You are on page 1of 2

CÔNG TY 1 ĐÔ LA

Huỳnh Thế Du

Trong quá trình chuyển đổi các nền kinh tế theo mô hình tập trung sang hướng thị
trường, chuyện gây nhiều tranh cãi và có nhiều ý kiến phản đối nhất là việc tư nhân hóa
các doanh nghiệp nhà nước ở Nga. Với việc bán tháo rất nhiều doanh nghiệp đang giữ
vị trí trọng yếu trong nền kinh tế hoặc các doanh nghiệp đang "sở hữu" các nguồn tài
nguyên khổng lồ (dầu mỏ, khí đốt …) đã gây sự thất thoát rất lớn cho chính phủ và nhân
dân Nga. Một khối lượng lớn của cải quốc gia bỗng nhiên rơi vào túi của một số ít cá
nhân, tạo ra sự bất công trong xã hội và sự bất bình của công chúng. Việc tư nhân hóa
các doanh nghiệp nhà nước ở Nga bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố chính trị. Nhưng
xét về góc độ kinh tế thì cơ sở lý thuyết của quyết định này là gì? Và tại sao một số nhà
kinh tế lại đề xuất việc cải cách nhanh các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu,
thậm chí sẵn sàng bán nó với giá chỉ một đô la?

Đối với một nền kinh tế, một quyết định đáng giá khi giá trị hiện tại ròng (NPV) là
dương cho toàn nền kinh tế. Giả sử có một doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và có khả
năng dẫn đến phá sản, nhưng NPV của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại vẫn là dương.
Vấn đề nảy sinh ở chỗ là chủ doanh nghiệp không biết cách định giá như thế nào để tìm
ra NPV mà chỉ nhìn vào số lỗ khổng lồ trên bảng cân đối kế toán cho rằng nếu tiếp tục
hoạt động thì doanh nghiệp ngày càng lỗ nặng hoặc nếu đem thanh lý doanh nghiệp thì
không thể trả hết các khoản nợ, và chủ doanh nghiệp sẽ không thu được gì. Từ nhận
định của mình, chủ doanh nghiệp quyết định đem cho doanh nghiệp này (bán với giá trị
tượng trưng 1 USD) để dành thời gian làm việc khác có hiệu quả hơn. Biết được việc
này, một số người nhìn nhận, đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đã nhận doanh
nghiệp này không phải để thanh lý mà để củng cố, khắc phục khó khăn, đưa doanh
nghiệp vào đúng quỹ đạo, tạo ra lợi nhuận, hoàn trả các khoản nợ tồn đọng, thậm chí
còn huy động thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh tạo ra nhiều của cải hơn cho
xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là gì? Chúng ta cùng phân tích hai tình huống thay thế nhau
dưới đây:

Tình huống 1:
Doanh nghiệp giữ nguyên hiệng trạng tiếp tục hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn
đến phá sản. Như vậy ai sẽ được và ai sẽ mất?

- Chủ doanh nghiệp mất vốn, thời gian và các nguồn lực khác
- Các chủ nợ mất vốn
- Nền kinh tế bị thiệt hại do nguồn lực không hiệu quả tạo ra NPV âm

- Người lao động được lợi trong một thời gian ngắn vì vẫn có việc làm
- Những người điều hành được lợi vì vẫn có những phần lợi ích riêng trên khối
tài sản hiện có của doanh nghiệp.
- Những nhà cung cấp được lợi vì vẫn có nơi tiêu thụ sản phẩm (nhưng đây có thể
là con dao hai lưỡi).
- Chính phủ vẫn duy trì được nguồn thu thuế.

Tình huống 2:
Bán doanh nghiệp với giá 1 đô la. Như vậy ai sẽ được và ai sẽ mất?
- Chủ doanh nghiệp mới có lợi
1
- Các chủ nợ thu hồi được vốn
- Nền kinh tế có lợi do nguồn lực được khai thác hiệu quả tạo ra NPV dương
- Những nhà cung cấp được lợi vì vẫn có nơi tiêu thụ sản phẩm
- Chính phủ tiếp tục thu được thuế.

- Chủ doanh nghiệp hiện tại bị thiệt hại phần giá trị doanh nghiệp dương do không
định giá được
- Một số người lao động có khả năng bị mất do việc sắp xếp lại
- Những người điều hành doanh nghiệp sẽ được lợi nếu nhìn ra giá trị của doanh
nghiệp tiếp nhận và xây dựng doanh nghiệp. Ngược lại khả năng bị sa thải là rất
lớn. Khi không có khả năng nhìn nhận vấn đề, xác định giá trị doanh nghiệp thì
những người điều hành doanh nghiệp thấy rủi ro nhiều hơn lợi ích.

Như vậy xét về góc độ kinh tế, việc bán các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không
hiệu quả với giá 1 đô la sẽ đem lại lợi ích tốt hơn cho nền kinh tế (bản chất là chuyển
nguồn lực từ nơi sử dụng có năng suất thấp sang nơi sử dụng có năng súat cao hơn).
Đây chính là cơ sở quan trọng để chính phủ một số nước đưa ra quyết định cơ cấu
nhanh các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong nền kinh tế và là lý do mà các
nhà kinh tế đề xuất việc cải cách nêu trên.

Việc cơ cấu, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp liên quan đến rất nhiều nhóm lợi ích
khác nhau. Trong đó, đội ngũ lao động và các cấp điều hành trong doanh nghiệp là hai
nhóm có khả năng bị ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều nhất và đây cũng là các nhóm có
tác động làm trì hoãn quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích
chung của toàn nền kinh tế, Chính phủ cần có những chính sách, giải pháp mạnh mẽ để
đẩy nhanh tiến trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước tạo ra nền tảng phát triển dài
hạn.

You might also like