You are on page 1of 52

MICROSOFT EXCEL

Tính năng SubTotal


 Sắp xếp dữ liệu của cột cần thống kê số
liệu theo nhóm theo thứ tự (A->Z, Z->A)
 Cách làm :
 Bôi đen bảng dữ liệu cần tính Subtotal
 Vào Data/Subtotal -> Hộp thoại Subtotal xuất
hiện
 Bấm vào At each change in -> chọn vùng tin
cần nhóm
Tính năng SubTotal
 Chọn hàm cần thực hiện ở Use Function
 Chọn trường cần tính ở Add Subtotal to
 Muốn ngắt nhóm thành từng trang chọn Page
break between group
 Chọn OK
 Nếu muốn bỏ thống kê theo nhóm vào
Data/Subtotal/Remove All
HÀM MATCH()
Qui cách:
= MATCH(<Giá trị tìm kiếm>, <Vùng tìm
kiếm>, dạng)
Trong đó <Giá trị tìm kiếm> là giá trị
dạng số bất kỳ hoặc kí tự được dùng để
tìm kiếm trong <Vùng tìm kiếm>
Hàm MATCH() sẽ đưa ra vị trí tìm thấy
(hoặc gần đúng nếu không tìm thấy) của
giá trị cần tìm trong <Vùng tìm kiếm>
Tham số <dạng> xác định cách thức tìm
kiếm và phải là một trong ba giá trị 1, 0 và -1
 Nếu <dạng> là 1: hàm MATCH() tìm kiếm trong vùng
cần được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và kết quả là vị
trí của giá trị lớn nhất trong vùng nhưng không vượt quá
<Giá trị tìm kiếm>
 Nếu <dạng> là 0: hàm MATCH() tìm kiếm trong vùng
không cần sắp xếp và đưa ra vị trí trùng khớp với <Giá
trị tìm kiếm>. Nếu không tìm thấy, hàm đưa ra thông
báo #N/A
 Nếu <dạng> là -1: hàm MATCH() tìm kiếm trong 1 vùng
được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Kết quả sẽ là vị trí
có giá trị nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng <Giá trị tìm
kiếm>. Nếu không có giá trị nào trong vùng lớn hơn
<Giá trị tìm kiếm>, hàm đưa ra thông báo lỗi #N/A
=MATCH(RIGHT(A1,1),$A$8:$A$12,0),
kq=3
ab-c 1100

bd-a 200

ac-d 1800

bc-q 2400

dc-b 1000

  ab bd ac bc dc
a 100 200 300 400 500
b 600 700 800 900 1000
c 1100 1200 1300 1400 1500
d 1600 1700 1800 1900 2000
q 2100 2200 2300 2400 2500
HÀM INDEX()
 Hàm INDEX() là một hàm tìm kiếm có
dạng như sau:
1. Dạng tìm kiếm theo tham chiếu
= INDEX(<Vùng tìm
kiếm>,<Dòng>,<Cột>)
Hàm này trả về giá trị của 1 ô trong <Vùng
tìm kiếm> được xác định bởi <Dòng> và
<Cột>
=index(A2:E7,1,1) – kq: Thu Trang

A B C D E

1 Họ tên Lương Thưởng Phụ cấp Tổng

2 Thu Trang 400000 100000 35000

3 Lê Thuỷ 350000 30000 30000

4 Thu 400000 20000 35000


Phương
5 Kim Thoa 450000 300000 20000
2. Dạng tìm kiếm theo dãy

= INDEX(<dãy>, <dòng>, <cột>)


Ví dụ:
= INDEX({10,20,30,40,50,60},2) kq: 20
1. TÍNH TOÁN KHẤU HAO TRANG THIẾT BỊ

 1.1 Hàm SYD


Cú pháp:
SYD(Cost, Salvage, Life, Per)
Trong đó:
+ Cost: là giá trị của tài sản
+ Salvage: là giá trị còn lại của tài sản sau khi
đã khấu hao
+ Life: là số kỳ hạn sử dụng của tài sản
+ Per: là số thứ tự năm tính khấu hao
1.2 Chức năng

 Tính tổng khấu hao theo tổng các năm


của tài sản cố định cho một chu kỳ xác
định
 Ví dụ:
 a. Năm 1996 anh Minh mua 1 TV 24 inch
với giá 8600000 vnd. Sau 5 năm anh bán
lại được 1200000 vnd. Hãy sử dụng hàm
SYD để tính khấu hao cho tháng thứ nhất,
năm thứ nhất, năm thứ hai
SYD(6800000,1200000, 5*12, 1) -> 183606.5574
SYD(6800000,1200000, 5, 1) -> 183606.5574
SYD(6800000,1200000, 5, 2) -> ?

b. Nhà máy S bỏ ra 30000$ mua một xe tải dùng


sau 10 năm bán được 7500$. Sử dụng hàm SYD
tính khấu hao cho năm thứ nhất, năm thứ sáu
c. Sử dụng hàm SYD tính tổng khấu hao hàng năm
cho các tài sản cố định trong 1 khoảng thời gian
cho trong bảng sau (đơn vị tính: Triệu đồng) khi
biết giá trị ban đầu, giá trị còn lại của tài sản và
số kỳ khấu hao
2. Hàm DB

 Cú pháp:
 DB(Cost, Salvage, Life, Periot, Month)
 Trong đó:
+ Cost: là giá trị của tài sản
+ Life: là số kỳ tính khấu hao của tài sản
+ Salvage: là giá trị còn lại của tài sản sau khi
đã khấu hao
+ Periot: là số thứ tự năm tính khấu hao (năm
thứ 1, năm thứ 2, …)
+ Month: là số tháng còn lại trong năm bắt đầu
tính khấu hao, nếu không có thì excel chấp nhận
là tính từ tháng 1
2.1 Chức năng
 Tính khấu hao của một tài sản cho một
chu kỳ chỉ định bằng phương pháp kết số
giảm đều
 Ví dụ:
 A. Đầu tháng 4 năm 1990 nhà máy Z mua
1 máy bào với giá 2400$. Sau 10 năm sử
dụng bán lại được 300$. Tính khấu hao
cho năm thứ 1, thứ 2 của chiếc máy đó.
DB(2400, 300, 10, 1, 9) -> 338.4
DB(2400, 300, 10, 2, 9) -> 384.58

 B. Cuối tháng 7 năm 1991 anh Thanh mua


1 xe máy với giá 3200$. Sau 8 năm sử
dụng bán lại được 410$. Tính khấu hao
cho năm đầu tiên, năm thứ ba, năm thứ
bẩy.
 C. Sử dụng hàm DB tính tổng khấu hao
hàng từng kỳ cho các tài sản cố định cho
trong bảng sau đây (Đơn vị tính: Triệu
đồng)
3. Hàm DDB
 Cú pháp:
DDB(Cost, Salvage, Life, Periot, Factor)
Trong đó:
+ Cost: là giá trị của tài sản
+ Life: là số kỳ tính khấu hao của tài sản
+ Salvage: là giá trị còn lại của tài sản sau khi
đã khấu hao
+ Factor : là tỷ suất khấu hao, nếu không có thì
excel chấp nhận mặc nhiên là 2
3.1 Chức năng
 Tính tổng khấu hao hàng năm của tài sản
cố định theo phương pháp khấu hao kết
toán nhanh kép DDB hoặc giảm nhanh
theo tỷ lệ xác định
 Ví dụ:
 Năm 1991 anh Bình mua 1 máy vi tính với
giá 2600$. Sau 4 năm sử dụng bán lại
được 500$. Hãy tính khấu hao của ngày
đầu tiên, tháng đầu tiên, năm đầu tiên.
DDB(2600, 500, 4*365, 1) -> 3.56
DDB(2600, 500, 4*12, 1) -> 108.33
 B. Năm 1995 chị Hoa mua 1 xe máy Trung
Quốc với giá 8500000 vnd. Sau 3 năm sử
dụng bán lại được 1100000 vnd. Hãy tính
khấu hao của ngày thứ 2, tháng thứ 3,
năm thứ 1.
 C. Sử dụng hàm DDB tính tổng khấu hao
hàng từng kỳ cho các tài sản cố định theo
phương pháp kết toán nhanh kép.
5. Công thức tính khấu hao đều

Bây giờ xét một phương pháp tính khấu


hao khác. Tính giá trị còn lại của tài sản
khi biết giá trị của tài sản, tỷ lệ khấu hao
hàng năm và số năm tính khấu hao. Biết
rằng giá trị còn lại của tài sản vào năm
sau dựa vào giá trị còn lại của tài sản
trong năm trước đó. Giá trị còn lại của tài
sản trong trường hợp này được tính theo
công thức: Salvage=Cost*(1-Rate)^Life
Cú pháp:
Salvage=Cost*(1-Rate)^Life

Trong đó:
+ Cost: là giá trị của tài sản
+ Salvage: là giá trị còn lại của tài sản sau
khi đã khấu hao
+ Life: là số kỳ tính khấu hao của tài sản
(tháng, quý, nửa năm, năm…)
+ Rate: là tỷ lệ khấu hao mỗi kỳ (tháng,
quý, nửa năm, năm…)
Chức năng:
Tính tổng khấu hao đều hàng năm của tài
sản cố định trong một khoảng thời gian
Ví dụ:
Tính khấu hao tài sản cố định với các số liệu
cho trong bảng sau đây:
6. Hàm SLN

Cú pháp:
SLN(Cost, Salvage, Life)
Trong đó:
+ Cost: là giá trị của tài sản
+ Salvage: là giá trị còn lại của tài sản sau khi đã khấu hao
+ Life: là số kỳ tính khấu hao của tài sản
Chức năng:
Tính khấu hao tài sản với tỷ lệ khấu hao trải đều cho 1
khoảng thời gian xác định
Hàm SLN tính khấu hao theo công thức:
SLN=(Cost-Salvage)/Life
Ví dụ
a. Công ty CMT mua 1 xe ôtô với giá 20000$, sau
10 năm bán được 4500$. Tính khấu hao đều
cho mỗi năm của chiếc xe ôtô đó
SLN(20000, 4500, 10) -> 1550
b. Đầu năm 1998 anh Tiến mua 1 máy tính IBM
với giá 9500000 vnd. Đến đầu năm 2002 anh
bán lại được 850000 vnd. Tính khấu hao đều
cho mỗi năm của chiếc máy tính đó
SLN(9500000, 850000, 5) -> 1550
c. Tính khấu hao theo theo hàm SLN với
các số liệu khi biết giá trị ban đầu, giá trị còn
lại và số ky f tính khấu hao của các loại thiết
bị đã cho trong bảng sau đây:
Chương II. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ
VỐN ĐẦU TƯ
1. Hàm FV
Giá trị tương lai thường đối lập với giá trị
hiện thời. Hàm FV sẽ tính giá trị tại một
ngày tương lai nào đó, các nhà đầu tư sẽ
nhận được 1 khoản tiền khi họ đầu tư 1
kỳ hay nhiều kỳ với lãi suất không đổi
Cú pháp:
FV(Rate, Nper, Pmt, Pv, Type)
Trong đó
+ Rate: Tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ(Tính theo tháng, quý,
năm)
+ Nper: số kỳ chi trả(số tháng, quý, năm)
+ Pmt: số tiền chi trả(hay thu về) trong mỗi kỳ, cố
định trong suốt giai đoạn. Nó bao gồm vốn và lãi
suất nhưng không chứa các chi phí hoặc thuế
khác. Nếu Pmt không có thì phải có Pv
+ Pv: là giá trị đầu tư ban đầu. Nếu Pv không có
thì phải có Pmt
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ, bằng 0
nếu cuối kỳ
Chức năng
Tính giá trị tương lai của 1 khoản đầu tư dựa vào
chu kỳ tiền trả cố định và lãi suất cố định
Ví dụ:
a. Anh Huy có 1000$ gửi tiết kiệm với lãi suất
12% năm. Đầu mỗi tháng tiếp theo anh ta lại
gửi kèm vào 100$ trong vòng 5 năm. Hỏi sau 5
năm anh Huy có bao nhiêu tiền?
FV(12%/12, 5*12, -100, -1000, 1) ->
10065.33$
b. Ngay từ bây giờ muốn tiết kiệm một số
tiền cho 1 dự án trong vòng 1 năm. Nếu gửi
1000$ vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất
6% năm(0.5% tháng). Cứ đầu mỗi tháng
tiếp theo lại gửi vào tài khoản 100$ trong
vòng 12 tháng. Hỏi trong tài khoản sẽ có
bao nhiêu tiền sau khi kết thúc 12 tháng?

FV(6%/12, 12, -100, -1000, 1) -> 2301.4$


2. Tính lãi gộp
Trong trường hợp nhà đầu tư không rút lãi trong
cả giai đoạn đầu tư thì giá trị tương lai tính theo
công thức lãi gộp
Cú pháp:
FV=Pmt*(1+Rate)^Life
Trong đó:
+ Pmt: là số tiền đầu tư ban đầu
+ Rate: là lãi suất mỗi kỳ(tính theo tháng, quý,
năm)
+ Life: là số kỳ đầu tư(số tháng, quý, năm)
Ví dụ:
Tính số tiền nhận được khi biết số tiền đầu
tư ban đầu, nhà đầu tư không rút lãi ra,
lãi kỳ trước được nhập vào gốc kỳ sau
6. Hàm PV
Cú pháp:
PV(Rate, Nper, Pmt, Fv, Type)
Trong đó:
+ Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ(tính theo tháng, quý,
năm)
+ Nper: số kỳ chi trả(số tháng, quý, năm)
+ Pmt: số tiền chi trả(hay thu về) trong mỗi kỳ, cố
định trong suốt giai đoạn. Nó bao gồm vốn và lãi
suất nhưng ko chứa các chi phí hoặc thuế khác.
Nếu Pmt không có thì phải có Fv
+ Fv: giá trị tương lai hoặc cân bằng tiền
mặt mà ta muốn tìm sau lần chi trả cuối
cùng. Nếu Fv ko có thì phải có Pmt
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ, bằng 0 nếu
cuối kỳ
Chú ý: Với các giá trị đối số trong hàm, nếu lượng
tiền bỏ ra thì có giá trị âm(Tiền gửi tiết kiệm, tiền
đầu tư…) nếu tiền thu về thì có giá trị dương.
Chức năng: Hàm cho giá trị hiện tại của 1 khoản
đầu tư. Giá trị hiện tại là 1 tổng giá trị theo đó
các chi trả trong tương lai phải được tính ứng với
giá trị hiện tại.
Ví dụ:
PV(0.5%, 10, -200, -500, 1) -> 2431.49
PV(1%, 12, -1000) -> 11255.08
PV(11%/12, 35, -2000, 1) -> 82181.82
Ví dụ 2:
Tính giá trị tiền tương lai sẽ nhận được của
khách hàng gửi tiền tiết kiệm khi hàng kỳ
họ bỏ ra 1 lượng tiền ko đổi. Biết số tiền
bỏ ra mỗi tháng, lãi suất mỗi tháng, số
năm đầu tư.
7. Hàm PMT
Cú pháp:
PMT(Rate, Nper, Pv, Fv, Type)
Trong đó:
+ Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ(tính theo tháng, quý,
năm)
+ Nper: số kỳ chi trả(số tháng, quý, năm)
+ Pv: tổng số tiền chi trả(hay thu về) hiện tại của
mỗi kỳ trong tương lai, cố định trong suốt giai
đoạn bao gồm cả vốn và lãi suất, ko chứa các
chi phí hoặc thuế khác đôi khi đi kèm với các
khoản vay. Nếu Pv ko có thì phải có Fv
+ Fv: giá trị tương lai hoặc cân bằng tiền
mặt mà ta muốn tìm sau lần chi trả cuối
cùng. Nếu Fv ko có thì phải có Pv
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ,
bằng 0 hoặc bỏ trống nếu cuối kỳ
Chú ý: Với các giá trị đối số trong hàm, nếu
lượng tiền bỏ ra thì có giá trị âm(Tiền gửi
tiết kiệm, tiền đầu tư…) nếu tiền thu về
thi có giá trị dương
Chức năng: Hàm tính số tiền trả định kỳ cho
một khoản vay dựa trên tiền trả cố định
và lãi suất cố định
Ví dụ:
a. Phải trả lãi suất mỗi tháng là bao nhiêu nếu lãi
suất vay là 8% năm vay trong thời hạn 25 năm
với số tiền vay ban đầu là 100000usd
Với 25*12=300 tháng, lãi suất mỗi tháng là
8%/12=0.67%
PMT(0.67%, 300, 100000) -> -774.47
b. Anh Bình muốn có số tiền 50000$ sau 18 năm
tiết kiệm. Biết lãi suất tiết kiệm là 6% năm. Hỏi
cuối mỗi tháng anh Bình phải gửi vào tiết kiệm
bao nhiêu tiền?
PMT(6%/12, 18*12, 0, 50000) -> -129.08
c. Anh Thanh muốn mua trả góp 1 chiếc xe
máy giá 14 triệu đồng trong vong 3 năm với
lãi suất 6% năm. Hỏi cuối mỗi tháng anh
Thanh phải trả bao nhiêu tiền?
PMT(6%/12, 36, 0, 14000000, 1) -> 354136.44
d. Anh Hoà vay của chị Hương 10000$ trong thời
gian 10 tháng với lãi suất 8% năm. Cuối mỗi
tháng anh Hoà phải thanh toán cho chị Hương
số tiền đã vay. Hỏi mỗi tháng anh Hoà phải trả
cho chị Hương bao nhiêu tiền?
PMT(8%/12, 10, 10000, 0) -> -1037.03
8. Hàm IPMT
Cú pháp:
IPMT(Rate, Per, Nper, Pv, Fv, Type)
Trong đó:
+ Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ(tính theo tháng,
quý, năm)
+ Per: số thứ tự kỳ chi trả(giá trị từ 1 đến
Nper)
+ Nper: số kỳ chi trả(số tháng, quý, năm)
+ Pv: giá trị tiền vay hiện thời. Nếu Pv ko có
thì phải có Fv
+ Fv: giá trị tương lai hoặc lượng tiền mặt
mà ta muốn còn giữ lại sau lần chi trả cuối
cùng. Nếu Fv ko có thì phải có Pv
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ,
bằng 0 nếu cuối kỳ
Chú ý: Với các giá trị đối số trong hàm, nếu
lượng tiền bỏ ra thì có giá trị âm(tiền gửi
tiết kiệm, tiền đầu tư…) nếu tiền thu về
thì có giá trị dương
Chức năng: Hàm tính số tiền lãi phải trả
trong 1 kỳ hạn nào đó trong khoảng thời gian
xác định, trong đó tiền gốc trả định kỳ là cố
định và lãi suất cũng cố định
Ví dụ:
1. Phải trả lãi suất tháng thứ 1 là bao nhiêu, lãi
suất vay là 1.8% một tháng và số tiền vay là
1800usd phải trả trong 3 tháng
IPMT(1.8%, 1, 3, 1800) -> -21.6 usd
2. Một cửa hàng bán hàng trả góp. Biết tên hàng,
giá trị mỗi loại hàng, lãi suất mỗi tháng, số tháng
phải trả góp. Tính số tiền lãi phải trả mỗi tháng
9. Hàm PPMT
Cú pháp:
PPMT(Rate, Per, Nper, Pv, Fv, Type)
Trong đó:
+ Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ(tính theo tháng,
quý, năm)
+ Per: số thứ tự kỳ chi trả(giá trị từ 1 đến
Nper)
+ Nper: số kỳ chi trả(số tháng, quý, năm)
+ Pv: giá trị tiền vay hiện thời. Nếu
Pv ko có thì phải có Fv
+ Fv: giá trị tương lai hoặc lượng tiền mặt
mà ta muốn còn giữ lại sau lần chi trả cuối
cùng. Nếu Fv ko có thì phải có Pv
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ,
bằng 0 nếu cuối kỳ
Chú ý: Với các giá trị đối số trong hàm, nếu
lượng tiền bỏ ra thì có giá trị âm(tiền gửi
tiết kiệm, tiền đầu tư…), nếu tiền thu về
thì có giá trị dương
Chức năng:
Hàm tính số tiền gốc phải trả trong mỗi một kỳ
hạn nào đó trong khoảng thời gian xác định,
trong đó tiền phải trả mỗi kỳ tuỳ thuộc vào số
tiền gốc còn lại với tỉ lệ lãi suất cố định.
Ví dụ:
1. Phải trả tiền gốc ở kỳ thứ nhất là bao nhiêu nếu
lãi suất vay là 1.8% một tháng và số tiền vay là
1800usd phải trả trong 3 tháng
PPMT(1.8%, 1, 3, 1800) -> -589.33 usd
2. Một cửa hàng bán hàng trả góp. Biết tên hàng,
giá trị mỗi loại hàng, lãi suất mỗi tháng, số tháng
phải trả góp. Tính số tiền gốc phải trả mỗi tháng
10. Hàm NPER
Cú pháp:
NPER(Rate, Pmt, Pv, Fv, type)
Trong đó:
+ Rate: là tỉ lệ lãi suất mỗi kỳ (tính theo
tháng, quý, năm)
+ Pmt: là số tiền chi trả (hay thu về) trong
mỗi kỳ, cố định trong suốt giai đoạn. Nó
bao gồm vốn và lãi suất nhưng ko chứa
các chi phí hoặc thuế khác
+ Pv: là số tiền nhận được vào kỳ đầu tiên (hay giá
trọ hàng trả góp)

+ Fv: là giá trị tương lai hoặc cân bằng tiền mặt
mà ta muốn thu về (giữ lại) sau lần chi trả cuối
cùng. Nếu Fv bỏ qua thì phải cho giá trị bằng 0
+ Type: bằng 1 nếu số tiền tính đầu kỳ, bằng 0
nếu cuối kỳ
Chức năng:
Hàm tìm số kỳ hạn cần thiết để đầu tư hoàn thành
(hay thanh toán hết) một khoản đầu tư (hay
mua trả góp) với mức đầu tư (hay thanh toán)
không đổi và lãi suất ko đổi trong suốt quá trình
đầu tư (trả góp)
Ví dụ:
a. Nghiên cứu và xem xét đề án nếu số tiền
đầu tư ban đầu bỏ ra là $1000, đầu mỗi
tháng đều phải bỏ ra $100 để đầu tư kinh
doanh, sau tháng cuối cùng thu lại được
$10000. Giả sử rằng tỉ lệ lãi suất hàng
năm là 12%. Hỏi phải đầu tư trong bao
nhiêu tháng để có thể thu về $10000
NPER(12%/12, -100, -1000, 10000) -> 60
tháng
b. Tính số kỳ hạn cần thiết để các hàng hoá
mua trả góp có thể thanh toán hết số nợ,
biết rằng mỗi kỳ phải chi phí một số tiền là
cố định ko thay đổi, giá trị hàng mua trả
góp là cho trước, số tiền phải trả mỗi kỳ
được chi ra ở đầu mỗi kỳ, lãi suất là ko đổi
11. Hàm IRR
Cú pháp:
IRR(Value, Guess)
Trong đó:
+ Value: giá trị của vốn đầu tư ban đầu
(biểu diễn dưới dạng số âm)
+ Guess: Tỷ lệ kỳ vọng (lãi suất dự báo)
Chức năng: Tính tỉ lệ hoàn vốn nội bộ hay
nội hoàn cho một chuỗi các thu chi, tài
chính
Hàm IRR của một dự án là tỉ lệ triết khấu mà tại đó
Npv = 0

Ví dụ:
a. Dự kiến mở một ảnh viện trang điểm cô
dâu và áo cưới, cần phải đầu tư 1 khoản
tiền ban đầu để kinh doanh là $70000,
mong muốn sẽ thu về 1 khoản lợi tức
trong vòng 5 năm lần lượt là $12000,
$15000, $18000, $21000, $26000
Tính tỉ lệ nội hoàn của dự án sau 4 năm:
IRR(-70000,12000,15000,18000,21000) ->-2.12%

Tính tỉ lệ nội hoàn của dự án sau 5 năm:


IRR(-70000, 12000, 15000, 18000, 21000, 26000)
->-2.12%
b. Có N dự án đầu tư, biết giá trị đầu tư ban
đầu, biết giá trị dự đoán thu về sau mỗi
năm, trong 4 năm hãy tính tỉ lệ nội hoàn
sau 4 năm đó theo bảng sau:
12. Hàm Rate
Cú pháp:
Rate(Nper, Pmt, Pv, Fv, Type, Guest)
Trong đó:
+ Nper: là số kỳ chi trả (số tháng, quý năm)
+ Pmt: là số tiền chi trả (hay thu về) trong
mỗi kỳ, cố định trong suốt giai đoạn. Nó
bao gồm vốn và lãi suất nhưng ko chứa
các chi phí hoặc thuế khác. Nếu Pmt ko có
thì phải có Fv

You might also like