You are on page 1of 2

Ứng dụng các phương pháp địa vật lý để xác định tính chất cơ-lý của

môi trường đá mỏ phục vụ công tác khoan nổ mìn ở các mỏ lộ thiên

PHẠM ĐẠI HẢI, TRẦN VĂN YẾT, NGUYỄN VĂN HỢP


Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (TKV)

Sản lượng khai thác than ở các mỏ lộ thiên của TKV các năm tới sẽ tiếp tục gia tăng. Như
vậy, công tác khoan nổ mìn phải thực hiện một khối lượng tương ứng rất lớn. Một trong các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình khoan nổ mìn là tính chất nứt nẻ của khối đá mỏ. Thực tế sản xuất
cho thấy, nếu nắm vững được đặc điểm này của khối đá mỏ sẽ giảm được chi phí khoan nổ mìn
và đặc biệt ở một số mỏ khai thác lộ thiên có thể áp dụng phương pháp cày xới đá mỏ.
Một trong các đặc tính rất quan trọng của khối đá mỏ cho phép xác định đánh giá mức độ
nứt nẻ của khối đá mỏ là các đặc tính âm học của chúng
Tốc độ sóng siêu âm trong đất đá phụ thuộc đáng kể bởi khối lượng thể tích, vào độ rỗng,
vào kích thước cỡ hạt tạo đá và các thông số khác của đá mỏ. Từ đó cho thấy tốc độ truyền lan
của sóng siêu âm tăng cùng với việc gia tăng độ bền của khối đá mỏ.
Xác định mối quan hệ giữa tốc độ sóng siêu âm và độ bền nén một trục của mẫu đá mỏ ở
các mỏ khai thác than lộ thiên Na Dương, Cao Sơn, Đèo Nai,Cọc Sáu, Núi Béo, Hà Tu. Các kết
quả thí nghiệm trên đã cho thấy: Tốc độ truyền lan sóng siêu âm và độ bền nén một trục của mẫu
đá mỏ có mối quan hệ tương quan là hàm tuyến tính bậc nhất. đây là cơ sở khoa học rất quan
trọng để nghiên cứu mối quan hệ và xây dựng các phương trình tương quan giữa tốc độ sóng
siêu âm và tính chất cơ lý của đá mỏ

- Đối với đá sạn kết, mối quan hệ tương quan giữa độ bền nén với tốc độ truyền lan sóng siêu
âm xác định theo công thức thực nghiệm sau:

σ n = 0.438v p − 971.12 với r = 0.87


- Đối với đá cát kết, mối quan hệ tương quan giữa độ bền nén với tốc độ truyền lan sóng siêu
âm xác định theo công thức thực nghiệm sau:

σ n = 0.364v p − 385.25 với r = 0.73

- Đối với đá bột kết , mối quan hệ tương quan giữa độ bền nén với tốc độ truyền lan sóng
siêu âm xác định theo công thức thực nghiệm sau:

σ n = 0.1271v p − 208.3 , với r = 0.64


- Mức độ dị hướng của tốc độ sóng đàn hồi được đánh giá bằng hệ số dị hướng Kdh

vII
K dh = :
v⊥
Kdh dao động trong khoảng 1,04 - 2,20.
∗ Hệ số tắt dần của sóng đàn hồi trong đá mỏ

Trong môi trường đá mỏ có tồn tại nứt nẻ, do sự tán xạ năng lượng của sóng dọc và sóng
ngang vào lỗ rỗng nứt nẻ, từ kết quả của lý thuyết đàn hồi có thể xác định được hệ số giảm yếu
theo các công thức sau:

V2
α p = λ pω 3
n

V2
α s = λsω 3
n
Ở đây:

λ p , λ s - hằng số Lame của sóng dọc và sóng ngang; ω = 2π f - tần số của sóng đàn hồi; V -
thể tích của vết nứt; n - số lượng vết nứt.

Bằng thực nghiệm đo đạc, xác định được hệ số giảm yếu của sóng dọc (α p) và sóng ngang
(α s) có thể tiến hành đánh giá định lượng và định tính mức độ nứt nẻ của khối nguyên đá mỏ.
Đây là thông số rất cần thiết phục vụ cho công tac khoan nổ mìn ở các mỏ lộ thiên.
Đặc biệt trong những năm gần đây, một số nước tiên tiến đã áp dụng các thiết bị cày xới đất
đá tại các mỏ khai thác lộ thiên thay cho công tác khoan nổ mìn truyền thống đã ngày một phổ
cập và đem lại hiệu quả đáng kể. Muốn vậy thường sử dụng các thiết bị địa vật lý đo tốc độ
truyền lan sóng của khối đá, từ đó làm cơ sở đánh giá khả năng áp dụng thiết bị cày xới đối với
đất đá mỏ./

You might also like