You are on page 1of 32

Nội dung chính của tọa đàm - giao lưu trực tuyến

diễn ra trên VnEconomy về ảnh hưởng của khủng


hoảng tài chính.
Bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc khi đã gần 18 giờ ngày 16/10, vượt quá thời gian dự kiến, cuộc tọa
đàm - giao lưu trực tuyến tập trung nhận định về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - hiện
đang lan rộng trên toàn cầu - đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và một số lĩnh vực cụ thể,
đặc biệt trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu và hoạt động tài chính… Đồng thời, những đề xuất về
giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng đối với kinh tế trong nước cũng là một
nội dung quan trọng.

Khách mời của chúng tôi là các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu độc lập đang hoạt
động trong và ngoài nước, có mặt tại các "đầu cầu" trực tuyến tại Hà Nội, Tp.HCM, Mỹ và
Australia:

- Ông Đào Nguyên Cát, Giáo sư kinh tế, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam;

- Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), thành
viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia;

- Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành viên Hội đồng Tư
vấn chính sách tiền tệ Quốc gia;

- Ông Bùi Kiến Thành, Chuyên gia tài chính độc lập;

- Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright;

- Ông Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, hiện đang có mặt tại Mỹ;

- Ông Mạc Quang Huy, Chuyên gia tài chính độc lập, hiện đang có mặt tại Australia;

Ông Đào Ông Trương Ông Cao Sỹ Ông Bùi Ông Vũ Ông Huỳnh Ông Mạc
Nguyên Cát Đình Tuyển Kiêm Kiến Thành Thành Tự Thế Du Quang Huy
Anh

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những nội dung chính của cuộc tọa đàm - giao lưu trực tuyến
này:

Nhiều bạn đọc:

Đến thời điểm này cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và ảnh hưởng của nó vẫn đang diễn biến
phức tạp. Các chuyên gia nhận định thế nào về tác động của nó đối với Việt Nam, xét ở phương
diện vĩ mô?
Ông Bùi Kiến Thành:

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng, tôi đã phác họa qua trong một bài báo gần đây trên
VnEconomy (http://vneconomy.vn/20081006102144637P0C6/kinh-te-viet-nam-co-vuot-qua-con-
bao-tai-chinh-my.htm).

Bắt đầu từ khủng hoảng các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn
tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới chuẩn, khó đòi. Những người không có khả năng
trả nợ cũng được cho vay.

Những hợp đồng đó được chuyên gia tài chính Phố Wall gom lại và phát hành chứng khoán phái
sinh, được bảo đảm bởi những hợp đồng cho vay thế chấp này để bán ra trên khắp các thị
trường quốc tế.

Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trường không có người mua, nên các ngân hàng,
công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán
được, mất khả năng thanh khoản, và mất khả năng thanh toán, đi đến gục ngã hoặc phá sản.

Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói giải pháp để mua những tài sản nhiễm độc đó, nay đổi hướng
một phần 250 tỷ USD (trong gói 700 tỷ USD) mua cổ phần của các ngân hàng...

Điều này không chỉ có ở Mỹ mà các thị trường tài chính nhiều nước châu âu cũng bắt chước Mỹ
phát hành các trái phiếu phái sinh tương tự, tổng số chứng khoán phái sinh này hiện nay trên
toàn thế giới chưa thể ước lượng được, vì vậy tác động của nó trên toàn thế giới cũng chưa thể
đo lường hết được.

Nhiều ngân hàng vì mất khả năng thanh khoản đã co lại, rút lại tín dụng, điều này đã khiến các
doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn và bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất kinh
doanh.

Về phía Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưa tham gia nhiều vào
thị trường tài chính thế giới và không tham gia mua bán chứng khoán phái sinh này.

Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa các
ngân hàng (Libor và Sibor, tức London Inter Bank offer rate, Singapore Inter Bank Offer rate,
thường được dùng làm lãi suất cơ sở để cho các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay).

Ngoài ra đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là
vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ
khó giải ngân được.

Đối với thị trường chứng khoán, có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và
bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam.

Gián tiếp, thì hoạt động nhập khẩu của các nước sẽ co lại, vì vậy ảnh hưởng đến xuất khẩu của
Việt Nam. Chúng ta xuất khẩu đến 60% GDP vì vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng.

Các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, công xuất thừa ra sẽ như
thế nào? Thị trường lao động bị ảnh hưởng sẽ nảy sinh các vấn đề về xã hội...

Thời gian tới, các cơ quan của Nhà nước, hiệp hội cần ngồi lại với nhau để làm một nghiên cứu
và đưa ra dự báo ảnh hưởng đến mức nào, lĩnh vực nào ảnh ưởng nhiều nhất để có biện pháp
xử lý.

Ông Huỳnh Thế Du:


Theo tôi, với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra sẽ không có nhiều tác động trực
tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam, nhưng nền kinh tế có khả năng sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Vấn đề thứ nhất, do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống
tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng
ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián
tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác
động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng.

Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu
là yếu tố tâm lý. Thấy Dow Jones sụp thì VN-Index cũng xuống theo, trong khi hai thứ dường
như không liên quan nhiều với nhau.

Đối với nền kinh tế, tôi nghĩ sẽ có ba khả năng có thể xảy ra.

Thứ nhất, thâm hụt thương mại gia tăng. Trong thời gian tới, kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế toàn
cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút.

Điều này sẽ dẫn đến hệ luỵ là cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, trong
khi cung đối với các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng do các nhà sản xuất bị giảm thị trường ở các
nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng các thị trường khác.

Như vậy, khả năng xuất khẩu bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩu nếu có giảm cũng sẽ
giảm ít hơn so với xuất khẩu. Điều này sẽ làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt nam sẽ gia
tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã rất mở với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
đã vượt quá 160% GDP.

Cũng có thể một số mặt hàng của Việt Nam thuộc loại hàng khiếm dụng có nghĩa là khi thu nhập
giảm xuống thì cầu sẽ gia tăng. Tuy nhiên, có lẽ loại này không nhiều lắm.

Thứ hai, sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào. Nhìn vào số liệu
qua khứ sẽ thấy dòng vốn từ bên ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ
và kiều hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam.

Với tình hình hiện tại, do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị
thu hẹp nên dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam có khả năng sẽ giảm sút.

Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường
chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư nên khi mà các tổ chức tài chính đang gặp khó
khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân.

Mặt khác, do phần còn lại của thế giới gặp khó khăn, thu nhập của người lao động sẽ giảm sút,
cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về có khả năng sẽ giảm và hoạt động xuất
khẩu bị giảm sút.

Thứ ba, tiêu dùng giảm sút. Khi sản xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay
chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm sẽ kéo theo sụt giảm
trong tiêu dùng của các hộ gia đình.

Như vậy với khả năng giảm chi tiêu, đầu tư và xuất khẩu trong khi nhập khẩu tăng hoặc giảm
chậm hơn sẽ tác động làm cho GDP sụt giảm và đương nhiên nhiều người có khả năng sẽ mất
việc làm, hay chí ít thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh.

Ông Vũ Thành Tự Anh:


Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn động hệ thống tài chính Mỹ mà cơn “địa
chấn tài chính” này đang lan rộng và đe dọa sự ổn định của nhiều quốc gia khác. Trong một thế
giới toàn cầu hóa như ngày nay, sớm hay muộn thì cuộc khủng hoảng này sẽ tạo ra những “sang
chấn” đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Theo tôi, các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao gồm:

(i) Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp (hơn 50% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản);

(ii) Nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp
và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ;

(iii) Tác động tới khu vực ngân hàng có vẻ như khó nhận thấy hơn. Vì mức độ và trình độ liên kết
của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn rất hạn chế nên
chúng sẽ ít chịu tác động trực tiếp.

(iv) Thâm hụt tài khoản vãng có thể bị nới rộng. Đồng thời các dòng vốn đổ vào (FDI, FPI, kiều
hối) lại ít đi sẽ làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi.

v) Đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại
xảy ra đúng vào lúc tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam đang khan
hiếm và lãi suất vay vẫn đang được duy trì ở mức tương đối cao. Điều này có nghĩa là đối với
các doanh nghiệp dân doanh của Việt Nam, con đường phía trước vẫn sẽ còn nhiều khó khăn.

Ông Mạc Quang Huy:

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều, song chủ yếu là
tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Do sự hội nhập ngày càng
sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam chịu những tác động nhất định,
tuy không trực tiếp.

Ảnh hưởng lớn nhất đối với Việt Nam trước hết là về xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và
châu Âu (chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu). Khủng hoảng kinh tế hiện đang lan
sang châu Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sụt từ 5% năm 2007
xuống 3,9% năm 2008 và 3% năm 2009. Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm
trên phạm vi toàn cầu.

Tác động thứ hai là đầu tư trực tiếp. Chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng tăng do biên độ
tín dụng gia tăng. Chúng ta cần nhìn nhận sự khó khăn ở góc độ toàn cầu thay vì các quốc gia
đầu tư vào Việt Nam, do bản thân các công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia với hoạt động toàn
cầu. Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể.

Tác động thứ ba là đầu tư gián tiếp. Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam
trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn (flight
to quality). Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không
cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường.

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó
khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các
doanh nghiệp lên cao.

Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) nhằm
hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường
mang tính đầu cơ ngắn hạn cao.
Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi
suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định
nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo
áp lực tỷ giá cho VND.

Tác động thứ tư là việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ
khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và
Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào 2009. Tôi nghĩ có lẽ
đây sẽ là một thử thách đáng kể.

Tác động thứ năm là về kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD/năm là một nguồn thu rất quan trọng
của Việt Nam. Do một phần lớn nguồn kiều hối từ Mỹ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút
nhất định.

Các tác động trên kết hợp với khó khăn hiện tại trong nước sẽ tạo nên một tác động kép và làm
cho tình hình thêm phức tạp.

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Để xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng ở Mỹ tới Việt Nam, cần xem xét mối quan hệ giữa kinh
tế Việt Nam với thế giới, đặc biệt là với Mỹ.

Mối quan hệ này bao gồm quan hệ về tất cả các lĩnh vực khi hội nhập có liên quan tới Mỹ, trong
đó hai lĩnh vực chính là xuất nhập khẩu và quan hệ về vốn.

Trong đó, ở mối quan hệ thứ nhất, Việt Nam chủ yếu xuất hàng nông sản sang Mỹ và nhập từ
Mỹ các loại thiết bị, máy móc.

Ở mối quan hệ thứ hai, ta tiếp nhận vốn FDI và các luồng vốn gián tiếp do các quỹ đầu tư Mỹ đổ
vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tất cả các mối quan hệ này đều ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt thời kỳ kinh
tế Việt Nam đã mở cửa, có quan hệ đan xen với Mỹ và cả thế giới.

Tien Hue (tienhuetran@yahoo.com):

Thưa ông Trương Đình Tuyển, khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trong
đó có xăng dầu sụt giảm và cũng có lợi cho người tiêu dùng (cá nhân và doanh nghiệp), do giá
xăng dầu trên thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam người tiêu dùng được hưởng
mức giảm giá xăng dầu hết sức hạn chế. Theo ông, có giải pháp nào tốt hơn không để giải quyết
mâu thuẫn về lợi ích này, nhất là giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào để tồn tại và tăng sức
cạnh tranh?

Ông Trương Đình Tuyển:

Đúng là đang có thực tế là khi giá thế giới tăng, thì giá trong nước tăng lên, có đợt lên tới 4500
đồng/lít nhưng khi giá thế giới giảm thì mức giảm giá trong nước lại ít, không tương xứng với
mức giảm giá thế giới.

Tình hình này gây thắc mắc trong người tiêu dùng và theo tôi biết, các đầu mối nhập khẩu cũng
phải chịu sức ép rất lớn, họ cũng rất muốn thoát nhanh khỏi tình thế này.

Theo tôi tình hình này do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, mặc dầu có nhiều đợt điều chỉnh giá nhưng vẫn rất chậm so với sự thay đổi trên thị
trường thế giới. Mặt khác, các lần điều chỉnh dù có đợt khá cao nhưng vẫn không đủ mức nghĩa
là các doanh nghiệp nhập khảu vẫn bị lỗ lớn.

Nếu chúng ta tính bình quân gia quyền giá nhập khẩu cong với các khoản phải nộp và chi phí
kinh doanh rồi so với bình quân gia quyền gia bán trong nước trong cùng thời gian đủ dài cho
đến thời điểm này thì bình quân gia quyền giá bán trong nước vẫn thấp hơn giá ngập khẩu cọng
với các khoản phải nộp và chi phí kinh doanh.

Nghĩa là người tiêu dùng vẫn còn mua với gia thấp hơn giá thành thục tế (lưu ý là tôi nói giá bình
quan gia quyền trong một thời gian đủ dài cho đến nay). Trong khi nhà nước tuyên bố không bù
lỗ mặt hàng xăng nhưng lại bắt doanh nghiệp bán theo giá bị lỗ thì phải có cơ chế để doanh
nghiệp bù lại khoản lỗ đó. Cơ chế đó là cho phép doanh nghiệp trích ra 1.000 đồng/lít tiền lãi để
hình thành quỹ bù lỗ.

Thứ hai, hiện tại doanh nghiệp vẫn đang bán hàng tồn kho nhập vào thời điểm giá thế giới tăng
cao, trong đó có lượng tồn kho dự trữ lưu thông bắt buộc theo quy chế kinh doanh xăng dầu
bằng 20 ngày cung ứng bình quân của mỗi đầu mối.( quy định này là cần thiết nếu không, sẽ có
nguy cơ đứt nguồn vì mất cân đối cung cầu trên thị trường thế giới rất khó nhập khẩu).

Nếu càng giảm giá thì số lỗ do hàng tồn kho này càng lớn. Thời gian này kéo dài đến đâu phụ
thuộc vào lượng tồn kho và thời gian giải phóng số tồn kho này nhưng chắc chắn nhiều hơn 20
ngày.

Thứ ba, hầu hết các nước đều đánh thuế nhập khẩu xăng dầu, coi thuế nhập khẩu là nguồn thu
quan trọng của ngân sách nhà nước. Do giá thế giới tăng cao, nhà nước đã phải giảm thuế tất cả
các mặt hàng xăng dầu xuống 0% trong một thời gian dài, nay nhà nước cũng tính toán đưa thuế
vào để bảo đảm các nhu cầu chi, khi nguồn thu từ dầu thô xuất khẩu bị giảm do giá giảm.

Nhưng khi nào tăng và tăng bao nhiêu doanh nghiệp không biết được nên cũng không thể chủ
động giảm giá. Đây là ba lý do mà giá trong nước không giảm tương ứng với mức giảm của giá
thế giới.

Tôi gọi đây là thời kỳ quá độ. Vấn đề đặt ra là phải công khai thông tin về chi phí kinh doanh và
giá thành, xác định rõ thời gian bán hết lượng tồn kho là bao nhiêu (cũng là thời gian quá độ).

Và Bộ Tài chính là cơ quan có đủ tư cách để làm việc này. Theo như tôi được biết thì Kiểm toán
Nhà nước cũng đã kiểm toán Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.

Vũ Thế Tuân (tuanvuthe9@gmail.com):

Xin được hỏi ngành xuất khẩu nào của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và dự báo xuất
khẩu của ta trong năm 2009 như thế nào?

Ông Trương Đình Tuyển:

Mặt hàng nào giá trị cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Với Việt Nam những mặt hàng này không nhiều, có thể là đồ trang trí nội thất, sau đó là hàng
điện tử nhưng nếu chúng ta mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác mà ở đó thu nhập dân
cư khá cao, ảnh hưởng của khủng hoảng không lớn thì có thể hạn chế được sự suy giảm xuất
khẩu.

Năm 2009 chúng ta sẽ có hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật mà hai nước vừa kết thúc
đàm phán. Đây là cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt nam vì được hưởng thuế suất ưu đãi theo
hiệp định. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này.
Ngoài ra cần mạnh dạn xuất khẩu sang các thị trường mới như các nước Đông Âu và Liên Xô
cũ, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần phấn đấu hạ giá thành.

Tuy có nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ năm nay chúng ta vẫn có thể tăng tổng kim ngạch xuất
khẩu lên khoảng 18%, như Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ.

Nguyễn (thenghiep_va@yahoo.com):

Với các biện pháp bơm tiền ra để cứu hệ thống tài chính của Mỹ và châu Âu trong những ngày
gần đây, theo các chuyên gia sẽ ảnh hưởng thế nào tới tỷ giá USD/VND, cũng như tỷ giá giữa
VND với một số ngoại tệ mạnh khác?

Ông Vũ Thành Tự Anh:

Xu thế chung là đồng Đô la Mỹ sẽ yếu đi, và nếu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá
như hiện nay, đồng thời lạm phát giá vẫn duy trì ở mức 25-27% như hiện nay thì tỷ giá thực của
VND so với USD sẽ tăng.

Điều này nhìn chung cũng đúng cho các ngoại tệ của các nước chịu tác động tiêu cực của khủng
hoảng tài chính Mỹ, tất nhiên là với các mức độ khác nhau. Việc tăng tỷ giá thực này, đến lượt
mình, sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, và đó cũng là một
nguyên nhân quan trọng làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới có thể bị giảm
sút.

Điều này nhìn chung cũng đúng cho các ngoại tệ của các nước chịu tác động tiêu cực của khủng
hoảng tài chính Mỹ, tất nhiên là với các mức độ khác nhau. Việc tăng tỷ giá thực này, đến lượt
nó, sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, và đó cũng là một
nguyên nhân quan trọng làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới có thể bị giảm
sút.

Nguyen The Anh (theanhcamel@gmail.com):

Xin các chuyên gia nhận định ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến tình hình
nhập siêu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 như thế nào?

Ông Trương Đình Tuyển:

Do khủng hoảng tài chinh đang lan rộng ra trên quy mô toàn cầu, kinh tế thế giới đang phải đối
đầu với nguy cơ suy thoái.

Tình hình này sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta. Một trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng là
hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại tuỳ thuộc vào tính chất của từng mặt
hàng; mặt hàng có giá trị lớn ảnh hưởng nhiều hơn, mặt hàng ít tiền, lại thường dùng hàng ngày
ảnh hưởng ít hơn.

Về mức nhập siêu, tôi nghĩ không ảnh hưởng nhiều. Vì xuất khẩu giảm thì nhập khẩu cũng giảm
do chúng ta đã phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu, suy thoái kinh tế
cũng làm cho giá nhiều loại nguyên liệu giảm mạnh, hiện chúng ta đang chứng kiến sự giảm giá
dầu mỏ, các sản phẩm hoá dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bị công nghệ cũng sẽ bị
giảm mạnh…

Mặt khác năm 2009 chúng ta vẫn tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, lãi suất ngân hàng, dù có
được điều chỉnh vẫn ở mức cao, đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước vẫn
phải được kiểm soát chặt chẽ.

Do đó, tôi tin rằng tỷ lệ nhập siêu năm 2009 sẽ được kiềm chế ở tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu
thấp hơn năm 2008.

Lê Đức Thắng (thang_leduc68@yahoo.com):

Việt Nam có thể có hay không những cơ hội tốt để phát triển kinh tế do cuộc khủng hoảng tài
chính ở Mỹ mang lại bên cạnh những tác động tiêu cực của nó. Và nếu có thì chúng ta phải làm
gì để nắm bắt những cơ hội trên?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Tôi nghĩ, qua cuộc khủng hoảng này chúng ta có thể có những cơ hội sau:

Một, cơ hội trong thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi
trường chính trị và kinh doanh ổn định, Việt Nam đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.

Hai, cơ hội trong tăng xuất khẩu, theo nghĩa tăng mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà
Việt Nam có lợi thế so sánh.

Ba, chọn lọc nhập khẩu. Tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện mà các nước phát
triển phải bán đi do kinh tế đi xuống.

Tất nhiên, Việt Nam cũng phải tiếp tục theo dõi sát tình hình trong và ngoài nước để xử lý linh
hoạt và ứng xử hợp lý.

Một số bạn đọc:

Thưa ông Huỳnh Thế Du và ông Vũ Thành Tự Anh, tôi được biết các ông là những chuyên gia
tham gia các báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam dưới danh nghĩa Trường Đại học Harvard
thực hiện theo đơn đặt hàng của Chính phủ Việt Nam. Tôi muốn biết khi thực hiện báo cáo này,
các số liệu mà cơ quan chức năng cung cấp cho các ông có thực sự đủ độ tin cậy? Ông đánh giá
thế nào về điều hành chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước?

Ông Vũ Thành Tự Anh:

Đúng là Chương trình Việt Nam (tại trường Harvard Kennedy) và Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright (trường Fulbright) gần đây có đưa ra một số báo cáo về nền kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là các vấn đề kinh tế vĩ mô và có tính cơ cấu.

Trong những nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, cả bên trong và
bên ngoài. Khi sử dụng số liệu thống kê, chúng tôi luôn có một số nguyên tắc nhất định.

Thứ nhất, chúng tôi chủ yếu chỉ sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức, được công bố rộng rãi.
Trên thực tế, chỉ trừ một số trường hợp hy hữu khi số liệu thống kê chính thức không tồn tại
(chẳng hạn như về giá bất động sản ở khu vực Nam Sài Gòn trong 2 năm trở lại đây) thì chúng
tôi mới tự tiến hành điều tra.

Thứ hai, chúng tôi luôn tìm cách đối chiếu các nguồn dữ liệu khác nhau để từ đó có thể sử dụng
các nguồn dữ liệu có sự nhất quán nội tại cao. Và tất nhiên, trong một số trường hợp, chúng tôi
có cơ sở để cho rằng số liệu chính thức do các cơ quan nhà nước công bố chưa chính xác.
Trong những trường hợp này, chúng tôi sẽ trình bày cẩn thận cách chúng tôi thu thập, xử lý dữ
liệu và đưa ra sự khác biệt trong ước tính của mình so với số liệu chính thức.

Về câu hỏi thứ hai của bạn về cách điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Theo
tôi, trong đa số trường hợp, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn đi sau thị trường,
và trên thực tế, chịu nhiều sức ép của thị trường, và do vậy có thể không nhất quán. Một ví dụ
khá điển hình là việc yêu cầu 41 tổ chức tín dụng mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc và áp
đặt lãi suất trần (tức là đi ngược lại tiến trình tự do hóa lãi suất).

Tôi vẫn giữ ý kiến trước đây của mình rằng mặc dù Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm
trước những quyết định chính sách của mình cũng như hệ quả của chúng đối với nền kinh tế, tuy
nhiên trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước không được độc lập (về mặt tài chính, nhân sự, và
chính sách) thì rất khó có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Cũng cần nói thêm rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam không chỉ được giao cho
Ngân hàng Nhà nước mà Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng đóng vai
trò hết sức quan trọng.

Ông Huỳnh Thế Du:

Về phần dữ liệu, anh Tự Anh đã đề cập. Tôi xin trao đổi trước câu hỏi về chính sách tiền tệ.

Nếu so với thời điểm đầu năm hay trước đó thì dường như Ngân hàng Nhà nước đã có sự linh
hoạt và uyển chuyển hơn trong việc điều hoà dòng chảy của tiền đồng và đã có những can thiệp
cần thiết trên thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, có một điểm tôi vẫn đang cảm thấy băn khoăn mà như anh Tự Anh đã nêu là vấn đề
tỷ giá.

Đồng ý là trong thời gian qua dòng ngoại tệ đổ vào nhiều cộng với việc chính sách tiền tệ thắt
chặt làm cho tiền đồng có xu hướng tăng giá, nhưng xét về mức độ lạm phát khác nhau giữa tiền
đồng và đồng đô-la thì với tỷ giá như hiện nay, tiền đồng đã tăng giá rất mạnh. Điều này tác động
rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, hoạt động mà khả năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời
gian tới.

Do vậy, trong bối cảnh hiện tại, theo tôi, Ngân hàng Nhà nước nên tìm cách giải bài toán tỷ giá
để giảm khó khăn cho các đơn vị xuất khẩu. Đây là bài toán khó, nhưng nếu không giải nó thì
hoạt động ngoại thương nói riêng, khả năng cạnh tranh cũng như kinh tế Việt Nam nói chung sẽ
ở vào vị thế rất bất lợi.

Huyền Nhung (dohuyennhung76@yahoo.com):

Xét cụ thể về tác động của cuộc khủng hoảng này, theo các chuyên gia, những lĩnh vực nào cần
lưu ý, chúng ta có thể “mất” ở những khả năng nào?

Ông Mạc Quang Huy:

Như tôi đã phân tích ở trên, các tác động tới Việt Nam mang tính gián tiếp chứ không dẫn đến đổ
vỡ mang tính hệ thống.

Theo xác nhận của Ngân hàng Nhà nước, nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam được gửi tại các
ngân hàng an toàn. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư nhiều ra quốc tế. Với việc các quốc
gia bảo lãnh hệ thống ngân hàng thì chúng ta cũng không lo các khoản tiền gửi liên ngân hàng
tại thị trường quốc tế.

Tuy nhiên tác động của khủng hoảng quốc tế trong khi tình hình trong nước còn khó khăn thì
chúng ta cũng phải hết sức thận trọng.

Theo quan điểm cá nhân tôi, Việt Nam cần ưu tiên nguồn lực để giải quyết các vấn đề của riêng
Việt Nam, đó là vấn đề lạm phát và nguy cơ bùng phát nợ xấu ảnh hưởng đến hệ thống ngân
hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Một số bạn đọc:


Theo các chuyên gia đánh giá thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn nào của
tiến trình khủng hoảng?

Ông Huỳnh Thế Du:

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời vì nó giống như một cơ thể đang bị bệnh hiểm nghèo chưa có
tiền lệ nên các thầy thuốc vừa chuẩn đoán vừa kê đơn.

Nếu đoán đúng bệnh và kê đúng đơn thuốc thì khả năng sẽ dứt bệnh, nếu không thì sẽ trầm
trọng hơn. Trên thực tế, có những phương thuốc được cho là mạnh nhưng lại không có tác
dụng, cũng có phương thuốc thoạt đầu có vẻ tác dụng nhưng sau một vài ngày đã lờn.

Ví dụ cách thức giải cứu các ngân hàng do chính phủ Anh khởi xướng đã có tác động mạnh vào
ngày thứ Hai, nhưng đến thứ Ba thì thị trường chựng lại và đến hôm nay khi mà các số liệu kinh
tế Mỹ được công bố lộ ra nguy cơ suy thoái đã làm cho chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ nói riêng,
chứng khoán toàn cầu xuống dốc.

Nói chung tình hình hiện tại đang ở trong giai đoạn thử thách, rất khó nói là nó đã đến đỉnh điểm
hay chưa. Trong thời gian tới sẽ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách tiếp theo
của các nước, lòng tin của thị trường cũng như những số liệu, những con số sẽ được đưa ra.

Ông Mạc Quang Huy:

Cám ơn bạn nhưng đây thực sự là một câu hỏi khó. Theo quan điểm cá nhân, tôi tin rằng cuộc
khủng hoảng đã đi được một nửa quãng đường cần thiết, và đang đi tiếp quãng đường còn lại.

Sau khi xảy ra sụt giảm mạnh thị trường bất động sản tại Mỹ dẫn đến sự sụt giảm chứng khoán,
chúng ta vừa chứng kiến giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng khi các nhà đầu tư bị
thua lỗ lớn, biên độ tín dụng tăng cao, thị trường tín dụng gần như đóng băng tạo ra sự đổ vỡ
nhiều định chế tài chính trên phạm vi toàn cầu.

Sau khi thị trường tài chính điều chỉnh giảm về vùng đáy thì sẽ là tác động suy thoái kinh tế. Suy
thoái kinh tế có thể dẫn đến thất nghiệp, nợ xấu và tác động ngược lại thị trường tài chính tại
từng thời điểm trong chu kỳ phục hồi. Do đó tôi cho rằng chu kỳ phục hồi diễn ra cũng có những
điểm nhạy cảm.

Do nguồn vốn cạn kiệt, chi phí huy động vốn cao và sức cầu suy giảm toàn cầu nên sẽ mất nhiều
năm để nền kinh tế khôi phục. Các chính phủ hiện đang làm hết sức mình để tạo niềm tin đối với
thị trường và giữ hệ thống tài chính khỏi sụp đổ.

Trong giai đoạn tới có thể là chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế phục hồi. Khi
giá nhà đất và chứng khoán đến giảm đến một mức nào đó thì sẽ có sức cầu đón mua.

Thị trường nhà đất phục hồi sẽ kích thích nhu cầu đầu tư, điều này sẽ làm giá trị các chứng
khoán hình thành từ chứng khoán hóa bất động sản cũng tăng theo. Hiện tại các tài sản này
được coi là tài sản xấu (distressed assets).

Do thị trường chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế khoảng 6 tháng, nên sự phục hồi của nền
kinh tế sẽ dẫn đến sự phục hồi của thị trường chứng khoán.

Tôi tin rằng chúng ta đang trải qua những thời khắc nguy kịch nhất và chúng ta sẽ phải đi tiếp
quãng đường còn lại. Đó là cái giá phải trả cho bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.

Ngoc Anh:
Xin hỏi ông Cao Sĩ Kiêm. Vừa rồi qua báo chí tôi có biết được rằng hiện đã có một số ngân hàng
Việt Nam rút tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài về. Từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
ông có thể giải thích kỹ thêm về tiền gửi này ở dạng nào, rút về như vậy có ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động ngân hàng?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc chuyển đổi cơ cấu các đồng tiền ở nước ngoài, gửi tiền ở các ngân hàng nước ngoài hay
rút tiền gửi đó về nước là nghiệp vụ bình thường trong kinh doanh của các ngân hàng.

Việc một số ngân hàng rút tiền gửi ở nước ngoài về để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trong
nước cũng như chuyển sang các ngân hàng khác ở các khu vực khác an toàn hơn cũng là bình
thường.

Việc rút và chuyển tiền này không ảnh hưởng gì tới hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam.
Hơn thế nữa, việc này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này được an toàn
và hiệu quả hơn.

Vũ Khánh Bình (khoabui1973@yahoo.com):

Do chênh lệch lãi suất tiền gửi USD trên thế giới và Việt Nam, nên có thể sẽ có làn sóng người
nước ngoài vay tiền từ Mỹ đem sang Việt Nam gửi tiết kiệm để hưởng chênh lệch lãi suất khoảng
4%/năm. Việt Nam hưởng lợi gì và thiệt hại gì từ việc này? Các ngân hàng 100% vốn nưóc ngoài
với lợi thế có lượng USD lãi suất thấp sẽ tác động thế nào tới thị trường tài chính Việt Nam? Áp
lực lên tỷ giá VND/USD bị ảnh hưởng ra sao?

Ông Huỳnh Thế Du:

Thực ra không phải đến giờ này mà trong một thời gian qua khe hở giữa lãi suất tiền đồng so với
ngoại tệ trong nước, ngoại tệ trong nước so với ngoại tệ nước ngoài đã xảy ra, nhưng tôi cho
rằng dòng vốn chảy vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất không nhiều, ngay cả ở những
thời điểm kinh tế Việt Nam rất ổn định.

Điều này không xảy ra là do cũng giống như các nước đang phát triển hay thị trường mới nổi
khác, các nhà đầu tư lo ngại những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế.

Thứ nhất, ngay cả đối với các nhà đầu tư trong nước, cho dù tỷ giá giữa VND và USD đã được
giữ ổn định trong nhiều năm nhưng dường như cũng chưa đủ thuyết phục để những người có
ngoại tệ chuyển sang tiền đồng vì họ lo ngại khả năng đồng tiền bị mất giá. Thực ra tâm lý này
xảy ra đối với hầu hết các nước chứ không riêng gì Việt Nam.

Thứ hai, lãi suất ở Mỹ chỉ vài ba phần trăm trong khi lãi suất USD ở Việt Nam gấp vài ba lần
nhưng các nhà đầu tư bên ngoài cũng không đổ nhiều tiền vào Việt Nam vì kinh nghiệm của họ
cho thấy khi có vấn đề gì xảy ra các nước đang phát triển thường áp dụng những biện pháp
hành chính mạnh làm họ không được rút tiền ra nên họ lo ngại.

Với những gì đang xảy ra, theo dự báo dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển, các thị
trường đang lên mà trong đó có Việt Nam sẽ giảm do khẩu vị về rủi ro của các nhà đầu tư đã
giảm đi rất nhiều và họ có xu hướng đầu tư vào những loại tài sản có tính an toàn cao hơn thay
vì phiêu lưu mạo hiểm như trước đây.

Do vậy, ở vấn đề này, tôi cảm thấy lo ngại sự giảm sút của dòng vốn chảy vào nhiều hơn. Nếu
điều này xảy ra cộng với chính sách tỷ giá gần như cố định hiện này vẫn được duy trì thì sức ép
đối với đồng tiền trong nước sẽ gia tăng.

Nhiều bạn đọc:


Nhìn lại sự ứng phó của Chính phủ Mỹ và những quốc gia lớn trên thế giới, chúng ta có thể rút ra
những kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Ông Bùi Kiến Thành:

Trong một thời gian dài, các cơ quan giám sát tài chính của Mỹ đã không quan tâm đến việc
giám sát các công ty tài chính của Phố Wall.

Ví dụ như đánh giá hệ số tín nhiệm (Credit Rating) các sản phẩm phái sinh này là có vấn đề,
trong khi đó các nhà đầu tư dựa trên hệ số tín nhiệm của sản phẩm này để quyết định đầu tư.

Cơ quan giám định đã không làm hết chức năng của mình để tìm hiểu thực sự các sản phẩm làm
tài sản thế chấp cho các trái phiếu phát hành.

Thứ hai, các định chế tài chính Phố Wall phát hành ra các trái phiếu phái sinh nhưng lại không
kiểm tra và đánh giá các hợp đồng cho vay thế chấp dùng làm tài sản bảo đảm có đủ tiêu chuẩn
chất lượng hay không.

Tại đầu nguồn, các tổ chức tài chính cho vay thế chấp bất động sản đã bất chấp người vay
không có khả năng thanh toán mà vẫn tạo điều kiện cho vay.

Các hợp đồng cho vay này đã hỗ trợ cho thị trường bất động sản Mỹ phát triển rất mạnh trong
suốt 10 năm, nhưng điều này thì rất nguy hại cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Việt Nam nên rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này để thận trọng hơn trong các họat động
tài chính, đặc biệt là cho vay kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.

Bài học quan trọng nhất là các cơ quan quản lý nhà nước phải giám định chặt chẽ hoạt động của
các định chế tài chính, tránh "ngủ gục" trên "tay lái" của mình.

Chính phủ Mỹ đang rất lo ngại về việc mất thanh khoản của thị trường tài chính và sự co hẹp của
thị trường tín dụng là một yếu tố đưa đến suy trầm và suy thoái kinh tế Mỹ. Vì vậy, Việt Nam cần
xem lại chính sách tiền tệ, thắt chặt tín dụng đang được triển khai và ảnh hưởng của nó đối với
nền kinh tế Việt Nam, và sự sống còn của các xí nghiệp lớn, nhỏ.

Ông Mạc Quang Huy:

Những gì diễn ra trong thời gian qua cho thấy bài học về khủng hoảng niềm tin. Để ngăn chặn
khủng hoảng niềm tin, cần có các hành động quyết đoán, triệt để, kịp thời và thống nhất trên cơ
sở minh bạch thông tin.

Như chúng ta thấy khi Hạ nghị viện Mỹ từ chối phê chuẩn gói cứu trợ 700 tỷ USD đã tạo ra làn
sóng bán tháo cổ phiếu. Việc phê chuẩn sau đó cũng như việc cắt giảm lãi suất toàn cầu đã
không ngăn chặn được làn sóng bán tháo.

Chỉ đến đầu tuần qua khi các chính phủ nhiều nước đứng ra cam kết đảm bảo thanh toán hệ
thống ngân hàng và cam kết bơm nguồn vốn lớn vào thị trường thì niềm tin mới quay trở lại.

Việt Nam cũng đã học được các bài học trên từ cuộc khủng hoảng trong nước diễn ra hồi tháng
6. Mặc dù lúc đầu dường như khá lúng túng, song Việt Nam đã giải quyết khủng hoảng một cách
sắc nét, được thế giới đánh giá cao.

Nhóm giải pháp toàn diện chống lạm phát được đưa ra cùng các thông tin minh bạch như dự trữ
ngoại hối đã giúp khôi phục niềm tin. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần thực hiện triệt để các giải
pháp đưa ra như việc minh bạch hóa các kết quả cắt giảm dự án công.
Hơn nữa do sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, các giải pháp chống khủng hoảng ngày nay
đòi hỏi sự thống nhất giữa các quốc gia. Sự nỗ lực của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu trong
đợt khủng hoảng vừa qua là một ví dụ minh chứng.

Thiết nghĩ ở cấp quốc gia, Việt Nam cũng cần xây dựng các chiến lược xử lý khủng hoảng trên
cơ sở phân tích tình huống nhằm chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Ông Huỳnh Thế Du:

Theo tôi, trong tình huống này, bài học lớn nhất có thể rút ra là tại sao nước Mỹ nói riêng và các
nước phát triển nói chung lại để cuộc khủng hoảng tồi tệ như vậy lại có thể xảy ra.

Nhiều người cho rằng, trong thời gian tới các quy định hay luật lệ chế tài hoạt động của các tổ
chức tài chính ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác sẽ chặt chẽ là hà khắc hơn.

Trong câu chuyện này, đối với Việt Nam nói riêng các nước nói chung, theo tôi, bài học từ việc
cứu thị trường khỏi sụp đổ là không nhiều, vì khi đám cháy xảy ra việc cần làm duy nhất là dập
tắt lửa trước đã.

Vấn đề ở đây là cần theo dõi chặt chẽ sự vận hành khó lường hay sự biến ảo của thị trường để
có những uốn nắn hợp lý. Thị trường luôn có những thất bại của nó, nếu để nó hoàn toàn tự do
sẽ gây ra những tác động tiêu cực, nhưng nếu can thiệp vào nó một cách thô bạo thì hậu quả
cũng không kém phần nghiêm trọng.

Letoan (le_toan11011@yahoo.com):

Kính gởi ông Vũ Thành Tự Anh, suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay sẽ tác động đến Việt
Nam. Vậy ở góc độ của một nhà kinh tế, ông có những ý kiến đóng góp gì nhằm tháo gỡ những
khó khăn đó cho các nhà hoạch định chiến lược của Chính phủ Việt Nam?

Ông Vũ Thành Tự Anh:

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố ngày 8/10/2008 của IMF, tốc độ tăng trưởng
GDP của thế giới sẽ giảm từ 5% trong năm 2007 xuống còn 3,9% trong năm 2008, và chỉ còn 3%
trong năm 2009.

Sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam,
mà tác động tổng hợp có thể sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp gia tăng. Điều này
chắc chắn sẽ tác động tới mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam, trong đó tầng lớp công nhân lao
động như anh nói sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Từ phương diện chính sách của nhà nước, tôi cho rằng trong giai đoạn này, điều quan trọng là
cần xác định ưu tiên thật đúng đắn.

Với những bất ổn vĩ mô trong nước (lạm phát, nhập siêu, thâm hụt ngân sách v.v.) chưa được
giải quyết triệt để, thì những diễn biến mới đây trong nền kinh tế toàn cầu sẽ đặt ra những thách
thức mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong hoàn cảnh này, tôi cho rằng Chính phủ cần kiên trì với những định hướng chính sách lớn
trong năm 2008, mà cụ thể là tiếp tục đặt ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ chống lạm phát và bình
ổn kinh tế vĩ mô. Chúng ta phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong một vài năm để bình ổn vĩ
mô và đảm bảo cho tăng trưởng dài hạn.

Như tôi được biết, mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2009 của chính phủ dao động giữa hai
mức 6,5% và 7%. Từ những điều phân tích ở trên, tôi cho rằng ngay cả tốc độ tăng trưởng 6,5%
cũng là một mục tiêu không dễ gì đạt được. Tất nhiên, đây không phải là nhận định của cá nhân
tôi.

Báo cáo về Triển vọng Thế giới của Deutsche Bank (3/10/2008) cho rằng tốc độ tăng trưởng
GDP củaViệt Namtrong năm 2008 là 6,3% và và dự báo cho năm 2009 là 4,1%. Tương tự như
vậy, The Economists dự báo rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020
là khoảng 5,1%.

Tất nhiên, những dự báo này dựa trên một giả định là quỹ đạo chính sách của Việt Nam vẫn giữ
nguyên như hiện nay. Còn nếu như Chính phủ thực sự quyết tâm trong việc sửa chữa những
vấn đề cơ bản, có tính cơ cấu của nền kinh tế, để trên cơ sở đó bình ổn kinh tế vĩ mô thì tôi tin
tưởng rằng với tiềm năng của mình, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng trưởng như mức của các
con rồng, con hổ trong khu vực trong một thời gian dài.

Xin nói thêm một chút về vấn đề tỷ giá mà tôi đã nhắc đến ở trên, tập trung vào nội dung điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nếu so với thời điểm đầu năm hay trước đó
thì dường như Ngân hàng Nhà nước đã có sự linh hoạt và uyển chuyển hơn trong việc điều hoà
dòng chảy của tiền đồng và đã có những can thiệp cần thiết trên thị trường ngoại hối.

Đinh Ngọc Thủy (bachdang_360@yahoo.com):

Ông Mạc Quang Huy có nói, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam
mang tính gián tiếp và tâm lý là chủ yếu. Vậy nếu thị trường chứng khoán thế giới suy yếu kéo
dài, liệu thị trường chứng khoán Việt Nam sắp tới sẽ ra sao?

Ông Mạc Quang Huy:

Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chịu hai tác động cùng lúc đó là tình hình khó
khăn trong nước và ảnh hưởng từ thị trường quốc tế. Riêng về khó khăn trong nước chúng ta
vừa trải qua cuộc chiến chống lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại và đã đạt được những
thành tựu ban đầu.

Tuy nhiên khả năng suy thoái kinh tế vẫn còn đó dẫn đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp
trong 2009 sẽ rất khó khăn. Ngoài ra nguy cơ nợ xấu do thắt chặt tiền tệ có thể xảy ra sau 3-6
tháng nữa.

Do đó chỉ tính đến các yếu tố riêng của Việt Nam, tôi cho rằng không có lý do gì để thị trường
chứng khoán chúng ta hồi phục mạnh trong 12 tháng tới (mặc dù tôi nhận định sẽ đi theo hướng
phục hồi cùng với những biến chuyển tích cực vĩ mô của nền kinh tế).

Trong khi đó khi chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh trong thời gian qua làm cho giá chứng
khoán Việt Nam trở nên đắt tương đối so với các thị trường khác. Cụ thể HSBC dự báo P/E của
Việt Nam khoảng 15 lần, trong khi các thị trường khác chỉ khoảng 10 lần hoặc thấp hơn.

Nếu thị trường chứng khoán quốc tế suy yếu kéo dài thì sẽ làm cho quá trình hồi phục của chứng
khoán Việt Nam chậm hơn do ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư gián tiếp và ảnh hưởng yếu tố
tâm lý. Hơn nữa chứng khoán toàn cầu suy yếu kéo dài cũng có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu
suy thoái mạnh hơn dự kiến.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như đã phân tích trên và như vậy tăng trưởng của
các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Ha Le:

Là người hoạt động nhiều năm trong một ngân hàng đầu tư và chứng kiến sự đổ vỡ của nó, theo
ông Huy, những vấn đề nào cần chú ý khi Việt Nam đang có những tổ chức đi theo mô hình này?
Ông Mạc Quang Huy:

Các công ty chứng khoán và quản lý quỹ của Việt Nam vẫn là một dạng sơ khai của mô hình
ngân hàng đầu tư trên thế giới. Để tránh sự đổ vỡ thì điều quan trọng nhất vẫn là một chiến lược
kinh doanh bền vững cùng với một hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến.

Trong một bài báo trước đây: “Phố Wall: Đánh đổi tự do để tồn tại?” trên VnEconomy
(http://vneconomy.vn/20080926022117524P0C7/pho-wall-danh-doi-tu-do-de-ton-tai.htm), tôi đã
có dịp phân tích về mô hình ngân hàng đầu tư độc lập cũng như ngân hàng tổng hợp (universal
bank) và xu hướng phát triển trên thế giới. Việt Nam hiện cho phép phát triển mô hình ngân hàng
tổng hợp song duy trì sự ngăn cách tương đối giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định ngân hàng mẹ không được cho vay công ty chứng
khoán trực thuộc. Đây là một định hướng đúng đắn trong thời điểm hiện tại nhằm ngăn chặn
truyền dẫn rủi ro từ thị trường vốn sang thị trường tiền tệ và do đó rủi ro hệ thống.

Điều quan trọng tiếp theo là bản thân các ngân hàng thương mại cần tự ý thức chấp hành rủi ro
và xây dựng các rào cản nội bộ (chinese wall) nhằm ngăn chặn tương tác ảnh hưởng giữa hoạt
động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

Mâu thuẫn lợi ích giữa hai mảng nghiệp vụ này có thể dẫn đến việc lạm dụng quyền lực. Ví dụ
ngân hàng thương mại có thể chấp nhận cho vay các khoản vay dưới chuẩn cho các doanh
nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị phá sản chỉ vì ngân hàng đầu tư đang nắm giữ
chứng khoán nhằm cứu giá.

Do tính chất rủi ro cao của hoạt động ngân hàng đầu tư nên Uỷ ban Chứng khoán cần tiếp tục
hoàn thiện hệ thống kiểm soát đối với công ty chứng khoán như các quy định an toàn vốn, áp
dụng các chuẩn mực kế toán tiên tiến.

Nhiều bạn đọc:

Điểm xuất phát của cuộc khủng hoảng hiện nay có từ hoạt động cho vay dưới chuẩn tại Mỹ.
Theo ông Huy, tại Việt Nam đã có hiện tượng này chưa?

Ông Mạc Quang Huy:

Bản chất của rủi ro tín dụng ở các thị trường đều giống nhau, chỉ khác nhau ở cách thức thể
hiện. Việt Nam hiện nay cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn song hoàn cảnh của Việt Nam có
nhiều điểm khác so với Mỹ.

Trước hết Việt Nam chưa có cho vay dưới chuẩn (cho vay nhóm đối tượng có thu nhập thấp,
công ăn việc làm không ổn định, có mức độ rủi ro tín dụng cao).

Thứ 2, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo (loan-to-value) tại Việt Nam không quá cao (70%)
tuy nhiên định giá tại Việt Nam lại chưa minh bạch.

Thứ 3, Việt Nam chưa có nghiệp vụ chứng khoán hóa là công cụ truyền dẫn phát tán rủi ro tín
dụng từ thị trường tín dụng sang thị trường vốn cũng như việc phát tán rủi ro ra phạm vi quốc tế.
Chính 3 điểm khác biệt này giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng và tầm ảnh hưởng của rủi ro tín
dụng tại Việt Nam.

Tuy nhiên thị trường tín dụng Việt Nam có những diễn biến tương đồng với khủng hoảng tín
dụng tại Mỹ.
Thứ nhất là tăng trưởng tín dụng nóng, đặc biệt là bùng nổ tín dụng bất động sản và tín dụng tiêu
dùng cuối năm 2007, đầu 2008. Thứ 2, tại thời điểm bùng nổ tín dụng, lãi suất trên thị trường rất
thấp (khoảng 12-13%), sau đó 6 tháng điều chỉnh lên mức rất cao (21%) do chính sách thắt chặt
tiền tệ.

Ngoài ra, Việt Nam còn bị tác động của lạm phát dẫn đến thu nhập của người vay vốn giảm sút.
Với việc thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và đóng băng như hiện nay thì đây là các tín
hiệu đáng lo ngại cho thị trường tín dụng.

Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ tình hình nợ xấu trong 6 tháng tới, đặc biệt là giai đoạn cuối năm
2008 và quý 1/2009.

T.Hai:

Trong nước, một số doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch niêm yết và phát hành chứng khoán
tại một số thị trường lớn trên thế giới. Thưa ông Mạc Quang Huy, trong bối cảnh ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng, đâu là những thuận lợi và khó khăn nếu doanh nghiệp triển khai?

Ông Mạc Quang Huy:

Những gì diễn ra trên thị trường thế giới cho thấy đây là thời điểm rất bất lợi để niêm yết hay huy
động vốn. Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư thường tìm đến các kênh đầu tư an toàn
(flight to quality), do đó thị trường cổ phiếu sẽ không được ưa chuộng. Thị trường này cần một
khoảng thời gian đủ dài để có thể hồi phục cùng với các chuyển biến kinh tế vĩ mô.

Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi các kế hoạch niêm yết hay phát hành trên thị
trường quốc tế đến khi bức tranh toàn cầu sáng sủa hơn.

Một số bạn đọc:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đang và sẽ dẫn đến sự xáo trộn nhất định của các dòng vốn.
Các ông nhận định thế nào về khả năng có sự xáo trộn đó ở Việt Nam?

Ông Vũ Thành Tự Anh:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối chắc chắn có những tác động quan trọng đối với sự lưu
chuyển các dòng vốn ở Việt Nam. Đối với dòng vốn vào, nguồn tín dụng đang dần trở nên cạn
kiệt của thế giới sẽ làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn
cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Thêm vào đó, với tình trạng lạm phát và bất ổn vĩ mô như hiện nay, Việt Nam đang bị coi là một
điểm đầu tư có mức độ rủi ro cao, và do vậy sẽ càng trở nên bất lợi trong điều kiện khan hiếm tín
dụng. Nhiều khả năng là chúng ta sẽ chứng kiến sự suy giảm của dòng đầu tư trực tiếp và gián
tiếp.

Tương tự như vậy, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng sẽ có nguy cơ giảm sút vì trong điều kiện đầy
rủi ro như hiện nay, tâm lý chung của các nhà đầu tư là hướng đến những thị trường ít rủi ro,
trong khi đó thì mức độ rủi ro của Việt Nam trong năm qua lại tăng lên do lạm phát cao và bất ổn
vĩ mô. Việc các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà lắm với thị trường chứng khoán, đồng
thời liên tục bán ra trái phiếu chính phủ trong những ngày gần đây cũng cho thấy khả năng rút
vốn khỏi Việt Nam là hoàn toàn hiện thực.

Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ
kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng
mạnh. Đáng lưu ý ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh trong nền kinh tế
thực (real economy), thì một phần không nhỏ của dòng kiều hối này có mục đích đầu tư chứng
khoán và bất động sản – là những lĩnh vực hiện nay không còn nóng như trước.

Điều này cũng có nghĩa là dòng kiều hối trong năm tới có thể cũng sẽ suy giảm. Cũng phải nói
thêm là sự suy giảm này không nhất thiết do sự khủng hoảng tài chính thế giới gây ra, mà có lẽ
chủ yếu là do các nguyên nhân nội tại trong nền kinh tế Việt Nam.

Đối với các dòng vốn ra, vì Việt Nam chưa tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn nên việc rút vốn ra
của các nhà đầu tư nước ngoài hay việc đầu tư ra nước ngoài của cá nhân và tổ chức Việt Nam
không hoàn toàn dễ dàng. Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài muốn
rút vốn khỏi Việt Nam, xong tôi cho rằng mức độ và tốc độ dòng vốn chảy ra khỏi Việt Nam là
không quá lớn.

Nguyễn Lương Ngọc (ngoc21071976@yahoo.com):

Xin chào ông Mạc Quang Huy! Xin ông cho biết người dân Ausatralia đón nhận cuộc khủng
hoảng tài chính hiện nay như thế nào. Xin cảm ơn ông.

Ông Mạc Quang Huy:

Cám ơn bạn đã quan tâm đến nước Úc. Úc là một quốc gia cũng đang gánh chịu những hậu quả
nhất định từ cuộc khủng hoảng này. Đặc điểm của nền kinh tế Úc là phụ thuộc vào ngành tài
nguyên khoáng sản (than đá, quặng, vàng, dầu, vv) và ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo
hiểm, đầu tư).

Trong vài năm vừa qua khi nền kinh tế toàn cầu bùng nổ và giá hàng hóa cơ bản tăng cao
(commodities), Úc đã được hưởng lợi lớn từ xuất khẩu. Chính điều đó làm cho nền kinh tế Úc
tăng trưởng tốt và đồng AUD tăng mạnh lên đến đỉnh gần bằng USD vào tháng 8 qua.

Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng diễn ra với lo ngại nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm làm cho
giá dầu và hàng hóa cơ bản giảm nhanh chóng. Đồng AUD đã mất giá 30% trong 2 tháng gần
đây so với USD.

Một nguyên nhân nữa làm AUD giảm mạnh có sự đóng góp của các giao dịch đầu cơ chênh lệch
lãi suất (carry trade).

Úc thu hút lượng tiền thông minh lớn từ Nhật và một số quốc gia khác để đầu tư vào AUD với lãi
suất cao. Khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến AUD giảm giá thì các dòng tiền này quay ngược ra
rất nhanh chóng, khiến AUD giảm sâu hơn.

Giá chứng khoán trên thị trường ASX cũng giảm mạnh khoảng 35% trong 4 tháng gần đây. Do tỷ
lệ dân Úc đầu tư chứng khoán cao nên nhiều người dân bị thua lỗ nặng.

Giá bất động sản hiện cũng đang trong chu kỳ giảm. Mặc dù hệ thống tài chính Úc không bị đe
dọa trực tiếp song Chính phủ Úc cũng đã có những hành động mạnh và kịp thời như cắt giảm lãi
suất cơ bản 100 bps (1%) xuống 6% và cam kết bơm hàng tỷ đô vào hệ thống tài chính cũng
như cam kết bảo đảm thanh toán cho các ngân hàng.

Tôi cho rằng nước Úc đang lâm vào suy thoài và cũng sẽ phải mất vài năm để khôi phục nền
kinh tế.

Nguyễn Thị Nga (hn.bluechipp@gmail.com):

Xin hỏi ông Huỳnh Thế Du. Vừa qua giới truyền thông cho rằng Việt Nam vẫn ở xa tâm bão
khủng hoảng thế giới, đặc biệt là Mỹ, vậy theo ông có đúng không?

Ông Huỳnh Thế Du:


Như tôi đã phân tích ở những câu hỏi trước, hệ thống tài chính của Việt Nam chưa hội nhập
nhiều hay nói cách khác là chưa nằm trong mắt xích của hệ thống tài chính toàn cầu nên nếu chỉ
xét riêng về lĩnh vực tài chính thì Việt Nam không phải nằm xa mà là nằm ngoài tâm bão.

Điều này, nếu xét về một khía cạnh nào đó thì chúng ta may mắn, nhưng may mắn dựa trên mức
độ phát triển và hội nhập thấp thì cũng không hay lắm.

Nếu xét về góc độ hoạt động ngoại thương, ở vị trí thuộc những nước có độ mở ngoại thương
lớn nhất thế giới (theo chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP, con số này là hơn
160%) thì sắp tới Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn do kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu suy
thoái.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực năm 1997-1998 đã làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó
khăn sau đó rồi, huống chi là cơn bão hiện tại.

Loan (loan.Tran@ipa.com.vn):

Chào anh Huy, anh đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng biến động tỷ giá của các nước trong khu
vực emerging markets ở châu Á và tính cạnh tranh xuất khẩu của Việt nam so với các nước trong
khu vực khi đồng tiền Việt Nam vẫn neo vào đồng Đô la?

Ông Mạc Quang Huy:

Cám ơn câu hỏi của bạn. Tôi cũng đồng ý với anh Vũ Thành Tự Anh về xu hướng mất giá của
USD, đặc biệt khi Chính phủ Mỹ sẽ phát hành 700 tỷ USD giải cứu hệ thống tài chính. Trong thực
tế Chính phủ Mỹ có thể còn phải bơm thêm nhiều vốn vào trong nền kinh tế, tăng thâm hụt ngân
sách.

Do đó với chính sách neo tỷ giá hiện nay của Việt Nam thì tỷ giá thực của VND sẽ tăng lên so với
USD, điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Hầu hết các quốc gia mới nổi cũng
chịu hoàn cảnh tương tự như Việt Nam.

Trong giai đoạn qua, chúng ta cũng chứng kiến đồng KRW của Hàn Quốc và AUD giảm mạnh so
với USD (30%) vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng các nước này có thể sẽ hưởng lợi từ xuất khẩu.

Phạm Thành Bảo (tb_index@yahoo.com):

Cháu có một câu hỏi gửi bác Trương Đình Tuyển: Thưa bác, sau khi Việt Nam trở thành thành
viên WTO ngày 11/1/2007, người dân cũng như sinh viên tụi cháu hết sức phấn khởi. Nhưng
thực sự kể từ đó kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại, lạm phát tăng cao dần, nhập siêu tăng
mạnh, lãi suất nóng... Vậy theo bác, liệu có phải chính do gia nhập WTO mà chúng ta phải chịu
sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới? Cháu cám ơn bác và chúc bác sức khoẻ ạ!

Ông Trương Đình Tuyển:

Chào cháu.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới có mặt thuận, cũng có mặt nghịch. Trước khi nộp đơn gia
nhập WTO, chúng ta đã nhận thức khá rõ những cơ hội và những thách thức đặt ra cho nước ta
khi tham gia tổ chức này. Có 5 cơ hội lớn và 5 thách thức lớn. Ở đây tôi chỉ nêu những cơ hội và
những thách thức có liên quan đến câu hỏi của cháu.

Về cơ hội:

Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên nhờ phải cải cách hệ thống luật pháp cho
phù hợp với cam kết, chúng ta sẽ tạo đựơc môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cùng
với thị trường xuất khẩu được mở rộng do là thành viên của WTO. Đây là 2 yếu tố cơ bản hấp
dẫn các nhà đầu tư. Đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài kèm theo chuyển giao vốn, công nghệ
sản xuất, công nghệ quản lý tạo điều kiện cho chúng ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng và tạo công ăn việc làm.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất. Vì sản xuất
ra phải có nơi tiêu thụ, đặc biệt đối với một nước mà kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 60% GDP
như nước ta.

Về thách thức:

Phân hoá giàu nghèo sẽ "doãng" ra nhanh hơn, một bộ phận dân cư dễ bị tác động từ mặt trái
của cơ chế thị trường, từ việc hội nhập. Để hạn chế tác động tiêu cực này chúng ta phải có chính
sách phát triển đúng đắn, phải quan tâm đến hệ thống các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ
những đối tượng gặp khó khăn. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Về yêu cầu này chúng ta
đã làm tốt được một số việc nhưng vẫn còn nhiều việc chưa làm tốt và còn phải làm nhiều hơn
nữa.

Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, gia nhập WTO, những biến động trên thị trường thế giới
tác động rất nhanh rất mạnh đến thị trường trong nước, đặc biệt là những yếu tố có tính ổn định
kém của kinh tế toàn cầu như dòng vốn đầu tư, thị trường dầu mỏ, thị trường tài chính. Nếu khả
năng dự báo và phân tích kinh tế yếu kém, trình độ cán bộ bất cập, khả năng phản ứng chính
sách không tốt, cơ chế ngăn ngừa rủi ro không bảo đảm sẽ dễ dẫn đến rối loạn thị trường, thậm
chí khủng hoảng.

Những gì diễn ra ở nước ta sau 2 năm gia nhập WTO, nhất là năm 2008 khẳng định sự đúng
đắn trong nhận định của Trung ương Đảng. Cơ hội cũng rất lớn và thách thức cũng không nhỏ
cơ hội và thách thức không còn ở dạng nguy cơ mà là hiện hữu.

Xuất khẩu tăng nhanh, 6 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu tăng đến 39%, đầu tư nước ngoài tăng
cao, ước cả năm nay vốn FDI đăng ký đạt 60 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay. Nhưng
mặt khác, nền kinh tế chúng ta cũng phải chịu tác động của lạm phát và khủng hoảng tài chính
toàn cầu gây cho chúng ta những khó khăn và phức tạp trong quản lý và điều hành kinh tế.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng nguyên nhân của lạm phát và tăng trưởng chậm lại chủ yếu vẫn
là do các nhân tố bên trong, đó là sự yếu kém của bản thân nền kinh tế của cơ cấu kinh tế và
đầu tư kém hiệu quả đã tồn tại từ nhiều năm, chậm được khắc phục và một phần do những hạn
chế yếu kém trong quản lý và điều hành , do chính sách tài khoá và tiền tệ bị nới lỏng nhiều năm.
WTO không phải là nguyên nhân của tình hình này.

Lê Thị Hồng Phương (lephuong275@yahoo.com.vn):

Giai đoạn hiện nay các ngân hàng đua nhau cắt giam lãi suất nhằm ngăn chạn cơn bão khủng
hoảng. Vậy Việt Nam có nên hành động như vậy trong giai đoạn lạm phát cao như thời gian qua?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Trong những tháng cuối năm 2008 và cả năm 2009, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn phải
tiếp tục được thắt chặt. Nhưng trong điều hành lại có những biện pháp linh hoạt để khai thác
những thời cơ thuận lợi để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp.

Việc ngân hàng trung ương các nước đua nhau hạ lãi suất là để cứu nền kinh tế tránh khỏi suy
thoái.
Việt Nam cũng đang hành động tương tự khi mà các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương
mại, đang tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp như nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và
thanh toán các trái phiếu cho các ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng
như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện
giảm lãi suất cho vay.

Đây là việc làm vừa phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát, vừa khai thác tốt khả năng để tăng
trưởng hợp lý.

Lê Thị Hồng Phương (lephuong275@yahoo.com.vn):

Giai đoạn hiện nay các ngân hàng đua nhau cắt giam lãi suất nhằm ngăn chạn cơn bão khủng
hoảng. Vậy Việt Nam có nên hành động như vậy trong giai đoạn lạm phát cao như thời gian qua?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc ngân hàng trung ương các nước đua nhau hạ lãi suất là để cứu nền kinh tế tránh khỏi suy
thoái. Việt Nam cũng đang hành động tương tự khi mà các ngân hàng, nhất là các ngân hàng
thương mại, đang tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các doanh
nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp như nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và
thanh toán các trái phiếu cho các ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng
như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện
giảm lãi suất cho vay.

Đây là việc làm vừa phục vụ cho nhu cầu chống lạm phát, vừa khai thác tốt khả năng để tăng
trưởng hợp lý.

Khôi:

Thưa ông Cao Sỹ Kiêm, nếu khủng hoảng tài chính lan rộng và kéo dài thì Việt Nam cần phải đối
phó như thế nào?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Khủng hoảng tài chính và suy yếu kinh tế đã lan rộng từ Mỹ ra khắp thế giới, chứ không còn là
“nếu” nữa.

Cuộc khủng hoảng này kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng ứng cứu của các quốc gia
cũng như sự đồng tâm và thống nhất xử lý của cộng đồng thế giới. Nhưng chắc chắn, họ sẽ
không thể để khủng hoảng kéo dài.

Cách đối phó tốt nhất của Việt Nam là thực hiện thành công các giải pháp chống lạm phát đã có
trong những tháng còn lại của năm 2008 và cả năm 2009 để nhanh chóng trở lại với tốc độ lạm
phát một con số vào năm 2010. Đây là cách đối phó khủng hoảng có hiệu quả nhất.

Tất nhiên, chúng ta cần theo dõi sát sao tình hình diễn biến thế giới cũng như trong nước để có
những giải pháp linh hoạt, hiệu quả và thích hợp cho mọi tình huống.

Như vậy, chúng ta mới có thể phát huy được những tiềm năng và sự chủ động trong nước, đồng
thời ứng phó hiệu quả với tác động của kinh tế thế giới tới kinh tế trong nước.

hanoimoi:
Xin hỏi nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn suy thoái, điều này ảnh hưởng như thế nào
đến kinh tế của một nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới ?

Ông Bùi Kiến Thành:

Khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới cuộc suy thoái kéo dài và không biết sẽ đi đến đâu. Trước
mắt, trong năm 2009 nước Mỹ sẽ phải cơ cấu lại toàn bộ nền tài chính.

Trở lại lịch sử nước Mỹ, từ 1930, Mỹ tách ra ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại riêng,
không đồng thời làm cùng nghiệp vụ huy động vốn và nhận tài khoản.

Các ngân hàng đầu tư của Mỹ có khả năng huy động vốn rất lớn, trong một tuần có thể dàn xếp
các khoản vay đến vài chục tỷ USD.

Hệ thống đó đã bị tan vỡ, FED cho phép một số ngân hàng sáp nhập hoặc chuyển đổi từ ngân
hàng đầu tư thành ngân hàng thương mại.

Cả hệ thống đang trong thời kỳ phải cơ cấu, sắp xếp lại nên việc nước Mỹ trở lại đà tăng trưởng
kinh tế, và từng là một thị trường tài chính hàng đầu thế giới, thì cần phải có thời gian.

Mỹ cũng đang trong kỳ bầu cử và từ 20/1/2009 sẽ có chính phủ mới. Chính phủ này sẽ cần thời
gian để tổ chức lại cơ cấu nhân sự..., có thể mất 6 tháng.

Với tình hình này, năm 2009 sẽ khó làm được gì nhiều, vì vậy khủng hoảng có thể kéo dài đến
2010, thậm chí sợ rằng chưa ra khỏi.

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái như thế này, nền kinh tế Việt Nam bị tác động gì và sẽ phát huy
được phần nào của nền kinh tế chúng ta?

Về phía Việt Nam, từ trước đến giờ, chúng ta đặt ưu tiên xuất khẩu (đến 60% GDP) và ta bị lệ
thuộc vào nó. Nay thị trường xuất khẩu co lại thì chúng ta phải nghĩ đến việc phát triển thị trường
nội địa.

Quốc gia trên 80 triệu dân, đứng số 10 trên thế giới về dân số, thì phải làm sao khai thác được
ưu thế về dân số.

Phải nghiên cứu ưu thế dân số của ta là về cái gì, về nhân lực, về trí tuệ..., đặc biệt là cần quan
tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài. Phải phát huy nội lực và tiềm năng thị trường từ thành thị
đến nông thôn.

Nếu Việt Nam không kịp thời có những điều chỉnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
thì phải đối mặt với những khó khăn gì? 300 ngàn doanh nghiệp phần nào tồn tại sẽ bị ảnh
hưởng.

Ngoài vấn đề tài chính ra, yếu tố nhân sự là yếu tố quyết định cho việc thành bại. Từ lĩnh vực
quản lý nhà nước đến lĩnh vực doanh nghiệp, Việt Nam cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề
đào tạo và quản lý nhân sự.

Tran Trong Kien:

Tôi có một câu hỏi nữa: Việc ECB, FED cùng một số ngân hàng trung ương khác tuyên bố bơm
tiền không hạn chế vào hệ thống tài chính theo các ông điều này tạo ra những hệ lụy nguy hiểm
nào cho kinh tế toàn cầu, việc này có đồng nghĩa là suy thoái kinh tế đã đến không, các ông
đánh giá thế nào về kinh tế thế giới 2009. Nếu kinh tế thế giới suy thoái thì sẽ mất bao lâu thời
gian để phục hồi và tăng trưởng
Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc bơm tiền của các ngân hàng trung ương cũng như việc hạ lãi suất là những biện pháp chặn
suy thoái và những diễn biến xấu đi của khủng hoảng tài chính.

Tất nhiên, các biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng tới lạm phát, nhưng đây là những biện pháp
phải có để chặn khủng hoảng và suy yếu của nền kinh tế.

Chắc chắn, những chương trình này cần phải có thời gian để phát huy tác dụng. Do đó, năm
2009, kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với khó khăn.

Nếu những giải pháp này cùng với các giải pháp khác được thực thi có hiệu quả thì trong vòng
một vài năm tới, kinh tế thế giới sẽ phục hồi.

Cung Thị Mai Loan:

Các diễn giả nhận định như thế nào về tình hình nợ xấu trong các ngân hàng Việt Nam hiện nay,
nhiều người dự đoán tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm 2008 đến hết quý 1/2009
là khoảng 10%, với tình trạng đó, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đang trong giai đoạn khó khăn và
nhiều doanh nghiệp phá sản, liệu điều này có xảy ra không?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Tình hình nợ xấu trong ngân hàng có nhiều khả năng sẽ tăng. Thời điểm tăng sẽ là những tháng
cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Mức tăng chắc chắn là sẽ hơn con số hiện nay.

Tuy nhiên, việc tỷ lệ này có tăng tới mức 10% hay không còn phụ thuộc khả năng kiềm chế lạm
phát và xử lý linh hoạt trong đầu tư tín dụng của các ngân hàng, cũng như khả năng phấn đấu
thực hiện mục tiêu của các doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn cả về vốn, trình độ nghề
nghiệp, công nghệ, năng lực quản trị kinh doanh.

Những khó khăn này đang được Chính phủ từng bước tháo gỡ. Nếu những giải pháp tháo gỡ
của Chính phủ đồng bộ và có kết quả cùng với sự tự tháo gỡ điều chỉnh của từng doanh nghiệp
cũng như sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng thì khả năng dừng sản xuất hoặc phá sản của một số
doanh nghiệp sẽ được hạn chế và tình hình của các doanh nghiệp này sẽ được phục hồi dần.

Tất nhiên, những doanh nghiệp mà có khó khăn tồn tại lâu dài và nó không phải chủ yếu do tác
động của lạm phát gây nên, thì vẫn có khả năng phá sản. Và chúng ta cũng phải chấp nhận theo
quy luật của kinh tế thị trường, có phát triển và có phá sản.

Nguyen Van Anh:

Có thể nói việc hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tham gia hội nhập sâu với thế giới là một
may mắn không, thưa ông Kiêm?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hội nhập sâu với thế giới không thể hoàn toàn
được coi là may mắn. Vì muốn hay không chúng ta phải vẫn hội nhập để có sự cạnh tranh, cọ
xát. Có như vậy ngành ngân hàng của ta mới phát triển được.

Về khó khăn, khó khăn vốn có của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn là vấn đề công nghệ, đội
ngũ nhân lực, khả năng quản trị kinh doanh còn khoảng cách so với các nước trong khu vực và
trên thế giới.

Ngoài ra, trong thời gian tới, còn có một số khó khăn mới như khả năng huy động hạn chế, chi
phí hoạt động tăng, lợi nhuận sẽ giảm.

Đặc biệt, dòng vốn chảy vào Việt Nam sẽ có sự thay đổi.

Nhung (tcnh7@yahoo.com):

Khủng hoảng tài chính thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, bài
học cho các ngân hàng tại Việt Việt Nam. Bao lâu nữa thì thị trường tài chính sẽ hồi phục và kỷ
nguyên mới của thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Khủng hoảng tài chính và sự suy yếu của kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng
ảnh hưởng này chỉ giới hạn ở mức độ hạn chế của quan hệ giữa các ngân hàng Việt Nam với
các ngân hàng nước ngoài, trước hết là các ngân hàng Mỹ.

Nhưng dù sao, chúng ta cũng rút ra được những bài học về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
này. Đặc biệt là về điều hành chính sách tiền tệ, nhất là khối lượng tín dụng tung ra quá dễ dãi và
lãi suất thấp “dưới chuẩn”.

Bên cạnh đó là việc tập trung quá nhiều vào cho vay bất động sản và khả năng kiểm soát, quản
lý cũng như tính hiệu quả của các khoản tín dụng này.

Chương trình của Mỹ và các nước khác để hỗ trợ chống suy thoái phải cần tới vài ba năm để
phát huy tác dụng. Sau đó, hệ thống tài chính thế giới sẽ hồi phục.

Đặng Văn Dũng (dangvdung@vnn.vn):

Kính thưa ông Huỳnh Thế Du, trong tình hình khủng hoảng hiện nay, Việt Nam không thể không
bị tác động. Nhưng đâu là những cơ hội cho Việt Nam?

Ông Huỳnh Thế Du:

Tác động tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng đem đến những
điều tích cực cho Việt Nam ở những điểm sau:

Thứ nhất, giờ đây chúng ta có thể biết những gì có thể xảy ra để tránh trên con đường phía
trước.

Thứ hai, đây là cơ hội tốt để củng cố lại hệ thống tài chính trong nước vốn đang có rất nhiều vấn
đề và trục trặc. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để chúng ta có thể làm được điều này.

Khi có một hệ thống tài chính đúng nghĩa, phân bổ vốn một cách hiệu quả thì nền kinh tế sẽ tăng
trưởng lành mạnh và phát triển bền vững. Có lẽ đây là điểm có lợi nhất cho Việt Nam ở cuộc
khủng hoảng này.

Thứ ba, qua cuộc khủng hoảng này, cấu trúc tài chính quốc tế có sẽ thay đổi, vai trò của những
ông lớn hiện tại có khả năng sẽ giảm sút, những nước khác có thể sẽ có vai trò nhiều hơn. Đây
chính là cơ hội cho nhiều nước.

Nhưng cần phải lưu ý là có lẽ trật tự tài chính quốc tế sẽ không có sự thay đổi nhiều và những
nước như Trung Quốc chẳng hạn sẽ có vai trò lớn hơn là điều khó có thể xảy ra.
Trong tình huống này, thực lòng mà nói việc tìm kiếm những cơ hội sẽ rất khó khăn khi mà
những người xung quanh, những đối tác chính của mình đang gặp khó khăn.

Nguyễn Văn Chiến (nguyenchien.404@gmail.com):

Em vẫn chưa hiểu khoản MBS là do ngân hàng thương mại hay là ngân hàng đầu tư phát hành?

Ông Mạc Quang Huy:

Cám ơn bạn Chiến. Các gói trái phiếu được đảm bảo bởi tín dụng bất động sản (MBS) có thể do
cả ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư phát hành. Nói chính xác hơn, ngâ
n hàng muốn chứng khoán hóa sẽ thành lập một công ty có mục đích đặc biệt (Special Purpose
Vehicle - SPV) để phát hành trái phiếu MBS ra thị trường.

Danh mục tín dụng được bán cho công ty SPV này và như vậy SPV có tài sản là danh mục tín
dụng, đối ứng với nguồn vốn chính là MBS phát hành. SPV gần như không có vốn, thường là
vốn tượng trưng 1 USD.

Hàng tháng công ty SPV nhận tiền thanh toán gốc, lãi của người đi vay và thanh toán gốc, lãi trái
phiếu cho các trái chủ nắm giữ MBS theo thứ tự ưu tiên định sẵn. Sau khi thu hồi hết khoản vay
và thanh toán cho trái chủ thì SPV tự giải thể. Vai trò của ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương
mại chỉ là vai trò giám sát và hỗ trợ hoạt động cho SPV.

Lý do ngân hàng đầu tư tham gia nhiều hơn vào nghiệp vụ chứng khoán hóa hơn ngân hàng
thương mại vì họ là thực thể trên thị trường vốn do đó có thuận lợi để phân phối MBS ra các
khách hàng và quỹ đầu cơ (hedge funds).

Trong khi đó ngân hàng thương mại lại là chủ thể trên thị trường tín dụng nên họ sẵn có các
danh mục tín dụng. Do đó trong thực tế ngân hàng thương mại thường thực hiện công việc giải
ngân tín dụng cho người mua nhà sau đó bán danh mục tín dụng sang ngân hàng đầu tư.

Thậm chí ngân hàng đầu tư còn sẵn sàng ứng vốn trước cho ngân hàng thương mại để giải
ngân tín dụng. Ngân hàng đầu tư sẽ phân loại đóng gói và hình thành SPV để phát hành MBS.
Như vậy cả ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đều có những phần việc của mình trong
chuỗi giá trị chứng khoán hóa, kết nối thị trường tín dụng và thị trường vốn một cách hoàn hảo.

Bạn có thể tham khảo hơn về quy trình phát hành MBS theo một bài viết trước đây trên
VnEconomy: "Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: Từ A đến Z"
(http://vneconomy.vn/62186P0C6/khung-hoang-no-duoi-chuan-tai-my-tu-a-den-z.htm).

Le Thanh:

Xin ông Huỳnh Thế Du cho biết Mỹ và Nhật lấy tiền đâu để có thể "bơm tiền không giới hạn cứu
các ngân hàng" của họ?

Ông Huỳnh Thế Du:

Có một kênh không giới hạn, đó là in tiền. Tuy nhiên, trong tình huống này họ không làm như vậy
vì như thế sẽ làm cho tình trạng lạm phát gia tăng rất khủng khiếp và ảnh hưởng đến tín nhiệm
quốc gia (làm như vậy chẳng ai còn dám mua trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ nữa).

Ở đây với mỗi kế hoạch người ta đều tính toán cẩn thận.

Ví dụ như gói ngân sách 700 tỷ Đô la ở Mỹ, Chính phủ phải vất vả lắm mới thuyết phục được
Quốc hội thông qua. Họ tính toán từng đồng lấy nguồn ở đâu và trong thời gian tới sẽ thâm hụt
ngân sách bao nhiêu chứ họ không in tiền như Zimbawe đã làm.
Thực ra, do ngân hàng trung ương của các nước này có tính độc lập rất cao nên họ có thể can
thiệp bằng cách tung tiền ra trong những thời điểm thị trường thiếu thanh khoản sau đó sẽ thu về
vào những thời điểm cần thiết.

Dang Long:

Hiện ông Du đang công tác tại Mỹ, ông có thể cho biết tâm lý và ứng xử chung trong đời sống
của những người xung quanh trong bối cảnh khủng hoảng tài chính không?

Ông Huỳnh Thế Du:

Ở những nơi khác tôi chỉ có điều kiện tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng nên
không cảm nhận được rõ tâm lý như thế nào, riêng ở khu vực tôi đang ở, mọi chuyện vẫn bình
thường, ai vào việc đó.

Mỗi khi lên lớp các giáo sư cũng có những bình luận đánh giá ở một số khía cạnh, nhưng sau đó
đi vào các bài giảng như không có điều gì đang xảy ra, cho dù chỉ số chứng khoán đang trồi sụt
thất thường, thị trường đang chao đảo.

Vào những ngày thị trường căng thẳng, trường đại học nơi tôi học đã tổ chức một buổi thảo luận
giữa những người am hiểu, trong đó có cả Giáo sư Robert C. Merton, người đoạt giải Nobel kinh
tế về mô hình quyền chọn năm 1997. Cũng thời gian này, trường Đại học Princeton cũng tổ chức
một buổi thảo luận tương tự mà trong đó có Giáo sư Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh
tế năm nay tham dự.

Những buổi thảo luận như vậy thường rất cởi mở và đa chiều. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh
giá phân tích ban đầu. Chắc chắn, trong thời gian tới sẽ có vô số nghiên cứu về sự kiện này.
Không chừng sẽ có người đoạt giải Nobel kinh tế nhờ giải thích tại sao cuộc khủng hoảng hiện
tại lại xảy ra (sau khi nó đã xảy ra rồi) cũng nên.

Có lẽ đây là một trong những điều đặc biệt của hệ thống giáo dục đại học của Hoa Kỳ, học thuật
gắn liền chứ không tách rời cuộc sống. Một giáo sư đại học có thể đường hoàng trở thành thống
đốc ngân hàng trung ương hay bộ trưởng tài chính. Khi thôi chức họ lại trở thành một giáo sư
bình thường.

Về thái độ của công chúng, theo quan sát của tôi, cho dù tình hình có vẻ như đang rất khó khăn,
nhiều người cảm thấy bi quan hơn so với trước đây, uy tín của ông Tổng thống hiện tại xuống
thấp chưa từng có trong lịch sử, nhưng dường như không có tâm lý hoảng loạn xảy ra mà hầu
hết mọi người dường như vẫn tin vào một nước Mỹ mạnh.

Có lẽ đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sự ổn định của xã hội Hoa Kỳ và
cũng có thể ngược lại, do sự ổn định diễn ra trong một thời gian quá dài tạo ra niềm tin trong dân
chúng. Khi một vấn đề gì đó xảy ra thì mọi người vẫn bình tĩnh.

Theo tôi, điều mà nhiều người Mỹ quan tâm nhất hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng hiện
tại mà là bầu cử Tổng thống vào tháng 11 này.

Phan Duy Tuấn (duytuanp@yahoo.com):

Kính chào các chuyên gia kinh tế, xin được chuyển đến các chuyên gia câu hỏi sau: Có thể nói,
khủng tài chính toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ các khoản cho vay thế chấp bất động sản thứ
cấp (Subprime Mortgage Loans) của các tổ chức tài chính Mỹ, trong đó mấu chốt của vấn đề là
việc chứng khoán hóa các khoản cho vay này để tạo ra sản phẩm mới là các chứng khoán bất
động sản (Mortgage Backed Securities - MBS) và mua bán, trao đổi chúng trên thị trường tài
chính toàn cầu. Đến khi thị trường bất động sản xuống dốc, kéo theo các khoản nợ xấu gia tăng,
và khi tỉ lệ nợ xấu vượt quá giới hạn chịu đựng, các tổ chức tài chính sẽ lâm vào tình trạng phá
sản như chúng ta đã chứng kiến trong những ngày vừa qua. Thật may đối với Việt Nam khi
chúng ta chưa có loại sản phẩm tài chính kiểu này nên không chịu tác động dây chuyền khi có
sự đổ vỡ của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, theo thiển nghĩ, MBS cũng là một phương thức
rất tốt để tái huy động vốn phục vụ nhu cầu của thị trường, nhất là tình trạng nhà ở còn thiếu thốn
như ở Việt Nam ta. Vậy theo ý kiến các chuyên gia, trong tương lai chúng ta có nên khuyến khích
phát triển loại hình sản phẩm tài chính nói trên để đáp ứng yêu cầu của xã hội hay không? Xin
chân thành cám ơn.

Ông Mạc Quang Huy:

Câu hỏi của bạn rất thú vị. Như đã trả lời trong câu hỏi trước, tôi đồng tình với quan điểm là
chúng ta nên phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa tại Việt Nam. Vấn đề quan trọng là phát triển
thế nào, lộ trình ra sao, và cơ chế giám sát thế nào là điều cần bàn. Việc phát triển thị trường
chứng khoán hóa sẽ giảm gánh nặng cho thị trường tín dụng truyền thống trong khi chúng ta
chưa có một thị trường tài chính nhà ở (housing finance) theo đúng nghĩa của nó.

Với cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa cao, phong cách sống ngày càng độc lập, thì nhu cầu tài
chính nhà ở của Việt Nam rất lớn và tiềm năng. Thị trường vốn sẽ kết nối người thừa vốn và
người thiếu vốn đến với nhau một cách trực tiếp và hiệu quả.

Để chứng khoán hóa phát triển và phát huy hiệu quả tại thị trường Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta
còn quá nhiều việc phải làm mà quan trọng nhất là quá trình giáo dục nhận thức của thị trường
cũng như xây dựng khung pháp lý giám sát. Nếu nhà đầu tư thực sự hiểu họ mua rủi ro gì trong
sản phẩm tài chính và được cảnh báo trước thì sẽ tránh được phát triển quá nóng và những hậu
quả của nó. Việt Nam có một số khó khăn để thực hiện thành công thị trường tài chính nhà ở và
chứng khoán hóa:

• Hệ thống dữ liệu lịch sử tài chính cá nhân của Việt Nam rất nghèo nàn;

• Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa minh bạch;

• Hệ thống dữ liệu lịch sử về tín dụng bất động sản ở Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu, khả năng thu hồi)
chưa đủ dài và tin cậy;

• Việt Nam chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm (credit rating agencies);

Những yếu tố trên sẽ làm cho việc định giá và cơ cấu các gói trái phiếu hình thành từ chứng
khoán hóa trở nên vô cùng khó khăn.

Nguyễn Vĩnh Bình (vinhbinh_nguyen@yahoo.com.vn):

Xin các chuyên gia có thể đưa ra những so sánh một cách khái quát những điểm giống và khác
nhau giữa khủng hoảng ở Mỹ và ở châu Âu trong thời gian vừa qua. Và những động thái từ phía
Chính phủ Mỹ cũng như các quốc gia châu Âu có gì khác nhau?

Ông Mạc Quang Huy:

Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng ở Mỹ và châu Âu mà cụ thể là Anh Quốc có những điểm tương đồng
nhất định, đó là nguyên nhân khủng hoảng bắt nguồn từ sự phát triển tín dụng quá nóng, với sự
hỗ trợ của nghiệp vụ chứng khoán hóa, dẫn đến nhu cầu giả tạo, giá nhà đất leo thang và các
khoản tín dụng rủi ro cao. Khi rủi ro phát sinh, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm dẫn đến
khủng hoảng tín dụng.

Tại Anh Quốc, hàng loạt ngân hàng cho vay thế chấp như Northern Rock, Bradford & Bingley
đều rơi vào tình trạng khó khăn và phải được can thiệp. Đối với các quốc gia châu Âu khác,
khủng hoảng mang tính chất gián tiếp hơn, chủ yếu do sự liên thông chặt chẽ giữa các thị trường
tài chính lớn. Do sự phát tán rủi ro tín dụng thông qua các gói chứng khoán có gốc bất động sản
của Mỹ và Anh Quốc nên các ngân hàng và quỹ đầu tư của châu Âu cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Phản ứng domino xảy ra khi thị trường tín dụng liên ngân hàng bị khủng hoảng và làn sóng bán
tháo chứng khoán toàn cầu. Ngân hàng Fortis của Bỉ bị quốc hữu hóa không phải do cho vay
dưới chuẩn mà do bị thương nặng sau khi bỏ ra số tiền quá lớn cùng mua ABN AMRO Bank. Khi
không thể huy động vốn trên thị trường và cũng không thể bán tài sản thì ngân hàng này bị tê
liệt.

Điểm khác giữa khủng hoảng của Mỹ và châu Âu chủ yếu là quy mô và sức tàn phá. Mỹ đươc
coi là trung tâm của cuộc khủng hoảng lần này và chịu nhiều tổn thất nhất. Một sự khác biệt nữa
là châu Âu trong thời gian vừa qua còn chịu áp lực mạnh từ cuộc chiến chống lạm phát do giá
dầu và lương thực thế giới tăng cao.

Chính vì vậy, các ngân hàng trung ương châu Âu đã không thể cắt giảm lãi suất mạnh mẽ như
Mỹ đã làm trong năm qua. Chỉ đến khi cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm và lan rộng ra toàn
cầu thì thực sự châu Âu mới vào cuộc.

Lan Anh (phamhoanglananh@gmail.com):

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn Mỹ có thể mang lại các bài học gì cho các
ngân hàng Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực cho vay bất động sản)? Được biết, chứng khoán
hóa là một công cụ rât hiện đại giúp chia sẽ rủi ro trên thị trường, ngân hàng không còn là người
phải chịu rủi ro chính đối với các món nợ xấu (điều này khác với ở Việt Nam). Vậy hệ thống tài
chính Việt Nam có nên phát triển các tổ chức tài chính dạng ngân hàng đầu tư và hướng tới thực
hiện chứng khoán hóa để chia sẻ rủi ro trên thị trường hay không?

Ông Mạc Quang Huy:

Tôi cho rằng bài học lớn nhất từ cuộc khủng hoảng này đối với các ngân hàng Việt Nam có lẽ là
việc kìm chế lòng tham, áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh.

Để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh dài hạn, cẩn trọng hợp
lý, tránh tăng trưởng quá nóng và chạy theo lợi nhuận trước mắt. Ngoài ra, hệ thống quản trị rủi
ro, quản trị doanh nghiệp, giám sát độc lập có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các rủi ro
tiềm ẩn. Cuối cùng, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược xử lý khủng hoảng và các kế hoạch
duy trì kinh doanh (business continuity planning).

Bạn là người rất am hiểu về nghiệp vụ chứng khoán hóa. Đúng là chứng khoán hóa đã trở thành
một công cụ truyền dẫn rủi ro từ thị trường tín dụng ngân hàng sang thị trường vốn. Đồng thời do
xu hướng toàn cầu hóa nên chứng khoán hóa còn phát tán rủi ro ra phạm vi toàn cầu.

Việc phát tán rủi ro tín dụng được chuyển giao cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn (bao gồm
cả các nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân) nắm giữ trực tiếp các gói trái phiếu được đảm bảo bởi
các danh mục tín dụng (MBS, MBO, CDO). Ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư chỉ
đóng vai trò trung gian kết nối người thiếu vốn trên thị trường tín dụng và người thừa vốn trên thị
trường vốn.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa để chia sẻ rủi ro hay
không? Theo quan điểm cá nhân tôi thì rất nên bởi chứng khoán hóa là một công cụ tài chính rất
thông minh và nó giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường vốn, giảm gắng nặng cho
thị trường tín dụng truyền thống.

Trong cuộc khủng hoảng này, chứng khoán hóa không có tội, vấn đề là lòng tham của thị trường
đã lạm dụng nghiệp vụ này để gây nên hậu quả khôn lường trong khi hệ thống giám sát chưa đủ
mạnh. Hơn nữa do tính chất phức tạp của sản phẩm mà nhà đầu tư không hiểu hết bản chất
chính họ là người cho vay tín dụng dưới chuẩn (ngân hàng phát hành chỉ đóng vai trò trung
gian).

Chính sự thiếu hiểu biết này cùng với mức lãi suất hấp dẫn đã kích hoạt lòng tham của tất cả các
chủ thể tham gia thị trường. Thực tế chứng khoán hóa có lịch sử phát triển từ năm 1977 và được
sử dụng rất an toàn và hữu hiệu.

Sau đây là một số giải pháp nhằm hạn chế lạm dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa, ngăn ngừa
khủng hoảng:

• Tăng cường giáo dục nhận thức thị trường để nhà đầu tư thực sự hiểu bản chất và rủi ro tiềm
ẩn trong từng sản phẩm tài chính;

• Tăng cường tính minh bạch thông tin của các sản phẩm tài chính. Áp dụng các chế tài phạt
nặng đối với các tổ chức tài chính trung gian không cung cấp đầy đủ thông tin trung thực và
không giải thích rõ về rủi ro của sản phẩm đến nhà đầu tư;

• Tăng cường giám sát hoạt động định mức tín nhiệm đối với các gói trái phiếu hình thành từ
chứng khoán hóa;

• Tăng cường các quy định an toàn chất lượng tài sản với một số loại nhà đầu tư có tổ chức; và
tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro tài chính.

Nhadautu (hotstock@@yahoo.com):

Tôi là một nhà đầu tư chứng khoán. Xin được hỏi bác Cao Sỹ Kiêm, bác có thể cho tôi lời khuyên
trước bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay không, đặc biệt là về tâm lý. Cảm ơn bác!

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Rõ ràng là thị trường chứng khoán của chúng ta đang có những diễn biến theo nhịp độ của nền
kinh tế cũng những tác động từ bên ngoài. Tính ổn định của thị trường cũng chưa cao. Những
vấn đề này, các cơ quan chỉ đạo quản lý đang tìm mọi biện pháp để hỗ trợ cho thị trường khôi
phục và phát triển.

Như trên tôi đã nói, vấn đề phải được theo sát để có quyết định linh hoạt, kịp thời. Rõ ràng là vấn
đề tâm lý đang tác động rất mạnh, nhất là trong điều kiện thông tin của chúng ta chưa hoàn chỉnh
và có chỗ thiếu minh bạch, rất chú ý những nguồn tin không chính thống hoặc có ý đồ lợi dụng
để kiếm lợi hoặc đồn thổi để có sự phân biệt khi ra quyết định.

Vũ Hưng (hungvu17@gmail.com):

Xin hỏi bác Cao Sỹ Kiêm, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mới, việc cấp phép thành lập
ngân hàng mới có nên tiếp tục dừng lại không?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc dừng cấp phép ngân hàng mới không có liên quan gì tới khủng hoảng tài chính của Mỹ, vì
trước khi xảy ra khủng hoảng, chúng ta đã nhận thấy việc thành lập mới ngân hàng trong mấy
năm gần đây quá dồn dập và có thể gây ra những bất lợi và rủi ro đối với nền kinh tế.

Theo chủ trương của Chính phủ, chúng ta sẽ dừng lại để xây dựng những tiêu chí an toàn hơn,
sát với tình hình hiện nay hơn. Nếu những đơn vị nào đủ các điều kiện mới này, có thể vẫn sẽ
được cấp phép hoạt động.
Ha Nguyen:

Thưa ông Bùi Kiến Thành: ông nghĩ như thế nào khi giá dầu thế giới hiện nay đã giảm rất thấp
nhưng giá xăng tại Việt Nam vẫn chưa giảm, do doanh nghiệp lập luận vì phải bù lỗ? Hiện nay
theo nhiều chuyên gia kinh tế thì Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng tài
chính thế giới, nhưng vì sao chỉ số chứng khoán Việt Nam hiện tại lên xuống luôn dựa vào chỉ số
Dow Jones của Mỹ. Chân thành cám ơn ông

Ông Bùi Kiến Thành:

Về thị trường xăng dầu Việt Nam, hiện nay do 11 công ty làm đầu mối nhập khẩu và phân phối.

Chưa thể nói là thị trường xăng dầu đã hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc định giá còn tuân
thủ nhiều yếu tố chưa được rõ ràng. Vì vậy, việc cập nhật với sự lên xuống của giá dầu thế giới
là chưa được thực hiện.

Cách đây vài ngày, một viên chức nhà nước lý giải trên phương tiện thông tin đại chúng rằng các
cơ quan kinh doanh xăng dầu dự đoán giá dầu có thể lên 200 USD/thùng nên một số doanh
nghiệp đã nhập khẩu tồn kho một lượng rất lớn với giá trên 100 USD/thùng. Vì lượng tồn kho này
phải được xử lý với giá mua vào rất cao nên chưa áp dụng được việc điều chỉnh giá xăng dầu
trong nước, dù giá thị trường thế giới đã xuống thấp.

Lý giải như thế có thể cho chúng ta nhận định rằng, việc chưa giảm giá xăng dầu đã được các
cơ quan chức năng "đồng thuận".

Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thanh tra về giá thành nhập khẩu của các
doanh nghiệp và điều phối việc giảm giá cho phù hợp.

Về việc chứng khoán Việt Nam lên xuống theo Dow Jones (DJ), theo tôi là hợp lý.

DJ thể hiện sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và khả năng suy giảm, suy thoái của doanh nghiệp Mỹ.
DJ xuống mạnh thì kinh tế Mỹ đi vào thời kỳ suy thoái trầm trọng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền
kinh tế Việt Nam.

Khi kinh tế vĩ mô Việt Nam bị ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó còn có yếu tố tâm lý, nhưng điều này không chỉ có ở Việt Nam. Hôm nay DJ Mỹ
xuống 7,8% thì Topix đã xuống đến 10%. Thị trường chứng khoán toàn Á châu cũng giảm trong
sáng nay.

Mặc dù nhiều chính phủ đã đưa ra các biện pháp giải cứu, nhưng giới đầu tư chưa thực sự an
tâm. Chỉ số đi xuống cũng là điều hợp lý.

Lê Thị Thanh Huyền:

Đối với giới đầu tư tài chính Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản thì cuộc khủng hoảng chịu tác
động như thế nào? Theo một số nhận định thì khi giá hàng hóa giảm, giá nhà sẽ giảm, tỷ lệ nợ
xấu sẽ gia tăng. Xin ông cho biết nhận định về ý kiến trên? Các ngân hàng thương mại sẽ đối
phó với việc này như thế nào?

Ông Bùi Kiến Thành:

Trong năm vừa qua, số cho vay bất động sản của các ngân hàng rất lớn. Ngân hàng nhà nước
báo cáo dư nợ cho vay trực tiếp là 115 ngàn tỷ, tổng số cho vay bất động sản kể cả cho vay thế
chấp khoảng trên 600 ngàn tỷ đồng.
Giá bất động sản hiện nay là giá ảo, do mua đi bán lại chứ không phải giá thật của hàng hóa.

Trong suy thoái, không có người mua. Cung nhiều nhưng cầu thì giá giảm mạnh. Như vậy giá
nhà sẽ phải xuống, bong bóng bất động sản sẽ bị "xì".

Giá bất động sản xuống thì nợ cho vay bất động sản trở thành khó đòi. Ngân hàng siết nợ thì có
thể sở hữu bất động sản nhưng giá trị tài sản thì đi xuống. Điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ khó
đòi trên tổng tài sản của các ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại phải xem khả năng giảm nợ cho vay bất động sản đến mức đảm bảo
an toàn, cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản vay có thể thu hồi được.

Nếu là chủ sở hữu bất động sản thì phải xem đến khả năng bán bất động sản để thu hồi vốn.
Nhưng cần phải thận trọng "giải hàng", vì nếu bán hàng loạt thì sẽ đưa giá bất động sản "tuột
dốc".

Ngân hàng cần rút kinh nghiệm vỡ bong bóng của thị trường bất động sản Nhật trong những
năm 1990. Sự cố này đã dẫn tới sự phá sản của nhiều ngân hàng, và nền kinh tế Nhật đến nay
chưa hồi phục hoàn toàn.

T.Huyền:

Xin ông cho biết chính sách tiền tệ hiện nay có thể giúp giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng
như thế nào?

Ông Bùi Kiến Thành:

Đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay, tuy rằng kiềm chế lạm phát là một ưu tiên,
nhưng cũng phải quan tâm đến việc phát triển bền vững của nền kinh tế.

Với lãi suất cơ bản 14%, cho vay 19-21% thì rõ ràng các doanh nghiệp không thể hoạt động
được.

Với lãi suất cơ bản 14% thì các ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất rất cao. Nhiều ngân
hàng lãnh trách nhiệm trả lãi suất 17-19% cho khách hàng trong một thời gian dài.

Các xí nghiệp không chịu nổi lãi suất 21% hoặc cao hơn nữa thì phải thu hẹp hoạt động sản xuất
kinh doanh. Một số không vay để tránh đổ vỡ. Kết quả là nền kinh tế bị chậm lại, nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn.

Việc này gây khó khăn cho ngân hàng, vì có tiền mà không cho vay được. Ngân hàng đã cam kết
trả lãi suất cao cho người gửi mà không cho vay được thì tình hình kinh doanh của ngân hàng rất
nguy hiểm.

Đối với những khoản cho vay với lãi suất 21% trở lên rất dễ biến thành nợ khó đòi.

Ngân hàng lúc này bị kẹp giữa hai vấn đề: không cho vay được và nợ khó đòi có khả năng phát
sinh nhiều.

Doanh nghiệp không vay được thì bị đổ vỡ hàng loạt. Hiện tượng này đã được các hiệp hội
doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cảnh báo.

Theo tôi, có thể nói, chính sách tiền tệ hiện nay đã vô tình gây thêm áp lực cho nền kinh tế Việt
Nam.

Dai Duong (Libra9999fls@yahoo.com):


Tôi muốn hỏi đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã có một đánh giá chi tiết nào về tác động cụ
thể của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu, FDI, thậm chí là cả ODA trong hai năm tới hay
chưa? Nếu có thì phương hướng giải quyết như thế nào? Tại sao cho đến tuần trước, vẫn có một
quan chức khẳng định khủng hoảng sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khi mà Mỹ là
một thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta?

Ông Trương Đình Tuyển:

Tôi có thể khẳng định Chính phủ theo dõi rất chặt, cập nhật thông tin và đưa ra những đánh giá
về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến thị trường trong nước.

Thường trực Chính phủ đã có nhiều cuộc họp bàn về vấn đề quan trọng này. Thủ tướng, các phó
thủ tướng và các bộ trưởng kinh tế đã nhiều lần nghe ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài
nước phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính và tác động của noa đến nền kinh tế Việt nam.

Do tình hình diễn biến rất nhanh, Thủ tướng chính phủ giao cho uỷ ban giám sát tài chính Quốc
gia họp hàng tuần với các chuyên gia kinh tế để cập nhật đánh giá diễn biến của khủng hoảng và
đề xuất giải pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ đầu tiên là phải bảo đảm an toàn hệ
thống không để cuộc khủng hoảng tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta.

Và theo tôi được biết cho đến nay hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta vẫn giữ được độ
an toàn. Đến thời điểm này các cân đối vĩ mô tốt hơn hồi giữa năm. Thứ hai phải đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu, đi đôi với khai thác tốt hơn thị trường nội địa.

Thứ ba là phát huy nội lực coi đây là yếu tố quyết định trên cơ sở khuyến khích mạnh khu vực tư
nhân phát triển đầu tư và kinh doanh, giải quyết những ách tắc để tăng mức vốn thực hiên của
các dự án đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài.

Trong quản lý điều hành thì cùng với tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, phải chủ động hạn chế
tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế nước ta. Các
doanh nghiệp phải triệt để tiết kiệm trong sản xuất là lưu thông, giảm chi phí trung gian, hạ giá
thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm duy trì ở mức cao nhất thị phần xuất
khẩu.

Những tư tưởng chỉ đạo trên đây được thể hiện rõ trong báo cáo của Thủ tướng Nguyễn tấn
Dũng trình Quốc hội trong phiên khai mạc sáng nay. Và tôi tin rằng trong khó khăn doanh nghiệp
ta, nhân dân ta sẽ có nhiều sáng kiến mới. Đó cũng là truyền thống và bản lĩnh của nhân dân ta.

Giáo sư Đào Nguyên Cát:

Trong 4 ngày qua, chúng tôi đã nhận được hàng nghìn câu hỏi từ độc giả, các câu hỏi đề cập
đến nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính này.

Hiện đã vượt quá xa thời gian chúng ta dự kiến dành cho cuộc trực tuyến này. Sau gần 4 tiếng
đồng hồ làm việc tích cực, Tòa soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam cùng các chuyên gia tham dự
giao lưu trực tuyến hy vọng đã đáp ứng được phần nào những quan tâm của độc giả. Chúng tôi
rất tiếc đã không đủ thời gian trả lời tất cả các câu hỏi của quý bạn đọc, rất mong bạn đọc thông
cảm!

Như các chuyên gia đã phân tích, ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng đến Việt Nam là có, điều
đó là tất yếu vì chúng ta đã hội nhập, nhưng ảnh hưởng ở cấp độ nào mới quan trọng?

Tôi nhớ rằng, trong vòng hai năm trước, nếu thống kê đã có tới hàng trăm cuộc hội thảo với nội
dung đại loại như “Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức”. Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức
gia nhập WTO thì hiện tại đang chính là thời điểm các doanh nghiệp của chúng ta nhìn nhận rõ
nét nhất, trải nghiệm thách thức là gì và cơ hội ở đâu.

Trước những khó khăn đòi hỏi phải có những giải pháp, mà giải pháp tốt lại là con đường mới
mở ra dẫn chúng ta đến với những cơ hội mới, ví dụ ở đây là những thị trường xuất khẩu mới,
những phương pháp làm ăn mới, những công nghệ mới, những biện pháp thắt chặt nâng cao
năng lực cạnh tranh ngay tại từng doanh nghiệp và quan trọng hơn là những biện pháp xử lý của
nhà nước.

Với ý kiến phân tích của các chuyên gia, tôi tin tưởng rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát
được tình hình và vượt qua khó khăn này.

Thay mặt Tòa soạn Thời báo Kinh tế Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn sự tham gia của các
chuyên gia, đặc biệt là đồng chí Trương Đình Tuyển, Cao Sỹ Kiêm và ông Bùi Kiến Thành đã
dành trên thời gian bên cạnh các phóng viên, biên tập viên; những nhà nghiên cứu kinh tế trẻ Vũ
Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, anh Mạc Quang Huy (bút danh Mạc San trên VnEconomy). Mỗi
người một công việc khác nhau, rất bận, anh Tự Anh ở tại Tp.HCM, anh Huy ở Úc, anh Du đang
hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình tại Mỹ, thời gian giao lưu trực tuyến đúng vào lúc nửa
đêm theo giờ Mỹ, nhưng các chuyên gia đều nhiệt tình dành cho độc giả VnEconomy những chia
sẻ cởi mở.

Nội dung buổi tọa đàm và giao lưu này sẽ được Tòa soạn tóm lược và tiếp tục đăng trên ấn
phẩm Thời báo Kinh tế Việt Nam số cuối tuần ngày 18/10/2008.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả.

You might also like