You are on page 1of 27

.

/ VN lãng phí mỗi năm 1 tỷ USD

Đó là nhận định của giáo sư David Dapice, Trường Đại học Harvard (Mỹ) trong bài phát biểu tại Hội thảo tổng
kết 20 năm đổi mới ở VN diễn ra tại Hà Nội hôm qua.

- Giáo sư đánh giá mức độ đầu tư không hiệu quả tại VN như thế nào?

- Mỗi quốc gia đều có sự chi tiêu lãng phí nhưng vấn đề đặt ra là liệu hệ thống có thể phát hiện khi
nào thì sự lãng phí ở mức không thể chấp nhận được. Theo con số tôi có được, thu nhập từ dầu thô
sau thuế của VN vào năm 2006 dự đoán là 5 tỷ USD. Các khoản kiều hối có nhiều ước tính khác
nhau nhưng cũng vào khoảng 5 tỷ USD nữa. Đầu tư nước ngoài vào VN theo số liệu của Chính
phủ là khoảng 4-5 tỷ USD. Còn viện trợ phát triển ODA sau khi trừ các khoản phải trả ở mức 2-3
tỷ USD.

IMF dự đoán tổng sản phẩm quốc nội GDP của VN năm 2006 đạt khoảng 55 tỷ USD, như vậy các
Giáo sư David luồng vốn nước ngoài bằng khoảng 25-30% GDP năm nay. Thực tế mỗi năm Chính phủ VN cũng
Dapice (Tuổi Trẻ) đầu tư vào mức 30% GDP. Nếu đầu tư một cách tiết kiệm và khôn ngoan, tỷ lệ tăng trưởng GDP
của VN phải ở mức thực là 9-10% như ở Trung Quốc chứ không phải là 7-8%.

Khoảng thập kỷ 1960 và 1970, khi Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người như VN hiện nay, họ đã tăng trưởng
trên 11% trong suốt 10 năm liền tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% GDP. Như vậy, sự lãng phí làm VN mỗi năm tổn thất
khoảng 2% GDP, tương đương 1 tỷ USD. Nếu điều này kéo dài trong vài năm, sự khác biệt sẽ rất lớn và lên tới vài tỷ
USD mỗi năm do sự lãng phí của năm trước sẽ làm giảm sản lượng của năm tiếp theo.

- Đâu là những ví dụ điển hình của việc lãng phí nguồn lực, thưa ông?

- Việc các doanh nghiệp nhà nước được đầu tư quá nhiều cũng có thể làm xói mòn hiệu quả. Mới đây, Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được phân bổ 750 triệu USD của đợt phát hành trái phiếu quốc tế nhằm mở
rộng và đầu tư hàng loạt nhà máy đóng tàu ở các tỉnh. Theo tính toán của tôi, việc sử dụng nguồn vốn của Vinashin
không hiệu quả. Một xưởng đóng tàu 120.000 tấn hiện đại được xây dựng ở Ấn Độ với chi phí 90 triệu USD, trong khi
với Vinashin phải cần tới 150 triệu USD. Như vậy với cùng một thời gian đóng tàu là 18 tháng, cùng một giá bán thì rõ
ràng việc đóng tàu tại VN tập trung vào mục tiêu bán hàng hơn là lợi nhuận từ vốn.

Vinashin còn có một kế hoạch tổng thể đầu tư 3 tỷ USD vào các xưởng đóng tàu, nhà máy thép và các ngành công
nghiệp cung ứng khác. Mức đầu tư đó sẽ khiến quy mô của Vinashin bằng 3/4 quy mô của Hyundai, tập đoàn đóng tàu
lớn nhất thế giới với 15% thị phần toàn cầu. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Vinashin có khả năng kỹ thuật cũng
như quản lý để biện minh cho một thị phần lớn như vậy.

Rõ ràng việc quyết định đầu tư hàng loạt nhà máy đóng tàu ở các tỉnh sẽ làm các địa phương hài lòng vì nó kéo theo sự
phát triển hạ tầng ở các địa phương. Mặt khác, VN cũng muốn học tập các nước Đông Á vì đóng tàu là một ngành công
nghiệp mà nhiều quốc gia châu Á đã thành công. Nhưng VN không nên sao chép thành công này với cách mà VN đang
tiến hành là Chính phủ đi vay tiền đầu tư vào các ngành thiếu hiệu quả và tạo ít việc làm.

Một ví dụ nữa là dự án sân bay tại Đồng Nai với ý đồ thu hút 40-50 triệu khách/năm. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
rộng tương đương với khu sân bay Changi của Singapore (đón 64 triệu khách/năm) và việc hiện đại hóa sân bay Tân
Sơn Nhất sẽ giúp sân bay này đảm nhận được lượng hành khách tại khu vực TP HCM trong 20-30 năm tới. Sân bay Tân
Sơn Nhất năm nay dự kiến chỉ đón 4 triệu khách. Vì vậy, tôi cho rằng ý đồ đầu tư 4 tỷ USD vào một sân bay ở Đồng
Nai là rất lãng phí.

- Vậy theo ông, làm thế nào để giảm bớt sự lãng phí?

- VN cần một cơ chế để cảnh báo về các khoản đầu tư lãng phí. Đó có thể là một nhóm tại Quốc hội, là các chuyên gia
tư vấn cho Thủ tướng, hoặc một nhóm học giả. Các nhóm này có thể làm việc cùng nhau để chia sẻ và cung cấp thông

1
tin. Tôi nghĩ việc có những thông tin rõ ràng và có những người hiểu biết về “sự việc” rằng đó có thể là các khoản đầu
tư lãng phí sẽ rất hữu ích.

Ở nước nào cũng tồn tại những nhóm lợi ích khác nhau và có nhóm hoạt động mạnh, nhóm không. Tôi thấy tại VN các
doanh nghiệp nước ngoài được tổ chức tốt và hiện diện mạnh mẽ hơn trong việc trình bày quan điểm với Chính phủ,
trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có nhiều tiếng nói. Đây là điều không tốt.

Tóm lại, một khi mà sự thật được phơi bày thì rõ ràng sẽ có sức ép lớn hơn cho trách nhiệm giải trình. Và những quyết
định đầu tư lãng phí, gây thiệt hại cho đất nước sẽ không còn dễ dàng được thông qua nữa.

Thứ Hai, 10/09/2007, 08:06 (GMT+7)

“Câu chuyện giá ôtô không nằm ở Bộ Tài chính”

TTCT - Trong nhiều tuần qua, dư luận bàn tán nhiều đến giá ôtô, đến những bất cập
của chính sách thuế đối với ôtô nhập nguyên chiếc... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn
Thiệu - nguyên thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng, vấn đề không nằm ở Bộ Tài
chính mà nằm ở chỗ khác, sâu hơn.

Theo ông Thiệu, chính vì tư duy nhầm lẫn đã khiến chính sách thuế bị “lệch”. Chỉ cần
sửa một chỗ là sẽ sửa được hết những bất cập của giá ôtô hiện nay. Ông cho rằng:

- Câu chuyện thuế ôtô chỉ là hậu quả của một chính sách. Thuế chỉ là biểu hiện cuối cùng của một chính sách.
Nên nói chuyện thuế ôtô đã hợp lý chưa phải lần ngược lên, tìm những điều dẫn đến thuế nhập khẩu ôtô quá
cao. Chuyện này không phải do một mình Bộ Tài chính. Nên chỉ đổ lỗi một mình bộ này chưa đủ và không
giải quyết được vấn đề.

Những năm 1990 khi khởi đầu công nghiệp hóa, chúng ta mong muốn có một ngành công nghiệp ôtô của VN,
trước tiên là ta có thể dần tự sản xuất ôtô du lịch. Chúng ta hoạch định chính sách, rồi một số nhà đầu tư cũng
xuất hiện xin sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN. Khi muốn phát triển một ngành công nghiệp non trẻ, quốc gia nào
cũng phải bảo hộ. Song lắp ráp có phải là công nghiệp sản xuất không? Sự hiểu lầm bắt đầu từ đây. Chúng ta
muốn bảo hộ nền công nghiệp ôtô nhưng thực tế thời gian qua lại đi bảo hộ việc lắp ráp ôtô. Thuế nhập ôtô
nguyên chiếc gần 100%, thuế linh kiện chỉ khoảng 20%.

Thế là các hãng vào, họ tìm cách chuyển giá từ nước ngoài. Ví dụ linh kiện này chỉ khoảng 20 USD nhưng họ
khai lên 200 USD rồi nhập về để làm sao khi vào trong nước, giá chiếc ôtô lắp ráp tương đương chiếc xe
nguyên chiếc nhập khẩu. Các công ty lắp ráp tính lợi nhuận trên sản phẩm đã chuyển giá nên lúc nào cũng có
thể nói “lợi nhuận chúng tôi thấp lắm, không nên giảm thuế xe nguyên chiếc”. Trên thực tế, lợi nhuận này là
khổng lồ và công ty mẹ cung cấp linh kiện sẽ lãnh trọn.

* Như vậy, thực tế nhiều hãng ôtô vào VN lắp ráp chỉ nhằm mục đích “ăn” khoản chênh lệch thuế trên?

- Theo tôi đúng là như vậy. Thay vì phải chịu thuế cao, hàng rào hạn ngạch, rồi hàng rào phi thuế quan... chỉ
cần đầu tư vài triệu đôla làm lắp ráp, hứa sẽ nâng dần tỉ lệ nội địa hóa là họ có thể loại bỏ thuế cao, đồng thời
lợi dụng được thuế. Đó là thứ nhập khẩu trá hình. Đáng lẽ ra Bộ Công nghiệp khi đề xuất chính sách chỉ nên
coi việc lắp ráp là thay thế nhập khẩu. Như vậy, mức thuế phải như hàng thay thế nhập khẩu. Chúng ta đã có
hai mâu thuẫn: thứ nhất, muốn có công nghiệp ôtô thì lại đi triển khai công nghệ lắp ráp; thứ hai, chính sách
bảo hộ công nghiệp ôtô lại được áp dụng cho lắp ráp ôtô. Điều này sinh ra những bất cập kéo dài trong ngành
sản xuất ôtô.

2
* Nhưng nhiều công chức cấp cao lại quan niệm rằng lắp ráp là bước đầu để có một nền sản xuất ôtô trong
nước?

- Đến gần đây, khi có đụng chạm gì đến các nhà sản xuất ôtô thì Bộ Công nghiệp vẫn luôn nói phải bảo vệ
ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Muốn biến mong muốn có ngành công nghiệp ôtô trong nước
thành hiện thực phải cần nhiều điều. Với ôtô du lịch, để sản xuất với giá chấp nhận được, chất lượng, mẫu mã
đạt yêu cầu thì ôtô cần phải được sản xuất hàng loạt (ít nhất 100.000 chiếc/năm). Tại VN đã có nhu cầu tiêu
thụ mức đó chưa?

Đến bây giờ vẫn trên dưới 20.000 chiếc. Vậy với điều kiện này, số hãng ôtô về lý thuyết chỉ nên có một, với
một kiểu xe. Nhưng khi mở cửa, ta cho hàng loạt nhà sản xuất xe hơi vào đã bắt đầu mâu thuẫn ngay với
mong muốn có ngành công nghiệp ôtô trong nước. Vì sẽ không một hãng nào có thể đầu tư dây chuyền để sản
xuất. Mà không đầu tư dây chuyền thì việc chuyển giao công nghệ, nội địa hóa chỉ chừng mực thôi, không cao
được. Nhưng ta cho họ vào lắp ráp với niềm lạc quan rất lớn vì sản xuất đó có chút gia công, tạo chút công ăn
việc làm.

Đương nhiên, khi được lợi như thế người ta phải hứa sẽ nội địa hóa cao để giống việc chúng ta đang tạo ra
một ngành công nghiệp ôtô. Còn lợi ích chính níu chân họ thật ra là siêu lợi nhuận từ chuyển giá. Chênh lệch
thuế có lợi cho lắp ráp thì họ sẽ lắp ráp thôi. Minh chứng là suốt 15 năm nay, chúng ta không xuất khẩu được
một chiếc xe nào. Họ không nghĩ đến xuất khẩu bởi mục tiêu của họ khác và với giá đã được chuyển, đắt thế
làm sao xuất khẩu được. Theo tôi, cứ giữ chính sách hiện nay thì sẽ không bao giờ VN có ngành công nghiệp
sản xuất ôtô trong nước mà chỉ làm lợi cho các nhà lắp ráp.

Hạ thuế để có ngành công nghiệp ôtô trong nước
* Nếu giữ chính sách như
* Như vậy theo ông, chính sách hiện nay là không thích hợp? Phải làm gì thì hiện nay thì VN không bao
VN mới có được ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước? giờ có ngành công nghiệp
ôtô!
- Muốn có công nghiệp ôtô trong nước, trước hết phải tự do hóa việc sản xuất
và nhập khẩu ôtô. Phải giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, nâng thuế linh kiện lắp ráp cho gần với xe
nguyên chiếc. Tạo cạnh tranh thì sẽ bật ra những hãng sang VN chỉ để lắp ráp, ăn chênh lệch chuyển giá vì lợi
nhuận nhờ thuế của họ đã hết. Một vài hãng còn lại sẽ có thị trường tập trung hơn để sản xuất hàng loạt. Khi
đó, ta chỉ sản xuất được 40-50% linh kiện nhưng bằng việc chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng, rất có thể
sẽ yêu cầu được họ cho thành một nhà cung cấp linh kiện cho hãng trên toàn thế giới. Như vậy, dù tỉ lệ nội địa
hóa không đạt 100% nhưng hiệu quả có thể còn cao hơn so với nội địa hóa 100%.

* Các nhà quản lý không phải không biết đến liệu pháp giảm thuế, nhưng chưa đề ra đã có một vài người đưa
ra luận điệu nghe rất có lý: sẽ hủy hoại công nghiệp trong nước?

- Đừng sợ mất nền công nghiệp sản xuất trong nước, bởi đã có đâu mà mất?! Thật ra chúng ta đã có bài học từ
xe máy. Trước đây xe máy VN cũng có hiện tượng như ôtô hiện nay. Nhưng khi ta cho nhập xe Trung Quốc
giá rẻ, lập tức các hãng lắp ráp đi vào sản xuất thật sự và giảm giá sản phẩm. Thế chúng ta mới có xe Dream
VN, rồi Wave - . Tuy vậy, do chúng ta chưa có chính sách thật sự hữu ích nên công nghiệp sản xuất xe máy
chưa thành hình với các nhà sản xuất nội địa. Họ chủ yếu đi lắp ráp, nhưng cá biệt tôi đã thấy có Hãng Sufat
tìm tòi để làm. Đó là những người có tham vọng tự sản xuất. Nhưng trước sự cạnh tranh không biên giới hiện
nay, nếu họ cứ tự bơi thì e rằng khó ra được biển lớn.

* Muốn có siêu lợi nhuận, các doanh nghiệp thường phải tạo lợi ích nhóm và lobby (vận động hành lang).
Muốn xóa bỏ bất hợp lý trong chính sách đối với ngành sản xuất ôtô hiện tại còn phải chiến thắng lợi ích
nhóm nữa?

3
- Gần đây đã xuất hiện nhiều cách suy nghĩ như vậy. Bởi bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng tuyên bố trước Quốc
hội giá ôtô ở nước ta quá đắt. Dư luận về chính sách để các nhà lắp ráp đạt siêu lợi nhuận đã có từ lâu rồi,
ngay từ khi nhà lắp ráp đầu tiên vào VN. Nhưng đến nay sự việc cứ âm ỉ, Quốc hội đặt vấn đề cũng thế thôi.
Giải pháp của Chính phủ là cho nhập ôtô nguyên chiếc và cả xe cũ. Đây là biện pháp mạnh, được đồng tình.
Nhưng ý tưởng ban đầu đã bị vô hiệu ngay bằng thuế suất cao. Người ta cũng băn khoăn tại sao ông bộ trưởng
ban đầu có ý tưởng tốt như thế, sau việc làm lại như vậy. Nên xuất hiện lời đồn có lobby. Lời đồn không có
căn cứ nhưng có lý.

* Việc giảm thuế ôtô nhập khẩu là nhu cầu thực tế vì lợi ích của đất nước sớm muộn cũng phải làm. Vấn đề
nằm ở các bộ lâu rồi, giờ đã đến lúc cần Chính phủ vào cuộc?

- Giảm thuế là việc cần làm. VN là nước thuộc dạng nghèo nhất thế giới nhưng lại phải xài xe hơi đắt bậc nhất
thế giới. Rất không bình thường khi cùng một xe mà trong nước đắt cỡ gấp đôi ngoài nước. Đắt như thế
nhưng ngân sách không được hưởng bao nhiêu, người tiêu dùng thì thiệt hại. Hai đối tượng trên bị thiệt hại thì
có thể nói nền kinh tế bị thiệt hại. Chúng ta không thể cứ tự nguyện để người ta lợi dụng thế được.

Bây giờ không đặt vấn đề bộ nào chịu trách nhiệm chính để sửa chính sách đối với sản xuất, nhập khẩu xe
hơi. Bởi việc này đã rõ rồi và qua 15 năm rồi. Chúng ta đã được gì? Chính phủ nên chủ trì xem xét, đánh giá
lại và chuyển hướng mới. Nên điều chỉnh tư duy, cách nhìn về bảo hộ. Một chính sách đã tồn tại 15 năm cũng
đã đáng để nhìn lại rồi. Cứ thế này, đến khi ôtô Trung Quốc giá rẻ dễ mua hơn, ôtô VN đắt, người dân sẽ ồ ạt
mua xe Trung Quốc. Tính cho cùng, có thể nói chính sách thuế đối với ôtô hiện nay rồi đây không người VN
nào được lợi cả.

THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


TÓM TẮT: Mục đích của bài này là để phân tích những quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng
kinh tế, chú trọng đặc biệt đến trường hợp các quốc gia cần phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam.
Trước tiên, nó lược duyệt những hậu quả kinh tế tiêu cực (và vài hậu quả tích cực) của tham nhũng. Sau đó,
nó sẽ đưa ra một số biện pháp chống tham nhũng trên ba bình diện: giảm động lực tham nhũng, giảm cơ hội
tham nhũng, và giảm lợi lộc do tham nhũng. Bài này cũng phân tích mối liên hệ giữa tham nhũng và vài vấn
đề kinh tế khác.

ABSTRACT: This paper presents an analysis of the relationships between corruption and economic
growth, with special attention to the case of a developing country in transition such as Vietnam.
First, it examines the deleterious (and some allegedly beneficial) effects of corruption. Next, it
suggests various measures to fight corruption on three fronts: weakening the motives to corrupt,
reducing the opportunities to corrupt, and lowering the rewards of corruption. The paper also
discusses major links between corruption and other economic goals.

Tham nhũng là một tệ nạn trầm trọng ở nhiều quốc gia kém mở mang (và một số quốc gia đã mở mang)
trong đó có Việt Nam. Tham nhũng xúc phạm đạo đức, lũng đoạn xã hội, khơi dậy những nghi vấn nghiêm
khắc về thực chất của chế độ chính trị, đó là những sự kiện ai cũng biết và đã được bàn cãi khá nhiều. Trong
thời gian gần đây, một số tổ chức quốc tế (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới, Tổ Chức Hợp Tác và
Phát Triển Châu Âu ...) cũng quan tâm đặc biệt đến tệ nạn này, coi nó là một nhân tố quyết định trong chính
sách của họ đối với các quốc gia đang phát triển.

Điều đáng ngạc nhiên là, cho mãi đến gần đây, những ảnh hưởng kinh tế của tham nhũng, nhất là trong
một quốc gia cần phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam, ít khi được phân tích chu đáo. Nhiều câu hỏi
vẫn chưa được trả lời một cách thỏa đáng: Tác động kinh tế của tham nhũng là sao? Bản chất mối liên hệ

4
giữa tham nhũng và tăng trưởng là thế nào? Tham nhũng gây chậm tiến hay chậm tiến gây tham nhũng? Kinh
tế thị trường là nguyên nhân hay giải pháp của tham nhũng?

Có người sẽ cho rằng không cần đi vào chi tiết những câu hỏi ấy bởi lẽ, theo họ, hậu quả tai hại của tham
nhũng là quá hiển nhiên: bài toán bức xúc là phải làm sao để tận diệt nó. Cũng có người sẽ khẳng định tham
nhũng là một tệ nạn giai đoạn: trong một nền kinh tế đang nhanh chóng chuyển thể và phát triển thì tham
nhũng là khó thể tránh; khi xã hội và kinh tế đã phát triển thì tệ nạn ấy sẽ đương nhiên giảm đi.

Hai thái độ ấy (một thì cho rằng phải tận diệt tham nhũng bằng mọi giá, một thì cho là phải tạm thời chấp
nhận tham nhũng) cần được xét lại. Một mặt, phải thấy rằng chống tham nhũng là một hoạt động đòi hỏi
nhiều sức người, sức của. Do đó, để phân bố hữu hiệu nguồn lực quốc gia, ta cần quán triệt một cách khách
quan, đè nén cảm tính nông nổi, những yếu tố đưa đến tham nhũng và hậu quả thực sự của hiện tượng này.
Mặt khác, ý kiến cho rằng phát triển kinh tế có thể đi đôi với tham nhũng là một khẳng định còn thiếu thực
chứng, và sẽ rất tai hại cho chính sách nếu sai lầm. Ta phải nghĩ sao nếu tham nhũng chính nó sẽ làm trì trệ
tăng trưởng hay, nói cách khác, liên hệ giữa tăng trưởng và tham nhũng là liên hệ hai chiều? Thực vậy, trong
bối cảnh hiện nay của nhiều nước đang phát triển và chuyển tiếp như Việt Nam, Trung Quốc (và, một phần
nào đó, kể cả Nga) . . . tham nhũng là biểu hiện hội điểm của nhiều biến chuyễn đa nguyên, đa dạng (xã hội,
chính trị, lịch sử, kinh tế). Nó có thể vừa là nguồn gốc, vừa là hậu quả, vừa là cái móc nối nhiều tệ nạn. Coi
tham nhũng như là một đặc tính giai đoạn của một tiến trình lịch sử đường thẳng, theo tôi nghĩ, là một nhận
định sai lầm.

Mục đích của bài này là nhằm đưa ra một số ý kiến về quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế,
cụ thể là về các câu hỏi đặt ra ở trên. Đoạn I lược duyệt những tác động kinh tế tiêu cực của tham nhũng, chú
ý đặc biệt đến ảnh hưởng của tham nhũng đến tăng trưởng. Đoạn II phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ tham nhũng, từ đó suy ra những biện pháp giảm trừ tham nhũng. Đoạn III bàn thêm về liên hệ giữa
tham nhũng và những vấn đề kinh tế khác. Đoạn IV là kết luận.

I. NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ TIÊU CỰC CỦA THAM NHŨNG

Cần nhìn nhận rằng không phải bao giờ cũng dễ xác định hành động nào là tham nhũng, hành động nào là
không. Điển hình: mọi xã hội đều có phong tục quà cáp, đãi đằng. Đến mức độ nào thì những tập quán đó
(khi chúng liên hệ đến công chức cán bộ) là tham nhũng? Theo một số nhà nghiên cứu phương Tây [xem
Tanzi (1995)] thì tham nhũng là bất cứ hành vi nào của quan chức dưới ảnh hưởng của liên hệ cá nhân hoặc
gia đình, thay vì hoàn toàn theo tín hiệu thị trường. Tôi cho quan điểm đó là vừa quá nhỏ hẹp, lại có ý quá tôn
vinh cơ chế thị trường, nhưng không tìm được một định nghĩa vắn tắt và thỏa đáng hơn.

Như đã nói, bài này chỉ chú ý đến tác động kinh tế tiêu cực của tham nhũng. Có thể xếp các tác động này
vào bốn phạm trù: phân bố nguồn lực, công cụ chính sách và cải cách thể chế, phân hoá giàu nghèo, và tính
truyền nhiễm của nó.

1. Ảnh hưởng đến phân bố nguồn lực

(a) Muốn một nền kinh tế hoạt động tối hảo thì nguồn lực quốc gia (nhất là vốn) phải được phân bố cho đúng
giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại), và hơn nữa, vốn đầu tư phải được phân bố cho đúng giữa
những dự án khác nhau. Vì nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm sự phân bố nguồn lực chệch ngoài cấu trúc tối
hảo cho tăng trưởng và phát triển. Một là, trong một thế giới mà vốn có thể di chuyển khá dễ dàng từ nơi này
sang nơi khác, người có vốn sẽ đầu tư vào những quốc gia ít tham nhũng. Hai là, trong một quốc gia, vốn sẽ
chảy vào các khu vực ít tham nhũng. Ba là, nguồn lực nói chung sẽ được tiêu xài cho hiện tại hơn là đầu tư
cho tương lai. Bốn là, những dự án được đầu tư thường là những dự án quá quy mô và phức tạp, bởi lẽ công
trình càng quy mô và phức tạp thì cơ hội tham nhũng càng nhiều và càng dễ che đậy.[2] Tất cả bốn xu hướng
đó có thể đưa vốn vào các mục tiêu, địa phương, hoặc khu vực trái ngược nhu cầu phát triền.
5
(b) Tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến phân phối tài năng con người. Cụ thể, nó sẽ đưa đẩy nhiều tài năng
vào những hoạt động không ích lợi cho xã hội. Thứ nhất, một số người sẽ bị thu hút vào các lĩnh vực dính líu
đến tham nhũng (dù chính họ không là tham nhũng) vì thu nhập ở các lĩnh vực này tương đối khá hơn các lĩnh
vực khác. Thứ hai, nhiều doanh nhân phải tốn công, tốn sức khắc phục các rào cản, thủ tục hành chính do
giới chức tham nhũng dàn dựng, thay vì đưa những công sức ấy vào các hoạt động sản xuất.

Mặt khác, nhiều chức vụ trọng yếu sẽ vào tay những người thiếu khả năng, gây ra ba hậu quả. Một là, họ
sẽ làm nhiều quyết định sai lầm, có hại cho cả nước. Hai là, những người có khả năng sẽ nản lòng phục vụ.
Ba là, khi thế hệ trẻ thấy rằng muốn tiến thân chỉ cần chạy chọt móc nối thì họ sẽ coi nhẹ giáo dục học đường,
làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng.

(c) Tham nhũng sẽ làm yếu đi tác động tích cực của cạnh tranh trong thị trường. Cụ thể, thế cạnh tranh
thị trường sẽ không phản ảnh hiệu năng kinh tế vì những xí nghiệp đút lót, dù kém hiệu năng, cũng sẽ được ưu
đãi hơn những xí nghiệp khác. Tham nhũng sẽ làm cho điều kiện lao động thiếu vệ sinh, an toàn, gây ô nhiễm
môi trường (chủ xí nghiệp đút lót cho các viên chức thanh tra). Cơ chế đấu thầu tham nhũng sẽ đưa đến các
công trình xây cất thiếu tiêu chuẩn chất lượng, chóng hư, dễ đổ.

2. Ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và cải cách thể chế

(a) Tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Một mặt, ngân sách sẽ bị khiếm thu nếu có bộ phận
trốn thuế hoặc được giảm thuế nhờ đút lót. Mặt khác, tham nhũng sẽ gây lạm chi cho nhiều chính sách xã hội
và công nghiệp.[3] Nhưng ảnh hưởng của tham nhũng trên ngân sách sẽ không dừng lại ở đó: khi ngân sách
bị thiếu hụt thì nhà nước hoặc là phải cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội (gây thiệt thòi cho những đối
tượng xứng đáng hưởng thụ các chương trình ấy) hoặc là tăng thuế. Thuế càng cao thì càng làm trì trệ các
hoạt động kinh tế và, trong một xã hội tham nhũng, càng làm thiệt thòi cho các doanh nhân lương thiện,
không đút lót.

Bởi lẽ thu chi cũng là một công cụ nòng cốt trong chính sách điều tiết, ổn định, và phát triển kinh tế của
nhà nước, tham nhũng trong có cấu thuế má, chi tiêu, sẽ làm giảm hiệu lực các chính sách đó.

(b) Tham nhũng có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ qua ba kênh. Một là, các viên chức có trách
nhiệm cho vay, nếu tham nhũng, sẽ cho những người đi vay có đút lót một lãi suất ưu đãi, làm tăng khối
lượng tiền lưu hành, tạo sức ép lạm phát. Hai là, nếu khu vực doanh nghiệp nhà nước là lớn thì chính sách
tiền tệ (qua các quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng) sẽ có ảnh hưởng qua lại đến tham nhũng
trong các doanh nghiệp đó. Ý kiến về chính sách tiền tệ do quản lý các doanh nghiệp này đưa ra có thể chỉ là
nhằm che đậy tham nhũng đang có trong doanh nghiệp của họ, hoặc để tạo thêm cơ hội tham nhũng. Ba là,
những kẻ làm giàu bất chính thường lén lút chuồn tiền ra nước ngoài, tăng mức cầu ngoại tệ, làm yếu nội tệ,
ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc gia.[4]

(c) Bất cứ lúc nào (nhưng đặc biệt là trong thời kỳ chuyển đổi có cấu kinh tế) thì sự cải cách định chế
quản lý nhà nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, một phần do những cản ngại khách quan, một phần vì những ỳ
tính trong phong thái con người. Những khó khăn đó càng nhân lên nhiều lần khi quá trình cải cách bị các
phần tử tham nhũng cố tình kềm hãm (hầu duy trì những định chế tham nhũng đang có) hoặc làm chệch
hướng (lập ra những định chế mới với nhiều cơ hội tham nhũng hơn).

Điều đáng lo ngại là rất khó phát hiện ảnh hưởng của tham nhũng vào quá trình biến đổi thể chế, nhất là
khi nó được che đậy dưới những chỉ tiêu nghe rất hợp lý. Chẳng hạn như theo nhận xét của nhiều học giả thì
chính quá trình phân tán quyền hành (decentralization) đã làm tham nhũng bành trướng khủng khiếp ở Nga
sau khi Liên Xô tan ra. Gần đây, ở Trung quốc cũng đã có nhiều cảnh báo về tham nhũng liên hệ đến thị
trường chứng khoán của họ. Tương tự, có ngưòi lo ngại rằng quyết định gần đây của Việt Nam nhằm tập

6
trung nhiều doanh nghiệp nhà nước thành một số tổng công ty, tuy có vài hiệu quả kinh tế tích cực đáng kể, có
thể sẽ làm tăng thêm cơ hội tham nhũng.

3. Ảnh hưởng đến phân hoá thu nhập và công bằng xã hội

Tham nhũng sẽ làm trầm trọng hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong xã hội. Các viên chức nhận hối lộ,
cũng như những người đút lót để có đặc quyền kinh doanh, chiếm hữu ruộng đất, sẽ mau chóng làm giàu,
trong lúc đại đa số dân chúng phải tiếp tục sống trong cảnh nghèo nàn, thậm chí có khi càng bần cùng thêm.

Phải nhìn nhận rằng, đến một chừng mực nào đó, thu nhập không đồng đều là một hậu quả khó tránh của
kinh tế thị trường, thậm chí có thể là cần thiết cho sự vận hành năng động của cơ chế đó nếu nó phản ảnh
trung thực tài năng và sự cần mẫn làm ăn. Nhưng sự chênh lệch thu nhập do tham nhũng lại là một điều hoàn
toàn khác. Ảnh hưởng của nó đến nhiều nhân tố cần thiết cho tăng trưởng kinh tế sẽ rất lớn và tiêu cực. Một
là, sự phân hoá này sẽ làm yếu đi động lực hy sinh vì lợi ích chung, hai là, nó xói mòn lòng trọng nể uy quyền
nhà nuớc và do đó làm cùn lụt các biện pháp điều tiết và chấn hưng kinh tế. Ba là, như đã nói, khi ngân sách
bị khiếm hụt vì tham nhũng, nhà nước sẽ phải cắt giảm các hoạt động công ích và phúc lợi (giáo dục, xã hội, y
tế) là các hoạt động mà đại bộ phận đối tượng là thành phần có thu nhập thấp. Như vậy, tham nhũng sẽ làm
tăng khoảng cách giàu nghèo, khắc sâu hơn những ấn tượng bất công, mạnh mẽ khích động sự phẫn nộ đối
với chế độ.

Nhìn một cách khác, liên hệ giữa tham nhũng và phân hoá thu nhập là hai chiều. Tham nhũng gây chênh
lệch thu nhập, nhưng chính chênh lệch thu nhập cũng sẽ làm nhiều người mất niềm tin vào sự công bình của
xã hội, đẩy họ vào con đuờng tham nhũng.

4. Ảnh hưởng của tham nhũng trên tham nhũng

Tham nhũng, nếu không bị chận đứng, sẽ gây thêm tham nhũng. Một khi đã tham nhũng, người tham
nhũng sẽ tham nhũng thường hơn và với những số tiền lớn hơn. Các viên chức tham nhũng sẽ có xu hướng
bổ nhiệm người kế vị hoặc thừa hành giống họ (để tiếp tục giữ bí mật tham nhũng), bất kể năng lực. Tham
nhũng càng nhiều thì "giá trị" của các chức vụ có cơ hội tham nhũng càng cao và sẽ sinh ra những mua bán
những chức vụ đó. Những người mua chức vụ đuơng nhiên sẽ tham nhũng thêm để lấy lại “vốn đầu tư" của
mình và sẽ chống đối các cải cách có cơ làm giảm quyền lực những chức vụ đó.[5] Các viên chức tham nhũng
sẽ thích nhận đút lót của những người có tiếng tham nhũng hơn là những người thanh liêm bởi lẽ những người
có tiếng ham đút lót sẽ ít khi "trở cờ" truy tố kẻ nhận tham nhũng. Hậu quả là mạng lưới tham nhũng ngày
càng bành trướng thêm.

Những người thanh liêm thì một là sẽ bị tham nhũng loại trừ, hoặc là cũng sẽ bị tham nhũng cám dỗ.[6]
Tham nhũng càng nhiều thì càng khó trừ diệt.[7] Nếu tham nhũng là ít thì ta có thể ngăn ngừa bằng cách luân
chuyển công chức cán bộ, nhưng nếu tham nhũng là rộng khắp thì chính việc thuyên chuyển cũng là một cơ
hội tham nhũng thêm.

5. Tham nhũng có chăng những hậu quả kinh tế tích cực?

Mặc dù có nhiều ảnh hưởng kinh tế tiêu cực như vừa lược duyệt, một số tác giả[8] cho rằng tham nhũng
cũng có vài hậu quả tích cực. Theo họ, tham nhũng, nếu ta không nhìn đến sự xúc phạm giá trị đạo đức của
nó, cơ bản chỉ là một hoạt động mua bán chẳng khác gì những mua bán khác trong thị trường. Nói cách khác,
đút lót hối lộ là đối sách tự nhiên của một “con người kinh tế” nhằm vượt qua các cản ngại trong kinh doanh
(hành chính quan liêu, thủ tục rườm rà). Nó cũng có thể được coi như là một thứ “bảo hiểm” do doanh nhân
“mua” nhằm phòng chống những thay đổi bất ngờ về luật lệ, chính sách, gây xáo trộn cho kế hoạch làm ăn
của họ. Một số nhà kinh tế còn cho rằng, trong nhiều trường hợp, các quan chức cấp đặc quyền kinh tế cho
bạn bè thân quyến chẳng phải vì tham nhũng nhưng vì họ biết rõ hạnh kiểm và năng lực của những người này
7
hơn là của những người mà họ không quen.[9] Cũng có người nghĩ rằng, các viên chức tham nhũng sẽ làm
việc năng nổ hơn, dù chỉ là để phục vụ các doanh nghiệp mà họ đã nhận đút lót.

Thoạt nhìn thì các biện giải trên không phải là hoàn toàn phi lý, nhưng xem kỹ lại thì chúng căn cứ vào
nhiều giả định huyền hoặc, thậm chí ngây thơ. Thứ nhất, lý luận cho rằng tham nhũng là có hậu quả tốt cho
kinh tế chỉ có thể là đúng (nếu là đúng) phần nào đối với loại tham nhũng liên hệ đến mua bán những quyết
định mà bản chất là hợp pháp (ví dụ như để làm nhanh thủ tục hành chánh); lý luận đó không áp dụng được
đối với loại tham nhũng dính líu đến chia chác lợi lộc các hoạt động phi pháp (như buôn lậu, biển thủ). Nói
cách khác, sự năng nổ “phục vụ” của quan chức có thể đem lại nhiều hậu quả tai hại hơn nếu chính những
hoạt động mà họ nâng đỡ phục vụ là phi pháp. Thứ hai, chưa chắc là các viên chức nhận đút lót sẽ làm việc
năng nổ hơn. Có thể chính họ sẽ bày đặt thêm thủ tục hành chánh để tăng cơ hội tham nhũng. Thứ ba, dù cho
rằng hoạt động tham nhũng có là gián tiếp “đóng góp” phần nào vào tiến trình tự do hoá thị trường (bằng cách
giảm đi hiệu năng can thiệp của nhà nước) thì điều đó chỉ đáng cổ vũ nếu sự can thiệp của nhà nước hoàn toàn
là nên tránh. Nói khác đi, lập luận đó sẽ mất ý nghĩa nếu sự điều tiết của nhà nước là cần thiết cho phát triển
kinh tế hoặc những lợi ích công cộng khác.

Có người lý luận rằng, vì vốn là cần thiết để phát triển kinh tế, tham nhũng có thể có hậu quả "tốt" vì nó
là một cách (dù là phi pháp) cho một số người tích tụ vốn để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ở
nhiều nước, tài sản do tham nhũng đem lại ít khi được kinh doanh chân chính hoặc vào những hoạt động có
nhiều lợi ích cho quốc gia. Người tham nhũng hoặc là sẽ tiêu xài hoang phí (nhất là vào các hàng xa xỉ ngoại
nhập), hoặc là giấu giếm tài sản của mình, thường bằng cách chuồn tiền ra nước ngoài, làm trầm trọng thêm
sự đào tẩu vốn. Hơn nữa, các kinh doanh hợp pháp khó có lợi nhuận hậu hĩ như trong "dịch vụ" tham nhũng,
do đó tài sản do tham nhũng đem lại thường được đưa vào nhũng kinh doanh phi pháp khác.

Cũng có người cho rằng tính phi pháp của tham nhũng phải được thẩm định trong bối cảnh văn hoá và
phong tục của xã hội liên hệ. Theo họ, tham nhũng ở các nước phương Đông thực sự là không nhiều như các
người quan sát phương Tây nhận xét. Có nhiều phong tục tập quán trong một xã hội có thể bị người ngoài xã
hội ấy cho là tham nhũng. Biện luận loại này về tính “tưong đối” của văn hoá vừa là sai lầm, vừa là có ý
khinh rẽ văn hoá phương Đông. Tham nhũng không bao giờ được chấp nhận như một phong tục tập quán tốt
trong bất cứ xã hội nào.

II. THAM NHŨNG: THÀNH TỐ VÀ ĐỐI SÁCH

Trước những hậu quả tệ hại của tham nhũng như đã trình bày ở Đoạn I, hai câu hỏi cần được đặt ra: (1)
mức độ tham nhũng tùy vào những thành tố nào? Và (2) làm thế nào để giảm bớt tham nhũng?

1. Ba thành tố quyết định mức độ tham nhũng

Ta có thể ba phân biệt ba thành tố quyết định mức độ tham nhũng, đó là: động lực, cơ hội, và mức lợi của
tham nhũng.

(1) Hiển nhiên, tham nhũng chỉ có thể xảy ra khi những người ở địa vị nhận và nộp hối lộ có động lực
làm việc đó. Động lực tham nhũng chính nó sẽ tùy vào ba yếu tố. Một là tính ham chuộng vật chất, hai là đạo
đức cá nhân (nhất là ý thức về quyền lợi cá nhân so với lợi ích cộng đồng), và ba là cảm quan về mức độ công
bình của xã hội, sự nghiêm minh của thể chế, và tác phong của những người có chức vụ cao. Trong một xã
hội vô kỷ cương, khi mà những người ở địa vị có thể làm gương cho kẻ khác lại tham nhũng, quơ quét công
sản, thì càng nhiều người sẽ cho tham nhũng là “tự nhiên”, động lực không tham nhũng sẽ giảm đi.

(2) Thành tố thứ hai của tham nhũng là cơ hội dùng chức vụ nhà nước để ra những quyết định có lợi cho
một ít người, đáp lại đút lót của những người ấy. Cơ hội tham nhũng có thể do chính những viên chức có
khuynh hướng tham nhũng tạo ra, ví dụ họ có thể làm rườm rà thêm thủ tục hành chính để có dịp chấm mút,
8
tống tiền. Nói chung, giao diện giữa quyền lực hành chính và lợi lộc kinh tế cá thể (thay vì cộng đồng) càng
lớn thì cơ hội tham nhũng càng nhiều. Cơ hội tham nhũng là biến số nghịch với (1) thẩm quyền tùy tiện quyết
định, và (2) độ dễ phát hiện.

(3) Thành tố thứ ba của tham nhũng là mức lợi của nó. Mức lợi là tương đối, theo hai nghĩa: (a) một là,
nó tùy thuộc vào mức khác biệt giữa thu nhập có tham nhũng và thu nhập không tham nhũng, (b) hai là, nó
tùy thuộc vào thu nhập nếu tham nhũng được thoát và hình phạt (tù tội, tiền phạt, mất chức) nếu tham nhũng
bị phát giác. Bảo rằng thu nhập thấp nhất thiết sẽ gây tham nhũng là không đúng. Cũng không hẳn tham
nhũng sẽ giảm đi khi thu nhập bình quân là cao, bởi lẽ, trong trường hợp đó người đưa hối lộ sẽ có khả năng
tăng số tiền hối lộ, tức là tăng lên mức lợi của tham nhũng.

Phải để ý là trong nhiều “dịch vụ tham nhũng” cả người nhận lẫn người nộp hối lộ đều được lợi. Ai lợi
nhiều, ai lợi ít, là tùy thuộc vào “thế thương lượng” giữa hai bên. Thế thương lượng của nguời nộp hối lộ sẽ
tương đối mạnh nếu họ có cách tránh giới chức đòi hối lộ, hoặc nếu là dễ tố cáo, khiếu nại. Ngược lại, nếu
người nhận hối lộ nắm giữ những địa vị then chốt thì thế đòi tiền hối lộ sẽ lớn hơn.

Nhìn hiện trạng một số nước đang chuyển đổi (và có thể là đã khá phát triển), có người đặt câu hỏi: tại
sao tham nhũng đặc biệt trầm trọng trong thời kỳ chuyển đổi từ một kinh tế tập trung sang một nền kinh tế thị
trường? Người viết bài này có ý kiến như sau. Trong thời kỳ cũ, khi khu vực quốc doanh còn rộng thì tất
nhiên là đa số những người có khả năng, năng động là nằm trong khu vực đó, tức là làm công chức cán bộ nhà
nước. Khi nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường thì một số những người này, vừa có năng lực, lại vừa có cơ
hội làm ăn kinh doanh trong khu vực tư, không cưỡng nổi sự cám dỗ lạm dụng những thông tin mà họ có
được qua nhiệm chức, hoặc mạng lưới những ngưòi quen biết trong chính quyền, để làm ăn kinh doanh.
Nhìn một cách khác, trong giai đoạn chuyển tiếp, một mặt thì giao diện giữa những hành chính công quyền và
hoạt động kinh tế còn rộng, mà mặt khác thì thu nhập do các hoạt động thị trường cũng đã tăng nhanh. Hậu
quả là, cơ hội hối mại quyền thế vẫn còn lớn, mà người làm giàu nhờ tham nhũng dễ ngụy trang những thu
nhập bất chính của mình qua những hoạt động thương mại thị trường. Đó là nhũng lý do tại sao tham nhũng
trong thời kỳ chuyển tiếp là đặc biệt trầm trọng.

2. Một số biện pháp đối phó với tham nhũng

Biện pháp đối phó với tham nhũng có thể chia ra ba nhóm, tương ứng với ba thành tố tham nhũng: động
lực, cơ hội, và mức lợi.

(1) Giảm Động Lực Tham Nhũng

Không có biện pháp chống tham nhũng nào quan trọng hơn làm kềm hãm động lực tham nhũng, và có thể chỉ
thực hiện được điều đó khi cấp lãnh đạo tuyệt đối thanh liêm trong sạch.

(2) Giảm Cơ hội Tham Nhũng

(a) Làm đơn giản, hợp lý hoá, lấp những lỗ hổng trong luật thuế, công khai hoá mức thuế, kiện toàn cơ
cấu kiểm tra bộ máy thu thuế. Tránh đặt quá nhiều loại lệ phí. Chấn chỉnh guồng máy quản lý tài chính, kế
toán, kiểm tra của nhà nuớc, nhất là trong cơ quan liên hệ đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước. Chấm dứt độc quyền và đặc quyền. Chấm dứt kiềm chế giá cả.

(b) Cơ hội tham nhũng sẽ đương nhiên giảm khi toàn bộ cơ cấu hành chính và kinh tế được trong suốt
hoá. Khi cải cách thủ tục hành chánh phải đặt câu hỏi: sắp xếp ra sao thì ít có cơ hội tham nhũng? Phổ biến
rộng rãi ngân quỹ chi tiết của từng dự án. Công tác soạn thảo các định luật thiết lập thể chế (nhất là các quyết
định về thuế) cần phải công khai, có sự bàn bạc, góp ý của các chuyên gia trong lẫn ngoài các cơ quan liên
hệ. Mọi quyết định đều phải công khai. Khi thẩm định các đề án đầu tư xây dựng, chúng ta phải so sánh cơ
9
hội tham nhũng của từng dự án. Nên để ý, vì tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội đều có liên hệ qua lại với
nhau, giảm cơ hội tham nhũng trong lĩnh vực này có thể sẽ gây thêm cơ hội tham nhũng ở lĩnh vực khác. Thu
nhỏ nền "kinh tế ngầm" (các hoạt động kinh tế không khai thuế) vì khu vực này càng lớn thì hiệu năng của
đòn bẩy thuế má càng yếu.

Theo kinh nghiệm nhiều nước, tham nhũng sẽ giảm đi nếu các viên chức trong công tác dễ tham nhũng làm
việc cặp. Nên thuyên chuyển thưòng xuyên (tuy nhiên, có người cho rằng biện pháp này có thể làm tăng tham
nhũng vì các viên chức sẽ cố gắng hối lộ thật nhiều trước khi bị thuyên chuyển). Phải có một cơ chế hữu hiệu
để người dân tố cáo tham nhũng.

Dù trên thực tế thì tổng thù lao (lương căn bản cộng với các phụ cấp ngoại ngạch hợp pháp, chính thức
cũng như không chính thức) của số lớn công chức cán bộ hiện nay không là quá thấp so với khu vực tư, chế
độ lương bổng cần phải sửa đổi. Những khoản phụ cấp ngoại ngạch là chỗ mà tham nhũng dễ nảy nở (đó là
không nói đến việc nhà nước sẽ mất thuế thu nhập vì những mối thu nhập ngoại ngạch này ít khi được khai
báo). Nên chính thức hoá những loại phụ cấp này.

(3) Giảm Lợi của Tham Nhũng

Như đã nói ở trên, lợi của tham nhũng là lợi tương đối: so với tình trạng không tham nhũng, cũng như so với
những hình phạt nếu tham nhũng bị phát giác. Như vậy, để giảm tham nhũng ta phải giảm chênh lệch thu
nhập giữa tham nhũng và không tham nhũng, và tăng hình phạt tham nhũng.

Tuy rằng nâng cao mức sống công chức cán bộ có thể thực hiện ở nhiều mặt, trong một nền kinh tế thị
trường thì nó gần như là đồng nghĩa với tăng lương.[10] Điều này dễ lý giải trong mô hình kinh tế: lương càng
cao thì người tham nhũng sẽ mất mát nhiều hơn nếu tham nhũng bị phát giác.[11] Tăng lương cho công chức
cán bộ không chỉ để các công chức cán bộ hiện tại không bị tham nhũng quyến rũ, nhưng còn để thu hút vào
khu vực công những người thanh liêm và có năng lực. Nếu lương công chức cán bộ là quá thấp so với khu
vực tư thì khu vực công chỉ là hấp dẫn đối với những thành phần xem quyền chức là cơ hội tham nhũng.

Tuy nhiên, cũng cần nghĩ đến vài hậu quả phức tạp của việc tăng lương cho công chức cán bộ. Một là,
không phải cơ hội tham nhũng của mọi công chức cán bộ đều ngang nhau. Nếu chỉ tăng lương cho những
ngành có cơ hội tham nhũng thì có là bất công cho những ngành không có cơ hội tham nhũng chăng? Hai là,
tăng lương cho công chức cán bộ đủ cao để họ không kiếm chác thêm thì lại khiến nhiều người chạy chọt đút
lót để có những chức vụ đó. Ba là, tăng lương cán bộ có thể gây ra lạm chi ngân sách và những hậu quả vĩ mô
của nó.

Đối tượng của các biện pháp chống tham nhũng phải là (i) người nhận hối lộ cũng như người nộp hối lộ,
(ii) giảm thu nhập do tham nhũng cũng như tăng hình phạt cho tham nhũng. Theo kinh nghiệm nhiều nước,
các biện pháp chống tham nhũng nhắm vào người đi đút lót (hoặc làm trung gian) có thể có hiệu quả hơn
nhắm vào người nhận đút lót.

Phải triệt để bảo vệ những người có can đảm tố cáo tham nhũng (có bằng cớ). Khuyến khích các phương
tiện truyền thông điều tra tham nhũng (một cách có trách nhiệm). Đặc biệt trừng phạt nặng nề những tham
nhũng mà đối tượng là người có thu nhập thấp, hoặc những chương trình xã hội xoá đói giảm nghèo (đề nghị
gần đây của phái đoàn Ngân hàng Thế giới ở In-đô-nê-xia)

III. THAM NHŨNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ KHÁC

Tuy rằng hầu như mọi người đều nhất trí về các thành tố gây tham nhũng và những biện pháp bài trừ tham
nhũng trình bày ở Đoạn II trên đây, ý kiến có nhiều chổ không tường tận và bất đồng đối với liên hệ giữa
tham nhũng và những vấn đề kinh tế khác. Đoạn III này sẽ bàn đến bốn đề tài đương đại: (1) Tham nhũng và
10
kinh tế thị trường, (2) tham nhũng và sự chọn lựa công cụ điều tiết, (3) tham nhũng và phát triển, và (4) tham
nhũng trong một nền kinh tế mở.

1. Tham nhũng và kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là giải pháp hay nguyên nhân của tham nhũng? Có hai quan điểm.

(1) Theo một quan điểm[12] thì, nếu không bị kiềm chế, cơ cấu thị trường tự nó sẽ thanh lọc các cơ hội
mờ ám, khử trừ chỗ dung thân của tham nhũng. Nói cách khác, thị trường là giải pháp cho tệ nạn tham
nhũng. Quan điểm này lấy chủ nghĩa tư bản thị trường làm gốc, xem bản năng con người là vị kỷ, luôn tìm
mọi cách để thủ lợi cho bản thân. Nó khẳng định nhà nước không thể uốn biến động lực vị kỷ của con người,
chỉ có thể thay đổi cơ hội và mức lợi của tham nhũng. Người có quan điểm này cho rằng cơ chế thị trường
thông thoáng trong một xã hội kiên cố pháp trị sẽ làm giảm lợi lộc của tham nhũng. Một là, nếu như không
còn hành chánh quan liêu thì độc quyền sẽ ít đi, đặc lợi sẽ hạ thấp. Hai là, nếu bị trừng trị nặng nề thì cái "giá
phí cơ hội" của tham nhũng sẽ là rất cao so với những hoạt động làm ăn hợp pháp. Tóm lại, tin tưởng tuyệt
đối vào hiệu lực thị trường, quan điểm này vừa phủ nhận vai trò của nhà nước trong kinh tế, vừa khẳng định
tham nhũng là tất nhiên trong một chế độ mà nhà nuớc còn can thiệp vào các hoạt động kinh tế.

(2) Theo quan điểm thứ hai thì tham nhũng là hậu quả của tình trạng đạo đức suy đồi, kỷ cương lỏng lẻo.
Nói cách khác, tham nhũng phát sinh từ động lực của con người. Đi xa hơn, nhiều người có quan điểm này
còn cho rằng chính kinh tế thị trường, qua sự thúc đẩy tinh thần vị kỷ, thực dụng của nó, đã gây ra sự suy đồi
đạo đức đó.

■ Phải nghĩ sao về hai quan điểm này?

Tạm gạt vấn đề tham nhũng qua một bên, ngay trong một nền kinh tế đã phát triển, thị trường đã mở
mang, có nhiều lĩnh vực mà sự can thiệp của nhà nước là cần thiết, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế nhiều
ngoại ứng (externalities).[13] Nói cách khác[14] những người khẳng định rằng cơ chế thị trường sẽ làm giảm
tham nhũng có lẽ đã quên những chỗ yếu của cơ chế đó (nhất là về mặt công bằng xã hội). Song, lý luận
ngược lại, cho rằng phải chấp nhận tham nhũng vì điều tiết là cần thiết cũng không đúng, vì hai lý do. Một là,
không phải bất cứ nơi đâu và lúc nào thì mức độ tham nhũng cũng tăng giảm cùng chiều với mức độ can thiệp
của nhà nước vào nền kinh tế. Nó còn tùy vào nhiều biến số khác như môi trường xã hội, luật pháp, thời điểm
và khâu đoạn phát triển. Hai là, bởi lẽ tham nhũng làm rệu rã tính cộng đồng, xói mòn sự nể trọng uy quyền
nhà nước, chính nó sẽ làm vô hiệu hoá các biện pháp quản lý và điều tiết kinh tế Như vậy, quan điểm thứ
nhất thiếu một cái nhìn toàn bộ về năng lực của thị trường cũng như vai trò nhà nước trong hoạt động kinh tế

Quả có đúng là một nhược điểm của cơ chế thị trường là nó chỉ khuyến khích những hoạt động có lợi ích
cho bản thân cá nhân, và không khuyến khích những hoạt động chỉ có lợi ích cho cộng đồng. Do đó, trong
công tác chống tham nhũng, hiệu năng của những biện pháp mà mục đích là nhằm giảm đi động lực tham
nhũng sẽ càng thấp khi mức độ thị trường hoá của nền kinh tế càng cao. Nói cách khác, nhiều biện pháp
chống tham nhũng (ví dụ như cổ vũ kiên trì đạo đức, hồi phục truyền thống cách mạng) có hiệu quả ở một
khâu đoạn này của quá trình thị trường hoá có thể sẽ không còn hiệu quả ở một khâu đoạn khác của quá trình
đó. Những người cực đoan tôn vinh chủ nghĩa thị trường, không chú ý đến đặc trưng lịch sử và văn hoá của
một nước, cũng sẽ sai lầm như những người cho rằng quá trình thị trường hoá có thể tiến hành biệt lập và hài
hoà với những đặc trưng văn hoá và lịch sử ấy.

Trong một nền kinh tế lạc hậu, pháp luật còn phôi thai, nhiều sơ hở, và cơ chế tư pháp còn thiếu cán bộ
đủ trình độ, thì sự can thiệp của nhà nước vào thị trường sẽ là môi sinh của tham nhũng. Nói khác đi, sự can
thiệp đó sẽ là hữu hiệu hơn khi dân trí đã cao, định chế luật pháp (và guồng máy tư pháp) đã đầy đủ, rõ ràng,
hoặc là động lực tham nhũng là yếu (tác phong đạo đức cá nhân, tinh thần cộng đồng xã hội còn mạnh).

11
(Trong chừng mực mà sự can thiệp này là lý do thần kỳ Đông Á vào những thập kỹ 70, 80 thì có lẽ là do yếu
tố sau cùng.)

Hơn nữa , thực chứng cho thấy xã hội có thể ảnh hưởng đến tác phong con người.

2. Tham nhũng và sự chọn lựa công cụ điều tiết kinh tế

Như đã trình bày, hoàn toàn buông thả thị trường, đình chỉ mọi can thiệp của nhà nước, trên thực tế không
phải là giải pháp độc nhất hoặc tốt nhất để bài trừ tham nhũng. Vì nhiều lý do khác nhau, sự can thiệp của
nhà nước (đến một mức độ nào đó) là cần thiết. Khẳng định như vậy để đi đến một nhận định kế tiếp, đó là:
khi các đòn bẫy kinh tế bị tham nhũng làm méo mó thì các biện pháp điều tiết, các chính sách kinh tế vĩ mô,
chẳng những sẽ không đem lại những kết quả mong muốn nhưng còn gây ra nhiều hậu quả còn tệ hại hơn là
nếu không có những biện pháp và chính sách ấy. Nói cách khác, để sự can thiệp của nhà nước vào thị trường
được hữu hiệu thì (1) phải diệt trừ tham nhũng (nhất là trong cơ chế điều tiết) hoặc là (2) chọn lựa cơ chế điều
tiết ít tham nhũng (mặc dù cơ chế ấy có thể kém hiệu năng (xét theo tiêu chí kinh tế nào đó) hơn một cơ chế
khác).

Ví dụ thứ nhất: công cụ điều tiết vĩ mô tuy không có nhiều hiệu năng tinh tế như công cụ điều tiết vi mô
nhưng có thể nên được chọn nếu như nó ít gây ra cơ hội tham nhũng.

Ví dụ thứ hai: trong nhiều lĩnh vực điều tiết thì công cụ hạn ngạch (quantity control) có thể kém hiệu
năng hơn công cụ giá (price control), tuy nhiên công cụ giá (qua thuế) sẽ có nhiều cơ hội tham nhũng hơn
công cụ hạn ngạch, như vậy thì ta nên dùng công cụ hạn ngạch, ít nhất là cho đến khi guồng máy thuế vụ
được trong sạch hơn.

Ví dụ thứ ba: một cơ chế càng máy móc, cứng nhắc (tức là đáng tránh cho một nền kinh tế cần linh động
đề phát triển) thì, oái oăm thay, thường lại là một cơ chế ít cơ hội tham nhũng (vì ít người có quyền ban ngoại
lệ).[15] Cũng vậy, thoạt nhìn thì để tránh tham nhũng trong guồng máy thuế khoá, luật thuế cần phải được rõ
ràng, không để cán bộ thu thuế có quá nhiều quyết định tùy nghi. Lắm khi, giải pháp đó sẽ làm bộ máy hành
chính quá cứng nhắc, không nhanh nhạy ứng biến với những tình huống cá biệt.

Ví dụ thứ tư: kinh nghiệm gần đây cho thấy sự đánh đổi giữa hiệu năng kinh tế và cơ hội tham nhũng là
rõ rệt nhất trong những bài toán liên hệ đến chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở các
quốc gia đang chuyển đổi. Nói thẳng ra, cổ phần hoá sẽ làm tăng hiệu năng kinh tế nhưng chính nó sẽ tạo ra
nhiều cơ hội tham nhũng. Ta nên hỏi: có biện pháp nào (ngoài cổ phần hoá các DNNN) mà cũng tăng hiệu
năng kinh tế tương tự nhưng ít có hiệu ứng thứ cấp tai hại như tham nhũng? Tối thiểu, nó bắt buộc một chuẩn
bị pháp lý tươm tất trước khi bắt đầu cổ phần hóa.[16]

Trên bình diện kinh tế, đa số hoạt động chống tham nhũng (thanh tra, điều tra, công an, tư pháp) cần
nhiều nhân vật lực có thể được sử dụng vào những hoạt động khác đóng góp trực tiếp hơn cho phát triển. Tuy
sự đánh đổi này sẽ không là đáng kể khi nền kinh tế còn chưa đến mức độ toàn dụng nguồn lực, nó đưa đến ba
hệ luận. Thứ nhất, vì nguồn lực bao giờ cũng có giới hạn, phải chấp nhận rằng tham nhũng sẽ không bao giờ
bị tận diệt. Thứ hai, phải cố gắng phát hiện những biện pháp chống tham nhũng dựa vào các đòn bẫy phi kinh
tế, cần ít sức người, sức của. Thứ ba, phải đặt thứ tự ưu tiên.

Ưu tiên số một phải là bài trừ những tham nhũng có hại cho định chế và kinh tế nhất. Những tham nhũng
trong khâu giao thông vận tãi, chẳng hạn, tuy là có thể không "lớn" như những tham nhũng trong lĩnh vực
ngân hàng hay các xí nghiệp quốc doanh, nhưng có ảnh hưởng rất là sâu rộng và trực tiếp đến mọi thành phần,
mọi hoạt động sản xuất. Tham nhũng dung túng những tội phạm kinh tế khác (buôn lậu, biển thủ). Như vậy,
diệt trừ tham nhũng phải thực hiện trước, hoặc ít nhất đồng thời với những hoạt động bài trừ các tệ nạn xã hội
và kinh tế khác.
12
3. Tham nhũng và phát triển

Như đã trình bày ở Đoạn I, tham nhũng có những hậu quả tiêu cực đến phân bố nguồn lực (nhất là vốn),
đến chênh lệch thu nhập . . . là những yếu tố cần thiết để phát triển. Trong chừng mực đó, hiển nhiên là tham
nhũng sẽ làm chậm phát triển. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hai câu hỏi. Thứ nhất, vì như đã vừa nói trên, hoạt động
chống tham nhũng cần một số nguồn lực có thể đầu tư cho phát triển, liệu có thể có kịch bản nào theo đó nên
dồn hết nguồn lực cho phát triển? Thứ hai, nếu, dù có tham nhũng song, nhờ những yếu tố nào đó mà ta có
được tiếp tục tăng trưởng thì liệu chính sự tăng trưởng đó sẽ làm giảm tham nhũng chăng?

Nhiều học giả cho rằng không thể tránh được tình trạng tham nhũng sẽ trầm trọng trong giai đoạn đầu
của quá trình phát triển (nhất là khi sự phát triển đó là đồng thời với sự chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang
kinh tế thị trường – xem đoạn trên). Họ lý luận rằng, một là, khi thị truờng bắt đầu bốc thì nhiều cơ hội tham
nhũng sẽ nảy sinh. Hai là, tiến trình cổ phần hoá sẽ tạo nhiều cơ hội tham nhũng. Ba là, công chức cán bộ với
đồng lương cố định dễ bị tham nhũng cám dỗ. Ngược lại, họ lý luận, khi một nước đã phát triển và ổn định
thì tình trạng tham nhũng sẽ giảm đi vì (1) thông tin sẽ nhiều hơn, và (2) "luật chơi" trở nên minh bạch hơn,
(3) thu nhập có thể nâng cao được qua những hoạt động kinh tế hợp pháp.

Nhận định trên có nhiều điều bất cập. Thứ nhất, nó chỉ nhìn đến hướng liên hệ từ phát triển đến tham
nhũng mà không đến hướng liên hệ ngược lại: từ tham nhũng đến phát triển. Song, như đã phân tích ở Đoạn
I, tham nhũng chính nó sẽ làm suy yếu những thành tố then chốt của tăng trưởng. Hơn nữa, tăng trưởng càng
chậm thì càng khó dập tắt tham nhũng. Lý do là, khi kinh tế đang nhanh chóng tăng trưởng, cải tổ thể chế để
loại trừ tham nhũng sẽ ít bị đối kháng vì đa số sẽ nhận ra rằng không cần phải tham nhũng mới làm giàu. Do
đó các biện pháp cải cách thể chế để tham nhũng mất nơi ẩn nấp tương đối còn dễ dàng. Khi tăng trưởng trì
trệ thì những cải cách thể chế có đụng chạm đến tham nhũng sẽ gặp nhiều chống đối hơn.

Thứ hai, có thể chăng liên hệ giữa tăng trưởng và tham nhũng là một chiều (từ tăng trưởng đến tham
nhũng) đúng như theo nhận định này, nhưng là một liên hệ thuận, thay vì ngược? Xin lấy một ví dụ. Khi một
nền kinh tế còn lạc hậu thì tham nhũng có thể là từ 5-10% giá trị các dự án. Khi tăng trưởng bắt đầu bốc thì
số này có thể tăng lên 15-20%. Mà khi lợi lộc tham nhũng càng cao thì càng có nhiều giành giật (làm tiêu phí
nguồn lực quốc gia) đề chia sẻ lợi lộc tham nhũng đó. Như vậy, nguồn lực để phát triển sẽ kém đi và do đó,
không chóng thì chầy, tăng trưởng sẽ chững lại vì tham nhũng. Tham nhũng tự nó sẽ không giảm đi chỉ vì
tăng trưởng mà cần có một chính sách để đối phó với nó.

Theo người viết bài này, tham nhũng có làm giảm tăng trưởng (nhất là một tăng trưởng cân đối, bền
vững) nhưng phát triển cân đối, bền vững cũng sẽ làm giảm tham nhũng. Nói gọn lại: càng nhiều tham nhũng
thì càng chậm phát triển, mà càng chậm phát triển thì tham nhũng càng dây dưa. Đó là một cái vòng luẩn
quẩn.

Cuối cùng, phải nhớ rằng tăng trưởng thu nhập không bao giờ là mục tiêu duy nhất của phát triển. Cho
dù tăng trưởng thu nhập có thể xảy ra trong một xã hội tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo sâu sắc, tệ nạn tràn
lan, song khó thể nói rằng một xã hội như vậy thật sự là phát triển.

4. Tham Nhũng Trong Một Nền Kinh Tế Mở

Trong một nền kinh tế mở cửa, ảnh hưởng qua lại giữa tham nhũng và đầu tư nước ngoài gây thêm nhiều
khía cạnh đáng quan tâm.

(a) Đối với những viên chức tham ô thì nền kinh tế mở có những hấp dẫn đặc biệt. Một là, các công ty
ngoại quốc có sức đưa nộp những món tiền hối lộ kếch xù, có thể gấp trăm, gấp ngàn lần những số tiền mà
13
công ty bản xứ có khả năng đút lót. Hai là, phần lớn tiền tham nhũng nhận được từ nước ngoài sẽ nằm lại
trong các tài khoản các ngân hàng ngoài nước, ngoài vòng kiểm tra của nhà nước, và chính nó sẽ làm cơ hội
tham nhũng giữa những người trong nước tăng lên (họ chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản
khác ở ngoại quốc). Ba là, về tâm lý, nhận tiền hối lộ của người nước ngoài sẽ được cảm thấy là ít tội lỗi hơn
là tống tiền của người trong nước.

(b) Chẳng những vậy, chính sự có mặt của các công ty nước ngoài có thể làm tham nhũng gia tăng. Các
công ty ngoại quốc đã hoạt động trong nước thường đút lót để đối thủ của họ không được phép xâm nhập.
Những công ty đã hối lộ để xâm nhập vào thị trường nào đó thì sẽ có động lực hối lộ thêm để giữ các viên
chức tham nhũng, ngăn ngừa cạnh tranh của các công ty khác (và sẽ tống tiền các viên chức đã nhận hối lộ).
Nhiều quốc gia không đếm xỉa đến luật pháp các quốc gia khác, ngầm khuyến khích các công ty của họ đút lót
quan chức bản xứ, miễn là được mối hàng thì thôi.

(c) Những công ty (nước ngoài) có xu hướng làm ăn bằng cách đút lót là những công ty không nhiều hiệu
quả kinh tế hơn những công ty muốn làm ăn chân chính. Đầu tư nước ngoài sẽ chảy vào các xí nghiệp, dự án
có nhiều móc nối, tham nhũng, hơn là phân bố theo lợi nhuận kinh tế.

(d) Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các xí nghiệp ngoại quốc rất dễ chuyển dự án đầu tư
của họ từ một nước nhiều tham nhũng sang một nước ít tham nhũng. Dù không có bằng chứng rõ ràng là
tham nhũng tăng hay giảm ngoại thương,[17] theo nhiều người thì càng có ít những kiềm chế ngoại thương thì
ảnh hưởng của tham nhũng càng ít. Tuy nhiên tham nhũng sẽ làm méo mó các chính sách ngoại thương và
làm chệch đi phân phối lợi ích của thương mại.

IV. KẾT LUẬN

Giải trừ tham nhũng là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế (nhất là phát triển một cách cân đối, bền vững),
và là một yếu tố quan trọng trong tiến trình chuyển biến cơ cấu kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh
tế từ giữa năm 1997 đã cho thấy tai hại của tham nhũng: tham nhũng vừa là một trong những nguyên nhân
đưa đến khủng hoảng, vừa là một trở ngại then chốt cho những giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Như báo cáo gần đây của một phái đoàn Ngân Hàng Thế Giới về tình trạng tham nhũng ở In-đô-nê-xia khẳng
định, vấn đề tham nhũng cần được khẩn cấp đương đầu vì ba lý do. Một là cuộc khủng hoảng kinh tế hiện
nay đưa cả hàng chục triệu người vào cảnh nghèo đói. Để đối phó với cuộc khủng hoảng này chính phủ cần
được niềm tin tuyệt đối của dân chúng. Tham nhũng sẽ đánh mất đi niềm tin đó. Hai là, cũng chính niềm tin
đó là cần thiết để chính phủ dìu dắt công cuộc chuyển biến kinh tế. Và ba là, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc
tế sẽ không có hiệu lực nếu tham nhũng lan tràn.

Trong một nước tự hào theo xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, tham nhũng, qua hậu quả phân hoá giàu
nghèo một cách bất công của nó, là hiểm họa quan trọng đặc biệt cho chế độ. Bởi lẽ, không giống những
quốc gia tư bản mà sự công bằng xã hội không là một mục tiêu hàng đầu, bản chất của xã hội chủ nghĩa chính
là sự công bằng đó. Như vậy, sự bất bình của người dân đối với một chế độ xã hội chủ nghĩa (do chính họ đã
đóng góp xương máu để xây dựng) bị tham nhũng đục khoét sẽ gấp nhiều lần hơn sự bất bình trong những chế
độ khác với cùng một mức độ tham nhũng. Như cố vấn Võ Văn Kiệt (Kiến Thức Ngày Nay số 291) đã nói:

Điều làm chúng tôi ray rứt nhất là một Đảng cầm quyền mà tham nhũng lại nằm trong bộ máy Nhà nước. Có
người cho rằng tham nhũng là do cơ chế thị trường. Tôi không nghĩ như thế. Tình trạng tham nhũng như hiện
nay cũng có lý do khách quan nhưng chủ yếu là do chủ quan. Cần phải có công cụ quản lý xã hội tốt, đủ mạnh
và thật tập trung thì mới hạn chế được. Trước hết phải xác định Nhà nước ta phải là một nhà nước pháp
quyền, ai ai cũng phải tuân thủ luật pháp. Người ở cương vị càng cao thì càng phải tuân thủ phép nước. Tham
nhũng không chỉ là chuyện vi phạm luật pháp mà còn là vấn đề đạo đức, phẩm chất của người cán bộ. Chính
vì vậy, theo tôi, để ngăn chặn tình trạng tham nhũng như hiện nay thì trước tiên là việc phải xử lý thật nghiêm
minh theo đúng tinh thần Pháp lệnh chống tham nhũng được Nhà nước ban hành hồi đầu năm. Thứ hai là phải
14
đẩy mạnh công việc cải tổ hành chính tránh tình trạng nhiều cửa nhiều ngành lâu nay gây phiền hà cho người
dân, và thứ ba là sửa đổi ngay một số văn bản luật pháp không còn phù hợp. Để góp phần hạn chế tình trạng
tham nhũng, chúng ta còn cần phải làm sao cho đồng lương của công nhân viên chức có thể đảm bảo cho nhu
cầu cuộc sống của gia đình. Muốn vậy, phải ra sức sắp xếp bộ máy hành chính tinh gọn, tránh những việc chi
tiêu lãng phí, nhằm tạo điều kiện để cải thiện mức sống của đội ngũ cán bộ, viên chức.

Chú thích

[1]Department of Economics, Wright State University, Dayton, Ohio 45435, USA

[2]Cũng vì lẽ đó, ở các quốc gia nhiều tham nhũng, mức đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực xã hội, giáo
dục và y tế thường là thấp hơn, và vào những công trình xây cất thường là cao hơn, mức đáng có.

[3]Nhờ đút lót, nhiều thành phần không đủ điều kiện cũng nhận phụ cấp của nhà nước, nhiều công trình
vô ích cũng sẽ đuợc chấp thuận thực hiện ...

[4]Nhiều người cho rằng một phần cội rễ những cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở Đông Á và Đông
Nam Á là tình trạng tham nhũng ở các nước này.

[5]Như một bài trong báo Nhân Dân (13/7/98) gần đây nhận xét: "Nếu ở đâu, người muốn vào biên chế
Nhà nước phải chạy chọt, mua "ghế", thì khi đã đuợc ngồi vào ghế rồi, họ sẽ kiếm chác, tham nhũng để "thu
hồi vốn" và không có ý thức coi trọng danh dự công chức Nhà nước"

[6]Tirole (1996) phân tích một mô hình kinh tế trong đó một người thanh liêm đuợc bổ nhiệm vào một
nhiệm sở có "truyền thống tham nhũng" không chóng thì chày cũng sẽ tham nhũng.

[7]Xem mô hình Cadot (1987), Andvig và Moene (1990)

[8]Đặc biệt là Leff (1964).

[9]Theo thuật ngữ kinh tế học hiện đại, đây là hậu quả của tình trạng "thông tin không đối xứng"
(asymmetric information).

[10]Xem thêm chi tiết trong Van Rijckeghem và Weder (1997)

[11]Xem bài của Cadot và những tài liệu dẫn chứng trong đó. Nhìn qua tiếp cận này, cũng phải có phần
thưởng đặc biệt cho những công chức cán bộ thanh liêm cả đời, đó là cho họ có hưu bổng cao.

[12]Tiêu biểu là các khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Quỹ
Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OECD)

[13]Theo kinh tế học, dù thị trường có hoạt động thật trôi chảy, nó cũng không phân bố tài nguyên một
cách tối hảo nếu một vài hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng có “ngoại ứng”, tức là gây ra lợi ích hoặc phí tổn
cho những người ngoài kẻ mua hoặc bán hàng hoá hay dịch vụ liên hệ.

[14] Xin xem, chẳng hạn như, Bardhan (1997).

15
[15]Theo Schleifer và Vishny thì sở dĩ ở Liên Xô (cũ) không có nhiều tham nhũng như Nga Sô ngày nay
là nhờ kỷ cương của Đảng Cộng Sản lúc đó. Song, ai nấy đều biềt, sự phung phí nguồn lực, kém hiệu năng
của nền kinh tề chỉ huy ở Liên Xô (cũ) đã ra thế nào rồi.

[16]Cũng cần nói thêm là tiến trình tư hữu hóa, khi chính nó không bị tham nhũng và làm xí nghiệp hoạt
động hiệu quả hơn, có thể có hại cho cả nền kinh tế nếu xí nghiệp tư doanh kế tục sẽ có nhiều độc quyền kinh
tế.

[17]Xem Kimberly Ann Elliott (1997).

4./ Đánh giá khả năng quản lý quốc gia

Nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về khả năng quản lý quốc gia tại hơn 200 nước cho thấy
Việt Nam ở hạng thấp khi so sánh với các chính phủ khác.

Báo cáo "Governance Matters 2006" của World Bank xem xét sáu khía cạnh về quản lý đất nước tại 213 nước từ 1996
đến cuối 2005.

Sáu khía cạnh được xem xét là:

Tiếng nói và trách nhiệm giải trình: đo lường nhân quyền, quyền dân sự và quyền chính trị.

Ổn định chính trị và vắng bạo lực: khả năng bạo lực đe dọa thay đổi trong chính phủ, tính cả khủng bố.

Hiệu năng chính phủ: khả năng của bộ máy hành chính và dịch vụ công.

Chất lượng quản lý: đo lường tần suất của các chính sách không thân thiện với thị trường.

Thi hành luật pháp: chất lượng của việc thực thi hợp đồng, cảnh sát, tòa án, trong đó tính đến sự độc lập của ngành tư
pháp.

Kiểm soát tham nhũng: lợi dụng quyền hạn để tư lợi, tính cả tham nhũng lớn và cò con.

Ổn định chính trị, nhưng kém về nhân quyền

Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt điểm cao nhất về ổn định chính trị, đạt 59 trên thang điểm 100 của World Bank.

Bảng xếp hạng tính theo phần trăm của World Bank đồng nghĩa chính trị của Việt Nam ổn định hơn 59% các nước khác
trên thế giới (chỉ kém 41% trong 213 nước được khảo sát)

Nhưng Việt Nam bị điểm rất thấp trong khía cạnh "Tiếng nói và trách nhiệm giải trình", chỉ đạt 7.7/100, đồng nghĩa
92.3% trong các nước được khảo sát có nhân quyền và quyền dân sự tốt hơn Việt Nam.

Khi phân tích kỹ hơn, điểm về nhân quyền, quyền dân sự và quyền chính trị tại Việt Nam đạt cao nhất là năm 1996 và
2002 (cùng đạt 10.6), và từ từ tụt: 1998 (3.4), 2000 (5.8), 2003 (8.2), 2004 (8.7) và chỉ đạt 7.7 vào năm 2005.

Về hiệu năng của chính phủ, điểm của Việt Nam năm 2005 là 45, đồng nghĩa 55% chính phủ các nước được khảo sát có
hiệu năng tốt hơn chính phủ Việt Nam.

Báo cáo của World Bank cho thấy hiệu năng của chính phủ Việt Nam, trong 10 năm qua, không có sự cải thiện đáng kể.
Điểm cao nhất vẫn là năm 1996 (51), 1998 (48.8), 2000 (41.1), 2002 (46.9), 2003 (46.4), 2004 (42.6).

Điểm về chất lượng quản lý của Việt Nam năm 2005 cũng rất thấp, chỉ đạt 25.7%.
16
Trong khía cạnh pháp luật, điểm của Việt Nam năm 2005 là 42. Đây là điểm khá cao khi so với các nước trong vùng
Đông Nam Á, kém một chút so với Thái Lan (56.5), nhưng cao hơn Philippines (38.6), Campuchia (11.1), Lào (11.6).

Có lẽ ít ai ngạc nhiên khi thấy điểm về khả năng kiểm soát tham nhũng của Việt Nam thấp, đạt 26.6 vào năm 2005 - như
vậy, hơn 70% các nước trên thế giới "sạch" hơn Việt Nam.

Điểm về tham nhũng của Việt Nam đạt tiến bộ nhất vào năm 2002 (31.4) và 2003 (31.4), nhưng nhìn chung từ 10 năm
qua vẫn bình bình như thế: 1996 (26.8), 1998 (27), 2000 (25), 2004 (23).

Đọc báo cáo mới nhất của World Bank, người ta thấy rằng Việt Nam ngày hôm nay đã có những tiến bộ và phát triển
hơn so với hai thập niên trước.

Nhưng nhiều nước khác cũng tiến bộ và làm thế nào để Việt Nam theo kịp các nước phát triển - chứ không phải chỉ tự
so sánh với quá khứ của mình - là một thách thức lớn.

Báo cáo của World Bank dựa trên trả lời của 120.000 công dân, doanh nghiệp và chuyên gia, thông qua các khảo sát của
25 tổ chức trên thế giới.

5./ Lại bàn về chất lượng tăng trưởng và đầu tư
Hiện nay chúng ta nói lạm phát 5% hay 6%, nhưng ở thời điểm này, con số này dựa trên cơ sở nào
thì còn phải thảo luận thêm. Trong bối cảnh đó, huy động ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn là một hiện
tượng rất nguy hiểm.

Hai hôm nay, QH đang thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ mà một trong những nội dung
quan trọng nhất là chất lượng tăng trưởng và đầu tư. Đây không phải là vấn đề mới nhưng cũng không lúc
nào cũ, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhân dịp này, chúng ta nên xem lại
những khái niệm liên quan và hướng tới một cách nhìn bình tĩnh hơn về những vấn đề nóng này.

Những tranh cãi

Khái niệm chất lượng tăng trưởng, đối với nhiều người, có vẻ giống như một bóng ma. Ai cũng bảo thấy
nhưng không ai có thể diễn tả cụ thể như thế nào. Nếu không biết thước đo là gì, thì sao có thể nói chính xác
là chất lượng tăng trưởng của ta đang ở đâu?

Nhiều người muốn dùng đến chỉ số ICOR (hệ số giữa mức tăng của đầu vào và đầu ra). Ví dụ như trong một
năm, tổng đầu tư của chúng ta bằng 40% thu nhập quốc dân (GDP), tăng trưởng GDP đạt 8%, nghĩa là chỉ
số ICOR bằng 5. Tuy nhiên, chỉ số này nói lên chất lượng của đầu tư chứ không phải chất lượng của tăng
trưởng.

Ở một thái cực khác, chúng ta lại nói đến tăng trưởng bền vững. Khái niệm này bao gồm sự bền vững về xã
hội, về kinh tế, môi trường v.v...

Còn các quan điểm trung dung thì rất nhiều. Có người cho rằng xem xét chất lượng phải dựa vào chỉ số phát
triển con người (HDI). Có người lại muốn nói đến các vấn đề xã hội kèm theo. Có quan điểm nói chất lượng
là phải giữ gìn được bản sắc. Báo cáo chất lượng tăng trưởng năm 1997 của Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) còn kèm theo vấn đề tạo việc làm cho người dân.

Các khái niệm trên thực ra rất mông lung do phải bao hàm quá nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu khó có
thể mà lượng hóa được. Có thể nêu số liệu về tăng trưởng, có thể cảm nhận về chất lượng cuộc sống,
nhưng chất lượng tăng trưởng thì gần như vẫn là thứ mơ hồ.

Nhiều khi chúng ta nói đến chất lượng tăng trưởng mà không hiểu mình đang nói theo nghĩa hẹp hay nghĩa
rộng. Cũng giống như khái niệm khả năng cạnh tranh, khái niệm chất lượng tăng trưởng hiện còn đang gây
ra nhiều tranh cãi.
17
Đâu là tiêu chí quan trọng?

Để đánh giá chất lượng tăng trưởng, cần phải giới hạn những tiêu chí trong phạm vi cần thiết, mặc dù điều
này có thể làm giảm độ chính xác của đánh giá. Chúng ta có thói quen đặt ra quá nhiều tiêu chí, để nói rằng
tăng trưởng thế nào mà nạn thất nghiệp không giảm? Rồi tăng trưởng mà vẫn không ngăn được lạm phát
v.v... Ngay cả mục tiêu mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cũng đề ra hàng trăm tiêu chí, không ai xem hết
được.

Việc đơn giản hóa cũng có hai trường phái khác nhau. Một bên chú trọng vào số lượng, nghĩa là tốc độ tăng
trưởng. Bến kia coi trọng những chỉ tiêu đi kèm với tăng trưởng, chẳng hạn như công ăn việc làm, lạm phát,
cân bằng thu nhập v.v... Những người theo trường phái thứ nhất sẽ tập trung đầu tư vào một số đầu tàu và
cho phép sự phân hóa giầu nghèo diễn ra nhanh chóng. Họ chấp nhận khi nào đủ lực sẽ quay trở lại với
chất lượng và sự bền vững.

Có phải chúng ta đang chú trọng vào tốc độ? Mức tăng trưởng gần đây của chúng ta là từ 5% đến 7% mỗi
năm. Con số này chưa phải ghê gớm lắm nếu so sánh với tốc độ mười mấy phần trăm của nhiều nước trong
những năm 70. Nhờ vào dầu mỏ, Iran thậm chí đã từng tăng trưởng đến 25%.

Tăng trưởng công bằng

Chúng ta không nhất thiết phải lựa chọn sự tăng trưởng theo kiểu đánh đổi giữa tốc độ và công bằng. Trước
đây đã có thời kỳ chúng ta quá chú trọng đến công bằng, dùng chính sách thuế để lấy của người giàu chia
cho người nghèo. Hậu quả là người nghèo thì ỷ lại mà những người giàu thì sẽ mất động lực để phấn đấu.

Rõ ràng, như vậy là đánh đổi và cùng kéo xuống. Điều khó khăn là phải hiểu được trong điều kiện nào thì
hai mục tiêu trên mới song hành với nhau, cũng như đến thời điểm nào thì xảy ra sự mất cân bằng về hiệu
quả.

Tăng trưởng bền vững

Lâu nay ta vẫn nói tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là duy trì tốc độ này được bao lâu và
nguồn tăng trưởng ấy do đâu mà có. Để phân tích, có lẽ chỉ nên tập trung vào hai vấn đề mấu chốt này thôi,
chưa cần phải đi quá xa.

Không thể tăng trưởng nếu không đầu tư. Gần đây chúng ta nói nhiều về tình trạng đầu tư dàn trải. Tuy
nhiên cũng phải hiểu rõ khái niệm dàn trải. Nếu dàn trải để giải quyết mục tiêu công bằng thì sẽ không mang
lại tăng trưởng cao và kết quả cũng không giải quyết được các vấn đề xã hội. Mặt khác, nếu đầu tư tập
trung nhưng hầu hết lại chỉ tập trung vào những lĩnh vực không tốt thì sự tập trung ấy cũng không có ích lợi
nhiều lắm.

Quan trọng nhất là xét quy trình của đầu tư sao cho thật sự hiệu quả. Ví dụ như chương trình đánh bắt xa
bờ. Thay vì đầu tư hàng ngàn tỷ cho các tàu đánh bắt, ta có thể dành một phần để xây cơ sở chế biến hay
các dịch vụ phụ trợ khác. Đầu tư tất cho tàu đánh bắt xa bờ mà không có cơ sở chế biến xử lý thì rõ ràng
mục tiêu lớn cũng hỏng, mục tiêu nhỏ cũng hỏng luôn.

Đầu tu lớn hay nhỏ, không quan trọng

Thực ra khó xác định những khái niệm thế nào là tập trung hay dàn trải, thế nào là đầu tư lớn hay nhỏ. Tiêu
chí của những người làm doanh nghiệp rất rõ ràng: đó là hiệu quả. Chúng ta có coi trọng một doanh nghiệp
khi họ nói "Tôi chỉ buôn muối sang Đài Loan"? Thực ra, tốc độ tăng trưởng có được như hiện nay hầu hết
nhờ vào những người làm ăn nhỏ. Họ làm tăng năng suất lao động, làm giảm nhập siêu, lại giải quyết việc
làm cho nhiều người. Đầu tư cho họ không thể coi là đầu tư dàn trải.

Đầu tư ngắn hay dài, lại là điều quan trọng


18
Vì muốn đẩy mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá, nên có thể xảy ra vấn đề nguy hiểm là vay vốn để đầu tư.
Việc vay vốn chỉ có hạn mức, nhưng yêu cầu thực tế thường cao hơn.

Hiện nay chúng ta nói lạm phát 5% hay 6%, nhưng ở thời điểm này, con số này dựa trên cơ sở nào thì còn
phải thảo luận thêm. Trong bối cảnh đó, huy động ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn là một hiện tượng rất nguy
hiểm.

Đầu tư lãng phí nguy hiểm hơn tham nhũng

(VietNamNet) - Đầu tư dàn trải, không hiệu quả hay mức bội chi ngân sách cao... sẽ dẫn tới lãng phí to lớn.
Lãng phí này còn nguy hiểm hơn tham nhũng.

Bội chi ngân sách là lãng phí

Ở bất kể kỳ họp QH nào, vấn đề rất nóng bỏng luôn được đề cập là lãng phí và tham nhũng. Đại biểu Phạm Chuyên
(TP. Hà Nội), cho rằng, Chính phủ và Ủy ban Ngân sách của QH cần phải đánh giá rõ giữa lãng phí và tham nhũng, vấn
đề nào nghiêm trọng hơn. Có thể định lượng được nó hay không? "Tất nhiên nói về tham nhũng là gây bức xúc lớn bởi
vì đây nó thuộc phạm trù đạo đức, lãng phí thường chúng ta nói nhẹ nhàng hơn. Nhưng theo tôi, lãng phí của chúng ta
to lớn hơn rất nhiều. Và cần được phải đánh giá, không thể nói một câu chung chung được", ông nói.

Theo ông Phạm Chuyên, lãng phí hiện đang trải rộng trên những cái vấn đề: lãng phí tài nguyên; lãng phí tài sản công
bao gồm cả vốn liếng, nhà cửa, công xưởng, tài sản công, lãng phí và tham nhũng đều ở khu vực này rất lớn; lãng phí
và có thể nói là gây tham nhũng trong lĩnh vực sử dụng nguồn lực con người, từ tổ chức bộ máy, tuyển chọn, sử dụng
con người, trọng dụng nhân tài, ở đây có cả lãng phí, cả tham nhũng.

Liên quan đến lãng phí và tham nhũng xung quanh việc bố trí ngân sách, đại biểu Xin tiền... xây nhà hỏa táng
này cho rằng, rất ít ý kiến phản đối mức bội chi 5% GDP. Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề Trong khi các đại biểu đang thảo luận về tình hình
lãng phí và tham nhũng trong vấn đề ngân sách thì có lẽ chúng ta phải điều chỉnh phát triển kinh tế -xã hội và ngân sách 2006, dự
toán 2007, có đại biểu vẫn giữ lối thảo luận, tư duy
con số này, bởi nếu quyết tâm giải quyết lãng phí, tham nhũng, mức bội chi có thể cũ: tận dụng cơ hội này để xin thêm tiền ngân
không cao như thế. Ông Chuyên lý giải, trong bội chi như thế thì chi thường xuyên sách. Nào là hỗ trợ tiền để tỉnh xây trường cao
đẳng cộng đồng; xây trường dạy nghề; kiên cố hóa
của chúng ta vượt hơn chi cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng cao hơn nhiều. trường học; xây khu công nghiệp... thậm chí, cả
xây nhà hỏa táng.

Trong khi đó, các biện pháp chống lãng phí và tham nhũng chưa chỉ ra những trọng tâm.

"Tôi có cảm giác rằng những giải pháp về chống tham nhũng trên góc độ đạo đức nhiều hơn trên góc độ chính trị - kinh
tế, kinh tế - chính trị. Chúng ta nhìn dưới góc độ đạo đức trên các biện pháp của chúng ta là giáo dục, là sự nêu gương,
là xử nặng thế này, xử nặng thế kia thôi, chứ trên góc độ kinh tế - chính trị để giải quyết tình trạng lãng phí và tham
nhũng chưa được đặt đúng tầm của nó. Theo quan điểm của tôi, có thể đúng, có thể sai, để giải quyết một cách căn
bản tình trạng tham nhũng và lãng phí phải đứng trên góc độ kinh tế, chính trị để giải quyết vấn đề này, không phải vấn
đề đạo đức", ông Chuyên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, thực tế đã chứng minh việc đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu
quả, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, điển hình như Hà Giang.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách và Kinh tế Tào Hữu Phùng dẫn chứng, có tỉnh xây một bệnh viện 20 tỷ đồng, 50
giường bệnh nhưng thiếu thiết bị, thiếu y bác sỹ nên 2 năm nay không có người đến khám. Bỏ 3 tỷ đồng ra xây nhà
máy chế biến rau quả nhưng không có nguyên liệu, nhà máy thành nơi bán xe máy, đấy là điều rất đau xót về đầu tư.
Mà trên thực tế, không hiếm những công trình đầu tư lãng phí như vậy.

Đại biểu Hồ Xuân Phương (Nghệ An) còn cho rằng, hiện cách tính bội chi ngân sách không bao quát hết các khoản thu
nên mức bội chi có phần chưa phản ánh đúng thực chất.

Mặt khác, hàng năm, chúng ta vẫn chưa tính hết các khoản đã vay nên thực chất mức bội chi 5% hiện mới chỉ là bội chi
của ngân sách TW, trong khi địa phương thì vẫn vay mức bình quân 30%. Ngay cả số tiền Chính phủ vay từ phát hành
trái phiếu, công trái giáo dục hàng năm trên dưới 20.000 tỷ cũng chưa thể hiện trong thu bù đắp bội chi ngân sách Nhà
nước.

Chi cho bộ máy hành chính: Tốn kém

19
Đại biểu Hồ Xuân Phương (Nghệ An) nhấn mạnh đến ý khác, chúng ta hiện đang chi cho bộ máy hành chính quá
nhiều. Năm 2006 tốc độ tăng thu lớn hơn tốc độ tăng chi tức là 6,2% thu so với tăng chi 7,2%. Tốc độ tăng chi thường
xuyên, chưa kể tăng chi, mới cũng cao hơn tốc độ chi cho đầu tư phát triển, tức là 5,4%, trong khi đó chi đầu tư phát
triển chỉ có 5,1%, nghĩa là bội chi mà QH phê chuẩn 5% GDP không được dùng để chi nhiều hơn cho phát triển mà
dùng nhiều hơn để chi cho bộ máy của hệ thống chính trị.

Đồng tình với nhận xét này, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, đánh giá về chi tiêu ngân sách chưa
thực sự rõ ràng khi thời gian, định mức chi ngân sách cho các cơ quan, nhất là khối hành chính sự nghiệp, khối Đảng,
các đoàn thể chưa thật sát.

Dự ước về chi năm 2006 cho thấy, chi cho quản lý hành chính ước đạt 107,7% so với dự toán. Trong khi đó, chi đầu tư
phát triển dự ước thực hiện 105,1% so với dự toán. Nếu xét đơn thuần thì thấy sự bất hợp lý vì chúng ta dành ưu tiên
cho tốc độ tăng so với dự toán của khối hành chính lớn quá. Còn xét thực chất về định mức chi mà ngay từ đầu, xác
định trong dự toán chưa thật sát, có phần nào rất thấp, vì vậy nó không bảo đảm cho hoạt động của khối hành chính.
Cho nên trong quá trình thực hiện là phải tăng, vì vậy đánh giá rất là khó.

Vừa qua, Chính phủ đã cho phép các đơn vị hành chính sự nghiệp được tự chủ về tài chính. Theo ông Mạo, việc khoán
chi này rất hay, nhưng qua nhiên cứu ông thấy nếu như định mức chi tiêu hành chính như thế này thì chủ trương của
Chính phủ sẽ không thực hiện được, tức là mức chi cho bộ máy nay vẫn sẽ lớn.

"Cần xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, trên cơ sở đã xác định được biên chế, vì trong Nghị định của
Chính phủ thì khoán luôn cả biên chế hành chính. Nếu như cơ quan, đơn vị nào đó cứ giảm được biên chế thì cái phần
dôi ra về tiền lương, các khoản theo lương của đơn vị đó đơn vị được hưởng. Ở đây, cần xác định chức năng, nhiệm
vụ của bộ máy rõ ràng, trên cơ sở đó khoán kinh phí và thứ hai là phải xác định một mức chi tiêu cho hợp lý để trên sở
đó mà khoán. Nếu được như vậy thì rõ ràng sẽ thúc đẩy cho việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí cũng như
chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp", ông Mạo đề xuất.

Dự toán chưa sát thực tế

Theo báo cáo của Chính phủ, ước thu ngân sách Nhà nước năm 2006 đạt 258.600 tỷ đồng, tăng 8,7% so với dự toán
năm và tăng 19,1% so với thực hiện của năm 2005. Với kinh nghiệm nhiều năm đánh giá và theo dõi tình hình ngân
sách, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách và Kinh tế Tào Hữu Phùng cho rằng, thực tế sau khi đánh giá trình QH tại kỳ
họp này và số đánh giá vào cuối năm bao giờ nó cũng chênh lệch, mà con số này lên tới 20.000 tỷ đồng.Do vậy, ông
đề nghị Chính phủ cần đánh giá sát hơn, tránh tình trạng là ước thì thấp. Theo ông Phùng, thu ngân sáhc năm nay có
thể cao hơn 3.000-4.000 tỷ đồng nữa.

Ngoài ra, chúng ta đang thất thu một nguồn lớn từ nợ đọng thuế, gần 10.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 2.000 tỷ đồng
vẫn có thể thu hồi được. Hay thu từ khu vực DN ngoài quốc doanh tuy tăng 4,6% nhưng vẫn còn tiềm năng, bởi đa số
DN mới được thành lập đi vào hoạt động và có nhiều khởi sắc.

Chính vì vậy, dự toán năm 2007 nhìn chung rất tích cực. Song, ông kiến nghị QH nên tính vào dự toán thu dầu thô tích
cực hơn với sản lượng 18 triệu tấn và giá nên tính 65 USD/thùng. Số tăng thêm này khoảng 6.000 tỷ QH không phân
bổ cho bất kỳ một nhiệm vụ chi nào mà đưa hết vào dự phòng, khi nào thu được thì QH phân bổ sau. Thu nội địa cũng
có thể tăng 2.000 tỷ đồng nếu kiên quyết thu nợ đọng thuế và từ hải quan. Số tăng thu này đề nghị Chính phủ bổ sung
cho quốc phòng, an ninh.

Trong khi đó, QH sẽ tiến tới chấm dứt bù lỗ tràn lan, như bù lỗ xăng, dầu như năm ngoái, lỗ đến 11.000 tỷ không đưa
vào dự toán, năm nay lỗ 8.700 tỷ. Việc miễn, giảm thuế cho các DN cổ phần hoá cũng sẽ kết thúc.

Bởi theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Nguễyn Ngọc Trân, ước tính thuế thu từ DN không dưới 2.000 tỷ đồng. CPH
nếu miễn, giảm thuế cho những DN làm ăn lỗ còn có thể hiểu được, nhưng những công ty có lợi đến hơn 90 tỷ, lợi
nhuận trước thuế đó mà miễn thuế nữa như vậy thì đây là thất thu rất lớn cho ngân sách.

Một vấn đề khác cũng được một số đại biểu đề cập, đó là nguồn thu từ sổ xố kiến thiết. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng
X, nguồn thu này sẽ được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi về giáo dục, y tế, bỏ việc coi đây là nguồn thu
thường xuyên ổn định của NSNN.

Song, đại biểu Đặng Văn Xướng (Long An) góp ý, đến khi dự toán phân bổ ngân sách TW và địa phương năm 2007 lại
ngầm xem đó như là một nguồn thu ăn chắc, dù trên thực tế thu xổ số kiến thiết ngày càng khó khăn, nhất là năm 2006

20
nhiều địa phương không đạt chỉ tiêu. Các địa phương có thu từ xổ số kiến thiết sắp tới sẽ hụt một khoảng ngân sách rất
lớn.

'Việt Nam không nên ngồi một chỗ'


Đó là khẳng định của Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu trong buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng hôm qua, tại Hà Nội. Ông Diệu cho rằng, Việt Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động
trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Vui mừng trở lại Việt Nam sau 10 năm, Bộ trưởng Lý Quang Diệu giải thích lý do: "Tôi đến Việt Nam lần
đầu năm 1992 và từ đó tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Nhưng tôi thấy trong một thời gian Việt Nam
không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới. Song 2 năm qua,
tôi thấy Việt Nam đang chuyển động với tốc độ nhanh để bù đắp thời gian bị mất”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự trân trọng đối với chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng cố
vấn Lý Quang Diệu và coi đó là biểu hiện của tình cảm cá nhân bộ trưởng đối với con người, đất nước Việt
Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để kế tục những thành quả về phát triển quan hệ song
phương mà cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Việt Nam tiền nhiệm đã làm.

Phải đào tạo nhân lực

Một cách từ tốn, ông Lý Quang Diệu thể hiện sự am hiểu của mình về phát triển của Việt Nam. Ông nói: “Bây
giờ các bạn đã là thành viên WTO và trong 5 năm tới sẽ có tăng trưởng rất cao, nhưng đồng thời các bạn sẽ
thiếu nhân lực. Để có mức đầu tư 1 tỷ USD, cần nhiều hơn nữa các kỹ sư và lao động giỏi. Tôi nhớ là vào
những năm 1990, tôi đã nói với các bạn rằng: đừng ngại, hãy đào tạo họ và việc làm sẽ đến với những người
được đào tạo”.

Xuyên suốt trong những lời góp ý của ông Lý Quang Diệu là giáo dục đào tạo. Theo ông, người Hàn Quốc và
Nhật Bản sẽ đầu tư vào Trung Quốc, nhưng để đảm bảo độ an toàn, họ sẽ dùng biện pháp “1 cộng 1”, tức là
đầu tư ở Trung Quốc và một nước khác. Nước khác đó là Việt Nam hoặc Ấn Độ. Tuy “cơn gió thay đổi” đang
thổi về Việt Nam, nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn về mặt nhân lực.

“Trong khi các ngành công nghiệp cũ nhường chỗ cho các ngành mới thì lao động ở độ tuổi 45-50 không thể
tìm lại các việc đó. Việc làm mới yêu cầu kỹ năng mới và không thể duy trì các công việc cũ vì chúng không
còn tính cạnh tranh”, ông Lý Quang Diệu nói.

Ông nhắc lại sai lầm của Singapore cách đây 25 năm khi hệ thống giáo dục không cung cấp cho người học
đầy đủ kỹ năng cơ bản và để họ rời trường học quá sớm. “Đến khi mất việc, quay lại học hành là vô cùng khó
khăn. Vì thế dù làm gì, hãy đào tạo nhân lực hết mức có thể. Dù tạm thời chưa có việc làm, nhưng họ sẽ có đủ
kỹ năng để đón bắt cơ hội”, ông giải thích.

Đào tạo nhân lực để “tiến lên mạnh mẽ”

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Lý Quang Diệu từng "gợi ý" Việt Nam mở cửa
mạnh mẽ hơn. "Mở cửa có thể khiến nhiều công việc mất đi", do đó, "cần đào tạo nhiều sinh viên giỏi trong
các ngành nghề công nghệ cao" thay thế cho lượng công việc mất đi này, giúp tăng tính cạnh tranh cho nguồn
lao động.

21
Ông Diệu cho hay: "Tất nhiên, sẽ có nhiều khó khăn. Công nghệ cũ không còn nữa, trong khi đó công nhân
trong ngành công nghệ cũ chiếm 45 - 50% lực lượng lao động. Sẽ cần rất nhiều những thay đổi với đòi hỏi kỹ
năng, kiến thức mới, gây khó khăn cho công nhân".

Tuy nhiên, Việt Nam "không có lựa chọn khác để phát triển". Do đó, cần phải "tiến lên mạnh mẽ".

"Suy cho cùng, nếu không làm được, lỗi vẫn ở chúng ta", ông nói. Chúng ta đã không cung cấp kỹ năng cần
thiết cho họ. 25 năm trước có thể ta cung cấp kỹ năng nhưng họ rời bỏ trường học sớm và 25 năm sau, họ
không có đủ kỹ năng để tiến hành, đáp ứng nhu cầu công việc.

Ông Lý Quang Diệu kết luận, dù bất kỳ công việc gì họ cũng cần được đào tạo đầy đủ, cung cấp các kỹ năng
cần thiết để làm việc, dù là bác sĩ, kỹ sư...

Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu tin tưởng "Việt Nam sẽ thành công" với lực lượng sinh viên "chăm chỉ,
chịu khó", "luôn là đỉnh" tại các trường đại học của Singapore khi họ tham gia chương trình đào tạo theo học
bổng hoặc tự chi trả.

Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu chia sẻ: "Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi
sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây
là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM "cấy" vào miền Bắc, vào
Hà Nội". Hoạt động trao đổi sinh viên ngay trong nước sẽ giúp giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Cơ chế nào rồi cũng đến lúc lỗi thời

Ông Lý Quang Diệu khen sinh viên Việt Nam đang theo học tại Singapore là “nghiêm túc, chăm chỉ và thông
minh nên luôn đứng đầu”. Ông cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử. Vì thế, Việt
Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát
triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự cảm ơn những lời gợi ý chân thành và thiết thực của Bộ trưởng cố vấn
Lý Quang Diệu. Thủ tướng cũng đề cập những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong việc
cải cách thể chế, luật pháp, hệ thống hành chính nhà nước, cơ sở hạ tầng, qui mô và chất lượng doanh nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các thách thức này, ông Lý Quang Diệu nói: “Các bạn đang ở giai đoạn những
năm 1980 của Trung Quốc và nhờ đó, chúng ta biết được quy trình cần phải trải qua. Chúng ta có thể có một
số người giỏi chỉ đạo lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng... để rút ngắn quá trình này và tránh những sai lầm
không đáng có”.

Về cải cách hành chính, ông Lý Quang Diệu khẳng định bất cứ cơ chế nào cũng đến lúc lỗi thời, bởi con
người trong cơ chế đó làm việc theo thói quen. Giải quyết bài toán đó, ông giới thiệu kinh nghiệm Singapore:
“Chúng tôi đưa công chức quay lại các trường dịch vụ công để họ học cách làm việc, quản lý mới. Bản thân
họ sẽ trở thành các nhân tố thay đổi. Chúng tôi cũng luân chuyển công chức sang bộ phận khác. Như vậy là
chúng ta tạo ra một dòng chảy liên tục và không cho phép các vũng nước ao tù đọng lại. Và khi không còn
những bộ óc mới và ý tưởng mới, cần một người lãnh đạo khác trẻ hơn để tạo động lực mới. Chúng tôi cử cán
bộ lãnh đạo tham gia các khóa học quản lý ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để học cách làm việc của họ và quay lại
áp dụng trong nước. Có thể điều đó tạo ra sự đảo lộn, nhưng là sự đảo lộn cần thiết”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam chủ trương nhất quán về đẩy nhanh và mạnh tốc độ đổi
mới là một lợi thế. Thủ tướng chia sẻ với ông Lý Quang Diệu về một sức ép tích cực chính từ bộ phận dân số
trẻ của VN. “71% dân số Việt Nam dưới 40 tuổi và 60% dưới 30 tuổi. Họ thúc đẩy Nhà nước và Đảng phải
đổi mới và phát triển. Nếu không họ sẽ không chấp nhận”, Thủ tướng nói.
22
Nợ ODA của Việt Nam
Sau khi cam kết tài trợ ODA năm 2010 với hơn 8 tỷ USD được công bố trong phiên bế mạc hội nghị
nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16, vấn đề nợ công một lần nữa lại được hâm
nóng.

Trước đó, những kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Chính phủ như: phát hành trái phiếu Chính phủ tổng cộng 146
nghìn tỷ đồng trong nước và khoảng 1 tỷ USD ra nước ngoài trong năm 2010, được cho là có thể khiến nợ công tăng lên
nhanh chóng, đã được “mổ xẻ” tại diễn đàn Quốc hội.

“Soi” vào tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài… so với GDP, có thể những quan ngại về nguy cơ tiệm cận
ngưỡng bất ổn cũng có cái lý của nó. Tuy nhiên, quan điểm của các bên liên quan trong thời điểm hiện nay dường như
còn khá yên tâm với tình trạng nợ của Việt Nam.

Trong ngưỡng an toàn

Báo cáo công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính phát đi ngày 30/11 tại hội nghị ngành tài chính cho hay, nợ công
(bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương), dự kiến đến cuối năm 2009
khoảng 44,7% GDP.

Trong con số này, nợ Chính phủ chiếm 35,4% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 7,9% GDP; và nợ chính quyền
địa phương chiếm 1,4% GDP.

Nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm tới,
đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.

Liệu nợ công có đảm bảo trong ngưỡng an toàn? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, ông Trịnh
Huy Quách cho biết, quan điểm về ngưỡng an toàn trong tỷ lệ nợ công so với GDP cũng khác nhau.

Trong khi theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức
dưới 50% GDP, thì theo tìm hiểu của Phó chủ nhiệm Quách, có khá nhiều nước tỷ lệ này lên đến trên 80% GDP.

Bình luận về những tương quan so sánh kể trên, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho
rằng, tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các nước (Hoa Kỳ khoảng 300% GDP). “Nếu nợ
công cao hơn nữa, vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép”, ông Nghĩa khẳng định.

Một điểm đáng chú ý khác được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp lưu ý trong cuộc trao đổi với
VnEconomy chiều qua, đó là cơ cấu nợ. “Nợ công theo cách hiểu là Chính phủ đi vay trên thị trường, theo lãi suất thị
trường thì Việt Nam không có”, ông Nghiệp cho biết.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2009, cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ chiếm 79,3%; nợ được
Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 3,1%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài chiếm 60% (trong đó 85% là ODA); nợ trong nước chiếm 40%.

“Xét về thời hạn, nợ trung và dài hạn chiếm 97%; nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc) chỉ chiếm 3% trong tổng số dư nợ
Chính phủ. Đó là điểm khác biệt giữa nợ công của Việt Nam với các nước”, Thứ trưởng Nghiệp dẫn lại một phần nội
dung báo cáo về nợ công mà ông trình bày tại hội nghị ngành tài chính hôm thứ Hai vừa rồi.

Trên cương vị lãnh đạo cơ quan giám sát tài chính quốc gia, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết thêm: “Các khoản vay ODA lãi
suất thấp, thời hạn 40 năm, ân hạn 10 năm thì coi như cho không. Nếu có vay nhiều hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì
đến an ninh tài chính quốc gia”.

Thông tin thêm về việc phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trong năm 2010, Phó cục
trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải tiết lộ, thời hạn tối thiểu đối với trái phiếu
Chính phủ phát hành trong năm tới là 10 năm, có loại 15 năm, với mức lãi suất hợp lý.
23
Nợ nước ngoài: Không đáng lo

Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng dư nợ nước ngoài trung và dài hạn của Việt Nam hiện nay (không bao gồm dư
nợ ngắn hạn nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) vào khoảng 30,5% GDP.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn ODA đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi ước
tính trị giá 37,5 tỷ USD; giải ngân được 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng số vốn ODA đã ký vay.

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn ưu đãi ODA, trong thời gian qua, Chính phủ cũng đàm phán, ký kết một số khoản
vay thương mại nước ngoài để cho vay lại một số dự án đầu tư trong các lĩnh vực điện, than, xi măng, dầu khí...

Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ quốc gia tuy có cao, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho
phép, trong khả năng trả nợ của Việt Nam. “Hàng năm, Chính phủ vẫn dành một khoản ngân sách để trả nợ vay nước
ngoài, và chúng ta chưa trả chậm bất kỳ khoản vay nào”, ông Phúc khẳng định quan điểm này trong buổi họp báo chiều
nay.

Tiếp lời người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện hai nhà tài trợ quan trọng là WB và ADB cũng nhất trí quan
điểm trên. Bà Victoria Kwakwa nói thêm: “Không có lý do gì để chúng tôi phải lo lắng về khả năng trả nợ của Chính
phủ cho khoản nợ tích lũy đến thời điểm này. Chúng tôi vẫn giám sát chặt chẽ nợ nước ngoài của Việt Nam”.

Cũng liên quan đến vay nước ngoài là nợ của khối doanh nghiệp, có hoặc không được bảo lãnh của Chính phủ. Theo
Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm rất ít, nợ doanh nghiệp tư nhân cũng
không nhiều trong cơ cấu nợ nước ngoài.

Báo cáo của Bộ Tài chính ước tính, đến cuối năm 2009, tổng giá trị vay nước ngoài được Chính phủ cấp bảo lãnh cho
các doanh nghiệp vay vốn theo số cam kết là 9,6 tỷ USD. Tuy nhiên, dư nợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài của doanh
nghiệp mới chỉ đạt 3,8 tỷ USD.

“Theo tôi, vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp đã được siết quá chặt trong thời gian gần đây. Có rất ít các hợp đồng
vay vốn được ký kết, các khoản vay hiện nay chủ yếu đã ký từ trước”, Phó chủ tịch Nghĩa chia sẻ.

Cũng theo ông Nghĩa, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay nước ngoài là do lãi
suất cho vay hiện nay đã tăng từ Libor+1 trong thời gian trước lên Libor+3. “Chi phí vốn đắt hơn khiến nhiều doanh
nghiệp không dám vay thêm”, Phó chủ tịch Nghĩa cho biết.

Tuy vậy, vẫn còn một điểm nữa không thể không nhắc đến. Phó chủ nhiệm Quách lưu ý rằng: “Cho dù có thể nợ công
vẫn trong ngưỡng cho phép, nhưng vấn đề giải ngân thế nào để cho các khoản vay được sử dụng có hiệu quả cũng rất
cần được lưu tâm”.

WB: 'Nợ công của Việt Nam lên đến 47,5% GDP'
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2009 lên tới 47,5% GDP.
Tổ chức này cũng đưa ra dự đoán GDP năm nay sẽ tăng trưởng mức 6,5% hoặc cao hơn.

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho biết cách tính toán thâm hụt ngân
sách của WB và nhiều tổ chức nước ngoài khác với Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu của Việt Nam, thâm hụt
ngân sách năm 2009 là 6,9%. Tuy nhiên, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, con số này là 8,4% GDP.

Tương tự, cách tính toán nợ công của WB cũng cho một kết quả khác. Cụ thể, Việt Nam công bố nợ công tính
đến cuối năm 2009 là 41,9% GDP. Còn số liệu của WB cho thấy nợ công của Việt Nam đã đạt đến con số
47,5% GDP. Những con số này được đưa ra tại buổi họp báo trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ
cho Việt Nam sắp tổ chức tại Kiên Giang vào ngày 9 và 10/6 tới.

24
Cũng tại buổi họp báo hôm 3/6, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá
Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng toàn cầu thành công hơn một số nước khác. Điều này có được một phần
nhờ sự ứng phó kịp thời của Chính phủ với thay đổi các điều kiện kinh tế. Cụ thể, kể từ những tháng cuối
2009, Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh trong việc xuất khẩu các mặt hàng then chốt. Lần đầu tiên
trong năm 2010, vào tháng 5 thâm hụt thương mại đã ở dưới ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy có hiện tượng đồng tiền
mất ổn định trong giai đoạn từ tháng 5/2008 đến cuối năm 2009, nhưng gần đây, niềm tin đối với thị trường
đã được củng cố hơn. Tỷ giá đôla trên thị trường chợ đen đi cùng biên độ với đôla Mỹ tại các ngân hàng
thương mại.

Tuy nhiên, ông Martin Rama khẳng định đáng lẽ Việt Nam đã có thể làm tốt hơn nữa. Trong những cái "đáng
lẽ" đó, nổi lên 3 điểm chính là chi phí vốn đáng lẽ nên thấp hơn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể cao hơn
và sự trao đổi thông tin có thể mang tính chất minh bạch hơn. Nếu Việt Nam đã làm được những điều này
trong thời gian qua, giai đoạn hiện nay sẽ là thời kỳ phát triển đi lên, chứ không phải khá "cầm chừng" như
bây giờ.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới khẳng định mục tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra năm nay là khó có thể đạt
được. Tuy nhiên, nếu Việt Nam tiếp tục các biện pháp thắt chặt, WB tin tưởng rằng lạm phát sẽ dừng ở mức
một con số, nhiều khả năng sẽ là 9%.

Bên cạnh đó, tuy Ngân hàng Thế giới vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm nay ở mức 6,5%, tổ chức
này cho biết họ hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam có thể làm tốt hơn thế và mốc 7% không phải là việc khó
khăn.

Các nhà tài trợ kêu gọi Việt Nam giám sát chi tiêu công
Cho rằng mức thâm hụt ngân sách lên tới 9% GDP của Việt Nam hiện nay là lớn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
khuyến nghị Chính phủ bám sát kế hoạch chi tiêu năm 2010 để đảm bảo chính sách tài khóa bền vững.

Thông điệp này được đại diện cấp cao IMF đưa ra tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) khai
mạc ở Kiên Giang sáng nay. Theo cách tính của IMF, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 chiếm tới
9% GDP (mức Việt Nam công bố là 6,9% GDP). Trong bối cảnh diễn biến ngân sách chưa rõ ràng, mức thâm
hụt như vậy được cơ quan này đánh giá là lớn và không bền vững.

Việt Nam có kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách 2010 xuống còn 6% GDP. IMF đánh giá cao mục tiêu này,
song khuyến cáo sẽ rất khó thực hiện trong môi trường thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau suy thoái như
hiện nay. "Trong môi trường toàn cầu hiện nay, sự không chắc chắn như vậy của vị thế tài khóa là không nên
và chúng tôi khuyến nghị Chính phủ cam kết bám sát kế hoạch chi ngân sách 2010 để đảm bảo chính sách tài
khóa bền vững", đại diện IMF nói.

Là một nền kinh tế thị trường mới nổi, Việt Nam có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất và nguồn
nhân lực. Song theo IMF, thách thức nằm ở chỗ phải cấp vốn cho các khoản đầu tư này mà vẫn đảm bảo tính
bền vững của tài khóa.

"Điều này sẽ đòi hỏi phải xếp thứ tự ưu tiên một cách có kỷ luật các dự án đầu tư công và đẩy mạnh thêm các
nỗ lực đang được thực hiện để huy động nguồn thu ngân sách và nguồn hỗ trợ phát triển ưu đãi", IMF khuyến
cáo.

IMF dự báo nợ của Việt Nam có thể được duy trì ở mức bền vững, nhưng còn phụ thuộc vào việc duy trì được
mức tăng trưởng tương đối cao và giảm thâm hụt ngân sách xuống mức thận trọng lịch sử mà Việt Nam đã
duy trì trước khi có cuộc khủng hoảng toàn cầu.
25
Thông điệp của IMF được đưa ra trong bối cảnh dư luận lo thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ gia tăng khi
nhu cầu chi đầu tư phát triển rất lớn, tỷ lệ vay nợ cũng có thể tăng cao khi Việt Nam đưa ra nhiều dự án với số
vốn lớn, như đường sắt cao tốc 56 tỷ USD. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng mới đây cho biết có khả năng
điều chỉnh ngưỡng an toàn về vay nợ lên cao hơn mức 50% GDP hiện nay.

Tại phiên họp sáng nay, IMF cũng như các nhà tài trợ khác đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc
phục hồi và ổn định kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 của
Việt Nam có thể đạt 6,5%, lạm phát sẽ không quá 10%, thâm hụt cán cân vãng lai sẽ được cải thiện, niềm tin
vào tiền đồng vững chắc hơn.

Tuy nhiên các nhà tài trợ khuyến cáo Việt Nam cần củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa. Đại sứ Nhật
Bản Mitsuo Sakaba cho rằng với mức dự trữ ngoại hối hạn hẹp, cộng với nhập siêu, lạm phát có thể cao trở
lại, Việt Nam cần có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.

Theo IMF, các chính sách nới lỏng quá sớm có thể dẫn đến những xáo trộn nữa trong thị trường ngoại hối và
thị trường tiền tệ liên ngân hàng vào cuối năm nay. Điều này sẽ cản trở phục hồi trong ngắn hạn và ảnh hưởng
bất lợi tới việc xây dựng lại niềm tin đối với môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Đại diện Australia khuyến cáo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa phát triển vững chắc nên Chính phủ
cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán trong việc đưa ra thông điệp cho thị trường.

Đại diện Ngân hàng Thế giới, ông Martin Rama, cho rằng Việt Nam còn khoảng cách giữa việc lên kế hoạch
sử dụng ngân sách và giải ngân trong thực tế. Ông nêu ví dụ trong khi những quốc gia khác trong khu vực đã
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới bởi sự minh bạch thông tin trong thị trường tài chính tiền tệ thì
Việt Nam còn yếu khâu này.

Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình

Trong bài phát biểu tại hội nghị sáng nay, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam tuyên bố Việt Nam vừa mới tham gia vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình (MICs) và
cán mốc này trước thời hạn đề ra trong Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội trước đó. Theo định nghĩa của Ngân
hàng Thế giới mới công bố gần đây, một nước được gọi là thu nhập trung bình phải có mức thu nhập bình
quân đầu người tối thiểu là 1.000 USD.

Trước đó không lâu, tại Hội nghị CG hôm 4/12 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới khẳng định Việt Nam đang
trên con đường tiến lên thành một nước có mức thu nhập trung bình. Còn tại Hội thảo "Phát triển và Giảm
nghèo của các nước đang phát triển thời kỳ hậu khủng hoảng" hồi tháng 3 vừa rồi, các tổ chức như IMF vẫn
xếp Việt Nam trong nhóm thu nhập thấp.

Tuy Việt Nam đã chính thức trở thành một nước thu nhập trung bình theo định nghĩa của WB, tổ chức này
cho rằng trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều thách thức vẫn còn phải làm.

Trước hết, vẫn còn rất nhiều chương trình của một nước có thu nhập thấp chưa được hoàn thành, bao gồm
việc giải quyết nghèo đói ở khu vực dân tộc thiểu số, chất lượng phổ cập giáo dục và dịch vụ y tế, cơ hội sử
dụng nước sạch và vệ sinh, đặc biệt là ở nông thôn. Bên cạnh đó, những thách thức mới đi kèm với vị thế của
một nước MICs mới nổi cũng đến, khi các nguồn tín dụng hỗ trợ phát triển ưu đãi IDA dành cho nước thu
nhập thấp dần ít đi, thay vào đó là nguồn vốn vay IBRD với điều kiện vay sát với thị trường.

26
27

You might also like