You are on page 1of 7

Tên môn học

Mã môn học
Mô tả tóm tắt
(Mô tả tóm tắt trích từ đề cương chi tiết môn học)

Cơ khí Đại cương:

Cơ khí đại cương là môn học cung cấp những khái niệm, những kiến thức kỹ thuật cơ sở,
đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cơ khí: bao gồm vật liệu, máy móc, dụng cụ, các
phương pháp công nghệ gia công, lắp rắp, xử lý và bảo quản các chi tiết, máy móc, thiết
bị công nghiệp.
Sau khi đã học được các kiến thức lý thuyết, sinh viên mới có điều kiện theo dõi và trực
tiếp thực hành sản xuất cơ khí (tại Trung tâm thực hành cơ khí) nhằm tạo ra một sản
phẩm theo yêu cầu kỹ thuật. Qua đấy, sinh viên được trang bị một khối kiến thức rất cơ
bản và cần thiết để hình thành người kỹ sư đào tạo trong một trường đại học kỹ thuật.

Chế tạo phôi:

Chế tạo phôi là môn học kỹ thuật cơ sở nằm trong chương trình đào taọ kỹ sư các ngành
cơ khí, nhằm cung cấp kiến thức và khả năng thiết kế công nghệ chế tạo phôi của quá
trình sản xuất cơ khí, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế tương ứng với các dạng
sản xuất. Môn học bao gồm tính toán thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo phôi đúc,
phôi rèn dập, kết cấu hàn. Tiếp theo là tính toán, thiết kế công nghệ gia công các bề mặt
trên các máy công cụ để bảo đảm chất lượng. Cuối cùng, sinh viên phải vận dụng các nội
dung đã học để giải quyết 1 bài tập lớn phù hợp với các ví dụ thực tế.
Tùy theo chuyên ngành đào tạo, các bộ môn chuyên môn chọn các Phần 1, 2, 3 hoặc 4
tương ứng, bảo đảm tổng số đơn vị học trình phân bổ cho môn học Chế tạo phôi cho sinh
viên chuyên ngành của mình

Lý thuyết hàn:

Lý thuyết hàn là môn học cung cấp kiến thức cơ bản về bản chất, đặc điểm của các quá
trình hàn, các loại nguồn nhiệt hàn, các quá trình hoá lý và luyện kim khi hàn, sự hình
thành tổ chức kim loại và tính chất các vùng của liên kết hàn. Từ đó có cơ sở cho sinh
viên tiếp thu những kiến thức chuyên ngành tiếp theo

Công nghệ hàn nóng chảy & hàn vảy 1, Công nghệ hàn nóng chảy & hàn vảy 2:

Công nghệ hàn điện nóng chảy là môn học chuyên sâu dành cho sinh viên chuyên ngành
công nghệ hàn. Môn học gồm 2 modul chính là: lý thuyết về các quá trình hàn điện nóng
chảy (hàn hồ quang tay, hàn dưới lớp thuốc, hàn TIG, hàn MIG/MAG, hàn điện xỉ, ...) và
ứng dụng công nghệ hàn điện nóng chảy cho các kim loại cụ thể.
Học xong môn này, sinh viên có khả năng đưa ra phương án công nghệ hàn thích hợp cho
ứng dụng hàn cụ thể, đưa ra các lựa chọn thích hợp về vật liệu hàn, tính toán các thông số
công nghệ hàn và lựa chọn thiết bị hàn phù hợp. Tiếp đó sinh viên có thể lập được quy
trình công nghệ hàn cho các ứng dụng cụ thể. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức
cần thiết để có thể điều hành và quản lý sản xuất hàn bảo đảm các yêu cầu về mặt chất
lượng và an toàn lao động.
Mô đun hàn vảy sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về nguyên lý và các công
nghệ hàn vảy ứng dụng trong sản xuất các thiết bị công nghiệp và dân dụng nhờ những
ưu điểm nổi bật của nó.
Hàn vảy cho phép chúng ta có thể nối ghép được các loại kim loại khác nhau với nhau,
thời gian thực hiện nhanh, giảm ứng suất và biến dạng do hàn, có thể cơ khí hóa và tự
động hóa dễ dàng, ..

Công nghệ hàn áp lực

Công nghệ hàn điện áp lực là môn học chuyên sâu dành cho sinh viên chuyên ngành
công nghệ hàn. Môn học giới thiệu về nguyên lý của các quá trình hàn điện tiếp xúc, cách
chuẩn bị và lựa chọn liên kết hàn thích hợp, tính hàn của các loại vật liệu cơ bản. Môn
học cũng giới thiệu phương pháp tính toán chế độ công nghệ hàn điện tiếp xúc (hàn tiếp
xúc điểm, hàn điện cực giả, hàn đường, hàn tiếp xúc đối đầu).
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ biết cách lựa chọn phương án thiết bị và công
nghệ cho ứng dụng hàn cụ thể, cách tính toán chế độ nhiệt và các thông số của chế độ hàn
cho hàn điểm, hàn đường, hàn điện cực giả và hàn điện tiếp xúc đối đầu đối với các loại
vật liệu hàn khác nhau.

Thiết bị hàn nóng chảy, Thiết bị hàn áp lực

Thiết bị hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên chuyên ngành công
nghệ hàn về những đặc điểm và yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của thiết bị hàn. Sinh
viên sẽ được học về cấu tạo và tính toán các bộ phận chính của máy hàn điện nóng chảy
và máy hàn điện tiếp xúc các loại (mạch động lực, mạch điều khiển, hệ thống thủy
lực, ...); sinh viên cũng sẽ được học về các hệ máy hàn Diode, Thyristor và Inverter.
Sau khi học xong môn này, sinh viên có đủ kiến thức cơ bản để hiểu được nguyên lý, cấu
tạo của các thiết bị hàn điện nóng chảy và thiết bị hàn điện tiếp xúc. Qua đó có thể sử
dụng, khai thác các loại thiết bị hàn tiên tiến. Môn học còn giúp sinh viên có khả năng
tính toán để thiết kế các loại thiết bị hàn.

Kiểm tra chất lượng hàn

Kiểm tra chất lượng hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên chuyên
ngành công nghệ hàn. Sinh viên được học những kiến thức cần thiết đối với Kỹ sư hàn về
công tác bảo đảm chất lượng sản xuất hàn, thanh tra hàn và kiểm tra chất lượng mối
hàn/kết cấu hàn. Đồng thời môn học đặc biệt nhấn mạnh các phương pháp kỹ thuật kiểm
tra phá hủy và không phá hủy mối hàn và các ứng dụng trong thực tế.
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ biết cách áp dụng những kiến thức học được vào
việc thiết lập hệ thống bảo đảm chất lượng hàn, nắm được những yêu cầu đối với nhân
sự, thiết bị và quy trình kiểm tra chất lượng hàn.

Vật liệu hàn

Vật liệu hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về vật liệu hàn các loại như: khí
bảo vệ cho quá trình hàn, thuốc hàn, điện cực hàn (dây hàn, que hàn, ...), phương pháp
tính toán các thành phần vật liệu và công nghệ sản xuất các loại vật liệu hàn. Môn học
cũng nghiên cứu những ứng xử của các loại vật liệu trong quá trình hàn để qua đó giúp
người Kỹ sư lựa chọn vật liệu hàn thích hợp cho các ứng dụng cụ thể trong sản xuất kết
cấu hàn.
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ nắm được những ứng xử của một số loại vật liệu
trong quá trình hàn, biết cách lựa chọn vật liệu hàn thích hợp đối với một kết cấu hàn và
phương pháp hàn cụ thể nhằm đạt được chất lượng hàn theo tiêu chuẩn quy định. Sinh
viên cũng biết cách tính toán đơn thuốc cho một số loại vật liệu hàn thông dụng như: que
hàn, dây hàn lõi thuốc, thuốc hàn. Ngoài ra, sinh viên cũng nắm vững nguyên tắc vận
hành và quản lý kỹ thuật tại các cơ sở chế tạo vật liệu hàn.

Ứng suất & biến dạng hàn

Ứng suất và biến dạng hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên
chuyên ngành công nghệ hàn. Môn học giới thiệu các phương pháp tính các thành phần
ứng suất và biến dạng cho một số trường hợp hàn đơn giản. Sinh viên cũng sẽ học cách
tính toán ứng suất và biến dạng hàn cho các trường hợp phức tạp bằng phương pháp số.
Sau đó là phần giới thiệu các biện pháp làm giảm ứng suất và biến dạng hàn trong thiết
kế, chế tạo.
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ biết cách tính toán ứng suất và biến dạng hàn,
đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm hoặc khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực của ứng suất và biến dạng hàn trong các khâu thiết kế công nghệ và chế tạo các kết
cấu hàn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật.

Kết cấu hàn, Phân tích kết cấu hàn

Kết cấu hàn là môn học chuyên sâu dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ hàn.
Môn học giới thiệu phương pháp thiết kế, tính toán kết cấu hàn cho các điều kiện tải
trọng tĩnh và tải trọng thay đổi. Sinh viên còn được làm quen với các phương pháp của cơ
học phá hủy trong tính toán và đánh giá khả năng làm việc cũng như tuổi thọ của kết cấu
hàn trong quá trình vận hành.
Học xong môn này, sinh viên có khả năng tính toán thiết kế, kiểm nghiệm các kết cấu và
liên kết hàn cụ thể. Sinh viên cũng sẽ biết cách áp dụng một số quy phạm, các tiêu chuẩn
kỹ thuật thông dụng nhất trong đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu hàn và tuổi
thọ của chúng.

Hàn đắp và phun phủ

Hàn đắp và Phun phủ là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên chuyên
ngành công nghệ hàn. Môn học giới thiệu vai trò của hàn đắp và phun phủ trong việc tạo
ra những bề mặt làm việc của chi tiết máy và thiết bị với tính chất đặc biệt. Sinh viên sẽ
được học cách chọn phương pháp và quy trình công nghệ thích hợp; tính toán chế độ
công nghệ hàn đắp/phun phủ cho những trường hợp tiêu biểu trong thực tế chế tạo mới và
phục hồi chi tiết máy, thiết bị.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên sâu về
các công nghệ hàn đắp và phun phủ để triển khai được một phương án công nghệ hợp lý
trong phục hồi chi tiết máy bị mòn bằng công nghệ hàn đắp hoặc phun phủ.

Đồ án Kết cấu hàn

Đồ án Kết cấu hàn là môn học chuyên sâu dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ
hàn. Mỗi sinh viên được giao một nhiệm vụ tính toán, thiết kế một sản phẩm là kết cấu
hàn cụ thể trong thực tế. Nội dung thiết kế bao gồm: lựa chọn phương án sơ bộ; tính toán
và kiểm nghiệm độ bền, độ ổn định của kết cấu hàn dưới tác động của các loại tải trọng;
mô phỏng trên máy tính và tính toán thiết kế tối ưu các kích thước của kết cấu; cuối cùng
là lập quy trình công nghệ thi công chế tạo kết cấu.
Học xong môn này, sinh viên có khả năng tính toán, mô phỏng và thiết kế tối ưu kết cấu
hàn, quản lý kỹ thuật trong chế tạo các vật hàn/kết cấu hàn trong sản xuất.

Các quá trình hàn đặc biệt

Các quá trình hàn đặc biệt là môn học cung cấp kiến thức tổng quát cho sinh viên chuyên
ngành công nghệ hàn về các phương pháp hàn mới. Môn học giới thiệu nguyên lý, đặc
điểm, ứng dụng, công nghệ và thiết bị của các quá trình hàn đặc biệt như: hàn nguội, hàn
bằng siêu âm, hàn bằng ma sát, hàn rèn, hàn bằng tia điện tử, hàn bằng Laser, hàn bằng
hồng ngoại, hàn nổ, hàn bằng dòng cao tần - HF, hàn bằng sóng radio - RF, hàn nhiệt
nhôm, hàn bằng hồ quang từ, hàn khuếch tán, hàn cấy chốt, hàn tổ hợp - Hybrid
technique, hàn chất dẻo, v.v...
Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ nắm được những đặc điểm, nguyên lý, cách lựa
chọn thiết bị và tính toán các thông số công nghệ khi sử dụng một số quá trình hàn đặc
biệt có chất lượng cao và triển vọng ứng dụng rộng rãi trong tương lai như hàn bằng tia
laser, tia điện tử, hàn ma sát, v.v...

Mô hình hóa quá trình hàn

Mô hình hóa quá trình công nghệ hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho
sinh viên chuyên ngành công nghệ hàn. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản
về lý thuyết mô hình hóa bằng toán học các quá trình công nghệ hàn và một số ứng dụng
cụ thể của mô hình hóa các quá trình hàn thông dụng trong sản xuất.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ có khả năng lựa chọn các phương án mô
hình hóa hàn và cắt cho các ứng dụng cụ thể trong sản xuất, đưa ra được các mô hình đơn
giản, xây dựng những công thức thực nghiệm và trên cơ sở đó tối ưu hoá để xác định chế
độ hàn hợp lý cho một số quá trình hàn điện nóng chảy, hàn điện tiếp xúc và hàn ma sát.

Đồ án công nghệ hàn nóng chảy

Đồ án Công nghệ hàn điện nóng chảy là môn học chuyên sâu dành cho sinh viên chuyên
ngành công nghệ hàn. Mỗi sinh viên được giao một nhiệm vụ thiết kế quy trình công
nghệ hàn điện nóng chảy cho một sản phẩm hàn cụ thể trong thực tế. Nội dung thiết kế
bao gồm: lựa chọn phương án công nghệ, chọn vật liệu hàn thích hợp; tính toán các thông
số công nghệ hàn; chọn thiết bị hàn phù hợp và lập quy trình công nghệ chế tạo sản
phẩm. Sinh viên cũng được giao nhiệm vụ lựa chọn, tính toán phương án đồ gá hàn.
Học xong môn này, sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến
thiết kế công nghệ và quản lý kỹ thuật trong chế tạo các vật hàn/kết cấu hàn trong sản
xuất. Sinh viên phải biết cách chọn phương án công nghệ và vật liệu hàn thích hợp; tính
toán các chế độ công nghệ và lựa chọn thiết bị, sau đó xây dựng một quy trình công nghệ
hàn cho quá trình sản xuất; và đưa ra phương án đồ gá thích hợp.

Robot hàn

Môn học Robot hàn cung cấp các kiến thức chuyên sâu về cấu trúc; phương pháp tính
toán động học, động lực học; phương pháp điều khiển, phương pháp truyền động của
Robot hàn và Robot công nghiệp nói chung.
Đối với những ứng dụng đòi hỏi sử dụng Robot hàn, sinh viên sẽ nắm được các phương
pháp thiết lập mọi tham số cho hệ thống “Robot - Đồ gá - Máy hàn”; phương pháp dạy
ngoại tuyến (lập trình mô phỏng off-line trên máy tính) cho Robot hàn; lập trình điều
khiển quá trình hàn từ Robot; phương pháp kết nối Robot hàn với các thiết bị ngoại vi
khác (máy tính, mạng truyền thông, đồ gá hàn, ...).

Công nghệ hàn tàu thủy

Công nghệ hàn Tàu thủy là môn học cung cấp kiến thức công nghệ hàn cho sinh viên
chuyên ngành kỹ thuật tàu thủy. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức tổng quát nhất về
các công đoạn chuẩn bị phôi và lắp ráp hàn trong các kết cấu tàu thủy, những vấn đề liên
quan đến ứng suất và biến dạng hàn cùng với các biện pháp khắc phục. Những vấn đề
khác liên quan đến bảo đảm chất lượng hàn cũng được đề cập.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật đóng tàu sẽ biết cách
lựa chọn phương án công nghệ hàn, cắt kim loại bằng nhiệt; chọn vật liệu và thiết bị hàn
thích hợp cho ứng dụng cụ thể; đưa ra các biện pháp kiểm soát ứng suất và biến dạng hàn
và bảo đảm chất lượng trong hàn tàu thủy.

Công nghệ hàn thiết bị hóa chất & dầu khí


Công nghệ hàn Thiết bị hóa chất là môn học cung cấp kiến thức công nghệ hàn cho sinh
viên chuyên ngành Máy và thiết bị Hóa chất - Dầu khí. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến
thức tổng quát nhất về các công đoạn chuẩn bị phôi và lắp ráp hàn trong các kết cấu máy
và thiết bị hóa chất, những vấn đề liên quan đến ứng suất và biến dạng hàn cùng với các
biện pháp khắc phục. Những vấn đề khác liên quan đến bảo đảm chất lượng hàn cũng
được đề cập.
Sau khi học xong môn học này, sinh viên chuyên ngành máy và thiết bị hóa chất - dầu
khí sẽ biết cách lựa chọn phương án công nghệ hàn, cắt kim loại bằng nhiệt; chọn vật liệu
và thiết bị hàn thích hợp cho ứng dụng cụ thể; đưa ra các biện pháp kiểm soát ứng suất và
biến dạng hàn và bảo đảm chất lượng trong hàn thiết bị hóa chất - dầu khí.
Nhiệt luyện vật hàn
ME4184

Quản lý sản xuất hàn


ME4194

Thiết kế xưởng hàn


ME4204

Tự động hóa và điều khiển quá trình hàn

ME4214
Tự động hóa quá trình hàn là môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu cho sinh viên
chuyên ngành công nghệ hàn. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tự động
hoá; về điều khiển PLC, CNC và những nguyên tắc cơ bản trong điều khiển tự động quá
trình hàn; nghiên cứu về các hệ cảm biến - Sensor, xử lý tín hiệu trong hệ thống điều
khiển tự động quá trình hàn.
Sau khi học xong môn này, sinh viên có khả năng lựa chọn các phương án tự động hóa
hàn/cắt cho các ứng dụng cụ thể trong sản xuất; thiết kế được các mạch điều khiển, các
mạch phối ghép để ứng dụng cho các quá trình hàn/cắt trong thực tế.
Đồ gá hàn
ME4224

An toàn và môi trường trong sản xuất hàn


ME4234

Thực tập kỹ thuật

Giới thiệu cho sinh viên nắm được các vấn đề lý thuyết liên quan đến đối tượng sẽ thực
tập.
Hướng dẫn cho sinh viên nắm được các nội dung cơ bản về an toàn lao động sản xuất
trong quá trình thực tập.
Hướng dẫn cho sinh viên biết cách tiếp xúc, quan sát, làm quen với các vấn đề thực tế kỹ
thuật và công nghệ thuộc ngành cơ khí và chuyên ngành hàn, qua đó vận dụng các kiến
thức đã học, tính toán, thiết kế hoặc lập quy trình công nghệ giải quyết một số nhiệm vụ
nhỏ của thực tế đặt ra, tổng hợp thành bản báo cáo thực tập.
Thực tập tốt nghiệp
ME5010
Tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tế tại nơi thực tập, chuẩn bị nội dung đề tài thực tập.
Giới thiệu cho sinh viên nắm được các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập được
giao.
Hướng dẫn cho sinh viên nắm được và thực hiện tốt các nội dung cơ bản về an toàn lao
động sản xuất trong quá trình thực tập.
Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp quan sát, tiếp cận với các vấn đề thực tế kỹ thuật
và công nghệ thuộc ngành cơ khí và chuyên ngành hàn, vận dụng các kiến thức đã học,
tính toán, thiết kế hoặc lập quy trình công nghệ giải quyết một đề tài cụ thể, tổng hợp
thành báo cáo thực tập, chuẩn bị làm cơ sở phát triển thành đề tài luận văn tốt nghiệp tiếp
theo.

Sách, giáo trình, báo cáo đã xuất bản

Tên sách Năm xuất Nhà xuất bản Tên đồng tác giả
bản
Công nghệ hàn điện 2004 Khoa học & Kỹ TS. Ngô Lê Thông
nóng chảy - Tập 1 thuật
Công nghệ hàn điện 2007 Khoa học & Kỹ TS. Ngô Lê Thông
nóng chảy - Tập 2 thuật
Tiêu chuẩn kỹ năng 2009 Bộ LĐTB-XH xuất PGS.TS. KSHQT. Nguyễn Thúc
Nghề hàn Quốc gia bản Hà,
ThS. KSHQT. Vũ Đình Toại,
TS. KSHQT. Ngô Lê Thông
Cơ khí đại cương Khoa học & Kỹ Tập thể Bộ môn hàn & CNKL –
thuật ĐHBK Hà Nội

You might also like