You are on page 1of 2

Sở giáo dục đào tạo Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi

Lạng Sơn Quốc Gia năm học 2010 - 2011

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi : Hoá học


Thời gian : 180phút ( không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 2 trang)
Câu I : 2,5điểm
1 – Hoàn thành các phương trình phản ứng và cân bằng theo phương pháp ion – electron:
a) CrI3 + KOH + Cl2 -> KIO4 + ….+….+….
b) KMnO4 + H2O2 + H2SO4 -> ….
c) FexOy + HNO3 -> …… + NaOb + …..
2 – Chọn các chất A,B,C,D,E thoả mãn các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng:
a) A + B -> CaSO4 + H2SO4 + H2O
b) C + D -> MgSO4 + (NH4)2SO4
c) E + B -> Fe(OH)3
Câu II : 2điểm
1- Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng với số lượng tử phụ l = 4 (g là kí hiệu của
số lượng tử phụ n = 4).
a) Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có
b)Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc nguyên tố có số thứ tự Z bằng bao nhiêu?
2- Tỉ lệ triti so với tổng nguyên tử hiđrô trong một mẫu nước sông la 8.10 – 18.Triti phân huỷ phóng xạ với
chu kì bán huỷ la 12,3năm .Có bao nhiêu nguyên tử triti trong 10 gam mẫu nước sông trên sau 40 năm.
Câu III : 2,25điểm
1 - Nhiệt độ sôi của NF3 va NH3 lần lượt là -129oC va -33oC . NH3 là một axit Lewis, cong NF3 thì không .
Momen lưỡng cực của NF3 là 0,24D , nhỏ hơn nhiều so với NH3 là 1,46D mặc dù F có độ âm điện lớn hơn
H . Giải thích sự khác nhau đó?
2) - Một dung dịch chứa 530mmol Na2S2O3 và một lượng chưa xác định KI. Khi dung dịch này được chuẩn
độ với AgNO3 thì đã dùng được 20,0mmol AgNO3 trước khi bắt đầu vẩn đục vì AgI kết tủa. Có bao nhiêu
mmol KI?. Biết thể tích sau cùng là 200mL.
Ag(S2O3)23- ⇌ Ag+ + 2S2O32-(aq) Kd = 6,0.10-14.
AgI(r) ⇌ Ag+(aq) + I-(aq) T = 8,5.10-17.
Câu IV: 3,25 điểm
1 – Xét phản ứng : NOk + 1/2O2 k -> NO2 k
Phản ưúng này có ΔG o298 = - 34,73 kJ và ΔHo298 = -56,484 kJ . hãy tính số cân bằng của phản ứng này ở
298K va 598K . Kết quả tính được có phù hợp với nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier không ?
2 – α – aminoaxitX co %C = 54,96% , %H = 9,92% , %N = 10,69% , %O = 24,43%
a) Xác định CTPT cuả X biết Mx < M axit adipic
b) X được điều chế từ axit isocaproic ( C5H11COOH) . Xác định cấu tạo đúng của X .
c) X có pKa lần lượt la 2,36 và 9,6 . hãy viết các giá trị pKa bên cạnh các nhóm chức thích hợp và tính
pHI của X
d) Viết công thức cấu tạo của X có các pH lần lượt là 2 ; 5,98 ; 10
Câu V : 2,75 điểm
1 – Xét cấu tạo 2 – isopropyl – 5 – metylxyclohexanol
a) Viết các đồng phân hình học tương ứng với cấu tạo này
b) Vẽ cấu dạng bền nhất cho mỗi đồng phân hình học trên
c) Mỗi cấu dạng đó tương ứng với chất nào trong 4 chất : mentol , isomentol , neomentol , hay
neoisomentol . Biết rằng độ bền các phân tử này được sắp xếp theo trật tự mentol > neomentol > isomentol
> neoisomentol .
2 – Xét hai axit đicacbõylic đồng phân có M = 116 . Oxi hoá mãnh liệt một trong hai chất đều tạo ra sản
phẩm duy nhất là axit oxalic. So sánh các hằng số phân ly axit ( K1 , K2 ) giữa 2 axit đicacboxylic này .
Câu VI : 2 điểm
Thuỷ phân hoàn toàn 1 hexapeptit M thu được Ala , Arg , Gly, Ile , Phe và Tyr , còn thuỷ phân không hoàn
toàn thì thu được peptit E ( chứa 2 cấu tử Phe và Arg) và peptit G ( chứa 3 cấu tử la Arg , Phe và Ile) . Dùng
2,4 – đinitroflobenzen với M xác định dược aminoaxit Ala . Thuỷ phân M nhờ tripsin có thu được peptit A (
chứa 3 cấu tử Ala , Arg và Tyr)
a) Xác định thứ tự liên kết của các aminoaxit M.
b) Aminoaxit nào có pHI lớn nhất và aminoaxit nào có pHI nhỏ nhất . Giải thích?
Biết cấu tạo chung của các aminoaxit la H2N-CHR-COOH ,với R là các gốc tương ứng:

Aminoaxit Ala Arg Gly Ile Phe Tyr


R CH3 (CH3)2NHC(=NH)NH2 H CH(CH3)C2H5 CH2C6H5 p-
HOC6H4CH2
Câu VII : 3điểm
1 - Bắt đầu với but – 2 – in 1,4 – diol , viết sơ đồ tổng hộp mỗi chất dưới đây :
a) Erythreitol
b) D – Threitol
c) L – Threitol
2 – Quá trình oxi hoá metyl glycosit Q bằng HIO4 tạo ra sản phâm giống oxi hoá metyl α – glycosit của D
– andohexozo . Tuy nhiên quá trình oxi hoá Q chỉ tiêu tốn 1 mol HIO4 và không tạo ra axit fomic.
a) Phân tử Q có bao nhiêu nguyên tử cacbon và Q có cấu trúc vòng mấy cạnh ?
b) Bạn có thể biết cấu hình của nguyên tử cacbon nào?
c) Metyl hoá Q ,thuỷ phân , sau đó oxi hoá mãnh liệt thu được axit dicacboxylic di – O – metylete
của axit D –(-)- tartaric ( HOOC-CH(OCH3)-COOH) . Viết cấu hình đầy đủ cho Q .
Câu VIII: 2,25 điểm
Hygrin la ankaloit có trong cây coca.Xác định cấu trúc của Hygrin dựa vào các số liệu sau :

Hygrin ( C8H15ON) không tan trong dung dịch NaOH nhưng tan trong dung dịch HCl . Nó không phản
ứng với benzensunfonyl , nhưng phản ứng với phenylhidrazin tạo thành một phenylhidrazon.Nó phản ứng
với NaOI sinh ra kết tủa vàng và một axit cacboxylic ( C7H13O2N) .Oxi hoá mãnh liệt hygrin băng CrO3 sinh
ra axit hygrinic.

Axit hygrinic có thể được tổng hợp như sau :

Br(CH2)3Br + -CH(COOC2H5)2Na+ -> A ( C10H17O4Br)

A + Br2 -> B ( C10H16O4Br2)

B + CH3NH2 -> C ( C11H19O4N)

C + dd Ba(OH)2 + nhiệt -> D + HCl -> E + nhiệt -> axit hygrinic + CO2

You might also like