You are on page 1of 64

Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:


Nước ta có khoảng 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, do đó để
đảm bảo sản xuất hàng năm thu được giá trị cao người dân đã áp dụng nhiều
biện pháp để tăng sản lượng và tăng vụ, tuy các biện pháp này mang lại hiệu
quả kinh tế đáng kể nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng
môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân. Trong các vấn
đề môi trường phát sinh đáng quan tâm hơn cả là ô nhiễm, suy giảm chất
lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm nước dùng trong
nông nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do tính chất tuần hoàn, khả
năng lan toả nhanh và rộng của nước, và trong điều kiện cụ thể của nước ta thì
các nguồn gây ô nhiễm nước nông nghiệp vẫn còn phức tạp, khó kiểm soát.
Vì vậy cần có biện pháp để kiểm tra đánh giá chất lượng nước một cách thích
hợp và hiệu quả nhất.
Để đánh giá chất lượng nước có thể thông qua việc đo đạc, phân tích
các thông số lý hoá, phương pháp này có tính chính xác cao tuy nhiên nhược
điểm của nó chính là các kết quả thu được chỉ phản ánh tính chất tại thời điểm
lấy mẫu không cho biết diễn biến nồng độ và ảnh hưởng của chất ô nhiễm
trong những khoảng thời gian khác nhau. Do đó để khắc phục những nhược
điểm của phương pháp trên nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp
sinh học, sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường
nước.
Theo các tài liệu nước ngoài cho thấy, có nhiều tác giả đã dùng các
nhóm sinh vật khác nhau để đánh giá chất lượng môi trường nước của thuỷ
vực: Liebmen (1942) đã nhấn mạnh tới các vi sinh vật dùng để chỉ thị cho ô
nhiễm hữu cơ, Kablet (1957) coi nhóm Coli như vật chỉ thị ô nhiễm đặc biệt
đánh giá theo yêu cầu vệ sinh chất lượng nước uống, hay Lackev (1957) đã
chỉ ra ảnh hưởng của nước thải thải trực tiếp vào suối tới môi trường sinh thái

1
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

suối như làm giảm lượng oxy hoà tan và loại trừ hầu hết các sinh vật, trừ
trùng tiêm mao kị khí và trùng roi không màu.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng sinh vật làm chỉ thị môi
trường đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Một số nghiên cứu
đã cho thấy: sự biến đổi cấu trúc về thành phần loài và số lượng của động vật
không xương sống thể hiện độ nhiễm bẩn của thuỷ vực (Nguyễn Xuân Quýnh,
1995. Lê Thu Hà, 2001), kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài
Daphnia carinata và Scapholeberis elisabethae (giáp xác phù du) cũng là
những dẫn liệu khoa học cần thiết để sử dụng làm sinh vật chỉ thị cho nước bị
nhiễm bẩn (Nguyễn Xuân Quýnh, 1995).
Ngoài các động vật không xương sống, động vật phù du cũng được
nghiên cứu và sử dụng làm sinh vật chỉ thị, các loài tảo với vai trò và ý nghĩa
quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên cũng đã được ứng dụng rất thành công
để đánh giá chất lượng nước như tảo lam, tảo lục, tảo mắt… Theo tác giả
Patrick (1963) cho biết tảo cát cũng có thể dùng để xác định sự nhiễm bẩn của
nguồn nước vì chúng nhạy cảm với tính chất lý hoá học của nước, có khả
năng chống chịu với sự thay đổi của môi trường, và giới hạn sinh thái đa
dạng… do vậy đây cũng có thể là một sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi
trường nước.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng
của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ
thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp”.

2
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

2. Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu:


2.1. Mục đích của nghiên cứu:
• Đánh giá diễn biến chất lượng nước của khu vực nghiên cứu thông qua
các thông số lý hoá.
• Xác định tính đa dạng của tảo cát trong thủy vực thông qua mật độ,
thành phần loài và chỉ số đa dạng.
• Đánh giá mối quan hệ giữa độ đa dạng của tảo cát và diễn biến chất
lượng nước để bước đầu xây dựng tảo cát làm chỉ thị sinh học đánh giá
chất lượng nước.
2.2. Yêu cầu của nghiên cứu:
• Đánh giá biến động chất lượng nước của mương và hồ thông qua các
thông số thuỷ lý hoá.
• Xác định độ đa dạng của tảo cát theo thời gian thông qua mật độ và
thành phần loài tại các điểm nghiên cứu.
• Xác định được độ đa dạng của các loài và mức độ phân bố của các loài
tảo cát theo sự thay đổi của các thông số thuỷ lý hoá để bước đầu xây
dựng chỉ thị sinh học cho chất lượng nước mặt bằng tảo cát.

3
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

PHẦN II: TỔNG QUAN

I. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sử dụng trong nông nghiệp tại
Việt Nam
Nước là yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt là
trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp của nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, đó là việc đảm
bảo nước để ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện sản xuất lúa, giữ vững
an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt khoảng 40 triệu tấn vào
năm 2010; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 3 triệu ha cây công
nghiệp và cây ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu ha cây công nghiệp hàng năm;
cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề
nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn; xây dựng các hệ thống
cung cấp nước để làm muối chất lượng cao và nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui
mô lớn; xử lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, từ các làng
nghề, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn [2]. Như vậy áp
lực đối với các nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích nông nghiệp ngày càng
tăng trong khi chất lượng nước thì có xu hướng giảm đi tại một số điểm.
Xu hướng chung hiện nay của chất lượng nước tại các dòng sông đều là
tăng dần sự ô nhiễm từ thượng lưu xuống hạ lưu, các nguy cơ gây ô nhiễm
ngày càng gia tăng cả về cường độ và số lượng, khiến chất lượng nước tại
nhiều điểm không còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, không đáp ứng mục
tiêu sản xuất nông nghiệp. Có 3 nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới nguồn
nước sử dụng trong nông nghiệp đó là: các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do các hoạt động sinh
hoạt khác của con người.
Nguyên nhân đầu tiên gây suy giảm chất lượng nước xuất phát từ bản
thân các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài các cây lương thực truyền
thống, việc chú trọng phát triển các loại cây được cho là thế mạnh của từng

4
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

vùng và tăng năng suất cây trồng khiến thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
được sử dụng ngày càng nhiều. Theo Cục Bảo vệ thực vật, ở nước ta, bình
quân 1 ha gieo trồng sử dụng từ 80-90 kg phân vô cơ (cho lúa từ 100 -110 kg),
trong đó phần lớn là phân đạm. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, trong 1 vụ sử
dụng hơn 2 triệu tấn phân bón các loại, và ước tính khoảng hơn 50000 tấn
thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng trung bình khoảng 5,3 lần thuốc trừ sâu trên 1
vụ lúa (cao nhất so với các nơi khác tại Châu Á) [10]. Tại lưu vực sông Cầu,
lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình là 3kg/ha/năm, trong đó thuốc
trừ sâu chiếm tỉ lệ lớn nhất (68,3%) (hình 1) Hiện tại các vùng sản xuất nông
nghiệp trong lưu vực đều dung rộng rãi các loại phân hoá học khoảng 500000
tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực khoảng 33% [ 4]

Các loại Thuốc trừ


khác cỏ
5% 11,7%

Thuốc trừ
bệnh
Thuốc trừ 15,5%
sâu
68,3%

Hình 1: Tỉ lệ các loại hoá chất dùng trong nông nghiệp tại lưu vực sông Cầu
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005)
Theo tính toán, có tới 50% lượng thuốc trừ sâu được sử dụng rơi xuống
và tích luỹ trong môi trường đất. Đây là một nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm do
khả năng tồn dư lâu dài, ảnh hưởng tới cả chất lượng nước ngầm và nước mặt.
Kết quả quan trắc về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật của Sở Tài nguyên &
Môi trường Vĩnh Long từ năm 2001-2006 cho thấy: Mỗi năm phân tích 10- 16
mẫu nước tại các sông, rạch vùng trồng lúa xã Trung Chánh (Vũng Liêm),
Thuận An, Mỹ Thuận (Bình Minh) và vùng trồng rau xã Tân Quới, Thành Lợi

5
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

(Bình Minh) đã có sự hiện diện của hoá chất gốc Clo hữu cơ và một số hóa
chất độc hại khác vượt mức cho phép.
Các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm kể cả quy mô công nghiệp hay
hộ gia đình cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, theo điều tra của
Trung tâm Công nghệ và Xử lý môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) hiện nước ta có tổng đàn gia súc trên 36 triệu con, gia cầm hơn
200 triệu con, bình quân mỗi năm thải 75 đến 85 triệu tấn phân, phần lớn
trong số đó không được xử lý mà thải ra các hồ ao sông kênh mương cống
rãnh…[ 38] Các chất hữu cơ dư thừa trong nước làm tăng hàm lượng BOD,
tăng vi khuẩn gây bệnh, tăng số lượng tảo và sinh vật hoại sinh, gây hiện
tượng phú dưỡng, nước bị đục, thiếu oxi là điều kiện không thuận lợi cho các
loài cá và sinh vật ưa nước sạch phát triển, gây mất thẩm mỹ cảnh quan và
làm tổn hại về mặt kinh tế.
Việc sử dụng mặt nước ven biển và nội địa phục vụ cho nuôi trồng thuỷ
sản chưa được quy hoạch và chưa mang tính bền vững nên ngành thuỷ sản
hiên nay đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề có liên quan như quy
hoạch vùng nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm thuỷ sản, giá cả, thị
trường tiêu thụ...và nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Bộ
Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm
2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch,
không tuân theo quy trình kỹ thuật sử dụng nhiều và không đúng cách các loại
hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ,
lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển
một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu
hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. Ví dụ như nuôi
trồng thuỷ sản tại ĐBSCL đang ngày càng phát triển nhưng không được quản
lý đúng cách, theo các thống kê cho thấy thức ăn chỉ được cá hấp thu khoảng
17% còn lại 83% sẽ thải ra và hoà lẫn vào môi trường nước, trở thành chất
hữu cơ phân huỷ, và như vậy với khoảng hơn 1triệu tấn thuỷ sản trong năm
thì môi trường nước Đồng bằng Sông Cửu Long phải tiếp nhận ít nhất 3 triệu

6
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

tấn chất thải hữu cơ từ nuôi các da trơn [10]. Một khảo sát tại các nơi xả nước
các ao nuôi cá ở Ô Môn và Thốt Nốt năm 2005 – 2006 cho thấy chỉ tiêu nồng
độ chất rắn lơ lửng SS cao vượt mức TCVN 5945 – 1995 về chất lượng nước
thải công nghiệp thải vào thuỷ vực cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản:

Hình 2: Nồng độ chất rắn lơ lửng tại ao nuôi cá huyện Ô Môn, Thốt Nốt,
(Cần Thơ) [9 ]
Các nguy cơ ô nhiễm tại vùng ĐBSCL thể hiện rất rõ như: nước sông
rạch gần các ao nuôi cá có mật độ dày trên 40 con/m2 đều có độ đục cao, nồng
độ oxy hoà tan thấp, sự hiện diện của tảo khá phổ biến, màu nước hôi và vị
tanh; dịch bệnh xảy ra nhiều hơn, dễ dàng lan nhanh ra diện rộng; chất lượng
nước trong vùng suy giảm do dư lượng thuốc trong thuỷ sản và bùn đất từ ao
nuôi thải ra…[10].
Điều đáng nói là các nguyên nhân từ phía hoạt động nông nghiệp ảnh
hưởng lớn tới chất lượng nước của kênh mương gần khu sản xuất và cũng
chính nước từ các nguồn này lại được sử dụng làm nước tưới hoặc nuôi trồng
thủy sản, như vậy chất lượng nước tại các khu vực nhỏ như kênh mương là
đối tượng rất đáng để quan tâm và xác định biện pháp quan trắc hay bảo vệ.
Nguyên nhân tiếp theo gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng
trong nông nghiệp chính là các nguồn thải sinh hoạt và công nghiệp chưa
được xử lý đổ trực tiếp vào các con sông, sau đó nước lại tiếp tục được sử

7
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

dụng làm nước tưới cho cây, như vậy các tác nhân này gây ảnh hưởng cả tới
chất lượng nông sản phẩm và sức khoẻ người dân.
Nhìn chung, đối với các nguồn thải sinh hoạt (với đặc tính giàu chất
hữu cơ) ở một mức độ nhất định các chất dinh dưỡng dư thừa có tác dụng tốt
đối với cây trồng và vật nuôi (sử dụng nước thải để nuôi cá) nhưng khi vượt
quá giới hạn cho phép, các tác nhân này lại gây tình trạng phú dưỡng, đục
nước, thiếu oxi trong nước, ảnh hưởng xấu tới đời sống của các loài thuỷ sinh
vật, giảm năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi.
Tại lưu vực sông Cầu, sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhanh khiến hạ
tầng kĩ thuật không phát triển tương ứng làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước
thải sinh hoạt. Các đô thị tại lưu vực sông Cầu có đặc điểm là nằm ngay cạnh
sông nên nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông.
Bảng 1: Ước tính tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được
đưa vào môi trường nước lưu vực sông Cầu năm 2005:
Bắc Hải Thái
Vĩnh Phúc Bắc Kạn Bắc Giang
Ninh Dương Nguyên
COD (tấn/ngày) 83 - 199 71 – 101 122 – 174 21 – 30 79 – 112 112 – 161
BOD (tấn/ngày) 52 - 62 44 – 53 76 – 92 13 – 16 49 – 59 70 – 86
Tổng N
7 – 14 6 – 12 10 – 20 1,8 – 3,5 6,5 – 13 9,3 – 19
(tấn/ngày)
Tổng P
0,46 – 4,6 0,4 – 4 0,7 – 7 0,2 – 1,2 0,4 – 4 0,6 – 6
(tấn/ngày)
Coliform 1155 – 987 – 1698 – 295 – 1096 – 1564 –
(106con/ngày) 1155000 987000 1698000 295000 1096000 1564000
Dầu (tấn/ngày) 11,43 9,87 16,81 2,92 10,84 14,48
196,3 – 167,8 – 288,7 – 50,2 – 186,2 – 265,9 –
SS (tấn/ngày)
254,1 217,3 373,6 64,9 240,1 344,1
(Tính toán theo phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm của WHO, 1993 - dựa theo dân
số ước tính năm 2005, Niên giám thống kê, 2005)
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm
lượng BOD5 và hợp chất chứa Nitơ rất cao, nước thải có nhiều Coliform, các
vi khuẩn và mầm bệnh [4], là đối tượng quan trắc khó tính toán tải lượng.
Cũng tương tự như lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai cũng có
một hệ thống các đô thị với đặc điểm là không có hệ thốn xử lý nước thải tập
trung mà nhận trực tiếp nước thải từ các sông nhánh với tải lượng lớn, gây
8
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

nên ô nhiễm hữu sơ ( BOD5, COD), ô nhiễm do chất dinh dưỡng (Nitơ,
Phospho) ô nhiễm dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh (bảng
2)
Bảng 2: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực sông
Đồng Nai
Tải lượng các chất ô nhiễm kg/ngày
Tên lưu vực
TSS BOD5 COD N-NH4+ Tổng P Dầu mỡ
Thượng lưu sông Đồng Nai 15482 9811 18261 647 352 1734
Sông La Ngà 12632 7920 14562 532 292 1345
Sông Bé 9688 5825 10577 414 231 910
23728 16239 30585
Sông Sài Gòn 9631 5075 31938
4 9 1
Sông Vàm Cỏ 28222 17155 31256 1202 668 2742
Hạ lưu sông Đồng Nai 71911 46399 86013 2992 1622 8302
37521 24375 45594
Tổng cộng 15004 8009 46061
9 4 3
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
Hiện nay các khu công nghiệp, các làng nghề có xu hướng phân bố tại
các vùng ngoại thành nên tuy có sự thuận lợi trong hoạt động kinh tế nhưng
lại gây bất lợi cho môi trường sinh thái, chất thải từ hoạt động sản xuất sẽ dễ
dàng đổ xuống nguồn nước.Các nguồn thải công nghiệp hay làng nghề có tính
chất đặc trưng của từng hoạt động sản xuất, thêm vào đó tổng lượng thải của
các nguồn này thường lớn và có tính tập trung tại một số khu vực, gây nên các
điểm nóng, sự ô nhiễm không chỉ là nước mặt mà cả nước ngầm với mức độ
khác nhau.
Kết quả khảo sát đầu năm 2005 do viện Môi trường và Tài nguyên thực
hiện cho thấy hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất
(KCX) tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) hàng ngày thải
vào nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai tải lượng rất lớn (bảng 3) [9]

9
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3: Tổng hợp nguồn thải từ các khu công nghiệp và khu chế xuất tại
VKTTĐPN lưu vực sông Đồng Nai
Số nhà Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Số máy Lưu lượng
Lưu vực KCN đang nước thải Tổng Tổng
KCX hoạt (m3/ngày) TSS BOD COD
N P
động
Sông Sài
17 1312 30205 59798 12549,3 27330,1 520,4 250,8
Gòn
Sông Đồng
15 512 39520 6913,5 5144,5 33001,4 743,5 161,3
Nai
Sông Thị
12 244 41880 2055,1 1986,5 16593,7 339,2 129,9
Vải
Tổng cộng 44 2068 111605 14948,4 19680,3 76925,2 1603,1 542
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên 2005
Tải lượng tính toán dựa vào các số liệu thực đo đạc về nồng độ các chất từ dòng thải
chung của KCN
Còn tại lưu vực sông Cầu, các khu công nghiệp và nhà máy lứon đều
tập trung ở Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, hiện tại Thái
Nguyên có 27 KCN, nhiều nhất trong số 6 tỉnh thuộc lưu vực sông. Xét về
tổng lượng thải, nước thải ngành khai thac mỏ chiếm tỉ lệ cao nhất (55%) tiếp
đến là ngành kim khí (29%) và ngành giấy (7%), chế biến nông sản thực
phẩm (4%)… Đa số các cơ sở khai thác mỏ không có hệ thống xử lý nước
thải, xả thẳng vào nguồn nước mặt, nhiều chất độc hại, dầu mỡ kim loại nặng,
gây suy giảm chất lượng nước rất nghiêm trọng [4]
Còn các làng nghề, tuỳ vào từng ngành nghề, tính chất và mức độ ô
nhiễm cũng có sự khác biệt. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có nhu
cầu sử dụng nước rất cao, nhưng lượng nước thải giàu chất hữu cơ, dễ phân
huỷ sinh học. Chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan ở nhiều làng nghề
thủ công mỹ nghệ, chế biến thuỷ hải sản, dệt nhuộm… đều bị ô nhiễm với
hàm lượng các chất COD, BOD, NH4+ quá tiêu chuẩn cho phép. Làng nghề
chuyên dệt nhuộm khăn mặt xuất khẩu Phương La, Thái Phương, Hưng Hà,

10
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

theo số liệu điều tra trung bình mỗi năm sản xuất ra 6000 tấn sản phẩm thì đã
phải dùng 1 lượng hoá chất như: nước javen 108 tấn, silicat 10 tấn, chất tẩy 2
tấn, oxy già 1 tấn, than đốt hàng trăm tấn. Quá trình sản xuất 1 tấn sản phẩm
đã thải ra 100 m3 nước thải mang theo các hoá chất kể trên và có mùi hôi thối,
gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, kênh mương và ao hồ. Tại lưu vực sông
Cầu, quan trắc chất lượng nước tại 3 cụm công nghiệp Phong Khê, Lỗ Sũng,
Phú Lâm, các thông số COD, BOD đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo cáo
cáo hiện trạng MT Bắc Ninh 2005, tại các làng nghề, cũng cho các kết quả
chất lượng nước vượt tiêu chuẩn chất hữu cơ (bảng 4) Công nghệ lạc hậu
cũng là nguyên nhân gây chất thải lớn và chứa chất độc hại [1]
Bảng.4: Kết quả quan trắc nước thải tại các làng nghề khu vực tỉnh Bắc Ninh
tháng 3 năm 2005
COD BOD5 TSS Tổng P Tổng N
Vị trí pH Nhiệt độ
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l
Đại Lâm 7 29 160 80 150 6,5 5

Đồng Kị 7 29 100 38 150 6,5 5

Đa Hội 7 29 13 5,6 45 2,5 2

Phong Khê 7 29 810 250 60 3,2 4,5

Văn Môn 608 29 45 23 51 2,4 3,1

Tam Giang 609 28 44 17 43 3,7 2,9


TCVN 5942 -
5,5 – 9 40 100 50 100 6 60
1995
Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2005
Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Cầu dựa trên quan trắc tại 6
điểm ở nguồn thải các làng nghề tơ tằm Tam Giang, làng nghề nấu rượu Tam
Đa, cống Vạn An, cảng Đáp Cầu, trạm bơm tiêu chuẩn Kim Chấn, trạm Bơm
tiêu Hiền Lương cho thấy BOD, COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép,
hàm lượng hữu cơ cao hơn tập trung tại phía có nhiều dòng thải [4].

11
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Như vậy có thể thấy hoạt động công nghiệp và làng nghề sản sinh ra
lượng lớn nước thải, nhiều độc tố, là nguy cơ gây suy giảm chất lượng nước
tại các khu vực có khu công nghiệp và làng nghề.
Như vậy có thể thấy tình hình ô nhiễm nước trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay đang có xu hướng tăng cùng với sự phát triển của các nghành chăn
nuôi, trồng trọt, thuỷ sản…Do đặc điểm của những nguồn thải này mà tính
chất của suy giảm, ô nhiễm nước dùng trong nông nghiệp thường là ô nhiễm
hữu cơ, và vi sinh, xảy ra khi dư thừa các chất hữu cơ, gây hiện tượng phú
dưỡng, tảo nở hoa…chúng ảnh hưởng tới không chỉ đời sống của các loài
thuỷ sinh mà còn ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất khác và cả cảnh quan
môi trường cũng như sức khoẻ con người. Qua các nghiên cứu đánh giá chất
lượng nước tại một số khu vực nông thôn Việt Nam có thể nhận thấy ảnh
hưởng của nguồn thải tại khu vực thường có hiểu hiện rõ rệt thông qua các
thông số về dinh dưỡng, chất hữu cơ và điều kiện lý học như pH, Eh, DO của
thủy vực do đó cần có những đánh giá, quan trắc định kì thường xuyên chất
lượng nước dùng trong nông nghiệp để hạn chế tác hại của chúng và đồng
thời có chiến lược quản lý phù hợp và hiệu quả.

II. Sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng nước
II.1. Khái niệm sinh vật chỉ thị và ý nghĩa của quan trắc sinh học trong
đánh giá chất lượng nước
Sinh vật chỉ thị là: “Những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về
điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxi cũng
như khả năng chống chịu (tolerance) một hàm lượng nhất định các yếu tố độc
hại trong môi trường sống và do đó sự hiện diện của chúng biểu thị một tình
trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống và do đó sự hiện diện của
chúng biểu thị một tình trạng về điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm
trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của đối tượng sinh vật đó”.
[22]
Một số tiêu chuẩn cơ bản để chọn sinh vật chỉ thị [22]

12
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

• Đã được định loại rõ ràng.


• Dễ thu mẫu ngoài thiên nhiên, kích thước vừa phải.
• Có phân bố rộng (tối ưu là phân bố toàn cầu).
• Có nhiều dẫn liệu về sinh thái cá thể của đối tượng qua thử nghiệm sinh học.
• Có giá trị kinh tế (hoặc là nguồn dịch bệnh).
• Dễ tích tụ các chất ô nhiễm.
• Dễ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm.
• Ít biến dị.
Nhìn chung các phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong nghiên cứu
ô nhiễm môi trường nước thường lợi dụng sự có mặt hoặc vắng mặt những
loài đơn lẻ nhất định hoặc những nhóm các đơn vị phân loại mẫn cảm và phản
ứng với sự có mặt của chất ô nhiễm trong môi trường, những biến đổi về sinh
lý và hình thái được sử dụng để xác định các tác động và phân bố các chất ô
nhiễm trong vùng lấy mẫu. Các phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học đánh
giá chất lượng nước bao gồm: sử dụng chỉ số sinh học, sử dụng sinh vật tích
tụ, phép thử sinh học, xây dựng bản đồ ô nhiễm, so sánh, quan trắc bằng vi
sinh vật.
Có thể thấy phương pháp sinh học trong giám sát môi trường sử dụng
sinh vật chỉ thị có thuận lợi hiệu quả hơn so với phương pháp lý hoá học nhờ
khai thác khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và giá trị
biểu thị tác động tổng hợp các yếu tố môi trường của sinh vật. [22]
Thứ nhất có thể lợi dụng những quần xã sinh vật đóng vai trò như là
những giám sát viên liên tục của nước thay cho việc lấy mẫu không liên tục để
phân tích hoá học. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm cho thấy trong một điều kiện
nhất định không phải tất cả các loài đều chịu ảnh hưởng của chất ô nhiễm, có
trường hợp chất ô nhiễm chỉ ảnh hưởng đến cá và các sinh vật khác ở tầng
nước mặt, nhưng có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành phần của
quần xã sinh vật đáy. Do đó việc xác định loài sinh vật chỉ thị có thể theo 2
hướng, một là loài sinh vật có phản ứng rộng trong mọi trường hợp và mức độ

13
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

ô nhiễm, hai là loài sinh vật phản ứng nhạy cảm với chất ô nhiễm. Việc lựa
chọn sinh vật chỉ thị theo một trong các hướng đó đều có những ưu nhược
điểm riêng, do đó cần xác định sơ bộ sự ô nhiễm thuộc phạm vi, tính chất ra
sao để lựa chọn cho phù hợp, thích ứng với điều kiện thực tế và thuận lợi cho
quan trắc.
Khi bàn đến phản ứng của sinh vật đối với các chất ô nhiễm, nhiều
nghiên cứu cho thấy các quần xã sinh vật phản ứng với chất lượng nước khác
nhau ở một phạm vi nào đó do các yếu tố tự nhiên của khu vực và bản chất
chất ô nhiễm [22]. Tuy nhiên còn có bản chất của sinh vật hay khả năng
chống chịu của sinh vật trong điều kiện môi trường cũng cần được quan tâm
đến, cụ thể là với 1 nhóm sinh vật, có thể có loài chống chịu tốt, có loài kém
chống chịu, sự tổng hợp của các yếu tố điều kiện tự nhiên, bản chất chất ô
nhiễm và phản ứng của cơ thể sinh vật mới tạo nên chỉ thị cho môi trường. Do
đó cũng phải quan tâm đến khả năng thích nghi của sinh vật để tồn tại trong
môi trường ngày càng thay đổi bằng những biến đổi thể hiện tính chống chịu
cao hơn, đặc biệt là biến đổi trong bộ gen, thể hiện qua cấu tạo cơ thể hay tập
tính sống… và nhờ đó mới có hướng để phát triển chỉ thị một cách thích hợp.
Cuối cùng, các quan trắc hoá học và sinh học đều phụ thuộc vào sự hiểu
biết về bản chất các chất ô nhiễm đang có mặt thuộc dạng nào, và sự phức tạp
của các ngành công nghiệp ngày càng tăng lên thì khó khăn này trở nên nhiều
hơn, đặc biệt là trong điều kiện môi trường nước, sự hòa tan pha loãng hay
khả năng tương tác giữa các chất hóa học lớn. Qua nhiều nghiên cứu cũng có
thể nhận thấy các quần xã sinh vật có khả năng hợp nhất những ảnh hưởng
của các chất độc tổng hợp, biểu hiện trong sự phát triển và những biến dị trên
sinh vật, nó mở ra khả năng các quan trắc và đánh giá kết hợp các thông số
hóa học và sinh học sẽ hữu ích để tính toán những tác động qua lại và dự đoán
ảnh hưởng của chất độc lên khu cả khu hệ sinh vật.
Qua đánh giá chung về hiện trạng nước sử dụng trong nông nghiệp ở
phần I có thể nhận thấy chất lượng nước suy giảm theo hướng dư thừa chất
dinh dưỡng, chất hữu cơ và nguy cơ phú dưỡng của các thủy vực là khá cao

14
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

do đó sinh vật được chọn làm chỉ thị tại các khu vực này thường có xu hướng
là những sinh vật chống chịu tốt với ô nhiễm hữu cơ. Khi lựa chọn chỉ thị sinh
vật cho sự ô nhiễm hữu cơ phải quan tâm tới khả năng chống chịu với ô
nhiễm này của sinh vật, do sự phát triển của sinh vật chỉ thị phụ thuộc vào sự
tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, vậy nên khi quan sát và lựa chọn phải
quan tâm tới toàn bộ các yếu tố ngoại cảnh, tất nhiên là phải chọn lựa được
yếu tố nào là ảnh hưởng chủ yếu, gây ức chế hay kích thích đối với các sinh
vật chỉ thị.
Khoảng chống chịu của sinh vật với ô nhiễm hữu cơ cũng là một yếu tố
cần quan tâm, bởi trên thực tế quan sát thấy các nguồn nước bị ô nhiễm khác
nhau thì có các loài sinh vật khác nhau tồn tại nhưng cũng có trường hợp khi
mà cùng một mức độ ô nhiễm lại gặp những loài sinh vật đó cùng tồn tại, tức
là trong chúng có những sinh vật có khoảng chống chịu rộng, và như vậy để
có kết luận phù hợp cho chất lượng nước và cho sinh vật chỉ thị tại khu vực ô
nhiễm cần phải nghiên cứu và xem xét khả năng chống chịu của các loài để
loài đó là loài thể hiện rõ nhất ảnh hưởng của ô nhiễm hữu cơ đối và diễn biến
của chất ô nhiễm trong môi trường.
Một điều cần chú ý trong giám sát sinh học đó là có thể phát hiện ra sự
biến đổi về mặt sinh thái nhưng để giải thích được biến đổi đó trong điều kiện
của chất lượng nước cần phải có thời gian quan trắc lâu dài và mật độ quan sát
lớn. Hơn nữa tuỳ vào mục đích sử dụng khác nhau thì có những tiêu chuẩn
chất lượng nước khác nhau, điều này nhận thấy không chỉ trong mục đích sử
dụng của nước nông nghiệp mà cả ở các loại nước khác, do đó cần tìm những
biến đổi sinh thái tương ứng với những mục đích đó. Như vậy sự thích hợp
của loài chỉ thị với mục đích sử dụng của nước cũng là một yếu tố cần quan
tâm trong chỉ thị sinh học.
Cuối cùng khi đã cơ bản xác định được sinh vật chỉ thị thích hợp, vẫn
cần có những kiểm tra giám sát định kì bao gồm những phép thử vi sinh và
hoá học đặc hiệu, để đảm bảo không có một sự thay đổi bất thường nào ảnh
hưởng tới sự quan trắc sinh học, bởi nước có chất lượng sinh thái tốt cũng

15
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

chưa chắc là đảm bảo không mang các mầm bệnh hoặc các sinh vật có hại
khác.
Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, việc sử dụng quan trắc
sinh học đánh giá chất lượng nước cũng có những điểm thuận lợi và khó khăn
nhất định. Thuận lợi của chúng ta là ở chỗ sử dụng sinh vật chỉ thị là biện
pháp quan trắc hiệu quả và không tốn kém, và với những thuận lợi của quan
trắc sinh học như đã nêu ở trên, có thể cho phép chúng ta có cái nhìn toàn
cảnh về chất ô nhiễm và có sự quản lý hợp lý hơn, nhưng cần quan tâm hiện
nay đó là: khi ứng dụng quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước
cần có một bộ dữ liệu hoàn chỉnh về sinh vật chỉ thị với các điều kiện môi
trường nước khác nhau. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được,
cần có thời gian và những nghiên cứu cụ thể về loài sinh vật chỉ thị đánh giá
chất lượng nước cho phù hợp với điều kiện ô nhiễm của nước ta.

II.2 Một số ứng dụng sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng nước
Đối với mục đích đánh giá chất lượng nước, hiện nay có khá nhiều loài
sinh vật chỉ thị đã được phát hiện và ứng dụng thành công ở nhiều vùng trên
thế giới. Mỗi loài sinh vật chỉ thị có sự thích ứng khác nhau và phân bố khác
nhau tuỳ điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu và đặc tính chống chịu của
chúng, với một nghiên cứu cho thấy một đối tượng có khả năng làm sinh vật
chỉ thị ở vùng này thì chưa chắc đã thích hợp làm sinh vật chỉ thị tại vùng
khác mà cần có những nghiên cứu kiểm chứng chúng.
Trên thế giới có nhiều tác giả đã sử dụng động vật không xương sống
cỡ lớn đánh giá ô nhiễm hữu cơ ở các thuỷ vực, với ưu điểm là thu thập định
lượng, dễ dàng bảo quản và thuận lợi cho việc giám định về sau. Dựa vào đặc
tính sống đáy và lọc các chất cặn bã trong ao, ở các nước như Nhật Bản, Mỹ,
Úc, Ấn Độ, người ta dùng nhiều loài sinh vật như trai nước ngọt, trai nước
mặn, để kiểm soát chất lượng nước, đặc biệt là nước ô nhiễm kim loại nặng,
đồng thời làm sạch nước (Momoshima et al, Risebrough, 1983, Cope 1999,
John 2001…). Kabler (1957) đã coi nhóm vi khuẩn E.coli là các chỉ thị cho ô

16
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

nhiễm về chất lượng nước uống. Việc sử dụng các loài cá làm sinh vật chỉ thị
cũng được Dondoroff (1957) đề cập tới. Việc nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ
thị đánh giá chất lượng môi trường nước cũng đã được tiến hành tại Việt
Nam. Các nhà khoa học thuộc khoa Sinh trường ĐHKHTN, ĐHQGHN đã xây
dựng một khoá định loại động vật không xương sống cỡ lớn đến họ và thiết
lập một quy trình lấy mẫu, và một hệ thống tính điểm sử sụng trong quan trắc
sinh học đối với các thuỷ vực nước chảy tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu
trong vòng 10 năm (1985 – 1995)cùng với các dẫn liệu đã biết trước đây về
các thuỷ vực có nước thải vùng Hà Nội, Nguyễn Xuân Quýnh 1995 đã đề xuất
một hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thuỷ vực nước thải ở Hà Nội dựa
trên một số chỉ tiêu cơ bản về sinh học, kém theo nó là các chỉ tiêu lý hoá học
quy định sự có mặt hay vắng mặt của một số loài hay nhóm loài ĐVKXS,
được coi như sinh vật chỉ thị quy định sự phát triển về số lượng và khối lượng
của chúng ở những mức độ khác nhau. Trương Thanh Cảnh và Ngô Thị Trâm
Anh trường ĐHKHTN, ĐHQG TP HCM cũng đã sử dụng động vật không
xương sống để đánh giá chất lượng nước tại 4 kênh mương chính trong TP
HCM, sử dụng hệ thống tính điểm BMWP và ASPT.
Sự nối tiếp nhau của các nghiên cứu về chỉ thị sinh học cho ta thấy
trong một vùng có rất nhiều loài có khả năng làm chỉ thị sinh học, cần phải
tìm một loài phù hợp với điều kiện ô nhiễm và tao được thuận lợi tối đa trong
quá trình quan trắc. Khó khăn trứơc mắt khi ứng dụng sinh vật chỉ thị tại Việt
Nam cũng như nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới là ở chỗ việc nghiên cứu ứng
dụng sinh vật chỉ thị, hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thuỷ vực cùng các
chỉ tiêu trong thang bậc phân loại đều là những dẫn liệu được nghiên cứu ở
các thuỷ vực vùng ôn đới, hoàn toàn khác với điều kiện tự nhiên cũng như đặc
tính sinh học của các thuỷ vực ở nước ta. Do đó để các sinh vật chỉ thị hoàn
toàn có thể ứng dụng tại Việt Nam, và ra đưa một hệ thống quan trắc sinh học
hoàn chỉnh vào thực tế nước ta cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh
vực này.

17
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

II.3 Khả năng ứng dụng tảo cát làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng
nước
II.3.1. Đặc điểm của tảo cát và cơ sở ứng dụng tảo cát trong đánh giá chất
lượng nước
Tảo là loài sinh vât nhỏ bé nhưng chiếm số lượng đông đảo, được ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực phục vụ đời sống, trong đó hiện nay đáng chú ý là
lĩnh vực môi trường. Các loài tảo thường được ứng dụng trong quan trắc môi
trường gồm các loài chiếm tỉ lệ cao trong các khu hệ nước như tảo lam, tảo
giáp, tảo mắt, tảo cát.
Tảo cát ( còn gọi là tảo Siic) với số lượng hơn 16000 loài là những sinh
vật đơn bào nhỏ bé thuộc ngành khuê tảo, là một loài có sự phân bố tương đối
rộng trong nhiều điều kiện môi trường nước, có những đặc điểm chung sau:
• Hình dạng: Tế bào tảo silic có nhiều hình dạng khác nhau: hình hộp
tròn, hình trụ ngắn/dài, hình trứng, hình hộp nhọn hai đầu hoặc cong như
hình chữ S, hình que,...
• Cấu tạo vỏ: Mỗi tế bào được bao bọc bởi vách tẩm silic như một cái
hộp có nắp đậy lại được gọi là vỏ (frustule).
• Các chất trong tế bào: Thành phần các chất trong tế bào tảo silic cũng
giống như những tế bào thực vật nói chung gồm chất nguyên sinh, nhân,
lạp và các sắc tố, hạch lạp và những hạt dầu (lipide).
• Sinh sản: Sinh sản sinh dưỡng: bằng cách phân chia tế bào (Cell
division). Trước hết tế bào dài ra theo hướng trục cao, chất nguyên sinh,
nhân lạp phân đôi, sau đó bên trong tế bào mẹ ở giữa hai nhân mới. Sinh
sản hữu tính: là quá trình tiếp hợp như ở giống tảo hình thuyền Navicula..
Một số Khuê tảo sinh sản hữu tính bằng các hình thức đẳng giao, dị giao,
phòng phối.

18
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Co Di

coneis ploneis Bacilaria


Staurone Frus Neidi

is tulia um
Pinnul Gyrosig Gom

aria ma phonema
Cym Nav Nitzs

bella icula chia


Hình 3: Hình ảnh về một số loài tảo cát
Tảo cát được chia thành 2 nhóm lớn theo phương thức sống của chúng
là tảo cát sống bám và tảo cát sống trôi nổi, trong nghiên cứu này tôi tập trung
vào 1 nhóm lớn của tảo cát đó là tập hợp Epilitic Diatom, đây là loại tảo cát
bám thuộc các sinh vật nhóm perriphyton - sinh vật nổi sống bám. Chúng
phân bố trong nhiều điều kiện môi trường nước, không những chiếm ưu thế về

19
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

thành phần loài mà còn đứng đầu về số lượng và khối lượng trong phiêu sinh
thực vật. Chúng thường chiếm 70 - 90%, nhiều khi tới gần 100% tổng số
lượng tế bào thực vật phiêu sinh trong một vùng biển. Phân bố của tảo cát
thường phản ánh khá đầy đủ xu thế chung của toàn bộ thực vật phiêu sinh và
chính là do chúng chi phối [38]. Những đỉnh cao về sinh vật lượng trong biến
đổi theo mùa của thực vật phiêu sinh cũng như những hiện tượng nở hoa hầu
hết đều do các loài tảo cát sinh sản mạnh tạo nên, do đó tảo cát giữ vai trò hết
sức trọng yếu trong thực vật phiêu sinh.
Tảo cát là loài có những có những thuận lợi để đánh giá môi trường, đó
là: Chúng là một trong số những sinh vật đáy phổ biến ở trong các điều kiện
nước khác nhau do có khả năng thích nghi lớn trong các khoảng ô nhiễm
rộng, phân loại dễ hiểu, có thể tìm thấy tài liệu về phân loại phù hợp với mục
đích, đặc tính của vỏ silicat đồng nghĩa với việc chúng có thể được sử dụng để
làm tiêu bản trong thời gian dài và thuận lợi cho phân loại, để xác định số
lượng tảo cát trên những tiêu bản cố định này dễ dàng hơn so với việc sưu tập
toàn bộ các mẫu của tảo, (do hạn chế được sự hoà trộn của các sinh vật đơn
bào, tập hơp của các cỡ khác nhau và thực vật chỉ thị trong mẫu). Hơn nữa
việc lấy mẫu tảo thực hiện khá đơn giản, dựa vào đặc tính sống bám của tảo
cát, người ta có thể thu thập mẫu tại các địa điểm như các viên đá, sỏi ở đáy
sông hay thậm chí cả cành cây, rễ cây to ở dưới nước…
Với vai trò và đặc tính như vậy, tảo cát cũng như nhiều loài tảo khác đã
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực chỉ thị sinh học
đánh giá chất lượng môi trường nước. Ứng dụng tảo để đánh giá môi trường
đã được Kolkwitz và Marsson đưa ra trong hệ hoại sinh từ 1909 nhưng mãi
tới những năm gần đây nó mới phổ biến. Trong nửa đầu thế kỉ XX những
nghiên cứu về tảo trong đánh giá chất lượng nước còn ít nhưng từ nửa sau của
thế kỉ XX ứng dụng tảo đã được chú ý và nghiên cứu ở nhiều quốc gia.
Butcher (1946) đã chỉ ra rằng tảo sinh trưởng trên các lam kính đặt ở nước là
vật chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Patrick (1963) đã chỉ ra rằng
có thể dùng tảo silic (tảo khuê) xác định mức độ ô nhiễm của nước. Một vài
nghiên cứu gần đây đã tập trung vào một số loài như epilithic cyanobacteria
20
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

(Perona et al.,1998) nhưng để ứng dụng những kết quả này thì phải kiểm
chứng lại tính chính xác và phù hợp của chúng với điều kiện khu vực nghiên
cứu. Theo Wantanabe và các đồng sự, tập hợp epilithic diatom (tảo cát sống
bám) sử dụng như chỉ thị sinh học thích hợp nhất để đánh giá chất lượng nước
vì nó thể hiện được những biến đổi trung bình của chất lượng nước trong một
khoảng thời gian chắc chắn nào đó.
II.3.2 Một số ứng dụng tảo cát làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng
nước
Tảo cát được sử dụng đánh giá chất lượng nước tại nhiều nước trên thế
giới và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Nhà khoa học Mỹ Patrick và các
đồng sự năm 1954 đã sử dụng quần xã tảo cát (thuộc nghành khuê tảo) mọc
trên thành các chất vẩn đục trong nước ở những thời kì xác định như là phép
đo sinh học cho ô nhiễm. Bằng cách đánh dấu trên biểu đồ số lượng các loài
theo khoảng thời gian, đối chiếu với số lượng mẫu vật theo từng loài, Patrick
phát hiện thấy ở một nơi cư trú đa dạng tương ứng với dạng đồ thị kết quả cao
và đường cong ngắn, hay nói cách khác, có nhiều loài cùng tồn tại với một
lượng nhỏ và không loài nào phong phú, ở nơi cư trú khắc nghiệt thì ngược
lại, có một số loài rất hiếm và số ít lại rất nhiều.

30

25

20
Hình 4: Diễn biến số lượng cá thể và số lượng loài tảo cát trong hai điều kiện
Số chất lượng nước nghiên cứu. [22]
15
Sông
lượng Sông ô nh
loài nhi ễm
21
10
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Trong nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng nước tại các nước như Hàn
Quốc hay Nhật Bản… chất lượng nước được đánh giá dựa trên quan trắc sinh
học sự biến đổi của quần xã tảo cát và đánh giá chất lượng nước thông qua
các chỉ số có ứng dụng của tảo cát như: DAIpo - một chỉ số đánh giá sự ô
nhiễm hữu cơ sử dụng tảo cát. Các mẫu tảo được thu thập trên các bề mặt đá
định kì mỗi tháng một lần, đồng thời với phân tích các thông số chât lượng
nước, sau đó tảo được phân loại và tính toán chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế, chỉ
số Daipo, qua sự biến đổi của chỉ số DAIpo có thể nhận xét được diễn biến
chất lượng nước và thể hiện biến đổi của chất lượng nước và chất ô nhiễm
trong một khoảng thời gian quan trắc.
Như vậy các ứng dụng tảo cát làm sinh vật chỉ thị chất lượng nước đã
được nghiên cứu tại nhều quốc gia trên thế giới và đã thu được những kết quả
nhất định. Các nghiên cứu nàỳ thường theo hướng dùng các chỉ số có liên
quan tới tảo cát để đánh giá chất lượng nước vì có thể nhận thấy sự phong phú
của các chỉ số sinh học ứng dụng tảo cát và khả năng thích ứng của các chỉ số
này phải được đánh giá, kiểm chứng trong nhiều điều kiện chất lượng nước
khác nhau. Xác định đươc phạm vi ứng dụng này

III. Ứng dụng chỉ số môi trường trong đánh giá chất lượng nước
Trong các quan trắc đánh giá chất lượng nước hiện nay ngày càng có
nhiều ứng dụng chỉ số môi trường, vì nó có ưu điểm là cho phép đánh giá tổng
hợp các ảnh hưởng của các thông số và khả năng sử dụng trong nhiều khu hệ
sinh thái khác nhau.
Các chỉ số môi trường chia làm 2 loại, dựa vào các thông số được lựa
chọn khi xây dựng chỉ số, bao gồm:
Chỉ số hoá học: là chỉ số môi trường dựa vào các thông số hoá học
(được lựa chọn theo mục đích của người nghiên cứu) xây dựng thành các
công thức toán học, kết quả thu được là điểm số hoặc chỉ số, đem so sánh với
bảng tiêu chuẩn được các tác giả xây dựng sẵn, qua đó cho biết về chất lượng
môi trường của khu vực. Ưu điểm của việc sử dụng các chỉ số hoá lý để đánh

22
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

giá chất lượng nước là khả năng tổng hợp các thông số hoá lý trong một công
thức để đánh giá chất môi trường nước, qua đó cho một nhận xét tổng hợp về
chất lượng nước khu vực nghiên cứu, điều này làm giảm các sai số có tính
chất cảm quan khi đánh giá, so sánh giá trị các thông số đơn lẻ với tiêu chuẩn
cho trước. Tuy nhiên, phương pháp này cũng vẫn mang hạn chế đó là chưa dự
đoán được diễn biến của chất lượng nước.
Trong số các chỉ số được ứng dụng hiện nay, đáng chú ý là chỉ số WQI,
công thức và ứng dụng mô hình WQI nhận đc sự tán thành mạnh mẽ của các
nhà quản lý và xử lý nước ô nhiễm bởi nó dễ dàng để hiểu và ứng dụng, để
phân chia rõ ràng hơn các điều kiện của nước và giúp chính phủ đưa ra những
quyết định trong các chương trình quản lý và xử lý. Nhìn chung, chỉ số WQI
giúp ta trong:
• Quản lý nguồn nước: Ứng dụng trong các quyết định liên quan tới nước để
hỗ trợ quản lý của các tổ chức phân phối và xác định được sự ưu tiên.
• Xếp loại sự phân phối: các chỉ số cũng đc ứng dụng để so sánh các nguồn
nước của các vùng khác nhau hoặc các khu vực địa lý khác nhau.
• Đưa ra các tiêu chuẩn: Các chỉ số phải được ứng dụng một cách rõ ràng dễ
hiểu để khả năng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và các tiêu
chuẩn hiện thời có thể gặp nhau hoặc hơn.
• Phương hướng phân tích: Các chỉ số phải được áp dụng tại các điểm khác
nhau trong cùng một thời gian để xác định xu hướng biến đổi chất lượng
nước (giảm thiểu hoặc được cải thiện) trong giai đoạn theo dõi
• Thông tin cộng đồng: Chỉ số được sủ dụng để xác định các mức độ chất
lượng nước theo thang đánh giá và thu thập được các thông tin về cộng
đồng đánh giá chất lượng nước
• Các nghiên cứu khoa học: chất lượng vốn có của 1 chỉ số , cái mà được
chuyển một số lượng lớn dữ liệu thành điểm số đơn lẻ, nó có giá trị trong
nghiên cứu của các nhà khoa học.

23
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Chỉ số CCME WQI (Canadian Council of Ministers of the Environment


Water Quality Index) được xây dựng dựa trên việc lựa chọn các thông số tuỳ
theo mục đích quan trắc, các giá trị đầu vào của phần mềm tính chỉ số này bao
gồm: giá trị của các thông số theo tuần quan trắc và giá trị tiêu chuẩn của các
thông số (có thể là tiêu chuẩn sẵn có hoặc tiêu chuẩn theo mục đích của người
nghiên cứu). Các số liệu đầu vào được tính toán trong phần mềm CCME WQI
1.0, trong đó dẫn liệu về công thức tính chỉ số CCME WQI bản 1.0 được diễn
giải như sau: Chỉ số CCME WQI 1.0 được tính toán theo công thức:
 F 3 3 3
 3 +F 3 +F 3 
CCMEWQI = 100 −
 1.732 

(1)
 

Trong đó
F1 biểu thị tỉ lệ phần trăm biến đổi vượt khỏi tiêu chuẩn ít nhất 1 lần, có liên
quan tới tổng số các biến đổi được tìm thấy
 Number of failed variables 
F1 = 
 Total number of variables 
 ×100 (2)
 

F2 biểu thị tỉ lệ phần trăm của các kiểm chứng đơn lẻ bị sai lệch
 Number of failed tests 
F2 =   × 100 (3)
 Total number of tests 

F3 là một tiệm cận đỉnh của hàm mà tỉ lệ với sự bình thường hoá của tổng các
sai lệch so với tiêu chuẩn (nse) biểu thị trong khoảng 0 – 100
 nse 
F3 =   (4)
 0.01nse + 0.01 

Tổng số những kiểm tra đơn lẻ không đáp ứng tiêu chuẩn được tính toán bởi
tổng của các phép kiểm tra vượt tiêu chuẩn chia tổng các phép kiểm tra (bao
gồm cả trong tiêu chuẩn và ngoài tiêu chuẩn). Biến đổi nse được biểu diễn
như sau:
n
∑departure i
nse = i =1 (5)
# of tests

Trong trường hợp các giá trị kiểm tra không vượt quá tiêu chuẩn
 FailedTest i 
departure i =   −1 (6)
 Objective 
 j 

24
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Trong trường hợp các giá trị kiểm tra không nằm dưới tiêu chuẩn
 Objective j 
departure i =   − 1 (7)
 FailedTest i 

Trong trường hợp tiêu chuẩn bằng không


departure i = FailedTest i (8)
Sự sai lệch tương đương với số lần nó xảy ra với mức độ tập trung lớn hơn
hay nhỏ hơn mục tiêu chuẩn ban đầu.
Sau khi xử lý số liệu với phần mềm của CCME WQI, chất lượng nước
sẽ được đánh giá và cho điểm, thang điểm từ 0 đến 100 và được so sánh với
bảng 5

Bảng 5 : Đánh giá chất lượng nước theo thang điểm của CCME WQI
Chất lượng Giá trị Chất lượng nước Điều kiện

25
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

CCME WQI
Excellent -
Nước được bảo vệ, Nước gần với sạch tự
Rất tốt (không ô
95 – 100 không có sự đe doạ, ảnh nhiên hoặc ở mức độ
nhiễm hoặc ô nhiễm
hưởng suy yếu tinh khiết
rất nhẹ)
Nước ít có sự khác biệt
Nước được bảo vệ với
Good – Tốt (ô nhiễm với mức độ sạch tự
80 – 94 những đe doạ hoặc ảnh
nhẹ) nhiên hay ở mức độ đạt
hưởng rất ít
tiêu chuẩn
Nước được bảo vệ
thường xuyên, nhưng Nước mới có biểu hiện ô
Fair – Trung bình (ô
65 – 79 vẫn có thể bị đe doạ nhiễm hay dưới tiêu
nhiễm trung bình)
hoặc bị ảnh hưởng bởi chuẩn.
các tác nhân ô nhiễm
Nước thường xuyên bị Nước thường dưới tiêu
Marginal - Xấu (ô đe doạ hoặc bị ảnh chuẩn cho phép, thể hiện
45 – 64
nhiễm) hưởng bởi các tác nhân ô nhiễm trong một số
ô nhiễm khoảng thời gian.
Nước ô nhiễm dưới mức
Poor - Rất xấu (ô Nước luôn bị đe doạ
0 – 44 tiêu chuẩn nhiều lần
nhiễm rất nặng) hoặc bị ảnh hưởng
trong thời gian dàia.
Nguồn: Báo cáo kĩ thuật về phần mềm ứng dụng tính toán chỉ số CCME WQI 1.0 [24]
Tại Việt Nam chỉ số WQI cũng được ứng dụng đánh giá chất lượng
nước sông Sài gòn năm 1989, được gọi là chỉ số Viet – Bhargava. Chỉ số này
được xây dựng mới hoàn toàn dựa theo dữ liệu chất lượng nước tại Viêt Nam.
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu xác lập cơ sở khoa học phân
loại chất lượng nước theo chỉ số này và bước đầu [40] và đã đạt được những
kết quả khả quan. Nhìn chung chỉ số WQI khá dễ ứng dụng trong các điều
kiện khác nhau bởi sự linh hoạt trong kết hợp các thông số tuỳ theo mục đích
của người nghiên cứu, có khả năng đáp ứng với các tiêu chuẩn khác nhau của
các vùng, các quốc gia, và dễ dàng xử lý các số liệu khi thực hiện các phép
tính toán.
Chỉ số sinh học: là các chỉ số dựa vào các thông số, yếu tố về sinh học
để đánh giá chất lượng môi trường như mật độ, thành phần các loài trong quần

26
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

thể, quần xã…hay sự biến đổi trong cấu trúc, sự sinh trưởng phát triển của bản
thân sinh vật. Chỉ số sinh học khắc phục được nhược điểm của chỉ số hoá học
là đã đánh giá được xu thế, diễn biến của chất ô nhiễm, nhưng nó cũng vẫn có
nhược điểm đó là vẫn cần có kiểm chứng bằng các phân tích hoá học để đảm
bảo chất lượng nước thuộc tiêu chuẩn cho phép.
Một trong số các chỉ số sinh học sử dụng tảo cát thường gặp nhất trong
các báo cáo đánh giá ô nhiễm nước là DAIpo (Diatom Assemblage Index of
Pollution), chỉ số này do Wantanabe và các cộng sự đưa ra và đã được ứng
dụng rộng rãi trong các thuỷ vực tại Nhật Bản. Dựa vào 548 loài tảo cát đã
được phân loại từ 1343 mẫu lấy từ các sông của Nhật Bản, chúng được chia
thành 3 nhóm lớn dựa vào sự chống chịu của chúng với ô nhiễm hữu cơ, liên
quan tới sự phân huỷ và hồi phục của các quần thể thuỷ sinh khi nồng độ chất
hữu cơ trong môi trường tăng lên. Chỉ số này cho điểm đối với loài chịu đựng
ô nhiễm hữu cơ từ 0 đến 100 điểm, nhóm có điểm nhỏ hơn 30 được coi là
saprophilous, hay chịu đựng ô nhiễm hữu cơ kém, nhóm có điểm lớn hơn 70
gọi là nhóm chịu đựng tốt với ô nhiễm hữu cơ, nhóm còn lại thuộc loại trung
tính. DAIpo và một số chỉ số khác là một phương pháp đánh giá phú dưỡng.
Sự ứng dụng phương pháp quan trắc bằng tảo cát cũng như một số phương
pháp sử dụng sinh vật khác đã tạo nên một bước phát triển mới cho quan trắc
môi trường và tái tạo lại các diễn biến ngoài môi trường dựa vào việc đánh giá
các loài có liên quan tới các thông số đánh giá chất lượng nước và thông qua
phép thống kê về độ đa dạng loài và mức độ chịu đựng của các loài đối với
các thông số đó. [23]
Công thức tính của chỉ số DAIpo [31] cũng thể hiện cho ta thấy được ý
nghĩa của chỉ thị sinh học sử dụng Diatom

Trong đó 2 giá trị:

27
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

là tổng tỉ lệ phần trăm nhóm nhạy cảm chống chịu và tổng tỉ lệ phần trăm
nhóm chống chịu có trong mẫu thu thập được. Sau đó điểm số Diatom được
đánh giá và so sánh theo mức độ hoại sinh như sau:
Bảng 6: Mối quan hệ giữa DAIpo, BOD5 và mức độ hoại

DAIpo BOD5 (mg/l) Mức độ hoại sinh

0 – 15 ≥ 10 Polysaprobic – ô nhiễm hữu cơ nặng

15 – 30 5 – 10 β-Mesosaprobic – ô nhiễm hữu cơ trung bình

30 – 50 2,5 – 5 α-Mesosaprobic – ô nhiễm hữu cơ nhẹ

50 – 75 1,25 – 2,5 β-Oligosaprobic - xuất hiện nhiều chất hữu cơ

70 – 85 0,625 – 1,25 α-Oligosaprobic - xuất hiện chất hữu cơ ở dạng vết

85 – 100 ≤ 0,625 Xenosaprobic - nước sạch


Nguồn: Watanabe và Asai, 1991
Do chỉ số DAIpo dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ dựa vào khả
năng chống chịu của tảo với ô nhiễm hữu cư do đó các tác giả đã đánh giá mối
quan hệ giữa DAIpo, BOD5 và mức độ hoại sinh, ta nhận thấy điểm số của
DAIpo tăng thì mức độ hoại sinh càng giảm, điều này thích hợp với công thức
tính DAIpo vì trong đó nhóm saproxenous (nhóm mẫn cảm với các ô nhiễm
hữu cơ) càng tăng thì chất lượng nước cũng tốt hơn. Đây là cơ sở cho việc
đánh giá ô nhiễm hữu cơ trong các thuỷ vực, tuy nhiên cần phải quan tâm tới
sự thích ứng khác nhau của mỗi loài với từng điều kiện cụ thể bởi trong cùng
một điều kiện nhưng lại có mặt của nhiều loài, trong đó có cả loài chống chịu
tốt và có loài thì chống chịu kém nhưng vẫn tồn tại. Khi đó việc đánh giá ô
nhiễm dựa vào DAIpo cần được kiểm chứng trong khoảng thời gian dài và có
bộ dữ liệu đủ lớn để khẳng định độ tin cậy khi sử dụng Diatom làm chỉ thị
sinh học.
Nhìn chung các chỉ số sinh học và hoá lý đều thể hiện khả năng ứng
dụng rộng rãi, dễ sử dụng, đặc biệt là sự đa dạng của các chỉ số giúp người sử

28
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

dụng có thể lựa chọn phù hợp với mục đích của quan trắc và điều kiện của
nghiên cứu.

PHẦN III - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU
I.Đối tượng nghiên cứu

29
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 địa điểm chịu ảnh hưởng của nguồn
thải nông nghiệp và sinh hoạt:
- Ao thuỷ sản tại vườn vải , trung tâm VAC, đại học nông nghiệp I

Hình 5: Ao thuỷ sản tại trung tâm VAC Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Mương thuỷ lợi tại ruộng trồng lúa khoa nông học, đại học nông nghiệp I

Hình 6: Mương thuỷ lợi tại khu ruộng số 6 khoa nông học
2 đối tượng nhiên cứu có mục đích sử dụng nước khác nhau, địa hình cũng có
khác biệt theo mục đích sử dụng: mương có chiều dài ngắn (khoảng 20m),
hẹp ngang (1,5 đến 2m), mực nước thưởng nhỏ hơn 0,75m; ao thuỷ sản dài
khoảng 70 đến 80m, có bề ngang 7 đến 8m, sâu gần 2m. Nghiên cứu thực hiện

30
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

trên 2 địa điểm trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2007 và
tháng 2 đến tháng 4 năm 2008.
II. Nội dung
- Đánh giá biến động chất lượng nước tại mương và ao trong 2 giai đoạn
nghiên cứu thông qua các thông số: pH, Eh, chất rắn lơ lửng và tổng số,
DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-.
- Xác định độ đa dạng của tảo cát theo thời gian thông qua mật độ và thành
phần loài tại các điểm nghiên cứu.
- Xác định mối quan hệ giữa độ đa dạng tảo cát với một số thông số lý hoá
của nước mặt khu vực nghiên cứu để bước đầu xây dựng chỉ thị sinh học
cho chất lượng nước mặt sử dụng cho nông nghiệp bằng tảo cát.
III. Phương pháp nghiên cứu
III.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu
Trên mương thuỷ lợi lấy 3 mẫu tại 3 vị trí đầu, giữa và cuối mương, khoảng
cách giữa các vị trí không lớn. Trên ao thuỷ sản lấy 2 vị trí: đầu ao nơi tiếp
nhận nguồn thải và cuối ao.

31
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Hình 7: Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên mương (ảnh trên) và trên ao (ảnh dưới)
III.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước
Mẫu nước được lấy 2 tuần/ lần tại các điểm đặt mẫu thu tảo như trong
sơ đồ. Dụng cụ lấy mẫu nước gồm: bình thu mẫu, chai nhựa đựng mẫu.
Các thông số chất lượng nước được xác định như sau:
- Đối với các thông số nhiệt độ, DO, thế ôxi hóa – khử (Eh), pH được đo trực
tiếp tại hiện trường bằng máy Horiba.
- Các thông số về chất hữu cơ và dinh dưỡng được phân tích trong phòng thí
nghiệm:
BOD5 nuôi tại 20oC trong vòng 5 ngày
NH4+ được xác định bằng phương pháp so màu dùng thuốc thử Nessler
NO3- được xác định bằng máy quang phổ UV/VIS ở bước sóng 420 nm
PO43- được xác định bằng phương pháp Oniani
COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ bằng muối Mohn 0.02N
Sau khi có các kết quả phân tích các thông số trên, chất lượng nước
được đánh giá tổng hợp bằng chỉ số CCME WQI (công thức 1 -8 phần II) qua
phần mềm tính chỉ số CCME WQI.

32
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

III.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích tảo cát


Mẫu tảo cát được lấy 2 tuần/ lần tại 2 địa điểm: mương tiêu nước tại
ruộng trồng lúa khoa nông học và ao thả cá tại vườn vải trung tâm VAC, vị trí
lấy mẫu như trên sơ đồ.
Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu và phân loại mẫu được thực hiện theo
hướng dẫn của tiến sĩ Shimasaki Đại học Kyushu, Nhật Bản; định loại tảo
được thực hiện theo sách phân loại tảo nước ngọt của Nhật Bản.
• Dụng cụ lấy mẫu:
- Dụng cụ lấy mẫu có cấu tạo gồm ba phần: 5 miếng nhựa có kích thước 5x6
cm, hai mặt nhám. Thanh giữ và các vòng cố định 5 miếng nhựa nhám. Dây
buộc và xốp cố định độ sâu.
- Liên kết các bộ phận của dụng cụ lấy mẫu, buộc xốp cố định độ sâu để các
tấm nhựa nhám được đặt ở độ sâu 10 – 20 cm (để kết quả có thể so sánh được
thì các dụng cụ lấy mẫu ở các địa điểm khác nhau phải được đặt ở cùng độ
sâu).
• Khi thu mẫu, tháo các miếng nhựa nhám khỏi thanh giữ, thay bằng các tấm
nhựa mới (trong trường hợp chưa phân tích ngay cần bảo quản lạnh).

33
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Hình 8: Một số hình ảnh về dụng cụ thu mẫu và phân loại tảo.

• Mẫu được xử lý sơ bộ bang cách: đặt tấm nhựa nhám trong khay nhựa
sạch, dùng bàn chải cọ sạch hai mặt tấm với 45 ml nước, chuyển dung dịch
thu được vào bình chứa thể tích 50 ml, thêm 5 ml fomalin 40%, bảo quản ở
nhiệt độ phòng.
• Khi phân tích mẫu xử lý như sau:
- Hút 5 ml mẫu vào ống ly tâm, lắc kĩ trước khi lấy, thêm 2 – 4 ml NaOCl,
chờ trong 30 phút, lắc ly tâm trong 5 phút với tốc độ 2000 vòng/phút.
- Sau khi ly tâm, gạn bỏ nước, thêm vào ống 7 – 9 ml nước cất, lặp lại 2 lần
bước ly tâm. Cuối cùng chỉ cho thêm 2 – 5 ml nước cất.
- Làm tiêu bản:
+ Dùng micropipet lấy chính xác 0.02 hoặc 0.05 ml mẫu lên lamen, cô cạn
trên hot plate.
+ Nhỏ một giọt keo gắn lên lam kính, đậy lamen chứa mẫu sau cô cạn úp lên
giọt keo, đun lam kính trên hot plate đến khi keo sôi.
+ Để lam kính chứa tiêu bản nguội từ từ, đánh số tiêu bản (tiêu bản sử dụng
được trong thời gian dài).
• Định loại tảo bám với tiêu bản trên dưới kính hiển vi độ phóng đại 100x,
sử dụng thước đo 0.01 mm với các ba chỉ tiêu định loại chủ yếu là: chiều
dài, chiều rộng và mật độ vân của tế bào tảo theo sách phân loại tảo cát
nước ngọt của Nhật Bản.
• Các chỉ số khác về tảo cát được tính toán như sau:

34
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

- Tính mật độ và tần suất xuất hiện của một loài trong mẫu qua các công thức
Tx i Fi : Mật độ loài i (cá thể /m2)
Fi = Txi : Tổng số cá thể trên 50 ml
S
S: Tổng diện tích = 0,03 m2
xi % αi : Tần suất xuất hiện loài i (%)
% αi = Tổng số cá thể loài i đếm
T xi :
T: được
Tổng số cá thể đã đếm
- Đánh giá đa dạng tảo cát qua các chỉ số: chỉ số đa dạng Shannon vWeiner,
chỉ số DAIpo theo các công thức:
Chỉ số đa dạng:

Trong đó: ni số lượng các thể của loài i.


n tổng số lượng của các cá thể có trong mẫu.
H’ chỉ số đa dạng ( biểu diễn ở số nhị phân).
S độ giàu loài
Chỉ số DAIpo đánh giá chất lượng nước dựa vào tảo cát:

2 giá trị

Là tổng % nhóm nhạy cảm từ 1 tới p và tổng % nhóm chống chịu từ 1 đến q.

III.4 Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Exel.
Đánh giá chất lượng nước bằng phần mềm CCME WQI.

35
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


I.Đánh giá chất lượng nước khu vực nghiên cứu
I.1. Đánh giá chung về chất lượng nước khu vực nghiên cứu
Hai đối tượng mương tiêu nước và ao nuôi cá được quan trắc đồng thời
trong 2 giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2007 và từ tháng 2 đến tháng 4
năm 2008. Mương tiêu nước nhận nước mưa, nước xả thải và nước chảy tràn
từ cánh đồng số 6 của khoa nông học, hàng năm mương có thời gian khoảng 2
đến 3 tháng nước cạn theo thời gian lưu nước trên ruộng. Còn đối tượng thứ 2
là ao nuôi cá tại khu VAC, ao nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư tại
các khu vực xung quanh, có vai trò cấp nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản. Hai

36
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

khu vực này có đặc điểm là mực nước được giữ ổn định trong thời gian dài và
ít có sự lưu thông giữa chúng và hệ thống thuỷ lưọi khác.
Từ giá trị trung bình của các thông số quan trắc đối với 2 địa điểm
trong suốt thời gian nghiên cứu (bảng 7) có thể rút ra một số nhận xét về chất
lượng nước tại 2 địa điểm như sau:
Bảng 7: Giá trị trung bình của các thông số thuỷ hoá tại ao và mương trong
thời gian nghiên cứu
DO BOD5 COD N-NH4+ N-NO3- P-PO43-
Thời gian Mẫu pH Eh (mV)
mg/l
3,5 72,6
Mương 7,21 199,43 16,15 1,71 0,09 0,48
Tháng 8 5 4
– 11/2007 3,1 76,5
Ao 7,35 187,55 23,39 6,82 0,22 1,15
7 5
4,7
Mương 7,47 178,73 7,43 56 7,04 0,41 1,31
Tháng 2 1
– 4/2008 4,5 66,9
Ao 7,60 159,10 10,37 11,15 0,52 0,95
0 3
6-
TCVN A >6 <4 <10 <0,05 <10
8,5
5,5-
TCVN B >2 <25 <35 <1 <15
9
OECD <0,1

Nhiệt độ trong suốt thời gian quan trắc trên ao và mương đều ở mức
trung bình, thay đổi không nhiều do sự che bóng của các cây to xung quanh.
Các giá trị pH trong giai đoạn 2 lớn hơn giai đoạn 1 và ở trên ao trong 2 giai
đoạn đều lớn hơn ở trên mương, (dao động trong khoảng từ 7,2 đến 7,6) do
chịu ảnh hưởng của nguồn thải sinh hoạt. Các giá trị pH đều nằm trong tiêu
chuẩn Việt Nam A và B cho nước mặt và thể hiện mức độ pH trung tính hơi
kiềm. Trái với pH, Eh tại mương có xu hướng lớn hơn tại ao trong cả 2 giai
đoạn, do nguồn thải tại ao mang tính chất của nước thải sinh hoạt, điều kiện
khử cao, khiến Eh ở đây giảm. Cũng tương tự như vậy, hàm lượng DO trong
cả 2 khu vực nghiên cứu chỉ ở mức trung bình, giai đoạn 1 hàm lượng DO này

37
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

chỉ lớn hơn 3 mg/l nhưng tới giai đoạn 2 thì đạt mức 4 mg/l. Tuy nhiên các
giá trị DO như vậy chi đáp ứng TCVN B (> 2 mg/l) không thoả mãn TCVN A
( > 6 mg/l), đặc biệt tại ao có chức năng nuôi trồng thuỷ sản mức oxy hoà tan
thấp không đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cá và các loài thuỷ sinh
vật khác.
Độ biến động các chất dinh dưỡng hoà tan và các chất hữu cơ dễ và khó
phân huỷ trong thời gian quan trắc khá lớn. Qua giá trị trung bình của các
thông số này nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ tại 2 địa điểm cao, hàm lượng
chất hữu cơ khó phân huỷ cao hơn hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ
khoảng 6 đến 8 lần. Nhu cầu oxi hoá hoá học các chất hữu cơ, phản ánh chất
hữu cơ khó phân huỷ bằng con đường sinh học cao hơn TCVN A khoảng 7
lần, cao hơn TCVN B khoảng 2 lần, sang giai đoạn 2 giá trị COD có giảm,
nhưng vẫn cao hơn TCVN A từ 5 đến 6 lần và cao hơn TCVN B gần 2 lần. So
với giá trị COD, BOD5 có tỉ lệ không lớn. Hàm lượng BOD5 tại cả 2 địa điểm
trong giai đoạn 2 giảm chỉ còn bằng một nửa giai đoạn 1 (cao hơn TCVN A
nhưng không vượt quá TCVN B).
Hàm lượng dinh dưỡng trong 2 khu vực nghiên cứu thể hiện qua các
giá trị NH4+, NO3-, và PO43-. Giá trị NO3- tại 2 địa điểm đều nằm trong tiêu
chuẩn cho phép, nhưng hàm lượng NH4+, PO43- vượt qua tiêu chuẩn, cụ thể là:
các giá trị này tại ao lần lượt là 8,77 mg/l và 2,94 mg/l trong giai đoạn 1 và
14,34 mg/l và 2,44 mg/l trong giai đoạn 2, các thông số này ở mương là 2,21
mg/l và 1,22 mg/l trong giai đoạn 1 và 9,06 mg/l và 3,35 mg/l trong giai đoạn
2. Như vậy hàm lượng Amoni trong ao và mương cao hơn TCVN B có lúc
hơn 10 lần, đối với mương thì điều này do ảnh hưởng của nước chảy tràn và
nước thấm từ ruộng với phân bón là chủ yếu, còn với ao nước thải sinh hoạt từ
khu dân cư là nguyên nhân chính. Trong các giá trị dinh dưỡng, Phospho là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phú dưỡng của thuỷ vực, theo
OECD (2000) khi giá trị P hoà tan trong nước cao hơn 0,1 mg/l thì thuỷ vực
có nguy cơ bị phú dưỡng, do đó giá trị P tại 2 địa điểm có lúc cao hơn tiêu
chuẩn đến hơn 10 lần chứng tỏ 2 thuỷ vực này có nguy cơ phú dưỡng.

38
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Sơ bộ cho thấy ao và mương đều chịu ảnh hưởng rõ rệt của nguồn thải
vào nó. Mương tại khu nông học là một mương tiêu nước cho ruộng lúa vì thế
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thay đổi theo hoạt động chăm sóc
lúa trong thời gian canh tác, đặc biệt là chế độ bón phân. Tại ao các giá trị
dinh dưỡng và chất hữu cơ đều cao hơn ở mương, vì ao nhận nguồn nước thải
của các hộ dân cư sống trong khu vực thải vào. Các giá trị nêu trên tại ao và
mương cao khiến nhu cầu oxy phân huỷ các chất này cũng tăng theo, điều này
giải thích cho mức độ oxy trong 2 thuỷ vực đều thấp, ảnh hưởng không tốt
đến đời sống của thuỷ sinh vật. Tuy nhiên mức độ dinh dưỡng và chất hữu cơ
cao lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo và thực vật thủy sinh
khác là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng.
I.2. Diễn biến chất lượng nước tại các địa điểm nghiên cứu
Nhìn chung tại cả 3 điểm lấy mẫu trên mương thuỷ lợi giá trị các thông
số không chênh lệch nhau nhiều và có cùng một diễn biến chất lượng theo
thời gian. Tại ao thuỷ sản sự chênh lệch các giá trị giữa điểm đầu và cuối cao
chứng tỏ khả năng tự làm sạch của ao nhưng diễn biến theo thời gian của các
thông số tại 2 điểm lấy mẫu lại gần giống nhau, do đó có thể nhận xét về diễn
biến chất lượng nước tại 2 địa điểm nghiên cứu như sau

AO MƯƠNG

39
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

DO DO
8.0 0 8.00
7.0 0 7.00
6.0 0 6.00
5.0 0 5.00

DO (mg/l)
DO (mg/l) 4.0 0 DO DO
4.00
3.0 0 3.00
2.0 0 2.00
1.0 0 1.00
0.0 0 0.00 Ng ày
21 007 N gày
8/ 07

6/ 0 07
15 0 07
28 0 08
15 0 08
28 0 08
11 0 08
08

21 00 7
25 0 07

2 5 007

8/ 07

6/ 007
15 007
28 008
15 008
2 8 008
1 1 008
08
/20

/20

/20

/20
9/2
/2

/2
/2
/2
/2
/2
/2

9/2
/2

/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2
/3
/3
/4
/8
/8

/9
10

/8
/8

/9
10
/2
/2
/3
/3
/4
11

11
pH pH
8.20 8.2 0
8.00 8.0 0
7.80 7.8 0
7.60 7.6 0
7.4 0
pH pH
pH

7.40 7.2 0

pH
7.20 7.0 0
7.00 6.8 0
6.6 0
6.80 6.4 0
6.60 6.2 0

Ngày Ngà y

2 1 00 7
25 007

8/ 07

6/ 007

15 007
28 008

15 008
2 8 008
11 008

08
21 007
2 5 0 07

8/ 07

6/ 0 07
15 0 07

28 0 08

15 0 08
28 0 08

11 0 08

08

/20

/20
/20

/20

/2

/2

/2

/2
9/2

/2

/2

/2
/2

/2

/2

/2
9/2

/2

/2

/2

/8
/8

/9
10

/2
/2

/3
/3
/4
/8

/8

/9
10

/2

/2

/3
/3

/4

11
11

Eh Eh
250.00
30 0.00
200.00 25 0.00
150.00 20 0.00
Eh 15 0.00 Eh
Eh (mV)

100.00
Eh (mV)

10 0.00
50.00
50.00
0.00 0.00
Ngày
Ngày
21 007
25 007

8/ 07

6/ 007
15 007

28 008
11 008

8
28 008
15 008

/9 7
25 007

8/ 07

6/ 007
15 007
28 008
15 008
28 008
11 008

08
00

21 00
0

/20

/20
/2
/2

2
/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2

9/2
/2

/2
/2
/2
/2
/2
/2
9/
/8

/9
10
/8

/2
/2

/3
/3
/4

/8
/8

/2

/3
/3
/4
10

/2
11

11

Hình 9: Đồ thị thể diễn biến thông số DO, pH, Eh trên 2 địa điểm nghiên cứu
theo thời gian
Trên cả 2 địa điểm hàm lượng oxy hoà tan đều có xu hướng giảm dần
vào nửa sau của thời gian quan trắc, DO lớn nhất đo được tại mương và ao
đều lớn hơn 7 mg/l và vào cùng ngày 15/02/2008, DO thấp nhất tại mương là
2,25 mg/l ngày 11/04/2008 và thấp nhất tại ao là 2,37 mg/l ngày 6/10/2007.
Như vậy cả 2 đối tượng đều có hàm lượng oxy hoà tan lớn vào mùa xuân và
chiều hướng suy giảm hàm lượng DO theo thời gian quan trắc, do mùa xuân
là mùa sinh trưởng phát triển của tảo và các sinh vật thuỷ sinh khác, đẩy mạnh
quá trình quang hợp do đó cũng làm tăng hàm lượng oxy hoà tan, sau đó các
sinh vật này chết đi, nhu cầu oxy để phân huỷ chúng cũng nhiều hơn, khiến
hàm lượng oxy hoà tan giảm dần theo thời gian. Đặc biệt tại mương thuỷ lợi,

40
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

giai đoạn mương cạn có nhiều cây dại mọc ở đáy, khi ngập nước những cây
này chết cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu oxy giảm mạnh vào cuối thời kì
quan trắc.
pH tại ao và mương đều nằm trong khoảng trung tính hơi kiềm, dao
động từ 6,8 đến 7,6, vào cuối thời gian quan trắc giá trị này tăng tới 7,8 đến 8,
điều này thể hiện chất lượng nước ở đây mang đặc điểm thuỷ vực nước đứng
nhiều hơn của thuỷ vực nước chảy. pH tại ao luôn lớn hơn 7, là giá trị pH của
nhiều ao nuôi thuỷ sản và gần với ngưỡng thích nghi của nhiều loài cá. Giá trị
pH từ khoảng 15/02/08 tại cả 2 địa điểm đều có thay đổi lớn do các hoạt động
bón vôi cho ruộng lúa và cho cây tại khu VAC, đồng thời liên quan tới nguồn
nước thải sinh hoạt tại ao.
Nguồn nước thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến giá trị Eh tại ao
luôn thấp hơn Eh tại mương. Dù diễn biến chung của cả 2 khu vực đều thể
hiện sự ổn định của các giá trị Eh trước ngày 15/02/2008 và thay đổi lớn của
Eh sau ngày 15/02/2008, nhưng khoảng dao động Eh tại ao luôn nhỏ hơn Eh
tại mương (từ 100 đến 200 mV so với từ 100 đến 250 mV) do nước thải sinh
hoạt mang tính khử cao và được xả thải liên tục vào ao.
Diễn biến các thông số dinh dưỡng trong thời gian nghiên cứu cho thấy
rõ hơn ảnh hưởng của nguồn thải đối với chất lượng nước trong mương và ao,
đặc biệt thể hiện qua các quá trình sinh học vì các chất dinh dưỡng tạo môi
trường phát triển cho các loài sinh vật nổi, trong đó có tảo cát - đối tượng của
nghiên cứu này.
Quan trắc các yếu tố dinh dưỡng vô cơ hoà tan như Amoni, Nitrat,
Phosphat đều nhận thấy sự biến đổi khá lớn của các yếu tố này trong những
thời điểm nhất định, thể hiện ảnh hưởng của nguồn thải tại 2 khu vực:

AO MƯƠNG

41
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Amoni Amoni
30.00
20.00
25.00 18.00
16.00
20.00 14.00

NH4+ (mg/l)
NH4+ 12.00
15.00 10.00 NH4+

NH4 (mg/l)
10.00 8.00
6.00
5.00 4.00
2.00
0.00 Ngày 0.00 Ngày

/9 7
25 007

8/ 007

6/ 2007

/2 7
28 008
15 008

/3 8
11 2008

08
/9 7
25 007

8/ 07

6/ 007
15 007
28 008

15 008
28 008
11 008

28 20 0
21 00

15 200
21 00

00

/20
0

/2

/2
/2

/2
2
/2
/2

/2
/2
/2
/2

/2
/2
/2

9/

/
/

/
/
9/

/8
/8

10

/2
/3

/4
/8

10

/2
/2

/3
/3
/4
/8

11
11

Nitrat Nitrat
6.0 0
3.00
5.0 0 2.50
4.0 0 2.00
NO3- (mg/l)

NO3 (mg/l)
3.0 0 NO 3- 1.50 NO 3-
2.0 0 1.00
1.0 0 0.50
0.0 0 0.00
Ngày
Ngày

/9 7
/8 7
8 / 07

6/ 0 07
15 0 07
2 8 0 08
1 5 0 08
2 8 0 08
1 1 0 08

08
/9 7
25 0 07

6/ 0 07

2 8 20 08
15 0 08

1 1 20 08

08
8/ 0 07

/2 7

/3 8

21 00
15 20 0

28 20 0
2 1 00

/20
/20

/20
/20

9/2

/2
/2
/2
/2
/2
/2
/2

9/2

/2

/2
/2

/
/

/
/

/8

10

/2
/2
/3
/3
/4
/8
/8

10

/2
/3

/4

11
25
11

Phosphat Phosphat
5.00
4.50 14.00
4.00 12.00
3.50 10.00
PO4 (mg/l)

3.00
8.00

PO4 (mg/l)
2.50 PO 43- PO 43-
2.00 6.00
1.50 4.00
1.00
0.50 2.00
0.00 Ngày 0.00
Ngày

/9 7
25 007

8/ 07

6/ 007

/2 7
28 008
15 008
28 008
11 008

08
/9 7
8/ 07

6 / 0 07

/3 8
2 5 0 07

15 0 07
28 0 08
1 5 20 08

11 20 08

08

21 00

15 200
2 1 2 00

28 20 0

/20

/20
/20

/20

/2

/2

/2
9/2

/2

/2
/2
/2
/2
/2
/2

/
9/

/
/
/

/8

/2

/3
/4
/8

10

/3
/8
/8

10

/2
/2
/3

/4

11
11

Hình 10: Đồ thị thể hiện diễn biến các thông số dinh dưỡng tại 2 địa điểm
nghiên cứu theo thời gian
Trong 3 thông số về các chất dinh dưỡng hoà tan thì Nitrat là yếu tố
được nhận xét là có giá trị trung bình không vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thể
hiện diễn biến khá ổn định trong thời gian đầu, nhưng vào giai đoạn cuối lại
thấy hàm lượng NO3- tăng lên một cách bất thường, tại ao giá trị lớn nhất vào
ngày 11/04/2008 lên tới 5,41 mg/l và 2,77 mg/l tại mương vào ngày
28/03/2008. Amoni là chất hoà tan dễ dàng đi vào trong nước và mất đi do các
tác động ngoại cảnh cũng có hướng giảm dần khá ổn định trong khoảng từ
tháng 8 – 11 năm 2007, nhưng trong khoảng từ tháng 2 – 4 năm 2008 lại có
biến đổi bất thường, hàm lượng NH4+ cao nhất tại ao và mương lần lượt là
25,21 mg/l và 17,16 mg/l ngày 15/02/2008. Tương tự như vậy hàm lượng
Phosphat tại 2 địa điểm cũng có giá trị cao nhất vào ngày 15/02/2008 đạt 4,36
mg/l ở ao và 12,25 mg/l ở mương, và đạt thấp nhất vào ngày 11/04/2008 là
1,46 mg/l (ở ao) và 0,74 mg/l (ở mương). Như vậy trong khoảng thời gian

42
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

tháng 2 – 4 2008, các thông số NH4+, NO3- và PO43- đều đạt các giá trị lớn
nhất, có xu hướng cao hơn so với khoảng tháng 8 – 11 năm 2007, một phần
do tác động của nguồn thải từ hoạt động sản xuất và nguồn thải sinh hoạt, một
phần do ảnh hưởng của các hoạt động khoáng hoá và phân huỷ hợp chất hữu
cơ trong thuỷ vực, đăc biệt xuất hiện nhiều vào mùa xuân.
Hàm lượng chất hữu cơ trong nước phản ánh khá rõ ràng đặc tính hoá
sinh, nhu cầu oxy và tác động mạnh mẽ của nguồn thải đối với chất lượng
nước của 2 thuỷ vực.
AO MƯƠNG
BOD5 BOD5
35.00 25.00
30.00
20.00
25.00
20.00 15.00

BOD5 (mg/l)
BOD5 (mg/l)

B O D5 BO D5
15.00 10.00
10.00
5.00
5.0 0
0.0 0 Ngà y 0.00 Ngày

/9 7
/8 7
8/ 007

10 7

/2 7
/2 8
/3 8
/3 8
/4 8
08
/9 7
8/ 0 07

6/ 0 07

2 8 0 08
15 0 08

08
25 0 07

/2 7

/3 8
11 0 08

25 200

21 200
6/ 200
15 200
28 00
15 200
28 200
11 200
2 1 00

15 20 0

28 20 0

/20
/20

/2

/2
9/2

/2

/2
/2
/2

/2

/2

/
9/

/
/
/

/8
/8
/8

10

/2
/3

/4

11
11

COD COD
120.00 120.00
100.00 100.00
80.00 80.00
COD (mg/l)
COD (mg/l)

60.00 COD 60.00 COD

40.00 40.00
20.00 20.00
0.00 0.00
Ngày
Ngày
/9 7

/9 7
10 7

/2 8

08
/8 7
8/ 0 07

/2 7

15 0 08

/3 8
/4 8

/8 7
8 / 0 07

10 7
/2 7
/2 8
/3 8
/3 8
/4 8
08
2 5 20 0

6/ 20 0
1 5 20 0
28 20 0

28 20 0
1 1 20 0

2 1 2 00
2 1 00

2 5 20 0

6 / 20 0
1 5 20 0
2 8 20 0
1 5 20 0
2 8 20 0
1 1 20 0
/20

/20
/2

/2
9/2

/2
/

/
/
/

/
/

9/

/
/
/
/
/
/8

/3

/8
11

11

Hình 11: Đồ thị thể hiện diễn biến thông số BOD5 và COD tại 2 địa điểm
nghiên cứu theo thời gian
Qua đồ thị có thể nhận thấy tại cả 2 địa điểm nhu cầu oxy sinh hoá đều
có xu hướng giảm dần và nhu cầu oxy hoá hoá học biến đổi không đồng đều
nhưng các giá trị này tại ao luôn cao hơn tại mương. Nguyên nhân là do
mương nhận nguồn nước chảy tràn và thấm qua từ ruộng lúa, có hàm lượng
hữu cơ dễ phân huỷ thấp, còn ao nhận nguồn thải sinh hoạt có hàm lượng hữu
cơ dễ phân huỷ cao, có khi lên tới vài trăm mg/l. Khoảng thời gian tháng 2
năm 2008 có thể nhận thấy sự tăng đột biến của BOD5 tại mương đạt gần bằng
tại ao do đây là thời điểm nước mới từ sông Cầu Bây được dẫn vào ruộng,
nhiều cây mọc ở đáy mương bị ngập nước chết. Ngược lại nhu cầu oxy sinh

43
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

hoá của mương cao dù nhận nguồn thải có ít chất hữu cơ hơn có thể được giải
thích bởi giả thuyết về sản phẩm các quá trình hoạt động của sinh vật.
Nhìn chung qua giá trị các thông số đo đạc phân tích tại 2 địa điểm có
thể nhận thấy sự biến động không đồng đều của chất lượng nước trong suốt
thời gian quan trắc, nước có dấu hiệu của sự ô nhiễm do sự biến đổi của các
giá trị BOD5, COD, NH4+ và PO43- là rất lớn và vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần,
gây nguy cơ phú dưỡng. Sự thay đổi chất lượng nước phụ thuộc lớn vào tính
chất nguồn thải và đặc điểm tự nhiên của khu vực. Như ban đầu đã mô tả, 2
khu vực nghiên cứu đều có đặc điểm của thuỷ vực nước đứng, giá trị pH trung
tính hơi kiềm, đặc biệt là tại ao thích hợp cho các loài cá. Giá trị các thông số
về chất dinh dưỡng thay đổi lớn bởi tác động của hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nước thải sinh hoạt, đồng thời trong giai đoạn quan trắc từ tháng 2
đến tháng 4 năm 2008, vào mùa xuân và đầu hè, thời điểm thích hợp cho
nhiều loài thuỷ sinh vật phát triển, khiến các hoạt động sinh học tăng, các
thông số như BOD5 hay COD tăng cao, DO tăng trong thời gian đầu rồi sau
đó giảm dần do các quá trình hoạt động của vi sinh vật. Nồng độ các chất vô
cơ hoà tan NH4+, NO3-, PO43- trong các tuần có xu hướng biến động đều đặn
đối với cả 2 địa điểm nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của nguồn thải với các
thông số khác nhau là như nhau. Qua các tuần quan trắc nhận thấy chất lượng
nước cơ bản là thể hiện được tính chất của nguồn thải, tuy nhiên vẫn có những
sai khác do ảnh hưởng từ các biến động bên ngoài như điều kiện thời tiết hay
quản lý chăm sóc tại các khu vực nghiên cứu.
Với những đánh giá nhận xét như trên, chất lượng nước phần nào được
thể hiện, nhưng diễn biến không đồng đều của các thông số không cho phép
đánh giá tổng thể chất lượng để so sánh đối chứng kết quả thu được với các
thuỷ vực khác. Để khắc phục điều này, nhiều phương pháp được ứng dụng
nhằm đánh giá chất lượng nước thích hợp với tính chất ô nhiễm và mục đích
của quan trắc, trong số đó có chỉ số chất lượng nước CCME WQI. Chỉ số
CCME WQI được tính toán qua phần mềm sử dụng khá đơn giản, bằng cách
thu thập giá trị các thông số tại thời điểm quan trắc, và tiêu chuẩn chất lượng

44
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

nước tuỳ mục đích quan trắc, qua các phép tính toán đã định sẵn (công thức 1
đến 8 phần II) kết quả thu được là điểm số chất lượng ứng với thời điểm quan
trắc. Điểm số thu được chia làm 5 bậc tương ứng với chất lượng nước
• Từ 95 – 100 Nước không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ
• Từ 80 – 94 Nước ô nhiễm nhẹ.
• Từ 65 – 79 Nước ô nhiễm trung bình.
• Từ 45 – 64 Nước ô nhiễm.
• Từ 0 – 44 Nước ô nhiễm nặng.
Kèm theo khoảng điểm số như trên có các đánh giá về chất lượng nước
và điều kiện nước so với tiêu chuẩn (bảng II.5). Như vậy với mục đích quan
trắc đánh giá chất lượng nước, xây dựng chỉ thị đối với tảo cát cho nước chịu
ảnh hưởng của ô nhiễm hữu cơ, các thông số dinh dưỡng, hữu cơ có biến động
lớn và các điều kiện thuỷ hoá liên quan tới sự sinh trưởng và phát triển của tảo
cát được lấy làm dữ liệu đầu vào ( bao gồm NH4+, NO3-, PO43-, BOD5, COD,
DO, pH), tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995 và OECD được
sử dụng trong phần tính toán CCME WQI đánh giá chất lượng nước tại 2 địa
điểm nghiên cứu, kết quả như sau:
Chất lượng nước tại 2 địa điểm nghiên cứu hầu như đều nằm trong
khoảng điểm số nhỏ hơn 45 thể hiện nước có mức độ ô nhiễm nặng, và trong
điều kiện các tiêu chuẩn đưa vào tính toán chỉ số thì ô nhiễm xảy ra được
đánh giá là ô nhiễm hữu cơ. Đánh giá qua chỉ số chất lượng nước có thể nhận
thấy rõ sự khác biệt giữa nước tại ao thuỷ sản và mương thuỷ lợi, thể hiện qua
đặc điểm sau:

Bảng 8: Điểm số CCME WQI tại 2 địa điểm trong thời gian nghiên cứu
Ngày Mương Ao
Điểm CCME WQI Chất lượng nước Điểm CCME WQI Chất lượng nước

45
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

11/8/2007 32.02 P 21.10 P


25/8/2007 47.02 M 34.55 P
8/9/2007 43.60 P 30.75 P
21/9/2007 40.08 P 29.65 P
6/10/2007 55.01 M 34.85 P
15/2/2008 34.02 P 36.50 P
28/2/2008 34.90 P 32.55 P
15/3/2008 35.46 P 30.30 P
28/3/2008 34.41 P 32.65 P
11/4/2008 36.32 P 34.95 P

Đ iể m số CCM E WQI trê n mương Điểm số CCM E WQI trên ao


60.00 38.00
36.00
55.00 34.00
50.00 32.00

CCME WQI
Mư ơn g 30.00 Ao
45.00 28.00
CCME WQI

40.00 26.00
24.00
35.00 22.00
30.00 20.00
Ngày
Ng ày

/9 7
25 007

6/ 007

28 008
8/ 07

1 5 2007

15 0 08
28 008
11 20 08

08
/9 7
/8 7
8 / 0 07

10 7
/2 7
/2 8
/3 8
/3 8
/4 8
08

2 1 00
21 00
25 200

6/ 200
15 200
28 200
15 200
28 /20 0
11 20 0

/20
/20
/20

/2

9/2

/2

/2
/2
/2
9/2
/2

/
/

/
/
/
/

/8
/8

10
/2
/2
/3
/3
/4
/8

11
11

Hình 12 : Đồ thị phân bố điểm số CCME WQI tại 2 địa điểm nghiên cứu theo
thời gian.
Nước trên mương có 2 khoảng điểm số: hầu hết các tuần chất lượng
nước được đánh giá từ 30 đến 45 điểm - thuộc khoảng nước ô nhiễm nặng, có
2 tuần ( 25/08/2007 và 6/10/2007) nước nằm trong khoảng 45 đến 60 điểm -
nước ô nhiễm. Từ tháng 8 – 10/2007 nước mương nhận nguồn thải từ ruộng
lúa, 2 đợt bón phân cuối tháng 7 và giữa tháng 9 khiến điểm số WQI trong 2
ngày 11/08/2007 và 21/09/2007 giảm rõ rệt, cách xa thời điểm bón phân, điểm
WQI lại tăng tương ứng với 2 lần xuất hiện điểm số lớn hơn 45,chất lượng
nước ở mức ô nhiễm. Vụ Xuân có thời gian ngắn hơn vụ mùa, trong khoảng
thời gian tháng 2 – 4/2008 có 1 đợt bón lót, 1 đợt bón thúc, chất lượng nước
luôn bị ảnh hưởng của hoạt động này, điểm số WQI luôn chỉ ở mức 35 điểm
tương ứng với chat lượng nước luôn ở mức xấu nhất. Tương ứng với những
nhận xét ở phần trên, chất lượng nước mương trong giai đoạn 2 có biểu hiện
suy giảm rõ rệt, phụ thuộc vào sự chảy tràn từ ruộng, nguồn nước đầu vào từ
sông Cầu Bây, và đặc điểm của mương rất rõ rệt.

46
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Điểm số CCME WQI trên ao chỉ nằm trong khoảng 20 đến 38, thấp hơn
trên mương khá nhiều biểu thị sự suy giảm chất lượng nước lớn hơn. Nguồn
thải sinh hoạt được đưa vào ao liên tục và các hoạt động nuôi thuỷ sản đều là
các nguồn nhiều chất hữu cơ dư thừa, do đó chất lượng nước ở ao luôn nằm
dưới tiêu chuẩn khi đánh giá bằng chỉ số WQI. Tuy nhiên diễn biến của chất
lượng nước ao theo điểm số WQI lại cho thấy khả năng tự làm sạch của ao, sự
giảm và tăng theo hình sin cho thấy ao cũng tương tự như mương, vào thời
điểm được phát quang, vớt bèo, hay vào thời điểm sinh trưởng phát triển của
các sinh vật nổi tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng, quag hợp làm hàm lượng oxy
tăng cao, các quá trình của vi sinh vật cũng được đẩy nhanh hơn góp phần làm
chất lượng nước tốt, sau đó lại suy giảm. Nhưng do đặc điểm của nguồn thải
với hàm lượng chất hữu cơ lớn và liên tục nên chất lượng nước ao không vượt
quá mức độ ô nhiễm nặng.
Đánh giá bằng điểm số CCME WQI là sự khẳng định ảnh hưởng của
nguồn thải đối với chất lượng nước mương và ao thể hiện qua diễn biến chất
lượng nước tại 2 địa điểm này. Các tiêu chuẩn về giá trị các thông số lý hoá
của nước là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm gây ra do dư thừa chất hữu cơ
tại 2 thuỷ vực.

II. Đa dạng về số lượng và thành phần loài tảo cát tại khu vực nghiên
cứu, sử dụng tảo cát đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số DAIpo
Thành phần tảo cát tại 2 địa điểm nghiên cứu bao gồm 83 loài, thuộc 2
bộ centrals và pennales, trong đó bộ centrals chỉ có họ thalassiosiraceae, còn
bộ pennales có các họ eunotiaceae, achnanthesceae, naviculaceae và
nitzchiaceae. Số lượng và thành phần các loài như sau
Bảng 9 : Danh sách các loài tảo trên 2 khu vực nghiên cứu
STT Bộ Họ Tên khoa học STT Bộ Họ Tên khoa học
pennale Naviculaceae
1 centrale Cyclotella atomus 43 Navicula gregaria
Thalassiosiraceae s
s
2 Cyclotella meneghiniana 44 Navicula halophila
3 pennales Eunotiaceae Eunotia binularis 45 Navicula pupula
4 Eunotia arcus 46 Navicula radiosa
5 eunotia minor 47 Navicula schroeterii

47
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

6 Eunotia sp. 48 Navicula seminulum


7 Peronia fibula 49 Navicula subminuscula
8 Frustulia sp. 50 Navicula tenera
9 Amphora sp. 51 Navicula tripuntata
10 Amphora montana 52 Navicula sp.-1
11 Caloneis bacillum 53 Navicula sp.-2
12 Achnantaceae Achnanthes exigua 54 Navicula sp.-3
13 Achnanthes hungarica 55 Navicula sp.-4
14 Achnanthes minutissima 56 Cymbella sileciaca
15 Achnanthes sp. 57 Plagiotropis
16 Gomphonema gracile 58 Pinnularia acrosphaeria
Gomphonema
17 59 Pinnularia brauni
acuminatum
18 Gomphonema affine 60 Pinnularia microstauron
Gomphonema
19 61 Pinnularia sp.
angustatum
20 Gomphonema clavatum 62 Nitzchia acicularis
21 Gomphonema gracile 63 Nitzchia amphibia
22 Gomphonema grunowii 64 Nitzchia cf.broetzii
Gomphonema
23 65 Nitzchia clausii
heterominuta
Nitzchia dissipata
24 Gomphonema lagenula 66
var.media
Gomphonema
25 67 Nitzchia frustulum
mexicanum
Gomphonema parvulum Nitzchia filiformis
26 68
var.parvulum var.conferta
27 Gomphonema turris 69 Nitzchia fonticola
Naviculaceae
Gomphonema
28 70 Nitzchia gracilis
pseudoagur
Nitzschiacea
Gomphonema
29 71 e Nitzchia intermedia
subclavatum
30 Gomphonema sp. 72 Nitzchia inconspicua
31 Gyrosigma sp. 73 Nitzchia linearis
32 Navicula cryptocephala 74 Nitzchia linearis var.sub
33 Navicula contenta 75 Nitzchia nana
34 Navicula acicularis 76 Nitzchia frickei
35 Navicula aff.splendicula 77 Nitzchia palea
36 Navicula confervacea 78 Nitzchia paleacea
37 Navicula cryptotenella 79 Nitzchia perminuta
38 Navicula atomus 80 Nitzchia reversa
39 Navicula bacilum 81 Nitzchia sigma
40 Navicula clementis 82 Nitzchia sp.
41 Navicula delicatilinata 83 Nitzchia subminusculum
42 Navicula goepertiana

Qua bảng có thể nhận thấy trong 83 loài tảo tìm thấy trên 2 địa điểm
nghiên cứu có tỉ lệ khá lớn của các loài thuộc họ Naviculaceae (45 loài), tiếp
theo đó là các loài thuộc họ Nitzchiacea (22 loài), họ Achnantaceae và họ
Eunotiaceae, Thalassioceaea. Họ Naviculaceae phần lớn thuộc nhóm tảo cát

48
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

có khả năng chịu đựng với ô nhiễm hữu cơ cao, khoảng thích nghi rộng, các
nhóm tảo tìm thấy trên 2 địa điểm cũng tương tự như vậy, phần lớn thuộc
nhóm thích nghi rộng, nhóm nhạy cảm chống chịu chiếm tỉ lệ nhỏ.
Số lượng các loài tảo cát trên các điểm lấy mẫu thay đổi không nhiều,
tại mương ngày 11/4/2008 có số lượng loài thấp nhất (29 loài), ngày
25/08/2007 có số lượng loài cao nhất (53 loài), tại ao số lượng loài thấp nhất
tìm thấy vào ngày 11/08/2007 (24 loài) và cao nhất trong các ngày 25/8 và
ngày 8/9/2007 (46 loài). Tảo có mật độ khá đều tại cả 2 địa điểm trong
khoảng tháng 8 – 10/2007, sự thay đổi lớn về mật độ xảy ra vào tháng 2 –
4/2008 và hầu như chỉ thấy ở trên mương, có lúc lên tới hơn 12 nghìn cá thể/
m2. Mật độ tảo tại 2 địa điểm đều có xu hướng tăng trong thời gian này. Sở dĩ
có kết quả đó vì các loài tảo ở đây có thể có sự thích ứng rộng với điều kiện
môi trường, mặt khác mùa xuân là thời điểm thích hợp cho sự phát triển của
các loài thuỷ sinh vật, trong đó có tảo.
Trong quần xã có sự biến đổi số lượng các loài, trong số các loài đó có
một hay một số loài ưu thế tức là có số lượng (sinh vật lượng hay năng suất
sinh học tương đối lớn), quyết định chiều hướng phát triển của quần xã, các
loài khác ít hơn, tuy nhiên đôi khi các loài ưu thế không xuất hiện mà là các
loài có độ phong phú ở mức trung gian. [21] Do đó để đánh giá đa dạng về số
lượng và thành phần loài cần phải đánh giá qua 2 yếu tố: đa dạng loài và loài
Pưu thế. Chỉ số thường được ứng dụng để đánh giá độ đa dạng cho các quần
xã là chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (1949), được tính toán như sau:

Trong đó: ni số lượng các thể của loài i.


n tổng số lượng của các cá thể có trong mẫu.
H’ chỉ số đa dạng ( biểu diễn ở số nhị phân).
S độ giàu loài

49
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Chỉ số Shannon – Weiner chỉ ra rằng trong quần xã sinh vật có loài ưu thế
hay các loài có độ phong phú ở mức trung gian. Khi chỉ số Shannon –
Weiner càng cao thì trong quần xã thể hiện xu thế chung là giảm loài ưu
thế. Áp dụng chỉ số đa dạng của Shannon – Weinner để đánh giá độ đa
dạng tảo tại các điểm lấy mẫu theo thời gian, kết quả như sau:
Bảng 10: Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner tại 2 địa điểm lấy mẫu
theo thời gian
Ngày Mương Ao
11/8/2007 2.24 1.57
25/8/2007 2.51 3.31
8/9/2007 3.12 2.71
21/9/2007 3.02 3.13
6/10/2007 3.00 2.79
15/2/2008 2.40 3.00
28/2/2008 2.34 2.50
15/3/2008 2.11 2.11
28/3/2008 2.63 2.57
11/4/2008 2.34 2.59

Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H) tại 2 địa điểm theo thời gian cho
thấy xu thế xuất hiện loài ưu thế tại mỗi điểm nghiên cứu. Chỉ số H tại mương
và ao đều ở mức trung bình, không xảy ra sự chênh lệch qua lớn, tại mương
chỉ số H thấp nhất vào ngày 15/03/08 và cao nhất vào ngày 08/09/07, còn tại
ao khác biệt lớn xảy ra vào ngày 11/08/2007 khi chỉ số đa dạng chỉ có 1,57
thấp nhất trong thời suôt thời kì quan trắc, cao nhất ngày 25/08/07. Chỉ số đa
dạng H vào tháng 2 – 4/2008 có giá trị đồng đều và thấp hơn giá trị H vào
tháng 8 – 10/2007 phù hợp với xu hướng phát triển của quần xã tảo vào giai
đoạn mùa xuân.
Tỉ lệ loài ưu thế so với tổng cá thể tại các điểm lấy mẫu theo thời gian
là một yếu tố được xem xét để đánh giá chất lượng nước, bởi đặc tính của tảo
cát là thể hiện sự chịu đựng với ô nhiễm hữu cơ, số loài ưu thế tại 2 điểm lấy
mẫu thể hiện ở bảng IV.5 và IV.6.

50
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Bảng 10 : Các loài ưu thế xuất hiện tại các điểm lấy mẫu trên mương trong
thời gian nghiên cứu
Loài ưu thế bậc 1 Loài ưu thế bậc 2
Ngày
Tên % Tên %
11/8/2007 Nitzchia palea 45,71 Cyclotella meneghiniana 13,27
25/8/2007 Gomphonema clavatum 34,2 Gomphonema pseudoagur 16,81
Gomphonema clavatum 6,01
8/9/2007 Cyclotella meneghiniana 18,98
Navicula atomus 8,57
21/9/2007 Peronia fibula 19,70 Gomphonema clavatum 18,15
Peronia fibula 17,73
6/10/2007 Gomphonema clavatum 19,89
Navicula atomus 7,67
Nitzchia palea 9,92
15/2/2008 Amphora Montana 27,48
Nitzchia perminuta 10,15
28/2/2008 Amphora Montana 37,21 Nitzchia palea 12,3
Peronia fibula 16,45
15/3/2008 Gomphonema lagenula 28,79
Amphora montana 15,47
Nitzchia palea 8,55
28/3/2008 Gomphonema lagenula 28,79
Peronia fibula 12,26
11/4/2008 Gomphonema lagenula 41,33 Peronia fibula 13,06

Tại mương có thể đưa ra nhận xét về loài ưu thế như sau: Có 8 loài
chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có loài chiếm ưu thế tuyệt đối, đặc
biệt vào thời gian từ tháng 8 – 10/2007, đến khoảng tháng 2 – 4/2008 mới
xuất hiện loài ưu thế ràng hơn. Kết quả này khá phù hợp với nhận xét thu
được từ chỉ số H ở trên. Các loài ưu thế bao gồm: Nizchia palea,
Gomphonema lagenula, Gomphonema clavatum, Peronia fibula, Amphora
Montana, Gomphonema pseudoagur, Cyclotella meneghiniana và Navicula
atomus. Trong đó các loài Nitzchia palea, Gomphonema clavatum,
Gomphonema lagenula và Amphora Montana là các loài ưu thế xuất hiện với
tỉ lệ cao trong các tuần (lớn hơn 34 %), các loài khác chỉ có tỉ lệ nhỏ hơn 30%.

Bảng 11: Các loài ưu thế xuất hiện tại các điểm lấy mẫu trên ao trong
thời gian nghiên cứu
Loài ưu thế bậc 1 Loài ưu thế bậc 2
Ngày
Tên % Tên %
11/8/2007 Gomphonema lagenula 50,44
25/8/2007 Navicula pupula 14,6
8/9/2007 Gomphonema lagenula 21,36 Navicula pupula 8,83

51
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Gomphonema clavatum 10,03


21/9/2007 Gomphonema lagenula 25,2
Pinnularia braunii 11.56
6/10/2007 Peronia fibula 21,22 Gomphonema lagenula 19,31
Amphora montana 13.02
15/2/2008 Gomphonema lagenula 18,24
Nitzchia palea 11,9
28/2/2008 Gomphonema lagenula 22,97
15/3/2008 Gomphonema lagenula 47,62 Peronia fibula 10,71
28/3/2008 Gomphonema lagenula 28,95 Peronia fibula 19,36
11/4/2008 Gomphonema lagenula 29,12 Peronia fibula 19,06

Khác với diễn biến các loài ưu thế trong mương, các loài ưu thế trong
ao được thể hiện khá rõ rệt: Tại ao có 7 loài chiếm ưu thế về số lượng đó là :
Gomphonema lagenula, Navicula pupula, Peronia fibula, Pinnularia braunii,
Amphora Montana, Nitzchia palea và Pinnularia braunii. Trong đó
Gomphonema lagenula là loài xuất hiện ở hầu hết các điểm lấy mẫu trong 10
tuần với tỉ lệ khá cao, đặc biệt là ở tuần đầu tiên, tỉ lệ này lên tới hơn 50% và
cũng là tỉ lệ loài ưu thế lớn nhất quan sát được trong suốt thời gian nghiên
cứu. Tỉ lệ của loài ưu thế trong các tuần cũng phù hợp với các chỉ số H thu
được ở trên.
Như vậy bước đầu đã nhận thấy tại cả 2 địa điểm nghiên cứu có 9 loài
ưu thế gồm: Gomphonema lagenula ,Gomphonema clavatum, Amphora
montana, Nitzchia palea, Navicula pupula, Navicula atomus, Peronia fibula,
Cyclotella meneghiniana, Pinnularia braunii trong đó Gomphonema lagenula
là loài có tỉ lệ lớn tại nhiều điểm.
Các loài ưu thế có đặc điểm là có khả năng thích nghi ở một mức độ
nào đó của chất ô nhiễm, thể hiện qua sự biến đổi tỉ lệ và thành phần loài.
Trong trường hơp cụ thể đối với các loài tảo cát, chúng có khả năng chống
chịu với ô nhiễm hữu cơ, và đặc tính này được ứng dụng nhiều trong các
nghiên cứu đánh giá chất lượng nước. Trong các nghiên cứu đó các tác giả
chủ yếu là chú trọng vào các chỉ số sinh học được xây dựng dựa trên việc
quan trắc tỉ lệ thành phần các loài tảo cát.
Dựa vào mức độ chịu đựng ô nhiễm hữu cơ của tảo cát Asai và
Watanabe (1995) đã phân loại 95 loài tảo thành 3 nhóm chính, đó là:
52
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

• Saprophilous nhóm chịu đựng tốt với ô nhiễm hữu cơ (8 loài) – nhóm
chống chịu.
• Saproxenous nhóm chịu đựng ô nhiễm hữu cơ kém (20 loài) – nhóm nhạy
cảm chống chịu.
• Indifferent nhóm trung lập (67 loài).
Căn cứ vào sự phân loại này, ta có kết quả về tỉ lệ thành phần các loài tảo cát
trong nghiên cứu như sau:

Bảng 12: Tỉ lệ phần trăm các nhóm sinh thái của tảo cát dựa vào mức độ chịu
đựng ô nhiễm hữu cơ theo phân loại của Asai và Watanabe (1995) trên 2 khu
vực nghiên cứu
Mương Ao
Trung
Ngày Nhạy cảm Chống chịu Nhạy cảm Chống chịu Trung tính
tính
11/8/2007 2.22 75.96 21.44 0.60 79.07 19.86
25/8/2007 38.25 26.86 33.55 2.46 46.62 50.68
8/9/2007 6.01 47.99 45.75 0.40 57.88 41.17
21/9/2007 20.75 24.16 54.83 10.51 40.05 49.20
6/10/2007 22.09 25.48 52.39 9.19 44.75 45.84
15/2/2008 0.19 29.70 70.09 4.32 43.22 52.05
28/2/2008 0.07 27.07 72.72 6.08 35.48 58.24
15/3/2008 0.31 50.42 49.07 0.27 61.20 38.21
28/3/2008 2.91 46.96 49.90 4.15 41.10 54.65
11/4/2008 1.51 51.89 46.69 4.40 41.35 54.28

Qua bảng có thể nhận thấy nhóm nhạy cảm chống chịu luôn chiếm tỉ lệ
nhỏ hơn so với 2 nhóm còn lại suốt thời gian nghiên cứu, tỉ lệ của nhóm này
trên mương có lúc chỉ đạt 0,07% (ngày 28/02/2008) và trên ao là 0,27% (ngày
15/03/2008). Tỉ lệ của nhóm chống chịu dao động trong khoảng 20 đến 75 %
tại mương và 35 đến 80% tại ao. Nhóm trung tính dao động lớn nhưng không
có xu thế cụ thể.

53
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Mương Ao
100%
90% 100%
80%
80%
70%
60% Tru ng tính Tru n g tí n h
60%
50% C hống chịu C h ốn g ch ị u
40% 40% Nh ạy cảm
Nhạy cảm
30%
20% 20%
10%
0% 0%

Ngày Ngày
/9 7

/3 8

/9 7
/8 7
8/ 007

10 7
/2 7
/2 8
/3 8

/4 8
8

/8 7
8/ 0 07

10 7
/2 7
/2 8
/3 8
/3 8
/4 8
8
25 20 0

6/ 20 0
15 20 0
28 20 0

28 200
11 20 0
00
21 2 00

15 200

21 2 00
25 20 0

6/ 20 0
15 20 0
28 20 0
15 20 0
28 200
11 20 0
00
/2
/2

/2

/2
/

9/

/
/
/
/
/
/

9/

/
/

/
/8

/8
11

11
Hình 13: So sánh 3 nhóm phân loại theo mức độ ô nhiễm hữu cơ tại mỗi điểm
lấy mẫu trên mương trong suốt thời gian nghiên cứu.
Biến động về tỉ lệ các nhóm loài thể hiện 1 phần điều kiện môi trường
sống của tảo cát. Tại mương ưu thế thuộc về các nhóm trung tính, còn tại ao
ưu thế thuộc về các nhóm chống chịu. Tỉ lệ nhóm nhạy cảm chống chịu trên
mương tăng mạnh vào 25/08/2007, 21/09/2007 và 6/10/2007. Ứng với sự tăng
tỉ lệ các loài là sự tăng về chất lượng nước, như các nhận xét khi đánh giá chất
lượng nước dựa vào các thông số lý hoá cho thấy sự biến đổi tương tự về chất
lượng nước trong những thời điểm kể trên, đặc biệt điểm số CCME WQI cũng
thể hiện chất lượng nước tại 2 ngày 25/08/2007 và 21/09/2007 đều ở mức
điểm số cao nhất so với các thời điểm còn lại, điều này chỉ thể hiện ở mương
đối tượng có mức độ ô nhiễm nhẹ hơn ở ao. Trái lại ở ao, nhận thấy rất rõ ưu
thế của loài chống chịu có lúc xấp xỉ và có lúc lớn hơn loài trung tính, tỉ lệ của
loài nhạy cảm không đáng kể.
Dựa trên cơ sở phân chia mức độ chống chịu ô nhiễm hữu cơ của các
loài tảo như đã trình bày ở trên, tác giả Watanabe đã đưa ra chỉ số sinh học
đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ sử dụng tảo cát làm chỉ thị gọi là chỉ số
DAIpo. Chỉ số DAipo được tính toán dựa trên sự chênh lệch tỉ lệ các nhóm
tảo nhạy cảm chống chịu và nhóm chống chịu trong toàn bộ các loài tìm thấy
được. Kết quả của phép tính chỉ số DAIpo cũng là một thang điểm số, đánh
giá dựa vào mức độ hoại sinh, điểm số càng cao mức độ hoại sinh càng giảm:
• Điểm 0 – 15 Hoại sinh mạnh – ô nhiễm hữu cơ nặng.
• Điểm 15 – 30 Hoại sinh trung bình – ô nhiễm hữu cơ trung bình.
• Điểm 30 – 50 Hoại sinh nhẹ - ô nhiễm hữu cơ nhẹ.

54
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

• Điểm 50 – 75 Xuất hiện nhiều chất hữu cơ, có nguy cơ ô nhiễm cao.
• Điểm 70 – 85 Xuât hiện chất hữu cơ dạng vết, nguy cơ ô nhiễm .
• Điểm 85 – 100 Nước sạch.
Ứng với sự phân loại các nhóm theo đặc tính chống chịu ô nhiễm như phần
trên, ta có điểm số DAIpo cho 2 đối tượng tại từng thời điểm quan trắc như
bảng IV.8.

Bảng 13 : Chỉ số DAIpo tại 2 địa điểm nghiên cứu trong các tuần quan trắc
Ngày Mương Ao
11/8/2007 13.13 10.77
25/8/2007 55.70 27.92
8/9/2007 29.01 21.26
21/9/2007 48.29 35.23
6/10/2007 48.31 32.22
15/2/2008 35.25 30.55
28/2/2008 36.50 35.30
15/3/2008 24.95 19.53
28/3/2008 27.97 31.52
11/4/2008 24.81 31.53
Các giá trị DAIpo tại mương và ao chỉ nằm trong khoảng nhỏ hơn 75
điểm, đặc biệt giá trị DAIpo từ 50 – 75 điểm (có nguy cơ ô nhiễm cao) chỉ
xuất hiện tại mương 1 lần trong giai đoạn tháng 8 – 10/2007, 4 lần xuât hiện
điểm số 30 đến 50 thê hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ nhẹ, 4 lần xuât hiện mức
độ ô nhiễm hữu cơ trung bình và chỉ 1 lần ở mức ô nhiễm hữu cơ nặng. Tại ao
tất cả các giá trị DAIpo đều rất thấp có 6 giá trị thuộc khoảng 30 – 50 điểm (ô
nhiễm hữu cơ nhẹ) , còn lại đều có mức điểm nhỏ hơn 30 (ô nhiễm hữu cơ
trung bình) và 1 lần xuất hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ nặng.

55
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

M ương Ao
60 .00 40.00
50 .00 35.00
40 .00 30.00
DAIpo 25.00
30 .00 DAIpo
20.00
20 .00
15.00
10 .00 10.00
0.00 5.00
Ng ày
Ngày

21 007
21 007

25 007

15 0 07
28 0 08

28 008
11 0 08
8/ 07

6/ 2007

15 2008

08
25 2007

8/ 07

28 2008

08
6/ 007
15 2007

15 008
28 008
11 2008

/20

/20
/20

/20

/2

9/2

/2
/2

/2
/2
9/2

/2

/2
/2

/
/

/
/

/8
/8

/9
10

/2
/2
/3
/3
/4
/8
/8

/2
/2
/3

/4
/9
10

/3

11
11

Hình 14: Diễn biến giá trị DAIpo trên mương và ao trong thời gian nghiên
cứu
So sánh giá trị DAIpo tại mương và ao có thể thấy điểm chung với cách
đánh giá theo chỉ số WQI là sự chênh lệch điểm số giữa mương và ao thể hiện
khá rõ DAIpo của mương trong khoảng 10 – 60 điểm, DAIpo của ao trong
khoảng 10 – 40 điểm thể hiện sự khác biệt về chất lượng nước tại 2 địa điểm.
Tại mương, các giá trị DAIpo có xu hướng giảm theo thời gian, đặc biệt
là trong giai đoạn tháng 2 – 4/2008, trong khoảng tháng 8 – 10/2007 có điểm
cực đại của DAIpo và đây cũng là thời điểm được nhận xét là có chất lượng
nước ít ô nhiễm hơn do với các thời điểm khác theo WQI.
Điểm số DAIpo tại ao thể hiện diễn biến chất lượng nước giống với
diễn biến chất lượng nước xây dựng bởi chỉ số CCME WQI, đặc biệt là mỗi
khi có sự suy giảm về chất lượng nước thì sau đó 1 khoảng thời gian ngắn lại
thấy chất lượng nước được cải thiện, thể hiện qua điểm số DAIpo thay đổi
theo hình sin trong suốt thời gian quan trắc, đây có thể coi là khả năng tự làm
sạch của ao.
Nguyên nhân của sự biến đổi chất lượng nước theo như các chỉ số
DAIpo thể hiện khá rõ ảnh hưởng của nguồn thải, và phản ánh sự thích nghi,
chống chịu của quần xã sinh vật khá rõ nét qua sự biến đổi tỉ lệ thành phần
các loài.
Tuy nhiên do đánh giá chất lượng nước theo DAIpo phụ thuộc lớn vào
tỉ lệ và thành phần tảo nên diễn biến chất lượng nước theo cách đánh giá này
và đánh giá theo chỉ số CCME WQI vẫn có những sai khác nhất định.

56
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

III. Xác định mối quan hệ giữa độ đa dạng tảo cát và chất lượng nước,
khả năng sử dụng tảo cát đánh giá chất lượng nước dùng trong nông
nghiệp:
Đánh giá chất lương nước sử dụng đồng thời chỉ số hoá học và sinh học
cho ta thấy diễn biến chất lượng nước về cả 2 mặt này, đối với 2 đối tượng
nghiên cứu có thể nhận thấy hầu hết các đánh giá hay diễn biến đều khá sát
với thực tế. Với chỉ số CCME WQI ta sẽ tạo được một thang điểm cụ thể cho
mức độ suy giảm chất lượng nước dựa vào các thông số thuỷ hoá quan trắc
được ban đầu, còn với chỉ số DAIpo, có thể dựa vào thành phần loài tảo cát
đánh giá chất lượng nước, tương quan giữa 2 chỉ số này cho cơ sở để xây
dựng chỉ thị sinh học với tảo cát.
Với mục đích tạo được chỉ thị sinh học sử dụng tảo cát đánh giá ô
nhiễm nước,cần tìm được mối liên hệ giữa các chỉ số DAIpo, CCME WQI
với sự đa dạng của tảo, khi đó sự đa dạng của 1 loài hay một nhóm loài nào đó
trong điều kiện chất lượng nước cụ thể sẽ giúp thu được kết quả làm cơ sở
đánh giá khả năng sử dụng tảo cát làm chỉ thị sinh học. Đánh giá các chỉ số
CCME WQI, DAIpo và chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H) bằng tương
quan đa biến, ta thu được kết quả như sau:
Bảng 14: Sự tương quan giữa các chỉ số DAIpo, CCME WQI, Shannon
– Weiner
Địa điểm DAIpo – CCME WQI DAIpo - Shannon CCME WQI - Shannon
Mương 0.55 0.64 0.56
Ao 0.53 0.56 0.49

Qua bảng trên ta thấy mức độ tương quan giữa các chỉ số với nhau ở
mức độ khá chặt chẽ lớn hơn 0,5, nguyên nhân của việc đó có thể là do mẫu
tảo và nước thu thập với khảng cách 2 tuần 1 lần là còn lớn, chưa đủ để diễn
tả diễn biến chất lượng nước. Tuy nhiên cũng đã góp phần thể hiện khả năng
sử dụng tảo cát làm chỉ thị sinh học cho nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,
khi các tác động của nguồn thải đối với nước thê hiện rất rõ và biến đổi của

57
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

quần xã tảo cát cũng theo hướng chống chịu với ô nhiễm hữu cơ bằng các loài
có tính chống chịu cao.
Trong nhiên cứu của tác giả Patrick và các cộng sự (1954) về sự thích
nghi của tảo cát đã chỉ ra rằng: trong điều kiện môi trường thuận lợi có thể tìm
thấy nhiều loài cùng tồn tại với số lượng nhỏ, không loài nào phong phú, còn
trái lại với điều kiện sống khắc nghiệt thì một số loài rất hiếm và số ít khác lại
rất nhiều [22], kết luận này dựa bào khả năng chống chịu của tảo đối với điều
kiện môi trường. Trong nghiên cứu này, chất lượng nước và độ đa dạng của
tảo thể hiện mối tương quan khá chặt, thể hiện qua đồ thị hình 15
D i ễ n b i ế n c á c c h ỉ s ố tr ê n m ư ơ n g D iễ n biế n cá c c hỉ s ố trê n a o
6 0 .0 0 3 .5 0 4 0 .0 0 3 .5 0
5 0 .0 0 3 .0 0 D A Ip o
3 5 .0 0 3 .0 0 D A Ip o
2 .5 0 3 0 .0 0 2 .5 0
4 0 .0 0 2 5 .0 0
2 .0 0 2 .0 0
3 0 .0 0 1 .5 0 2 0 .0 0
1 .5 0 WQI
2 0 .0 0 1 .0 0 W QI 1 5 .0 0
1 0 .0 0 1 .0 0
1 0 .0 0 0 .5 0 0 .5 0
5 .0 0
0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 Shannon -
S h an n on - we in e r
N g ày weine r / 9/ 7
N g ày
/ 8/ 7
8/9 007

0 7
/2 7
/2 8
/3 8
/3 8
/ 4/ 8
08
21/ /2007

21 /200
25 /200

6/1 200
15 /200
28 /200
15 /200
28 /200
11 /200
25/ /2007
8/9 007

6/1 /2007
15/ /2007
28/ /2008
15/ /2008
28/ /2008
11/ /2008
008

20
2
8/2

4/2

/8
8

9
0
2
2
3
3

11
11/

Hình 15:Diễn biến các chỉ số trên 2 địa điểm nghiên cứu qua các tuần
quan trắc
Chất lượng nước tại 2 địa điểm qua các tuần nghiên cứu đánh giá theo
chỉ số DAIpo và CCME WQI đều có sự biến đổi không lớn, nằm trong
khoảng ô nhiễm vừa và nhẹ. Xảy ra sự chênh lệch về giá trị các chỉ số vào
cùng một thời điểm, nguyên nhân là do phản ứng của sinh vật với thay đổi của
môi trường là chậm hơn so với các biến đổi lý hoá, tuy nhiên cũng nhận thấy
tại các thời điểm chất lượng nước được nhận xét là tốt hơn lên thì thành phần
và độ đa dạng loài cũng lớn nhưng loài ưu thế xuất hiện ít hơn.
Cụ thể như vào ngày 06/10/2007 khi chất lượng nước mương được
đánh giá ở mức ô nhiễm nhẹ thì độ đa dạng là H = 2,9 và tỉ lệ loài ưu thế vào
khoảng 18 đến 20 %, các loài nhạy cảm chống chịu hay chống chịu tốt đều có
tỉ lệ thấp (khoảng 20%) trong khi đó các loài trung tính chiếm 50% tổng số
các loài tìm thấy trong mẫu. Đến ngày 28/03/08 khi chất lượng nước giảm

58
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

xuống mức nhỏ hơn 35 điểm (theo đánh giá CCME WQI) thì độ đa dạng H =
2,6 tỉ lệ loài ưu thê lên tới 30 % và các loài chống chịu tốt và trung tính chiếm
tỉ lệ cao hơn hẳn (gần 40%). Tương tự như tại mương, biến đổi tại ao cũng thể
hiện sự tăng giảm của tỉ lệ và thành phần các loài tảo cát, nó thể hiện đặc tính
chống chịu của tảo cát với ô nhiễm hữu cơ.

Bảng 15: Tỉ lệ các loài tảo cát tại mương tương ứng với các chỉ số
đánh giá chất lượng nước và chỉ số đánh giá đa dạng tảo
Chỉ số Loài ưu thế bậc 1 Loài ưu thế bậc 2
Ngày
DAIpo WQI H Tên % TC Tên % TC
Cyclotella
11/8/2007 13.13 32.02 2.24 Nitzchia palea 45,71 CC 13,27 CC
meneghiniana
Gomphonema Gomphonema
25/8/2007 55.7 47.02 2.51 34,2 NC 16,81 CC
clavatum pseudoagur
Gomphonema
Cyclotella 6,01 NC
8/9/2007 29.01 43.6 3.12 18,98 CC clavatum
meneghiniana
Navicula atomus 8,57 CC
Gomphonema
21/9/2007 48.29 40.08 3.02 Peronia fibula 19,70 TT 18,15 NC
clavatum
Gomphonema Peronia fibula 17,73 TT
6/10/2007 48.31 55.01 3 19,89 NC
clavatum Navicula atomus 7,67 CC
Nitzchia palea 9,92 CC
Amphora
15/2/2008 35.25 34.02 2.4 27,48 TT Nitzchia
Montana 10,15 TT
perminuta
Amphora
28/2/2008 36.5 34.9 2.34 37,21 TT Nitzchia palea 12,3 CC
Montana
Gomphonema Peronia fibula 16,45 TT
15/3/2008 24.95 35.46 2.11 28,79 CC
lagenula Amphora montana 15,47 TT
Gomphonema Nitzchia palea 8,55 CC
28/3/2008 27.97 34.41 2.63 28,79 CC
lagenula Peronia fibula 12,26 TT
Gomphonema
11/4/2008 24.81 36.32 2.34 41,33 CC Peronia fibula 13,06 TT
lagenula
TC: Tính chất CC: Chống chịu NC: Nhạy cảm TT: Trung tính
Bảng 16: Tỉ lệ các loài tảo cát tại ao tương ứng với các chỉ số đánh giá chất
lượng nước và đánh giá độ đa dạng tảo
Chỉ số Loài ưu thế bậc 1 Loài ưu thế bậc 2
Ngày DAIpo WQI H Tên % TC Tên % TC

59
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Gomphonema
11/8/2007 10.77 21.1 1.57 lagenula 50,44 CC
Navicula
25/8/2007 27.92 34.55 3.31 pupula 14,6 CC
Gomphonema
8/9/2007 21.26 30.75 2.71 lagenula 21,36 CC Navicula pupula 8,83 CC
21/9/2007 35.23 29.65 3.13 Gomphonema 25,2 CC Pinnularia 11.56 TT
lagenula braunii
Gomphonema
6/10/2007 32.22 34.85 2.79 Peronia fibula 21,22 TT lagenula 19,31 CC

Gomphonema Amphora montana 13.02 TT


15/2/2008 30.55 36.5 3 lagenula 18,24 CC Nitzchia palea 11,9 CC
Gomphonema
28/2/2008 35.3 32.55 2.5 lagenula 22,97 CC
Gomphonema
15/3/2008 19.53 30.3 2.11 lagenula 47,62 CC Peronia fibula 10,71 TT
Gomphonema
28/3/2008 31.52 32.65 2.57 lagenula 28,95 CC Peronia fibula 19,36 TT
Gomphonema
11/4/2008 31.53 34.95 2.59 lagenula 29,12 CC Peronia fibula 19,06 TT
TC: Tính chất CC: Chống chịu NC: Nhạy cảm TT: Trung tính
Chất lượng nước chia 2 nhóm chính là nhóm có điểm WQI lớn hơn 45
và nhóm có điểm thấp hơn 45, đây là 2 nhóm biểu hiện có sự ô nhiễm suy
giảm chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu và theo thang đánh giá của
CCME WQI thì đây là thuỷ vực có mức độ ô nhiễm và ô nhiễm nặng. Giá trị
WQI thường quan sát được ở ao và mương chủ yếu nằm trong khoảng 30 đến
45 điểm, phần còn lại có giá trị nhỏ hơn 30, do đó chất lượng nước được chia
thành 3 khoảng có điểm số WQI như sau: lớn hơn 45 điểm, 30 đến 45 điểm và
nhỏ hơn 30 điểm. Qua kết quả của 3 nhóm ta nhận thấy:
Trong khoảng chất lượng nước có giá trị WQI lớn hơn 44 điểm, có
nhóm Gomphonema clavatum với chỉ số đa dạng Shannon – Weiner từ 2,5
đến 3,14. Các nhóm tảo cũng có sự thay đổi khi trong theo diễn biến này, cụ
thể là các nhóm tảo tìm thấy trong các mẫu bao gồm một tỉ lệ lớn nhóm
saproxenous ( có tuần nhóm này lên tới 39 %).
Trong khoảng chất lượng nước có giá trị WQI từ 30 đến 44 điểm, có rất
nhiều tuần các điểm có giá trị nằm trong khoảng này, khi đó chỉ số đa dạng
đạt được là 2 đến 3,38, các loài ưu thế có số lượng lớn, bao gồm:

60
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

Gomphonema lagenula có ưu thế trong (15 mẫu), Nitzchia palea (2 mẫu),


Peronia fibula (5 mẫu), Amphora Montana (7 mẫu), các nhóm tảo cũng thay
đổi theo chiều hướng giảm loài nhạy cảm và tăng thêm loài chống chịu, loài
này bắt đầu chiếm ưu thế lớn hơn.
Trong khoảng chất lượng nước có điểm WQI nhỏ hơn 30 cũng không
nhiều giá trị, khi đó chỉ số đa dạng dao động trong khoảng 1,5 đến 3,36 và
loài ưu thế là Gomphonema lagenula và Peronia fibula. Chúng thuộc nhóm
chống chịu tốt, và có tỉ lệ khá lớn.
Qua đó cũng có thể nhận xét được điểm số WQI thay đổi khác nhau thì
tỉ lệ và thành phần loài cũng có sự biến động khác nhau và có xu hướng phù
hợp với chất lượng nước.

61
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
1. Hai địa điểm nghiên cứu có mức độ ô nhiễm khá cao, thể hiện ở một
số thông số hữu cơ BOD5, COD và các thông số dinh dưỡng NH4+, PO43-.
Ngoài ra, các giá trị DO và Eh của 2 đối tượng thể hiện là không cao, hàm
lượng oxy hòa tan trong nước chỉ ở mức trung bình ( 3 đến 4 mg/l). Sự thay
đổi nồng độ của các thông số ô nhiễm trong thời gian quan trắc là rất lớn và
thể hiện ảnh hưởng của nguồn thải.
2. Mật độ và thành phần loài tảo cát trong 2 địa điểm nghiên cứu ở mức
trung bình với khoảng 83 loài quan sát được ở mật độ biến đổi khá lớn, đặc
biệt là vào giai đoạn tháng 2 – 4/2008 trên mương, chỉ số đa dạng Shannon
Wienner thay đổi lớn, nguyên nhân của nó là do thời điểm này là mùa xuân,
thích hợp cho nhiều loài thuỷ sinh vật phát triển trong đó có tảo. Trong 2 quan
trắc tảo cát trong khu vực nghiên cứu đã xác định được họ Naviculaceae có số
lượng và thành phần loài lớn nhất, tiếp đến là các họ Nitzchiaceae,
Eunotiaceae, Achnanthesceae, và Thalassiosiraceae. Các loài chiếm ưu thế
tại 2 địa điểm là: Gomphonema lagenula ,Gomphonema clavatum, Amphora
montana, Nitzchia palea, Navicula pupula, Peronia fibula, Cyclotella
meneghiniana, Pinnularia braunii trong đó Gomphonema lagenula là loài có
tỉ lệ lớn tại nhiều điểm với tỉ lệ khá cao, đây là loài thuộc nhóm chống chịu tốt
với ô nhiễm hữu cơ.
3. Mối quan hệ giữa sự biến đổi chất lượng nước và đa dạng tảo thể
hiện qua tương quan khá chặt chẽ, đặc biệt là trong sự biến đổi về số lượng và
thành phần loài phân chia theo mức độ chịu đựng ô nhiễm được thể hiện khá

62
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

rõ, các biến đổi về chất lượng nước đều có những ảnh hưởng nhất định đến
thành phần loài cũng như mật độ tảo cát. Sự phân bố đa dạng của các loài
khác nhau trong từng mức ô nhiễm cũng chính là chỉ thị sinh học cho chất
lượng nước tại khu vực nghiên cứu nói chung và từng vùng nhiễm bẩn khác
nhau nói riêng. Trong đó tại vùng nước ô nhiễm nặng chỉ tồn tại các loài
chống chịu với ô nhiễm hữu cơ, khi chất lượng nước được cải thiện thì bắt đầu
xuất hiện các loài trung tính và nhạy cảm chống chịu, cụ thể hiện với khu vực
nghiên cứu cho kết quả thê hiện ở bảng sau:
Bảng 17: Danh sách các loài tảo tương ứng với phân mức chất lượng nước
trong nghiên cứu
Chất lượng nước đánh giá theo CCME
Tảo cát
WQI
>44 Nước ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua tác
động của nguồn thải có chứa chất hữu cơ với
Gomphonema Clavatum
cường độ vừa phải, không liên tục (thể hiện ở
mương nghiên cứu)
30 – 44 Nước ô nhiễm trung bình vì liên tục
Gomphonema lagenula
chịu tác động của nguồn thải với hàm lượng Nitzchia palea
chất ô nhiễm vừa phải (thể hiện ở ao và Peronia fibula
Amphora Montana
mương thời gian tháng 8 – 10/2007)
0 – 30 Nước ô nhiễm nặng vì liên tục nhận
nguồn thải với hàm lượng chất ô nhiễm cao Gomphonema lagenula
(đặc biệt thể hiện ở mương và ao trong thưòi Peronia fibula
điểm tháng 2 – 4/2008)
Chất lượng nước chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn thải và điều kiện tự
nhiên, điều kiện thời tiết của khu vực nghiên cứu, nhưng về cơ bản đã cho
thấy điểm số CCME WQI lớn hơn 44 điểm (tương ứng với chất lượng nước ở
mức độ: ô nhiễm ) thì còn tồn tại được loài nhạy cảm chống chịu; ở mức độ
nhỏ hơn 45 điểm (chất lượng nước ô nhiễm nặng) chỉ còn tồn tại các loài
chống chịu tốt.

63
Đoàn Thị Hoa Huyền – Môi trường 49B Luận văn tốt nghiệp

II. KIẾN NGHỊ


Việc nghiên cứu các tảo cát đánh giá chất lượng nước đã được tiến
hành ở rất nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu
này còn rất hạn chế. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm số lượng và thành
phần loài tảo cát cũng như các loại sinh vật khác trên thuỷ vực sẽ mang lại
một bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái ở thuỷ vực với những tác động tương
hỗ giữa đời sống thủy sinh vật và hiện trạng nước mặt. Xa hơn, với những
nghiên cứu sâu trong thời gian dài sẽ tạo ra bộ cơ sở dữ liệu giúp ích cho công
tác mô hình hóa cho phép dự đoán những tác động của vấn đề ô nhiễm tới tình
hình nước mặt và các loài sinh vật trong hệ sinh thái hồ. Nghiên cứu hiện tại,
với mật độ lấy mẫu 2 tuần 1 lần cùng với số lượng mẫu là không nhiều trong
khi đó sự biến động về chất lượng nước lại là rất lớn, đặc biệt những nghiên
cứu trên các loài periphiton đòi hỏi có các phương tiện hiện đại cùng với thời
gian và nguồn nhân lực lớn, đó thực sự là những trở ngại cho tính thực tiễn
của các việc nghiên cứu cũng như mong muốn của người thực hiện. Mong
rằng, trong tương lai, nếu có được sự giúp đỡ, em mong muốn sẽ có thêm cơ
hội để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình, đồng thời đưa ra được những
kết quả có tính xác thực hơn nữa.

64

You might also like