You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập Kĩ năng giao tiếp cơ bản

I- GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Bài 1: Giao tiếp là gì?

Giải: Giao tiếp là một quá trình mà qua đó con người trao đổi thông tin với nhau thông qua
những hệ thống chung gồm các biểu tượng, kí hiệu, hành vi, và đặc biệt là ngôn ngữ để thỏa
mãn cả những nhu cầu trong công viecj, lẫn những nhu cầu trong cuộc sống.

Bài 2: Hãy nói rõ chức năng của giao tiếp trong quá trình hình thành và phát triển cuả
con người.

Giải:

4. Chức năng của giao tiếp


Các Mác khẳng định sự thống nhất của tiếng nói, ý thức và giao tiếp: ý thức cũng như tiếng
nói xuất hiện từ sự cần thiết của giao tiếp.
Giao tiếp có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với đời sống con người. Nhu cầu liên quan tới
một số lượng lớn những nhu cầu cơ bản của con người bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết
cho sự phát triển bình thường của con người với tư cách là một thành viên của xã hội, một
nhân cách . R.Noibe - một nhà khoa học người Đức đã viết “Căm thù người khác còn hơn
phải sống cô độc”. Sự giao tiếp không đầy đủ về số lượng , nghèo nàn về nội dung của trẻ
nhỏ đối với người lớn đã dẫn đến hậu quả nặng nề là bệnh Hospitalism mặc dù được nuôi
dưỡng tốt, trẻ lớn lên trong điều kiện “đói giao tiếp đều bị trì trệ trong sự phát triển tâm lý
cũng như thể chất. Vì vậy, giao tiếp đối với người khác là một nhu cầu thiết yếu của con
người.
Có rất nhiều cách phân chia và nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của giao tiếp.
4.1. Theo tác giả Trần Hiệp, chức năng cơ bản của giao tiếp bao gồm:
- Chức năng thông tin liên lạc
Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Với tư cách là một quá
trình truyền tín hiệu, chức năng này có cả ở người và động vật. Tuy nhiên, con người khác
con vật ở chỗ có hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin được phát huy đến tối đa tác
dụng của nó và kết quả là con người có khả năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình
muốn. Chức năng ngày thể hiện ở cả chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, nhằm thoả mãn
nhu cầu nào đó như nhu cầu truyền tin, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tiếp xúc, giải trí… . Nhưng
cũng chính vì con người có hệ thống tín hiệu thứ hai, có ý thức, có trí tuệ phát triển hơn so
với các động vật khác mà hiệu quả của quá trình này có thể được tăng lên hay giảm đi.
- Chức năng điều chỉnh điều khiển hành vi.
Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình mà còn có
thể điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ có ở người với sự tham gia của
quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau, các chủ
thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được mục đích, nội dung giao tiếp, thậm chí còn có thể dự
đoán được kết quả đạt được sau quá trình giao tiếp. Nhằm đạt được mục đích mong muốn,
các chủ thể thường linh hoạt tuỳ theo tình huống thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức
hoặc phương hướng, phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này thể hiện khả
năng thích nghi lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm dẻo,
linh hoạt của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn
thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có
được trong giao tiếp xã hội5.
- Chức năng kích động liên lạc
Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp,
không chỉ xảy ra các quá trình truyền tin hay các tác động điều chỉnh, mà còn xuất hiện các
trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Qua quan sát thực tế cuộc sống, ta thấy giao
tiếp thường nảy sinh trong chính những thời điểm mà người ta muốn thay đổi trạng thái cảm
xúc của mình. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng rất lớn đối với chức năng
này.
Ngoài cách phân chia chức năng của giao tiếp như trên, người ta có thể phân chia chức năng
của giao tiếp thành: tổ chức hoạt động chung, nhận thức giữa người với người, hình thành và
phát triển quan hệ liên nhân cách.

Bài 3: Những yếu tố nào trưc tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp?

Giải:

2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp


Với sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý học,
xã hội học, kinh tế học, ngôn ngữ học, y học…đặc biệt với sự phát triển
của tin học và điều khiển học, khái niệm giao tiếp không chỉ đơn thuần
như một quá trình truyền đạt thông tin từ một điểm phát tới một điểm thu.
Để quá trình giao tiếp phát huy được hiệu quả cao nhất thì phải tính đến
các yếu tố tham gia trong giao tiếp.
Theo “Giáo trình tâm lý học xã hội” - PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ biên
thì có bẩy yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng tôi điểm qua và
chỉ đi sâu vào nội dung giao tiếp.
2.1 Chủ thể giao tiếp
Là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: một người hay nhiều
người - đó là ai - với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội ra sao? Tri
thức và trình độ hiểu biết…như thế nào? Tất cả các đặc điểm của chủ thể
giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
Giao tiếp người - người thì cả hai đều là chủ thể giao tiếp và đều là đối
tượng giao tiếp, vai trò này được chuyển đổi linh hoạt thường xuyên trong
quá trình giao tiếp. Họ không chỉ là người nói và người nghe vì mọi giác
quan đều tham gia vào quá trình này, từ dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ
mặt, thậm chí cả mùi nước hoa…
2.2. Mục đích giao tiếp
Nhằm thoả mãn nhu cầu nào - nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ
tình cảm, nhu cầu tiếp xúc giải trí, nhu cầu được khẳng định trước người
khác…
2.3. Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp
với người khác.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông
tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó
phản ánh được đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người
thu với kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã
biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin
có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là một
điều thông báo…
Trong nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý
và nội dung công việc.
2.3.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếp
Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận
thức, thái độ xúc cảm và hành vi.
- Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại
trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận
thức. Nội dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh
động. Thông qua giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh
luận về quan điểm, thái độ. Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận
thức thêm được những điều mới mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta
truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội. Cũng chính thông
qua giao tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.
Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao
tiếp hoặc chỉ xẩy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì
kết thúc quá trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức,
một hiểu biết mới.
- Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến
kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm
nhất định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự
định hướng về hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể
hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay
lãnh đạm, thiếu quan tâm…Những thái độ cảm xúc này mang tính định
hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn
cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không thiện chí, từ thờ ơ đến quan
tâm…
- Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó
được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt,
ánh mắt, miệng, ngôn ngữ…sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên
hợp thành hành vi giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một
nội dung tâm lý nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.
2.3.2. Nội dung công việc.
Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội
dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung
công việc mang tính chất tạm thời, vụ việc xẩy ra trong quan hệ con người
với con người. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp
đều tìm thấy một.nội dung nhất định. Ngay trong nội dung công việc cũng
phải có nội dung tâm lý biểu hiện. Công việclà sự biểu hiện bên ngoài,
công việc thực hiện tốt hay không tốt được các nội dung tâm lý hướng
dẫn, kích thích như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp. Giao tiếp
trong công việc bao giờ cũng mang tính chất hoàn cảnh, tình huống, xảy
ra trong thời gian ngắn, nhưng chính thái độ và hành vi ứng xử của chủ
thể và đối tượng giao tiếp ở những tình huống này chứa đựng một bản
chất thực vốn có của mọi người.
Như vậy, nội dung giao tiếp có thể luôn được thể hiện ở bất kỳ một quá
trình giao tiếp nào, đó là một trong những đặc trưng của giao tiếp.
Nội dung giao tiếp chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính…
của các chủ thể giao tiếp. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh,
điều kiện giao tiếp cũng như trạng thái tâm lý của chủ thể.

2.4. Phương tiện giao tiếp


Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm
tiếng nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, cử chỉ,
tư thế…)
2.5. Hoàn cảnh giao tiếp
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật
chất và khía cạnh xã hội.
Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số
người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung
quanh…Đây là những khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao
tiếp.
Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp.
2.6. Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức
kênh sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao
tiếp là thị giác thì cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối
tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các chữ viết…
2.7. Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như mức
độ thân sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác… giữa họ.

Bài 4: Những hình thức giao tiếp nào là phổ biến nhất trong XH?

Giải:
-Giao tiếp phi ngôn ngữ: Là giao tiếp không dùng đến ngôn ngữ ( lời nói,
cữ viết) mà dùng các phương tiện khác như:hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu,
cử chỉ, điệu bộ, tư thế của cơ thể (nết mặt, động tác tay, cử động của đầu,
vai…) và những phương tiện tương tự. Giao tiếp trong xã hội không thể
hoàn thiện nếu thiếu giao tiếp phi ngôn ngữ.

-Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Xuất hiện trong trong lao động và cùng với lao
động.Mặt khác, ngôn ngữ sinh r chỉ là do nhu cầu, do sự cần thiết phải
giao tiếp của con người. Nhu cầu giao tiếp của con người cũng lại do lao
động quyết định. Lao động làm cho con người cần có ngôn ngữ để tiến
hành tư duy, hình thành tư tưởng để lấy nó làm nội dung giao tiếp với
nhau. Lao động quyết định nhua cầu tạo ra ngôn ngữ và khả năng tạo ra
ngôn ngữ của con người nguyên thuỷ cũng bắt nguồn từ lao động. ngôn
ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ 2 phải bắt nguồn từ hẹ thống tín
hiệu thứ nhất ở con người, đó là tất cả những ấn tượng, cảm giác và biểu
tượng thu được từ bối cảnh tự nhien ben ngời thông qua những phản xạ,
kích thích ở dạng mọi cảm giác, thinhs giác,thị giác..

Bài 5: Bạn hiểu thế nào là mạng giao tiếp?

Giải:

-Vị trí tương đối của môt người giao tiếp với các thành viên khác trong một
nhóm giao tiếp có thể tạo nên các sơ đồ khác nhau, gọi là các mang giao
tiếp. Mang giao tiếp là tập hợp các kênh trong một nhóm giao tiếp có tổ
chức, theo đó các thông diệp được truyền đi.

- Trung tâm trong một mạng giao tiep là vị trí ở gần các vị trí khác nhất. Vị
trí trung tâm trong mạng sẽ buộc tạo điều kiện cho một cá nhân đảm
nhận vai trò thủ lĩnh.

- Hệ số trung tâm của một vị trí trung tâm là tỉ số giữa tổng số các giao
tiếp có trong mạng chia cho tổng số cá giao tiếp tương ứng với vị trí trung
tâm đó.
-Hệ số trung tâm của một vị trí càng cao thì một các thể càng có những
thuận lợi để giao tiếp và những người khác và hiệu quả của nhóm càng
lớn.

-Sau đây là những mạng giao tiếp điển hình đã được nghiên cứu:

+Mạng hình chuỗi:

+ Mạng hình chữ Y

+ Mạng hình tròn:

+Mạng hình han hoa, hayhinhf chữ X:


+ Mạng hình sao:

II-GIAO TIẾP CÔNG VỤ

Câu 1: Mục đích chủ yếu của giao tiếp công vụ là gì?

Giải:

-Liên kết, chia sẻ thông tin, ý tưởng

-Thự thi công vụ sự vụ cụ thể

-Phát triển tổ chức

-Đạt mục đích chung cuối cùng

Câu 2: Hãy mô tả các loại hình giao tiếp công vụ?

Giải:

 Giao tiếp tự thân( nội tại, nội tâm): Đây là cách thức một cá
nhan xử lý thông tin dựa trên cơ sở kinh nghiệm sống và kiến
thức của bạn thân các nhân đó. Đối với cấp độ giao tiếp hiện
nay, việc giao tiếp đặc biệt khó khăn khi thông tin dc gửi và
nhận giữa các đối tượng có kinh nghiệm sống khác nhau và
chenh lệch về tri thức.
 Giao tiếp giữa các các nhân: Ở cấp độ giao tiếp này, có ít
nhất 2 là 2 ngưoi tham gia vào hoạt động giao tiế cùng nhau.
Những người cùng tham gia giao tiếp có 2 mục đích:

- Họ muốn hoàn thành một nhiệm vụ đang thách thức họ

-Họ muốn tìm thấy cảm giác dễ chịu, thoải mái, phấn khơeir khi
trao đổi thông tin với nhau

Hai mục đích này thường dc nói tới như là mục đích hoàn thành
công việc và mục đích duy trì mối quan hệ. Chúng tồn tại song
song và thay đổi ở mọi cấp độ trong hoạt động hàng ngày.

 Giao tiếp trong một nhóm: Gồm hơn 2 người, có thể là một
tổ, một ban, một câu lạc bộ, một lớp học,… Nhóm được tạo nên
do nhu cầu kết hợp nỗ lực của nhiều người để thưc hiện được
những nhiệm vụ lớn phức tạp

Hiệu quả của sự hợp tác trong một nhóm có thể bị chi phối bởi
những yếu tố mang tính chủ quan và khách quan sau:

- Vai trò cảu người lãnh đạo

- Thời gian liên kết của một nhóm

- Số lượng thành vien của nhóm

- Nhận thức chung và ý thức cá nhân của các thành viên trong
nhóm

- Trình độ chuyên môn khác nhau và không khí trong quan hệ


của nhóm

- Các quy tắc làm viec trong nhóm

Giao tiếp trong toàn cơ quan: Cấp độ giao tiếp này xuất hiện
khi các nhóm ý thức rằng không thể đạt dc mục đích chung nếu
thiếu một tổ chức lớn hơn đại diện và hỗ trợ
Câu 3: Các luồng thông tin tồn tại trong giao tiếp công vụ có
nhưngz đặc tính gì?

You might also like