You are on page 1of 4

1) Vị trí của cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" trong phép biện chứng.

Với tư cách một bộ môn khoa học, phép biện chứng có một hệ thống phạm trù riêng.
Khi diễn đạt phép biện chứng, chúng ta không những cần phải làm rõ nội dung các
phạm trù của nó, mà còn phải xác định đúng vị trí của các phạm trù ấy. Điều này là
cần thiết cho việc tìm hiểu phép biện chứng, bởi vì sự hiểu biết về phạm trù trước sẽ
là cơ sở cho sự hiểu biết phạm trù sau. "Cái riêng" và "cái chung" là một cặp phạm
trù, nó chiếm vị trí nào trong hệ thống các phạm trù của phép biện chứng?

Một số tác giả đã trình bày cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung" sau ba phạm trù
"mâu thuẫn", "chất lượng", "phủ định của phủ định". Tuy nhiên, khi trình bày nội
dung của ba phạm trù này, nội dung của phạm trù "cái chung" lại được sử dụng,
chẳng hạn, ở các câu: mâu thuẫn có tính phổ biến, quy luật sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất là "quy luật phổ biến tác động trong tự nhiên, xã hội và tư
duy" (chúng tôi nhấn mạnh - N.N.H). Sử dụng nội dung của phạm trù "phổ biến" ("cái
chung") để giải thích nội dung của các phạm trù "mâu thuẫn", "chất - lượng", trong
khi nội dung của phạm trù "cái chung" lại chưa được giải thích, điều đó, rõ ràng là
không phù hợp với tiến trình của nhận thức và gây khó khăn cho những người muốn
tìm hiểu phép biện chứng. Về mặt sư phạm, chúng ta không thể lấy cái mà người đọc
chưa biết để giải thích cho họ cái họ chưa biết.

Trong một cuốn sách giáo khoa về triết học Mác-Lênin được xuất bản gần đây, các
phạm trù "mâu thuẫn", "chất-lượng", "phủ đinh của phủ định" đã được trình bày sau
cặp phạm trù "cái riêng" và "cái chung". Theo chúng tôi, sự trình bày như vậy hợp lý
hơn, bởi vì sự hiểu biết về cái riêng và cái chung là cơ sở cho sự tìm hiểu về mâu
thuẫn, về chất - lượng, về phủ định của phủ định, chứ không phải ngược lại. Chúng ta
có thể và cần phải trình bày về cái riêng và cái chung trước khi trình bày về mâu
thuẫn, về chất-lượng, về phủ định của phủ định, còn bởi vì, sự bất đồng về nhiều vấn
đề của phép biện chứng đã xảy ra thường có nguyên nhân ở sự mơ hồ và sự không
thống nhất trong việc lý giải cái riêng và cái chung. Về điều này, Lênin có nói : "Con
người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung.

Trong “Bút ký triết học”, ở mục “Vấn đề phép biện chứng”, Lênin nhận xét rằng,
phương pháp trình bày phép biện chứng nói chung phải giống như phương pháp mà
C.Mác đã trình bày phép biện chứng của xã hội tư sản, nếu như trong "phép biện
chứng của xã hội tư sản", C.Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc
nhất của xã hội tư sản - sự trao đổi hàng hóa, thì trong phép biện chứng nói chung cần
phải bắt đầu từ cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất là bất cứ mệnh đề nào (chẳng hạn,
"I-van là một người"...), nhưng trong bất cứ mệnh đề nào cũng đều đã có phép biện
chứng của cái riêng và cái chung rồi. Với nhận xét như vậy, có thể nói chính Lênin
cũng đã nghĩ tới việc phải bắt đầu phân tích từ cái riêng và cái chung trong sự trình
bày phép biện chứng.

2) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với sự vật và thuộc tính.

Ở một số tài liệu, phạm trù "cái riêng" được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù "cái chung" được dùng để chỉ những
mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà
còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Theo cách
lý giải này thì muốn hiểu được cái riêng là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết về
kết cấu vật chất, muốn hiểu được cái chung là gì, trước hết phải có được sự hiểu biết
về thuộc tính, về các mặt. Nhưng sự vật và thuộc tính là gì?

Trả lời câu hỏi: "sự vật là gì?" - đó là điều phức tạp, nhưng có thể trà lời câu hỏi: "cái
gì là sự vật?" Theo chúng tôi, nói đến sự vật là nói đến, chẳng hạn, "cái cốc này" hoặc
"cái cốc kia", "cái nhà này" hoặc "cái nhà kia", “người này" hoặc “người kia"... chứ
không phải nói đến "cái cốc", đến "cái nhà" hay đến "người"... một cách chung chung.
Khác với sự vật, thuộc tính (tính quy định) là cái tồn tại ở sự vặt mả nhờ đó chúng ta
biết được sự vật là gì, sự giống nhau vả sự khác nhau giữa các sự vật như thế nào. Ví
dụ: vận động, không gian, thời gian, khối lượng, màu xanh, màu trắng, nóng, lạnh, tốt,
xấu, phản ánh, tư duy... là các thuộc tính.

Trong thế giới vật chất có vô vàn sự vật, mỗi sự vật lại có vô vàn thuộc tính. Ngoài
các sự vật và các thuộc tính của các sự vật, trong thế giới vật chất không còn cái gì
khác, ngay cả ý thức (tinh thần, tư duy) cũng chỉ là một thuộc tính của một dạng vật
chất nhất định mà thôi. Sự vật và thuộc tính không tách rời nhau: không có sự vật nào
mà lại không có thuộc tính, không có thuộc tính nào lại tồn tại gì ở ngoài sự vật.

Bất kỳ sự vật nào cũng đều chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, cũng đều
có lúc xuất hiện và có lúc mất đi, không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn cả. Một sự vật
bất kỳ nào để bao giờ cũng có nhiều thuộc tính, trong đó có một số thuộc tính chỉ tồn
tại ở sự vật ấy và mất đi khi sự vật ấy không còn nữa (những thuộc tính nảy được gọi
là những thuộc tính riêng), đồng thời có một số thuộc tính không chỉ tồn tại ở sự vật
ấy mà còn tồn tại ở nhiều sự vật khác, do đó chúng không mất đi khi sự vật ấy mất đi
(những thuộc tính này được gọi là những thuộc tính không phải thuộc tính nào cũng là
cái chung). Thuộc tính có hai loại: thuộc tính riêng và thuộc tính chung, song chỉ
thuộc tính chung mới đồng nhất với cái chung. Cái chung là thuộc tính chung, ngược
lại thuộc tính chung cũng là cái chung (một cái chung là một thuộc tính chung, một
thuộc tính chung là một cái chung). Khi xác định quan hệ giữa cái chung và thuộc tính
chung như vậy cũng cần hiểu cái chung và thuộc tính chung một cách mềm dẻo. Ví
dụ, tính người lả một thuộc tính chung là một cái chung, nhưng tư duy - một trong
nhiều thuộc tính tạo thành tính người - cũng là một thuộc tính chung, là một cái
chung.

3) Quan hệ giữa cái riêng và cái chung với hiện tượng và bản chất.

Việc tìm hiểu cặp phạm trù "sự vật" và "thuộc tính" là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù
trong "cái riêng” và "cái chung", đến lượt mình, việc tìm hiểu cặp phạm trù "cái
riêng" và "cái chung" lại là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù "hiện tượng" và "bản
chất".

Để trả lời câu hỏi : "hiện tượng và bản chất là gì?", chúng ta không những cần phải
xác định quan hệ giữa "hiện tượng" với "bản chất", mà còn cần phải xác định quan hệ
giữa "hiện tượng", “bản chất" với các phạm trù khác, trước hết với cặp phạm trù "cái
riêng" và "cái chung".

Quan hệ giữa hiện tượng với cái riêng có thể được xem giống như quan hệ giữa sự vật
với cái riêng: cái riêng là hiện tượng, hiện tượng là cái riêng (một cái riêng là một
hiện tượng, một hiện tượng là một cái riêng).
Về quan hệ giữa cái chung với bản chất đang có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng bản chất là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là bản chất. Có ý
kiến cho rằng, bàn chất là cái chung, ngược lại mọi cái chung đều là bản chất.

Trong "Bút ký triết học", Lênin có trích dẫn quan niệm của Hêgen về vấn đề này như
sau: “Cái chung là một quy định nghèo nàn biết nó như là bản chất". Khi dẫn lại quan
niệm ấy, Lênin viết: "NB: cái chung" coi như là “bản chất”.

Khi xét quan hệ giữa "cái chung” với "bản chất" cần xét "cái chung” và “bản chất" với
tính cách là những phạm trù của phép biện chứng, chứ không phải với tính cách là
những, khái niệm của các bộ môn khoa học khác, hoặc của ngôn ngữ hàng ngày. Để
xác định xem "cái chung” với tính cách một phạm trù của phép biện chứng có phải là
"bản chất" không, chúng ta hãy phân tích mệnh đề “cái cốc này “màu trắng”. Ở đây,
như đã biết, cái - cốc - này là một sự vật, là một hiện tượng, là một cái riêng, còn màu
trắng là một thuộc tính, hơn nữa là một thuộc tính chung, là một cái chung. Ở mệnh
đề "cái cốc này màu trắng" thì màu trắng còn phải được hiểu như một bản chất. Màu
trắng là một bàn chất nhưng không phải là bản chất quan trọng của "cái - cốc - này".
Một bản chất nào đó ở hiện tượng này có thểlà bản chất cấp 1, song ở hiện tượng kia
lại là bản chất cấp 2, ở hiện tượng này có thể bản chất quan trọng, song ở hiện tượng
kia lại là bản chất không quan trọng. Nếu xem xét bản chất một cách mềm dẻo như
vậy, thì hoàn toàn có thể cho rằng, bất kỳ một cái chung nào cũng đều là một bản
chất, dù bản chất để là quan trọng hay là không quan trọng.
4) Cái chung có tồn tại vĩnh hằng không?

Mỗi cái riêng khi xuất thân chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và khi
mất đi không bao giờ xuất hiện lần thứ hai, cái riêng đi không bao giờ xuất hiện lần
thứ hai, cái riêng là cái không lặp lại. Khác với các riêng, cái chung tồn tại ở nhiều cái
riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy không
mất đi, vì nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.

Nhưng vấn đề là: nếu cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có hạn thì cái
chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?

Có ý kiến cho rằng những cái chung như cái phản ánh, vận động, quảng tính... thi tồn
tại vĩnh viễn, song có một số cái chung chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định. Ví dụ, theo ý kiến này, tư duy là một cái chung chỉ tồn tại cách đây vài triệu
năm (trước đó không tồn tại).

Có ý kiến cho rằng bất kỳ một cái chung nào cũng đều tồn tại vĩnh viễn trong thời
gian (vô tận cả về hai phía: quá khứ và tương lai). Nếu A là một cái chung nào đó thì
trong thế giới vật chất vô tận không bao giờ không còn những cái riêng chứa đựng cái
chung A.

Thế giới vật chất lả vô tận trong không gian và thời gian. Cứ cho rằng cách đây vài
triệu năm, tư duy không tồn tại trên Qủa đất thì điều này cũng không chứng tỏ lúc đó
tư duy không tồn tại trong thế giới vật chất. Ngày nay, con người đã vươn "tầm mắt"
của mình tới một khoảng cách 15 tỷ năm ánh sáng (một khoảng cách mả ánh sảng với
vận tốc 300.000 km/s phải đi mất 15 tỷ năm). Trong khoảng cách bao la ấy, rất có thể
đã và đang tồn tại một hoặc nhiều hành tinh có điều kiện giống như Qủa đất, nghĩa là
có sự sống, thậm chí có tư duy.
Để xác định cái chung có tồn tại vĩnh viễn không, cũng cần lưu ý tới hai dạng của tồn
tại: tồn tại dưới dạng hiện thực, hiện hữu vả tồn tại dưới dạng khả năng, tiềm thế. Cho
dù cách đây vài triệu năm, tư duy không tồn tại hiện thực, hiện hữu trên Quả đất thì
điều đó cũng chưa có nghĩa lả lúc đó nó không tồn tại trên Quả đất dưới dạng khả
năng, tiềm thế.

Về vấn đề "cái chung có tồn tại vĩnh viễn không'", F.Enghen đã đề cập đến khi viết
rằng: "Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn
cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và
vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái
đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải... tái sinh ra cái tinh thần
ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác.

“Thuộc tính của vật chất” mà Engen nói đến ở trên là thuộc tính của các sự vật trong
thế giới vật chất. Không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi", từ luận điểm
này của Engen có thể cho rằng không bao giờ một thuộc tính chung nào, một cái
chung nào lại mất đi, lại không tồn tại. Cho rằng "sự sống, tư duy và mọi cái chung
đều tồn tại vĩnh viễn trong thế giới vật chất vô tận và vĩnh viễn là một niềm tin, nhưng
đó không phải là một niềm tin duy tâm, tôn giáo, mà là một niềm tin khoa học.

Trên đây là một số vấn đề về cái riêng và cái chung. Những vấn đề này ít được trao
đổi trên các sách báo triết học nhưng lại cần được làm sáng tỏ. Những ý kiến được
trình bày trong bài viết còn phải tiếp tục được trao đổi để tiến tới một sự hiểu biết đầy
đủ và đúng biện chứng cái riêng, về cái chung và về phép biện chứng.
Theo Tạp chí Triết học
Ngày gửi: 29/03/2008 - 11:50
Câu trả lời này có ích với bạn không? Có (0) Không (0)

Báo cáo vi phạm Trích dẫn

You might also like