You are on page 1of 2

Câu 1: phân tích tính giai cấp, tính xã hội của nhà nước ?

Trong bất cứ chế độ xã hội nào (XHCN, TBCN...), nhà nước đều là công cụ
của giai cấp nắm chính quyền. Vì vậy nhà nước của chế độ xã hội nào thì bảo
vệ và phục vụ cho chế độ xã hội đấy. Đó là tính giai cấp rõ nét nhất của nhà
nước.Chức năng giai cấp của Nhà nước giữ vai trò định hướng, chi phối chức
năng xã hội. Đến lượt nó, chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở xã hội để
thực hiện chức năng giai cấp. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công
nhân, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chức năng xã hội với nội dung chủ yếu là tổ chức, quản lý và xây dựng xã
hội mới phục vụ lợi ích cho toàn xã hội trên lập trường của giai cấp công
nhân Tính giai cấp của nhà nước thì được thể hiện ở rất nhiều mặt, trên
nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (sao kể ra hết được) nhưng tóm
lại tổng quát như sau : Nhà nước có tính giai cấp bởi vì nó được lập ra và duy
trì nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, giai cấp đã sinh ra nó.
Nhà nước là công cụ để giai cấp đó thực hiện chuyên chính với tất cả các giai
cấp khác trong xã hội. Ví dụ nhà nước chuyên chính tư sản thì phục vụ lợi ích
của giai cấp tư sản có vai trò áp đặt sự thống trị nên các giai cấp khác và có
các công cụ bạo lực như cảnh sát, tòa án, quân đội để đàn áp. Tương tự như
vậy với nhà nước chuyên chính vô sản.

Không có nhà nước đứng ngoài giai cấp (phi giai cấp). Chừng nào không còn
các giai cấp tồn tại thì cũng không còn nhà nước tồn tại.
- Nhà nước TBCN : Phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị - Giai
cấp nắm chính quyền, đó là giai cấp tư sản. Mọi hành vi chống đối hay làm
phương hại đến nhà nước, chế độ TBCN của giai cấp tư sản đều bị trừng trị.
- Nhà nước XHCN : Cũng phục vụ và bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị - Giai
cấp nắm chính quyền, đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mọi
hành vi chống đối hay làm phương hại đến Nhà nước, chế độ XHCN đều bị
cưỡng chế và trừng phạt.

Chức năng giai cấp của Nhà nước giữ vai trò định hướng, chi phối chức năng
xã hội. Đến lượt nó, chức năng xã hội là điều kiện, là cơ sở xã hội để thực
hiện chức năng giai cấp. Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đó
là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chức năng xã hội với
nội dung chủ yếu là tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới phục vụ lợi ích
cho toàn xã hội trên lập trường của giai cấp công nhân.Thứ nhất, là tính giai
cấp của Nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội
để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi
ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà
nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của
giai cấp nào?

Trong xã hội bóc lột (xã hội chiếm hữu nô lê, xã hội phong kiến, xã hội tư
sản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền
chuyên chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.

Vì vậy, nhà nước tồn tại với hai tư cách:

Một là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Hai là tổ chức quyền lực công – tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp
luật vừa là người bảo đảm các quyền của công dân được thực thi.
Thứ hai là tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng
lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà
nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

Ví dụ: Nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói
nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên
tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác.v.v…
Bảo đảm trật tự chung- bảo đảm các giá trị chung của xã hội để tồn tại và
phát triển.

Như vậy, vai trò kinh tế - xã hội là thuộc tính khách quan, phổ biến của Nhà
nước. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cụ thể và thực hiện vai trò đó không
giống nhau giữa các nhà nước khác nhau. Vai trò và phạm vi hoạt động của
nhà nước phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của
mỗi nhà nước, song phải luôn tính đến hiệu quả hoạt động của nhà nước.

Để hoạt động có hiệu quả, nhà nước phải chọn lĩnh vực hoạt động nào là cơ
bản, cần thiết để tác động. Bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước sẽ
mang lại hậu quả xấu cho xã hội. Vì vậy, vai trò của nhà nước chỉ nên hoạt
động và quản lý trên năm lĩnh vực sau:
- Ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật.
- Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô,điều tiết, điều phối các chính sách
kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.
- Đầu tư, cung cấp hàng hoá dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm dịch,
kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực.v.v…)
- Giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương
trong xã hội (người già, trẻ em, người tàn tật.v.v…)
- Hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông; phòng chống
thiên tai, bão lụt.v.v…
- Ngày nay các nước trên thế giới đều chú ý quan tâm nhiều đến vai trò xã
hội của nhà nước vì sự tồn vong của cộng đồng xã hội.

You might also like