You are on page 1of 8

1.

Ngân hàng trung ương:


a. Sự ra đời:
Trong thời kỳ đầu hoạt động,các ngân hàng thực hiện đồng thời các
nhiệm vụ: nhận tiền gửi và cho vay,phát hành và lưu thong kỳ
phiếu,thanh toán,chuyển tiền…
Từ thế kỷ XVIII, Nhà nước các nước có xu hướng can thiệp vào
hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số ngân hàng được
phép phát hành kỳ phiếu.
Đến thế kỷ XIX,ở các nước phát triển có xu hướng chỉ cho phép 1
ngân hàng phát hành tiền,còn các ngân hàng khác chỉ đơn thuần kinh
doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng
Đầu thế kỷ XX,ở các nước, ngân hàng phát hành tiền đều thuộc sở
hữu tư nhân,Nhà nước không có điều kiện can thiệp vào các hoạt động
kinh tế thong qua tác động của tiền tệ. Khủng hoảng kinh tế 1929-1933
đã buộc nhà nước can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế,trong đó,là thị trường
tiền tệ bằng cách tiến hành quốc hữu hóa hoặc thành lập mới ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước. Ngân hàng trung ương ra đời với mục tiêu điều
tiết các hoạt động của kinh tế vĩ mô: không chỉ phát hành tiền mà còn
quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ,tín dụng và ngân hàng.
b. Chức năng của Ngân hàng trung ương:
- Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng.
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước
2. Chính sách tiền tệ:
a. Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính
phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt-
như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn
dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc
thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông
qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc
trao đổi trên thị trường ngoại hối.

b. Vị trí:

Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở
đó,bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước,bên cạnh chính
sách tài khóa,chính sách phân phối thu nhập…
Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự
mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ,để ổn định giá
trị đồng bản tệ,đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức
mong muốn. Trong một quãng thời gian nhất định nào đó,chính
sách tiền tệ của một quốc gia có thể được hoạch định theo một
trong hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng để tăng lượng tiền
cung ứng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lượng tiền cung
ứng.

Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản ,chủ yếu nhất của ngân
hàng trung ương. Có thể coi chính sách tiền tệ,xuyên suốt trong
mọi hoạt động của ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của
ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt
được các mục tiêu của nó.

c. Nhiệm vụ:

Chính sách tiền tệ một mặt cung cấp đủ phương tiện thanh toán
cho nền kinh tế(lượng tiền cung ứng),mặt khác phải giữ ổn định
giá trị đồng bản tệ.

d. Mục tiêu:

-Kiểm soát lạm phát,ổn định giá trị đồng bản tệ

+ Kiểm soát lạm phát trước hết được biểu hiện ở ổn định
giá trị đối nội của đồng tiền,tức là sức mua của nó với hàng
hóa dịch vụ trong nước. Nếu giá cả tăng lên sẽ gây tình trạng
khó khăn cho một bộ phận người lao động, gây ra sự xung
đột giữa một số nhóm dân cư, mất ổn định kinh tế- xã hội.
Do vậy mà kiểm soát lạm phát sẽ làm tiền đề cho việc duy
trì sự phát triển lâu bền,ổn định đời sống cho người lao
động.

+ Mặt khác nó còn biểu hiện ở giá trị đối ngoại của đồng
tiền, được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi. Trong xu hướng
ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới,tỷ giá hối đoái
trở thành mối quan tâm quốc gia. Bởi lẽ,sự tăng lên trong
giá trị đồng nội tệ sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong thị
trường kinh tế quốc tế, hạn chế xuất khẩu. Ngược lại,giá trị
đồng nội tệ giảm xuống sẽ khuyến khích xuất khẩu,hạn chế
nhập khẩu…

Thực tế cho thấy theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị
đồng tiền,nhưng vẫn phải duy trì tỷ lệ lạm phát ở một
mức độ thích hợp với mỗi nên kinh tế,nhưng cần
chống lại siêu lạm phát và lạm phát phi mã.

-Tạo việc làm

Mục tiêu tạo việc làm cho người dân rất quan trọng.
Vì thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc tệ nạn
xã hội,gây bất ổn cho đời sống. Hơn nữa thất nghiệp
tăng cũng dẫn đến lãng phí các cơ sở hạ tầng,làm
giảm tổng sản lượng kinh tế quốc dân.

Nếu chính sách tiền tệ mở rộng tăng cung tiền,sẽ làm


gia tăng đầu tư sản xuất,nền kinh tế sẽ cần nhiều lao
động hơn. Ngược lại,nếu ngân hàng trung ương thắt
chặt chính sách tiền tệ,sẽ dẫn đến thu hẹp sản xuất,tỷ
lệ that nghiệp sẽ tăng.

Thực tế cho rằng,mỗi quốc gia cũng nên duy trì một
tỷ lệ thất nghiệp thích hợp,vì luôn tồn tại một bộ phận
người lao động thay đổi việc làm,hoặc nghỉ làm để du
lịch,học tập,them vào đó tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm
phát luôn triệt tiêu lẫn nhau.

-Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục
tiêu việc làm cao. Khi chính sách tiền tệ mở rộng,nền
kinh tế sẽ tăng cường mở rộng sản xuất,và cần nhiều
lao động,tạo ra nhiều sản phẩm. Còn khi chính sách
tiền tệ bị thắt chặt,nền sản xuất bị thu hẹp lại,nhu cầu
lao động giảm xuống,đồng thời cũng giảm tống sản
lượng.

*Quan hệ giữa các mục tiêu:


Nhìn tổng quát và các chiến lược lâu dài thì các mục tiêu của chính
sách tiền tệ có quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy phải tiến
hành các biện pháp để giải quyết đồng thời các mục tiêu hợp lý. Tuy
nhiên trong ngắn hạn,các mục tiêu này có thể đối kháng nhau,thậm
chí triệt tiêu nhau,đặc biệt là vấn đề kiểm soát lạm phát và tạo việc
làm. Để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ,cần phải
kết hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác như chính sách tài
khóa,chính sách đối ngoại,chính sách phân phối thu nhập.

e. Các công cụ của chính sách tiền tệ;


- Công cụ tái cấp vốn
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
- Công cụ lãi suất tín dụng
- Công cụ tỷ giá hối đoái
3. Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để
thực hiện các mục tiêu của mình:

a. Nghiệp vụ thị trường mở

Thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của Ngân hàng trung
ương trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.

Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng trung ương
mua bán các giấy tờ có giá,mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà
nước,nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng.

b. Chính sách chiết khấu


c. Dự trữ bắt buộc
d. Kiểm soát hạn mức tín dụng
e. Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại

You might also like