You are on page 1of 4

I/ Khái Niệm rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc
những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng
của ngân hàng.

II/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO LÃI SUẤT:

1/ khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ

Trường hợp 1: kỳ hạn của tài sản có lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ: ngân hàng
huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu
lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu
tư dài hạn không đổi.
Trường hợp 2: kỳ hạn của tài sản có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản nợ: ngân hàng
huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành
hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi
suất cho vay và đầu tư giảm xuống.

2/ do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy
động vốn và cho vay:
Trường hợp 1: ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với
lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi
trong khi thu nhập lãi giảm  lợi nhuận NH giảm.
Trường hợp 2: ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư
với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng
theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi  lợi nhuận NH giảm.

3/ do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử
dụng nguồn vốn đó để cho vay.
Vd:
NH huy động vốn 100, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 6 tháng  chi phí lãi:
100*1%* 6 =6,
Cho vay 60, lãi suất 1.2%/tháng thời hạn 6 tháng  thu nhập lãi =
60*1.2%*6=4.32
 NH không sử dụng hết nguồn vốn huy dộng để cho vay: lợi nhuận giảm 1.68

4/ Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử
dụng nguồn vốn đó để cho vay.
Vd:
NH huy động 100, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1% /tháng  chi phí lãi = 6
Cho vay 100, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1.2% /tháng  thu nhập lãi =3.6
 NH huy động vốn với thời hạn dài nhưng cho vay với thời hạn ngắn hơn: lợi
nhuận giảm 2.4
5/ Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế  vốn của
NH không được đảm bào an toàn khi cho vay
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến
Vd: khi dự kiến lãi suất cho vay 8% = 3% (lãi suất thực) + 5%(tỷ lệ lạm phát dự kiến)
. Nhưng nếu sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế là 8% thì lãi suất thực ngân hàng được
hưởng sẽ là 0%.

III/ Các hình thức, ảnh hưởng của rủi ro lãi suất và mục tiêu của quản lý rủi ro lãi
suất:
1. Các hình thức:
- Rủi ro về giá(price risk):
+ khi lãi suất thị trường tăng: làm cho giá trị của các trái phiếu và các
khoản vay với lãi suất cố định của NH sẽ bị giảm giá. Nếu NH muốn bán thì phải
chịu tổn thất.
+ khi lãi suất thị trường giảm: sẽ làm cho giá trái phiếu và các khoản cho
vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ tăng.
- Rủi ro tái đầu tư (re-investment risk):
+ xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm, làm cho NH chấp nhận đầu tư
nguồn vốn của mình vào những tài sản có mới với mức sinh lời thấp hơn.
Vd: NH áp dụng lãi suất cố định, cho vay 3 tháng với lãi cố định, đi vay 12
tháng với lãi cố định  NH có thể gặp rủi ro vì sau 3 tháng , NH phải cho vay
theo lãi suất giảm của thị trường  làm cho lợi nhuận của NH giảm, có thể là
âm.
Hoặc trong trường hợp : cho vay 12 tháng và đi vay 3 tháng với lãi suất cố
định  khi lãi suất tăng, lợi nhuận của NH sẽ giảm. Vậy rủi ro lãi suất của
NH là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do đó tùy thuộc
vào cơ cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa sử dụng và nguồn vốn
mà lợi nhuận của NH có thể thay đổi tùy thuộc sự biến động của lãi suất.
Vd: NH áp dụng lãi suất hỗn hợp là vừa cố định, vừa biến động, cho vay với
lãi suất thay đổi 3 tháng, đi vay với lãi suất cố định. Trong trường hợp này,
nếu lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn (do thị trường) so với lãi suất đi vay cố
định 12 tháng, NH sẽ lỗ.

2/ Các ảnh hưởng của rủi ro lãi suất:


- Làm tăng chi phí nguồn vốn của NH
- Giảm thu nhập từ tài sản của NH
- Giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn CSH của NH.
3/ Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất: hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại từ
ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của NH. Để đạt mục tiêu này, NH cần
phải:
- tập trung phân tích những tài sản và nợ nhạy cảm nhất với sự biến động của
lãi suất.
- duy trì cố định tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM), đảm bảo NIM phải đạt
được mức độ nhất định để bảo vệ thu nhập của NH trước rủi ro lãi suất (NIM
trung bình nằm trong khoảng 3.5% - 4%)
NIM: hệ số chênh lệch lãi thuần(hệ số thu nhập lãi ròng cận biên – net interest
margin)
NIM = (thu nhập lãi – chi phí lãi) * 100% / (Σ tài sản có sinh lời).

IV/ Đo lường rủi ro lãi suất:


4.1/ mô hình định giá lại (the repricing model): đo lường sự thay đổi giá trị của
tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định
giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc
giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản có với chi phí lãi
suất phải trả cho tài sản nợ sau một thời gian nhất định.
Khe hở nhạy cảm lãi suất(interest-rate sensitive gap-is GAP): được dùng để đo
lường sự nhạy cảm lãi suất.
Khe hở nhạy cảm lãi suất = tài sản có nhạy lãi – tài sản nợ nhạy lãi.
Đặc điểm của tài sản và nợ nhạy lãi là thời gian đến hạn càng ngắn thì tính nhạy lãi càng
cao.
 Mức thay đổi lợi nhuận của NH= IS GAP * mức thay đổi lãi suất

Các trường hợp có thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cảm lãi suất:
- IS GAP = 0  tổng tài sản nhạy lãi=tổng nợ nhạy lãi.
Trong trường hợp này, lãi suất biến động tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến lợi
nhuận của NH, vì mức tăng của thu nhập lãi và chi phí lãi bằng nhau.

- IS GAP > 0 : rủi ro xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm.
- IS GAP < 0: rủi ro xuất hiện khi lãi suất thị trườn tăng.

4.2/ mô hình kỳ hạn đến hạn (maturity model): dựa vào thời hạn của tài sản –
nợ và thời điểm đáo hạn của tài sản - nợ để đo lường sự biến động của giá trị chúng trước
sự biến động của lãi suất.
Đặc điểm của sự biến động giá trị (danh mục) tài sản-nợ trong mô hình:
- Mỗi sự tăng hoặc giảm đều dẫn tới một sự giảm hoặc tăng giá trị danh mục tài
sản và giá trị danh mục nợ của NH
- Kỳ hạn đến hạn (trung bình) của danh mục tài sản và danh mục nợ có thu
nhập cố định càng dài thì khi lãi suất thị trường thay đổi , giá trị của chúng
biến động càng lớn.
- Lãi suất thị trường thay đổi, kỳ hạn của danh mục tài sản hoặc nợ càng dài thì
mức độ biến động giá trị của chúng càng giảm.
 Mức thay đổi vốn tự có hay vốn cổ phần bằng chênh lệch mức thay đổi giá trị tài
sản và mức chênh lệch giá trị nợ.
4.3/ Mô hình thời lượng (duration model): thời lượng tồn tại của tài sản là
thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá
trị hiện tại của nó. Khi lãi suất thị trường biến động thì thời lượng (D) là phép đo
độ nhạy cảm của thị giá tài sản (P).
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chênh lệch thời lượng giữa tài sản với
nợ để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất: một tài sản tài chính luôn có một dòng
ngân lưu trong suốt thời gian tồn tại của nó. Nếu dòng ngân lưu này được chiết
khấu về giá trị hiện tại ta sẽ xác định được thời gian tồn tại của nó. Đó chính là
thời lượng của tài sản tài chính ấy.
+ thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn) của tài sản là thời gian trung bình
cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên
dòng tiền NH dự tính sẽ nhận được trong tương lai.
+ thời lượng (kỳ hạn hoàn trả) của nợ là thời gian trung bình cần
thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động và đi vay, là thời gian trung bình của
dòng tiền dự tính sẽ ra khỏi NH.

V/ Phương pháp quản lý:


- Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất
- Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn): khi lãi suất
thị trường tăng, NH sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.
- Chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất trong trường hợp dự báo được lãi suất
- Quản trị thụ động trong trường hợp không dự báo được chiều hướng biến
động của lãi suất trong tương lai.
- Sử dụng các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất như thực hiện : hợp đồng kỳ hạn, giao
sau, quyền chọn và hoán đổi về lãi suất nhằm tạo ra một khoảng lãi để bù đắp
một phần hay toàn bộ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra.

You might also like