You are on page 1of 13

FPT CÔNG BỐ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU MỚI

Cập nhật vào lúc: 24/09/2010 12:03


Lần lượt hai ngày 20 và 22/09/2010 tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội,
Tập đoàn FPT công bố chiến lược thương hiệu mới với thông điệp
“Tiếp nguồn sinh khí” và hình ảnh logo được thay đổi trên cơ sở kế
thừa nhưng theo hướng hiện đại, năng động và thân thiện hơn. Theo
đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí
cho các khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các
giải pháp dịch vụ CNTT thông minh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
22 năm hoạt động FPT quyết định thay đổi nhận diện thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu mới sẽ quy hoạch rõ hơn hướng phát triển của
FPT theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử” (e-citizen). Dựa trên
nền tảng CNTT và viễn thông, FPT sẽ hợp lực sức mạnh từ tất cả các
đơn vị thành viên, nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới thị
trường tiêu dùng đại chúng với chất lượng đảm bảo và giá thành phù
hợp, đáp ứng rộng hơn các nhu cầu trong cuộc sống của công dân điện
tử.
Người tiêu dùng sẽ thấy rõ hơn hình ảnh một FPT trên nhiều sản phẩm
dịch vụ đa dạng do các đơn vị thành viên FPT cung cấp. Một thương
hiệu FPT chung sẽ bảo trợ cho tất cả các sản phẩm dịch vụ công nghệ
của FPT. Các đơn vị thành viên của FPT sẽ tập trung về phát triển sản
phẩm mà không cần xây dựng thương hiệu con. Việc quy hoạch và
làm thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm đưa hình ảnh FPT
nhất quán, rõ ràng, gần gũi, tin cậy và gắn bó hơn với công chúng, từ
đó phù hợp hơn với định hướng kinh doanh mới hướng tới thị trường
tiêu dùng đại chúng.
Phát biểu tại buổi Lễ ra mắt, ông Trương Gia Bình- Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Tập đoàn FPT cho biết: “Sự kiện công bố bộ nhận diện
Thương hiệu mới của FPT ngày hôm nay đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong quá trình phát triển của FPT. Thương hiệu mới là biểu
tượng của một FPT đồng tâm hiệp lực và hết mình đối với khách
hàng, đồng thời thể hiện cam kết chất lượng của FPT với người tiêu
dùng. Từ bước khởi đầu này, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để hình ảnh
FPT tiếp tục được công chúng yêu mến và sớm trở thành trở thành
thương hiệu mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Hệ thống nhận diện thương hiệu mới của FPT bao gồm sự đổi mới về
logo và các dấu hiệu bổ trợ đi cùng trên các sản phẩm. Chiến lược
Thương hiệu và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới là kết
quả tư vấn của JWT - Tập đoàn truyền thông đứng thứ 4 trên thế giới -
sau quá trình hợp tác, nghiên cứu rất bài bản, chuyên nghiệp.
Cùng với việc đưa ra hình ảnh logo mới, FPT cũng tiến hành quy
hoạch lại logo các công ty thành viên thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm
các công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực CNTT- VT sẽ sử dụng trọn vẹn
logo FPT với đầy đủ các yếu tố. Nhóm các công ty không thuộc lĩnh
vực CNTT-VT chỉ thừa hưởng dấu hiệu 3 màu của logo. Điều này thể
hiện sự tập trung phát huy sức mạnh cốt lõi của FPT là CNTT – VT.

In trang này Gửi cho bạn bè Ý kiến của bạn

Các khách hàng của FPT


Các tổ chức ngân hàng và tài chính
ANZ Bank
Barclays Bank (UK)
Chinfon Bank Vietnam
Citi Bank
Deutsche Bank
HSBC
International Commerce Bank of China
MayBank Vietnam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Habu
Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng
Hải
VID-Public Bank
Chứng khoán và Bảo hiểm
Công ty Chứng khoản Bảo Việt
Công ty Chứng khoán Sài gòn
Công ty Cổ phần bảo hiểm (PJICO)
National Life, AIG (Canada)
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà
Nội
Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
Các tổ chức quốc tế
EU, GTZ, ILO, JICA, SIDA, World
Bank
Doanh nghiệp
Abbott
Bảo Việt Nhân thọ
Bưu chính viễn thông
Cambodia Farmers Bank
Cambodian Public Bank
Canon
Coca-Cola
Công ty Điện tử viễn thông quân đội
Công ty Quảng cáo Mặt trời Vàng
Công ty Sữa Hà Nội
Công ty Thông tin di động VMS
Công ty Viễn thông quốc tế
Isuzu
Lao-Viet Bank
Lipton
Metropole Sofitel Hanoi
Mindshare
Motorola
Nagakawa
NEC
- FPT thay đổi Ban điều hành
Tháng 4/2009 ông Nguyễn Thành Nam chính thức nhận chức Tổng
giám đốc thay ông Trương Gia Bình. Đây là bước đi đầu tiên trong kế
hoạch Tái cấu trúc quản trị FPT với việc tách bạch HĐQT và Ban điều
hành.
Ban điều hành FPT được bổ sung thêm các lãnh đạo trẻ, đầy nhiệt
huyết và sáng tạo. Đó là ông Phan Đức Trung, trên 10 năm kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; ông Trương
Đình Anh với 15 năm kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp trong vực
công nghệ thông tin viễn thông và ông Lê Trung Thành với hơn 15
năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực marketing và thương hiệu
tại Việt Nam.
- Ngày 22/5/2009, HĐQT ra quyết nghị khẳng định công nghệ thông
tin và viễn thông là ngành nghề kinh doanh cốt lõi hướng tới khách
hàng là người tiêu dùng đại chúng.
- Ngày 09/10/2009 phát hành thành công 1800 tỷ đồng trái phiếu kèm
chứng quyền lần đầu tiên tại Việt Nam
- 06/2009, ra mắt điện thoại F-mobile - thương hiệu điện thoại riêng
đầu tiên của Tập đoàn FPT
- Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) chuyển giao bộ tài
liệu kinh nghiệm xây dựng, áp dụng và thi lấy chứng chỉ CMMi-5 cho
cộng đồng công nghệ thông tin Việt Nam thông qua Bộ Thông tin và
Truyền thông.
- Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) mở rộng địa bàn
hoạt động và tiên phong cung cấp dịch vụ Triple Play .
- Ngày 11/01/2010, khai trương tòa nhà FPT Đà Nẵng, khẳng định sự
phát triển mạnh mẽ của FPT tại miền Trung
- Tháng 11/2009, Công ty Hệ thống Thông tin FPT ký hợp đồng triển
khai hệ thống ERP lớn nhất trong ngành công nghệ thông tin Việt
Nam với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trị giá
12,6M.
- Thành công trong chiến lược tổng thầu các dự án lớn với các cơ quan
Chính phủ
Dự án Thuế Thu nhập cá nhân do Công ty Hệ thống Thông tin FPT
làm tổng thầu đã hoàn thành giai đoạn phát triển ứng dụng, chuẩn bị
thực hiện giai đoạn kiểm thử mức người dùng với 300 kịch bản kiểm
tra. Toàn bộ các bước của dự án đều được Tổng cục Thuế nghiệm thu
và đánh giá cao. Cho đến thời điểm này, cả Tổng cục Thuế và FPT
đều khẳng định dự án chắc chắn sẽ thành công. Ngoài ra, trong năm
2009 , Công ty Hệ thống Thông tin FPT cũng đã hoàn thiện dự án tổng
thầu Cung cấp và tích hợp triển khai giải pháp công nghệ thông tin
cho Tổng cục Thống kê thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở, được
khách hàng đánh giá là xuất sắc.
- Cổ phần hóa Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT và Công ty
TNHH Thương mại FPT

Tinh thần FPT


Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định
tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những
ngày tháng gian khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những
kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong
suốt quá trình phát triển.
Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức
mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành
công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT
nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT.
Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công,
gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn
cùng thời gian.
Tôn Đổi Đồng” và “Chí Gương Sáng” chính là các giá trị cốt lõi, là tinh
thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT trong 20 năm
qua.

Nếu được gìn giữ và phát huy, tinh thần FPT sẽ còn dẫn dắt FPT trường
tồn, tiếp tục thành công vượt trội, đạt được những thành tựu to lớn hơn
nữa.

CHIEN LƯƠC
Tại buổi gặp gỡ với báo chí ngày 19-6 tại TP.HCM, ông Hoàng Minh Châu, Phó tổng giám đốc
Công ty CP phát triển đầu tư công nghệ (FPT) đã cho biết mục tiêu sắp tới của FPT là trở thành
một công ty hàng đầu về dịch vụ công nghệ thông tin.

Điều này có nghĩa là trong thời gian tới, FPT sẽ chuyển dịch các hoạt động thương mại hiện nay
thành các loại hình dịch vụ. Ông Châu còn cho biết, với sự phát triển của mạng Internet và các
mạng đã làm cho hàng tỷ các thiết bị có thể nối kết với nhau. Đó chính là hội tụ số, mà cụ thể là
các lĩnh vực: truyền hình, báo chí, phim ảnh, âm nhạc, phần mềm … đều có thể trở thành lĩnh
vực mà FPT quan tâm đầu tư trong 5 năm tới.

Năm 2004, FPT đã thành lập thêm hàng loạt công ty thành viên mới nhằm hướng đến mục tiêu
mà đại diện FPT vừa nêu ở trên. Trong đó FPT Software là công ty tin học đầu tiên của Việt Nam
nhận chứng nhận CMM cấp 5 (Cấp độ cao nhất của công cụ quản lý quy trình sản xuất phần
mềm do Viện Kỹ nghệ Mỹ đưa ra). Đây là một bằng chứng đáng tin cậy để FPT Software tham
gia vào thị trường phần mềm thế giới (chủ yếu là gia công).

Ngoài ra FPT đang tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống đào tạo kỹ sư phần mềm tiến tới
thành lập Học viện quốc tế FPT và xa hơn là Đại học FPT. Năm 2003, doanh số phần mềm của
FPT đạt 244,8 tỷ đồng/năm.

Tản mạn về Chiến lược FPT

Posted 10/27/2009 4:01:24 PM by Trần Đoàn Kim (Vice Director - FLI)


Under Kim's stories
Last comment 10/30/2009 10:27:32 AM
Trước khóa học Quản trị Chiến lược dành cho các managers của FPT tại Hà Nội ngày
26/9, tôi có chuẩn bị theo yêu cầu của anh BìnhTG một tài liệu tóm tắt một số nội dung
chính liên quan đến đề tài này. Nhân dịp Hội nghị Chiến lược FPT sắp tới, xin chia sẻ với
mọi người một phần tài liệu đó để tham khảo.

Các cấp độ (levels) hoạch định chiến lược

Có 3 cấp hoạch định chiến lược:

1. Cấp công ty, tiếng Anh gọi là Corporate-Level Strategy (hay còn gọi là Grand
Strategies - các chiến lược phát triển chung) là chiến lược được hoạch định ở cấp toàn
công ty, chủ yếu trả lời cho câu hỏi: công ty chúng ta sẽ đầu tư / hoạt động ở những lĩnh
vực kinh doanh nào?

Có một số loại hình chiến lược cấp công ty chủ yếu sau:

1. Tăng trưởng Tập trung (Concentrated Growth): chỉ tập trung phát triển lĩnh vực /
thị trường hiện tại vì thị trường vẫn rất tốt và có tiềm năng tăng trưởng cao; trong
khi đó công ty lại có đủ nguồn lực / lợi thế cạnh tranh tại thị trường này.
2. Phát triển Sản phẩm (Product Development): cải tiến / phát triển sản phẩm mới để
đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại.
3. Phát triển Thị trường (Market Development): tìm cách phát triển những thị trường
mới với những sản phẩm hiện tại.
4. Innovation (Đổi mới): phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn cho thị trường
hiện tại
5. Đa dạng hóa liên quan (Concentric Diversification): mở rộng kinh doanh sang
một lĩnh vực mới có liên quan đến năng lực cốt lõi (core competency) của công ty
6. Đa dạng hóa không liên quan (Conglomerate Diversification): mở rộng kinh
doanh sang một lĩnh vực mới không liên quan đến năng lực cốt lõi, thuần túy chỉ
vì mục tiêu lợi nhuận
7. Tích hợp theo chiều dọc (Vertical Integration): mua lại các nhà cung cấp nguyên
liệu / nhà phân phối hoặc tự phát triển những đơn vị này
8. Tích hợp theo chiều ngang (Horizontal Integration): mua lại các doanh nghiệp
đang kinh doanh ngành nghề giống như mình để mở rộng quy mô, loại bỏ bớt
cạnh tranh
9. Phục hưng (Turnaround): cắt giảm chi phí, bán bớt tài sản, tinh giản bộ máy … để
công ty gọn nhẹ, cải thiện được khả năng sinh lời hoặc vượt qua được khó khăn,
khủng hoảng
10. Từ bỏ (Divestiture): chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần công ty (bao gồm cả
thương hiệu, bộ máy, hoạt động kinh doanh đang vận hành bình thường, v.v.) cho
người khác
11. Thanh lý (Liquidation): bán tài sản hữu hình của công ty (đây là tình huống xấu
nhất khi công ty đã thừa nhận thất bại trong kinh doanh)
12. Liên doanh (Joint ventures)
13. Liên minh Chiến lược (Strategic Alliance)
14. Consortia (Tổ hợp)

Liên quan tới việc lựa chọn chiến lược cấp công ty, có thể tham khảo nhiều mô hình lựa
chọn chiến lược của BCG (Boston Consulting Group), GE, McKinsey, v.v. (có thể search
trên Google sẽ có rất nhiều tài liệu giới thiệu về các mô hình này).

2. Cấp đơn vị kinh doanh, tiếng Anh gọi là Business-Level Strategies (hay còn gọi
là Competitive Strategies - Chiến lược Cạnh tranh) là những cách thức để có thể chiến
thắng các đối thủ cạnh tranh, chủ yếu trả lời cho câu hỏi: đơn vị kinh doanh của chúng ta
sẽ chiến thắng các đối thủ bằng cách nào?

Có 3 loại hình chiến lược cạnh tranh chính mà một đơn vị kinh doanh có thể áp dụng
(hoặc có thể kết hợp với nhau) gồm: (1) Cost Leadership (Dẫn đầu về Chi phí); (2)
Differentiation (Khác biệt hóa); (3) Focus (Tập trung hoặc Trọng tâm trọng điểm), tương
tự cũng có thể search trên Google.
Liên quan đến việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh, có thể sử dụng các công cụ SWOT,
ma trận QSPM, v.v.

3. Cấp chức năng, tiếng Anh gọi là Functional Strategies là những phương thức hành
động để hiện thực hóa những chiến lược ở các cấp nói trên, chủ yếu theo các chức năng:
Marketing, Nhân sự, Tài chính, Sản xuất & Tác nghiệp.

Về chiến lược cấp công ty của FPT

Liên hệ tới thực tế FPT, có thể thấy chiến lược trong thời gian qua của FPT chủ yếu là
chiến lược Đa dạng hóa (Diversification strategy), thể hiện ở việc FPT mở rộng hoạt
động sang các lĩnh vực khác có liên quan tới thế mạnh (IT) của FPT cũng như không liên
quan:

- Dịch vụ nội dung trực tuyến (game online, mobile content, v.v.)
- Giải trí truyền hình

- Quảng cáo

- Lĩnh vực giáo dục-đào tạo (mở rộng tới cả lĩnh vực trường mầm non, giáo dục tiểu học
và đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh)

- Dịch vụ tài chính-ngân hàng (ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ)

- Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản

Tuy nhiên, chiến lược đa dạng hóa nói trên đang bộc lộ một số hạn chế và Tập đoàn FPT
hiện đã xây dựng cho mình chiến lược mới cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 mang tên
“ Vì Công dân điện tử” (E-citizen). Chiến lược có thể tóm tắt như sau:

FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử
cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công
nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến
lược phát triển của Tập đoàn FPT.

Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ
hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con
người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang
và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện
tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và
cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện
nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện
tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn
tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.

Mặc dù đã công bố rộng rãi chiến lược này của tập đoàn nhưng việc fractal chiến lược
này tới các đơn vị thành viên vẫn chưa được thực hiện triệt để. Nhiều đơn vị thành viên
vẫn hoạch định và thực thi chiến lược của công ty mình mà không có dấu ấn rõ nét của
chiến lược "Vì công dân điện tử" của Tập đoàn. Như vậy, việc đầu tiên mà các đơn vị
thành viên FPT cần làm khi xây dựng chiến lược cho đơn vị mình là kiểm tra lại xem kế
hoạch chiến lược của mình đã quán triệt đẩy đủ định hướng chiến lược "Vì công dân điện
tử" của Tập đoàn hay chưa, nếu chưa thì cần nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược
căn cứ vào định hướng này. Một hướng phát triển trong thời gian tới mà Tập đoàn có thể
cân nhắc là nghiên cứu phát triển một số sản phẩm / dịch vụ mới có khả năng tích hợp
được năng lực của nhiều đơn vị thành viên FPT, phục vụ cho đối tượng các e-citizens.

Good Fair Bad


There are 4 people rated this thread, average value is 2.25/3 Share
Comments
laocong at 10/29/2009 11:37:12 AM Quote
Vậy chiến lược "Vì Công dân điện tử" nó nằm trong số nào trong số 14 loại hình chiến lược cấp công ty đã nêu ở trên vậy? Hay
đây là loại hình mới?
Trần Đoàn Kim at 10/29/2009 8:35:26 PM Quote
-----------------------------------------------------------

laocong at 10/29/2009 11:37:12 AM


Vậy chiến lược "Vì Công dân điện tử" nó nằm trong số nào trong số 14 loại hình chiến lược cấp
công ty đã nêu ở trên vậy? Hay đây là loại hình mới?
-----------------------------------------------------------
Theo tôi thì chiến lược "Vì Công dân điện tử" có thể được coi là một sự kết hợp của một số chiến lược sau, tùy theo tình hình cụ
thể:
# Phát triển Sản phẩm (Product Development): cải tiến / phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại -
FPT hiện có nhiều sản phẩm / dịch vụ khác nhau phục vụ cho nhiều thị trường mục tiêu khác nhau, tuy nhiên theo chiến lược này
thì có thể sẽ phát triển nhiều sản phẩm mới nhưng chỉ focus vào thị trường mục tiêu là các e-citizens (bản thân các e-citizens
cũng có thể được chia thành một số phân khúc nhỏ).
# Phát triển Thị trường (Market Development): tìm cách phát triển những thị trường mới với những sản phẩm hiện tại - FPT hiện
có một số sản phẩm / dịch vụ phục vụ cho những đối tượng không phải là e-citizens thì nay có thể tìm cách phục vụ cả e-citizens
với những sản phẩm hiện có.
# Innovation (Đổi mới): phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn cho thị trường hiện tại - như trên đã nói, thị trường hiện tại của
FPT có nhiều loại, nhưng sắp tới sẽ focus vào e-citizens.
# Đa dạng hóa liên quan (Concentric Diversification): mở rộng kinh doanh sang một lĩnh vực mới có liên quan đến năng lực cốt lõi
(core competency) của công ty - FPT có thể đầu tư vào 1 lĩnh vực mới nhưng sản phẩm / dịch vụ thuộc lĩnh vực này sẽ chủ yếu
phục vụ đối tượng e-citizens và có liên quan đến những năng lực cốt lõi của FPT.

laocong at 10/30/2009 10:27:32 AM Quote


Có lẽ sau việc phân loại như trên, chiến lược "Vì Công dân điện tử" đã rõ nghĩa hơn một chút.
Hy vọng rằng, sau hội nghị chiến lược, sẽ đưa ra được những mục tiêu cụ thể hơn cho từng chiến lược này, đối với FPT và các
CTTV của FPT.

You might also like