You are on page 1of 1

Đặc điểm chung của nền văn minh phương Đông và phương tây:

- Vị trí địa lí: Các nền văn minh phương đông và tây đều hình thành trên các khu vực có
điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi như: ở các đồng bằng màu mỡ, ven các con sông
lớn, ven biển, có địa hình bằng phẳng, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển
triển nông nghiệp, thương nghiệp,…VD: tự đưa ra.
- Về kinh tế: Nền kinh tế đều đã trải qua giai đoạn sản xuất nguyên thủy. Sự tan rã của
nền sản xuất nguyên thủy là tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở các quốc gia
phương Đông & phương Tây.
+ Đều đã trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc & công xã nông thôn.
+ Nền kinh tế phương Đông và phương Tây đều đi lên từ nông nghiệp.
+ Nền dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh của kiện tự nhiên để phát triển
kinh tế.
+Ở phương Đông và phương Tây đều có các ngành kinh tế chủ yếu như: nông nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp nhưng khác nhau ở chỗ nền kinh tế của họ lấy ngành nào
làm mũi nhọn mà thôi.
 Phương Đông: Nông nghiệp.
 Phương Tây: Thủ công nghiêp, thương nghiệp.
- Về chính trị:
+ Do cùng trải qua giai đoạn xã hội nguyên thủy trước khi hình thành nhà nước nên cơ
sở hình thành nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây là giống nhau, đều do sự
phân chia của cải không đồng đều và sự tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến mâu thuẫn,
đến khi mâu thuẫn không thể điều hòa thì nhà nước xuất hiện => xuất hiện giai cấp.
+ Có hai giai cấp chính: giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. (…)
Đây chỉ là bộ khung thôi. Linh nên tham khảo các nguồn tài liệu khác, bổ xung và phân
tích thêm cho đầy đủ nha!

You might also like