vẫn
thuộc loại thấp của thế giới. Do đó, có thể thấy do mô hình tăng trưởng chủ yếu chú trọng
vào đầu tư tràn lan, tất yếu sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm, vì vậy sức mạnh của nền
kinh tế sẽ đi xuống và giá trị đồng tiền sẽ không còn cao như cũ. Và điều đó tất yếu dẫn đến
phải thả nổi đồng tiền để nó trở về với giá trị đích thực của nó.

3.2. Phát triển không cân đối


Trong suốt 30 năm, Thái Lan hầu như tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng
nhanh và dịch chuyển cơ cấu theo hướng hướng vào xuất khẩu, nhưng đồng thời Thái Lan
lại không chú ý quan tâm thoả đáng tới hệ thống tài chính. Vì vậy khi nền kinh tế bước vào
nhịp tăng trưởng mới, khi nhu cầu phát triển và các điều kiện, nhất là điều kiện quốc tế thay

Nhóm 11 – QTKD A Page 5


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

đổi thì chỉ cần một sự cố chưa nghiêm trọng lắm cũng đủ để tạo nên cơn bão tài chính của
Thái Lan. Logic này phù hợp với dự đoán mà một số nhà kinh tế cho rằng, việc ít quan tâm
phát triển khu vực tài chính, nhanh chóng hiện đại hoá nó với hai cấu trúc xương sống là
ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ tạo thành điểm tắc nghẽn lớn nhất đối với tiến trình
phát triển kinh tế của các con rồng. Thực tiễn Thái Lan đã cho thấy rằng ngay cả khi một
nước đang thực thi thành công mô hình phát triển thì ranh giới giữa sự thần kỳ và khủng
hoảng vẫn rất mong manh

3.3 Thâm hụt thương mại lớn


Cũng như nhiều nền kinh tế mới công nghiệp hoá Đông Á khác, nền kinh tế Thái Lan
tăng trưởng chủ yếu dựa vào mức tăng trưởng của xuất khẩu, trong đó đặc biệt lệ thuộc vào
mức tăng trưởng của xuất khẩu điện tử. Thế nhưng trong thời gian này sức tăng trưởng xuất
khẩu của Thái Lan bị suy yếu. Năm 1996, xuất khẩu của Thái Lan tăng chưa đầy 4%, so với
mức tăng bình quân hơn 25% của giai đoạn 1985 - 1995. Nguyên nhân của tình hình này là
sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường hàng điện tử của thế giới, đồng thời thị trường tiêu thụ
hàng dệt, sợi của Thái Lan cũng bị giảm sút mạnh do sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách
là đối thủ cạnh tranh hùng mạnh nhất trong lĩnh vực này (do giá nhân công ở Thái Lan làm
mất lợi thế cạnh tranh của mình so với Trung Quốc). Ngoài ra do sự đánh giá quá cao giá trị
đồng Baht trong một thời gian dài đã làm suy yếu sức cạnh tranh xuất khẩu và giảm tính
hấp dẫn của ngành du lịch. Đồng thời cũng giống như các nước Đông Á khác để duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, Thái Lan đã liên tục nhập khẩu nhiều tư bản để tài trợ các cơ hội
đầu tư. Do đó, có thể thấy Thái Lan trở thành quốc gia có mức gia tăng thâm hụt tài khoản
vãng lai lớn nhất trên thế giới. Năm 1996, mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan,
Malaysia ngang với mức thâm hụt của Mehico năm 1994 (khoảng 8,2% GDP). Theo tính
toán của IMF nếu mức thâm hụt của tài khoản vãng lai của một nước ở mức 5% của GDP
thì nước đó được coi là đang đứng trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng.

Nhóm 11 – QTKD A Page 6


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Tài khoản vãng lai danh nghĩa (% GDP)


Nguồn: IMF
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Hàn Quốc -0.69 -2.83 -1.28 0.3 -1.02 -1.86 -4.75 -1.85
Indonesia -2.82 -3.65 -2.17 -1.33 -1.58 -3.18 -3.37 -2.24
Malaysia -2.03 -8.69 -3.74 -4.66 -6.24 -8.43 -4.89 -4.85
Việt Nam -6.08 -2.28 -1.89 -5.55 -4.6 -2.67 -4.77 -5.23
Singapore 8.33 11.29 11.38 7.57 16.12 16.81 15.65 15.37
Thái Lan -8.5 -7.71 -5.66 -5.08 -5.6 -8.06 -8.1 -1.9
Trung Quốc 3.09 3.27 1.33 -1.94 1.26 0.23 0.87 3.24
Đài Loan 6.82 6.94 4.03 3.16 2.7 2.1 4.05 2.72

Cán cân Thương mại Thái Lan (%GDP)

Xuất khẩu (US $ m) 40,947 47,053 56, 42 70,590 71 725 73,145


Nhập khẩu (US $ m) 46,558 53,532 64,555 2,169 83,617 72, 61

Cán cân Thương Mại một số nước (%GDP)

1990 1991 1992 1993 19 4 1995 1996 1997


Hàn Quốc -0.81 -3.04 -1.42 0.06 -1.22 -1.63 -4.36 -1.44
Indonesia 1.68 0.91 1.81 1.48 0.72 -0.76 -1.1 0.22
Malaysia 2.1 -3.74 1.39 -0.11 -1.59 -3.75 0.58
Việt Nam -5.73 -3 -4.27 -8.53 -8.95 -8.8 -9.44 -12.3
Singapo e 6.76 10.62 9.29 8.12 14.87 15.38 13.62 12.55
Thái Lan -7.75 -6.88 -4.7 -4.56 -5.18 -7.09 -6.65 0.14
Trung Quốc 2.75 2.86 1.03 -1.92 1.39 1.68 2.1 4.41
Đài Loan 4.74 4.39 1.69 1.6 1.66 1.61 3.45 2.35
Nguồn: IMF

Nhóm 11 – QTKD A Page 7


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

3.4. Chính sách tỉ giá cố định


Giống như nhiều nước láng giềng, Thái Lan thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố
định so với đồng USD, trong khi giá trị của đồng USD so với đồng Yên Nhật và các đồng
tiền khác tăng rất mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của
đồng Baht. Tuy tỷ giá chính thức giữa đồng Baht so với đồng USD có tăng lên, nhưng nếu
theo thuyết ngang giá trong sức mua thì đồng Baht đã giảm giá rất nhiều (khoảng 20%) so
với đồng USD mà lại chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó việc đồng Baht bị thả
nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực cho nó, nếu không, nền kinh tế hướng
vào xuất khẩu của Thái Lan sẽ không thể xuất khẩu được nữa vì giá hàng hoá đã tăng một
cách tương đối so với giá hàng hoá ở nước ngoài.
Khi các nhà đầu cơ dự đoán thấy đồng Baht được định giá quá cao họ đã đua nhau đi
vay đồng Baht ở ngân hàng, rồi đem số tiền đó để mua USD tấn công đồng Bath. Vì dự trữ
ngoại hối của Thái Lan không đủ sức chống lại sự tấn công này, nên khi đồng Bath bị phá
giá họ sẽ thu lợi lớn. Quá trình này đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan
chóng xảy ra.

Hơn nữa là do mở cửa quá rộng thị trường tài chính cho các nhà đầu tư quốc tế theo
lời khuyên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hệ quả là một cuộc khủng hoảng tiền tệ dây
chuyền xảy ra khi các quĩ đầu tư, ngân hàng, các công ty đa quốc gia và cả công ty địa
phương thi nhau bán thốc bán tháo tiền nội tệ, mua đồng USD để trả những khoản nợ bằng
USD đã đến lúc đáo hạn.

3.5. Bong bóng kinh tế

GDP liên tục tăng trung bình 8%/năm, nền kinh tế phát triển mạnh thành tình trạng
bong bóng khi được bơm bởi các nguồn vốn nóng. Không ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào
châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay
mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ. Nó chứa
nhiều tiềm ẩn rủi ro khi chảy quá nhiều vào những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động

Nhóm 11 – QTKD A Page 8


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

sản và xây dựng. Đây cũng là một nguyên nhân lớn vì xảy ra khủng hoảng sẽ tác động trực
tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạt người vay mất khả năng trả nợ.
Tóm lại, Thái Lan và một số nước ĐNA khác rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa
qua là do các nước này đã dùng đồng đô la Mỹ để đảm bảo giá trị cho đồng tiền riêng của
họ. Một hệ thống tiền tệ cố định, thiếu linh động như vậy tất yếu sẽ bị khủng hoảng. Vì tỷ
giá hối đoái cố định sẽ không cho phép có được sự điều chỉnh qui củ có trật tự như trong
trường hợp tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do.

4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan năm 1997.
Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp
đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở Thái Lan và một số nước châu Á. Nhiều
doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong
các năm 1997 - 1998.
4.4. Đối với khu vực Đông Nam Á.
Điều đáng báo động nhất sau khi Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht là nó không chỉ
tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thái Lan mà nó còn gây ra một cuộc khủng hoảng tài
chính lan truyền sang tất cả các nước ĐNA khác. Khi đồng Baht bị thả nổi, các quĩ đầu tư
cũng như các nhà đầu cơ đã không bỏ lỡ cơ hội hưởng chênh lệch giá, họ không chỉ tấn
công vào đồng Baht mà còn cả vào đồng Peso Philippines và đồng Rupiah Indonesia. Sau
khi các đồng tiền này lần lượt bị phá giá, giới đầu cơ đã quay sang tấn công vào đồng đô la
Singapore và đồng Ringit Malaysia gây nên sức ép phải giảm giá so với đồng USD.

Nhóm 11 – QTKD A Page 9


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (USD)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1997f

Hàn Quốc 707.76 733.35 780.65 802.67 803.45 771.27 804.45 951.29 1695

Indonesia 1842.8 1950.3 2029.9 2087.1 2160.8 2248.6 2342.3 2909.4 4650

Malaysia 2.7 2.75 2.55 2.57 2.62 2.5 2.52 2.81 3.89

Việt Nam 24.31 27.48 25.51 27.12 26.42 25.71 26.22 29.47 39.98

Singapore 1.81 1.73 1.63 1.62 1.53 1.42 1.41 1.48 1.68

Thái Lan 25.59 25.52 25.4 25.32 25.15 24.91 25.34 31.36 47.25

Hong Kong 7.79 7.77 7.74 7.74 7.73 7.74 7.73 7.74 7.75

Trung Quốc 4.78 5.32 5.51 5.76 8.62 8.35 8.31 8.29 8.28

Đài Loan 26.89 26.82 25.16 26.39 26.46 26.49 27.46 28.7 32.64

Nguồn: IMF

Do các đồng tiền bị phá giá nên mức giá của các hàng hoá nhu yếu phẩm tăng lên và
lạm phát xảy ra ở mức cao hơn bình thường ở tất cả các nước ĐNA. Với sự mất giá của
đồng tiền Đông Nam Á từ 20% đến 50%, khu vực tư nhân nói chung có nguy cơ lỗ nặng ở
những khoản vay mượn ngoài. Một số nước chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này cũng
có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn những năm trước. Cuốn CIA World Fact Book cho
biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997
xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD,
của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD.

Nhóm 11 – QTKD A Page 10


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Tăng trưởng GDP

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Hàn Quốc 9.13 5.06 5.75 8.58 8.94 7.1 5.47


Indonesia 6.95 6.46 6.5 15.93 8.22 7.98 4.65
Malaysia 8.48 7.8 8.35 9.24 9.46 8.58 7.81
Việt Nam -0.58 0.34 2.12 4.38 4.77 5.76 9.66
Singapore 7.27 6.29 10.44 10.05 8.75 7.32 7.55
Thái Lan 8.18 8.08 8.38 8.94 8.84 5.52 -0.43
Hong Kong 4.97 6.21 6.15 5.51 3.85 5.03 5.29
Trung Quốc 9.19 14.24 12.09 12.66 10.55 9.54 8.8
Đài Loan 7.55 6.76 6.32 6.54 6.03 5.67 6.81
Nguồn: IMF

Cú sốc tiền tệ Thái Lan còn có một tác động rất lớn khác, đó là tác động tới các thị
trường chứng khoán ở ĐNA. Trong mấy ngày đầu kể từ khi cuộc khủng hoảng mới xảy ra,
các thị trường trái phiếu ở ĐNA đã chống đỡ thành công được trước những ảnh hưởng lan
truyền từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan. Thậm chí các thị trường trái phiếu, cổ
phiếu của Philipppines, Malaysia và Indonesia còn được lợi nhiều do có nhiều nhà đầu cơ
háo lời đã chuyển từ Thái Lan sang mua chứng khoán ở các nước ĐNA khác có lợi tức cao
hơn. Nhưng dần dần, các thị trường trái phiếu ở châu Á nói chung và ĐNA nói riêng đều tỏ
ra uể oải vì các nhà đầu tư đã cảm nhận được sâu sắc những tác động tiềm ẩn của cuộc
khủng hoảng tài chính ở Thái Lan đến các thị trường trái phiếu, cổ phiếu trong khu vực và ở
châu lục này.
Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở
Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng
với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Tuy nhiên, việc phá giá của các đồng tiền ĐNA sẽ cũng là sự mở đầu cho các đồng
tiền này biểu hiện đúng giá trị thực của mình mà không cần có sự can thiệp quá mức của

Nhóm 11 – QTKD A Page 11


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

chính phủ và tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Các đồng tiền ĐNA bị phá giá đã làm cho
hàng xuất khẩu của họ có khả năng cạnh tranh hơn ở các thị trường Mỹ và Nhật Bản, do đó
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nước này. Tại Philippines, kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá đã tăng 22%. Trong 7 tháng đầu năm 1997 đạt 13,76 tỷ USD so với 11,27 tỷ USD trong
cùng kỳ năm 1996. Tại Singapore nước có hướng buôn bán chiếm 2/3 nền kinh tế của họ đã
có mức tăng xuất khẩu các hàng hoá phi dầu mỏ là 6,9% trong tháng 7/1997 so với cùng
tháng này năm ngoái, vượt mức 5,5% là mức các nhà phân tích đã dự đoán. Hoạt động xuất
khẩu của Thái Lan, Indonesia cũng được cải thiện. Dĩ nhiên ngoài nguyên nhân đồng tiền bị
mất giá, còn có những nguyên nhân khác thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước này.

4.5. Đối với các nước trên thế giới.


Cuộc khủng hoảng ở Thái đã châm ngòi cho khủng hoảng toàn thế giới mà tâm điểm
là Đông Á. Các nhà đầu tư toàn cầu và địa phương bắt đầu xem xét lại và nhận thấy các nền
kinh tế mới nổi chưa hoàn hảo, tồn tại khá nhiều rủi ro. Họ bắt đầu chuyển vốn về nơi đầu
tư an toàn hơn hoặc đòi lãi suất cao hơn để bù đắp độ rủi ro. Hệ quả là sự rút vốn ào ạt ra
khỏi Đông Á mà điển hình là Malaysia, Indonesia và Philippines. Nền Kinh tế Đông Á rơi
vào khủng hoảng. Khủng hoảng lan sang Nga.
Khi khủng hoảng làm chính phủ Nga vỡ nợ và tuyên bố không trả nợ chính phủ, các
nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vỡ nợ do đó phải bán bớt những tài khoản ở những thị
trường đang phát triển như Brazil, Hàn Quốc, Ai Cập, Israel và Mexico. Chính phủ các
nước này vội vã nâng lãi suất nhằm giữ lại dòng vốn. điều này khiến đồng nội tệ mất giá và
dẫn đến nền kinh tế suy sụp.
Đối với Mỹ, cuộc khủng hoảng làm cho thị trường xuất khẩu của nước này bị co lại do
đồng đô la lên giá, nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá Mỹ giảm xuống. Người ta tính
rằng ít nhất thị trường xuất khẩu của Mỹ giảm 25%, bao gồm phần lớn là thị trường của các
nước Đông Á. Điều này làm cho tình trạng nhập siêu của Mỹ ngày càng trầm trọng. Năm
1997, Mỹ nhập siêu là 176 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 148 tỷ USD của năm 1996. Đồng
thời, cuộc khủng hoảng này còn gây nguy hại cho nền kinh tế Mỹ theo một cách khác. Do
đồng tiền của các nước bị phá giá so với đồng đô la Mỹ, nên hàng nhập khẩu vào Mỹ trở

Nhóm 11 – QTKD A Page 12


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

nên rẻ một cách tương đối, điều đó làm cho giá cả trên toàn bộ thị trường Mỹ phải giảm
xuống theo, tức là làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất ở Mỹ giảm và đầu tư kinh doanh
cũng giảm. Nhiều sản phẩm của các công ty Mỹ không thể tiêu thụ được do giá cao dẫn đến
tồn kho nhiều. Như vậy, các công ty Mỹ không thể tiếp tục đầu tư để nâng cao sản lượng
được. Rõ ràng Mỹ cũng chịu một phần ảnh hưởng từ khủng hoảng này.
Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất
khẩu giảm và do FDI vào giảm.

5. Ảnh hưởng tới Việt Nam.


Theo số liệu cho thấy, năm 1996 giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước ĐNA chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Quan hệ ngoại thương
giữa nước ta với các nước ĐNA chủ yếu được thanh toán bằng USD hoặc vàng, nhưng khi
các đồng tiền ĐNA bị phá giá mạnh đã tác động xấu đến các doanh nghiệp có quan hệ làm
ăn buôn bán với các nước ĐNA. Do các đồng tiền của ĐNA bị phá giá ở mức cao, điều đó
tạo ra sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ĐNA phải
giảm giá, nếu không họ sẽ không nhập hàng của ta.
Ngoại trừ đồng SGD bị phá giá 8,3%, 4 đồng tiền khác của khu vực ĐNA bị phá giá
từ 32% đến 56% so với USD, trong khi đó đồng Việt Nam chỉ bị mất giá chút ít so với USD
làm cho hàng nhập khẩu từ các nước ĐNA vào Việt Nam bán với mức giá rẻ gần như tương
ứng với mức phá giá tương ứng của đồng tiền của các nước. Do đó hàng nhập từ các nước
ĐNA lấn át hàng nội của chúng ta ngay tại thị trường Việt Nam. Chính điều này đã khuyến
khích các nhà xuất khẩu của các nước ĐNA tăng lượng hàng bán sang Việt Nam, đồng thời
cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ ĐNA do giá rẻ hơn
bằng cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch (buôn lậu qua biên giới). Tình trạng buôn
lậu trong thời gian này trở nên rất nghiêm trọng đặc biệt đối với biên giới trên bộ. Chỉ tính
riêng cửa khẩu Lao Bảo Quảng Trị, 90% hàng nhập lậu là hàng từ Thái Lan. Các doanh
nghiệp Việt Nam trong cả nước còn tồn kho nhiều hàng của ĐNA lỗ nặng vì giá các loại
hàng hoá này giảm nghiêm trọng. Rủi ro này là bất khả kháng và không thể dự đoán được.

Nhóm 11 – QTKD A Page 13


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

Tóm lại cuộc khủng hoảng tiền tệ ĐNA bắt nguồn từ Thái Lan đã có ảnh hưởng tới
toàn khu vực ĐNA nói riêng và với châu Á nói chung, nhưng nó chỉ gây ra bất ổn định tài
chính ở những nơi có những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế.

Nhóm 11 – QTKD A Page 14


Đề tài kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Thái Lan 1997

III. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng.

1 .Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.
Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng
tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị trường vốn.
Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ
thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay ngắn hạn. Và
khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất
hiện.
Việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm
trầm trọng thêm tình hình thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng
tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị
trường tài chính châu Á chao đảo. vì không hề có các công cụ điều tiết. Cuối năm 1996, các
nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD
và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm. Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của
Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ
chiếm 1% GDP.

2. Bài học thứ hai: Tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã
dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia,
Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số
ngành kinh tế.
Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở
hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa tiền” còn
châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình
trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp.
Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.

Nhóm 11 – QTKD A Page 15

You might also like