You are on page 1of 13

BT: Phân tích tình hình tài chính

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC


CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
- Tên giao dịch : ANGIANG FISHERIES IMPORT JION STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : AGIFISH Co
- Địa chỉ : 123 Trần Hưng Đạo, P Bình Đức, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang
- Điện thoại : (84.76) 852 939 – 85
- Fax : (84.76) 852 202
- Wedside : agifishagg@hcm.vnn.vn
- Mã chứng khoán : AGF
- Ngành công nghiêp : Thủy sản/ Nông nghiệp
- Vốn điều lệ : 78.875.780.000
AGIFISH là tên thương mại của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản An Giang, là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu
ở Việt Nam góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm
1997. Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín
hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản, là một trong số mười công ty xuất
khẩu thủy sản về lĩnh vực cá tra, cá ba sa hàng đầu Việt Nam sang các thị trường
thế giới
Văn phòng chính của công ty AGIFISH tọa lạc tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh và các xí ngiệp trực thuộc bao gồm:
- Xí nghiệp dông lạnh AGF 7
- Xí nghiệp đông lạnh AGF 8
- Xí nghiệp đông lạnh AGF 9
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm
- Xí nghiệp dịch vụ thủy sản
- Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật
- Xí nghiệp basa Biodiesel

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, tiền thân là xí nghiệp đông
lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư.
Năm 1980 do công ty thủy sản An Giang bị giải thể. Xí nghiệp đông lạnh An
Giang được sáp nhập vào công ty Xuất Nhập khẩu Nông thủy sản An Giang
(AFIEX) và được đổi tên là xí nghiệp xuất khẩu thủy sản. Ngày 12 tháng 6 năm
1999 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập từ việc
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
- Sản xuất cá tra, cá basa đông lạnh, sản phẩm thuốc thú y thủy sản, sản phẩm từ
thụ phẩm

1
BT: Phân tích tình hình tài chính

- Sản xuất kinh doanh, chế biến và nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản
thực phẩm và vật tư nông nghiệp

3. VỊ THẾ CẠNH TRANH


Là đơn vị đầu tiên trong vùng đồng bằng sông Long sản xuất, chế biến và xuất
khẩu cá Basa, cá trê fillet.
- Agifish là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết
quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo ca Basa và cá tra thành công
- Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra và cá Basa fillet đông
lạnh đứng hàng thứ 2 trong năm 2005 (14.489 tấn). Lợi thế cạnh tranh của Agifish
là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại, và
đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn ở các thị trường nhập
khẩu."
4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
- Thành lập liên hợp sản xuất cá sạch AGIFISH ( APPU – Agifish Pure Pangasius
Union ); Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Xây dựng và hợp
chuẩn hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất
khẩu
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong cá Hiệp hội nghề nghiệp : Đẩy mạnh các
hoạt động xuất tiến thương mại.
- Liên kết hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn ở các thị trường :
Xây dưng mối hợp tác kinh doanh với cá nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị,
chuỗi cá nhà hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường; Dự báo nhu
cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thủy sản Việt
Nam tại nước ngoài.
- Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất
kinh doanh. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang các lĩnh
vực khác: Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, điện nước; Kinh doanh
bất động sản và các hoạt động có liên quan đến bất động sản."
5. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN ĐIỀU HÀNH
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc : Ngô Phước Hậu
Phó tổng giám đốc phụ trách TCKT : Phan Thị Lượm
Kế toán trưởng : Võ Thành Thông

2
BT: Phân tích tình hình tài chính

I. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM2006 NĂM 2005


TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 360,336,588,804 274,879,281,482 150,771,452,849
Tiền và các khoản tương đương
13,706,072,850 12,961,401,109 1,789,379,719
tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn
22,829,594,030 24,521,727,700 3,096,300,600
hạn
Các Khoản phải thu 139,534,016,739 135,820,397,142 88,062,834,577
Hàng Tồn Kho 176,313,202,085 96,598,812,752 54,364,261,467
Tài sản ngắn hạn khác 7,953,703,100 4,976,942,779 3,458,676,486
B. Tài sản dài hạn 483,870,075,113 193,389,943,928 100,861,797,272
Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0
Tài sản cố định 321,083,714,288 187,099,564,198 95,558,437,792
Bất động sản đầu tư 0 0 0
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 150,575,000,000 100,000,000 100,000,000

3
BT: Phân tích tình hình tài chính

Tài sản dài hạn khác 12,211,360,825 6,190,379,730 5,203,359,480


Tổng cộng tài sản 844,206,663,917 468,269,225,410 251,633,250,121
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 222,465,665,696 167,953,623,248 149,864,904,946
Nợ ngắn hạn 221,752,155,601 166,537,347,184 138,664,890,462
Nợ dài hạn 713,510,095 1,416,276,064 11,200,014,484
B. Vốn chủ sở hữu 621,740,998,221 300,315,602,162 101,768,345,175
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 128,592,880,000 78,875,780,000 41,791,300,000
Thặng dư vốn cổ phần 385,506,013,400 124,711,953,400 1,876,196,700
Quỹ đầu tư phát triển 76,753,168,709 53,477,382,321 37,779,240,358
Quỹ dự phòng tài chính 6,114,226,737 3,801,742,374 2,852,981,835
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 22,136,658,554 36,584,160,625 15,705,601,097
Nguồn vốn đầu tư XDCB 1,508,727,551 1,508,727,551 243,850,000
Nguồn kinh phí, quỹ khác 1,129,323,270 1,355,855,891 1,519,175,185
Lợi ích cổ đông thiểu số 0 0 0
Tổng cộng nguồn vốn 844,206,663,917 468,269,225,410 251,633,250,121

4
BT: Phân tích tình hình tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

ĐVT : Đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2006 NĂM 2005


Doanh thu bán hàng và cung cấp
1,246,311,221,084 1,196,462,671,902 830,979,006,414
dịch vụ
Các khoản giảm trừ 12,577,255,009 5,556,901,664 44,797,121,394
Doanh thu thuần bán hàng và
1,233,733,966,075 1,190,905,770,238 786,181,885,020
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 1,071,109,628,902 1,047,145,310,353 680,791,075,107
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
162,624,337,173 143,760,459,885 105,390,809,913
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 9,016,782,446 5,453,138,339 2,905,582,263
Chi phí tài chính 13,706,879,219 6,900,717,168 7,424,830,600
Lãi vay phải trả 0 0 6,992,046,862
Chi phí bán hàng 97,642,524,375 75,534,261,912 55,889,465,621
Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,647,180,017 15,886,836,961 19,017,793,908
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
41,644,536,008 50,891,782,183 25,964,302,047
doanh
Thu nhập khác 8,677,936,149 1,957,621,173 1,878,804,151
Chi phí khác 7,278,054,838 2,179,126,188 2,294,160,828
Lợi nhuận khác 1,399,881,311 221,505,015 415,356,677
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty
0 0 0
liên kết, liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 43,044,417,319 50,670,277,168 25,548,945,370
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
5,024,267,643 4,054,284,502 3,193,618,170
hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
0 0 0
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
38,020,149,676 46,615,992,666 22,355,327,200
doanh nghiệp
Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của
38,020,149,676 46,615,992,666 22,355,327,200
công ty mẹ

5
BT: Phân tích tình hình tài chính

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


ĐVT:Đồng
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
Lợi nhuận trước thuế 43,044,417,319 50,670,277,168 25,548,945,370
Điều chỉnh cho các khoản
-Khấu hao TSCĐ 25,034,965,373 13,202,179,074 12,025,467,393
-Các khoản dự phòng -4,690,037,157 1,153,610,005 5,100,000,000
-Lãi(-) lỗ (+) từ họat động đầu tư -924,734,457 811,426,080 1,723,169,411
-Chi phí lãi vay 9,423,852,016 6,828,739,190 6,992,046,862
Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 71,888,463,094 72,666,231,517 51,389,629,036
-Tăng giảm các khoản phải thu -4,691,074,884 -47,985,711,296 75,804,454,250
Tăng giảm hàng tồn kho -73,813,637,525 -43,160,012,559 7,290,134,608
Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay
7,237,328,941 -9,683,202,319 -11,682,962,496
phải trả, thuế thu nhập phải trả)
-Tăng giảm các khoản trả trước -7,844,505,780 -982,953,776 1,475,208,032
-Tiền lãi vay đã trả -9,014,146,979 -6,828,739,190 -6,992,046,862
-Thuế thu nhập đã nộp -6,919,185,819 -4,990,047,860 -3,425,609,251
-Tiền thu khác từ họat động SXKD 0 -156,455,216 195,410,000
-Tiền chi khác từ họat động SXKD -6,608,014,817 -2,531,655,008 -1,618,425,768
lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh -29,764,773,769 -43,652,545,707 112,435,791,549
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài
-168,442,349,464 -106,420,615,376 -26,561,325,086
sản dài hạn khác
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các
3,790,594,654 865,883,816 676,928,895
tài sản dài hạn khác
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -464,178,936,676 -125,634,650,400 -3,096,300,600
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 320,566,949,150 104,209,223,300 0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -308,263,742,336 -126,980,158,660 -28,980,696,791
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
294,737,060,000 159,920,236,700 0
của chủ sở hữu
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 847,739,290,440 567,239,242,380 453,097,289,596
-
Tiền chi trả nợ gốc vay -798,979,363,795 -538,532,641,523
528,517,414,878
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -4,723,798,800 -6,822,111,800 -7,164,633,563
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 338,773,187,845 181,804,725,757 -82,584,758,845
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 744,671,740 11,172,021,390 870,335,913
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 12,961,401,109 1,789,379,719 919,043,806
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
0 0 0
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 13,706,072,849 12,961,401,109 1,789,379,719

6
BT: Phân tích tình hình tài chính

II.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ TÀI CHÍNH


MỘT SỐ THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XNK
THỦY SẢN AN GIANG
Đơn vị
Chỉ số 2007 2006 2005
tính
Khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện thời lần 1,62 1,65 1,09
Tỷ số thanh toán nhanh lần 0,83 1,07 0,7
Kỳ thu tiền bình quân ngày 41 42 41
Vòng quay khoản phải thu vòng 8,8 8,8 8,9
Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn
ngày 60 34 29
kho
Vòng quay hàng tồn kho vòng 6.1 10.8 12.5
Khả năng sinh lợi
Hệ số biên lợi nhuận gộp % 13,2 12,1 13,4
Hệ số biên lợi nhuận hoạt
% 3,4 4,3 3,3
động
Hệ số biên lợi nhuận ròng % 3,1 4,9 2,8
ROA % 4,5 10 8,9
ROE % 6,1 15,5 22
Vòng quay tổng tài sản vòng 1,46 2,54 3,12
Thông số nợ
Thông số nợ trên tổng tài
% 26 36 60
sản
Thông số nợ trên vốn chủ sở
% 36 56 149
hữu
Số lần đảm bảo lãi vay lần 3.0 7.4 3.5
Thông số thị trường
Chỉ số PE lần 28,07 18,95 7,85
Thu nhập mỗi cổ phiếu đồng/cp 2.957 5.910 5.349

Chỉ số Đơn vị TB Ngành


Vốn hóa thị trường tỉ đồng 3,418
Doanh thu tỉ đồng 7,075
Lợi nhuận gộp biên % 2
Lợi nhuận sau thuế tỉ đồng 23
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế % 5
ROE % 7
ROA % 1
EPS tỉ đồng 0
P/E lần 6.12

7
BT: Phân tích tình hình tài chính

Lựa chọn điểm phân tích xuất phát từ khả năng sinh lợi của vốn chủ (ROE). Thông số
này dao động khá mạnh trong 3 năm gần đây, đã có lúc vượt qua con số chung của ngành
(22%, 15,5% so với 7%), và năm 2007 xuống thấp hơn so với ngành (6,1%). Trong năm
2006 cứ 100 đồng vốn chủ tạo ra 15,5 đồng lợi nhuận, so với năm 2005 thì đã giảm 6,5
đồng. Năm 2007 khả năng sinh lợi trên vốn chủ giảm, cụ thể là năm 2007 cứ 100 đồng
vốn chủ tạo ra 6,1 đồng lợi nhuận (giảm 9,4 đồng so với năm 2006). Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là vốn chủ tăng nhiều nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể.
Như vậy, qua phân tích ta thấy năm 2005, 2006 hiệu quả sử dụng vốn chủ tốt hơn nhiều
so với năm 2007.
Ta thấy, khả năng sinh lợi trên tài sản của công ty cao hơn so với tình trạng chung toàn
ngành. Năm 2006 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 10 đồng lợi nhuận, so với
năm 2005 thì đã tăng 1,1 đồng. Chứng tỏ năm 2006 công ty sử dụng tài sản hiệu quả hơn
so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 khả năng sinh lợi trên tài sản giảm, cứ 100 đồng
đầu tư vào tài sản tạo ra 4,5 đồng lợi nhuận (giảm 5,5 đồng so với năm 2006).
Vòng quay tổng tài sản của công ty giảm dần cho thấy hiệu quả tương đối của công ty
trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu giảm dần
Nhận thấy, lợi nhuận gộp biên của công ty vượt xa con số chung của ngành (2%).
Mặt khác, lợi nhuận ròng biên của công ty thấp hơn so với điều kiện chung của ngành.
Lợi nhuận ròng biên năm 2006 là 4,9%, điều này có nghĩa là công ty thu được 4,9 đồng
trên 100 đồng doanh số (tăng 2,1 đồng so với năm 2005). Tuy nhiên, năm 2007 lợi nhuận
ròng biên giảm (giảm 1,8 đồng so với năm 2006). Nguyên nhân là do năm 2007 chi phí
bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng tương đối so với doanh số và chi phí tài
chính tăng lên.
Các hoạt động đầu tư của công ty đã tạo ra những thay đổi tích cực trong cấu trúc tài
sản cố định. Nợ đã được huy động nhiều hơn. Điều này có thể kiểm chứng thông qua
phân tích khối và phân tích chỉ số về các báo cáo tài chính.
Qua số liệu thông số nợ cho thấy thời kì 2005-2007 mức tài trợ của cổ đông càng cao và
như vậy lớp đệm an toàn bảo vệ các chủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản bị giảm hay bị
thua lỗ càng cao.
Trong năm 2006 thông số nợ trên vốn chủ là 56% tức là so với năm 2005 đã giảm
93%, năm 2007 giảm còn 36% (giảm 20% so với năm 2006) cho biết chủ nợ cung cấp
0,36 đồng tài trợ so với mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp. Tỷ lệ này cho chủ nợ một
cảm giác an toàn vì công ty không sử dụng nhiều vốn vay.
Thông số nợ trên tài sản của công ty cũng giảm dần. Một lần nữa tỷ lệ này cho thấy rủi ro
tài chính của công ty thấp dần.
Qua 3 năm ta thấy khả năng đảm bảo lãi vay của công ty năm 2006 tăng 3,9 lần so với
năm 2005 nhưng năm 2007 giảm còn 3 lần (giảm 3,4 lần so với năm 2006) nhưng con số
này vẫn cho thấy công ty có thể đáp ứng khả năng chi trả tiền lãi và tạo ra lớp đệm an
toàn đối với người cho vay.
Ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty đã được cải thiện trong năm 2006,
tuy năm 2007 có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2006, khả năng thanh toán hiện thời là
1,65 tức là tăng 0,56 lần so với năm 2005, nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của tài sản
lưu động nhanh hơn các khoản nợ và năm 2007 giảm 0,03 lần so với năm 2006. Như vậy
dựa vào kết quả trên thì trong năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,62 đồng tài sản lưu
động đảm bảo. Điều này chứng tỏ mức độ rủi ro trong kinh doanh công ty không lớn mặt

8
BT: Phân tích tình hình tài chính

khác đây là dấu hiệu số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu sẽ tăng và
như vậy công ty sử dụng vốn ít hiệu quả hơn.
Trong tài sản lưu động có những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và nhưng
khoản mục có khả năng thanh khoản kém, nên khả năng thanh toan hiện thời vẫn chưa
phản ánh đúng năng lực thanh toán của công ty. Để đáng giá kỹ hơn về khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán nhanh năm 2006 tăng 1 lần so với năm 2005, tuy nhiên khả năng
thanh toán nhanh năm 2007 giảm còn 0,83 lần(giảm 0,24 lần so với năm 2006). Vào năm
2007 có 0,83 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, thấp
nhất trong 3 năm nguyên nhân là do hàng tồn kho đang được tích lũy khá cao. Điều này
thể hiện khả năng thanh toán của công ty ở năm 2007 ở tình trạng chưa tốt. Do đó trong
những năm tới công ty cần phải nâng dần hệ số này lên.
Cụ thể là thông số vòng quay hàng tồn kho đang giảm và chu kỳ chuyển hóa hàng tồn
kho đang tăng dần. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2006 là 10,8 vòng, mỗi
vòng là 34 ngày. So với năm 2005 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 1,7 vòng và
mỗi vòng tăng 5 ngày.
Giai đoạn từ năm 2006 – 2007: tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong giai đoạn này
giảm mạnh chỉ còn 6,1 vòng trong năm 2007 tức là đã giảm 4,7 vòng, mỗi vòng tăng 26
ngày so với năm 2006.
Như vậy nhìn chung qua 3 năm 2005 – 2007 tốc dộ luân chuyển hàng tồn kho có xu
hướng giảm dần thể hiện công ty đang duy trì nhiều lượng hàng tồn kho. Công ty cần giải
phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. Điều này đòi hỏi
công ty phải quan tâm hơn nữa để cải thiện hoạt động này.
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2007 là 8,8 vòng mỗi vòng là 41,3 ngày không
có sự thay đổi nhiều so với năm 2006 và 2005. Điều này cho thấy công ty tình hình thu
hồi nợ của công ty chưa được chú trọng nhiều, vốn của công ty bị tồn đọng và bị các
công ty khác chiếm dụng.
Chính những yếu tố tích cực như đã nêu ở trên đã khiến cho thị trường đánh giá cao cổ
phiếu của công ty. Thông số giá trên thu nhập (P/E) trong những năm gần đây vẫn đang
tăng liên tục và bỏ khá xa tình trạng trì trệ chung của ngành.
Thời kì 2005 – 2007. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu vào năm 2006 là cao nhất 5.910
đồng/cp tăng 561 đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2007 thì giảm còn 2.957
đồng/cp (giảm 2953 đồng)
Tóm lại,.nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng tăng cả về vốn chủ và vốn vay.
Nhưng qua phân tích cho thấy tính tự chủ trong kinh doanh của công ty tăng lên nên giảm
rủi ro trong kinh doanh của công ty.
Vấn đề cần quan tâm trong tương lai là cải thiện khả năng quản trị về khoản phải thu
khách hàng và tồn kho. Để quản trị tốt khoản phải thu công ty cần phải có chính sách tín
dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ chất lượng và rủi ro của doanh thu.
Công ty cần chú trọng hơn vào năng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là tiếp tục
nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh
doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi
nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi
phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.

9
BT: Phân tích tình hình tài chính

2. PHÂN TÍCH KHỐI VÀ CHỈ SỐ


PHÂN TÍCH KHỐI VÀ CHỈ SỐ VỚI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

PHÂN TÍCH KHỐI PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

TÀI SẢN 2007 2006 2005 2007 2006 2005


Tài sản ngắn hạn 42.7% 58.7% 59.9% 239% 182.3% 100%
Tiền và các khoản tương tiền 1.6% 2.8% 0.7% 766% 724.4% 100%
Các khoản đầu tư tài chính
2.7% 5.2% 1.2% 737% 792.0% 100%
ngắn hạn
Các Khoản phải thu 16.5% 29.0% 35.0% 158% 154.2% 100%
Hàng Tồn Kho 20.9% 20.6% 21.6% 324% 177.7% 100%
Tài sản ngắn hạn khác 0.9% 1.1% 1.4% 230% 143.9% 100%
Tài sản dài hạn 57.3% 41.3% 40.1% 480% 191.7% 100%
Các khoản phải thu dài hạn 0.0% 0.0% 0.0%
Tài sản cố định 38.0% 40.0% 38.0% 336% 195.8% 100%
Bất động sản đầu tư 0.0% 0.0% 0.0%
Các khoản đầu tư tài chính dài
17.8% 0.0% 0.0%
hạn
Tài sản dài hạn khác 1.4% 1.3% 2.1% 235% 119.0% 100%
Tổng cộng tài sản 100.0% 100.0% 100.0% 335% 186.1% 100%
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 26.4% 35.9% 59.6% 148% 112.1% 100%
Nợ ngắn hạn 26.3% 35.6% 55.1% 160% 120.1% 100%
Nợ dài hạn 0.1% 0.3% 4.5% 6% 12.6% 100%
Vốn chủ sở hữu 73.6% 64.1% 40.4% 611% 295.1% 100%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.2% 16.8% 16.6% 308% 188.7% 100%
Thặng dư vốn cổ phần 45.7% 26.6% 0.7% 20547% 6647.1% 100%
Quỹ đầu tư phát triển 9.1% 11.4% 15.0% 203% 141.6% 100%
Quỹ dự phòng tài chính 0.7% 0.8% 1.1% 214% 133.3% 100%
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
0.0% 0.0% 0.0%
hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
2.6% 7.8% 6.2% 141% 232.9% 100%
phối
Nguồn vốn đầu tư XDCB 0.2% 0.3% 0.1% 619% 618.7% 100%
Nguồn kinh phí, quỹ khác 0.1% 0.3% 0.6% 74% 89.2% 100%
Lợi ích cổ đông thiểu số 0.0% 0.0% 0.0%
Tổng cộng nguồn vốn 100.0% 100.0% 100.0% 335% 186.1% 100%

Qua bảng phân tích ở dưới ta thấy, qui mô của công ty ngày càng được mở rộng. Bằng
chứng là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng dần qua các năm từ 2005-2007. Năm
2006 TSNH tăng 82,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng 56,7% so với năm 2006. TSDH
năm 2006 tăng 91,7% so với năm 2005, năm 2007 tăng 288,3%. Qua phân tích khối,
trong cơ cấu tổng tài sản cho thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn có xu
hướng giảm dần và tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần. Các khoản phải thu
tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng khoản phải thu có xu hướng giảm dần trong cơ cấu

10
BT: Phân tích tình hình tài chính

tổng tài sản đây là một dấu hiệu tốt và lượng hàng tồn kho tăng nhanh cụ thể là năm 2006
lượng hàng tồn kho tăng 77,7 % so với năm 2005 và năm 2007 tăng đến 146,% so với
năm 2006 và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu tổng tài sản lưu động. Vì vậy,
công ty cần có biện pháp giảm lượng hàng tồn kho.
Đầu tư của công ty vào tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện sự chú
trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp
ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng.
Năm 2007, công ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu tài sản dài hạn khi chú trọng vào tăng
đầu tư tài chính dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho công ty.
Nguồn tài trợ qua các năm có xu hướng tăng cả về vốn chủ lẫn vốn vay. Năm 2006, nợ
phải trả tăng 12,1% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 35,9% so với năm 2006, công ty
tiến hành tăng dần nợ ngắn hạn và giảm dần nợ dài hạn.
Tuy nhiên, xét về mặt kết cấu trong tổng nguồn vốn thì tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có xu
hướng giảm. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn.
Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 195,1% so với năm 2005 và năm
2007 tăng mạnh 315,9% so với năm 2006. Như vậy công ty đã không sử dụng đòn cân nợ
để tăng lợi nhuận. Chứng tỏ mức độ rủi ro trong kinh doanh của công ty thấp dần. Điều
này đồng nghĩa với mức tự chủ trong kinh doanh của công ty càng tăng.

PHÂN TÍCH KHỐI VÀ CHỈ SỐ VỚI BÁO CÁO KẾT QUẢ


HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu của công ty tăng trưởng tương đối nhanh qua các năm. Năm 2006 tăng 51,5%
so với năm 2005, năm 2007 tăng 5,5% so với năm 2006.
Xét giai đoạn từ 2005 – 2007 : Trong giai đoạn này tỷ lệ giá vốn hàng bán trong tổng
doanh thu tăng lên 1,3%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ
tăng của doanh thu. Năm 2007 tỷ lệ giá vốn trong tổng doanh thu đã giảm 1,3 % .Đây là
dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc giảm chi phí do việc tăng đầu tư tài
sản cố định đã góp phần giảm bớt chi phí sản xuất.Tuy nhiên, tỷ lệ giá vốn trong tổng
doanh thu có giảm nhưng vẫn còn cao.
Tỷ trọng chi phí bán hàng trên tổng doanh thu năm 2006 giảm 0,8% so với năm 2005 do
thời kì 2005 – 2006 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng.
Và năm 2007 tỷ trọng chi phí bán hàng tăng 1,6 % so với năm 2006 mà nguyên nhân là
do thời kì 2006 - 2007 chi phí bán hàng tăng với tốc độ tương đối cao trong khi doanh thu
tăng với tốc độ tương đối chậm.
Chi phí quản lí doanh ngiệp năm 2006 giảm 16,5% so với năm 2005 và năm 2007 tăng
14,5% so với năm 2006.
Doanh thu tài chính năm 2006 tăng trong khi chi phí tài chính giảm (doanh thu tăng
87,7% và chi phí giảm 7,1%). Năm 2007 doanh thu tài chính có tăng nhưng chi phí tài
chính cũng tăng, tỷ trọng chi phí tài chính năm 2007 chiếm tới 1,1% trong tổng doanh thu
Trong khi doanh thu chỉ chiếm 0,7%.
Qua số liệu cho thấy tỷ lệ các khoản chi phí trên doanh thu của năm 2007 cao nhất. Đó là
lí do tại sao lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 giảm 36% so với năm
2006.
Ta thấy, thu nhập từ hoạt động khác của công ty trong năm 2007 đã cải thiện nhiều so với
năm 2006 và 2005. Do vậy trong các năm tiếp theo công ty cần duy trì tình hình này.

11
BT: Phân tích tình hình tài chính

Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 108,5% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 38,5% so
với năm 2006. Do vậy tỉ trọng lợi nhuận sau thuế trong tổng doanh thu năm 2006 tăng
đến 1,1% so với năm 2005 và năm 2007 giảm còn 3,1% (giảm 0,8% so với năm 2006)
Do đó trong những năm tới công ty cần có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành để nâng cao lợi nhuận.

PHÂN TÍCH KHỐI PHÂN TÍCH CHỈ SỐ


2007 2006 2005 2007 2006 2005
Doanh thu thuần bán hàng và
100.0% 100.0% 100.0% 157% 151.5% 100%
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 86.8% 87.9% 86.6% 157% 153.8% 100%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
13.2% 12.1% 13.4% 154% 136.4% 100%
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 0.7% 0.5% 0.4% 310% 187.7% 100%
Chi phí tài chính 1.1% 0.6% 0.9% 185% 92.9% 100%
Lãi vay phải trả 0.0% 0.0% 0.9% 0% 0.0% 100%
Chi phí bán hàng 7.9% 6.3% 7.1% 175% 135.1% 100%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.5% 1.3% 2.4% 98% 83.5% 100%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
3.4% 4.3% 3.3% 160% 196.0% 100%
kinh doanh
Thu nhập khác 0.7% 0.2% 0.2% 462% 104.2% 100%
Chi phí khác 0.6% 0.2% 0.3% 317% 95.0% 100%
Lợi nhuận khác 0.1% 0.0% 0.1% 337% 53.3% 100%
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty
0.0% 0.0% 0.0%
liên kết, liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.5% 4.3% 3.2% 168% 198.3% 100%
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
0.4% 0.3% 0.4% 157% 126.9% 100%
hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
0.0% 0.0% 0.0%
hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
3.1% 3.9% 2.8% 170% 208.5% 100%
doanh nghiệp
Lợi ích của cổ đông thiểu số 0.0% 0.0% 0.0%
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của
3.1% 3.9% 2.8% 170% 208.5% 100%
công ty mẹ

12
BT: Phân tích tình hình tài chính

3. PHÂN TÍCH DUPONT

CHỈ TIÊU 2007 2006 2005


Lợi nhuận ròng biên 3.10% 3.90% 2.80%
Vòng quay tổng tài sản 1.46 2.54 3.12
ROA 4.5% 9.9% 8.7%

Từ bảng phân tích về thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ta thấy , trong năm 2006 cứ 100
đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 9,9 đồng lợi nhuận, so với năm 2005 thì đã tăng 1,2
đồng. Chứng tỏ năm 2006 công ty sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với năm 2005. Năm
2007 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm, bằng chứng là cứ 100 đồng đầu tư vào
tài sản đem lại cho công ty 4,5 đồng (giảm 5,4 đồng so với năm 2006). Do đó trong
những năm tới công ty cần phải nâng dần thu nhập trên tổng tài sản lên bằng cách đưa ra
những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ chuyển hóa của tài sản để tạo ra
doanh thu, đồng thời nâng dần lợi nhuận ròng biên.

CHỈ TIÊU 2007 2006 2005


Lợi nhuận ròng biên 3.10% 3.90% 2.80%
Vòng quay tổng tài sản 1.46 2.54 3.12
Số nhân vốn chủ 1.36 1.56 2.47
ROE 6.1% 15.4% 21.6%

Với cách tiếp cận Dupont, chúng ta thấy trong năm 2006 cứ 100 đồng vốn chủ tạo ra 15,4
đồng lợi nhuận, so với năm 2005 thi đã giảm 6,2 đồng. Nguyên nhân giảm là do lợi
nhuận ròng biên tăng, vòng quay tổng tài sản giảm và giảm sử dụng nợ.
Năm 2007 lợi nhuận trên vốn chủ giảm, cụ thể cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại
6,1 đồng lợi nhuận (giảm 9,3 đồng so với năm 2006). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là do lợi nhuận ròng biên giảm, vòng quay tổng tài sản giảm, số nhân vốn chủ cũng
giảm.
Do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ lên bằng
cách nâng vòng quay tài sản và lợi nhuận ròng biên.

13

You might also like