You are on page 1of 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

Phần I - Đặt vấn đề

-Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri
thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn lịch
sử hiện nay.

-Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho
người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi,
khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả
năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi
khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương
pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng
học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.

-Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm
giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát
triển toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh
yếu kém.

Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải
quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách
và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh
hội kiến thức.

Phần II – Giải quyết vấn đề

Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó
đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên.

Phụ đao học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học
tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đao như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là
một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
Sau đây tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém
để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn
lên trong học tập.

I/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:

1. Về phía học sinh:

Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học sinh
yếu kém có thể kể đến là do :

- HS lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu
kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà
thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường.

Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học.

Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội
dung đã học rồi về về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên
điều gì.

- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Với một vùng nông thôn

- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận, với
chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo
viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.

2. Về phía giáo viên:

Học sinh học yếu không phải nguyên nhân toàn là ở học sinh mà một phần ảnh
hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.

Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng
dạy thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp
giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp
dạy học nào là tốt với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá
trình công tác tôi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa chú ý quan tâm đến các
đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương dạy học mới kích thích tích tích cực chủ
động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh của học sinh, .

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân
tôi nhận thấy trong quá trình công tác. Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản
thân tôi đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém như sau:

II. Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém:

1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:

- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên
nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan
trọng của môn học trong thực tiễn.

- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên
dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài ..Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở
học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện pháp giáo dục đó chứ
đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.

- Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn
vào giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gủi với học sinh, phải tìm
hiểu đối từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực và hạnh
kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.

Hướng giải quyết: Trước tiên, Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu
kém của học sinh, về hoàn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. Từ đó giáo viên tìm
hiểu được nguyên nhân và thường xuyên gần gủi, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập,
tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức
vươn lên trong học tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bên
cạnh đó, giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của học
sinh, khuyên nhủ gia đình không nên quá gò ép học sinh mà từ từ hướng dẫn học sinh học
tập, thường xuyên gần gủi giúp đở em để em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn
đấu.

2. Kèm cặp học sinh yếu kém:

- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải kh¶o s¸t chÊt lîng dù b¸o yÕu m«n nµo.

-lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh
này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em
trả lời đúng…

- phèi hîp víi gia ®×nh gióp ®ì vÒ ®iÒ kiÖn häc tËp, gãc häc ,s¸ch
vë, nãi râ thêi gian häc ë nhµ.Híng dÉn phô huynh cach d¹y häc ë nhµ...

- ë trêng chóng ta ph©n nhãm häc tËp phong trµo ®«I b¹n cïng
tiÕn...

Từ thực tế đó, ông Châu cho rằng: “ Lâu nay giáo viên mới chú trọng cung cấp kiến thức chính xác và đầy đủ theo SGK mà chưa chú
ý hướng dẫn phương pháp “học cách học” nên hiệu quả ghi nhớ kiến thức của học sinh chưa cao.Vì một số học sinh còn “học vẹt”,
“đọc chép” nên không nhớ kiến thức sâu sắc, do vậy, là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “quay cóp” khi thi cử. Còn
với việc học theo phương pháp thiết kế BĐTD, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số học sinh, kể cả học sinh trung bình do ghi nhớ rất
sâu kiến thức khi thi sẽ “lôi” kiến thức trong đầu rất nhanh, cũng dễ dàng làm bài được 5-6 điểm, không cần “quay cóp” nữa”, học
sinh khá giỏi sẽ đạt kết quả học tập cao, lại được tập dượt nghiên cứu khoa học và hình thành dần cách vận dụng tốt kiến thức được
học qua sách vở vào cuộc sống sau này”.

Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo
viên (GV). Thông thường, ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GV đều nỗ lực trong việc ĐMPPDH, dù còn có
người chưa thành công như mong muốn. Trên thực tế, khảo sát và điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ GV thực hiện được
yêu cầu này ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn gì?

Trước hết là do thói quen đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa của một bộ phận GV. Căn bệnh cố hữu là
chây ỳ, ngại thay đổi, thậm chí lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc làu từng nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh (HS) chép lại các ý chính. Điều này tạo ra
thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy, và chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ. Để chống lại thói
quen xấu này, nhiều GV đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do
nhận thức chưa thật đầy đủ, nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. Trong một hội thảo về vấn đề này hồi đầu tháng 2 vừa
qua, ông Đặng Đình Đại, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã nêu một ví dụ: Nhằm mục đích phát huy tính
tích cực của HS, trong nhiều tiết học từ đầu tới cuối chỉ thấy có GV hỏi, HS trả lời, hoặc cả tiết học, HS không ghi được gì
ngoài các tiêu đề chính. Theo GV, như thế là chống đọc chép.Lại cũng có GV sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng,
song lại chẳng hề chú ý xem có cần thiết và phù hợp với bài học không, liều lượng thế nào... và nghiễm nhiên coi như
mình đã ĐMPPDH mà quên mất rằng, đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc

Những vấn đề tưởng nhỏ ấy, nhưng để GV vượt qua được không phải dễ. Không chỉ cần sự tự giác, ý chí quyết tâm của
mỗi GV, mà nó còn đòi hỏi sự vào cuộc của ban giám hiệu nhà trường trong việc sáng tạo, đưa ra những biện pháp quản
lý hiệu quả giúp GV vượt qua rào cản này cả về nhận thức lẫn hành vi trong từng giờ lên lớp.

Từ lối quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, không quan tâm
đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS. Đây là thói quen, cũng là rào cản thứ hai của
GV khi ĐMPPDH.Bản chất của việc dạy học là làm cho HS chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến
thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận
dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên,
tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ
được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến
thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể
nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng
nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của
việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Để việc ĐMPPDH không chỉ là phong trào, để nó không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà
trường, từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều kiện cần thiết là sự quan tâm, chỉ
đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lý. Vì rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy,
bận bịu với quá nhiều việc, nên ban giám hiệu các nhà trường thường ít có thời gian dự giờ, có nơi chưa thực sự đi sâu,
đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của GV trong việc triển khai yêu cầu này. Thực tế cho thấy, nếu
hiệu trưởng trường nào quan tâm đến việc ĐMPPDH, thì chắc chắn GV trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với
các phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh
nghiệm của những chuyên gia... Ngoài việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn GV... điều quan
trọng nữa là ban giám hiệu các trường phải chủ động, sáng tạo trong cách tổ chức, quản lý để khích lệ GV thường xuyên
thực hiện đổi mới trong các giờ dạy, không để tình trạng người làm cũng được, người không làm cũng chẳng sao.

Sự cần thiết phải ĐMPPDH thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn giản. Nó đòi
hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu,
bám rễ. Nói như một vị cán bộ quản lý ngành: “Nó đòi hỏithay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và
phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử
dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý của
học trò... Hãy nhìn vào những đôi mắt học trò! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang
mong đợi các thầy cô truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất
và cũng khó quên nhất. Vậy thì, ĐMPPDH là một nhu cầu không thể thiếu, và mỗi thầy cô giáo hãy nỗ lực hết mình !”.

You might also like