You are on page 1of 7

1.

Bệnh thán thư ớt

FPRIVATE "TYPE=PICT;ALT="

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.

Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non.

Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu
dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Nếu vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng
nhạt, trên đố có những chấm nhỏ li ti màu vàng do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Colletotrichum
gloeosprioides; C. capsici; C. acutamum; C. coccodes)

Nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu
đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

- Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.

- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.

- Tránh trồng ớt trong mùa mưa.

- Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi
bệnh gây hại.

2. Bệnh đốm trắng lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.

Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu
nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên
trái.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do nấm Cercospora capsici gây ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 -
0,4%

3. Bệnh héo tươi

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Bệnh xãy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già
các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình
lình héo nhanh nhưng lá không vàng.

Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần
bị cắt vào nước ta sẽ thấy dong vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sửa.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Lên líp cao thoát nước tốt, bón vôi.

- Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 - 3 năm.

- Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP... 0,5 - 1% vào gốc cây mới bị bệnh.

- Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.

4. Bệnh thối đọt non

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc gặp khi thời tíêt ẩm có nhiệt độ khá cao.

Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.

Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt
bị chết và thối mềm ra. Trong điều kiện ẩm độ cao nơi phần bị thối ta thường thấy có tơ nấm màu
trắng và tận cùng có phình tròn màu đen.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

- Tránh trồng ớt vào mùa mưa.


- Liếp phải cao và thoát nước tốt.

- Không tưới nước quá đẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.

- Phun thuosc Score 250 EC, FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại nặng

5. Bệnh khảm

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng
nóng và nhẹ trong mùa mưa.

Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh
nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị
chết.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do virus gây ra; côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là vector truyền bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.

- Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu
được bệnh.

- Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND.

6. Bệnh mốc xám

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp.

Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối
khô tóp lại.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Botrytis cinerea Persoon. Bào tử lây lan theo gió, mưa. Bệnh phát
triển mạnh trong mùa mưa.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Loại bỏ các trái bệnh để tránh lây lan.

- Phun ngừa bằng TOPAN 70 WP (0,05 - 0,1%).

1. Héo rũ gốc mốc trắng


- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotium rolfsii.
- Triệu chứng bệnh: Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra
hoa - hình thành quả - thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết
bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài
centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần
dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên,
cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn
bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu, thâm nâu và thối mục. Trong điều kiện nhiệt độ
tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu
trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất chung quanh gốc cây, tạo
thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành
nhiều hạch nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt
cải. Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trên ruộng tùy theo điều kiện ngoại cảnh
đất đai và quá trình chăm sóc.
- Đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh
Đây là loại nấm đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, phát sinh phát triển
thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25-
30oc. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm.
Sợi nấm chỉ sống được vài tuần và chết khi nguồn dinh dưỡng được sử dụng hết. Nấm
gây bệnh được bảo tồn trong đất và các tàn dư cây trồng bằng hạch nấm hoặc sợi nấm, có
khả năng sinh sống và nảy mầm ở độ sâu khoảng 5-8cm, nếu bị vùi lấp sâu hơn sẽ không
có khả năng nảy mầm. Nấm không thể tồn tại trên đất bỏ hoang khoảng 2 năm. Sự có mặt
của tàn dư cây trồng chưa bị phân hủy trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
và xâm nhiễm của nấm bệnh. Bệnh thường phát sinh nặng hơn khi lượng lá rụng trên
ruộng tích tụ quá nhiều chung quanh gốc.
2. Héo rũ thối đen
Do nấm Phytophthora capsici. Bệnh gây hại trên cây ớt trong suốt quá trình sinh trưởng
phát triển. Tùy từng giai đoạn và điều kiện ngoại cảnh khác nhau mà mức độ gây hại của
bệnh cũng khác nhau. Ở thời kỳ cây con, vết bệnh lúc đầu là là một chấm nhỏ màu nâu
hoặc màu đen ở rễ gốc thân. Sau đó vết bệnh lan lên phía trên làm hại thân lá và lan
xuống phía dưới gây hại rễ chính, gây thối rễ, cây chết gục. Khi gặp trời mưa độ ẩm cao
toàn cây bị thối nhũn ra, bề mặt mô bệnh thường có một lớp nấm màu trắng.Trời hanh
khô cây bệnh nâu đen héo và chết. Khi cây lớn, trên gốc thân có vết màu đen kéo dài về
phía trên và dưới. Khi chẻ phần thân thấy lõi có màu nâu đến nâu đen, nhưng đặc điểm
này không có ở những vị trí cao hơn.
- Đặc điểm phát sinh gây hại của nấm
Nấm phát sinh gây hại trong phổ nhiệt độ rộng 12-300c. Bệnh phát triển gây hại mạnh
khi thời tiết nóng ẩm và đất ướt, lượng mưa lớn hay tưới nước quá mức, nhất là khi trên
ruộng đã có cây bị bệnh thì đây là điều kiện để bệnh lây lan ra cả ruộng, vì du động bào
tử của nấm gây bệnh có thể bơi được trong nước.
3. Bệnh héo xanh vi khuẩn
Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Bệnh héo xanh thường thể hiện triệu
chứng ngay sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất. Ở cây bị bệnh
ban ngày lá cây mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, về ban đêm có thể hồi phục
lại. Sau 2-3 ngày lá cây bị bệnh không thể hồi phục được nữa, các lá gốc tiếp tục héo rũ
và toàn cây bị héo rũ rồi chết, cắt ngang thân thấy bó mạch dẫn hóa nâu hoặc nâu đen,
nhúng đoạn thân vào cốc nước sạch sẽ thấy dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng sữa (đây là
đặc điểm để phân biệt bệnh do vi khuẩn và các đối tượng gây hại khác). Trong điều kiện
ẩm độ cao, thân cây bệnh dần thối mềm, gãy gục.
- Điều kiện phát sinh phát men của bệnh:
Bệnh gây hại mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhất là khi gặp nắng mưa xen kẽ.
Nguồn bệnh vi khuẩn có thể sống trong đất 5-6 năm, còn trên cây ký chủ và trong hạt
giống là 7 tháng.
Vi khuẩn chủ yếu tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh để trở thành nguồn bệnh cho vụ sau,
năm sau.
Bón đạm quá nhiều, tưới nước quá ẩm, nhất là khi trên ruộng có cây bị bệnh sẽ thuận lợi
cho bệnh lây lan và gây hại.
† Biện pháp quản lý bệnh các loại bệnh trên
+ Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.
+ Luân canh với cây không cùng ký chủ, tốt nhất là lúa nước.
+ Chọn hạt giống khỏe sạch bệnh để trồng, giống trên ruộng không bị bệnh.
+ Tránh gây tổn thương rễ trong quá rinh trồng trọt, chăm sóc.
+ Khi trồng cần lên luống cao sâu rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn.
+ Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện cây bị héo rũ để nhổ bỏ kịp thời, phải hạn chế tưới
nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng.
+ Sử dụng giống chống chịu bệnh, giống ít bị bệnh.
+ Đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii có thể cày sâu 10-13 cm để vùi lấp hạch nấm và
dùng một số loại nấm đối kháng như : Trichoderm, Gliocladium...
+ Biện pháp hóa học thường hiệu quả thấp do tác nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu trong
đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong những
trường hợp thực sự cần thiết có thể dùng một số loại thuốc phun để tăng cường sức đề
kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Rovral, Viroval, Hạt vàng, Carbendazim,
Benlat... (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii); Aliette, Ridomil, Phosacide...
(dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici); Streptomycine 50-200ppm, Kasamin,
Starner... (dùng đối với bệnh do vi khuẩn).

Bệnh nổ trái trên cây ớt


[10 - Sep - 2007 ::: doantb]
Là giống ớt lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chiều cao cây từ 0,5 - 0,7 m.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch 80 - 90 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 30 - 40
ngày (tuỳ theo chế độ chăm sóc).
Đặc tính nông học

- Là giống ớt lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chiều cao cây từ 0,5 - 0,7 m. Thời gian từ trồng đến
thu hoạch 80 - 90 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 30 - 40 ngày (tuỳ theo chế độ chăm sóc).

- Chống chịu tốt bệnh thán thư, bệnh chết rạp cây con.

- Có khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng trên cả nước.

- Khả năng đậu quả rất tốt, sai quả, trọng lượng quả từ 14 - 18g/quả (55-70 quả/kg). Năng suất quả trung bình từ
0,7 - 2,0 kg/cây.

- Dạng quả thon dài, thẳng, thịt quả dày, màu sắc chín đỏ đẹp.

Những điểm chú ý khi trồng ớt cay Big hot

1. Thời vụ:

- Miền Bắc: Có thể trồng ở 2 thời vụ. Vụ xuân: gieo tháng 1, 2 (dương lịch), thu hoạch tháng 4, 5. Vụ thu đông:
gieo tháng 7, 8, thu tháng 12-1 năm sau.

- Miền Trung: Trồng vụ đông xuân. Gieo hạt tháng 11, cấy tháng 12, thu hoạch tháng 3, 4.

2. Đất trồng:

- Chọn những chân đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như đất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất canh tác
lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH thích hợp là 5,5 – 6,5. Ruộng trồng ớt
cần chủ động tưới tiêu. Cần cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Nên luân canh cây ớt với các cây trồng
khác, không nên trồng ớt nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó.

3. Gieo hạt:

- Cây con có thể gieo trực tiếp trên luống hoặc gieo trong bầu. Đất làm vườn ươm cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch
cỏ dại, lên luống cao 25-30 cm, rộng 80-100 cm, trồng 1 ha ớt cần 100-150 m2 vườn ươm.

- Hạt giống nên ngâm trong nước ấm từ 2-3 giờ, ủ trong 2-3 ngày khi hạt nảy mầm thì gieo đều trên mặt luống.
Hạt giống ớt Big hot đã qua xử lý nên có thể gieo trực tiếp bằng hạt khô.

- Dùng khay gieo hạt hoặc bầu sẽ đảm bảo được độ đồng đều và sức sống của cây khi trồng ra ngoài ruộng.

- Sau gieo 20-25 ngày có thể trồng ra ruộng.

4. Mật độ trồng:

- Trồng luống đôi 1,2 - 1,4 m, luống cao 20 - 30 cm, trồng hàng cách hàng 50 - 60 cm, cây cách cây 40 - 45 cm.
Luống đơn 0,9 - 1 m, trồng cây cách cây 40 - 50 cm.
- Mật độ trồng khoảng 2.200 - 2.500 cây/1.000 m2 tương đương 800 - 900 cây/sào Bắc bộ- 360 m2.

5. Chăm sóc:

- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây ớt đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước
tốt, tránh ngập úng.

- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

- Dùng màng phủ nông nghiệp để phủ luống nhằm giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và ngăn chặn đất bắn lên quả trong mùa
mưa làm thối quả.

5. Phân bón (lượng dùng cho 1 sào Bắc bộ):

- Phân chuồng 500 kg + 30 kg super lân + 20 kg vôi bột. Bón lót toàn bộ trước khi trồng.

+ Thúc 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): 10 - 15 kg NPK + 1,0 kg canxi nitrate.

+ Thúc 2 (sau trồng 40 - 45 ngày): 7 - 10 kg NPK + 2 - 3 kg KCl.

+ Sau mỗi lần thu quả cần bón bổ sung cho cây từ 10 - 15 kg NPK.

Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho ớt, đặc biệt không nên bón nhiều đạm. Nên dùng các loại phân
NPK phức hợp... Nên căn cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng để bón bổ sung cho phù hợp, có thể sử dụng các
loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng như Agriviet, Delta, Con cò... nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng
bệnh, tăng năng suất và chất lượng.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

- Sâu hại: Phòng trừ rệp, nhện trắng và sâu đục quả bằng Pegasus (10cc/8-10 lít) hoặc Vertimec (10cc/8-10 lít).

- Bệnh hại: Phòng trị thán thư, bệnh chết rạp cây, bệnh sương mai bằng Score (10cc/16 lít) và Ridomil Gold
(50g/16 lít), chú ý phun phòng bệnh sương mai theo định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng (Cu); bệnh héo xanh
do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi
bột (500kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, thoát nước tốt trong mùa mưa, nhổ cách ly sớm cây bệnh.

- Cỏ dại : Phun Gramoxone (100cc/16 lít) giữa hàng, giữa luống. Chú ý: Tránh phun tiếp xúc lá ớt.

Ghi chú: Để tìm hiểu thêm về giống để sản xuất, bà con ở khu vực phía Bắc có thể liên hệ ThS Trương Quang
Anh, ĐT 0912128726 để được tư vấn trực tiếp.

Cty Syngenta Việt Nam

You might also like