You are on page 1of 9

Câu 1: Có phải trong mọi trường hợp DN hay HTX bị lâm vào tình trạng phá sản

cũng phải thực hiện đúng quy trình 4 bước hay không? Giải thích.

Trả lời: Theo khoản 2 Điều 5 LPS 2004 thì: Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản,
căn cứ vào quy định cụ thể của Luật này, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai
thủ tục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hoặc quyết định chuyển từ áp
dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các
khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Có các trường hợp xảy ra không theo trình tự 4 bước như sau:

• Nếu Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh hoặc Hội nghị chủ nợ không triệu tập được thì sẽ không có
bước 2 trong qui trình phá sản mà Tòa án tiến hành Thanh lý tài sản luôn
(Bước 3)

• Nếu DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản mà tại Hội nghị chủ nợ đã thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà sau một thời gian
DN,HTX đó phục hồi thành công thì không xảy ra bước 3 (Thanh lý tài
sản,các khoản nợ) và bước 4 (tuyên bố phá sản).

• Theo điều 87-LPS 2004: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị
phá sản trong trường hợp đặc biệt

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm
ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện
hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá
sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản.

2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu,
giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố
doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không
đủ để thanh toán phí phá sản.

Tòa án tuyên bố DN,HTX phá sản mà không thông qua bước 2 và bước 3

 Đó là những trường hợp phá sản rút gọn.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “ Khi tiến hành thủ tục phá sản DN,HTX thì Thẩm phán
phụ trách vụ việc phải nỗ lực giúo các bên hòa giải thành để tiến hành thủ tục phục
hồi DN,HTX đó.Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.

Nhận định trên là sai vì:


Căncứ điều 68 lật phá sản:điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi oạt động kinh doanh sau khi hội nghị
chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động
kinh doanh,kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp hợp tác xã
phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.vì vậy nếu không có sự đồng ý
của hội nghị chủ nợ thì thẩm phán không có quyền can thiệp để giúp các bên hòa giải
thành.

Câu 3: Giải thích thêm điều 2 khoản 2 LPS? Tại sao Liên minh HTX không phải là
đối tượng áp dụng LPS?

Trả lời: Các đối tượng theo khoản 2 điều 2 LPS vẫn áp dụng LPS 2004 nhưng được nhà
nước hỗ trợ đặc biệt nếu các đối tượng này lâm vào tình trạng phá sản hoặc tạo điều kiện
để các đối tượng không lâm vào tình trạng phá sản vì nếu các đối tượng này lâm vào tình
trạng phá sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế,xã hội,chính trị (căn cứ theo nghị
định 67/2005)

Liên minh HTX không phải là đối tượng áp dụng LPS vì Liên minh HTX không có chức
năng kinh doanh,không vì lợi nhuận.Liên minh HTX chỉ hỗ trợ cho các HTX,Liên hiệp
HTX trên nhiều phương diện khác nhau như: đào tạo cán bộ,cung cấp các thông tin kinh
doanh,cung cấp những hoạt động xúc tiến để HTX quảng bá mình và Liên minh HTX là
cầu nối giữa HTX,Liên hiệp HTX với các cơ quan nhà nước.

Câu 4: Tại sao nói phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt? Nó khác gì so với thủ
tục đòi nợ thông thường ?

Trả lời:
Tiêu chí Phá Sản Đòi nợ đặc biệt
Điều kiện Phái xác định DN,HTX đó lâm Không cần điều kiện.Nợ tới hạn thì đòi
vào tình trạng phá sản

Thanh toán nợ Trả nợ cho các chủ nợ dựa trên Phải trả cả tiền nợ và tiền lãi cho đến khi hết thì thôi
giá trị tài sản còn lại của
DN,HTX (trừ thành viên hợp
danh của CTHD và DNTN)

Đối tượng thực Tổ quản lý thanh lý tài sản trực Bản thân DN,HTX mắc nợ và xử lý theo Bộ luật dân
hiện việc thanh tiếp kiểm kê,bán đấu giá các sự hoặc Bộ luật tố tụng dân sự.
toán nợ tài sản của DN,HTX và trả nợ
cho các chủ nợ của DN,HTX
(điều 10 –LPS)
Hậu quả của -DN chấm dứt hoạt động khi DN,HTX vẫn hoạt động bình thường sau khi trả nợ
pháp lý có quyết định tuyên bố phá sản
của Tòa án và áp dụng các biện
pháp hạn chế nhằm hạn chế
đảm nhiệm các chức vụ quản
lý,điều hành cũng như thành
lập DN khác trong thời hạn
nhất đinh.

Câu 5:Thủ tục phá sản có thể áp dụng thay thế cho thủ tục giải thể DN theo LPS và
ngược lại.Nhận định này Đúng hay Sai? Giải thích

Giống nhau: là sự chấm dút hoạt động của một đơn vị 1 tổ chức
Khác nhau : theo quy đinh tại điêu 157 158 của LDN năm 2005 quy đinh gải thể dn
Các trường hợp và điều kiện giải thể
+>kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ mà ko có quyết định gia hạn
+> theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tu nhân ,của tất cả các
thành viên đối công ty hợp danh ,của hồi đồng thành viên ,chủ sở hưu công ty đối với
công ty TNHH ,của đại hồi dồng cổ đông đối với công ty cổ phần
+> công ty ko có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy điinh của luật doanh nghiêp
trong thời hạn 6 tháng liên tục
+> bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-thủ tục giải thể : dd158 ldn2005
Phá sản doanh nghiệp :
- theo quy đinh tại điều 3.5lps 2004 quy đinh về trình tự thủ tục phá sản Dn như sau
:
+> trường hợp lâm vào tình trạng phá sản
-doanh nghiệp .HTX ko có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu
thì lâm vào tình trạng phá sản
Thủ tục : được áp dụng đố với THX,DN lâm vào tình trạng phá sản bao gồm
A, Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
B, phục hồi hoạt động kinh doanh
C,thanh lý tài sản và cách khoản nợ
D, tuyên bố phá sản
Sau khi quết điịnh mở thủ tục phá sản ,căn cứ cào quy định cụ thể của luật phá sản
,thẩm phán quyết định áp dụng một trong 2 thủ tục quy điinh tại điểm b,c cở trên hoặc
quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thanh
lý tài sản ,các khoản nợ hoawcjtuyeen bố DN,HTX phá sản

Câu 6: So sánh các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm
trong quá trình giải quyết phá sản DN,HTX.
Chủ nợ có bảo đảm Chủ nợ không bảo đảm
-Khi DN bị tuyên bố phá sản thì Chủ nợ -Chỉ được trả nợ dựa trên giá trị tài
Có bảo đảm có quyền được DN trả nợ trước sản còn lại của DN sau khi DN đã trả
Và đầy đủ số nợ hết các khoản nợ khác theo điều 37
LPS 2004.
-Chủ nợ có bảo đảm không có quyền gửi đơn yêu -Có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
Cầu mở thủ tục phá sản đối DN,HTX mắc nợ tục phá sản theo điều 13 LPS
-Chủ nợ có bảo đảm không được quyền tham dự -Được quyền tham gia Hội nghị chủ
Hội nghị chủ nợ. nợ theo điều 63-LPS 2004

Câu 7: Mọi chủ thể kinh doanh khi lâm vào tình trạng phá sản đều là đối tượng áp
dụng của LPS 2004 là đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
Nhận định trên là Sai.
Chủ thể của luật kinh doanh là những cá nhân,tổ chức tham gia trong quá trình kinh
doanh,gồm:
-Cá nhân
-Pháp nhân
-Tổ chức không có tư cách pháp nhân
-Hộ kinh doanh
-Thương nhân.
Theo điều 2 –LPS và cụ thể hơn tại I.11 Nghị quyết 03/2005-HĐTP thì đối tượng áp
dụng LPS không có chủ thể kinh doanh là: Cá nhân và Hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh và cá nhân không áp dụng LPS 2004 vì theo điều 49,nghị định 43 thì hộ
kinh doanh không có con dấu và hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh
nghiệp 2005 nên hộ kinh doanh không phải là DN.Mà LPS 2004 quy định đối tượng áp
dụng là DN,HTX.
Trong trường hợp cá nhân hoặc Hộ kinh doanh bị phá sản thì việc đòi nợ được thực hiện
theo quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.
Hiện nay,có rất nhiều cá nhân và hộ kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ,nếu LPS bao gồm cá
nhân và hộ kinh doanh thì dẫn đến sự quá tải cho Tòa án vì hiện nay việc quản lý của nhà
nước còn lỏng lẻo,thiếu chặt chẽ.
Câu 8: Trong thủ tục phá sản,Hội nghị chủ nợ là bắt buộc là Đúng hay Sai? Giải
thích.
Trả lời:
Nhận định trên là Sai.
Theo khoản 1 điều 87,nếu DN,HTX không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng
phí phá sản thì Tòa án ra quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản mà không cần triệu tập
Hội nghị chủ nợ.
Câu 9:
Giải bài 1:
Tổng tài sản của công ty X là: 6,5 tỷ trong đó có 4 tỷ của tài sản thế chấp ở Ngân hàng
Công thương C,1,5 tỷ của tài sản thể chấp ở Công ty D vì theo điều 27,nghị định 67/2006
thì bước đầu tiên trong thủ tục thanh lý tài sản là thu hồi và quản lý tài sản,tài liệu sổ sách
kế toán của DN,HTX.
• Theo điều 35 LPS 2004,Tòa án sẽ tiến hành trả nợ cho các khoản nợ có bảo đảm tài
sản trước:
-Trả 3 tỷ cho NHCT C
-Trả 1,5 tỷ cho Công ty D
 Tổng tài sản còn lại là: 6,5- 3- 1,5 = 2 tỷ
• Theo điều 37 LPS thì phân chia tài sản theo thứ tự ưu tiên:
-Trả lệ phí phá sản 50 triệu = 0.05 tỷ
-Trả lương cho người lao động 600 triệu =0.6 tỷ
 Tổng tài sản còn lại là: 2- 0.05 – 0.6 =1,35 tỷ
• Tổng nợ không bảo đảm:
-Nợ 3,5 tỷ còn lại của công ty D
-Nợ 350 triệu thuế (0.35 tỷ)
-Nợ 7,5 tỷ của 85 chủ nợ khác
 Tổng nợ không bảo đảm: 3,5 + 0,35 + 7,5 = 11,35 tỷ
1,35
• Trả nợ theo tỷ lệ: 11 ,35 = 0.12
 Nợ còn lại của công ty D : 0,12 x 3,5 =0.42 (tỷ)
 Vậy tổng số tiền Công ty cổ phần D được thanh toán từ việc phân chia tài sản
phá sản của công ty X là 0.42 + 1,5 =1,92 (tỷ)
Giả bài 2:
1. Theo điều 7 LPS 2004 thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn chính là Tòa án nhân
dân tỉnh N.
2. Những chủ nợ có quyền nộp đơn là :
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh N,Công ty Vận tải Liên
Việt,Công ty TNHH Đại Dương,DNTN Bình Long (theo điều 13 LPS )
- UBND tỉnh N vì XN Biển Đông là DNNN ( Theo khoản 1 điều 16 LPS)
3. Tổng tài sản cảu XN Biển Đông là:
3+ 1 (tài sản thế chấp tại Ngân hàng Ngoại thương) + 0.4 (tài sản thế chấp tại
Ngân hàng NN và PTNT) = 4.4 tỷ
• Nợ bảo đảm: 0.8 (Ngân hàng NT) + 0.4 (Ngân hàng NN và PTNT) = 1.2 tỷ
Theo điều 35 LPS thì phải trả cho chủ nợ có bảo đảm trước
 Số tiền còn lại của XN Biển Đông là : 4.4 – 1.2 =3.2 tỷ
• Theo điều 37 LPS thì phân chia tài sản theo thứ tự ưu tiên:
Trả phí phá sản: 3.2 – 0.05 = 3.15 tỷ
Trả lương cho Công nhân: 3.15 – 0.45=2.7 tỷ
Nợ không bảo đảm:
Theo khoản 3 điều 62 LPS thì Ngân hàng Công thương sau khi trả nợ thay cho
XN Biển Đông thì trở thành chủ nợ không bảo đảm của XN Biển Đông.
Tổng nợ không bảo đảm:
1 (thuế) + 0.2 (Ngân hàng NN và PTNT) + 0.6 (DNTN Bình Long) + 0.1 (Công
ty Vận tải LV) + 1.5 tỷ (Ngân hàng Công thương bảo lãnh) =4.4 tỷ
2.7
• Trả nợ theo tỷ lệ: = 0.6136
4.4
- Trả thuế: 0.6136 x 1 =0.6136 (tỷ)
- Trả cho Ngân hàng NN và PTNT: 0.6136 x 0.2 =0.1227 (tỷ)
- Trả cho DNTN Bình Long: 0.6136 x 0.6 =0.3682 (tỷ)
- Trả cho CTVT Liên Việt :0.6136 x 0.1=0.0614 (tỷ)
- Trả cho Ngân hàng Công thương: 0.6136 x 1.5 =0.9204 (tỷ)
Câu 10: Cho biết mục đích của việc phục hồi hoạt động kinh doanh
Trả lời: Mục đích của việc phục hồi kinh doanh là cho doanh nghiệp có cơ hội để có thể
khôi phục lại hoạt động của mình.Lúc này,nhà nước áp dụng những biện pháp hỗ trợ như
giãn thời gian trả nợ ra, khoanh nợ hay bơm tiền vào cho các DN nhằm tạo cơ hội giúp
doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động kinh doanh,đặc biệt là những doanh nghiệp theo
khoản 2 điều 2 LPS 2004)
Câu 11: Nêu ý nghĩa của việc thanh lý tài sản? Lấy ví dụ minh họa khoản 1,2,3 điều 6
LPS.Làm rõ điều 38 LPS và lấy ví dụ.
Trả lời:
• Ý nghĩa của việc thanh lý tài sản nhằm xác định chính xác tài sản mà DN,HTX bị
mở thủ tục phá sản,nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ.Việc tiến hành thủ
tục thanh lý tài sản của Tổ quản lý,thanh lý tài sản sẽ giúp làm minh bạch hơn về
tổng số tài sản mà DN,HTX đó đang có để đưa ra phương án phân chia cho hợp
lý.
• Ví dụ về khoản 1,2,3 điều 6:
Theo bài tập 2 đã giải ở trên:
-Chủ nợ có bảo đảm: Ngân hàng Ngoại thương tỉnh N,tài sản nợ là 800 triệu
đồng,tài sản thế chấp trị giá là 1 tỷ đồng
-Chủ nợ bảo đảm 1 phần: Ngân hàng NN và PTNT tỉnh N,tài sản nợ là 600 triệu
đồng,tài sản thế chấp trị giá là 400 triệu đồng.
- Chủ nợ không bảo đảm: Công ty TNHH Đại Dương 1 tỷ đồng,không có tài sản
bảo đảm.
• Giải thích điều 38 LPS,rõ hơn về vấn đề này được qui định ở III.4 Nghị quyết
03/2005-HĐTP.

4.1. Nghĩa vụ khụng phải là tiền là nghĩa vụ mà theo quy định của pháp luật doanh
nghiệp, hợp tác xó phải thực hiện đối với người có quyền hoặc người khác phải thực
hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xó mà chưa được thực hiện và chưa tính được
thành tiền giá trị của nghĩa vụ đó.
4.2. Trong trường hợp nghĩa vụ không phải là tiền mà doanh nghiệp, hợp tác xó phải
thực hiện đối với người có quyền và họ có yêu cầu, thỡ xỏc định giá trị của nghĩa vụ
đó tại thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của
doanh nghiệp, hợp tỏc xó.

Ví dụ: Theo hợp đồng được giao kết, thỡ doanh nghiệp A phải vận chuyển cho doanh
nghiệp B một số mỏy múc từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại doanh
nghiệp B lắp đặt cho doanh nghiệp A (công lắp đặt) một dây chuyền sản xuất. Doanh
nghiệp B đó thực hiện nghĩa vụ của mỡnh, cũn doanh nghiệp A khụng thực hiện
nghĩa vụ của mỡnh và lõm vào tỡnh trạng phỏ sản. Doanh nghiệp B cú yờu cầu xỏc
định giá trị công lắp đặt dây chuyền sản xuất cho doanh nghiệp để đưa vào nghĩa vụ
về tài sản của doanh nghiệp A, thỡ Toà ỏn phải xỏc định giá trị của nghĩa vụ đó vào
thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản và đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh
nghiệp A.

4.3. Trong trường hợp phát hiện được nghĩa vụ không phải là tiền mà người khác có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xó lõm vào tỡnh trạng phỏ sản,
thỡ xỏc định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm mở thủ tục phá sản thành tiền để
đưa vào tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Câu 12: Sau khi DN đã tuyên bố phá sản,Chủ DN có trách nhiệm như thế nào đối với
số nợ chưa thanh toán.

Sau khi doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản,mọi tài sản của doanh nghiệp đều đã được tòa
án có thẩm quyền giải quyết cho các chủ nợ theo quy định của luật phá sản.vì vậy con nợ
sẽ thoát khỏi hầu hết các gánh nặng về nợ nần.trong thời gian bị phá sản,con nợ vẫn được
pháp luật bảo vệ,tức là không có một chủ nợ nào có quyền đến nhà gõ cửa đòi chủ nợ,sau
3 năm,tất cả nợ nần chưa thanh toán đều trở thành con số không.

Câu 13: Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tất yếu có khả năng tuyên bố phá sản
là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời: Nhận định trên là đúng vì DN giống như một thực thể sống,cũng có bắt đầu,có
phát triển,suy vong và có khả năng bị đào thải.Nhất là trong tình hình kinh tế thị trường
như hiện nay,lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu.Vì thế,sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp,hợp tác xã ngày càng gay gắt.Điều đó dẫn đến DN,HTX nào không theo kịp quy
luật biến đổi của thị trường đều có khả năng bị phá sản.

Câu 14:Khi có quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản,DN có còn
bị coi là lâm vào tình trạng phá sản hay không?

Câu 15: Trong những trường hợp nào thì TAND cấp tỉnh có quyền lấy lên để tiến
hành thủ tục phá sản?

Trả lời: Căn cứ vào I.32 Nghị quyết 03/2005


3.2. Trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản
đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm:

a. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có
bất động sản, có nhiều chủ nợ tại nhiều huyện khác nhau;

b. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có chi nhánh, văn phòng đại diện, có
bất động sản, có chủ nợ hoặc người mắc nợ ở nước ngoài;

c. Hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có khoản nợ còn có tranh chấp phải
giải quyết;

d. Hợp tác xã là đương sự trong vụ án bị đình chỉ do Toà án ra quyết định mở thủ
tục phá sản đối với hợp tác xã đó hoặc trong trường hợp phức tạp khác (cần phải
tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của
LPS là vô hiệu...).

Câu 16: Nhận định sau là Đúng hay Sai? Giải thích.
“Chỉ sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán mới có khả năng
thực hiện việc thanh lý tài sản đối với DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản”
Trả lời:
Trước hết phải mở thủ tục phá sản để đồng thời lúc đó lập ra Tổ quản lý,thanh lý tài
sản.Sau đó,Thẩm phán tiến hành triệu tập HNCN theo yêu cầu của Tổ quản lý,thanh lý tài
sản hoặc các chủ nợ đại diện cho ít nhất 1/3 tổng số nợ không có bảo đảm.Và nếu HNCN
không thông qua phương án phục hồi kinh doanh hoặc không triệu tập được thì mới sang
bước tiếp theo là thanh lý tài sản (theo khoản 1 điều 5 LPS quy định các bước tiến hành
thủ tục phá sản.)
Vì thế,nói : “Chỉ sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán mới có
khả năng thực hiện việc thanh lý tài sản đối với DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản” là
Đúng.
Câu 17: Công ty TNHH B và cá nhân A cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH
AB.Sau một thời gian hoạt động,B phá sản thì Cty TNHH AB sẽ như thế nào?
Câu 18: Làm rõ hiện tượng phá sản dây chuyền.
Phá sản dây chuyền có thể được hiểu nôm na là một doanh nghiệp phá sản có thể kéo
theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp khác có liên quan về tài chính hoặc những vấn đề
khác.Ví dụ công ty A nợ công ty B 1 khoản tiền rất lớn,mà công ty A bị phá sản thì công
ty B bị thâm hụt một khoản tiền lớn và có nguy cơ bị phá sản.
Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn,tham gia vào quá trinh phân công lao
động của ngành nghề đó càng sâu rộng,số lượng bạn hàng càng đông thì có thể xảy ra
hiện tượng “phá sản dây chuyền”

Câu 19: Tại sao chủ nợ có bảo đảm lại không được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản?

Vì một doanh nghiệp hoạt động bình thường thì chủ nợ bảo đảm sẽ thu được lợi
nhuận,nếu doanh nghiệp,htx đó có bị tuyên bố phá sản thì cũng không ảnh hưởng đén
quyền lợi về tài sản của chủ nợ có đảm bảo.do vậy chủ nợ có đảm bảo không có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ thục phá sản.một lý do khác đó là để đảm bảo sự công bằng về
quyền lợi của chủ nợ không bảo đảm và chủ nợ có đảm bảo,chủ nợ không đảm bảo không
được doanh nghiệp bảo đảm bằng tài sản,do đó mức độ rủi ro cuả họ cao,khi phát hiện
thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản,với quyền được quy định tại điều 13 lps
chủ nợ không bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để tòa án xem xét
và giải quyết và như thế họ có thể nhận lại được số tài sản nhiều hơn.

Câu 20: Giải thích rõ hơn về khoản 1 điều 77 LPS

You might also like